Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Việt Nam 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.46 MB, 52 trang )

Tăng trưởng bền vững
và khả năng thanh khoản
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
doanh nghiệp Việt Nam 2018

www.pwc.com/vn


Lời nói đầu

2 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản


Quản lý vốn lưu động quan trọng với
doanh nghiệp như thế nào?
“Tiền mặt là vua” là một cụm từ thường được trích dẫn trong
ngôn ngữ kinh doanh nhưng ít khi được coi trọng đúng
mức. Trên quan điểm hoạt động doanh nghiệp thường ngày,
duy trì khả năng thanh khoản, hay nói cách khác, quản lý
hiệu quả vốn lưu động là điều kiện cần và đủ để doanh
nghiệp tồn tại và phát triển bền vững. Điều này không chỉ
giới hạn trong việc đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn mà
còn phục vụ các mục tiêu dài hạn như đầu tư mở rộng thị
trường, tạo ra sản phẩm mới và thu hút thêm khách hàng.
Ngoài ra, trên quan điểm hoạt động Mua bán & Sáp nhập
(M&A), hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn ảnh hưởng trực
tiếp đến ước tính giá trị doanh nghiệp (“Enterprise value”)
hoặc giá trị vốn chủ sở hữu (“Equity value”) trong một
thương vụ.Thực tế cho thấy, một lượng tiền đáng kể đã và
đang tiếp tục bị thất thoát do doanh nghiệp chưa tối ưu hóa
hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Tóm lại, “Doanh thu là


ảo ảnh, Lợi nhuận là ý thức, còn Tiền mới là hiện thực“
(“Revenue is Vanity, Profit is Sanity but cash flow is the
reality”)
Chào mừng quý độc giả đến với ấn phẩm nghiên cứu
chuyên sâu về vốn lưu động dành riêng cho các doanh
nghiệp hàng đầu tại Việt Nam đầu tiên. Chúng tôi hy vọng
nghiên cứu này sẽ đem đến cho các bạn một cái nhìn bổ
ích về vốn lưu động đối với hoạt động doanh nghiệp địa
phương. Nghiên cứu này được thực hiện cho 400 doanh
nghiệp lớn nhất đang niêm yết trên Sở Giao Dịch Chứng
Khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao Dịch
Chứng Khoán Hà Nội (HNX) cho giai đoạn tài chính từ
2013 tới 2017 (FY13-17).

Chúng tôi tìm ra những gì?
Phân tích dữ liệu quá khứ cho thấy một số lo ngại về hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam trong 4 năm qua
1. ROCE suy giảm, biên lợi nhuận hạn chế
Suy giảm của tỷ suất sinh lời trên vốn dài hạn (ROCE)
được ghi nhận cho các doanh nghiệp nghiên cứu. Ở mặt
khác, biên lợi nhuận thuần cải thiện còn hạn chế trong khi
tỷ lệ nợ trên vốn ngày càng tăng.
2. Chu kỳ tiền mặt (C2C) kéo dài đáng kể
C2C tăng thêm 6 ngày trong 4 năm qua, với nhu cầu vốn
tăng thêm tài trợ chủ yếu bởi vay mượn thay vì tiền mặt giải
phóng từ nội tại thông qua các cải thiện về hiệu quả hoạt
động. Chu kỳ phải thu khách hàng (DSO) và chu kỳ hàng
tồn kho (DIO) tệ đi đáng kể trong 4 năm qua, buộc doanh
nghiệp phải kéo dài chu kỳ phải trả người bán (DPO) nhằm


“Năng lực và hiệu quả quản lý vốn lưu động là
thước đo quan trọng quyết định sự thành công
của doanh nghiệp”

Johnathan Ooi

Phó Tổng Giám Đốc dịch vụ tư vấn Quản lý vốn lưu động
PwC Việt Nam

khắc phục hậu quả của sự suy giảm tài sản.
3. Ngành “Năng lượng & Tiện ích khác” đạt mức sử
dụng vốn lưu động hiệu quả, trong khi ngành “Công
nghệ - truyền thông” lại gặp nhiều khó khăn trong quản
lý vốn lưu động
Các ngành ghi nhận nhiều cải thiện về vốn lưu động có thể
kể đến Năng lượng & Tiện ích khác và Dầu mỏ & Khí đốt,
trong khi ngành Công nghê - truyền thông và ngành Hàng
tiêu dùng lại suy giảm nhiều về hiệu quả sử dụng vốn lưu
động.
4. Hiệu quả quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp Việt
Nam còn khá hạn chế so với các vùng địa lý khác
C2C của Việt Nam cao gấp 2 lần và hơn thế so với khu vực
như Mỹ hay Châu Âu, chủ yếu bởi sự suy giảm về hiệu quả
sử dụng vốn lưu động của các ngành như Kỹ thuật & Xây
dựng, Chăm sóc sức khỏe, Kim loại & Khai khoáng và Hàng
tiêu dùng.

