Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Quan điểm trái chiều của học sinh, phụ huynh và giáo viên về tình yêu học đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.66 KB, 52 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO – THANH XUÂN
**************

ĐỀ TÀI DỰ THI KHOA HỌC, KỸ THUẬT
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CẤP THÀNH PHỐ
LẦN THỨ BA (NĂM HỌC 2013 - 2014)

Tên đề tài:

QUAN NIỆM VỀ TÌNH YÊU CỦA HỌC SINH THPT HÀ NỘI HIỆN NAY
Lĩnh vực: Khoa học xã hội và hành vi

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TÁC GIẢ:

HD1:

1. Phạm Đình Hùng

Lớp: 11A1

- TS. Nguyễn Thu Anh

2. Đào Thúy Hồng

Lớp: 11D1

- Đơn vị công tác: Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock


3. Lê Thị Thu Phương

Lớp: 11D2

HD2:
- Ths. Phạm Thị Thu Duyên
- Đơn vị công tác: THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân

Hà Nội, tháng 12 năm 2013

-1-


LỜI CẢM ƠN
Đề tài được hoàn thành với sự giúp đỡ, cộng tác trong công tác khảo sát điều
tra của quý Ban Giám hiệu, thầy cô giáo, phụ huynh và học sinh của 04 trường
THPT ở Hà Nội và sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của TS Nguyễn Thu Anh Viện nghiên cứu Y khoa Woolcock và Ths. Phạm Thị Thu Duyên - Trường THPT
Trần Hưng Đạo - Thanh Xuân. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ
quý báu, tận tình đó.
Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Quý Ban Giám hiệu, tập thể
các thầy cô giáo Trường THPT Trần Hưng Đạo - Thanh Xuân đã giúp đỡ, tạo điều
kiện, góp ý nhận xét để chúng tôi có thể hoàn thành đề tài này.

-2-


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong đời sống tình cảm của mỗi người, bên cạnh những tình cảm thiêng
liêng, giản dị như tình cảm gia đình, tình thầy trò, tình bạn,… thì tình yêu lứa đôi

luôn có một vị trí đặc biệt và ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống cá nhân. Tình yêu
được coi là nguồn động lực giúp con người vươn lên, tạo ra những sắc màu mới mẻ
trong cuộc sống, những điều thú vị, những niềm vui rất riêng. Tình yêu có khi được
tạo nên từ những gì bình thường, giản dị nhất, đôi khi chỉ là ở cạnh nhau, một
người lắng nghe còn một người chia sẻ,… Bất kì ai thuộc tầng lớp nào, dù giàu hay
nghèo, thuộc giới tính nào, độ tuổi ra sao hay ở những vùng miền khác nhau cũng
đều có quyền được yêu, được mưu cầu hạnh phúc cá nhân. Tình yêu có thể là sự
dịu ngọt nhưng cũng có thể là sự mù quáng khiến ta có những bước đi sai lầm trong
cuộc sống, có những hành động không đúng đắn.
Đặc biệt là tình yêu ở tuổi học trò, nó có thể giúp mỗi học sinh hoàn thiện
mình theo hướng tích cực: suy nghĩ tốt hơn, biết phấn đấu, biết lo toan. Nhưng
cũng có khi, chính tình yêu lại khiến cho chúng ta học hành sa sút, bỏ bẵng đi sự
nghiệp, nhiều lúc còn sinh ra những cuộc cãi vã không đáng có, thậm chí là đưa
chúng ta vào những “hố sâu” của những sai lầm đáng tiếc, khiến ta có những bước
đi lệch lạc và những hành động tiêu cực.
Chính vì vậy, phần lớn mọi người đều cho rằng, việc học sinh ở lứa tuổi THPT
yêu là không thích hợp. Bởi ở độ tuổi này, học sinh vẫn có những suy nghĩ còn
chưa chín chắn, cách nhìn nhận còn giản đơn, vì thế mà trong tình yêu, học sinh dễ
mắc phải những sai lầm không đáng có, nó có thể khiến cho học sinh xao nhãng
trong học tập, cá biệt có những học sinh có suy nghĩ, hành vi lệch lạc, quan hệ tình
dục trước hôn nhân dẫn đến bạn gái có thai ngoài ý muốn, hay đưa đến những hành
vi phạm tội nghiêm trọng,… Tuy vậy, cũng có một số người có suy nghĩ “thoáng”
hơn khi cho rằng học sinh có thể yêu trong lúc còn đi học vì ai cũng cần sự quan
tâm, chia sẻ. Và trong thực tế, đâu đó vẫn có những tình yêu lại là động lực, là sự
vươn lên, tiến bộ, cùng giúp đỡ nhau trong công việc, học tập, cùng nhau vượt qua
khó khăn, cùng phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi.
-3-


Đề tài nghiên cứu của chúng tôi, trước hết là điều tra sơ bộ về quan niệm tình

yêu của học sinh THPT ở Hà Nội hiện nay, từ đó, mong muốn phần nào là lăng
kính để giúp mỗi bạn học sinh sẽ có một cái nhìn đúng đắn về tình yêu và cũng qua
đó để các bậc phụ huynh, thầy cô giáo và xã hội hiểu được tình yêu ở lứa tuổi học
sinh hiện nay và có những đồng cảm, chia sẻ, định hướng giúp cho học sinh được
thực sự là chính mình, được thể hiện mình và được phát triển lành mạnh, tích cực
theo đúng nhu cầu tâm sinh lý lứa tuổi.
Với những lý do nói trên, và do điều kiện, khả năng nghiên cứu là có hạn,
chúng tôi đã chọn vấn đề “Quan niệm về tình yêu của học sinh THPT Hà Nội hiện
nay” làm đề tài dự thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh THPT năm học
2013-2014.
2. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ quan niệm về tình yêu, đặc biệt là về quan hệ tình dục ở lứa tuổi học
trò, của học sinh THPT ở Hà Nội hiện nay, từ đó định hướng dẫn dắt học sinh có
quan niệm đúng đắn, lành mạnh về tình yêu.
- Nêu lên thực trạng về tình yêu và quan hệ tình dục ở lứa tuổi học sinh THPT
ở Hà Nội hiện nay.
- Đề xuất đến cha mẹ, thầy cô và các nhà quản lý giáo dục những biện pháp
giáo dục phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh nhằm định hướng cho học sinh
có lối sống, tình yêu trong sáng, lành mạnh, tích cực.
3. Ý nghĩa của đề tài
Thông qua bài nghiên cứu, chúng tôi mong muốn giúp mọi người, nhất là các
bạn học sinh hiểu được quan niệm về tình yêu của học sinh THPT ở Hà Nội hiện
nay với những góc nhìn, cách nhận thức khác nhau. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu
cũng là định hướng dẫn dắt các học sinh THPT về những vấn đề xung quanh
chuyện tình yêu, mà trong đó, vấn đề “nóng hổi”, đáng được quan tâm hơn cả là
vấn đề tình dục trước hôn nhân. Bài nghiên cứu của chúng tôi dựa trên những quan
niệm của các bạn học sinh, của thầy cô, cha mẹ…về vấn đề tình dục trong tình yêu
hiện nay, nhằm đưa ra cái nhìn thiết thực, đúng đắn nhất tới các bạn học sinh.
Chẳng hạn như: Liệu có phải hiện nay giới trẻ luôn cho là “tình yêu phải đi liền với
tình dục?”, và liệu rằng việc quan hệ tình dục trong khi đang còn ngồi trên ghế nhà

