Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.75 KB, 59 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Sự cần thiết xây dựng quy hoạch
Theo Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22/3/2016 của Chính phủ về kinh
doanh khí, khí gồm 3 loại: khí dầu mỏ hóa lỏng, khí thiên nhiên hóa lỏng và khí
thiên nhiên nén. Do nhu cầu sử dụng nên tỉnh Vĩnh Long chỉ phát triển đối với
các sản phẩm kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Long khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG: Liquefied Petroleum Gas) là loại khí được sử
dụng rộng rãi, phổ biến trong hộ gia đình, kinh doanh, công nghiệp,...
Trong những năm gần đây, mạng lưới cửa hàng kinh doanh LPG trên địa
bàn tỉnh phát triển khá nhanh, góp phần chuyển đổi sử dụng chất đốt truyền
thống như: rơm, củi, than,… sang sử dụng gas góp phần bảo vệ môi trường,
nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng
của người tiêu dùng. Số lượng và chủng loại các mặt hàng LPG phong phú, đa
dạng vừa góp phần mở rộng lựa chọn trong tiêu dùng của người dân vừa làm
tăng tính cạnh tranh của thị trường. Phần lớn các đơn vị kinh doanh LPG đều có
ý thức chấp hành các quy định về tiêu chuẩn cửa hàng, kho hàng, bốc xếp, bảo
quản hàng hóa, điều kiện kinh doanh…đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy,
an toàn trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, vì chưa có quy hoạch nên các cơ
sở kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh phát triển mang yếu tố tự phát và phân bố
không đồng đều, chưa tương xứng với nhu cầu từng địa bàn và một số đơn vị,
cửa hàng kinh doanh chưa chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về kinh
doanh mặt hàng này nên tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao, mất an toàn lao động,
nhiều khi mặt hàng kinh doanh không đảm bảo chất lượng làm ảnh hưởng đến
quyền lợi của người tiêu dùng. Trong khi các mặt hàng LPG là một loại hình
kinh doanh đặc biệt, phải đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. Mặt
khác, việc kinh doanh LPG chung với các mặt hàng khác dễ gây ra cháy nổ; hiện
tượng kinh doanh trái phép, sang chiết lậu, gas giả, nhái thương hiệu, trọng

1



lượng và chất lượng không đúng,… diễn ra khá phổ biến gây thiệt hại cho người
tiêu dùng,…
Nghị định 19/2016/NĐ-CP ngày 22/3/2016 của Chính phủ đã quy định
các tỉnh, thành phố triển khai lập quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí
nhằm đảm bảo công tác quản lý nhà nước trong phát triển các cơ sở kinh doanh
khí, góp phần hạn chế những mặt còn tồn tại trong kinh doanh khí.
Xuất phát từ những lý do trên, việc quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh
khí trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025
là rất cần thiết. Đây là bước cụ thể hoá quy hoạch phát triển thương mại tỉnh
Vĩnh Long, nhằm lập lại trật tự trong kinh doanh thương mại; xây dựng mạng
lưới kinh doanh LPG theo hướng văn minh, hiện đại, phát triển một cách bền
vững, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước.
II. Các căn cứ xây dựng quy hoạch
Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Nghị định số 04/2008/NĐ-CP, ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07/9/2006 của
Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;
Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22/3/2016 của Chính phủ về kinh
doanh khí;
Quyết định số 459/QĐ-TTg ngày 30/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam giai
đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025;
Quyết định số 195/QĐ-TTg ngày 16/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Long đến
năm 2020;

2



Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 16/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2025,
định hướng đến năm 2035;
Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản
phẩm chủ yếu;
Thông tư số 12/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 của Bộ Khoa học và
Công nghệ hướng dẫn về quản lý chất lượng, đo lường trong kinh doanh khí dầu
mỏ hóa lỏng; Thông tư số 15/2013/TT-BKHCN ngày 12/7/2013 của Bộ Khoa
học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung Thông tư số 12/2010/TT-BKHCN ngày
30/7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16/12/2011 của Bộ Công Thương quy
định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng;
Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Thông tư số 50/2015/TT-BCT ngày 28/12/2015 của Bộ Công Thương quy
định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, công bố quản lý và
giám sát thực hiện quy hoạch phát triển ngành công nghiệp và thương mại;
Thông tư số 03/2016/TT-BCT ngày 10/5/2016 của Bộ Công Thương quy
định chi tiết một số điều của Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22/3/2016 của
Chính phủ về kinh doanh khí;
Công văn số 396/UBND-KTN ngày 16/2/2016 của UBND tỉnh Vĩnh
Long về việc lập Quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng
giai đoạn 2016 – 2020 tầm nhìn đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;

3



Quyết định 1591/QĐ-UBND ngày 22/7/2016 của UBND tỉnh Vĩnh Long
về việc phê duyệt đề cương và dự toán chi phí lập Quy hoạch phát triển cơ sở
kinh doanh khí giai đoạn 2016 – 2020 tầm nhìn đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh;
Quyết định số 3069/QĐ-UBND ngày 21/12/2016 của UBND tỉnh Vĩnh
Long về việc phê duyệt quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Vĩnh Long đến
năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.
III. Mục tiêu quy hoạch
Quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí giai đoạn 2016 – 2020, tầm
nhìn đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nhằm mục đích: Thiết lập hệ
thống cung cấp LPG bao gồm: kho chứa khí, trạm chiết nạp LPG vào chai, hệ
thống cửa hàng kinh doanh LPG, trạm nạp vào phương tiện vận tải,… đáp ứng
được nhu cầu tiêu dùng của người dân và phục vụ sản xuất kinh doanh, phát
triển hệ thống cơ sở kinh doanh LPG có trật tự theo quy hoạch, tăng hiệu quả
đầu tư, khai thác tốt cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có. Quy hoạch cũng đảm bảo độ
an toàn về cung cấp LPG cho nhu cầu tiêu dùng và phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh Vĩnh Long đến năm 2025 và những năm tiếp theo.
IV. Đối tượng và phạm vi quy hoạch
1. Đối tượng quy hoạch
Hệ thống cung cấp LPG, trạm chiết nạp LPG, trạm nạp LPG cho ô tô, kho
chứa LPG và hệ thống cửa hàng kinh doanh bán lẻ LPG; các chủ thể kinh doanh
LPG và việc tổ chức hệ thống các cơ sở kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh.
2. Phạm vi quy hoạch
2.1. Về không gian
Tất cả các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, trọng
tâm là các trung tâm kinh tế lớn như: TP. Vĩnh Long, TX. Bình Minh, thị trấn
các huyện; các trục đường giao thông chính, các khu dân cư tập trung.