Chúng tôi đúc kết được những gì?
1. Các doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động hiệu quả đạt
tỷ suất tài chính vượt trội

Doanh nghiệp quản lý tốt vốn lưu động đạt hiệu quả tài chính
vượt trội. Nhóm doanh nghiệp với hiệu quả sử dụng vốn lưu
động tốt ghi nhận 12 ngày C2C và 17% ROCE cho FY17.
2. Tăng trưởng doanh thu trong khi cải thiện C2C là hoàn
toàn có thể
Chúng tôi nhận thấy một số nhóm ngành duy trì được tốc
độ tăng trưởng ấn tượng (đến 20% một năm), đồng thời rút
ngắn C2C khoảng 5% một năm trong vòng 4 năm qua.
3. Gần 10 tỷ USD bị tồn đọng trong vốn lưu động thuần,
trong đó cơ hội giải phóng tiền mặt ước tính khoảng 4 tỷ
USD
Nếu các doanh nghiệp nghiên cứu đạt được C2C của các
doanh nghiệp với hiệu quả sử dụng vốn lưu động tốt nhất,
lượng tiền mặt giải phóng có thể lên đến 40% của 10 tỷ USD
tồn đọng trong vốn lưu động thuần.
4. Doanh nghiệp không cần vay mượn tài chính tới FY20
nếu tối ưu được hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Dựa vào kết quả hoạt động quá khứ, lượng tiền mặt giải
phóng từ vốn lưu động đủ để chi trả cho tổng vốn lưu động
và nhu cầu chi phí đầu tư xây dựng cơ bản (capex), khoảng
2,5 tỷ USD, cho 3 năm tiếp theo tính từ FY17.

Doanh nghiệp hoạt động thế nào so với
tình hình chung?
Độc giả có thể sử dụng thông tin cung cấp ở cuối báo cáo
để tự đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động theo nhóm
ngành, tốc độ tăng trưởng và các thành phần của vốn lưu
động tương ứng với hoạt động doanh nghiệp tại địa phương.

“Các doanh nghiệp Việt Nam đang bỏ qua cơ hội tiếp

cận một nguồn vốn sẵn có với chi phí sử dụng thấp”

Mohammad Mudasser
Phó Giám đốc dịch vụ tư vấn Quản lý vốn lưu động
PwC Việt Nam

PwC Việt Nam 3


Nội dung

4 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản


Các phát hiện
chính

06

Cơ hội
28
giải phóng
tiền mặt và bảng
tự đánh giá hiệu
quả sử dụng
vốn lưu động

Hãy liên lạc
với chúng tôi


Tổng quan
hoạt động

10

Phân tích
chuyên sâu

20

Kết luận

34

Phụ lục

38

50

PwC Việt Nam 5


Các phát hiện chính

6 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản


Biên lợi nhuận hạn chế
do chi phí tăng nhanh hơn

doanh thu cho giai đoạn FY13-17

CAGR của Doanh thu

CAGR của Chi phí
hoạt động, tài chính

+6%

+11%

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (C2C) đã
suy giảm trong 4 năm qua, đặc biệt trong khâu
quản lý khoản phải thu khách hàng và

Tỷ suất sinh
lời trên vốn dài
hạn (ROCE)

hàng tồn kho

giảm 4% trên cơ sở tuyệt đối, từ
14,1% (FY13) xuống 13,6%
(FY17)

C2C

9%

-4%


9,7 tỷ USD

DSO

12%

DIO

11%

DPO

15%

Khác biệt rõ rệt về kết quả tài chính giữa các
doanh nghiệp quản lý tốt và quản lý chưa
tốt vốn lưu động

vốn lưu động thuần cho
FY17

Hiệu quả thấp

Tổng thể
68 ngày C2C

233 ngày C2C 14% ROCE

Hiệu quả cao

12 ngày C2C
17% ROCE

6% ROCE
PwC Việt Nam 7


Tăng trưởng doanh thu không

đồng nghĩa với việc gia tăng nhu cầu vốn lưu động ở mức tương ứng

+2,6%
-0,4%

+6,1%
+8,0%

+20,2%
+14,8%

*+/- % là CAGR cho giai đoạn FY13-17

6 trong số
14 ngành
nghiên cứu

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh
nghiệp Việt Nam còn
so với các khu


Châu Á

khá hạn chế không chỉ
vực phát triển, mà còn so với

Trung bình Việt Nam

Trung bình toàn cầu

ghi nhận cải thiện hiệu
quả quản lý vốn lưu
động trong 4 năm qua

68 ngày
C2C

Cơ hội giải
phóng 2-4 tỷ
USD tiền mặt
lưu động cho các doanh nghiệp
nghiên cứu

8 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản

C2C

Đến C2C trung vị

1,7 tỷ USD


có thể thực hiện được nếu tối
ưu được hiệu quả sử dụng vốn

44 ngày

Đến C2C bình quân
gia quyền

2,1 tỷ USD

Đến C2C tứ phân vị trên

3,9 tỷ USD


PwC Việt Nam 9


Tổng quan hoạt động

10 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản


Kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ trong các năm qua nhờ vào
chính sách tiền tệ hiệu quả cùng nguồn vốn đầu tư trực tiếp
từ nước ngoài
Kinh tế Việt Nam (GDP thực) tăng đến
30% trong 4 năm qua, khoảng 6,4% một
năm (đồng tiền 2010 không đổi), lên
trên 200 tỷ USD (2017) từ 160 tỷ USD

