Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài (có tình huống)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.05 KB, 12 trang )

Mở đầu
Ngày nay với nền kinh tế thị trường hội nhập, các quốc gia đều hướng tới
mở cửa để cùng hòa nhập với các quốc gia khác phát triển nền kinh tế. đây là một
cánh cửa mở ra một cơ hội to lớn cho những quốc gia tham gia như phát triển nền
kinh tế, giao lưu văn hóa, hội nhập khoa học kỹ thuật ,… chúng ta đều hội nhập
trên tất cả mọi lĩnh vực khác nhau với tất cả các chủ thề khác nhau trên toàn thế
giới vậy nên bên cạnh những thuân lợi cũng xảy ra những bất cập lớn khác nhau,
đặc biệt là sự xung đột giữa các quốc gia với với nhau do sự khác biệt về thể chế
chính trị, quan điểm, quan niệm, chính sách mỗi quốc gia khác nhau, và nếu xảy ra
xung đột thì sẽ giải quyết như thế nào, chủ thể nào sẽ đứng ra giải quyết xung đột
đó một cách triệt để nhất những vấn đề đó? Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này,
nhóm chúng em đã xây dựng một tình huống giả định về tranh chấp dân sự có yếu
tố nước ngoài dưới đây.


1.

Lý thuyết chung
Tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài
Tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài là tranh chấp dân sự phát sinh từ các

quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, là loại vụ việc có sự xung đột về lợi ích giữa
các bên trong một quan hệ pháp lí mà một bên hoặc các bên đưa ra yêu cầu, đòi hỏi
một lợi ích nhất định (quyền hoặc nghĩa vụ). Những tranh chấp này thường là liên
quan đến một bên các chủ thể là người nước ngoài, hoặc người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, hoặc tài sản ở nước ngoài… Ví dụ như tranh chấp về hợp đồng, phân
chia di sản thừa kế, tranh chấp quyền sở hữu đối với tài sản, quyền nuôi con,… có
yếu tố nước ngoài. Việc giải quyết các tranh chấp dân sự thường theo một quy trình
tố tụng phức tạp hơn, được giải quyết tại tòa án.
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 464 Bộ Luật Dân sự 2015, vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài là vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp sau:


Thứ nhất, vụ việc có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ
chức nước ngoài, người nước ngoài ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, có thể là cá
nhân nước ngoài, pháp nhân nước ngoài hoặc quốc gia nước ngoài.
Thứ hai, vụ việc có các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam
nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước
ngoài. Trong trường hợp này, các bên chủ thể tham gia có cùng quốc tịch, nhưng
căn cứ xác lập, thay đổi, phát sinh, chấm dứt quan hệ đó lại xảy ra ở nước ngoài.
Thứ ba, vụ việc có các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam
nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài. Trong trường hợp này. Các


chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự cùng quốc tịch nhưng tài sản liên quan đến
quan hệ đó lại nằm ở nước ngoài.
2.

Thẩm quyền xét xử vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
Do tính chất của một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài luôn liên quan tới

nhiều bên, nên việc giải quyết sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tư pháp
nhiều nước khác nhau dẫn đến xung đột thẩm quyền1. Như vậy, vấn đề đặt ra là cần
phải xác định tòa án của một quốc gia cụ thể sẽ có thẩm quyền giải quyết các tranh
chấp dân sự có yếu tố nước ngoài đó. Để xác định thẩm quyền của mình, khi thụ lý
đơn khởi kiện, Tòa án thường căn cứ vào:
Thứ nhất, các quy định trong điều ước quốc tế như HĐTTTP về quan hệ dân
sự, hôn nhân và gia đình giữa Việt Nam và nước ký kết, …
Thứ hai, nếu không có ĐƯQT về xác định thẩm quyền hoặc có nhưng không
quy định về thẩm quyền thì tòa án Việt Nam sẽ căn cứ vào dấu hiệu xác định thẩm
quyền trong hệ thống văn bản pháp luật trong nước.
a.