4



2.2. Về thời gian
Quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí giai đoạn 2016 – 2020 tầm
nhìn đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
2.3. Về phạm vi thực hiện
Quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí giai đoạn 2016 – 2020 tầm
nhìn đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long chỉ thực hiện đối với các cơ sở
kinh doanh LPG.
V. Phương pháp xây dựng quy hoạch
Quá trình xây dựng quy hoạch sử dụng kết hợp giữa các phương pháp:
- Phương pháp điều tra, khảo sát;
- Phương pháp phân tích tổng hợp;
- Phương pháp thống kê, dự báo;
- Phương pháp tư vấn chuyên gia.
VI. Nội dung nghiên cứu của Dự án
1. Nội dung quy hoạch: gồm 5 phần chính
- Phần một: Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và những
yếu tố có tác động đến kinh doanh khí trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
- Phần hai: Thực trạng phát triển cơ sở kinh doanh khí trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long.
- Phần ba: Dự báo tình hình phát triển cơ sở kinh doanh khí.
- Phần bốn: Quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí.
- Phần năm: Giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch.
2. Thời gian thực hiện: Năm 2016 - 2017.
3. Sản phẩm quy hoạch
3.1. Báo cáo quy hoạch: 08 bộ, gồm:
5


- Báo cáo tổng hợp.

- Báo cáo tóm tắt.
3.2. Các bản đồ: 08 bộ, gồm:
- Bản đồ hiện trạng tổng thể cơ sở kinh doanh khí trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Long tỉ lệ 1/100.000.
- Bản đồ quy hoạch cơ sở kinh doanh khí trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, tỉ lệ 1/100.000.
3.3. Đĩa CD (hoặc USB) tổng hợp các dữ liệu báo cáo, bản đồ: 02 đĩa.

6


Phần 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI VA
NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH DOANH KHÍ
TRÊN ĐỊA BAN TỈNH VĨNH LONG
I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Long
1. Vị trí địa lý
Vĩnh Long là tỉnh thuộc hạ lưu sông Mê Kông, nằm giữa sông Tiền, sông
Hậu và ở trung tâm khu vực ĐBSCL, vị trí giáp giới như sau:
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp các tỉnh Tiền Giang và Bến Tre;
- Phía Tây Bắc và phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp;
- Phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh;
- Phía Tây Nam giáp các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và Thành phố Cần
Thơ.
Tọa độ địa lý tỉnh Vĩnh Long 9 052’45’’ đến 10019’50’’ vĩ độ Bắc và từ
104041’25’’ đến 106017’03’’ kinh độ Đông.
Tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính, gồm 6 huyện (Bình Tân, Long
Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm); thị xã Bình Minh và Thành phố
Vĩnh Long với 109 xã, phường, thị trấn ( 94 xã, 5 thị trấn và 10 phường).
Tổng diện tích tự nhiên 152.017,6 ha, đứng thứ 12/13 các tỉnh, thành vùng

Đồng bằng sông Cửu Long (lớn hơn thành phố Cần Thơ). Diện tích đất nông
nghiêp 118.918,5ha, chiếm 78,23%; đất phi nông nghiêp 33.050,5ha, chiếm
21,74%. Trong đất nông nghiệp, đất canh tác cây hàng năm 72.565,4ha, chiếm
47,73% diện tích tự nhiên; trong đó chủ yếu là đất lúa (71.069,2ha); đất trồng
cây lâu năm 45.372,4ha, chiếm 29,85%; mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 942,2ha,
chiếm 0,62%.

7


2. Dân số - lao động1
Dân số toàn tỉnh năm 2016 là 1.048,6 nghìn người (nam 516,8 nghìn
người, nữ 531,8 nghìn người; thành thị 177,5 nghìn người, nông thôn 871,1
nghìn người). Mật độ dân số 687 người/km 2; thành phố Vĩnh Long có mật độ
dân số cao nhất với 2.986 người /km 2; thấp nhất là huyện Trà Ôn với 512
người/km2.
Lao động từ 15 tuổi trở lên 630.408 người (nam 338.287, nữ 292.121;
thành thị 94.698, nông thôn 535.710). Trong đó có việc làm là 616.320 người
(thành thị 90.964, nông thôn 525.356); nhà nước 31.305 người (5,08%), ngoài
nhà nước 558.837 người (90,67%), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 26.178
người (4,25%).
3. Địa hình
Vĩnh Long có địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, cao trình
khá thấp so với mực nước biển (cao trình tuyệt đối từ 0,6 đến 1,2m chiếm 90%
diện tích tự nhiên), toàn tỉnh chỉ có khu vực thành phố Vĩnh Long và thị trấn Trà
Ôn có độ cao trung bình khoảng 1,25m. Đây là dạng địa hình đồng bằng ngập
lụt cửa sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và
cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông
rạch lớn. Nhìn chung, địa thế của tỉnh trải rộng dọc theo sông Tiền và sông Hậu,
thấp dần từ Bắc xuống Nam, chịu ảnh hưởng của nước mặn, lũ không lớn, có thể

chia ra 3 cấp như sau:
- Vùng có cao trình từ +1,0 đến +2,0m (chiếm 37,17% diện tích) ở ven
sông Hậu, sông Tiền, sông Mang Thít, ven sông rạch lớn cũng như đất cù lao
giữa sông và vùng đất giồng gò của huyện Vũng Liêm, Trà Ôn.
- Vùng có cao trình từ +0,4 đến +1,0m (chiếm 61,53% diện tích) phân bố
chủ yếu là đất 2 - 3 vụ lúa cao sản với tiềm năng tưới tự chảy khá lớn, năng suất
cao, trong đó vùng phía Bắc quốc lộ 1A chịu ảnh hưởng lũ tháng 8 hàng năm.