(2013). Nền kinh tế được kì vọng tăng
trưởng ở mức 6,7% một năm tới năm
2022, và là một trong những nền kinh tế
phát triển nhanh nhất ở châu Á và trên
thế giới.
Ngoài ra, cho đến tháng 3/2018, Việt
Nam đã thu hút được 321 tỷ USD vốn
đầu tư từ nước ngoài (FDI), tập trung
vào ngành công nghiệp chế xuất và dịch
vụ bất động sản. Phần lớn đến từ các
nước Nhật Bản và Hàn Quốc (chiếm
hơn 50%), theo sau là Singapore và
Trung Quốc.
Lãi suất cho vay cũng đã giảm 340 điểm
cơ bản (bps) trong vòng 4 năm qua,
góp phần cải thiện chỉ số sản xuất công
nghiệp trong cùng giai đoạn. Ngân hàng
nhà nước được kì vọng tiếp tục hỗ trợ
tăng trưởng kinh tế thông qua các chính
sách tiền tệ trung lập và lãi suất cho vay
mềm.

GDP thực phân bổ theo khu vực kinh tế

GDP thực

2013-17

2018f-22f


CAGR (%)

6,4%

6,7%

2013

2017

2022f

284

205

160

Vốn FDI lũy kế đăng kí theo ngành (tỷ USD)
187,6
54,6
26,7
20,9

FDI dồi dào, lãi vay thấp

12,2

là động lực chính thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế Việt Nam


10,9
7,1
1,6

Chỉ số = đồng tiền 2010 không đổi

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) và lãi vay bình quân

126

10,4%

2013
2013
Nguồn: Báo cáo “Vietnam country risk
report Q3 2018” của BMI, FIA

135

147

159

173

8,0%

7,0%


7,0%

7,0%

2014
2014

2015
2015

2016
2016

2017
2017

Chỉ số sản xuất công nghiệp

Lãi vay, bình quân (%)

Chú thích: Lãi vay bình quân là lãi suất cho vay của ngân hàng trung ương đối với nhu cầu vốn ngắn hạn,
trung hạn của doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định

PwC Việt Nam 11


Doanh thu của các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam cải thiện ở
mức tương ứng với tăng trưởng kinh tế. Dù vậy, biên lợi nhuận
chưa cải thiện đáng kể với tỷ suất EBITDA ghi nhận sự sụt giảm
trong 3 năm gần đây


Ở mặt khác, giá dầu thô thấp giúp doanh
nghiệp giảm tỷ trọng chi phí giá vốn trên
doanh thu, phần nào khắc phục sự suy
giảm của biên lợi nhuận. Đối với doanh
nghiệp phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên
liệu thô và các chế xuất dầu, xu hướng
gia tăng của giá dầu thô trong thời gian
gần đây có thể tiếp tục gây khó khăn
cho doanh nghiệp trong việc cải thiện lợi
nhuận trong tương lai gần.

Áp lực cải thiện lợi nhuận

đến từ sự gia tăng của các chi
phí hoạt động doanh nghiệp và
giá dầu thô

14,7%
14,7%

14,9%
14,9%

11,0%
11,0%

10,9%
10,9%


17,4%
17,4%

12,6%
12,6%

12,2%
12,2%

49
49

45
45

18,0%
18,0%

16,8%
16,8%

11,9%
11,9%
56
56

49
49

47

47

tỷ tỷ
USD
USD

Chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp
(SG&A) và chi phí lãi vay tăng đến
7-13% một năm khiến tỷ suất EBITDA
cải thiện không đáng kể trong 3 năm gần
đây. Hơn thế nữa, tăng trưởng âm trong
ngành công nghiệp khai khoáng và chi
phí gia tăng liên quan đến pháp luật còn
ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của
doanh nghiệp trong năm 2017.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh quá khứ

7
7

7
7

5
5

FY13
FY13


8
8

5
5

FY14
FY14

9
9

6
6

FY15
FY15

Doanh thu
Doanh thu

10
10

6
6

FY16
FY16


Lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp

Tỷ suất lợi nhuận gộp (%)
Tỷ suất lợi nhuận gộp (%)

FY17
FY17

EBITDA
EBITDA
Tỷ suất EBITDA (%)
Tỷ suất EBITDA (%)

Giá dầu thô thế giới
120

USD/ thùng

Tăng trưởng doanh thu, khoảng 6,1%
một năm, chưa đem lại cải thiện lợi
nhuận tương xứng cho thấy doanh
nghiệp còn nhiều hạn chế trong việc
nâng cao hiệu quả hoạt động một cách
bền vững.

-30

%m


ột n

80

ăm

40

03/2013

12/2013

09/2014

06/2015

03/2016

12/2016

09/2017

Hệ số các chi phí hoạt động, tài chính/ Doanh thu
85%

85%

6,8%

6,7%


7,7%

8,7%

8,6%

83%
82%

Nguồn: CapIQ, Bloomberg và phân tích của PwC

12 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản

83%

1,6%

1,4%

1,5%

1,7%

1,7%

FY13

FY14


FY15

FY16

FY17

Giá vốn bán hàng/
Doanh thu (%)

Chi phí lãi vay/
Doanh thu (%)

Chi phí bán hàng &
quản lý doanh nghiệp
(SG&A)/ Doanh thu (%)

7
7


Doanh nghiệp sử dụng ngày một nhiều vốn, chủ yếu từ vay
mượn tài chính, trong khi lợi nhuận lại chưa cải thiện ở mức
tương xứng
ROCE tăng lên biểu thị sự cải thiện về
lợi nhuận cho cùng một số vốn được sử
dụng. Ngược lại, xu hướng suy giảm của
ROCE đối với các doanh nghiệp Việt Nam
cho thấy doanh nghiệp chưa hiệu quả
trong chuyển đổi tài sản tăng thêm thành
cải thiện lợi nhuận ở mức tương đương.


