Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Ban tin thi truong NLTS ra ngay 22-3-2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.96 MB, 32 trang )

Số ra ngày 22/3/2019
Đơn vị thực hiện:
- Cục Xuất nhập khẩu,
Bộ Công Thương
Tel: 024.22205440;
Email:
;
;

- Trung tâm Thông tin
Công nghiệp và Thương mại,
Bộ Công Thương
Tel: 024.22192875;
Email:

Mọi thông tin phản hồi xin
liên hệ theo số điện thoại
và email trên.

Giấy phép xuất bản số:
56/GP- XBBT
ngày 28/08/2018

TÌNH HÌNH CHUNG....................................................................................2
THỊ TRƯỜNG CAO SU..............................................................................3
1. Thị trường thế giới..................................................................................3
2. Thị trường trong nước ............................................................................4
3. Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam.............................................4
4. Thị phần cao su của Việt Nam tại Nhật Bản...............................................................5
THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ............................................................................6
1. Thị trường cà phê thế giới........................................................................6


2. Thị trường cà phê trong nước...................................................................7
3. Giá xuất khẩu bình quân cà phê 15 ngày đầu tháng 3/2019 giảm so
với cùng kỳ năm 2018........................................................................................8
4. Dung lượng thị trường nhập khẩu cà phê Hoa Kỳ năm 2018 và thị phần
của Việt Nam.............................................................................................8
THỊ TRƯỜNG HẠT TIÊU............................................................................10
1. Thị trường hạt tiêu thế giới......................................................................10
2. Giá hạt tiêu trong nước tăng..............................................................11
3. Xuất khẩu hạt tiêu nửa đầu tháng 3/2019 tăng mạnh so với cùng kỳ
năm 2018...........................................................................................................11
4. Dung lượng thị trường nhập khẩu hạt tiêu Trung Quốc năm 2018
và thị phần của Việt Nam..........................................................................14
THỊ TRƯỜNG CHÈ...................................................................................16
1. Thị trường thế giới.................................................................................16
2. Tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam................................................17
3. Dung lượng thị trường nhập khẩu chè EU và thị phần của Việt Nam..18
THỊ TRƯỜNG THỊT..................................................................................21
1. Thị trường thế giới..................................................................................21
2. Thị trường trong nước............................................................................22
THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN.........................................................................24
1. Thị trường thủy sản thế giới..................................................................24
2. Tình hình xuất khẩu.............................................................................25
3. Dung lượng thị trường thủy sản Ca-na-đa và thị phần của Việt Nam..26
THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ................................................28
1. Thị trường gỗ và sản phẩm gỗ thế giới..........................................28
2. Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ........................................29
3. Dung lượng thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ Trung Quốc
và thị phần của Việt Nam.......................................................................29
TIN CHÍNH SÁCH/CHUYÊN ĐỀ.............................................................32
Nghị định 26/2019/NĐ-CP: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp

thi hành Luật Thủy sản.............................................................................32


TÌNH HÌNH CHUNG

Thị trường thế giới
- Cao su: Trong 10 ngày giữa tháng
3/2019, giá cao su trên thị trường thế
giới biến động không đồng nhất. Dự trữ
cao su thô tại Ma-lai-xi-a tiếp tục tăng.
- Cà phê: Giá cà phê trên thị trường
thế giới giảm trong 10 ngày giữa tháng
3/2019. Tháng 2/2019, xuất khẩu cà phê
của Bra-xin tăng mạnh.

ngày 15/3/2019, xuất khẩu cao su tăng
27,7% về lượng và tăng 12,9% về trị giá
so với cùng kỳ năm 2018.
- Cà phê: Giá cà phê trong nước tiếp
tục giảm. Xuất khẩu cà phê trong 15
ngày đầu tháng 3/2019 tăng so với cùng
kỳ năm 2018. Thị phần cà phê Việt Nam
trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng.

- Hạt tiêu: 10 ngày giữa tháng 3/2019,
giá hạt tiêu tại thị trường trong nước tăng
- Hạt tiêu: Trong 10 ngày giữa tháng
mặc dù đang vào vụ thu hoạch. Lượng
3/2019, giá hạt tiêu đen và hạt tiêu tráng
hạt tiêu xuất khẩu từ đầu năm 2019 đến

trên thị trường thế giới biến động không
nay tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018.
đồng nhất.
Năm 2018, thị phần hạt tiêu Việt Nam
- Chè: Sản lượng chè của Kê-ni-a trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc
tăng trong tháng 01/2019 nhờ thời tiết tăng mạnh.
thuận lợi. Giá chè xuất khẩu bình quân
- Chè: Xuất khẩu mặt hàng chè
của Ấn Độ sang I-ran tăng trong tháng
tăng cả về lượng và trị giá trong 15
01/2019.
- Thịt: Từ đầu tháng 3/2019, giá thịt
trên thị trường Hoa Kỳ có xu hướng tăng
so với cuối tháng 2/2019.
- Thủy sản: Nga đề xuất tăng sản
lượng khai thác tôm nước lạnh. Ấn Độ
đặt mục tiêu tăng gấp ba lần sản lượng
thủy sản nội địa.
- Gỗ và sản phẩm gỗ: Thị trường đồ
nội thất thế giới dự báo tăng trưởng với
tốc độ hàng năm là 5,5% và đạt 750 tỷ
USD vào năm 2024.

Thị trường trong nước
- Cao su: Giá cao su trong nước giảm
nhẹ. Lũy kế từ đầu năm 2019 đến hết

Số ra ngày 22/3/2019

ngày đầu tháng 3/2019. Thị phần

nhập khẩu chè của Việt Nam giảm
trong tổng nhập khẩu chè của EU từ
các thị trường ngoài khối.
- Thịt: Giá thịt lợn trong nước giảm so
với cuối tháng 2/2019 do dịch bệnh bùng
phát.
- Thủy sản: Trong 15 ngày đầu tháng
3/2019, xuất khẩu thủy sản tăng, nhập
khẩu ổn định so với cùng kỳ năm 2018.
Năm 2018, thị phần tôm Việt Nam trong
tổng nhập khẩu của Ca-na-đa tăng.
- Gỗ và sản phẩm gỗ: Xuất khẩu gỗ
và sản phẩm gỗ của Việt Nam tăng mạnh
trong nửa đầu tháng 3/2019.

2


T H Ị T R ƯỜ N G C A O S U
- Trong 10 ngày giữa tháng 3/2019, giá cao
su trên thị trường thế giới biến động không
đồng nhất.
- Dự trữ cao su thô tại Ma-lai-xi-a tiếp tục
tăng.
- Giá cao su trong nước giảm nhẹ.
- Xuất khẩu cao su tăng so với cùng kỳ năm
trước.

1. Thị trường thế giới
Trong 10 ngày giữa tháng 3/2019, giá

cao su trên thị trường thế giới biến động
không đồng nhất, cụ thể:
+ Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo
(TOCOM), ngày 20/3/2019 giá cao su
giao kỳ hạn tháng 4/2019 giao dịch ở mức
185 Yên/kg (tương đương 1,66 USD/kg),
giảm 1,2% so với 10 ngày trước đó.
+ Tại sàn Thượng Hải (SHFE), giá
cao su giao kỳ hạn tháng 4/2019 ngày
20/3/2019 giao dịch ở mức 11.700 NDT/
tấn (tương đương 1,74 USD/kg), giảm
4,5% so với 10 ngày trước đó.

nghìn tấn cao su tự nhiên và cao su tổng
hợp, trị giá trên 551,3 triệu USD, giảm
40,1% về lượng và giảm 39,1% về trị
giá so với tháng 01/2019; so với cùng
kỳ năm 2018 giảm 65,5% về lượng và
giảm 68,7% về trị giá. Lũy kế 2 tháng đầu
năm 2019, Trung Quốc nhập khẩu 990
nghìn tấn cao su tự nhiên và cao su tổng
hợp, với trị giá 1,45 tỷ USD, giảm 7,9%
về lượng và giảm 17,5% về trị giá so với
cùng kỳ năm 2018.

Ma-lai-xi-a: Sản lượng cao su
tự nhiên của Ma-lai-xi-a trong tháng
01/2019, tăng 35,6% so với tháng
12/2018, lên mức 74.638 tấn; so với cùng
+ Tại Thái Lan, ngày 19/3/2019, giá kỳ năm 2018 tăng 35,6%. Xuất khẩu cao

cao su RSS 3 chào bán ở mức 53,92 su tự nhiên của Ma-lai-xi-a trong tháng
Baht/kg (tương đương 1,7 USD/kg), tăng 01/2019 đạt 49.797 tấn, tăng 3,3% so với
tháng 12/2018 và tăng 6,1% so với cùng
1,1% so với 10 ngày trước đó.
kỳ năm 2018, chủ yếu xuất khẩu sang
Dự báo, giá cao su có thể tăng trở Trung Quốc (chiếm 39,4%), Đức (chiếm
lại trong thời gian tới do thị trường kỳ 16,3%), I-ran (chiếm 5,9%), Phần Lan
vọng các biện pháp kích thích kinh tế (chiếm 4,9%) và Hoa Kỳ (chiếm 4,5%).
của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc
Trong tháng 01/2019, Ma-lai-xi-a
bổ sung các biện pháp kích thích tiền tệ,
có thể hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong nhập khẩu 93.127 tấn cao su tự nhiên,
năm nay và sẽ cắt giảm thuế với quy mô tăng 10,8% so với tháng 12/2018 nhưng
lớn. Tuy nhiên, mức tăng sẽ không cao giảm 33,8% so với cùng kỳ năm 2018.
do tăng trưởng toàn cầu chậm lại do sự Tiêu thụ cao su tự nhiên nội địa của Makhông chắc chắn trong các cuộc đàm lai-xi-a trong tháng 01/2019 cũng tăng
3,9% so với tháng 12/2018, lên 41.833
phán thương mại.
tấn, nhưng so với cùng kỳ năm 2018
Trung Quốc: Theo thống kê của giảm 1,8%. Cao su tự nhiên của Ma-laiCơ quan Hải quan Trung Quốc, tháng xi-a được sử dụng chủ yếu trong ngành
02/2019, Trung Quốc nhập khẩu 371

3

Số ra ngày 22/3/2019


T H Ị T R ƯỜ N G C A O S U
công nghiệp găng tay cao su với mức tiêu
thụ 32.386 tấn, chiếm 74,5% tổng lượng
tiêu thụ cao su tự nhiên của Ma-lai-xi-a.

Dự trữ cao su thô tại Ma-lai-xi-a tính đến
cuối tháng 01/2019 đạt 199.070 tấn, tăng
14,4% so với tháng 12/2018 nhưng giảm
22,4% so với cùng kỳ năm 2018.