trường có nên hay không khi mà ta chưa đủ nhận thức, chưa biết cách tự bảo vệ
-4-


mình trong những trường hợp như vậy. Hay như theo một số ý kiến cho rằng việc
quan hệ tình dục khi chưa đến tuổi vị thành niên sẽ đi trái với chuẩn mực đạo đức,
làm lệch lạc thuần phong mỹ tục của người Việt Nam? Vì vậy, bài nghiên cứu của
chúng tôi tuy không hẳn được coi là “điểm tựa” nhưng là những gợi ý, đưa ra
những lời khuyên, cách nghĩ tích cực nhất để phần nào giúp mọi người có những
hiểu biết riêng, làm mới mẻ cái nhìn của mọi người, đặc biệt là học sinh THPT và
các bậc phụ huynh, thầy cô,…trong vấn đề tình yêu.
Bên cạnh việc giúp cho các bạn lứa tuổi THPT có cách nhìn nhận, đánh giá
tích cực thì bài nghiên cứu của chúng tôi cũng mong muốn phần nào đề xuất những
hướng hành động, hướng mọi người đến những hành vi, thái độ đúng đắn trong tình
yêu. Đó không chỉ là “kim chỉ nam” dành cho những bạn học sinh THPT trong
tình yêu tuổi ô mai là: Làm sao cho các bạn có cách thể hiện đúng trong tình yêu,
cách nhìn nhận tình yêu theo đúng nghĩa của nó và có những quan niệm đúng đắn,
những “bước đi” bền vững trong tình yêu, nhất là trong vấn đề tình dục - một vấn
đề khá nổi trội hiện nay trong tình yêu giới trẻ, mà không hẳn ai trong số chúng ta
cũng có đủ khả năng nhận thức được hết điều đó. Không những thế, bài nghiên cứu
còn đề xuất những phương hướng đến cả cha mẹ, thầy cô, đến bản thân học sinh và
đến xã hội, cụ thể hơn như mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể tạo điều
kiện tốt nhất để triển khai các lớp học về giáo dục giới tính hay đưa môn học giáo
dục giới tính vào trong trường học như một môn học ngoại khóa hay giáo dục ngoài
giờ lên lớp, cần có giáo trình cụ thể hoặc tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa
đưa học sinh thăm quan các bệnh viện…, các buổi trò chuyện của bác sĩ, chuyên
gia tâm lý về vấn đề này,… hoặc trường học thành lập các câu lạc bộ giới tính cho
học sinh.
4. Tổng quan tài liệu
Nghiên cứu về đề tài tình yêu và những vấn đề xoay quanh chuyện tình yêu,

đã có nhiều bài báo, công trình nghiên cứu, bài luận … đề cập đến vấn đề này và
phần nào đã đưa ra những góc nhìn riêng giúp người đọc thấu hiểu được.
Trong cuốn “Ngôn ngữ cử chỉ và tín hiệu tình yêu” [4], tác giả Phạm Thị
Tuyết đã phân tích các giai đoạn của tình yêu và cho rằng tình yêu bắt đầu từ bất cứ

-5-


những gì ta có thể nhận thấy. Từ ánh mắt, nụ cười cho đến cái siết tay thật chặt hay
nụ hôn nồng thắm đều mang đậm ngôn ngữ tình cảm yêu thương.
Tác giả Helen E. Fisher – giáo sư tại đại học Rutgers, Mỹ, được coi là một
chuyên gia hàng đầu về sinh học của tình yêu và sự hấp dẫn, hiện đang là học giả
tham chiếu nhất trong cộng đồng nghiên cứu về tình yêu. Trong các cuốn sách của
mình như: “Tại sao chúng ta yêu? Bản chất và hóa học của tình yêu lãng mạn”,
“Giải phẫu học của tình yêu” đã đề cập đến vấn đề tình dục trong tình yêu và phân
tích cảm xúc của tình yêu lãng mạn, mãnh liệt.
Theo Robert Sternberg, trong cuốn “Tam giác tình yêu” đã khái quát rằng
tình yêu bao gồm 3 yếu tố hay nói cách khác là mô tả tình yêu trong mối tương
quan của con người thông qua 3 thành tố cơ bản: Tình thân mật, đam mê và sự cam
kết. Ông cũng cho rằng hình thức lý tưởng cho một cặp đôi là gồm 3 yếu tố đó.
Chúng tôi xin trích dẫn một phần ý kiến này của nhà tâm lý như là dẫn chứng cho
bài nghiên cứu của chúng tôi thêm đầy đủ: “Ưa thích/ tình bạn (Liking): Trường
hợp này sự thân thiết, ưa thích biểu hiện tính chất của tình bạn thật sự. Qua đó một
người cảm thấy có sự an toàn, ấm áp và gần gũi với người kia nhưng không hề có
sự đam mê hay ý định gắn bó lâu dài”.
Bằng cách chỉ ra, phân loại và so sánh các dạng của tình yêu, ông đã cho ta
thấy những vấn đề thiết yếu xung quanh vấn đề tình yêu. Tuy nhiên, đây chỉ là vấn
đề nghiên cứu rất chung, không phải là của riêng cá nhân, thành phần, lứa tuổi nào
cả. Vì vậy, bài nghiên cứu chưa chuyên sâu và chưa thích hợp với lứa tuổi học sinh
trung học ngày nay (vì còn quá nhiều từ ngữ chuyên môn, những định nghĩa, quan

niệm sâu xa…).
Còn trong cuốn “Ứng xử vởi trẻ tuổi vị thành niên” [2] có đề cập đến vấn đề
thuộc một phần nghiên cứu của chúng tôi- “Bạn nên thái độ thế nào về vấn đề tình
dục ở trẻ tuổi vị thành niên” thì cho rằng “ Bản năng sinh dục của con người tồn tại
với muôn màu muôn vẻ và ở nhiều nhóm tuổi, tùy thuộc vào những trường hợp cá
nhân.” Sách cũng đặt ra một câu hỏi mà rất nhiều người hiện nay đang thắc mắc và
bài nghiên cứu của chúng tôi cũng cần giải đáp đó là “ Nên thế nào trước nguy cơ
mang thai ở con trẻ”. Một trong những câu trả lời đó là “Mang thai ở tuổi vị thành
niên có nghĩa là kết thúc tuổi thơ ấu” và lời khuyên tốt nhất cho cha mẹ đó là “họ
-6-