1

Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long năm 2016.

8


- Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4m (chiếm 1,3% diện tích) có địa hình thấp
trũng, ngập sâu.
Với điều kiện địa hình nầy, trong tương lai khi BĐKH toàn cầu sẽ ảnh
hưởng đến khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng, BĐKH với
kịch bản mực nước biển dâng 1m, qua tính toán sẽ có các huyện Vũng Liêm, Trà
Ôn bị ảnh hưởng do nhiễm mặn và có khoảng 606 km 2 (gần 40% diện tích) đất ở
khu vực trung tâm tỉnh bị ngập, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp; hoạt động
nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng (hệ thống đường
giao thông, các công trình xây dựng, nhà cửa,..); ảnh hưởng đến môi trường
sống của người dân và môi trường sinh thái, ĐDSH của địa phương.
4. Thời tiết - khí hậu - thủy văn
Thời tiết - khí hậu: Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh
năm nóng, ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình của tỉnh Vĩnh Long qua các năm biến động
từ 27,3 – 28,4 0C, trong đó cao nhất là năm 2010. Trong năm này, nhiệt độ trung

bình các tháng xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,4-1,0 0C. Nhiệt độ
cao nhất là 36,90C, thấp nhất là 17,7oC và biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình
quân là 7,300C.
Bức xạ trên địa bàn tỉnh tương đối cao, bình quân số giờ nắng trong một
ngày là 7,5 giờ. Bức xạ quang hợp hàng năm đạt 79.600 cal/m 2. Thời gian chiếu
sáng bình quân năm đạt 2.550-2.700 giờ/năm. Nhiệt độ và bức xạ dồi dào là điều
kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt
- Độ ẩm không khí bình quân 81-85%, trong tháng 9, độ ẩm đạt cao nhất là
90% và tháng thấp nhất là 74% (tháng 3,4).
- Số ngày mưa bình quân trong năm là 100 – 115 ngày với lượng mưa
trung bình 1.300 – 1.690 mm/năm. Lượng mưa ở mùa khô xấp xỉ và cao hơn
trung bình nhiều năm nhưng lượng mưa mùa mưa lại xấp xỉ và thấp hơn trung

9


bình nhiều năm. Nhìn chung, trong các tháng mùa mưa, lượng mưa tháng ở hầu
hết các nơi trong tỉnh chỉ từ 35 - 50%, thấp hơn so với trung bình nhiều năm.
Tỉnh Vĩnh Long qua các năm không có các dạng khí hậu cực đoan mặc dù
ở một vài nơi có xuất hiện lốc xoáy, ngập lũ, sét đánh vào mùa mưa hoặc mưa
trái mùa trên diện rộng, ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới biển Đông gây mưa nhiều
ngày.
Thuỷ văn: Tỉnh Vĩnh Long chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không
đều của biển Đông thông qua 2 sông lớn là sông Tiền và sông Hậu cùng với
sông Mang Thít và hệ thống kênh rạch. Cụ thể:
- Sông Cổ Chiên là nhánh của sông Tiền, có chiều dài 90km, đoạn đi qua
Vĩnh Long mặt cắt sông rộng trung bình 1.700m, độ sâu 7 – 10m, lưu lượng dao
động từ 1.814 – 19.540m3/s.
- Sông Hậu là nhánh lớn thứ hai của sông Mêkông chảy qua địa phận Việt
Nam với chiều dài khoảng 75km, lưu lượng bình quân dao động từ 1.154 –

12.434m3/s.
- Sông Măng Thít nối sông Tiền và sông Hậu, cửa sông ở phía sông Tiền
lớn hơn phía sông Hậu. Do tác động của triều cường từ sông Cổ Chiên và sông
Hậu, sông Mang Thít chảy theo hai chiều nước vào và ra ở hai cửa sông, cụ thể
khi triều cường lên nước chảy vào từ hai cửa sông Quới An và Trà Ôn; khi triều
cường xuống nước sông chảy ra từ 2 cửa trên, vùng giáp nước 2 chiều là cửa Ba
Kè (ngã ba Thầy Hạnh) cách sông Hậu 17km. Sông Măng Thít không bị ảnh
hưởng mặn nên có nước ngọt quanh năm, thuận lợi cho quá trình sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân địa phương. Tuy nhiên do cao
trình đất ở vùng phía Bắc sông Măng Thít thấp trũng nên vấn đề thoát nước sẽ
khó hơn.
Mực nước và biên độ triều trên các sông khá cao, cường độ triều truyền
mạnh, vào mùa lũ biên độ triều khoảng 70 - 90 cm và vào mùa khô, biên độ triều
dao động 114 – 140cm, kết hợp với hệ thống kênh mương nội đồng nên có khả
năng tưới tiêu tự chảy tốt, giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.
10


Thời tiết, khí hậu khá thuận lợi cho nông nghiệp theo hướng đa canh, thâm
canh tăng vụ và thích hợp cho đa dạng sinh học tự nhiên phát triển. Tuy nhiên,
do lượng mưa chỉ tập trung vào 6 tháng mùa mưa cùng với nguồn nước lũ từ
khu vực thượng nguồn của sông MêKông tạo nên những khu vực bị ngập úng
cục bộ, ảnh hưởng đối với sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống sinh
hoạt của người dân và môi trường sinh thái khu vực.
II. Những yếu tố tác động đến phát triển cơ sở kinh doanh LPG trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Long
1. Sản xuất thương mại – công nghiệp phát triển
Trong giai đoạn 2011 – 2015 tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng
bình quân 12,93%. Giá trị tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng
dần qua các năm, từ 16.062 tỷ đồng năm 2011 lên 23.698 tỷ đồng năm 2014,