83,96 nghìn tấn, chiếm 28,6% lượng cao
su thiên nhiên xuất khẩu của Thái Lan.
Lượng cao su tổng hợp (mã HS: 4002)
xuất khẩu của Thái Lan đạt 137,34 nghìn
tấn, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2018,
chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc,
Ma-lai-xi-a và Nhật Bản, trong đó xuất
Thái Lan: Theo Cơ quan Hải quan khẩu sang Trung Quốc chiếm 86,6%
Thái Lan, tháng 01/2019, xuất khẩu cao lượng cao su tổng hợp xuất khẩu của
su của Thái Lan đạt 445,64 nghìn tấn, trị Thái Lan với 118,97 nghìn tấn, tăng
giá 18,19 tỷ Baht (tương đương 574,59 1,3% so với cùng kỳ năm 2018.
triệu USD), giảm 2,3% về lượng và giảm
(Tỷ giá ngày 13/3/2019: 1 Baht =
13,1% về trị giá so với cùng kỳ năm
0,03159 USD)
2018. Trong đó, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a
2. Thị trường cao su trong nước
và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu
Trong 10 ngày giữa tháng 3/2019, giá
cao su chính của Thái Lan. Trong tháng
mủ
cao su nguyên liệu tại Bình Phước,
01/2019, xuất khẩu cao su của Thái Lan
sang Trung Quốc đạt 211,09 nghìn tấn, Bình Dương, Tây Ninh giảm nhẹ. Tại
trị giá 8,56 tỷ Baht (tương đương 270,53 Bình Phước giá thu mua mủ nước tại

vườn và tại nhà máy
giảm 5 Đ/độ TSC, so
với 10 ngày trước đó,
hiện giao dịch ở mức
250 Đ/độ TSC và 255
Đ/độ TSC.

3. Tình hình
xuất khẩu cao su
của Việt Nam
Theo thống kê
của Tổng cục Hải
quan, trong 15 ngày
đầu tháng 3/2019,
xuất khẩu cao su đạt
55,98 nghìn tấn, trị
giá 77,54 triệu USD,
triệu USD), giảm 7,4% về lượng và giảm
20,2% về trị giá so với cùng kỳ năm tăng 29,3% về lượng và tăng 18,9% về trị
2018, chiếm 47,4% thị phần xuất khẩu giá so với 15 ngày đầu tháng 3/2018. Lũy
cao su của Thái Lan, giảm nhẹ so với kế từ đầu năm đến hết ngày 15/3/2019,
xuất khẩu cao su đạt 293,06 nghìn tấn,
mức 50,1% của cùng kỳ năm 2018.
trị giá 382,99 triệu USD, tăng 27,7% về
Trong tháng 01/2019, Thái Lan xuất lượng và tăng 12,9% về trị giá so với
khẩu 293,6 nghìn tấn cao su thiên nhiên cùng kỳ năm 2018. Giá xuất khẩu cao
(mã HS: 4001), giảm 5,1% so với cùng su trung bình 15 ngày đầu tháng 3/2019
kỳ năm 2018, chủ yếu xuất khẩu sang ở mức 1.385 USD/tấn, giảm 8% so với
Trung Quốc, Ma-lai-xi-a và Nhật Bản. mức giá xuất khẩu trung bình 15 ngày
Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt đầu tháng 3/2018.


Số ra ngày 22/3/2019

4


T H Ị T R ƯỜ N G C A O S U
4. Thị phần cao su của Việt Nam tự nhiên (mã HS: 4001), với khối lượng
đạt 71,86 nghìn tấn, trị giá 11,15 tỷ Yên
tại Nhật Bản
Theo Cơ quan Hải quan Nhật Bản,
tháng 01/2019, Nhật Bản nhập khẩu 86,3
nghìn tấn cao su, với kim ngạch 15,53 tỷ Yên
(tương đương 139,66 triệu USD), tăng
22,8% về lượng và tăng 10,2% về trị giá
so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, Ấn Độ,
Thái Lan và Hàn Quốc là 3 thị trường
cung cấp cao su chính cho Nhật Bản.
Trong tháng 01/2019, Nhật Bản tăng
nhập khẩu cao su từ Việt Nam, với 1,46
nghìn tấn, trị giá 234,74 triệu Yên (tương
đương 2,11 triệu USD), tăng 33,3% về
lượng và tăng 9,4 18,6% về trị giá so
với cùng kỳ năm 2018. Cao su Việt Nam
chỉ chiếm thị phần nhỏ trong tổng nhập
khẩu cao su của Nhật Bản trong tháng
01/2019, chiếm 1,7%, tăng so với mức
1,6% của cùng kỳ năm 2018.
Về cơ cấu mặt hàng cao su nhập
khẩu: Trong tháng 01/2019, Nhật Bản

tăng nhập khẩu các sản phẩm cao su

(tương đương 100,25 triệu USD), tăng
24,7% về lượng và tăng 6,8% về trị giá
so với cùng kỳ năm 2018. Nhật Bản nhập
khẩu mặt hàng cao su tự nhiên chủ yếu
từ các thị trường như: In-đô-nê-xi-a,
Thái Lan, Việt Nam... Trong đó, Việt
Nam là thị trường cung cấp mặt hàng
cao su tự nhiên lớn thứ 3 cho Nhật Bản,
nhưng chỉ chiếm 2% thị phần trong tổng
lượng cao su tự nhiên nhập khẩu của
Nhật Bản, trong khi In-đô-nê-xi-a chiếm
tới 65,3% và Thái Lan chiếm 31,2%.
Tiếp theo là mặt hàng cao su tổng
hợp (mã HS: 4002), lượng cao su tổng
hợp nhập khẩu của Nhật Bản trong
tháng 01/2019 đạt 12,82 nghìn tấn, trị
giá 3,91 tỷ Yên (tương đương triệu 35,14
triệu USD), tăng 16,6% về lượng và tăng
22,3% về trị giá so với cùng kỳ năm
2018. Cao su tổng hợp của Việt Nam
chưa xuất khẩu tới thị trường Nhật Bản.

10 thị trường chính cung cấp cao su cho Nhật Bản trong tháng 01/2019
(mã HS: 4001, 4002, 4003, 4005)
(Tỷ giá: 1 Yên = 0,008991 USD)
So với T01/2018
(%)


T01/2019
Thị trường

Tổng
Ấn Độ
Thái Lan
Hàn Quốc
Xin-ga-po
Hoa Kỳ
Việt Nam
Đài Loan
Bỉ
Ma-lai-xi-a
Trung Quốc

Lượng
(tấn)
86.301
47.010
24.303
4.264
1.980
1.689
1.464
1.121
999
841
745

Trị giá

(nghìn
Yên)
15.532.908
7.032.060
4.308.400
990.426
633.814
765.552
234.742
315.088
290.871
190.610
222.958

Trị giá
(nghìn
USD)
139.656
63.225
38.737
8.905
5.699
6.883
2.111
2.833
2.615
1.714
2.005

Lượng


Trị giá

22,8
32,3
16,5
13,5
129,3
-34,6
33,3
20,5
111,8
22,7
7,5

10,2
14,4
3,0
28,8
136,3
-27,6
9,4
26,6
135,0
11,8
6,3

Tỷ trọng theo
lượng (%)
T1/2018 T1/2019

100,0
50,6
29,7
5,3
1,2
3,7
1,6
1,3
0,7
1,0
1,0

100,0
54,5
28,2
4,9
2,3
2,0
1,7
1,3
1,2
1,0
0,9

Nguồn: Tính tốn từ số liệu của Cơ quan Hải quan Nhật Bản

5

Số ra ngày 22/3/2019



T H Ị T R ƯỜ N G C À P H Ê

- Giá cà phê trên thị trường thế giới giảm.
- Tháng 2/2019, xuất khẩu cà phê của Bra-xin tăng mạnh.
- Giá cà phê trong nước tiếp tục giảm.
- Xuất khẩu cà phê trong 15 ngày đầu tháng 3/2019 tăng so với cùng kỳ
năm trước.
- Thị phần cà phê Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng.

1. Thị trường cà phê thế giới

+ Trên sàn BMF của Bra-xin, giá cà
phê Arabica giao kỳ hạn tháng 5/2019
10 ngày giữa tháng 3/2019, giá cà
giảm 0,2% so với ngày 9/3/2019,
phê Robusta và Arabica giao kỳ hạn
xuống mức 115 Uscent/lb, so với ngày
giảm so với ngày 9/3/2019 và so với
19/2/2019 giảm 3,3%. Đối với hợp đồng
ngày 19/2/2019. Cụ thể:
giao kỳ hạn tháng 7/2019, giá cà phê
+ Trên sàn giao dịch London, ngày Arabica giảm 1,4% so với ngày 9/3/2019,
19/3/2019 cà phê Robusta giao kỳ hạn xuống mức 116 Uscent/lb, so với ngày
tháng 5/2019 đạt mức 1.485 USD/tấn, 19/2/2019 giảm 6,9%.
giảm 2,9% so với ngày 9/3/2019 và giảm
+ Tại cảng thành phố Hồ Chí Minh,
4,5% so với ngày 19/2/2019. Đối với kỳ
ngày 19/3/2019 cà phê Robusta xuất
hạn giao tháng 7/2019, cà phê Robusta

khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% giao dịch ở
có mức giá là 1.496 USD/tấn, giảm
mức giá 1.410 USD/tấn, trừ lùi 75 USD/tấn,
2,9% so với ngày 9/3/2019, so với ngày
giảm 2,4% so với ngày 9/3/2019 và giảm
19/2/2019 giảm 4,3%.
2,3% so với ngày 19/2/2019.
+ Trên sàn giao dịch New York, ngày
Giá cà phê toàn cầu tiếp tục giảm do
19/3/2019 cà phê Arabica giao kỳ hạn
áp lực dư cung, đặc biệt là áp lực bán ra
tháng 5/2019 ở mức 96,85 Uscent/lb,
từ Bra-xin. Theo số liệu từ Hội đồng xuất
giảm 1,7% so với ngày 9/3/2019 và giảm
khẩu cà phê Bra-xin (Cecafé), lượng cà
4,7% so với ngày 19/2/2019. Đối với hợp
phê nhân xuất khẩu trong tháng 2/2019
đồng giao kỳ hạn tháng 7/2019 cà phê
của nước này đạt 3,142 triệu bao, tăng
Arabica có giá là 99,55 Uscent/lb, giảm
40,5% so với tháng 2/2018. Hội đồng
1,6% so với ngày 9/3/2019, so với ngày
xuất khẩu cà phê Bra-xin dự báo nước
19/2/2019 giảm 4,6%.
này sẽ xuất khẩu lượng cà phê cao kỷ lục

Số ra ngày 22/3/2019

6



T H Ị T R ƯỜ N G C À P H Ê
40 triệu bao trong niên vụ 2019/2020 (từ
tháng 7/2019 đến tháng 6/2020), trong
đó cà phê Robusta nhân xơ có thể xuất
khẩu khoảng 36,3-36,6 triệu bao. Ngân
hàng nơng nghiệp Rabobank dự kiến,
sản lượng cà phê niên vụ 2019/20 của
Bra-xin đạt 57,6 triệu bao, gồm 38 triệu
bao cà phê Arabica và 19,5 triệu bao cà
phê Robusta, sau khi khảo sát trên 350
vườn trồng cà phê. Đồng USD tiếp tục
mạnh lên làm cho hầu hết giá cả hàng
hóa trở nên đắt đỏ. Trong khi đồng Real
yếu trở lại đã kích thích nơng dân Bra-xin
mạnh tay bán ra. Bên cạnh cịn là áp lực
bán hàng vụ cũ năm trước đạt sản lượng
kỷ lục và thu hoạch vụ mới năm nay của
Bra-xin đã cận kề.

chỉ xuất khẩu được 395.097 bao, giảm
nhẹ so với tháng 1/2018 là 401.930 bao.
U-gan-đa là nước xuất khẩu cà phê
nhân lớn nhất của khu vực Châu Phi, lợi
nhuận từ ngành hàng này là một trong
những nguồn ngoại tệ lớn nhất của quốc
gia Đơng Phi này.
Trong khi đó, tồn kho cà phê Robusta
được sàn London chứng nhận và theo
dõi cấp phát tính đến ngày 04/3/2019,

đã giảm thêm 1.320 tấn, tức giảm 1,10%
so với tuần thương mại trước đó, xuống
đăng ký tồn kho ở mức 118.430 tấn,
tương đương 1.973.833 bao.