nên ngồi lại với con trước khi xảy ra chuyện mang thai…. Nói cho con biết về nguy
cơ của việc mang thai và các cách phòng ngừa, không nhất thiết có nghĩa là bạn dung
thứ cho việc con mình quan hệ tình dục.”
Ngoài ra, đã có một vài luận văn nghiên cứu về vấn đề tình yêu và tình dục ở
sinh viên hiện nay. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đề cập một cách đầy đủ và có
hệ thống đối với quan niệm về tình yêu của học sinh THPT ở Hà Nội hiện nay. Do
đó, chúng tôi - những người thực hiện bài nghiên cứu này rất mong có thể mang
đến cho các bạn học sinh, cũng như các bậc phụ huynh và thầy cô giáo hiểu thêm
phần nào về vấn đề tình yêu và tình dục ở học đường để mọi người có những định
hướng đúng đắn cho cách suy nghĩ và hành vi của mình trước vấn đề tình yêu ở lứa
tuổi học sinh THPT.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Thiết kế nghiên cứu: Điều tra xã hội học theo phương pháp nghiên cứu
cắt ngang.
5.2. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh THPT lớp 10, 11, 12.
5.3. Địa điểm nghiên cứu
- Phạm vi khảo sát là một số trường THPT ở Hà Nội (khu vực nội thành Hà Nội).

- Chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra cho một số lớp học sinh khối 10,
khối 11 và khối 12 của các trường sau:
+ Chọn một trường THPT công lập có điểm tuyển sinh đầu vào cao
+ Chọn một trường THPT công lập có điểm tuyển sinh đầu vào ở mức trung bình
+ Chọn một trường THPT ngoài công lập có điểm tuyển sinh đầu vào cao
+ Chọn một trường THPT ngoài công lập có điểm tuyển sinh đầu vào ở mức
trung bình.
5.4. Thời gian nghiên cứu
- Từ tháng 6/ 2013 đến tháng 12/ 2013.
5.5. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
a) Định lượng
- Thành phần: học sinh lớp 10, 11, 12 ở một số trường THPT tại Hà Nội,
trong đó có 1 lớp 10, 1 lớp 12 và 4 lớp 11. Các lớp này được chọn ngẫu nhiên. Học
sinh lớp 10 và lớp 12 là đối tượng để so sánh, đối chiếu một số thông tin so với đối
-7-


tượng học sinh lớp 11 (do học sinh lớp 11 đã có sự phát triển về trí tuệ và đặc biệt
là cảm xúc tương đối ổn định, các bạn cũng đã quen với môi trường THPT và có sự
biến đổi tâm lý chuyển giao giữa các cấp học ít hơn so với học sinh lớp 10 và lớp 12).
Mỗi học sinh sẽ được phát 1 phiếu khảo sát.
b) Định tính
Để hiểu sâu sắc vấn đề nghiên cứu, chúng tôi sẽ tiến hành thảo luận nhóm
với 5 nhóm học sinh nam và 5 nhóm học sinh nữ. Buổi thảo luận có ghi tóm tắt và
tổng hợp, phân tích dữ liệu.
5.6. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin
- Sử dụng bảng câu hỏi điều tra
- Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm (6-10 người)
5.7. Quản lý và phân tích số liệu
a) Định lượng

Sử dụng phần mềm M.S. Excel
- Làm sạch và nhập số liệu vào excel
- Tính phần trăm và vẽ biểu đồ
- So sánh theo: giới tính, khối lớp, đặc điểm trường, …
b) Định tính
Liệt kê, trích dẫn các câu nói, vẽ hình mẫu người yêu lí tưởng, thăm dò, chụp
ảnh một số thực trạng về việc yêu và quan hệ tình dục của học sinh.
5.8. Đạo đức trong nghiên cứu
Học sinh, các thầy cô giáo và phụ huynh tham gia nghiên cứu là hoàn toàn tự
nguyện và được giữ bí mật về danh tính.
6. Kế hoạch nghiên cứu

Công việc

Thời gian dự kiến

1. Dự thảo và hoàn thiện đề cương nghiên cứu

1/6/2013 – 15/7/2013

2. Xây dựng bộ câu hỏi và các phiếu điều tra

15/7/2013 – 10/8/2013

3. Phát phiếu điều tra và thu thập thông tin

20/8/2013 – 15/9/2013

4. Xử lý và phân tích dữ liệu thu thập được


16/9/2013 – 21/10/2013

5. Xây dựng nội dung đề tài nghiên cứu

20/8/2013 – 20/11/2013
-8-


6. Lấy ý kiến góp ý về nội dung đề tài

21/11/2013 – 5/12/2013

7. Chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện nội dung đề tài

5/12/2013 – 10/12/2013

-9-


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm của người tham gia nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu với những người tham gia là học sinh, giáo
viên và phụ huynh đến từ bốn trường THPT tại Hà Nội như đã trình bày ở mục 5.3.
Địa điểm nghiên cứu trong phần Mở đầu ở trên.
1.1. Đặc điểm của học sinh tham gia nghiên cứu
Tổng số học sinh tham gia nghiên cứu là 210 bạn, đến từ 4 trường, ở một số
lớp 10, 11 và 12 ban cơ bản và nâng cao, trong đó có một lớp khối 10 với 28 học
sinh, còn lại phần lớn là học sinh lớp 11 và 12, vì ở khối lớp này, các em đã quen
với môi trường học tập và đã có những suy nghĩ, cách nhìn chín chắn hơn so với
học sinh lớp 10 hay học sinh cấp THCS.

Trong số 210 học sinh tham gia nghiên cứu thì học sinh nam chiếm 43% và
học sinh nữ chiếm 57%.

Biểu đồ 1.1. Tỉ lệ phần trăm học sinh nam và nữ tham gia nghiên cứu
Về thể chất, do là học sinh ở thành phố nên các bạn tương đối lớn và sức khỏe
đảm bảo, chiều cao và cân nặng nhìn chung là chuẩn hoặc vượt chuẩn. Về tư duy,
trí tuệ thì chúng tôi đã tính toán và chọn mẫu bốn trường THPT với các điểm đầu
vào khác nhau để có cái nhìn sơ bộ và tương đối về khả năng học tập của các bạn
học sinh. Học sinh đều ở trong khu vực nội thành Hà Nội.
Về xếp loại hạnh kiểm, đa phần học sinh được xếp loại hạnh kiểm của năm
học trước là tốt và khá, cụ thể học sinh đạt hạnh kiểm tốt chiếm tỷ lệ 71,43%, hạnh
kiểm khá 23,21%, hạnh kiểm trung bình 4,17% và hạnh kiểm yếu là 1,19%.