Thẩm quyền của tòa án Việt Nam theo các điều ước quốc tế
Việc xác định thẩm quyền xét xử của tòa án trong các HĐTTTP hiện được

phân chia thành các nhóm tranh chấp cơ bản sau:
Thứ nhất, vụ việc liên quan đến quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của vợ
chồng. Đây là các quan hệ pháp lí có tính chất ổn định, lâu dài, vụ việc phát sinh
trong thời kì hôn nhân, nên các hiệp định quy định tòa án có thẩm quyền cũng
thường là tòa án các nước nơi có sự hiện diện của quan hệ nhân thân, tài sản vợ
1 Xung đôt vê thâm quyên (hay con goi la xung đ ôt quyên tai phan) la trương hơp trong m ôt vu vi êc dân sư co yêu
tố nước ngoai, cơ quan tai phan của hai hay nhiêu nước đêu co thể co thâm quyên giải quyêt.


chồng, cụ thể là tòa án nước vợ chồng có quốc tịch chung, tòa án nơi thường trú
chung của vợ chồng hoặc tòa án nơi thường trú của một trong các bên.
Thứ hai, vụ việc li hôn và hủy hôn nhân trái pháp luật. Đối với loại vụ việc
này cũng mang tính chất nhân thân nên theo các hiệp định, tòa án có thẩm quyền
giải quyết ly hôn và hủy hôn nhân trái pháp luật là tòa án nước vợ chồng có quốc
tịch chung, nếu vợ chồng không cùng quốc tịch, thì tòa án nên thường trú chung
của vợ chồng, hoặc tòa án nơi thường trú của một trong các bên đều có thẩm
quyền.
Thứ ba, vụ việc về cấp dưỡng nuôi con. Các hiệp định đều thống nhất quy
định tòa án nơi thường trú của nguyên đơn sẽ có thẩm quyền giải quyết các yêu cầu
về cấp dưỡng nuôi con.
Thứ tư, vụ việc về thừa kế. Thừa kế cũng là một loại việc vừa mang tính chất
nhân thân, vừa mang tính chất tài sản và liên quan đến hiệu lực của di chúc. Cho
nên trong một vụ việc về thừa kế có thể có nhiều tòa án của nhiều nước khác nhau
đều có thể có thẩm quyền. Hầu hết các hiệp định đều dựa trên dấu hiệu quốc tịch
hoặc nơi thường trú của người để lại di sản thừa kế để xác định thẩm quyền trong
trường hợp thừa kế theo pháp luật. Đối với di sản là bất động sản thì tòa có thẩm
quyền là tòa án nơi có bất động sản đó (Điều 42 HĐTTTP Việt – Nga).

Thứ năm, quan hệ nghĩa vụ hợp đồng. Theo các hiệp định, dấu hiệu chung
trong việc xác định thẩm quyền của tòa án đối với các vụ việc phát sinh trong quan
hệ nghĩa vụ hợp đồng là dấu hiệu nơi bị đơn thường trú hoặc nơi bị đơn có trụ sở.
Tòa án của bên kí kết nơi nguyên đơn thường trú hoặc có trụ sở cũng có thẩm
quyền giải quyết, nếu trên lãnh thổ của nước này có đối tượng tranh chấp hoặc tài
sản của bị đơn (Điều 18 HĐTTTP Việt- Trung Quốc). Đồng thời, các hiệp định
cũng quy định tòa án nơi thực hiện một phần nghĩa vụ, hợp đồng cũng có thể có


thẩm quyền. Các bên trong hợp đồng cũng có thể thỏa thuận thay đổi thẩm quyền
giải quyết vụ việc bằng các thõa thuận lựa chọn cơ quan tài phán.
Thứ sáu, vụ việc về trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tòa án có thẩm quyền
trong vụ việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là tòa án bên kí kết nơi xảy ra
hành vi gây thiệt hại và nơi phát sinh hậu quả thực tế gây thiệt hại hoặc tòa án nơi
bị đơn thường trú hoặc có trụ sở nơi có tài sản của bị đơn. Tòa án của bên kí kết
nơi nguyên đơn thường trú hoặc có trụ sở cũng có thẩm quyền giải quyết, nếu trên
lãnh thổ của nước này có tài sản của bị đơn.
Thứ bảy, tranh chấp liên quan đến bất động sản. Do tính chất đặc thù của các
vụ việc liên quan đến bất động sản nên đối với vụ việc này, hầu hết các hiệp định
đều quy định tòa án nơi có bất động sản sẽ có thẩm quyền giải quyết. Pháp luật các
nước cũng thường quy định đây là vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của các tòa
án nơi có bất động sản.
Thứ tám, tranh chấp về lao động. Theo các hiệp định dấu hiệu xác định thẩm
quyền cũng dựa trên dấu hiệu “nơi thực hiện hành vi”, cụ thể là tòa án có thẩm
quyền giải quyết cac tranh chấp này là tòa án của bên kí kết nơi công việc đang, đã
hoặc cần được thực hiện. Đây là cơ sở pháp lí để xác định thẩm quyền của tòa án
nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia nơi công việc được thực hiện. Ngoài ra, tòa án của
bên kí kết nơi bị đơn thường trú hoặc có trụ sở, tòa án nơi nguyên đơn thường trú
hoặc có trụ sở cũng có thẩm quyền giải quyết nếu trên trụ sở này có đối tượng
tranh chấp hoặc tài sản của bị đơn.

b.