2. Thị trường cà phê trong nước

10 ngày giữa tháng 3/2019, giá cà
Về dài hạn, giá cà phê toàn cầu sẽ phê Robusta nhân xô trong nước giảm
phục hồi trở lại. Hiện mực nước thấp theo giá cà phê toàn cầu. So với ngày
và nguy cơ hạn hán cao tại những vùng 9/3/2019, giá cà phê Robuta nhân xơ
trồng cà phê chính của Tây Nguyên có giảm từ 1,8 – 2,4%, so với ngày 19/2/2019
thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giảm từ 0,9 – 2,7%. Ngày 19/3/2019, cà
sản lượng cà phê vụ này và vụ tới của phê Robusta nhân xô có mức thấp nhất
Việt Nam. Thời tiết khơ hạn cũng vẫn là 31.900 VNĐ/kg tại huyện Bảo Lộc, tỉnh
tiếp tục diễn ra tại các vùng phía Đơng Lâm Đồng; mức cao nhất là 32.800 VNĐ/kg
Bắc Bra-xin, Mê-hi-cô và một số quốc tại các huyện Cư M’gar tỉnh Đắk Lắk và
gia Trung Mỹ. Theo Viện Cà phê Quốc huyện Đắk Hà tỉnh Kon Tum. Trong khi
gia Cốtxta Rica (ICAFE) cho biết, lượng đó, tại các kho quanh khu vực Thành
cà phê xuất khẩu trong tháng 2/2019 của phố Hồ Chí Minh, ngày 19/3/2019 cà
nước này chỉ tăng 0,3% so với tháng phê Robusta loại R1 giảm 1,9% so với
2/2018, đạt 108.413 bao. Theo báo cáo ngày 9/3/2019 và giảm 1,2% so với ngày
của Ban Phát triển Cà phê U-gan-đa 19/2/2019, xuống mức 33.900 VNĐ/kg.
(UCDA), trong tháng 1/2019 nước này
Giá cà phê tại một số tỉnh/huyện khu vực khảo sát ngày 19/3/2019
Tỉnh/huyện
(khu vực khảo sát)
Tỉnh Lâm Đồng
Bảo Lộc (Robusta)
Di Linh (Robusta)

Lâm Hà (Robusta)
Tỉnh Đắk Lắk
Cư M’gar (Robusta)
Ea H’leo (Robusta)
Buôn Hồ (Robusta)
Tỉnh Gia Lai

7

Đơn giá
(VNĐ/kg)

So với ngày
9/3/2019 (%)

So với ngày
19/2/2019 (%)

31.900
32.000
32.000

-2,4
-2,4
-2,1

-2,7
-2,1
-2,1


32.800
32.700
32.700

-2,4
-2,1
-2,1

-1,8
-1,8
-2,1

Số ra ngày 22/3/2019


T H Ị T R ƯỜ N G C À P H Ê
Tỉnh/huyện
(khu vực khảo sát)
la Grai (Robusta)
Tỉnh Đắk Nông
Gia Nghĩa (Robusta)
Tỉnh Kon Tum
Đắk Hà (Robusta)
TP. Hồ Chí Minh
R1

Đơn giá
(VNĐ/kg)
32.700


So với ngày
9/3/2019 (%)
-2,4

So với ngày
19/2/2019 (%)
-1,5

32.500

-2,4

-2,4

32.800

-1,8

-0,9

33.900

-1,7

-1,2

Nguồn: Tintaynguyen.com
giảm 10,1% so với cùng kỳ năm 2018.

3. Giá xuất khẩu bình quân cà

phê 15 ngày đầu tháng 3/2019 giảm
4. Dung lượng thị trường nhập
so với cùng kỳ năm 2018
khẩu cà phê Hoa Kỳ năm 2018 và
Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà thị phần của Việt Nam
phê trong 15 ngày đầu tháng 3/2019 đạt
83,1 nghìn tấn, trị giá 144,5 triệu USD,
giảm 16,5% về lượng và giảm 24,7% về
trị giá so với 15 ngày đầu tháng 3/2018.
Lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng
3/2019, xuất khẩu cà phê đạt 400,16
nghìn tấn, trị giá 696,11 triệu USD, giảm
11,5% về lượng và giảm 20,5% về trị giá
so với cùng kỳ năm 2018.

Theo số liệu thống kê từ Ủy ban
Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, nhập khẩu
cà phê của nước này năm 2018 đạt
1,582 triệu tấn, trị giá 5,591 tỷ USD, giảm
2,6% về lượng và giảm 9,6% về trị giá so
với năm 2017.
Giá nhập khẩu bình quân cà phê của
Hoa Kỳ năm 2018 đạt mức 3.533 USD/tấn,
giảm 7,2% so với năm 2017. Trong 10 nguồn
cung cà phê lớn nhất cho Hoa Kỳ năm
2018, giá nhập khẩu bình quân cà phê
tư Việt Nam đạt mức thấp nhất 1.881
USD/tấn, mức giá cao nhất từ Ca-na-đa
là 8.398 USD/tấn.


Giá xuất bình quân cà phê nửa
đầu tháng 3/2019 đạt 1.739 USD/tấn,
giảm 9,7% so với 15 ngày đầu tháng
3/2018. Lũy kế từ đầu năm đến hết nửa
đầu tháng 3/2019, giá xuất khẩu bình
quân cà phê đạt mức 1.740 USD/tấn,
10 nguồn cung cà phê lớn nhất cho Hoa Kỳ năm 2018 (HS: 0901)
Thị trường
Bra-xin
Cô-lôm-bi-a
Việt Nam
Goa-tê-ma-la
Ni-ca-ra-goa
Hon-đu-rát
Mê-hi-cô
Pê-ru
In-đô-nê-xi-a
Ca-na-đa

Năm 2018
So với năm 2017 (%)
Lượng
Trị giá
Giá NKBQ
Lượng Trị giá Giá NKBQ
(tấn)
(nghìn USD) (USD/tấn)
365.928
938.179
2.564

2,1
-11,7
-13,5
336.600
1.175.744
3.493
-1,2
-9,3
-8,2
210.211
395.403
1.881
-10,3
-24,0
-15,3
82.747
326.244
3.943
7,6
-1,3
-8,3
72.856
245.700
3.372
-9,0
-14,8
-6,4
67.540
206.338
3.055

-20,9
-29,1
-10,4
66.616
228.223
3.426
6,4
3,0
-3,2
63.109
210.963
3.343
-1,2
-5,4
-4,3
57.760
290.292
5.026
-22,5
-7,1
19,7
50.644
425.323
8.398
0,6
-21,3
-21,8

Nguồn: Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ


Số ra ngày 22/3/2019

8


T H Ị T R ƯỜ N G C À P H Ê
Về cơ cấu nguồn cung: Năm 2018,
Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn thứ 3
cho Hoa Kỳ sau Bra-xin và Cô-lôm-bi-a,
tốc độ nhập khẩu giảm 10,3% về lượng
và giảm 24% về trị giá. Thị phần cà phê
Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu
Hoa Kỳ chiếm 13,3% trong năm 2018,

thấp hơn so với 14,4% của năm 2017.
Ngược lại, thị phần cà phê Bra-xin trong
tổng lượng nhập khẩu Hoa Kỳ năm 2018
chiếm 23,1%, tăng so với 22,1% thị phần
năm 2017; Cô-lôm-bi-a chiếm 21,3%
tổng lượng cà phê nhập khẩu của Hoa Kỳ,
tăng so với 21% thị phần năm 2017.

Cơ cấu nguồn cung cà phê cho Hoa Kỳ
(Tỷ trọng tính theo lượng)
Năm 2018

Năm 2017

Nguồn: Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ
Như vậy, qua số liệu phân tích trên nhất tại Hoa Kỳ, có vai trị rất quan trọng

có thể thấy, Hoa Kỳ đang có xu hướng gia trong nền kinh tế. Theo thống kê, trong
tăng nhập khẩu cà phê từ các thị trường năm 2015, ngành cà phê nước này đã
như Bra-xin, Goa-tê-ma-la, Mê-hi-cơ và đóng góp 225,2 tỷ USD cho nền kinh tế
Ca-na-đa, trong khi lại giảm nhập khẩu Hoa Kỳ, trong đó người tiêu dùng đã dành
từ Việt Nam. Do đó, ngành cà phê Việt 74,2 tỷ USD cho cà phê, ngành cũng tạo
Nam cần nỗ lực đẩy nhanh tốc độ xuất ra gần 1,7 triệu việc làm và đóng góp tới
khẩu cà phê sang Hoa Kỳ, đồng thời tìm 28 tỷ USD tiền thuế.
ra điểm mạnh cần phát huy và hạn chế
Theo Hiệp hội cà phê đặc sản Hoa Kỳ
để khắc phục thì mới có khả năng giữ thị (SCAA), số lượng các nhà bán lẻ cà phê
phần tại thị trường tiềm năng lớn này.
đặc sản đã tăng 10 lần trong 20 năm
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, hiện
Hoa Kỳ là quốc gia nhập khẩu cà phê
đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau EU, dự
báo năm 2019 nước này sẽ nhập khẩu
khoảng 26,5 triệu bao, tăng 2,1 triệu bao
so với năm 2018.

Cà phê là đồ uống được yêu thích

9

trong giai đoạn 1993-2013, từ 2.850 lên
29.200, trong đó 45% là các chuỗi bán
lẻ và 55% là các cửa hàng độc lập (kinh
doanh tại ít hơn 3 địa điểm). Sự phát
triển của các cửa hàng cà phê nhỏ đã có
ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc thúc đẩy
nhu cầu về cà phê đặc sản.