- 10 -


Biểu đồ
1.2. Tỉ lệ phần trăm xếp loại hạnh kiểm học sinh năm học trước
1.2. Đặc điểm của giáo viên tham gia nghiên cứu
Tổng số giáo viên tham gia nghiên cứu là 143 người, đến từ 4 trường học nêu
trên, bao gồm 2 trường công lập và 2 trường ngoài công lập. Phần lớn các thầy cô
tham gia nghiên cứu đã hoặc đang làm công tác chủ nhiệm (chiếm tỉ lệ 96%) và
tham gia giảng dạy các bộ môn trong nhà trường như: Toán, lý, hóa, Anh văn, sinh,
sử, địa, giáo dục công dân, công nghệ.
Đa số là giáo viên có độ tuổi từ 35 đến 50, có thâm niên nghề nghiệp, khả
năng sư phạm tốt, và chỉ khoảng 1/3 trong số đó là giáo viên nam, còn lại là giáo
viên nữ.
Một đặc điểm nữa là các giáo viên trong các trường nghiên cứu đều rất nhiệt
tình, có trách nhiệm và có tâm huyết trong công tác giảng dạy, giáo dục.
1.3. Đặc điểm của phụ huynh tham gia nghiên cứu

Tổng số phụ huynh tham gia nghiên cứu là 222 người, là phụ huynh đại diện
cho 4 trường học đã nêu trên, trong đó số người là bố chiếm 39%, mẹ chiếm 61%.
Các phụ huynh tham gia nghiên cứu cũng là phụ huynh của chính những học sinh
mà chúng tôi đã phát phiếu điều tra ở các lớp thuộc 4 trường học trên. Chúng tôi
cũng phát phiếu điều tra cho mỗi phụ huynh để thu thập ý kiến và có những đánh
giá sơ bộ về suy nghĩ và sự quan tâm đến tình cảm của con cái họ, và có đối chiếu
một số thông tin do phụ huynh, học sinh và giáo viên cung cấp.

- 11 -


2. Thực trạng về tình yêu và tình dục của học sinh THPT
2.1. Thực trạng về tình yêu tuổi học sinh
Như trên đã nói, chúng tôi tiến hành điều tra về tình yêu của học sinh THPT ở
4 trường, trong tổng số 210 học sinh tham gia điều tra, có 43% là học sinh nam và
57% là học sinh nữ.

Biểu đồ 1.3. Tỉ lệ phần trăm học sinh đã, đang hoặc chưa có người yêu.
Phân tích số liệu ở biểu đồ 1.3 cho thấy, có 48% số học sinh tham gia nghiên
cứu cho biết chưa có người yêu, số đã từng và đang có người yêu là 52%. Như vậy,
việc có người yêu ở lứa tuổi học sinh THPT là khá phổ biến. Nhìn vào biểu đồ
chúng ta cũng thấy có sự chênh lệch tương đối lớn giữa số học sinh đang có người
yêu với số học sinh đã từng có người yêu, số đang có là 5,4% và số đã từng có là
46,6%! Câu hỏi đặt ra là liệu tình yêu ở lứa tuổi học sinh THPT có bền chặt hay
không? Và đâu là nguyên nhân chính dẫn đến việc các bạn sớm chia tay nhau theo
kết quả điều tra này?
Việc học sinh yêu khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường thì thầy cô giáo và
phụ huynh học sinh có biết và có quan tâm đến vấn đề này hay không?
Theo phiếu điều tra thì chỉ có 1,9% số giáo viên được hỏi cho biết là không để ý
đến việc học sinh yêu, còn lại 30,2% số giáo viên cho biết là có quan tâm và có biết

hết các trường hợp học sinh lớp mình dạy đang yêu và 68% giáo viên có quan tâm
nhưng không biết hết số trường hợp học sinh ở lớp mình dạy có yêu hay không.
Về phía phụ huynh: có 62% phụ huynh được hỏi cho rằng con mình chưa có
người yêu, 14% cho rằng con mình đã từng có người yêu và 15% khẳng định con

- 12 -


mình đang có người yêu; và có tới 9% phụ huynh không biết con mình có người
yêu hay không.
Ở đây có sự đối chiếu một cách tương đối giữa hai thông tin mà học sinh và
phụ huynh cung cấp. Câu hỏi đặt ra là: Các bậc phụ huynh có thực sự biết và hiểu
được nhu cầu về tình yêu của con mình hay chưa? Liệu học sinh có tâm sự chuyện
tình cảm của mình với bố mẹ, thầy cô giáo hay không và bố mẹ có thực sự quan
tâm đến chuyện tình yêu của con cái hay không?

Biểu đồ 1.4. Tỉ lệ phần trăm học sinh yêu theo sự phản ánh của phụ huynh
Như vậy, phần đông các bậc phụ huynh có sự tin tưởng là con mình không yêu
ở lứa tuổi này. Tuy nhiên, ta cũng có thể thấy có 29% phụ huynh cũng quan tâm và
biết đến việc con mình đã yêu, nhưng so sánh với số 52% học sinh thừa nhận mình
đã và đang yêu thì hai số liệu này cũng còn vênh nhau. Từ đó cho thấy phụ huynh
cũng chưa thực sự quan tâm đến chuyện tình cảm của con mình và có thể khẳng
định rằng đa phần là các bạn học sinh cũng không tâm sự với cha mẹ về chuyện
tình yêu của mình.
Trong khảo sát của chúng tôi về việc con cái có hay trao đổi chuyện bạn bè và
vấn đề tình cảm với bố mẹ hay không, 12,6% phụ huynh nói không bao giờ, 12,1%
- 13 -


phụ huynh cho biết con mình rất ít khi trao đổi vấn đề này với mình, hai con số này

liệu có đáng báo động? Có 51,4% phụ huynh cho biết thỉnh thoảng con trao đổi với
họ và 22,9% là thường xuyên trao đổi.
Lý do vì sao học sinh lại rất ít khi trao đổi với cha mẹ về tình cảm bạn bè khác
giới, chúng tôi cũng hiểu một phần nguyên do, bởi vì, hầu hết các phụ huynh cho
biết rất ít khi hoặc không bao giờ trao đổi với con về vấn đề tình yêu, tình dục,
chính vì lẽ đó, các bạn học sinh rất ngại ngần khi chia sẻ vấn đề đó với bố mẹ mình.
Điều đó vô hình chung đã tạo ra một khoảng cách giữa các bạn với gia đình mình
trong việc chia sẻ, tâm sự về tình yêu.
Bảng 1.1. Việc trao đổi vấn đề tình yêu, tình dục giữa phụ huynh và con cái

Chưa bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Phụ huynh trao
đổi với con