Vay nợ ngắn/dài hạn và hệ số nợ thuần trên EBITDA

1,69

1,62

1,60

1,73

1,47

Đã có sự gia tăng việc sử dụng nợ để tài
trợ cho các hoạt động như được phản ánh
qua hệ số nợ thuần/EBITDA tăng lên trong
4 năm qua. Trong đó, vay nợ ngắn hạn
để tài trợ vốn lưu động, và vay nợ dài hạn
cho đầu tư tài sản cố định. Vì vậy, việc cải
thiện lợi nhuận hoạt động sẽ là một thách
thức với các doanh nghiệp khi lãi suất cho
vay tăng lên.

16

15
13

48%


ROCE suy giảm 4% trên cơ sở

tuyệt đối cho thấy doanh nghiệp
chưa sử dụng nguồn vốn tăng
thêm hiệu quả

17

14

44%

51%

50%

47%

56%

50%

49%

53%

52%

FY13


FY14

FY15

FY16

FY17

Nợ ngắn hạn/
Tổng nợ vay (%)

Nợ dài hạn/
Tổng nợ vay (%)

Hệ số nợ thuần/
EBITDA (lần)

Vốn dài hạn và tỷ suất sinh lời trên vốn dài hạn (ROCE)

14,1%

14,8%

14,2%

13,9%

13,6%
36


33

tỷ USD

30
25

FY13

Nguồn: CapIQ và phân tích của PwC

Vốn dài hạn

27

FY14

FY15

FY16

FY17

Tỷ suất sinh lời trên vốn dài hạn (ROCE) (%)

PwC Việt Nam 13


Nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp, phần lớn cho các chi phí đầu
tư xây dựng cơ bản, tăng nhanh hơn đáng kể so với dòng tiền

tạo ra từ hoạt động
Hệ số tiền mặt / doanh thu giảm đi
khoảng 11% trên cơ sở tuyệt đối trong
4 năm qua. Lý do chính đến từ việc
các doanh nghiệp tăng cường đầu tư
vào tài sản cố định, với dòng tiền vào
hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản
tăng tới 100% trong cùng giai đoạn.

Lưu chuyển tiền tệ theo hoạt động doanh nghiệp và hệ số Tiền mặt / Doanh thu
11,7%

11,3%

12,3%

11,6%

5,1
3,5

3,4

Trong khi đó, dòng tiền từ hoạt động
kinh doanh chưa đủ để tài trợ vốn lưu
động cũng như phục vụ các mục đích
mở rộng, do đó vay nợ dài hạn ngày
càng được sử dụng nhiều, ảnh hưởng
xấu đến bảng cân đối kế toán của
doanh nghiệp.


5,6

10,1%
3,5

3,7

3,4

1,0

0,8

0,3

(0,2)

(0,4)
(2,0)

(2,5)
(4,0)

FY13

FY14

Lưu chuyển tiền
thuần từ hoạt động

kinh doanh (OCF)

FY15

(4,0)

(4,4)
FY16

Lưu chuyển tiền thuần
từ hoạt động đầu tư
(ICF)

FY17
Lưu chuyển tiền
thuần từ hoạt động
tài chính (FCF)

Hệ số tiền mặt/ doanh thu (%)

X2 lượng tiền cho nhu cầu
đầu tư của doanh nghiệp được
ghi nhận trong 4 năm qua

Phân bổ dòng tiền theo các hoạt động đầu tư và hệ số
Capex / Doanh thu
7

8. 0%


6,9%
6,5%

6

6,0%
5

4,9%

4,4
4,5%

4,0

4,0

5. 0%

4

19%

28%

17%

4. 0%

2,5


3

3. 0%

2,0

11%

2

81%
1

100%

72%

83%

2. 0%

89%
1.0%

0. 0%

-

FY13


FY14

FY15

Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản (Capex)/ICF (%)

FY16

FY17

Capex/ Doanh thu (%)

Chi phí đầu tư khác*/ICF (%)
Nguồn: CapIQ và phân tích của PwC

14 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản

* Chi phí đầu tư khác là tiền cho vay/thu hồi công cụ nợ của đơn vị khác, đầu tư/thu hồi vốn các đơn vị
khác, thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia từ các khoản đầu tư


Quản lý vốn lưu động hiệu quả, bền vững là nhiệm
vụ khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam
Khoảng 4% số doanh nghiệp nghiên cứu liên tục rút ngắn được C2C mỗi năm trong 4 năm qua, đồng
thời ghi nhận cải thiện hiệu quả tài chính nhiều nhất. Trong khi đó, hơn 40% số doanh nghiệp nghiên cứu
ghi nhận suy giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động với số ngày C2C bị kéo dài đáng kể trong cùng giai
đoạn.