Số ra ngày 22/3/2019


T H Ị T R ƯỜ N G H Ạ T T I Ê U
- Trong 10 ngày giữa tháng
3/2019, giá hạt tiêu đen
và hạt tiêu trắng trên thị
trường thế giới biến động
không đồng nhất.
- 10 ngày giữa tháng 3/2019,
giá hạt tiêu tại thị trường
trong nước tăng mặc dù
hiện đang vào vụ thu hoạch.
- Xuất khẩu hạt tiêu tăng
mạnh so với cùng kỳ năm
2018.

1. Thị trường hạt tiêu thế giới
Những ngày giữa tháng 3/2019, giá
hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng biến động
không đồng nhất, tuy nhiên xu hướng
tăng diễn ra chủ đạo. Cụ thể:
+ Trên sàn Kochi - Ấn Độ, ngày
18/3/2019 giá hạt tiêu đen giao ngay đạt
mức 5.116 USD/tấn, tăng 4,9% so với
ngày 8/3/2019 và tăng 1,3% so với ngày
19/2/2019.
+ Tại cảng Kuching của Ma-lai-xi-a,
chốt phiên giao dịch ngày 18/3/2019 giá

hạt tiêu đen xuất khẩu của nước này ở
mức 3.029 USD/tấn, tăng 0,3% so với
ngày 8/3/2019, nhưng giảm 0,1% so với
ngày 19/2/2019. Giá hạt tiêu trắng xuất
khẩu đạt mức 4.594 USD/tấn, tăng 0,2%
so với ngày 8/3/2019 và tăng 0,1% so
với ngày 19/2/2019.
+ Tại Việt Nam, ngày 18/3/2019 giá
hạt tiêu đen loại 500g/l xuất khẩu tăng
2,3% so với ngày 8/3/2019, lên mức
2.225 USD/tấn, trong khi đó giá hạt tiêu
đen loại 550g/l xuất khẩu cùng tăng 2,2%
so với ngày 8/3/2019, lên mức 2.325
USD/tấn. Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu
tăng 1,4% so với ngày 8/3/2019, lên mức
3.525 USD/tấn, so với ngày 19/2/2019
tăng 0,7%.

Số ra ngày 22/3/2019

+ Tại cảng Lampung ASTA của
In-đô-nê-xi-a, ngày 18/3/2019, giá hạt
tiêu đen xuất khẩu của nước này đạt
mức 2.571 USD/tấn, giảm 0,1% so với
ngày 8/3/2019 và giảm 3,9% so với ngày
19/2/2019. Tại cảng Pangkal Pinang, giá
hạt tiêu trắng xuất khẩu giảm 1,1% so
với ngày 8/3/2019 và giảm 3,6% so với
ngày 18/2/2019, xuống mức 4.104 USD/tấn.
+ Tại Bra-xin, giá hạt tiêu đen duy trì

ổn định ở mức 2.250 USD/tấn kể từ ngày
9/1/2019 đến nay.
Giá hạt tiêu toàn cầu có dấu hiệu
phục hồi trở lại do điều kiện khí hậu bất
lợi và lũ lụt ở bang Kerala và Karnataka
của Ấn Độ nên khơng đáp ứng được kì
vọng ban đầu. Tuy nhiên, do nguồn cung
hạt tiêu từ Việt Nam đang khá dồi dào
sẽ hạn chế đà tăng giá của mặt hàng
này. Theo Hiệp hội Hạt tiêu Việt Nam
(VPA), tình trạng cung vượt cầu đối với
mặt hàng hạt tiêu trên thế giới vẫn chưa
chấm dứt. Trong khi đó, 95% hạt tiêu của
Việt Nam dùng để xuất khẩu nên yếu tố
thị trường thế giới ảnh hưởng rất lớn đến
giá hạt tiêu trong nước. Bên cạnh đó, các
nước trồng hạt tiêu khác như Bra-xin,
Căm-pu-chia cũng tăng diện tích. Tồn
kho năm này qua năm khác dồn ứ khiến
nguồn cung dư thừa so với nhu cầu.

10


T H Ị T R ƯỜ N G H Ạ T T I Ê U
2. Giá hạt tiêu tăng trong nước

thấp nhất là 45.500 VNĐ/kg tại huyện
Chư Sê tỉnh Gia Lai – mức cao nhất là
10 ngày giữa tháng 3/2019, giá hạt

47.000 VNĐ/kg tại tỉnh Bà Rịa – Vũng
tiêu tại thị trường trong nước tăng mặc
Tàu. Trong khi đó, giá hạt tiêu trắng ở
dù hiện đang vào vụ thu hoạch. Chốt
mức 73.000 VNĐ/kg, ổn định so với 10
phiên giao dịch ngày 19/3/2019, giá
ngày đầu tháng 3/2019, nhưng thấp hơn
hạt tiêu đen trong nước tăng từ 3,4 –
so với mức 97.000 VNĐ/kg cùng kỳ năm
4,6% so với ngày 9/3/2019, so với ngày
2018.
19/02/2019 tăng từ 2,2 – 3,5%, lên mức
Giá hạt tiêu tại một số tỉnh/huyện khu vực khảo sát ngày 19/3/2019
Tỉnh/huyện
(khu vực khảo sát)

Đơn giá
(VNĐ/kg)

So với ngày
9/3/2019 (%)

So với ngày
19/2/2019 (%)

Đắk Lắk
Ea H’leo

46.000


3,4

2,2

45.500

4,6

3,4

Gia Nghĩa

46.000

3,4

2,2

Bà Rịa - Vũng Tàu

47.000

4,4

2,2

Bình Phước

46.000


3,4

2,2

Đồng Nai

44.500

3,5

3,5

Gia Lai
Chư Sê
Đắk Nông

Nguồn: Tintaynguyen.com

3. Xuất khẩu hạt tiêu nửa đầu năm 2019, xuất khẩu hạt tiêu đạt 36
tháng 3/2019 tăng mạnh so với nghìn tấn, trị giá gần 101 triệu USD, tăng
20,4% về lượng, nhưng giảm 12,5% về
cùng kỳ năm 2018
Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu
hạt tiêu trong nửa đầu tháng 3/2019 đạt
17,7 nghìn tấn, trị giá 44,6 triệu USD,
tăng 50,2% về lượng và tăng 2,4% về
trị giá so với nửa đầu tháng 3/2018. Lũy
kế từ đầu năm đến ngày 15/3/2019, xuất
khẩu hạt tiêu đạt 53,4 nghìn tấn, trị giá
144,72 triệu USD, tăng 27,9% về lượng,

nhưng giảm 8,9% về trị giá so với cùng
kỳ năm 2018.
Tháng 2/2019 xuất khẩu hạt tiêu đạt
16,7 nghìn tấn, trị giá 44,21 triệu USD,
giảm 13,1% về lượng và giảm 22,1% về
trị giá so với tháng 1/2019, so với tháng
2/2018 tăng 29,6% về lượng, nhưng
giảm 6,6% về trị giá. Lũy kế 2 tháng đầu

11

trị giá so với 2 tháng đầu năm 2018.

Nửa đầu tháng 3/2019, giá xuất khẩu
bình quân hạt tiêu đạt mức 2.512 USD/tấn, giảm
31,8% so với nửa đầu tháng 3/2018. Lũy
kế từ đầu năm đến giữa tháng 3/2019,
giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đạt mức
2.709 USD/tấn, giảm 28,8% so với cùng
kỳ năm 2018.
Tháng 2/2019, giá xuất khẩu bình
quân hạt tiêu đạt mức 2.638 USD/tấn,
giảm 10,4% so với tháng 1/2019 và giảm
27,9% so với tháng 2/2018. Lũy kế 2
tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu bình
quân hạt tiêu đạt mức 2.800 USD/tấn, giảm
27,4% so với 2 tháng đầu năm 2018.

Số ra ngày 22/3/2019



T H Ị T R ƯỜ N G H Ạ T T I Ê U
Lượng và giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu năm 2018 - 2019
(ĐVT: Lượng: nghìn tấn; Giá XKBQ: USD/kg)
40

5,0

30

4,0
3,0

20

2,0

10

1,0

0
T1/18

T2

T3

T4/18


T5

T6

T7/18

Lượng

T8

T9

T10/18

T11

T12

T1/19

T2

0,0

Giá XKBQ

Nguồn: Tính tốn từ số liệu của Tổng cục Hải quan
Tháng 2/2019, giá xuất khẩu bình Thái Lan tăng 5,4%, lên mức 3.283 USD/tấn;
quân hạt tiêu có sự biến động, tăng/ Tây Ban Nha tăng 4,4%, lên mức 3.257
giảm đan xen (tùy từng thị trường) so với USD/tấn; Ma-lai-xi-a tăng 6,2%, lên mức

tháng 1/2019, gồm Hà Lan giảm 7,1%, 3.167 USD/tấn. So với tháng 2/2018,
xuống còn 3.632 USD/tấn; Anh giảm giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu tháng
9,7%, xuống còn 3.383 USD/tấn; Đức 2/2019 giảm ở tất cả các thị trường.
giảm 8,0%, xuống còn 3.225 USD/tấn;
2 tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu
Úc giảm 19,6%, xuống còn 3.108 USD/tấn; bình quân hạt tiêu giảm mạnh 2 con số,
Ca-na-đa giảm 5,5%, xuống mức 3.043 như Hà Lan giảm 35,6%, xuống còn
USD/tấn; Ý giảm 12,8%, xuống mức 3.795 USD/tấn; Nam Phi giảm 27,4%,
2.831 USD/tấn. Ở chiều ngược lại, giá xuống cịn 3.310 USD/tấn; Anh giảm
xuất khẩu bình qn hạt tiêu sang Nam 30,5%, xuống còn 3.627 USD/tấn.
Phi tăng 9,1%, lên mức 3.460 USD/tấn;

Số ra ngày 22/3/2019

12


T H Ị T R ƯỜ N G H Ạ T T I Ê U
Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu sang 10 thị trường đạt mức cao nhất tháng
2/2019
Thị trường
Hà Lan
Nam Phi
Anh
Thái Lan
Tây Ban Nha
Đức
Ma-lai-xi-a
Úc
Ca-na-đa

Ý

Giá XKBQ
So với
Giá XKBQ 2
So với 2
So với tháng
tháng 2/2019
tháng
tháng năm tháng năm
1/2019 (%)
(USD/tấn)
2/2018 (%) 2019 (USD/tấn) 2018 (%)
3.632
-7,1
-35,6
3.795
-35,6
3.460
9,1
-23,2
3.310
-27,4
3.383
-9,7
-33,7
3.627
-30,5
3.283
5,4

-38,8
3.176
-35,9
3.257
4,4
-19,9
3.158
-21,2
3.225
-8,0
-24,9
3.390
-25,2
3.167
6,2
-35,1
3.068
-35,4
3.108
-19,6
-43,6
3.711
-39,3
3.043
-5,5
-31,5
3.128
-32,2
2.831
-12,8

