Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

MỘT THOÁNG QUÊ HƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.2 KB, 3 trang )

MỘT THOÁNG QUÊ HƯƠNG
Sáng tác: Thanh Tùng - Từ Huy
Trình bày: Tam Ca Áo Trắng
Nhóm nhạc: Tam ca Áo Trắng
Tà áo em... bay bay bay bay trong gió nhẹ nhàng
Tà áo em... bay bay bay bay trên phố dịu dàng
Áo bay trên đường như mây xuống phố
Áo tung sân trường tựa- cánh chim câu
Đẹp xiết bao... quê hương cho ta chiếc áo nhiệm mầu
Dù ở đâu... Paris, London hay ở những miền xa
Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố
Sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó... em ơi…
Tung bay tà áo tung bay
Xôn xao một trời nắng đỏ
Tung bay tà áo tung bay
Áng mây chắn đầu ngọn gió
Tung bay tà áo tung bay
Tím biếc những chiều hoàng hôn
Tung bay tà áo tung bay
Xanh xanh đồng cỏ quê hương
Ta nghe từng bước chân em
Xôn xao đường về phố nhỏ
Tung bay tà áo thân quen
Cánh chim vẫy chào ngọn gió
Ta nghe từ trái tim em
Tiếng hát ngập tràn yêu thương
Mai đây dù có đi xa
Trong tim là cả quê hương
-------------------------------------------------------------------------------------
MỘT THOÁNG QUÊ HƯƠNG


Nhạc sỹ: Thanh Tùng
Những bài học vỡ lòng của tôi dường như là những câu ca đậm chất Việt Nam nhất. Đó là những câu tục
ngữ ca dao ngợi ca vẻ đẹp của non nước Việt, của rừng vàng biển bạc, của những cánh đồng thẳng cánh cò
bay và về những áng thơ bất hủ "mây mù che đỉnh Trường Sơn sớm chiều"…
Quê hương là gì hả mẹ mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ, ai đi xa cũng nhớ nhiều
Cũng bởi từ nhỏ lớn lên ở vùng quê rồi theo chân người đi trước ra thành phố. Nhưng ở bất cứ đâu và ở bất
cứ khi nào được nghe nhắc đến hai từ "quê hương" là trong tiềm thức tôi lại hiện lên tà áo dài. Áo dài không
chỉ là một đặc trưng của xứ sở mà còn là tinh thần và vẻ đẹp tiềm ẩn trong mỗi con người. Và nhắc đến ấn
tượng Việt Nam thì không ai là không biết đến áo dài.
Tôi biết đến tà áo dài từ những ngày cắp sách đến trường khi thấy các chị sinh viên, các cô giáo lên giảng
đường hay lúc tan trường lại rợp một màu trắng tinh khôi. Hình ảnh ấy không chỉ làm xao xuyến trái tim
những người yêu nước mà còn làm mê mẩn những du khách từng đặt chân đến Việt Nam. Và có lẽ vì thế mà
nhắc đến tà áo dài mà người yêu âm nhạc lại thường nhắc đến ca khúc "Một thoáng quê hương" (st: Từ Huy
- Thanh Tùng) không chỉ vì áo dài là bộ trang phục đẹp trong lòng mình và bè bạn bốn phương mà còn bởi
chất chứa trong ca khúc ấy là niềm tự hào dân tộc và tình yêu quê hương đất nước…
Tà áo em... bay bay bay bay trong gió nhẹ nhàng
Tà áo em... bay bay bay bay trên phố dịu dàng
Áo bay trên đường... như mây xuống phố
Áo tung sân trường tựa... cánh chim câu.
Nhắc đến tà áo dài là nhắc đến vẻ đẹp dịu dàng và thuần chất của người phụ nữ Việt Nam. Với bản tính chịu
thương chịu khó, vị tha và hết mức hiền thảo, người phụ nữ khi khoác lên mình tà áo dài sẽ thêm phần quyến
rũ. Áo dài tôn lên vẻ đẹp hồn hậu ấy và ngời sáng ở khắp mọi nơi nó xuất hiện một hình ảnh đoan trang, thùy
mị trong nét đẹp của người con gái. Chẳng phải vì thế mà thay cho lời nói thì mỗi bước chân qua lướt nhẹ với
tà áo e ấp là những ánh mắt ai đó nhìn theo mê mẩn cùng đó là sự ngưỡng mộ và ấn tượng khó phai. Ở
khắp nơi trên dải đất Việt, ta dễ dàng bắt gặp bất kỳ nơi đâu những ấn tượng ấy với giờ tan trường ngợp
trong một màu áo trắng tinh khôi hay chỉ thoáng qua trên những ngả đường nhộn nhịp.