15 trong số

400 doanh
nghiệp

Cải thiện của C2C và EBITDA

nghiên cứu
liên tục rút
ngắn được
chu kỳ tiền
mặt trong 4
năm qua

15
67

EBITDA: +43%
C2C: -37 ngày

EBITDA: +32%
C2C: -20 ngày

132
EBITDA: +17%
C2C: -5 ngày

186
EBITDA: -7%
C2C: +21 ngày

Số doanh nghiệp liên tục cải thiện hiệu quả sử dụng

vốn lưu động 1 năm hoặc ít hơn trong 4 năm qua

Số doanh nghiệp liên tục cải thiện hiệu quả sử dụng
vốn lưu động 2 trong 4 năm qua

Số doanh nghiệp liên tục cải thiện hiệu quả sử dụng
vốn lưu động 3 trong 4 năm qua

Số doanh nghiệp liên tục cải thiện hiệu quả sử dụng
vốn lưu động trong 4 năm qua

Nguồn: CapIQ và phân tích của PwC

PwC Việt Nam 15


Chu kỳ tiền mặt bị kéo dài thêm đến 6 ngày trong 4 năm qua
Trong FY17, tổng nhu cầu vốn lưu động
của các doanh nghiệp lên đến hơn 20 tỷ
USD, trong đó hàng tồn kho (Inv.) chiếm
hơn 40% và phần còn lại phân bổ đều
giữa Phải thu khách hàng thương mại
(AR) và Phải trả người bán thương mại
(AP). Chu kỳ tiền mặt (C2C) tăng thêm 6
ngày trong 4 năm qua chủ yếu do lượng
tồn kho nắm giữ tăng mạnh.

Vốn lưu động phân bổ theo các yếu tố

Thậm chí trong giai đoạn FY16-17, vốn

lưu động thuần tăng gần 800 triệu USD
đến từ sự gia tăng của hàng tồn kho,
trong khi tăng phải thu khách hàng phần
nào bù đắp bởi việc kéo dài thời gian
thanh toán cho nhà cung cấp. Dù thế,
C2C vẫn giảm khoảng 3 ngày cho giai
đoạn FY16-17 do các yếu tố của vốn lưu
động tăng chậm hơn doanh thu.

tỷ USD

FY13

FY17

CAGR(%)

Tổng vốn
lưu động

15,2

20,8

8,1%

Vốn lưu
động thuần

7,2


9,7

8,0%

FY13

FY17

26%

32%
15,2
tỷ USD

42%

27%

26%

32%

32%
20,8
tỷ USD

42%
41%
Nguồn: CapIQ và phân tích của PwC


Phải thu khách hàng thương mại (AR)
Hàng tồn kho (Inv)

16 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản

Phải trả khách hàng thương mại (AP)


~2 tháng
doanh thu
tiền mặt bị tồn đọng trong hàng
tồn kho

Các chỉ số vốn lưu động

62

FY13

FY14

67

71

68

FY15


FY16

FY17

ngày

62

Chu kỳ phải thu khách hàng (DSO)

Chu kỳ phải trả người bán (DPO)

Chu kỳ hàng tồn kho (DIO)

Chu kỳ tiền mặt (C2C)

Chú thích: Tổng vốn lưu động = Phải thu khách hàng thương mại (AR) + Hàng tồn kho trước dự phòng
(Inv.) + Phải trả người bán thương mại (AP); Vốn lưu động thuần = AR + Inv – AP ; chu kỳ phải thu khách
hàng (DSO) được tính dựa trên Doanh thu thuần , trong khi chu kỳ hàng tồn kho (DIO), và chu kỳ phài trả
người bán (DPO) được tính dựa trên giá vốn bán hàng

PwC Việt Nam 17


Doanh nghiệp với hiệu quả sử dụng vốn lưu động
cao thường đạt kết quả tài chính vượt trội
Trong đó, nhóm doanh nghiệp “hiệu quả cao” ghi nhận C2C trung bình xấp xỉ 12
ngày cho năm FY17, thấp hơn 20 lần C2C của nhóm doanh nghiệp “hiệu quả thấp”.

ROCE cao gấp 3 lần


Các doanh nghiệp này còn cần ít vốn lưu động để tạo ra doanh thu, trong khi duy
được ghi nhận cho các doanh
nghiệp quản lý tốt vốn lưu động trì được khả năng thanh khoản ngắn hạn, dài hạn tốt hơn (cao hơn từ 2 tới 3 lần).

Các doanh nghiệp này còn giảm lệ thuộc vào vay mượn để tài trợ hoạt động doanh
nghiệp thường ngày.

233 ngày

68 ngày

C2C

120
DSO

189
DIO

C2C

76
DPO

44
DSO

68
DIO


44
DPO

12 ngày
C2C

19
DSO

28
DIO

35
DPO

Chú thích: Các doanh nghiệp được xếp loại dựa trên C2C trung bình cho giai đoạn FY13-17. “Hiệu quả
cao/thấp” là các doanh nghiệp với C2C thấp/cao hơn C2C của các doanh nghiệp với hiệu quả sử dụng
vốn lưu động tốt/tệ nhất (tứ phân vị trên/dưới) trong các ngành nghiên cứu cho cùng giai đoạn