Thẩm quyền của Tòa án theo quy định pháp luật Việt Nam.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, việc xác định thẩm

quyền Tòa án Việt Nam đối với vụ việc có yếu tố nước ngoài được quy định tại


Điều 469 về thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc
có yếu tố nước ngoài, Điều 470 về thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam…
Thẩm quyền chung là quy định dựa trên các dấu hiệu chung trong pháp luật tố
tụng các nước để xác định thẩm quyền của Tòa án bao gồm dấu hiệu về lãnh thổ,
về quốc tịch và theo sự lựa chọn của các bên. Điều 469 BLTTDS 2015 đã quy định
cụ thể các dấu hiệu xác định thẩm quyền của tòa án Việt Nam đối với các tranh
chấp dân sự có yếu tố nước ngoài. Việc xác định tòa án cụ thể nào cho một vụ việc
thực tế thì cần tiếp tục căn cứ vào các quy định về xác định thẩm quyền khác của
BLTTDS.
Thẩm quyền riêng của tòa án Việt Nam. Xuất phát từ tính chất đặc thù của
một số vụ việc pháp luật tố tụng Việt Nam có quy định về một số loại vụ việc chỉ
thuộc thẩm quyền riêng của tòa án nước mình. Đây gọi là thẩm quyền riêng biệt
mang tính chất tuyệt đối, tòa án bắt buộc phải tuân thủ. Thông thường, những vụ
việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án là những vụ việc có mối quan hệ gắn
bó với hệ thống cơ quan tài phán đó, quy định này nhằm bảo vệ không chỉ lợi ích
công dân, pháp nhân mà phải tính tới lợi ích quốc gia, bảo vệ trật tự công cũng như
trật tự pháp lí của quốc gia trong quan hệ dân sự quốc tế. Điều 470 BLTTDS đã
quy định rõ về thẩm quyền giải quyết riêng biệt của tòa án Việt Nam. Sau khi xác
định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam theo các quy định tại BLTTDS 2015, tùy
từng loại việc cụ thể, tòa án sẽ áp dụng các quy định về áp dụng thẩm quyền của tố
tụng dân sự thông thường trong nước để xác định tòa án cụ thể trong mỗi loại vụ
việc liên quan.

Tóm lại, việc xác định thẩm quyền của tòa án Việt Nam trong việc giải quyết
các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài có những đặc trưng riêng, phức tạp hơn so
với việc xác định thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết các vụ việc dân sự


khác trong nước và cần thông qua hai giai đoạn: xác định thẩm quyền xét xử quốc
tế và xác định thẩm quyền của tòa án cụ thể trong nước.
Tình huống
Công ty thương mại A kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị xây dựng, có trụ sở
tại Hà Nội ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty B – doanh nghiệp nước
ngoài có trụ sở tại Pháp. Theo như hợp đồng đã ký mà các bên thỏa thuận tại Việt
Nam: “công ty B sẽ bán cho công ty A một số thiết bị xây dựng với tổng trị giá tài
sản là 100 tỷ VNĐ và hàng sẽ được giao đầy đủ cho phía bên A chậm nhất vào
ngày 10/3/2018 tại cảng X”. Trong hợp đồng có ghi rõ về việc xảy ra tranh chấp
Tòa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền giải quyết và áp dụng pháp luật nơi ký kết hợp
đồng là pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, đến ngày như đã thỏa thuận, công ty B đã
không giao đầy đủ hàng hóa theo như yêu cầu đặt ra trong hợp đồng mà cho tới tận
10 ngày sau, công ty B mới đáp ứng đầy đủ số lượng hàng hóa đã giao. Việc này đã
khiến công ty A chịu chi phí bất lợi khi phải bồi thường khoản tiền cho thiết bị còn
thiếu cho công ty khác cũng như khoản tiền thuê xe vận chuyển. Do đó, công ty A
khởi kiện ra Tòa án yêu cầu công ty B bồi thường thiệt hại cho công ty.
1. Xác định tư cách đương sự trong vụ án? Căn cứ pháp lí?
Trước hết, để xác định được tư cách của các đương sự trong vụ án, cần xác
định được quan hệ tranh chấp phát sinh là quan hệ gì? Căn cứ tại Khoản 3 Điều 26
BLTTDS 2015 quy định những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết
của Toà án: “3. Tranh chấp về hợp đồng dân sự”.
Theo đề bài, Công ty thương mại A có trụ sở tại Hà Nội ký kết hợp đồng mua
bán hàng hóa với công ty B – doanh nghiệp nước ngoài có trụ sở tại Pháp. Trong
hợp đồng có ghi rõ về việc xảy ra tranh chấp sẽ áp dụng pháp luật nơi ký kết hợp
đồng là pháp luật Việt Nam, công ty A khởi kiện ra Tòa án yêu cầu công ty B bồi