48,90%

11,80%

57,30%

15,70%

Học sinh trao

đổi với bố mẹ

12,60%

13,10%

51,40%

22,90%

Biểu đồ 1.5. Việc trao đổi vấn đề tình yêu, tình dục giữa phụ huynh và con cái
Có khoảng ¼ phụ huynh/thầy cô ngăn cản khi biết học sinh yêu, đặc biệt có tới 1113% học sinh không quan tâm xem phụ huynh hay thầy cô có ngăn cản tình yêu
- 14 -


của học sinh không. Có đến 23,3% phụ huynh nhờ thầy cô giáo giúp đỡ khi biết
con em mình yêu, 57% phụ huynh khuyên nhủ nhẹ nhàng, động viên con có suy
nghĩ tích cực trong tình yêu và 12,6% phụ huynh ủng hộ nhưng nhắc nhở để con
mình không sa sút việc học tập.
Khi các bạn học sinh gặp những vấn đề trục trặc trong tình yêu, họ tìm nguồn
hỗ trợ từ đâu?
Theo số liệu chúng tôi thu thập được, khi gặp rắc rối trong chuyện tình yêu thì
có tới 39,5% học sinh nhờ bạn bè tư vấn, 22,4% tự giải quyết, 13,2% nhờ bố mẹ,
1,3% nhờ thầy cô và 1,8% nhờ sự tư vấn của chuyên gia tâm lý.

1. Tự giải quyết
2. Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè
3. Nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ
4. Nhờ sự giúp đỡ của thầy cô
5. Nhờ tư vấn bởi chuyên gia tâm lý

Biểu đồ 1.6. Hỗ trợ giải quyết các vấn đề trong tình yêu của học sinh
Ở đây có một thực tế là khi có vấn đề thì học sinh tìm bạn để tâm sự, nhưng
giáo viên và phụ huynh lại nghĩ là các bạn tìm đến giáo viên, trong khi tỉ lệ tìm đến
giáo viên để chia sẻ là tương đối ít (chỉ có 1,3%). Theo kết quả điều tra thì bản thân
học sinh muốn và cần sự tâm sự, sẻ chia và giúp đỡ từ phía gia đình nhiều hơn là từ
trường học, từ thầy cô.
2.2. Thực trạng về quan hệ tình dục trong tình yêu của học sinh
Kết quả điều tra cho thấy, đại đa số các bạn học sinh chưa quan hệ tình dục
nhưng có tới gần 50% các bạn đều biết một số trường hợp đã quan hệ tình dục ở
- 15 -


lứa tuổi THPT. Đây là một con số không hề nhỏ và rất đáng báo động. Con số này
phần nào cho thấy một thực trạng đó là việc quan hệ tình dục ở học sinh THPT là
phổ biến hiện nay và không còn là một vấn đề tế nhị, kín đáo, ít người biết như
trước đây nữa. Hỏi về cha mẹ có thường xuyên tâm sự với con cái của mình về vấn
đề tình dục hay không thì thật đáng buồn là có đến 27,3% phụ huynh lơ là trong
việc quản lý con cái và không hề tâm sự với con cái mình. Theo [10] đã đưa ra một
bài viết thực sự có ý nghĩ trong cuộc sống hiện nay, đưa ra những cái nhìn mới mẻ
cho không chỉ riêng học sinh mà quan trọng hơn cả là đối với tất cả các bậc phụ
huynh – “Thời điểm bố mẹ nên nói chuyện với con về giới tính”. Bài báo cho rằng
“Trong một buổi thảo luận về vấn đề tình dục ở tuổi vị thành niên, khi chuyên gia
tâm lý đặt câu hỏi, một số học sinh 13, 14 tuổi thú nhận từng quan hệ tình dục
nhiều lần với bạn chung lớp. Song hầu hết các em này cho biết cha mẹ chưa bao
giờ dạy chúng về chuyện giới tính, tình yêu. Tất cả những gì các em biết và thực
hiện đều do tìm hiểu từ bạn bè hoặc trên mạng Internet, phim ảnh…”. Đó thực sự là
điều đáng báo động. Có thể cha mẹ e dè trong chuyện đó, cũng có thể cho rằng các
bạn tự nhận thức được trong chuyện tình yêu nên hoàn toàn bỏ mặc, không để tâm
đến những vấn đề về tâm tư tình cảm của con cái mình- “Tuy nhiên nhiều phụ
huynh thường tỏ ra ngượng ngùng, rụt rè mỗi khi chạm đến vấn đề giới tính của

con. Thậm chí một số người còn xem đó là điều xấu xa, tội lỗi nên tỏ vẻ bực bội khi
nghe con trẻ bày tỏ những thắc mắc về chuyện giới tính, tình yêu”. Nhưng đó lại
hoàn toàn là một sai lầm lớn. Trong bài viết đó, lấy ý kiến của chuyên gia tâm lý
Trần Đăng Thảo thì “bản chất của trẻ con thích tò mò, khám phá, nếu không được
cha mẹ hướng dẫn, chúng có xu hướng hỏi bạn bè hoặc tìm kiếm thông tin trên
mạng. Từ đó dẫn đến nguy cơ trẻ tìm đến các trang web đồi trụy và tiêm nhiễm
những hành vi tình dục lệnh lạc hoặc tham gia hoạt động tình dục sớm để lại những
hệ lụy đáng tiếc ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.” Vì vậy, cha mẹ cần cởi lòng
hơn trong những vấn đề như vậy, để giúp đỡ con cái mình, tạo điều kiện cho chúng
có được những kĩ năng tốt nhất, đừng cho đó là ngại ngùng là không nên- “Vì thế
lời khuyên cho cha mẹ là hãy nói với con trẻ về tình dục ngay khi chúng còn nhỏ,
đừng đợi đến khi chúng thực hiện hành vi tình dục rồi mới nói thì đã muộn một
bước rồi. Tiếp tục đề cập đến vấn đề này, chúng tôi thắc mắc rằng, nếu cha mẹ biết
con mình đã quan hệ tình dục ở lứa tuổi học sinh rồi thì sẽ giải quyết ra sao? Có
- 16 -


3,2% phụ huynh đưa ra câu trả lời là đánh và mắng chửi con cái, thậm chí gay gắt
hơn cả là từ mặt con. Đa số phụ huynh chọn cách cư xử là tâm sự, trao đổi và
khuyên nhủ con cái hay là quan tâm, trao đổi vấn đề giới tính với con nhiều hơn để
con hiểu và biết cách bảo vệ sức khỏe bản thân (96,4%). Trao đổi về vấn đề này,
tiến sĩ Ngô Xuân Điệp, trưởng khoa tâm lý Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh cho rằng “Tâm lý trẻ là cái gì càng cấm đoán, chúng sẽ càng để ý, càng trêu
chọc. Chúng ta nên để bọn trẻ tự nhiên, quan trọng là dạy chúng các kỹ năng ứng
phó trước việc bị lạm dụng và kỹ năng phòng tránh thai, các bệnh lây qua đường
tình dục. Khi dạy trẻ cần tuyệt đối tránh kiểu đạo đức hình thức”.
Khi học sinh được hỏi về việc có biết việc các bạn của mình có quan hệ tình
dục hay không thì có tới 20,7% số học sinh cho biết bạn mình đã có quan hệ tình
dục; 33,7% cho biết bạn mình chưa quan hệ tình dục và 41,3% nói không biết còn
4,3% học sinh không muốn trả lời câu hỏi này.