-27,9
3.178
-29,2

Nguồn: Tính tốn từ số liệu của Tổng cục Hải quan
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hạt
Đáng chú ý, xuất khẩu hạt tiêu sang
tiêu lớn nhất của Việt Nam tháng 2/2019, Phi-líp-pin tháng 2/2019 tăng 135,8% về
đạt 3,6 nghìn tấn với trị giá 10,09 triệu lượng và tăng 58% về trị giá so với tháng
USD, tăng 30,5% về lượng, nhưng giảm 2/2018, đạt 547 tấn với trị giá 1,06 triệu
13,6% về trị giá so với tháng 2/2018. Lũy USD. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2019, xuất
kế 2 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu khẩu hạt tiêu sang Phi-líp-pin đạt 1,1
hạt tiêu sang Hoa Kỳ đạt 7,9 nghìn tấn, nghìn tấn với trị giá 2,46 triệu USD, tăng
trị giá 23,2 triệu USD, tăng 45,3% về 77,3% về lượng và tăng 36,9% về trị giá
lượng, nhưng giảm 2,1% về trị giá so với so với 2 tháng đầu năm 2018.
2 tháng đầu năm 2018.
10 thị trường xuất khẩu hạt tiêu tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2019
Thị
trường
Hoa Kỳ
Ấn Độ
UAE
Pa-ki-xtan
Phi-líp-pin
Hà Lan
Đức
Thái Lan
Hàn Quốc
Ca-na-đa


Tháng 2/2019
Lượng
(tấn)
3.651
2.038
999
788
547
471
410
360
347
237

So với tháng
2/2018 (%)

Trị giá
(nghìn
Lượng
USD)
10.096
30,5
5.146
33,2
2.358
29,2
1.976
17,6
1.063 135,8

1.711
65,8
1.322
3,3
1.182
73,9
953 119,6
721
-9,5

2 tháng đầu năm So với 2 tháng
2019
đầu năm 2018 (%)
Trị giá
Lượng
Trị giá
(nghìn Lượng Trị giá
(tấn)
USD)
-13,6 7.908
23.202
45,3
-2,1
-3,0 4.061
10.428
0,8
-28,5
-4,9 1.840
4.509
28,8

-5,1
-15,8 1.929
4.965
2,3
-24,9
58,0 1.126
2.464
77,3
36,9
6,7 1.133
4.300
53,1
-1,4
-22,4 1.007
3.414
3,0
-22,9
6,5
978
3.106
46,8
-5,8
45,1 1.053
3.062
79,7
28,5
-38,0
481
1.505
7,8

-26,9

Nguồn: Tính tốn từ số liệu của Tổng cục Hải quan

13

Số ra ngày 22/3/2019


T H Ị T R ƯỜ N G H Ạ T T I Ê U
Chủng loại xuất khẩu: Tháng 2/2019, 28,1 nghìn tấn, trị giá 72,3 triệu USD,
xuất khẩu hạt tiêu đen đạt 13,6 nghìn giảm 15,6% về lượng và giảm 26% về
tấn, trị giá 33,63 triệu USD, tăng 27,1% trị giá so với 2 tháng đầu năm 2018. Giá
về lượng, nhưng giảm 10,2% về trị giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đen 2 tháng
so với tháng 2/2018. Lũy kế 2 tháng đầu đầu năm 2019 đạt mức 2.574 USD/tấn,
năm 2019, xuất khẩu hạt tiêu đen đạt giảm 26% so với cùng kỳ năm 2018.
Chủng loại hạt tiêu xuất khẩu tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2019
(ĐVT: Lượng – tấn; Trị giá – nghìn USD; Giá XKBQ – USD/tấn)
Chủng
loại

So với tháng
So với 2 tháng đầu
2 tháng đầu năm 2019
2/2018 (%)
năm 2018 (%)
Trị
Giá
Trị
Giá

Lượng Trị giá Lượng
Lượng Trị giá
Lượng
giá
XKBQ
giá XKBQ
Tháng 2/2019

Hạt
tiêu
13.637 33.637
đen
Hạt
tiêu
1.276 4.108
đen xay
Hạt
tiêu
1.096 3.995
trắng
Hạt
tiêu
322 1.333
trắng xay

27,1

-5,2 28.110 72.360 2.574

14,0 -15,6


-26,0

54,3 -10,2

3.650 12.467 3.415

84,5 11,5

-39,5

18,7 -13,0

2.575

9.783 3.800

14,6 -17,8

-28,3

10,4 -33,6

926

4.075 4.402

11,7 -27,9

-35,4


Nguồn: Tính tốn từ số liệu của Tổng cục Hải quan
4. Dung lượng thị trường nhập Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất
khẩu hạt tiêu Trung Quốc năm 2018 cho Trung Quốc với tốc độ nhập khẩu ghi
nhận mức cao kỷ lục từ trước đến nay,
và thị phần của Việt Nam
tăng tới 10.696,9% về lượng và tăng
Theo số liệu thống kê từ ITC, nhập
3.176,2% về trị giá so với năm 2017.
khẩu hạt tiêu của Trung Quốc năm
Nhờ vậy, thị phần hạt tiêu Việt Nam trong
2018 đạt 87.684 tấn, trị giá 137,87 triệu
tổng lượng nhập khẩu Trung Quốc tăng
USD, tăng trưởng tới 659% về lượng và
từ 4,8% năm 2017, lên 68,1% năm 2018.
271,4% về trị giá so với năm 2017.
Nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc
Năm 2018, giá nhập khẩu bình quân
từ Ấn Độ năm 2018 tăng 224,1% về
hạt tiêu của Trung Quốc đạt mức 1.572
lượng và tăng 272,1% về trị giá so với
USD/tấn, giảm tới 51,1% so với năm
năm 2017, đạt 22,7 nghìn tấn với trị giá
2017. Trong đó, giá nhập khẩu hạt tiêu
38,81 triệu USD.
của Trung Quốc từ nhiều nguồn cung
Trong khi đó, nhập khẩu hạt tiêu của
giảm. Cụ thể, giá nhập khẩu hạt tiêu
Trung
Quốc từ Ma-lai-xi-a năm 2018 chỉ

của Trung Quốc từ Việt Nam giảm mạnh
69,7%, xuống cịn 1.242 USD/tấn; từ đạt 2,6 nghìn tấn với trị giá 12,34 triệu
Ma-lai-xi-a giảm 26%, xuống mức 4.593 USD, giảm 5,8% về lượng và giảm 26%
USD/tấn; từ In-đô-nê-xi-a giảm 40,8%, về trị giá, theo đó thị phần hạt tiêu của
xuống còn 4.014 USD/tấn. Ở chiều Ma-lai-xi-a trong tổng lượng nhập khẩu
ngược lại, giá nhập khẩu bình quân hạt Trung Quốc giảm mạnh từ 18,3% năm
tiêu của Trung Quốc từ Ấn Độ năm 2018 2017, xuống còn 3,1% thị phần năm
2018.
tăng 14,8%, lên mức 1.709 USD/tấn.
Về cơ cấu nguồn cung: Năm 2018,

Số ra ngày 22/3/2019

Theo dõi số liệu nhập khẩu hạt tiêu

14


T H Ị T R ƯỜ N G H Ạ T T I Ê U
của Trung Quốc có thể thấy, nhu cầu
nhập khẩu mặt hàng hạt tiêu của Trung Quốc
ngày càng tăng. So với các đối thủ cạnh
tranh như Ấn Độ, Ma-lai-xi-a, In-đơ-nê-xi-a,
Bra-xin thì mặt hàng hạt tiêu của Việt Nam
đang có lợi thế cạnh tranh khá lớn bởi
giá thành sản phẩm thấp hơn và lợi thế
về vị trí địa lý. Tuy nhiên, giá trị xuất
khẩu ở mức thấp hơn so với các đối thủ
cạnh tranh, ảnh hưởng tới lợi nhuận của
ngành.


trọng hạt tiêu trắng của nước ta chỉ chiếm
khoảng 10% tổng lượng xuất khẩu trong
khi hạt tiêu đen chiếm tới 90% tỷ trọng.
Nếu so sánh với In-đô-nê-xi-a, tỷ trọng
hạt tiêu trắng chiếm tới 80% lượng xuất
khẩu. Ngành công nghiệp chế biến tiêu
của In-đô-nê-xi-a hiện nay rất phát triển
với các sản phẩm hạt tiêu cao cấp đem
lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, ngành
hạt tiêu Việt Nam cần chú trọng hơn nữa
đến khâu chất lượng sản phẩm nhằm
Hiện nay thị trường thế giới đang ưa nâng cao giá trị xuất khẩu, đồng thời cần
chuộng chủng loại hạt tiêu trắng, thì tỷ có sự chuyển dịch về cơ cấu chủng loại
xuất khẩu.
Nguồn cung hạt tiêu cho Trung Quốc năm 2018 (Mã HS: 0904)

Thị trường

Năm 2018

So với năm 2017 (%)

Lượng
Trị giá
Giá NKBQ
Giá
Lượng Trị giá
(tấn) (nghìn USD) (USD/tấn)
NKBQ

Tổng
87.684
137.873
1.572
659,0 271,4 -51,1
Việt Nam
59.707
74.174
1.242 10.696,9 3.176,2 -69,7
Ấn Độ
22.711
38.814
1.709
224,1 272,1
14,8
Ma-lai-xi-a
2.688
12.347
4.593
27,3
-5,8 -26,0
In-đô-nê-xi-a
1.077
4.323
4.014
148,2
46,8 -40,8
Bra-xin
582
1.975

3.393
23,3
-8,4 -25,7
Trung Quốc
251
867
3.454
-32,0 -15,6
24,1
Xri Lan-ca
158
791
5.006
163,3
70,1 -35,4
Tây Ban Nha
155
553
3.568
-51,7 -57,1 -11,1
Hồng Kông
123
993
8.073
547,4 404,1 -22,1
Hoa Kỳ
48
278
5.792
50,0 162,3

74,8

Thị phần tính
theo lượng
(%)
Năm Năm
2018 2017
100,0 100,0
68,1
4,8
25,9 60,7
3,1 18,3
1,2
3,8
0,7
4,1
0,3
3,2
0,2
0,5
0,2
2,8
0,1
0,2
0,1
0,3

Nguồn: ITC

15


Số ra ngày 22/3/2019


T H Ị T R ƯỜ N G C H È

- Sản lượng chè của Kê-ni-a tăng trong tháng 01/2019 nhờ thời tiết thuận lợi.
- Giá chè xuất khẩu bình quân của Ấn Độ sang I-ran tăng trong tháng 01/2019.
- Thị phần nhập khẩu chè từ Việt Nam giảm trong tổng nhập khẩu chè của EU từ
các thị trường ngoài khối.
- Xuất khẩu mặt hàng chè tăng cả về lượng và trị giá trong 15 ngày đầu tháng
3/2019.

1. Thị trường chè thế giới
Kê-ni-a: Theo cơ quan nông nghiệp
và thực phẩm Kê-ni-a (AFA), tình hình
hoạt động ngành cơng nghiệp chè nước
này trong tháng 01/2019 như sau:

đạt 2,30 USD/kg, giảm 0,66 USD/kg so
với cùng kỳ năm 2018.