18 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản


Doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực quản lý vốn lưu động
một cách bền vững đồng thời duy trì tốc độ tăng trưởng
Vốn lưu động thuần tăng
chậm hơn 5% so với doanh

thu mỗi năm đối với các doanh
nghiệp tăng trưởng nhanh


Trong số 400 doanh nghiệp, 176 doanh nghiệp được xếp loại “tăng trưởng nhanh”
với doanh thu tăng ở trên mức CAGR doanh thu tổng thể (6,1% một năm cho FY1317), 95 doanh nghiệp tăng trưởng chậm hơn so với tổng thể và 129 doanh nghiệp
còn tăng trưởng âm trong suốt 4 năm qua. Nhóm doanh nghiệp “tăng trưởng nhanh”
phát triển ở mức 20% một năm, đồng thời rút ngắn C2C đến 5% một năm trong 4
năm qua. Do đó, nợ vay ngắn hạn của nhóm này tăng chậm hơn doanh thu.
Trong khi đó, ROCE của nhóm “tăng trưởng chậm” lại giảm qua từng năm thể hiện
sự hạn chế trong việc thể hiện tăng trưởng kinh tế nói chung, mà còn cho thấy sự gia
tăng của nhu cầu vốn để tài trợ cho hoạt động doanh nghiệp nói riêng.

CAGR
doanh thu

+2,6%





-0,4%
+4,3%
-6,0%
-2,3%

6,1%
• +8,0%
• +2,8%
• -1,0%
• +7,7%


C2C
ROCE

+20,2%
• +14,8%
• -4,9%
• +3,1%
• +17,6%

C2C
ROCE

PwC Việt Nam 19


Phân tích
chuyên sâu

20 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản


Các ngành thâm dụng vốn để thúc đẩy tăng trưởng ghi
nhận còn nhiều hạn chế trong quản lý vốn lưu động
Các chỉ số vốn lưu động theo nhóm ngành

Nhóm ngành ghi nhận cải thiện/suy giảm nhiều nhất về C2C cho giai đoạn FY13-17 được bôi Cam/Xám

6 trong số 14 ngành
ghi nhận cải thiện về hiệu quả
sử dụng vốn lưu động


Chú thích: +/-% thể hiện cải thiện/suy giảm tuyệt đối của các chỉ số vốn lưu động cho cùng giai đoạn

Trong năm FY17, Kỹ thuật & Xây dựng, Chăm sóc sức khỏe và Công nghệ - truyền
thông là các ngành với chu kỳ tiền mặt (C2C) dài nhất (hơn 140 ngày), trong khi các
ngành như Vận tải & Logistics, Dịch vụ lưu trú & Giải trí và Dầu mỏ & Khí đốt có C2C
ngắn nhất (dưới 30 ngày).
Trong số 14 ngành nghiên cứu, chỉ 6 ngành ghi nhận cải thiện hiệu quả sử dụng
vốn lưu động đáng kể cho giai đoạn FY13-17 với C2C rút ngắn trung bình 15% mỗi
năm, được ghi nhận cho Năng lượng & Tiện ích khác, Dầu mỏ & Khí đốt và Thương
mại trong 4 năm qua. Trong khi đó, các ngành như Hàng tiêu dùng, Kim loại & Khai
khoáng và Công nghệ - truyền thông ghi nhận C2C bị kéo dài tới 10% một năm cho
cùng giai đoạn.
Ở mặt khác,có tồn tại sự khác biệt trong cùng một nhóm hiệu quả sử dụng vốn lưu
động, với ngành Dầu mỏ & Khí đốt thanh toán nhà cung cấp ngày càng sớm so với
ngành Năng lượng & Tiện ích khác thì lại tiếp tục kéo dài thêm thời hạn thanh toán.

PwC Việt Nam 21


Hơn hai phần ba số doanh nghiệp nghiên cứu ghi
nhận sự kéo dài của chu kỳ tiền mặt (C2C)
Cải thiện và suy giảm về C2C
Tổng thể

32%

68%

Dịch vụ lưu trú & Giải trí


57%

43%

Công nghệ - truyền thông

50%

50%

Chăm sóc sức khỏe

50%

50%

Năng lượng & Tiện ích khác

45%

55%

Công nghiệp nặng

41%

59%

Vật liệu xây dựng


39%

61%

Công nghiệp & Hóa chất

38%

62%

Kỹ thuật & Xây dựng

37%

63%

Dầu mỏ & Khí đốt

36%

64%

Kim loại & Khai khoáng

35%

65%

Thương mại


32%

68%

Vận tải & Logistics

24%

76%

Hàng tiêu dùng

22%

78%

Các dịch vụ khác

46%

54%

C2C cải thiện

Chỉ 3 ngành

có hơn 50% số
doanh nghiệp
nghiên cứu

rút ngắn được
C2C

C2C suy giảm

Chú thích: Các doanh nghiệp được xếp loại dựa trên C2C cho FY17. Ngành với “C2C cải thiện/suy giảm” là các doanh nghiệp với
C2C năm FY17 thấp/cao hơn C2C năm FY13; biểu đồ cột chồng thể hiện phân bổ doanh nghiệp theo cách phân loại trên cho từng
ngành nghiên cứu

Trong số 400 doanh nghiệp nghiên cứu, xấp xỉ 130 doanh nghiệp đã thực sự rút ngắn được C2C cho
giai đoạn FY13-17, đặc biệt đối với các ngành như Dịch vụ lưu trú & Giải trí, Công nghê - truyền thông và
Chăm sóc sức khỏe, với hơn 50-60% số doanh nghiệp cải thiện được hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Điều này cho thấy, hiệu quả tổng thể phụ thuộc nhiều vào khả năng quản lý vốn lưu động của các doanh
nghiệp lớn nhất theo từng nhóm ngành nghiên cứu.
Ở mặt khác, một số ngành như Thương mại, Vận tải & Logistics và Hàng tiêu dùng ghi nhận hơn 65% số
doanh nghiệp trong ngành với C2C bị kéo dài trong 4 năm qua từ FY13, dù hiệu quả sử dụng vốn lưu động
tổng thể của ngành này không phản ảnh điều này một cách rõ rệt.