26.051 tỷ đồng năm 2015 (gấp 1,62 lần năm 2011). Tổng mức bán lẻ hàng hóa
chủ yếu là ngoài nhà nước, chiếm khoảng 95,56%. Tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa bình quân giai đoạn 2011 – 2015 giảm 6,8% và có xu hướng giảm
mạnh qua các năm, từ mức 401 triệu USD năm 2011 xuống còn 299 triệu USD
năm 2015 và đạt 362 triệu năm 2016. Xuất khẩu trực tiếp chiếm khoảng 89,72%.
Trong giai đoạn 2011 – 2015, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
trong tỉnh duy trì được mức tăng trưởng khá, bình quân đạt 13,81%/năm (quy
đổi theo GCĐ 94). Tỷ trọng giá trị sản xuất của hoạt động công nghiệp chế biến
và chế tạo chiếm 98,2% trong tổng giá trị sản xuất của toàn bộ ngành công
nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Hoạt động chế biến và chế tạo gồm 3 hoạt động
chính là: công nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm; sản xuất da và các sản
phẩm liên quan đến da; và xuất khẩu trang phục. Theo số liệu của Cục Thống kê
tỉnh Vĩnh Long thì tỷ trọng của hoạt động sản xuất và chế biến thực phẩm hiện
nay chiếm khoảng 38% trong tổng giá trị sản xuất của hoạt động chế biến và chế
tạo (tương đương 37% tổng giá trị toàn ngành công nghiệp của tỉnh)

11


2. Thu nhập hộ gia đình tăng
Thu nhập hộ gia đình là một trong những yếu tố tác động đến sự phát triển
kinh tế xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Trong những
năm gần đây thu nhập bình quân đầu người tại tỉnh Vĩnh Long có mức tăng
trưởng khá. Cụ thể, năm 2010 đạt 14,868 triệu đồng thì đến năm 2016 đạt
30,192 triệu đồng, tăng 203%.
3. Giao thông thuận lợi
Nằm ở trung tâm vùng ĐBSCL, tỉnh Vĩnh Long không chỉ thuận lợi trong
việc kết nối các địa phương lân cận, với thành phố Cần Thơ mà còn kết nối
thuận tiện với Tp. Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thông qua
các tuyến quốc lộ và tuyến đường thủy.

Tổng chiều dài mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh hiện có là
3.406,9 km, gồm 1.431,9 km đường xe ô tô và 1.975 km đường xe hai bánh.
Mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh chủ yếu dựa trên 5 tuyến quốc lộ và 10
tuyến lộ tỉnh. Quốc lộ 1A là tuyến đường bộ huyết mạch, có 37,2 km chiều dài
chạy qua Vĩnh Long, trong thời gian qua đoạn đường này đã dần được nâng cấp
thành đường cấp I đồng bằng. Các tuyến quốc lộ khác đã và đang được đầu tư
nâng cấp gồm: quốc lộ 53, quốc lộ 54, quốc lộ 57, quốc lộ 80. Các tuyến đường
tỉnh: 901, 902, 903, 904, 905, 906, 907, 908, 909, 910 có kết cấu mặt đường
láng nhựa, theo tiêu chuẩn mới đạt trên cấp VI nhưng dưới cấp V và chịu tải từ
10 – 15 tấn.
4. Du lịch phát triển
Hoạt động du lịch tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2015 phát triển tương
đối tốt, thể hiện qua xu hướng tăng đều về số lượng khách du lịch và doanh thu
từ hoạt động du lịch. Lượng khách du lịch tăng từ 874.748 lượt khách năm 2011
với doanh thu là 80.368 triệu đồng lên 1.213.920 lượt khách và khoảng 148,5 tỷ
đồng doanh thu vào năm 2015. Giai đoạn 2011 – 2015, bình quân số lượt khách
du lịch tăng 8,56%/năm và doanh thu tăng 16,79%/năm.
12


5. Nguồn cung ứng LPG ngày càng dồi dào do phát triển của ngành
dầu khí, ngoại thương
Ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam đã đạt được những bước tiến lớn về
khoa học kỹ thuật và công nghệ lọc hóa dầu. Nhà máy Lọc dầu Dung Quất cho
dòng sản phẩm đầu tiên vào năm 2009 đã đánh dấu sự phát triển đồng bộ và toàn
diện của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam. Đến nay, ngành dầu khí Việt
Nam đã có đủ các hoạt động trong chuỗi giá trị dầu khí, bao gồm tìm kiếm thăm
dò khai thác dầu khí, công nghiệp khí - điện, chế biến dầu khí, dịch vụ kỹ thuật
dầu khí, với lĩnh vực cốt lõi là tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí. Trong thời
gian tới, ngành dầu khí Việt Nam tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong nền kinh

tế quốc dân, tiếp tục cung ứng sản lượng đáng kể các sản phẩm lọc hóa dầu,
đạm, điện cho thị trường trong nước.
Bên cạnh đó, hoạt động ngoại thương ngày được mở rộng tạo điều kiện
thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu LPG.
6. LPG là loại năng lượng dễ sử dụng
Với đặc tính là nguồn nhiên liệu sạch, hiệu suất cháy cao và cháy hoàn
toàn, trong quá trình sử dụng việc sản sinh ra các khí độc và tạp chất thấp nên
LPG là một trong những nguồn nhiên liệu thân thiện với môi trường và dễ sử
dụng. Ngày nay, LPG được sử dụng đa dạng trong công nghiệp cũng như dân
dụng như:
- Sử dụng làm nhiên liệu cho phương tiện vận tải. LPG cháy tốt hơn diesel
hoặc xăng. Vì vậy trên thế giới, LPG được sử dụng phổ biến làm nhiên liệu cho
các phương tiện vận tải nhờ có hiệu năng tốt hơn và thân thiện với môi trường
hơn.
- Sử dụng làm chất làm lạnh.
- Đầu vào cho công nghiệp hóa chất.
- Trong nông nghiệp, LPG được sử dụng để sấy khô nông sản.
- Sử dụng để sưởi ấm.
13


- Làm nhiên liệu trong nấu nướng.
- Sử dụng làm nhiên liệu trong công nghiệp xử lý thực phẩm, làm giấy,
làm hạt nhựa và thậm chí làm chất nổ.
- Sử dụng làm nhiên liệu để chạy turbine phát điện.
7. Quá trình đô thị hóa
Đô thị hóa góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay đổi sự phân bố dân cư. Các đô thị không chỉ
là nơi tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động mà còn là nơi tiêu
thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng.