Xuất khẩu: Khối lượng chè xuất khẩu
của Kê-ni-a trong tháng 01/2019 đạt 17,92
nghìn tấn, tăng 50,0% so với cùng kỳ
năm 2018. Trong tháng 01/2019, Kê-ni-a
Sản lượng: Tháng 01/2019 sản lượng
đã xuất khẩu chè tới 43 thị trường, tăng
chè của Kê-ni-a đạt 48,38 nghìn tấn, tăng
thêm 4 thị trường so với số thị trường xuất

18,5% so với cùng kỳ năm 2018. Sản
khẩu chè trong tháng 01/2018. Trong số
tăng cao là do mưa nhẹ và nhiệt độ vừa
các thị trường xuất khẩu chính, Kê-ni-a
phải tại các khu vực phía Tây và Đơng
xuất khẩu chè tới thị trường Pa-ki-xtan với
Rift. Phía Đơng Rift, sản lượng chè tăng
lượng dẫn đầu đạt 15,25 nghìn tấn, chiếm
trong tháng 01/2019 đạt 18,35 nghìn tấn,
32% tổng lượng chè xuất khẩu của
tăng 27,9% so với tháng 01/2018. Các
Kê-ni-a. Tiếp theo là một số thị trường
vùng trồng chè ở phía Tây Rift đạt 30,03
khác như: Ai Cập đạt 11,07 nghìn tấn,
nghìn tấn, tăng 13,4% so với tháng
Anh đạt 5,82 nghìn tấn, Các TVQ Ả Rập
01/2018.
Thống nhất đạt 2,79 nghìn tấn, Xu-đăng
Giá chè: Trong tháng 01/2019, có đạt 1,44 nghìn tấn, Y-ê-men đạt 1,12 nghìn tấn,
47,92 nghìn tấn chè của Kê-ni-a được Ả Rập Xê-út đạt 0,78 nghìn tấn, Thụy
bán thơng qua phiên đấu giá Mombasa, Sỹ đạt 0,77 nghìn tấn, Áp-ga-ni-xtan đạt
tăng 4% so với cùng kỳ năm 2018. Do 0,75 nghìn tấn. Tỷ trọng xuất khẩu chè
khối lượng được chào bán cao, nên giá tới 10 thị trường này chiếm tới 87% tổng
chè bình quân được đấu giá ở mức thấp lượng chè xuất khẩu của Kê-ni-a trong

Số ra ngày 22/3/2019

16



T H Ị T R ƯỜ N G C H È
tháng 01/2019. Ngồi ra, Kê-ni-a cịn xuất
khẩu chè tới một số thị trường khác tăng
mạnh trong tháng 01/2019 như: I-ran,
Ni-giê-ri-a, Ai-len, Thổ Nhĩ Kỳ,Trung Quốc,
Ma-lai-xi-a, Nam Phi, Ca-na-đa, Ô-man,
Sát, U-dơ-bê-ki-xtan.
Tiêu thụ nội địa: Tiêu thụ chè tại thị
trường nội địa trong tháng 01/2019 đạt
3,61 nghìn tấn, tăng 50,4% so với cùng
kỳ năm 2018.
Ấn Độ: Năm 2018, xuất khẩu chè
sang I-ran, thị trường chè quan trọng thứ
hai của Ấn Độ, chỉ tăng khoảng 3,5% về
khối lượng. I-ran là đối tác thương mại
lâu đời nhất của Ấn Độ. Xuất khẩu chè
của Ấn Độ trực tiếp sang I-ran đạt 114,26
triệu USD, chiếm hơn 15% tổng xuất khẩu
chè. Xuất khẩu chè của Ấn Độ gián tiếp
sang I-ran ước tính khoảng 100 triệu USD,
chiếm hơn 13% tổng xuất khẩu chè. Giá
xuất khẩu chè bình quân sang I-ran đạt
3,73 USD/kg và đây là thị trường mang
lại nhiều lợi nhuận cho ngành chè Ấn Độ
sau thị trường Nga.

Trong giai đoạn năm 2011-2012, sau khi
chính quyền Tổng thống Hoa Kỳ Obama
thực hiện các lệnh trừng phạt thương
mại trước đây đối với I-ran, chính phủ

Ấn Độ và I-ran đã áp dụng cơ chế thanh
tốn Rupee-Rial cho thương mại, có tới
45% lượng dầu mua của Ấn Độ được trả
lại bằng đồng rupee, và gồm nhiều mặt
hàng khác như: chè, gạo, thuốc và hàng
hóa khơng bị Liên Hiệp quốc trừng phạt.
Theo số liệu từ Hiệp hội chè Ấn Độ
(ITA), trong tháng 01/2019 là tháng khởi
đầu thuận lợi của ngành chè nước này,
giá chè bình quân xuất khẩu trực tiếp
sang thị trường I-ran được cải thiện và
tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2018, đạt
263,2 Rupee/kg.

Đáng chú ý, các lệnh trừng phạt của
Hoa Kỳ cũng sẽ giúp Ấn Độ tiếp tục xuất
khẩu trực tiếp chè sang I-ran và thay thế
chè Ceylonese từ Xri Lan-ca. Trong thị
trường chè chính thống (chè thủ cơng làm
theo phương pháp truyền thống), thì chè
Ceylonese chủ yếu cạnh tranh với chè Ấn
Các công ty chè của Ấn Độ đang rất Độ. Trong khi Ấn Độ được hưởng các điều
lạc quan về việc tăng thương mại với khoản thương mại thuận lợi với I-ran, thì
I-ran sau khi Ngân hàng Uco đã công bố các giao dịch giữa I-ran và Xri Lan-ca phải
thỏa thuận thương mại Rupee-Rial vẫn trả bằng đồng USD, mà hiện tại đồng
tiếp tục và các nhà xuất khẩu chè Ấn Độ tiền này đang khan hiếm ở I-ran.
dự báo xuất khẩu chè sang thị trường
2. Tình hình xuất khẩu chè của
I-ran sẽ tăng 15%-20% trong năm 2019. Việt Nam
Trong năm 2018, xuất khẩu chè

của Ấn Độ sang I-ran tăng nhẹ về khối
lượng. Theo các nhà sản xuất và xuất
khẩu của Ấn Độ, tăng trưởng thấp trong
xuất khẩu chè là do Hiệp định Thương
mại Rupee-Rial có tiếp tục đối mặt với
các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ với I-ran
và khả năng thanh tốn đúng hạn của
I-ran, vì nước này có thể đối mặt với tình
trạng thiếu đồng USD.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục
Hải quan, xuất khẩu chè của Việt Nam từ
ngày 01/03/2019 đến ngày 15/03/2019
đạt 4,2 nghìn tấn và 7,5 triệu USD, tăng
0,2% về lượng và tăng 20,3% về trị giá
so với cùng kỳ năm 2018. Lũy kế từ
đầu năm đến hết ngày 15/03/2019, xuất
khẩu chè đạt 21,6 nghìn tấn và 37,5 triệu
USD, tăng 4,8% về lượng và tăng 18,1%
về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Đáng
Theo Hiệp hội chè Ấn Độ (ITA), xuất chú ý, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng
khẩu chè của Ấn Độ sang I-ran tiếp tục chè trong 15 ngày đầu tháng 3/2019 đạt
tăng 109% trong tháng 01/2019 và đạt 1.771,9 USD/tấn, tăng 20% so với cùng
kỳ năm 2018.
5,9 nghìn tấn.

17

Số ra ngày 22/3/2019



T H Ị T R ƯỜ N G C H È
3. Dung lượng thị trường nhập về lượng và giảm 6,2% về trị giá so năm
khẩu chè EU và thị phần của Việt Nam 2017. Giá nhập khẩu bình quân mặt
Theo số liệu từ Ủy ban Châu Âu, nhập
khẩu chè của EU trong và ngồi khối
năm 2018 đạt 317,5 nghìn tấn và 1,28
tỷ Eur (tương đương 1,45 tỷ USD), giảm
3,7% về lượng và giảm 6,0% về trị giá so
với năm 2017. Giá nhập khẩu bình quân
mặt hàng chè của EU đạt 4.037,9 USD/tấn,
giảm 2,4% so với năm 2017. Trong đó,
EU nhập khẩu chè chủ yếu từ các thị
trường ngoài khối với tỷ trọng nhập khẩu
chiếm 75,7% tổng lượng chè nhập khẩu
của EU trong năm 2018, đạt 240,3 nghìn
tấn và 756,3 triệu Eur (tương đương với
854,6 triệu USD), tăng 0,7% về lượng và
giảm 1,5% về trị giá; Giá nhập khẩu bình
quân mặt hàng chè từ các thị trường
ngoài EU đạt 3.147,3 Eur/tấn, giảm 2,2%
so với năm 2017.

hàng chè từ Kê-ni-a đạt 2.375,5 Eur/tấn,
giảm 6,6% so với năm 2017.

Tiếp theo là thị trường Ấn Độ với
lượng và trị giá đạt 44,4 nghìn tấn và
143,8 triệu Eur (tương đương với 162,5
triệu USD), tăng 5,1% về lượng và tăng

7,4% về trị giá so với năm 2017. Giá
nhập khẩu bình quân mặt hàng chè từ
Ấn Độ đạt 3.238,5 Eur/tấn, tăng 2,2% so
với năm 2017.
Ngoài ra, EU còn nhập khẩu chè từ
một số thị trường khác như: Trung Quốc,
Xri Lan-ca, Ma-la-uy, Ác-hen-ti-na...