22 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản


Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Việt Nam còn
nhiều hạn chế so với các khu vực địa lý khác
So sánh chuẩn (“benchmarking”) C2C với các vùng địa lý khác
Việt Nam
FY17

Châu Á

Châu Âu


Mỹ, Canada Trung Đông

Mỹ Latinh

Châu Úc

Châu Phi

Tổng thể

68

53

42

35

74

35

29

40

Kỹ thuật & Xây dựng

156


93

62

105

142

110

28

59

Chăm sóc sức khỏe

147

94

91

58

174

49

160


105

Công nghệ - truyền thông

144

64

55

36

83

206

42

35

Kim loại & Khai khoáng

109

54

42

67


144

64

29

44

Hàng tiêu dùng

108

53

34

29

56

25

47

57

Công nghiệp & Hóa chất

88


77

70

70

101

55

39

59

Năng lượng & Tiện ích khác

28

30

35

30

19

24

27


27

Thương mại

24

30

18

26

35

24

10

26

Dịch vụ lưu trú & Giải trí

22

30

3

28


22

5

22

9

Vận tải & Logistics

21

36

25

32

59

-21

25

46

Bôi cam/xám thể hiện ngành với C2C thấp/cao nhất khi so sánh giữa các vùng địa lý khác nhau

C2C cao hơn 10-30 ngày


cho các doanh nghiệp Việt Nam
so với các doanh nghiệp ở các
vùng địa lý khác

Nguồn: báo cáo “Pressure in the system 2017/18”
của PwC toàn cầu và phân tích của PwC

Chú thích: Dầu mỏ & Khí đốt, Các dịch vụ khác, Công nghiệp nặng và Vật liệu xây dựng không được
trình bày do không được nhắc đến trong báo cáo “Pressure in the system 2017/18” của PwC toàn cầu

Cho FY17, C2C của Việt Nam dài hơn đáng kể so với C2C trung bình của các khu
vực kinh tế phát triển 20-40 ngày, và đối với C2C trung bình của Châu Á khoảng 15
ngày. Các ngành với số ngày C2C cao nhất là Kỹ thuật & Xây dựng và Chăm sóc
sức khỏe, với chênh lệch lên đến 2 tháng khi so sánh tương đồng với các vùng địa lý
khác.
Dù thế nào, một số lĩnh vực được ghi nhận C2C ngắn đáng kể so với các vùng khác
từ 8 tới 15 ngày cho các ngành như Dịch vụ lưu trú & Giải trí và Vận tải & Logistics
cho cùng giai đoạn nghiên cứu.

PwC Việt Nam 23


…gặp nhiều khó khăn trong quản lý hàng tồn kho
và phải kéo dài thời gian thanh toán với nhà cung
cấp đối với nhiều ngành được nghiên cứu
So sánh chuẩn DSO/DIO/DPO với các vùng địa lý khác

DSO
Việt Nam FY17


DIO
Xếp hạng

Việt Nam FY17

DPO
Xếp hạng

Việt Nam FY17

Tổng thể

44

68

44

Kỹ thuật & Xây
dựng

102

130

75

Chăm sóc
sức khỏe


58

139

51

Công nghệ truyền thông

141

77

74

Kim loại & Khai
khoáng

40

95

27

Hàng tiêu dùng

41

98


31

Công nghiệp &
Hóa chất

53

69

34

Năng lượng &
Tiện ích khác

49

16

38

Thương mại

15

34

25

Dịch vụ lưu trú
& Giải trí


17

23

18

Vận tải &
Logistics

38

10

27

Xếp hạng

Chú thích: Tốt nhất trong các vùng được hiểu là ngành có số ngày DSO/DIO thấp nhất hoặc DPO cao nhất khi so sánh giữa các
vùng địa lý nghiên cứu

Các ngành như Thương mại và Công nghiệp & Hóa chất của Việt Nam có DSO gần với trung vị của các
vùng địa lý nghiên cứu nhất cho FY17. Ở mặt khác, Kỹ thuật & Xây dựng và Vận tải & Logistics là các
ngành có DSO lần lượt là cao nhất và thấp nhất khi so sánh với khu vực địa lý khác.
Ở mặt khác, một số ngành như Kỹ thuật & Xây dựng và Hàng tiêu dùng có DIO cao hơn các vùng khác
xấp xỉ 10-40 ngày, trong khi DIO thấp hơn đáng kể được ghi nhận cho các ngành Năng lượng & Tiện ích
khác và Thương mại so với các vùng địa lý khác cho FY17.
Nguồn: báo cáo
“Pressure in the system
2017/18” của PwC toàn

cầu và phân tích của
PwC

Đối với khoản phải trả người bán thương mại, một số ngành như Vận tải & Logistics và Năng lượng &
Tiện ích khác lại có số ngày DPO thấp nhất, trong khi các ngành Kỹ thuật & Xây dựng và Công nghệ truyền thông có DPO cao nhất so với các vùng địa lý nghiên cứu.