Thực hiện Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/10/2011 của Tỉnh ủy Vĩnh
Long về phát triển đô thị và nhà ở tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011- 2015, quá
trình đô thị hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh,
dân số đô thị tăng trung bình 1,68%/năm. Tỷ lệ đô thị hóa tăng thêm 7% (từ
18% vào năm 2010, lên 25% vào cuối năm 2014).
III. Nhận xét, đánh giá
Với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội là tiếp tục huy động mọi nguồn
lực, khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế hợp lý hơn; triển khai đạt hiệu quả các giải pháp về cơ cấu lại ngành
công thương, tăng trưởng kinh tế theo hướng chất lượng, bền vững gắn với phát
triển văn hóa và tiến bộ, công bằng xã hội, phát triển và phát huy nguồn nhân
lực chất lượng cao. Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục, đào tạo và nâng cao kỹ
năng để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Tập
trung thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp chế biến, đẩy mạnh thương mại dịch vụ, góp phần tiêu thụ sản phẩm.

14


Phần 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ KINH DOANH KHÍ
TRÊN ĐỊA BAN TỈNH VĨNH LONG
I. Mạng lưới kinh doanh khí trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
1. Các chủ thể kinh doanh LPG
Mạng lưới cơ sở kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long bao gồm
nhiều hình thức kinh doanh khác nhau như trạm chiết nạp, tổng đại lý, đại lý.
Các chủ thể đăng ký hoạt động đa dạng, phong phú như Công ty trách nhiệm
hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và loại hình hộ kinh doanh cá thể. Trong đó, số
lượng các công ty, doanh nghiệp (thực hiện chức năng làm tổng đại lý, trạm
chiết nạp) chiếm không đáng kể, chỉ thực hiện khâu chiết nạp, vận chuyển và
phân phối đến các đại lý trong và ngoài tỉnh, cung cấp LPG trực tiếp đến nơi tiêu

thụ như các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống. Còn lại là loại
hình hộ kinh doanh hoạt động như là đại lý thực hiện phân phối sản phẩm đến
từng hộ gia đình dân cư.
2. Thực trạng phân bố cơ sở kinh doanh LPG
Mạng lưới cơ sở kinh doanh LPG phát triển tương đối nhanh, phủ khắp
các khu vực từ thành thị đến nông thôn. Đến tháng 12/2016 có 08 doanh nghiệp
đăng ký hoạt động làm tổng đại lý, trạm chiết nạp và 458 cửa hàng bán lẻ LPG.
Theo số liệu của Sở Công Thương, hàng năm, sản lượng LPG tiêu thụ trên địa
bàn tỉnh dùng làm nguyên liệu phục vụ sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt vào
khoảng 7.000 tấn/năm.
2.1. Cửa hàng LPG phân bố theo địa bàn
Theo số liệu thống kê đến 31/12/2016, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có
466 cơ sở kinh doanh LPG, trong đó có 08 tổng đại lý, 458 đại lý, được phân bố
trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.
15


Bảng 1. Số cơ sở kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

tính

đến 31/12/2016
Số lượng cơ sở kinh doanh LPG

Dân số (người)

( Tổng đại lý và cửa hàng bán lẻ)
TT

Bình quân dân

số/CH

Huyện/thị
xã/thành phố

Tỷ lệ

Thành

Nông

Thành

Nông

Thành

Nông

(%)

thị

thôn

thị

thôn

thị


thôn

Tổng

1

TP Vĩnh Long

67

14,38

51

16

108.881

3.380

2.135

211

2

Huyện Long Hồ

89


19,10

12

77

7.782

156.467

649

2.032

3

Huyện Mang Thít

40

8,58

4

36

3.735

97.094


934

2.697

4

Huyện Vũng Liêm

68

14,59

8

60

7.082

154.932

885

2.582

5

Huyện Tam Bình

53


11,37

5

48

5.465

150.740

1.093

3.140

6

Huyện Trà Ôn

67

14,38

8

59

10.193

126.625


1.274

2.146

7

Huyện Bình Tân

34

7,30

0

34

0

95.914

0

2.821

8

Thị xã Bình Minh

48


10,30

15

33

34.391

55.452

2.293

1.680

Toàn tỉnh

466

100

103

363

177.529

840.604

1.724


2.316

(Nguồn: Kết quả điều tra của Sở Công Thương, năm 2016)

Như vậy, hệ thống cơ sở kinh doanh LPG chủ yếu tập trung nhiều ở khu
vực thành thị, khu vực đông dân cư và khu vực có nhiều có nhiều công ty, doanh
nghiệp như: thành phố Vĩnh Long, huyện Long Hồ,…
Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh hiện nay còn 3 xã (xã Hậu Lộc, xã Phú Lộc –
huyện Tam Bình, xã Trung An – huyện Vũng Liêm) chưa có cửa hàng kinh
doanh LPG, chiếm tỷ lệ 2,75% trên tổng số xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh.
2.2. Mật độ cửa hàng tính theo diện tích, dân số
Qua kết quả khảo sát thực tế cho thấy, năm 2016 bình quân một cửa hàng
LPG phục vụ cho 2.281 người trong phạm vi 3,33 km 2. Trong đó, cửa hàng phân
bố tại khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ lớn hơn cửa hàng phân bố tại khu vực
thành thị.
Bảng 2. Tình hình phân bố cửa hàng bán lẻ LPG trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
đến hết 31/12/2016
16


TT

Huyện/Thị
xã/Thành phố

Số

Diện


lượng

tích

CH

(km2)

Dân số

Số xã

(người)

phường

B/q theo

B/q theo

diện tích

dân số

(CH/km2)

(người/CH)

B/q theo
xã,

phường,
thị trấn

1

TP. Vĩnh Long

66

47,81

142.001

11

1,38

2.151

6,00

2

Huyện Long Hồ

88

196,34

163.643


15

0,45

1.859

5,87

3

Huyện Mang Thít

39

162,48

100.590

13

0,24

2.579

3,00

4

Huyện Vũng Liêm


66

309,60

161.604

20

0,21

2.448

3,30

5

Huyện Tam Bình

51

290,65

155.823

17

0,18

3.055


3,00

6

Huyện Trà Ôn

67

267,15

136.492

14

0,25

2.037

4,79

7

Huyện Bình Tân

34

158,07

95.487


11

0,22

2.808

3,09

8

TX. Bình Minh

47

93,63

89.397

8

0,50

1.902

5,88

Tổng số

458


1.525,70

1.045.037

109

0,30

2.281

4,20

(Nguồn: Kết quả điều tra của Sở Công Thương, năm 2017)