Việt Nam là thị trường cung cấp chè
lớn thứ 12 cho thị trường EU với lượng
và trị giá trong năm 2018 đạt 2,7 nghìn
tấn và 5,6 triệu Eur (tương đương với
6,3 triệu USD). Tỷ trọng nhập khẩu chè
Về thị trường: EU nhập khẩu chè chủ của EU từ Việt Nam giảm 0,2 điểm phần
yếu từ các thị trường ngoài khối trong năm trăm so với năm 2017. Giá nhập khẩu
2018. Dẫn đầu là thị trường Kê-ni-a đạt bình quân mặt hàng chè từ Việt Nam đạt
77,2 nghìn tấn và 183,3 triệu Eur (tương 2.064,9 Eur/tấn, tăng 4,8% so với năm
đương với 207,2 triệu USD), tăng 0,5% 2017.
EU nhập khẩu mặt hàng chè trong năm 2018
Năm 2018
Thị trường

So với năm 2017 (%)

Lượng
(Tấn)

Trị giá
(Nghìn
Eur)


Trị giá
(Nghìn
USD)

Giá TB
(Eur/
tấn)

Lượng

Tổng NK

317.493

1.282.011

1.448.672

4.037,9

Nội khối

77.201

525.742

594.089

240.292


756.269

854.584

Ngoài khối

Tỷ trọng theo
lượng (%)

Trị
giá

Giá
TB

Năm
2018

Năm
2017

-3,7

-6,0

-2,4

100,0


100,0

6.810,0

-15,1

-11,6

4,1

24,3

27,6

3.147,3

0,7

-1,5

-2,2

75,7

72,4

EU nhập khẩu chè từ 10 thị trường chính từ các thị trường ngồi khối trong năm 2018
Kê-ni-a

77.174


183.330

207.163

2.375,5

0,5

-6,2

-6,6

32,1

32,2

Ấn Độ

44.398

143.785

162.477

3.238,5

5,1

7,4


2,2

18,5

17,7

Trung Quốc

26.458

101.922

115.172

3.852,2

-6,1

-3,1

3,2

11,0

11,8

Xri Lan-ca

21.141


116.863

132.055

5.527,8

8,5

1,3

-6,6

8,8

8,2

Ma-la-uy

18.357

34.417

38.891

1.874,9

-1,5

-6,6


-5,2

7,6

7,8

Ác-hen-ti-na

8.529

13.409

15.152

1.572,1

18,5

11,4

-5,9

3,5

3,0

In-đô-nê-xi-a

8.038


13.341

15.076

1.659,8

-11,9

-17,8

-6,7

3,3

3,8

Dim-ba-bu-ê

5.465

8.762

9.901

1.603,3

85,1

70,4


-7,9

2,3

1,2

Thụy Sỹ

4.639

21.759

24.588

4.690,5

4,0

-4,5

-8,2

1,9

1,9

Số ra ngày 22/3/2019

18



T H Ị T R ƯỜ N G C H È
Năm 2018
Thị trường

Tan-da-ni-a

Lượng
(Tấn)

Trị giá
(Nghìn
Eur)

Trị giá
(Nghìn
USD)

So với năm 2017 (%)
Giá TB
(Eur/
tấn)

Lượng

Trị
giá

Giá

TB

Tỷ trọng theo
lượng (%)
Năm
2018

Năm
2017

3.998

7.946

8.979

1.987,5

-19,8

-24,2

-5,4

1,7

2,1

2.706


5.588

6.314

2.064,9

-12,9

-8,7

4,8

1,1

1,3

...
Việt Nam

Nguồn: Ủy ban Châu Âu
Về mặt hàng: EU nhập khẩu chè đen nhập khẩu từ các thị trường ngoài EU
và chè xanh chủ yếu từ các thị trường trong năm 2018 đạt 32,8 nghìn tấn và
ngồi khối. Trong đó lượng nhập khẩu 154,6 triệu Eur (tương đương với 174,7
chè đen chiếm tỷ trọng cao trong cơ triệu USD), giảm 0,9% về lượng và tăng
cấu mặt hàng chè EU nhập khẩu từ các nhẹ về trị giá so với năm 2017. Giá nhập
thị trường ngoài khối trong năm 2018, khẩu bình quân mặt hàng chè xanh đạt
đạt 203,3 nghìn tấn và 588,7 triệu Eur 4.719,0 Eur/tấn, tăng 1,0% so với năm
(tương đương với 655,3 triệu USD) tăng 2017. EU nhập khẩu chè xanh chủ yếu
0,7% về lượng và giảm 2,3% về trị giá so từ thị trường Trung Quốc trong năm 2018
với năm 2017. Giá nhập khẩu bình quân đạt 21 nghìn tấn và 79,6 triệu Eur (tương

mặt hàng chè đen đạt 2.895,9 Eur/tấn, đương với 90 triệu USD), giảm 2,4% về
giảm 3,0% so với năm 2017. Kê-ni-a và lượng và giảm 1,1% về trị giá so với năm
Ấn Độ là hai thị trường chính cung cấp 2017. Thị phần nhập khẩu chè xanh từ
chè đen cho EU với lượng nhập khẩu Trung Quốc cũng giảm so với năm 2017.
từ hai thị trường này chiếm tới 57,8% Đáng chú ý, EU tăng mạnh nhập khẩu
tổng lượng chè đen EU nhập khẩu từ chè xanh từ thị trường Ấn Độ trong năm
các thị trường ngoài khối. Việt Nam là 2018 đạt 3,6 nghìn tấn và 13,8 triệu Eur
thị trường cung cấp chè đen lớn thứ 12 (tương đương với 15,6 triệu USD), tăng
về lượng cho EU trong năm 2018, đạt 2 22,4% về lượng và tăng 14,4% về trị giá
nghìn tấn và 3,5 triệu Eur (tương đương so với năm 2017. Tỷ trọng nhập khẩu chè
4 triệu USD), giảm 18,6% về lượng và xanh từ Ấn Độ tăng thêm 2 điểm phần
giảm 16,1% về trị giá so với năm 2017. trăm so với năm 2017. Việt Nam là thị
Thị phần nhập khẩu mặt hàng chè đen trường cung cấp mặt hàng chè xanh lớn
từ Việt Nam giảm 0,2 điểm phần trăm so thứ 6 cho EU, mặc dù tăng cả lượng và
với năm 2017.
trị giá, nhưng thị phần nhập khẩu từ Việt
Tiếp theo là mặt hàng chè xanh, EU Nam vẫn còn quá nhỏ so với nhu cầu
nhập khẩu mặt hàng chè xanh tại EU.
Mặt hàng chè chính EU nhập khẩu từ các thị trường ngoài khối năm 2018
So với năm 2017
(%)

Năm 2018
Mặt hàng

Chè đen
Kê-ni-a
Ấn Độ

19


Lượng
(Tấn)
203.305
76.584
40.841

Trị giá
(Nghìn
Eur)
588.744
181.072
129.928

Trị giá
(Nghìn
USD)
665.281
204.611
146.818

Tỷ trọng theo
lượng (%)

Giá TB
(Eur/tấn)

Lượng

Trị

giá

Giá
TB

Năm
2018

Năm
2017

2.895,9
2.364,4
3.181,3

0,7
0,7
3,9

-2,3
-6,1
6,8

-3,0
-6,7
2,8

100,0
37,7
20,1


100,0
37,7
19,5

Số ra ngày 22/3/2019


So với năm 2017
(%)

Năm 2018
Mặt hàng

Lượng
(Tấn)

Trị giá
(Nghìn
Eur)

Xri Lan-ca

20.208

105.472

Ma-la-uy
Ác-hen-ti-na
...


18.144
6.581

33.892
8.153

Việt Nam
Chè xanh
Trung Quốc
Ấn Độ
In-đơ-nê-xi-a
Xri Lan-ca
Nhật Bản
Việt Nam

1.999
32.759
20.962
3.554
3.466
932
775
707

3.519
154.589
79.577
13.832
5.793

11.359
20.187
2.068

Trị giá
(Nghìn
USD)

Tỷ trọng theo
lượng (%)

Giá TB
(Eur/tấn)

Lượng

Trị
giá

Giá
TB

Năm
2018

Năm
2017

5.219,3


10,1

2,8

-6,6

9,9

9,1

38.298
9.213

1.867,9
1.238,9

-1,5
20,8

-6,7

-5,3
-5,4

8,9
3,2

9,1
2,7


3.977

1.760,6
4.719,0
3.796,3
3.891,9
1.671,4
12.188,3
26.047,8
2.925,0

-18,6
-0,9
-2,4
22,4
-10,2
-18,0
13,0
8,8

3,0
1,0
1,4
-6,6

1,0
100,0
64,0
10,8
10,6

2,8
2,4
2,2

1,2

89.922
15.630
6.546
12.836
22.811
2.337

0,0
-1,1

6,8
7,5

8,0
-5,5
-1,1

65,0
8,8
11,7
3,4
2,1
2,0


Nguồn: Ủy ban Châu Âu

(Ghi chú: Mã HS: 090210, 090220, 090230, 090240)
Tỷ giá ngày (19/03/2019): 1Eur =1,13 USD.

Số ra ngày 22/3/2019

20


T H Ị T R ƯỜ N G T H Ị T

- Từ đầu tháng 3/2019, giá thịt trên thị trường Hoa Kỳ có
xu hướng tăng so với cuối tháng 2/2019.
- Giá thịt lợn trong nước giảm so với cuối tháng 2/2019.

1. Thị trường thế giới
Trong 20 ngày đầu tháng 3/2019,
giá lợn nạc giao kỳ hạn tháng 4/2019 tại
Chicago, Hoa Kỳ có xu hướng tăng so
với cuối tháng 02/2019. Ngày 20/3/2019
giá lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ đã tăng
lên mức cao nhất nhiều tuần (lên mức
70,88 UScent/lb) tăng 27,7% so với cuối
tháng 02/2019 và so với cùng kỳ năm
2018 tăng 11,9%.

giết mổ được dự báo sẽ ghi nhận mức
cao chưa từng thấy trong năm 2019. Sản
lượng thịt lợn thương mại trong năm nay

ước đạt kỉ lục 27,34 tỉ pound, tăng 4% so
với năm 2018.
Tại Đan Mạch, theo Eurostat, năm
2019 sự gia tăng của sản lượng được
thúc đẩy từ lượng giết mổ nhiều hơn,
tăng 2% so với năm 2018 lên 22,7 triệu
con.

Tại Anh, theo Cục Phát triển Nông
nghiệp và Làm vườn (AHDB), tháng
01/2019, sản lượng lợn giết mổ tại Anh
đã tăng khoảng 2,5% so với cùng kì năm
2018 lên tổng cộng 935.800 con. Cụ thể,
lượng lợn giết mổ tại Anh và xứ Wales
Về nguồn cung: Theo báo cáo
trong tháng 01/2019 tăng gần 3%, trong
triển vọng nông nghiệp công bố ngày
khi Bắc Ai-len tăng 1,5%. Ngược lại,
22/02/2019 của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
lượng lợn giết mổ tại Xcốt-len giảm dưới
(USDA), bất chấp doanh thu tương đối
1% so với cùng kì năm 2018.
thấp, các nhà sản xuất lợn của Hoa Kỳ
Về xuất khẩu, theo USDA, xuất khẩu
tiếp tục tăng đàn. Sự mở cửa của hàng
loạt nhà máy mới tại Hoa Kỳ đã tăng thịt lợn trên thế giới dự kiến tăng 3%
công suất và dự báo về nhu cầu mạnh trong năm 2019, được thúc đẩy nhờ nhu
mẽ để đáp ứng công suất này có thể đã cầu mạnh mẽ tại châu Á và Hoa Kỳ. Trong
hỗ trợ cho sự mở rộng. Các nhà sản xuất đó, EU vẫn là nhà xuất khẩu thịt lợn hàng
dự kiến sẽ tăng đàn lợn thêm khoảng đầu, theo sau là Hoa Kỳ. Ngành thịt lợn

2% trong nửa đầu năm 2019. Với sự gia EU nỗ lực đa dạng hóa thị trường xuất
tăng này, lượng lợn đưa ra thị trường để khẩu và Trung Quốc vẫn là thị trường
Tại Trung Quốc, giá lợn hơi tiếp tục
tăng nhẹ do nguồn cung bị hạn chế bởi
bị ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi,
hiện giá lợn dao động ở mức 15,08 Nhân
dân tệ/kg (tương đương 52.110,88 đồng/kg).