24 Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản


Các đặc thù ngành, khác biệt về phương thức thanh toán
và hạn chế về năng lực chuỗi cung ứng có thể là lí do khiến
hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Việt Nam hạn chế so với
các khu vực địa lý khác
Một số yếu tố mang đặc thù ngành nghề có ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu vốn lưu động,
còn rất nhiều yếu tố có thể kiểm soát được giúp doanh nghiệp Việt Nam cải thiện được hiệu
quả sử dụng vốn lưu động
Đặc thù nhu cầu vốn của ngành nghề
(không kiểm soát được)
Các ngành thâm dụng vốn thường có nhu cầu vốn lưu
động lớn, và đây cũng là những ngành với tiềm năng giải
phóng tiền mặt lớn nhất. Mặt khác, đối với ngành Chăm
sóc sức khỏe, hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực
này cần tuân thủ theo quy định của chính phủ với hạn chế
về các quy trình, chính sách và thủ tục liên quan. Ngành
Dịch vụ lưu trú & Giải trí cũng có nhu cầu vốn lưu động
thấp do thanh toán trước khi cung cấp dịch vụ dẫn đến
C2C ngắn đáng kể so với các ngành khác.

Khác biệt về tốc độ tăng trưởng
(không kiểm soát được)

Với tăng trưởng kinh tế nhờ sự phát triển nóng của các
ngành hàng tiêu dùng, nhu cầu tiêu thụ trong nước đang
vượt quá khả năng của các nhà sản xuất nội địa. Điều
này dẫn đến ngày càng nhiều vốn đầu tư FDI vào Việt
Nam, đặc biết đối với các ngành thâm dụng vốn như
Công nghiệp, Vận tải & Logistics, Hóa chất, Xây dựng
và Thương mại. Dù thế nào, kì vọng giải phóng 10-15%
lượng tiền mặt từ tăng trưởng doanh thu được xem là
nhiệm vụ bất khả thi khi các quy trình và hệ thống đang
được sử dụng đã lỗi thời và không còn khả năng đáp ứng
nhu cầu sản xuất hiện tại.

Phương thức thanh toán
(kiểm soát được)
Phương thức thanh toán (điều khoản, thói quen, công cụ
thanh toán, quy định pháp lý, hiệu quả thu hồi tiền hàng)
thay đổi theo từng vùng địa lý và quốc gia. Thời hạn thanh
toán ở khu vực Châu Á thường lâu hơn so với Mỹ và các
quốc gia Châu Âu. Hơn thế nữa, tiền mặt là lựa chọn phổ
biến để thanh toán tại Việt Nam, dù thanh toán qua thẻ/

chuyển khoản ngân hàng ngày càng phổ biến ở Việt Nam
và các quốc gia Châu Á khác, vẫn còn nhiều hạn chế tồn
đọng so với các nước phát triển. Còn rất nhiều sự khác
biệt về mức độ chậm trễ và không chấp nhận thanh toán
(chính sách dự phòng và xử lý nợ xấu) giữa các nước.
Điều này thường bắt nguồn từ phương thức thanh toán
khác biệt, và thói quen mang tính địa phương, cũng như
chính sách quản trị tín dụng và các thủ tục pháp lý liên
quan.


Cơ sở hạ tầng logistics và kênh phân phối
(kiểm soát được)
Ngành logistics ở Việt Nam hoạt động chưa hiệu quả
với chi phí hoạt động chiếm tới 20,8% GDP theo báo
cáo ngành Logistics Việt Nam 2017 bởi Biinform, so với
Malaysia và Mỹ, tỷ lệ này lần lượt là 11% và 8% qua đó
phản ánh sự thất thoát chi phí liên quan đến các khâu vận
chuyển, logistics, kho vận và phân phối kèm theo sự thiếu
đồng bộ trong đầu tư các cơ sở hạ tầng đường bộ, cảng
biển, và các hệ thống logistics tích hợp.
Ngoài ra, hơn 90% số doanh nghiệp logistics ở Việt Nam
vẫn đang sử dụng các hệ thống, cơ sở hạ tầng từ các thập
kỷ trước, khiến ngành vận tải không đáp ứng được nhu
cầu phát triển của các ngành khác. Điều này dẫn đến một
số ngành như Kỹ thuật & Xây dựng, Chăm sóc sức khỏe,
Công nghiệp & Hóa chất phải lưu kho một lượng hàng dự
phòng lớn hơn bình thường, dẫn đến khó khăn trong khâu
xử lý hàng tồn kho.
Chi phí trên mỗi đơn vị sản xuất (CPU) tăng 4-12% mỗi
năm cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics do
thiếu các chính sách phát triển bền vững để đáp ứng nhu
cầu tăng trưởng của thị trường nội địa. Dù thế, các doanh
nghiệp vẫn chưa xác định rõ được nguồn gốc của các chi
phí phát sinh, dẫn đến C2C tiếp tục bị kéo dài không kiểm
soát đối với một số ngành, gây thâm hụt vốn cho các hoạt
động đầu tư khác.

PwC Việt Nam 25



×