thường thiệt hại cho công ty A do vi phạm hợp đồng, thuộc quy định tại khoản 3


Điều 26 BLTTDS 2015 về những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa án.
Vụ kiện giữa công ty A và B là vụ án dân sự. Vụ án xuất hiện quan hệ tranh
chấp đó là: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Theo đó, tư cách các đương
sự trong vụ án được xác định theo quy định tại Điều 68 BLTTDS 2015 như sau:
Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ
chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết
vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
Trong vụ án, công ty A khởi kiện ra Tòa án yêu cầu công ty B bồi thường thiệt hại
cho công ty A nên công ty A là nguyên đơn trong vụ án này.
Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan,
tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải
quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị
người đó xâm phạm. Trong vụ án, công ty B giao kết một hợp đồng mua bán hàng
hóa hợp pháp với công ty A, bị kiện đòi bồi thường cho những thiệt hại do hành vi
giao tài sản không đúng thời điểm đã thỏa thuận. Do đó, công ty B là bị đơn trong
vụ án này.
2.

Xác định thẩm quyền của tòa án giải quyết vụ việc đó.
Việc xác định thẩm quyền xét xử quốc tế được thực hiện trước hết dựa vào ý

chí và lợi ích của các bên đương sự để lựa chọn cơ quan tài phán, thông qua việc
khởi kiện của các bên trong việc nộp đơn khởi kiện ra cơ quan tài phán có khả
năng bảo vệ tốt nhất quyền lợi của họ. Tòa án thụ lí đơn khởi kiện dựa trên cơ sở
nguyên tắc luật Tòa án sẽ căn cứ vào các dấu hiệu xác định thẩm quyền xét xử
quốc tế được quy định trong các điều ước quốc tế, văn bản pháp luật về tố tụng của

nước đó để xác định tòa án có thẩm quyền. Như đã phân tích ở trên, để xác định


thẩm quyền của mình, khi thụ lí đơn khởi kiện tòa án thường căn cứ vào hai cơ sở
pháp lí sau:
Thứ nhất, Tòa án có thể căn cứ vào các quy định trog điều ước quốc tế như
các hiệp định tương trợ tư pháp về các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình giữa Việt
Nam và các nước; hiệp định thương mại, hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư,
… để xác định thẩm quyền.
Thứ hai, trong trường hợp không có điều ước quốc tế về xác định thẩm quyền
hoặc có điều ước quốc tế mà không có quy định về thẩm quyền thì tòa án Việt Nam
sẽ căn cứ vào các dấu hiệu xác định thẩm quyền trong hệ thống các văn bản pháp
luật trong nước để xem xét thẩm quyền của mình.
Trong vụ án này, trước tiên xem xét về Hiệp định tương trợ tư pháp về các
vấn đề dân sự giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước cộng hòa Pháp, không có sự
quy định cụ thể về việc xác định thẩm quyền Tòa án trong việc giải quyết các vụ
việc dân sự nói chung và tranh chấp về hợp đồng nói riêng. Do đó, việc xác định
thẩm quyền của Tòa án các bên có thẩm quyền giải quyết sẽ không dựa vào Điều
ước quốc tế hai bên ký kết. Đồng thời, trong hợp đồng mua bán hàng hóa ký kết
giữa công ty thương mại A và công ty B có thỏa thuận ký kết về việc nếu xảy ra
tranh chấp Tòa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền giải quyết và áp dụng pháp luật nơi
ký kết hợp đồng là pháp luật Việt Nam. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã xây dựng
các dấu hiệu chung về xác định thẩm quyền xét xử của tòa án Việt Nam đối với các
vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Theo quy định của Điều 469 BLTTDS 2015
giải quyết được vấn đề xung đột thẩm quyền xét xử là xác định thẩm quyền của tòa
án quốc gia, còn để xác định tòa án cụ thể nào cho một vụ việc thực tế thì cần tiếp
tục căn cứ vào các quy định về xác định thẩm quyền khác của BLTTDS 2015.