Nhạc sỹ: Từ Huy
Từ những tà áo tứ thân nhuộm nâu với hai vạt trước buộc chéo thả xuống đi với quần lĩnh đen và thắt lưng

lụa, cho tới áo dài hai tà trước sau với những đường may ôm sát người tạo vẻ gợi cảm mặc cùng quần
xatanh trắng, giày cao gót như cách gọi "Le Mur" trong tác phẩm Số đỏ (Vũ Trọng Phụng); từ trong thi ca "Ôm
nghiêng tập vở, tóc dài, tà áo vờn bay..." trong thơ "Ngày xưa Hoàng Thị" (Phạm Thiên Thư) hay "Gọi nắng
trên vai em gầy đường xa áo bay... trong "Hạ trắng" (Trịnh Công Sơn); từ chiếc áo giao lãnh đậm chất An
Nam còn được nhìn nhận trên trống đồng cổ Ngọc Lũ tới những trang phục cho tất cả các đại biểu hội nghị
APEC được tổ chức ở Việt Nam 2006, biểu trưng áo dài của Việt Nam vẫn nguyên vẹn những nét đẹp tinh
thần giữ gìn trong đó nền văn hóa lâu đời vẫn tồn tại theo dặm dài lịch sử. Bởi vậy mà dù người Việt nào có
đi xa bất cứ nơi đâu, mỗi khi bắt gặp nét tha thướt tà áo dài là như thấy quê hương Việt trong lòng mình ở đó.
Đẹp biết bao... quê hương cho ta chiếc áo nhiệm mầu
Dù ở đâu... Pa-ris, Luân Đôn hay ở những miền xa
Thoáng thấy áo dài... bay trên đường phố
Sẽ thấy tâm hồn... quê hương ở đó... em ơi…!
"Một thoáng quê hương" do hai nhạc sỹ Thanh Tùng và Từ Huy sáng tác trên nhịp điệu dịu dàng, chậm rãi rất
phù hợp cho bè hợp âm giọng Fa trưởng. Một trong số tên tuổi phải kể đến đã thể hiện thành công nhạc
phẩm này là Tam ca Áo Trắng. Như một sự tình cờ mà Tam ca Áo Trắng hát về những tà áo dài và gắn liền
với hình ảnh đó suốt hàng thập kỷ và người nghe nhạc ở khắp mọi vùng đất nước đều có thể nhắc nhớ. Có
thể ngoài vẻ mộc mạc, rất đỗi giản dị của âm nhạc thì sự tự tin của những thiếu nữ trong tà áo quê hương đã
thêm phần cất cánh cho tác phẩm nhạc này luôn được chào đón ở khắp nơi và đặc biệt là với đồng bào xa
Tổ quốc. Những nét nhạc thanh tao và lời ca bay bổng nhưng hết sức gần gũi trong "Một thoáng quê hương"
làm cho người thưởng thức dễ cảm dễ yêu và dễ nao lòng trước một vẻ đẹp đượm hồn dân tộc.
Từ miền quê nắng gió hay giữa chốn thành phố nhộn nhịp thì vẻ đẹp của áo dài truyền thống Việt Nam luôn
cuốn hút bất kỳ ai trông theo và xao xuyến. Nhưng điều đọng lại sâu xa nhất trong lòng người không những là
cảm giác hân hoan tự hào khoác lên mình tà áo đẹp mà thêm vào đó còn là sự tự hào và tình yêu quê hương
khôn xiết, như lời cuối của nhạc phẩm "Một thoáng quê hương" đã viết: "Mai đây... dù có đi xa, trong tim là cả
quê hương ..."

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×