Cũng với câu hỏi tiếp theo, chúng tôi phân tích và thấy: số học sinh cho biết
có ít trường hợp học sinh quan hệ tình dục chiếm 18,5%; nhiều 29,1%; không biết
45,7% và không muốn trả lời 2,6%.
Như vậy với hai câu hỏi về việc liệu bạn có biết những trường hợp học sinh có
quan hệ tình dục hay không, chúng tôi nhận thấy có đến gần 50% học sinh cho là biết
việc các bạn của mình đã từng quan hệ tình dục, con số này đã được đề cập ở trên.

- 17 -


Ít

Nhiề
u

Khôn
g

Không muốn
trả lời

biết
Biểu đồ 1.7. Tỉ lệ % học sinh biết hoặc không biết bạn mình đã có quan hệ
tình dục

Biểu đồ 1.8. Tỉ lệ phần trăm học sinh cho biết đã quan hệ tình dục
Trong khi đó, chỉ duy nhất một phụ huynh được hỏi cho biết con mình đã có
quan hệ tình dục, chiếm tỉ lệ 0,62%; số không biết là 11,73% và số trả lời là con
mình chưa quan hệ tình dục là 87,65%.
Còn 3,6% giáo viên được hỏi cho biết là có biết việc học sinh lớp mình dạy

quan hệ tình dục; 90% giáo viên cho là không và 5,4% giáo viên không biết về vấn
đề này.
Qua kết quả điều tra này, chúng ta thấy rằng gần như nhà trường cũng như gia
đình đều không biết hoặc biết rất ít về việc học sinh quan hệ tình dục, đến gần 90%
số cha mẹ và thầy cô được hỏi đều cho rằng học sinh chưa hề quan hệ tình dục,
trong khi điều tra học sinh ở trên (biểu đồ 1.7 và 1.8) thì có thể khẳng định số học
sinh đã quan hệ tình dục phải chiếm đến trên 30%.
Theo điều tra với số lượng hơn 200 học sinh chúng tôi thấy xuất hiện con số
đáng báo động liên quan đến vấn đề quấy rối tình dục đối với học sinh THPT. Số
- 18 -


học sinh thừa nhận mình đã bị sàm sỡ, đụng chạm thân thể là 7,1%, và số học sinh
không muốn trả lời là 19,5%. Chúng tôi đặt ra một câu hỏi là vì sao học sinh lại
không muốn trả lời. Đối tượng học sinh này cũng có thể phần nào được xếp vào
việc các bạn có thể cũng đã bị sàm sỡ, nhưng không muốn nói ra. Vậy, làm phép
cộng hai con số này lại chúng ta được kết quả là 26,6%. Và với mức độ cao hơn, có
đến 4,3% học sinh cho rằng mình đã bị xâm hại tình dục và 13,8% học sinh không
muốn trả lời; tổng hai con số này là 18,1%. Đáng lo ngại là đối tượng lợi dụng thân
thể học sinh thì theo điều tra đưa đến kết quả 87,2% là họ hàng, người thân; 5,1%
là bạn bè (4 phiếu); 5,1% là hàng xóm (4 phiếu); giáo viên, nhân viên trong trường
chiếm 1,3% (1 phiếu).
Bảng 1.2. Tỉ lệ học sinh bị xâm hại thân thể và quấy rối tình dục
Rồi
Học sinh bị sàm sỡ, 7,1% (15 phiếu)
đụng chạm thân thể
Học sinh bị xâm hại 4,3% (9 phiếu)
tình dục

Chưa

73,4%

Không muốn trả lời
19,5% (41 phiếu)

81,9%

13,8% (29 phiếu)

Biểu đồ 1.9. Tỉ lệ học sinh bị xâm hại thân thể và quấy rối tình dục

- 19 -


Như vậy, với vấn đề quấy rối tình dục này cho thấy trách nhiệm của gia đình
rất quan trọng. Trong khi đa phần cha mẹ nghĩ gia đình mình, họ hàng người thân
đều đáng tin tưởng và an toàn thì đến gần 90% học sinh cho rằng chính học hàng và
người thân là đối tượng lợi dụng thân thể các bạn.
3. Quan niệm về tình yêu của học sinh THPT
Mỗi học sinh đều có những suy nghĩ, những quan niệm khác nhau về tình yêu,
do nhận thức, do tác động của gia đình, nhà trường, xã hội và đặc biệt là môi
trường mà học sinh đó được tiếp xúc.
Không chỉ là yếu tố chủ quan do bản thân mỗi người, mà yếu tố khách quan
cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới học sinh THPT. Đó là việc giáo dục
trong nhà trường, gia đình, xã hội và do các yếu tố thời đại. Trước hết, cho chúng
tôi xin phép nói về gia đình đầu tiên. Bởi gia đình được coi là cái nôi, là tổ ấm của
mỗi người, là nơi con người ta sinh ra, được sự dạy dỗ của ông bà, cha mẹ, những
người xung quanh ta. Gia đình là nhân tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ
trẻ ngày nay. Một gia đình tốt, sẽ là môi trường giáo dục tốt, định hướng cho ta với
những bước đi đúng đắn. Chúng ta sống với gia đình, và gia đình chính là cái

gương để ta soi vào mà học tập. Một cái gương mờ, làm cho hình ảnh của ta cũng
nhạt nhòa theo. Nhưng cái gương sáng, lại khiến ta thấy rõ ảnh của mình trong đó,
thấy ta luôn rạng ngời trong đó. Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ của vấn đề, một
gia đình tốt chưa hẳn con cái đã tốt và con cái tốt có thể không được trưởng thành
trong một gia đình tốt. Gia đình là điểm tựa của con cái, xong điểm tựa ấy phải
thực sự vững chắc. Nếu gia đình không quan tâm đến những vấn đề tình cảm của
con cái hay cho rằng đó thuộc vào sự riêng tư mà cha mẹ không nên can thiệp thì
đó hoàn toàn là một sai lầm. Nếu cha mẹ không quan tâm, con cái có thể sẽ không
có được những định hướng đúng đắn và sẽ là một ảnh hưởng lớn đến tư tưởng, tâm
lý của con cái. Gắn liền với gia đình, được coi là ngôi nhà thứ hai của mỗi người,
nhà trường cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng, tác động trực tiếp đến nhận
thức của thế hệ trẻ ngày nay. Thời gian phần nhiều học sinh chúng ta học tập và rèn
luyện dưới mái trường, nơi đây, ta được gặp gỡ tiếp xúc với biết bao bạn bè, thầy
cô giáo, do đó tác động của thầy cô đối với học sinh là không nhỏ… Trường học
chính là nơi uốn nắn mỗi con người cả về tài và đức. Không chỉ phụ huynh, các
thầy cô cũng vậy, 35,2% các thầy cô đều cho rằng học sinh không nên yêu khi còn
- 20 -