3. Sản lượng LPG tiêu thụ giai đoạn 2011 – 2016
Bảng 3. Sản lượng tiêu thu LPG trên địa bàn tỉnh từ năm 2011 - 2016
Năm
Sản lượng
tiêu thụ (tấn)

2011

2012

2013

2014

2015


2016

3.900

4.400

5.700

6.290

6.580

7.050

(Nguồn: Kết quả điều tra của Trung tâm Khuyến công, năm 2017)

Theo số liệu khảo sát cho thấy sản lượng LPG sử dụng trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long năm 2016 hơn 7.000 tấn, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2011. Tốc độ
tăng bình quân về sản lượng tiêu thụ LPG khoảng 12%/năm.
LPG chủ yếu được sử dụng làm chất đốt trong các hộ gia đình và các hoạt
động dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, quán ăn, khu du lịch,... Còn trong công
nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối thấp do hiệu quả về mặt kinh tế thấp. Riêng
LPG sử dụng trong phương tiện giao thông vận tải chưa được sử dụng trên địa
bàn.
II. Cơ sở kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh
17


1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị các cơ sở kinh doanh LPG trên địa

bàn tỉnh
1.1. Đối với trạm chiết nạp
Cơ sở vật chất, trang thiết bị của trạm chiết nạp đảm bảo các điều kiện kỹ
thuật theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành về an toàn; thiết bị nạp, hệ thống
ống dẫn, bồn chứa, đồng hồ đo áp suất và các máy móc, thiết bị phụ trợ đều
được tiến hành kiểm tra, kiểm định theo định kỳ; công nhân được huấn luyện an
toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) và an toàn chiết nạp LPG. Nhìn chung, sản
lượng LPG chiết nạp tại trạm đã góp phần cung cấp một phần nhu cầu tiêu dùng
LPG chai trong tỉnh và các tỉnh thành lân cận.
1.2. Đối với kinh doanh LPG
Hiện trạng có 458 cửa hàng kinh doanh LPG đang hoạt động, bình quân
một cửa hàng có diện tích khoảng 100m 2. Trong đó, phần lớn cửa hàng là cửa
hàng chuyên kinh doanh LPG, một số ít cửa hàng có kinh doanh chung với các
loại hàng hóa khác như mua bán hàng tạp hóa, nước giải khát,...
Mật độ phân bố cửa hàng ở một số địa phương không đều. Ở các địa
phương như thành phố Vĩnh Long, thị xã Bình Minh, số cửa hàng kinh doanh
LPG tập trung mật độ cao, ngược lại mật độ các cửa hàng thấp ở các huyện Tam
Bình, Vũng Liêm, Bình Tân. Một số cửa hàng vừa mở kinh doanh ở địa bàn này
được một thời gian kinh doanh không hiệu quả lại chuyển sang địa bàn khác.
Một số cửa hàng LPG có mặt bằng chật hẹp lại kinh doanh chung với
nhiều mặt hàng khác như rượu, bia, nước giải khát, tạp hóa,…Một số cửa hàng
chưa thật sự đảm bảo an toàn về PCCC do diện tích nhỏ hẹp, nằm ở vị trí dân cư
đông đúc, lối đi nhỏ hẹp nên không thông thoáng, nguy cơ tích tụ khí LPG gây
mất an toàn cháy nổ cao.
LPG là loại nhiên liệu khí hoá lỏng có dụng cụ chứa đựng được chế tạo
đặc biệt chịu áp suất, chống ăn mòn và chống rò rỉ. Bình chứa LPG trong lưu
thông là loại bình 5kg, 6kg, 12kg, 12,5kg được sử dụng phổ biến trong các hộ
18



gia đình, các loại bình 39kg, 45kg,… được sử dụng trong các cơ sở có sản lượng
tiêu thụ lớn như: nhà hàng, khách sạn, các cơ sở dịch vụ du lịch; các cơ sở chế
biến công nghiệp sử dụng các bồn chứa. Nhìn chung, các cơ sở kinh doanh LPG
trên địa bàn tỉnh là những đại lý cấp 2, cấp 3 cho các Công ty LPG đầu mối có
đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và thương hiệu riêng nên vỏ bình do
các đơn vị đầu mối cung cấp dưới hình thức đặt cọc nên việc đầu tư vỏ bình do
các doanh nghiệp đầu mối thực hiện. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do có
sự chênh lệch giá giữa các thương hiệu nên hiện tượng làm giả vỏ bình, vỏ bình
kém chất lượng, nhái vỏ bình, nạp LPG kém chất lượng để thu lợi bất chính
đang là vấn đề phức tạp trong xã hội gây thiệt hại về kinh tế và mất an toàn cho
người tiêu dùng.
2. Về thực hiện điều kiện kinh doanh
2.1. Đối với trạm chiết nạp
Thực hiện khá nghiêm túc các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh
lao động và phòng chống cháy nổ như (PCCN): có thiết kế và được cấp giấy
phép xây dựng, đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các công trình lân cận
cũng như khoảng cách giữa các hạng mục công trình xây dựng trong trạm; có
các thiết bị nạp, hệ thống ống dẫn, bồn chứa, các đồng hồ áp lực, các van an
toàn và các thiết bị phụ trợ đảm bảo an toàn, tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn
kỹ thuật quốc gia hiện hành.
Các trạm cấp LPG được xây dựng tuân thủ theo quy chuẩn QCVN 10:
2012/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trạm cấp LPG, tiêu chuẩn
TCXDVN 377:2006 - Hệ thống cấp khí đốt trung tâm trong nhà ở - Tiêu chuẩn
thiết kế.
2.2. Đối với cửa hàng kinh doanh LPG
Nhận thức về điều kiện kinh doanh LPG của các chủ cửa hàng đã có
chuyển biến, đa số các cửa hàng đã thực hiện nghiêm các quy định về an toàn vệ
sinh lao động và PCCN tại cơ sở kinh doanh LPG. Tuy nhiên, còn một số chủ
cửa hàng xem nhẹ công tác PCCC như: trang bị dụng cụ PCCC mang tính hình
19