BLTTDS không có quy định trực tiếp về xác định thẩm quyền của tòa án theo sự

lựa chọn của các bên. Tuy nhiên, BLTTDS 2015 cũng có quy định trường hợp tòa
án Việt Nam phải trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền chung của
tòa án Việt Nam nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Khoản 1
Điều 472 BLTTDS 2015. Đồng thời BLTTDS năm 2015 cũng quy định cho phép
các bên thay đổi thỏa thuận lựa chọn trọng tài hoặc tòa án nước ngoài bằng thỏa
thuận lựa chọn tòa án Việt Nam thì tòa án Việt Nam vẫn có thẩm quyền giải quyết.
Với mục tiêu mở rộng thẩm quyền xét xử của tòa án, tôn trọng quyền tự do ý
chí của các bên trong việc lựa chọn tòa án, tạo thuận lợi cho việc giải quyết tranh
chấp thì trong Điều 3 Công ước La Haye có quy định “ Thỏa thuận lựa chọn tòa
án là thỏa thuận do hai hay nhiều bên kí kết và chỉ định các tòa án của một nước
kí kết và loại trừ tất cả các tòa án khác, để giải quyết tranh chấp đã phát sinh hoặc
sẽ phát sinh liên quan đến một quan hệ pháp luật cụ thể”. Điều 5 Công ước La
Haye cũng quy định về thẩm quyền của Tòa án được lựa chọn:” Tòa án hoặc các
tòa án của một nước kí kết được chỉ định trong một thỏa thuận lựa chọn tòa án sẽ
có thẩm quyền quyết định đối với các tranh chấp mà thỏa thuận này áp dụng, trừ
khi thỏa thuận vô hiệu hoặc không có hiệu lực theo pháp luật nước đó.”
Do đó, trong quá trình thực hiện hợp đồng trên công ty B đã vi phạm hợp
đồng và công ty A đã khởi kiện ra tòa án thì Tòa án Việt Nam là tòa án có thẩm
quyền trong việc giải quyết về yêu cầu bổi thường thiệt hại này của công ty A về
hành vi giao hàng chậm gây thiệt hại của công ty B. Trường hợp tòa án nước ngoài
thụ lý và giải quyết vụ án dân sự này thì bản án, quyết định của Tòa án đó sẽ không
được công nhận hiệu lực và thi hành tại Việt Nam.


Trường hợp nếu các bên không thỏa thuận về việc Tòa án quốc gia nào được
lựa chọn để giải quyết, xét theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam,
đây là trường hợp vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt
quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam2 do đó Tòa án Việt Nam có thẩm quyền xét xử giải
quyết tranh chấp này.

Trong Tư pháp Quốc tế, việc xác định pháp luật áp dụng để giải quyết các vụ
việc dân sự thường được xác định dựa trên thoả thuận giữa các bên. Trong trường
hợp các bên không có thoả thuận thì Toà án thụ lý vụ án sẽ có thẩm quyền xác định
pháp luật được áp dụng để giải quyết vụ việc trên. Thông thường, Toà án nước nào
thụ lý vụ án sẽ áp dụng quy phạm pháp luật nước mình để xem xét pháp luật được
áp dụng trong hợp đồng. Trong trường hợp tranh chấp giữa công ty A và công ty B,
các bên đã ký kết với nhau về điều khoản áp dụng pháp luật Việt Nam để giải
quyết khi xảy ra tranh chấp, đồng thời việc ký kết này không thuộc các trường hợp:
Pháp luật của nước nơi có bất động sản được áp dụng khi hợp đồng có đối tượng là
bất động sản và pháp luật áp dụng đối với việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền
khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc việc sử dụng bất động
sản 3 hay trường hợp các bên thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đơi với hợp
đồng4, do đó việc áp dụng pháp luật Việt Nam theo sự thỏa thuận giữa các bên
tranh chấp là phù hợp, hợp pháp.

2 Điểm đ Khoản 1 Điêu 469 Bộ luật tố tung dân sư Việt Nam 2015
3 Khoản 4 Điêu 683 Bộ luật dân sư 2015
4 Khoản 6 Điêu 683 Bộ luật dân sư 2015


Kết bài
Tranh chấp quốc tế là điều không thể tránh khỏi đặc biệt là trong thời
gian gần đây số vụ tranh chấp diễn ra ngày càng nhiều hơn và phức tạp hơn, vì vậy
giải quyết vấn đề này luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt là về thẩm quyền giải
quyết những tranh chấp đó. Trên đây là phần trình bày của nhóm về vấn đề thẩm
quyền giải quyết tranh chấp dân sự quốc tế bằng việc đưa ra một ví dụ củ thể do
nhóm lập nên và hướng dẫn giải quyết, tuy nhiên bài làm chỉ mang tính chất tham
khảo thêm lượng kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót và
vướng mắc mong rằng thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến đê bài làm thêm phần
hoàn thiện hơn.




×