đi học, những sự ngăn cấm này chủ yếu đều vì lo cho các con em mình, mong
muốn chúng có một tương lai tươi sáng. Cuối cùng, bên cạnh gia đình và nhà
trường, tầm nhận thức của con người cũng bị ảnh hưởng do xã hội và thời đại. Tục
ngữ có câu “Gần mực thì đen, gần đen thì rạng”, con người ta, nhất là ở lứa tuổi
giới trẻ - khi chưa đủ nhận thức, khả năng nhận thức chưa cao, dễ bị dụ dỗ, tập
nhiễm theo những điều xấu, sẽ dễ dàng vướng phải những điều không hay trong xã
hội, khi chưa được định hướng sâu sắc. Môi trường xã hội ảnh hưởng phần nhiều
đến mỗi chúng ta, bước chân ra thế giới bên ngoài, mắt thấy tai nghe những điều
trong cuộc sống, vì vậy chúng ta có thể học từ đó những điều tốt nhưng cũng có thể
là cả những điều xấu. Theo điều tra của chúng tôi, rất ít phụ huynh cho rằng tình
yêu của học sinh là từ những rung cảm chân thật, đa phần cha mẹ cho rằng học sinh

yêu là do đua đòi, khoe và thể hiện bản thân, nhiều người có ý kiến là do cảm tính
và do sự bồng bột, rung động nhất thời. Ít phụ huynh chấp nhận việc yêu của con
mình vì họ nghĩ học sinh chưa có đủ vốn hiểu biết và vốn sống, chưa hiểu gì về tình
yêu. Còn giáo viên thì có quan niệm thoáng hơn. Có đến 37,5% giáo viên cho rằng
tình yêu của học sinh xuất phát từ những rung cảm chân thật; 21,7% cho rằng do
học sinh đua đòi, thích thể hiện bản thân; 19,2% giáo viên cho là do học sinh thiếu
thốn tình cảm gia đình và 21,7% nhận định là do nhu cầu tâm sinh lý.
Tuy nhiên, qua phỏng vấn thêm, chúng tôi nhận thấy nhiều học sinh đã có suy
nghĩ khá chín chắn. Các bạn nghĩ tình yêu là sự hòa hợp về cảm xúc, thân thể (bao
gồm cả tình dục), sự rung động không kiểm soát được (các bạn nhắc nhiều đến sự
rung động của trái tim). Thậm chí các bạn còn nghĩ tới tình yêu đồng giới. Xin
được trích dẫn một số ý kiến của học sinh lớp 11 như sau: “Tình yêu là sự rung
động giữa hai con người, là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý, có thể cùng giới
hoặc khác giới”; “Là sự hòa quyện về cơ thể. Một số giác quan kích thích lẫn nhau.
Là chết trong lòng một ít, không kiểm soát được hành động”; “Là sự hòa quyện về
tâm hồn và thể xác, là sự tin tưởng, xuất phát từ tận cùng của con tim, là chết trong
lòng một ít, là sự tê cứng đầu óc, là sự tăng thu nhập cho công ty sản xuất bao cao
su”. Mặc dù bằng những ngôn từ rất “học sinh”, nhưng các bạn cũng đã phần nào
cho thấy sự hiểu biết của các bạn về tình yêu.
3.1. Quan điểm về việc có nên yêu khi còn đi học

- 21 -


Để có câu trả lời về vấn đề này, chúng tôi tiến hành khảo sát với cả ba đối
tượng: học sinh, giáo viên và phụ huynh. Kết quả điều tra được trình bày ở bảng sau.
Bảng 1.3. Quan điểm về việc có nên yêu khi còn đi học của học sinh, phụ huynh và giáo viên
Quan điểm
của học sinh


Quan điểm
của giáo viên

Quan điểm của
phụ huynh

73,2%

11,1%

8,2%

-

-

3,8%

Không đồng ý

12,9%

38,9%

85,3%

Không biết, không trả lời, không
quan tâm

14,0%


50,0%

2,7%

Đồng ý hoặc tùy trường hợp
Bị buộc phải đồng ý

Khi được hỏi: “Là một học sinh, bạn nghĩ có nên yêu khi còn đang ngồi trên
ghế nhà trường không?”, 21,1% số học sinh cho rằng có; 52,1% học sinh cho rằng
tùy từng trường hợp; 14% học sinh trả lời không biết và chỉ có 12,8% học sinh nói
rằng không nên yêu khi còn đang học. 25,8% học sinh cho rằng khi yêu các bạn sẽ
trưởng thành và chín chắn hơn; 45,8% học sinh băn khoăn tùy trường hợp học sinh
có thể trưởng thành hơn hoặc không; 19,4% học sinh không biết và chỉ có 9% học
sinh cho là không trưởng thành hơn khi yêu.
Theo điều tra thì có đến 50% giáo viên không biết, không trả lời hoặc không
quan tâm, trong khi chỉ có 2,7% phụ huynh thuộc diện này. 85,3% phụ huynh
không đồng ý cho con yêu ở tuổi học trò và giáo viên thì là 38,9%. 36,0% phụ
huynh tán đồng với việc ngăn cấm con yêu ở lứa tuổi học sinh; 44,8% phụ huynh
cho rằng tùy từng trường hợp và có 19,2% phụ huynh không đồng tình với việc
cấm đoán đó. Như vậy, nhiều phụ huynh không muốn con yêu khi còn là học sinh
nhưng con số cấm đoán việc yêu của học sinh cũng ít hơn. Nhiều phụ huynh cũng
đã bày tỏ quan điểm và hành động xử lý nhẹ nhàng hơn về vấn đề này.
3.2. Quan điểm về tác động của tình yêu đối với học sinh
Theo điều tra, 25,8% học sinh cho rằng sẽ trưởng thành hơn khi yêu; 45,8%
cho là tùy trường hợp; 9% cho là không và 19,4% nói không biết. Và cũng khoảng