thức để đối phó; dụng cụ PCCC không đúng, đủ số lượng theo quy định; không
kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ và để nơi khó thấy, khó lấy; kinh doanh chung với
nhiều loại hàng hóa dễ cháy khác.
Nhìn chung, các doanh nghiệp chiết nạp, các tổng đại lý, các cửa hàng
kinh doanh LPG cơ bản chấp hành tốt các quy định của nhà nước trên lĩnh vực
này. Tuy nhiên, vẫn còn một số vi phạm như: nhân viên bán hàng chưa cập nhật
đầy đủ các kiến thức, nghiệp vụ theo quy định về kinh doanh LPG, chưa thực
hiện việc niêm yết giá theo quy định, kinh doanh một số nhãn hiệu không có
trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh,…
3. Thực trạng lao động tại các cửa hàng kinh doanh LPG
Theo số liệu khảo sát, một cửa hàng kinh doanh LPG có bình quân 3 lao
động/cửa hàng. Đặc thù của ngành sản xuất, kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng là rất
dễ gây cháy nổ, có nguy cơ mất an toàn cho người lao động, người sử dụng cũng
như những người xung quanh nên yêu cầu đối với chủ cửa hàng và người trực tiếp
kinh doanh ngành này là rất nghiêm ngặt. Tất cả các nhân viên, chủ cửa hàng đều
phải được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn khí dầu mỏ hóa lỏng,
PCCC và được cấp Giấy chứng nhận theo quy định. Tuy nhiên, số lao động được
cấp chứng chỉ đã qua đào tạo về nghiệp vụ kinh doanh LPG, nghiệp vụ PCCC, an
toàn lao động và vệ sinh lao động, đo lường chất lượng và bảo vệ môi trường
chiếm khoảng 80%.

4. Thực trạng vận chuyển LPG
Phương tiện vận chuyển LPG trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long là do các đại lý
kinh doanh LPG tự vận chuyển, phần lớn là xe gắn máy phục vụ tới người tiêu
dùng, phương tiện xe tải chủ yếu là phục vụ vận chuyển cho các tổng đại lý, cơ
sở chiết nạp. Việc vận chuyển trong phân phối và bán lẻ, nhân viên, chủ cửa hàng
đều các nhân viên vận chuyển đều được cấp Giấy chứng nhận đào tạo, huấn luyện
về an toàn, PCCC theo quy định.

20


III. Trạm cấp LPG, trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long chưa có phương tiện vận tải sử dụng
LPG, nên chưa có trạm cấp LPG, trạm nạp LPG vào phượng tiện vận tải.
IV. Nguồn cung ứng khí cho tỉnh
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nguồn cung ứng sản phẩm LPG cho
các địa lý, cửa hàng kinh doanh tại địa phương được chia làm hai nguồn: Nguồn
được chiết nạp trên địa bàn tỉnh và nguồn đã chiết nạp từ ngoài tỉnh đưa vào. Theo
kết quả khảo sát, toàn tỉnh hiện nay có khoảng 7 nhãn hiệu LPG khác nhau đang
lưu thông trên thị trường, bao gồm: Total Gas, ELF, SP, ST Petro, Hoàng Ân,
Petrolimex, Gia Đình Gas. Các loại LPG này thường được giới thiệu và kinh doanh
dưới hình thức chi nhánh, tổng đại lý, đại lý các cấp của các nhà máy sản xuất.
1. Nguồn khí chiết nạp trong tỉnh Vĩnh Long
Trên địa bàn tỉnh có 01 đơn vị chiết nạp LPG vào chai và phân phối là Công
ty Gas TNHH Vĩnh Long với nhãn hiệu ST Gas. Được thiết kế với 02 bồn chứa với
sức chứa 70 tấn, sử dụng công nghệ bán tự động với đầu nạp 04, công suất 15
tấn/ngày, công suất thực tế là 8 tấn/ngày. Sản lượng LPG do Công ty TNHH Gas
Vĩnh Long thực hiện trong năm 2016 đạt khoảng 2.520 tấn.
2. Nguồn khí chiết nạp ngoài tỉnh
Nguồn cung cấp LPG từ các doanh nghiệp chiết nạp ngoài tỉnh như: thành
phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ,… phân phối cho các tổng đại
lý, đại lý trong tỉnh.
V. Quản lý nhà nước về hoạt động cung ứng, phân phối, kinh doanh LPG
trên địa bàn
Công tác quản lý Nhà nước về kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh được
thực hiện theo Thông tư số 15/1999/TT-BTM ngày 19/5/1999 của Bộ Thương
mại hướng dẫn kinh doanh LPG; Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày
26/11/2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (đã hết hiệu lực);

Thông tư 11/2010/TT-BCT ngày 29/3/2010 của Bộ Công Thương ban hành quy
21


chế đại lý kinh doanh LPG; Nghị định số 105/2011/NĐ-CP ngày 16/11/2011 của
Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh LPG; Nghị
định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22/3/2016 của Chính phủ về kinh doanh khí.
Căn cứ vào các quy định hiện hành và chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở
Công Thương đã phối hợp với các ngành chức năng triển khai việc thẩm định
cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cho các cơ sở kinh doanh LPG theo đúng trình
tự quy định của pháp luật.
Bên cạnh việc kiểm tra, kiểm soát thường xuyên của lực lượng quản lý thị
trường; hàng năm Sở Công Thương còn phối hợp với các ngành chức năng như:
Sở Khoa học và Công nghệ, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ
và các địa phương tiến hành kiểm tra theo các chuyên đề về điều kiện kinh
doanh, chất lượng, giá cả…
Thông qua kiểm tra, kiểm soát đã giúp cho các cơ sở kinh doanh ngày
càng tốt hơn các quy định của nhà nước, đưa hoạt động kinh doanh LPG trên địa
bàn tỉnh đi vào nề nếp, trật tự. Một số kết quả cụ thể:
1. Tình hình cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG
Trên thực tế, kinh doanh LPG đã xuất hiện từ lâu trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Long. Tuy nhiên đến năm 1999, các tiêu chuẩn, quy định cấp giấy đủ điều kiện
kinh doanh mới được ban hành và 10 năm sau mới có Nghị định 107/2009/NĐCP để điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh LPG, đến ngày
22/3/2016 Nghị định số 19/2016/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh khí ra
đời. Tuy nhiên, các quy định về tiêu chuẩn về kỹ thuật, an toàn như: thiết kế cửa
hàng, thiết kế hệ thống điện, nước… không được dẫn chiếu trong quy định cấp
giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG nên nhiều địa phương bỏ qua tiêu
chuẩn về thiết kế xây dựng.
2. Tình hình chấp hành các quy định của nhà nước về kinh doanh
LPG