- 22 -



20,1% học sinh cho là việc yêu không ảnh hưởng đến học tập của các bạn; 15,4%
cho biết học có tiến bộ hơn; 47,5% cho là học sa sút; còn lại không cho ý kiến gì.
Về phía giáo viên, 10,3% thầy cô cho là việc yêu có ảnh hưởng tích cực đến
việc học tập của các bạn; 12,1% cho là tiêu cực và 77,6% cho là tùy trường hợp.
Phụ huynh đưa ra những tác động tích cực của tình yêu đối với học sinh như sau:
+ 12,3% phụ huynh cho biết con mình có sự thay đổi tích cực trong việc học
tập. Bên cạnh một số ý kiến cho rằng tình yêu ở tuổi học sinh ảnh hưởng lớn đến
kết quả học tập của mỗi người, là rào cản đến những kết quả tương lai thì không thể
phủ nhận rằng, tình yêu cũng mang lại cho ta những điều kì diệu, mà một trong số
đó là việc thay đổi tích cực trong việc học tập. Người yêu- đôi khi cũng được coi là
người bạn cùng tiến với chúng ta trên con đường của mỗi người, người bạn ấy sẽ
nắm tay ta, sẽ giúp đỡ động viên ta trong việc học, cùng ta phấn đấu vươn lên, cùng
học tập, rèn luyện.
+ 12,3% phụ huynh cho rằng học sinh biết suy nghĩ thấu đáo hơn khi yêu.
Tình yêu dạy cho con người ta trở nên chững chạc, chín chắn và biết suy nghĩ hơn.
+ 22% phụ huynh cho rằng học sinh thay đổi tính tình, trở nên vui vẻ, yêu đời
và quan tâm đến gia đình hơn khi yêu.
+ Và 34,4% phụ huynh coi tình yêu học sinh là những kỉ niệm đẹp của “tuổi ô mai”.
Bên cạnh những tác động tích cực kể trên thì có thể kể đến những tác động
tiêu cực của việc yêu ở lứa tuổi học sinh. 47,5% học sinh cho là học tập sa sút khi
yêu; 14,9% học sinh cho là dễ gây ra các tệ nạn xã hội, dẫn đến các hành vi phạm
tội và 29,1% học sinh đề cập đến vấn nạn an toàn tình dục trong giới trẻ.
Các bậc phụ huynh thì cho rằng, ở lứa tuổi đang đi học, việc học sinh yêu sẽ
khiến các em học hành sa sút (48,2%) và gây ra những hậu quả không mong muốn do
không kiểm soát được bản thân (28%) hoặc dễ gây ra các tệ nạn xã hội (15,2%).
3.3. Quan điểm về người yêu lý tưởng
Chúng tôi phỏng vấn các bạn học sinh về mẫu người yêu lý tưởng và các bạn
cũng đã rất hứng thú với đề tài này. Theo tổng kết, chúng tôi phân ra thành 2 mẫu
lý tưởng với những cá tính, đặc điểm, ngoại hình khác nhau của nam và nữ. Sau đó
- 23 -



chúng tôi đã nhờ chính những học sinh đó phác thảo nên những nét vẽ minh họa người
yêu lí tưởng. Dưới đây xin đưa ra hình minh họa mà các bạn học sinh đã phác ra.

Học sinh nữ thường thích yêu người hơn tuổi mình, lý do vì “Khác tuổi vì họ
lớn hơn mình, chín chắn hơn mình và biết cư xử đúng mực khi hai người đang
yêu”, “Khác tuổi tính cách chững chạc hơn, có quan điểm đúng đắn hơn”, “Khác
tuổi vì nếu người đó hơn tuổi thì sẽ bao dung và không bất đồng quan điểm”. Đó là
tâm sự của nhiều bạn học sinh lớp 11. Một phần không nhỏ nữa thì cho rằng thích
yêu bạn cùng tuổi vì “Bằng tuổi, cùng một thế hệ, dễ hiểu nhau”, “Bằng tuổi, giúp
nhau học tập”. Hơn một nửa số học sinh đều cảm thấy khi yêu sẽ làm cho bản thân
trưởng thành hơn trong cuộc sống. Khi yêu, các bạn thường vẫn quan tâm tới chính
bản thân mình nên thường bất đồng quan điểm về sở thích và tính cách, tuy nhiên,
mỗi khi cần sự giúp đỡ, các bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ lần nhau, về học tập và
nhiều mặt trong cuộc sống. Có tới 62,7% số học sinh sau khi chia tay người yêu
vẫn mong muốn sẽ là bạn bè của nhau, 25,5% là anh em và số còn lại là trở thành
người xa lạ. Tiêu chí chọn người yêu thì có tới 47,2% chọn người có tính cách phù
hợp, 20,8% sự lựa chọn dành cho ngoại hình (dáng chuẩn, đẹp trai, xinh gái,…) số còn
lại là chọn người yêu dựa theo gia đình và sự thông minh, giỏi giang trong học tập.
Theo điều tra cũng cho thấy học sinh bắt đầu yêu từ độ tuổi THCS, thường từ
12 tuổi và các bạn học sinh thích yêu người cùng lớp, cùng trường và cũng khoảng
nửa số thích yêu người khác lớp, khác trường.
- 24 -


Các bạn học sinh thường liên lạc với nhau qua điện thoại và internet. Phần
lớn học sinh liên hệ bằng facebook, coi facebook như một phương tiện để bộc lộ
mình và trao đổi tin tức, tình cảm của mình với bạn bè.


Biểu đồ 1.10. Các cách liên lạc của học sinh
Trong việc bày tỏ cảm xúc, tình cảm của mình, nhiều bạn rất lãng mạn,
nhưng có những bạn đã có xác định đúng đắn cho tình yêu của mình, đó là việc hỗ
trợ nhau tất cả mọi mặt trong đời sống, hỗ trợ nhau học tập và chia sẻ tình cảm với
nhau. Nhưng một số ít nói đến việc “giúp đỡ nhau về vấn đề thể xác”, đây là tâm sự
của học sinh lớp 12!
Bảng 1.4. Cách thể hiện tình yêu của học sinh
Cách thể hiện tình yêu

Thời gian gặp nhau

Tặng quà

24,4%

Ngày nào cũng gặp

36,4%

Lúc nào cũng ở bên nhau

22%

Một tuần vài lần

36,4%

Quan tâm, chia sẻ

29,2%


Một tháng một lần

26%

Giúp đỡ nhau cùng tiến bộ

24,4%

Một năm vài lần

1,2%

Theo kết quả điều tra ở bảng 1.4, chúng tôi có thể dự đoán học sinh thường
yêu người khác trường, ở xa vì có đến 36,4% học sinh cho biết gặp người yêu một
tuần vài lần; 26% học sinh cho biết gặp người yêu một tháng một lần.
3.4. Quan điểm về sự lâu bền và chung thủy của tình yêu
Một số bộ phận giới trẻ chưa hiểu hết, cũng như chưa trang bị một cách đầy
đủ cho mình những tri thức, những kinh nghiệm cần thiết trong cuộc sống. Những
- 25 -


×