2.1. Về cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị
22


Đa số các cửa hàng kinh doanh LPG đều đảm bảo quy định về diện tích
mặt bằng, kết cấu xây dựng nhưng chưa thực hiện đúng quy định về thiết kế, xây
dựng cửa hàng kinh doanh LPG theo tiêu chuẩn TCVN 6223: 2011; đa số cửa
hàng dùng nhà ở dân dụng để kinh doanh LPG.
2.2. Điều kiện sức khoẻ và chuyên môn
Hầu hết người lao động làm việc trong các cửa hàng kinh doanh LPG
đều đảm bảo sức khoẻ và được học tập kiến thức về LPG, được huấn luyện về
phòng độc, PCCC và được Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn
tỉnh cấp giấy chứng nhận về PCCC, huấn luyện kỹ thuật an toàn về khí dầu mỏ
hóa lỏng do Sở Công Thương cấp
2.3. Về phòng chống cháy nổ
Trong số các cửa hàng LPG đang hoạt động có một số cửa hàng tuy có
các phương tiện PCCC, đảm bảo về số lượng, trọng lượng bình chữa cháy
nhưng lại chưa theo đúng chủng loại quy định.
2.4. Tình hình kiểm tra, xử lý vi phạm
Nhìn chung, việc kiểm tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh LPG
được lực lượng quản lý thị trường tiến hành thường xuyên. Ngoài ra, hàng năm
Sở Công Thương còn phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn
cứu hộ, Sở Khoa học và Công nghệ và các ngành chức năng tiến hành kiểm tra
tình hình kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh.

VI. Nhận xét, đánh giá chung
1. Nhận xét
Nhìn chung, hệ thống mạng lưới đại lý và cửa hàng kinh doanh LPG trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã được hình thành góp phần phục vụ cho phát triển
kinh tế - xã hội của vùng và nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh. Các đơn vị kinh doanh

đều thực hiện đăng ký kinh doanh, đảm bảo các điều kiện kinh doanh và được
cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG theo quy định.
23


Các đại lý kinh doanh nhìn chung hoạt động có hiệu quả, số lượng và
chủng loại mặt hàng LPG ngày một đa dạng, phong phú vừa góp phần mở rộng
sự lựa chọn trong tiêu dùng của người dân, vừa làm tăng tính cạnh tranh của thị
trường.
Thị trường kinh doanh LPG tỉnh Vĩnh Long đang phát triển và mở rộng,
số lượng các cơ sở sản xuất và số hộ gia đình sử dụng LPG ngày một tăng cao.
Lĩnh vực kinh doanh LPG hứa hẹn sẽ trở thành một lĩnh vực kinh doanh đem lại
lợi ích chung cho xã hội, phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện đời sống dân
sinh, góp phần bảo vệ môi trường.
2. Đánh giá chung
2.1. Ưu điểm
- Mạng lưới kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã dáp ứng yêu
cầu cơ bản phát triển kinh tế xã hội của địa phương phục vụ cho nhu cầu sản
xuất và tiêu dùng, góp phần phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh;
- Hệ thống chiết nạp, các cửa hàng kinh doanh LPG thực hiện tương đối
tốt các quy định của nhà nước về thiết kế xây dựng, an toàn cháy nổ;
- Các cửa hàng kinh doanh LPG tham gia đầy đủ các lớp đào tạo nghiệp
vụ kinh doanh như: nghiệp vụ PCCC, an toàn vệ sinh lao động, quản lý chất
lượng đo lường LPG, bảo vệ môi trường. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các
cơ quan chức năng thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
đúng theo quy định của nhà nước;
- Các sở, ngành địa phương phối hợp tốt trong công tác kiểm tra, kiểm
soát các cơ sở kinh doanh LPG.
2.2. Những hạn chế, tồn tại
Song song với những kết quả đạt được, kinh doanh LPG nói chung và

mạng lưới kinh doanh LPG tỉnh Vĩnh Long nói riêng còn gặp một số hạn chế
cần có những biện pháp khắc phục như:
- Một số cửa hàng, đại lý kinh doanh LPG nằm trong khu vực tập trung
24


đông dân cư, gần các công trình công cộng do chưa có quy định hạn chế hay
cấm kinh doanh đối với trường hợp này, do đó cần lưu ý các điều kiện về PCCC
để đảm bảo an toàn trong kinh doanh;
- Hiện tại chưa có quy hoạch các cơ sở kinh doanh khí nên cửa hàng phát
triển theo hướng tự phát nên phân bổ không đồng đều trên các địa bàn dân cư,
tiềm ẩn nguy cơ thừa thiếu cục bộ;
- Kiến trúc đa dạng theo kiểu nhà ở dân dụng, chưa theo đúng thiết kế quy
định, chưa tạo ra cảnh quan phù hợp trong môi trường đô thị;
- Còn nhiều cửa hàng có quy mô nhỏ, vừa kinh doanh LPG vừa kinh
doanh các hàng hoá khác nên nguy cơ mất an toàn cao, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ;
- Công tác quản lý nhà nước về tuyên truyền cho người tiêu dùng phân
biệt hàng thật, hàng giả, bảo vệ chính đáng quyền lợi người tiêu dùng có lúc
chưa được thường xuyên; còn hiện tượng sang chiết LPG trái phép.

25


×