21

Số ra ngày 22/3/2019


T H Ị T R ƯỜ N G T H Ị T
tăng trưởng chính. Thị trường đang kỳ vọng
về một thỏa thuận nhằm chấm dứt xung
đột thương mại giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc,
theo đó tăng xuất khẩu từ nền kinh tế lớn
nhất thế giới, nhưng dịch tả lợn châu
Phi (ASF) khiến nhu cầu nhập khẩu tại
quốc gia châu Á cao hơn. Ngồi ra, với
hiệp định thương mại được kí gần đây
giữa EU và Nhật Bản, các thành viên của
khối liên minh sẽ được hưởng lợi từ mức
thuế quan thấp đối với một số sản phầm
thịt lợn, gồm thịt lợn đông lạnh và thịt xay
ướp gia vị kể từ tháng 4/2019.

Theo báo cáo từ Tổ chức Thú y Thế
giới (OIE), tính đến hết tháng 02/2019,

tổng cộng có 1.233 trường hợp chưa
được dập tắt và 264 ổ dịch ASF mới
được phát hiện. Trong giai đoạn này,
tổng cộng có 13 quốc gia mới báo cáo
bùng phát hoặc vẫn đang đấu tranh với
virus ASF. Cụ thể, 9 quốc gia tại châu Âu
gồm Bỉ, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Lát-vi-a,
Môn-đô-va, Ba Lan, Ru-ma-ni, Nga và
U-crai-na; 3 quốc gia tại châu Á gồm
Trung Quốc, Mông Cổ và Việt Nam. Tại
châu Phi, dịch bệnh vẫn đang hoành hành
Tại Hoa Kỳ, xuất khẩu trong năm tại Zimbabwe sau thông báo trước đó.
2019 dự báo tăng do giá thịt lợn duy trì Trong đó, 99,5% tổng thiệt hại (27.393
cạnh tranh trên thị trường quốc tế, nhưng trong tổng số 27.510 con lợn) được ghi
những hạn chế thương mại hiện tại có nhận tại châu Á, với Trung Quốc thông
thể giảm tốc độ tăng trưởng. Năm 2019, báo tiêu hủy 25.371 con lợn, trong khi
xuất khẩu thịt lợn của Hoa Kỳ ước tăng Việt Nam cơng bố thiệt hại 2.022 con
lợn. Tồn bộ thiệt hại tại châu Âu (171
6% so với năm 2018 lên 6,3 tỉ Pound.
con) được thông báo từ Ru-ma-ni. Còn
Về tiêu thụ: Theo dữ liệu tổng hợp tại châu Phi, khơng có trường hợp nào
từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh được báo cáo trong giai đoạn này. Bên
tế (OECD), sản lượng thịt lợn tiêu thụ cạnh đó, sự xuất hiện của dịch tả lợn cổ
trên thế giới năm 2019 đạt 121,7 triệu điển tại Nhật Bản cũng khiến ngành chăn
tấn. Trong đó, Trung Quốc vẫn là quốc ni thế giới lo ngại. Chính phủ Nhật Bản
gia tiêu thụ nhiều nhất đạt 56,1 triệu tấn. đã công bố 7 trường hợp nhiễm dịch tả
Theo sau là EU và Hoa Kỳ với khối lượng lợn cổ điển, với hơn 100 con lợn rừng có
tiêu thụ lần lượt đạt gần 21 triệu tấn và kết quả dương tính sau xét nghiệm và
10,2 triệu tấn.
khoảng 15.000 con lợn bị tiêu hủy.

Về tình hình nhập khẩu, khối lượng
2. Thị trường trong nước
nhập khẩu thịt lợn của Hoa Kỳ dự kiến
Trong 20 ngày đầu tháng 3/2019, giá
đạt 1,06 tỉ pound, giảm nhẹ so với năm
lợn
hơi trên cả nước giảm so với cuối
2018. Trong năm 2018, nhập khẩu thịt
lợn của Hoa Kỳ đã giảm khoảng 5%, do tháng 02/2019, giảm 5.000 – 8.000 đồng/
sản lượng thịt lợn nội địa tăng và giá kg. Giá lợn hơi giảm là do sự lây lan của
thấp khiến thị trường Hoa Kỳ trở nên dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã ảnh hưởng
kém thu hút. Ngoài Trung Quốc, Nhật đến thị trường thịt trong nước. Tại nhiều
Bản và Hàn Quốc cũng là những nhà nơi, lượng thịt lợn tiêu thụ trong thời gian
nhập khẩu thịt lợn tiềm năng của Hoa Kỳ. qua đã giảm 50% so với bình thường,
Nhật Bản là một thị trường lớn và quan trong khi lượng lợn về các chợ đầu mối
trọng đối với thịt lợn và dự kiến duy trì gia tăng, một phần vì người chăn ni
như vậy trong dài hạn. Nhật Bản tiêu thụ chạy dịch.
khoảng 2,5 triệu tấn thịt lợn mỗi ngày và
Tính tới thời điểm hiện tại đã có tới
chỉ sản xuất khoảng một nửa lượng tiêu 20 tỉnh công bố dịch bệnh, gồm Hưng
thụ ở trong nước.
Yên, Thái Bình, Hải Phịng, Thanh Hóa,
Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hịa Bình,

Số ra ngày 22/3/2019

22


Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh,

Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc
Kạn, Sơn La, Nghệ An, Thừa Thiên Huế,
Bắc Ninh và Lai Châu. Tính đến nay,
lượng lợn bị bệnh và tiêu hủy chỉ chiếm
khoảng 0,08% so với tổng nguồn cung
trong năm. Hiện nay nguồn cung trong
nước vẫn được bảo đảm, đáp ứng đủ
nhu cầu tiêu dùng của người dân và các
hoạt động sản xuất, chế biến.

Mặc dù các ngành chức năng đã vào
cuộc tích cực, song nguy cơ lây lan dịch
bệnh vẫn cịn cao. Ngun nhân chính
của tình trạng này là do nhận thức về
phòng, chống dịch bệnh của người chăn
ni cịn chủ quan, lơ là và thiếu trách
nhiệm. Đáng lo nhất là tình trạng người
dân vẫn cịn vứt xác lợn chết bừa bãi ra
môi trường khiến công tác kiểm sốt,
ngăn chặn bệnh dịch rất khó khăn.

Tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi
tại khu vực miền Bắc dao động ở mức
34.000 - 35.000 đồng/kg. Giá lợn tại công
ty chăn nuôi lớn dao động trong khoảng
34.000 - 36.000 đồng/kg. Tại khu vực
miền Trung, Tây Nguyên giá giao dịch
trong mức 32.000 - 41.000 đồng/kg. Tại
khu vực miền Nam, giá lợn hơi dao động
trong ngưỡng 39.000 - 45.000 đồng/kg.

Với diễn biến dịch bệnh như hiện tại, khả
năng giá có thể sẽ giảm sâu trong thời
gian tới.

Theo báo cáo của Tổng cục thống kê,
tháng 02/2019, đàn trâu cả nước ước
giảm 2,8% do diện tích chăn thả thu hẹp,
đàn bị ước tăng 2,9% so với cùng kỳ
năm 2018. Chăn ni lợn tiếp tục duy
trì đà tăng khá, mặc dù dịch tả lợn châu
Phi đang xảy ra tại một số tỉnh thành trên
cả nước. Đàn lợn cả nước tháng 2/2019
tăng 3% so với cùng kỳ năm 2018. Chăn
nuôi gia cầm phát triển tốt do thị trường
tiêu thụ ổn định, giá bán được duy trì ở
mức cao, đàn gia cầm tháng 2 năm 2019
tăng 6% so với cùng kỳ năm 2018. Tốc
độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi
thời gian qua luôn ở mức 5 – 6%, góp
phần duy trì mức tăng trưởng chung của
ngành nơng nghiệp. Hiện tại, số hộ chăn
ni nhỏ lẻ chỉ cịn 2,5 triệu hộ, giảm từ
mức 3,4 triệu hộ năm 2016, với tổng đàn
đạt 13,8 triệu con, chiếm 49% tổng đàn,
và sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng từ
chăn nuôi nông hộ chiếm khoảng 42%
sản lượng thịt lợn hơi cả nước. Tuy
nhiên, dịch bệnh đang tác động tiêu cực
tới sự phát triển chung của ngành chăn
nuôi.


Trước thực tế ngành chăn nuôi lợn
nước ta vẫn đang đối mặt với rất nhiều
khó khăn, thách thức như: Năng suất
thấp, giá thành sản phẩm cao, chất
lượng và an toàn thực phẩm chưa ổn
định, sức cạnh tranh thấp… Ngun
nhân là do điều kiện khí hậu nhiệt đới
nóng ẩm ở nước ta đã tạo điều kiện cho
mầm bệnh phát triển; quy mô chăn nuôi
nhỏ lẻ, phân tán; mật độ chăn nuôi cao,
xen lẫn trong các khu dân cư, lại không
thường xuyên thực hiện đầy đủ các biện
pháp vệ sinh phịng bệnh nên càng làm
cho cơng tác kiểm sốt dịch bệnh thêm
khó khăn và phức tạp.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng
trực tiếp và quyết định là vấn đề chăn
ni an tồn sinh học và kiểm sốt dịch
bệnh, đặc biệt là những bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm, như lở mồm long
móng, tai xanh và hiện nay là bệnh dịch
tả lợn châu Phi xảy ra ở mọi lứa tuổi và
mọi loại lợn, tỷ lệ lợn chết lên đến 100%.

23

Vì dịch ASF xâm nhiễm vào Việt
Nam, cùng với lượng thịt nhập khẩu gia
tăng khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối

tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP), giá lợn hơi trong nước
năm 2019 sẽ diễn biến khó lường. Bên
cạnh đó, xuất khẩu sản phẩm thịt lợn dự
báo sẽ gặp khó khăn do bị ảnh hưởng
bởi dịch ASF.

Số ra ngày 22/3/2019


T H Ị T R ƯỜ N G T H Ủ Y S Ả N
- Nga đề xuất tăng sản lượng khai thác tôm nước lạnh.
- Ấn Độ đặt mục tiêu tăng gấp ba lần sản lượng thủy sản nội địa.
- Trong 15 ngày đầu tháng 3/2019, xuất khẩu thủy sản tăng, nhập khẩu
ổn định so với cùng kỳ năm 2018.
- Năm 2018, thị phần tôm Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Ca-na-đa tăng.

1. Thị trường thủy sản thế giới
- Nga: Viện Nghiên cứu Đại dương
Nga đã đề xuất tăng sản lượng khai thác
tôm nước lạnh tại vùng biển Barents
lên 90.000 tấn trong năm 2019, tăng
20.000 tấn (tương đương tăng 28%) so
với khuyến nghị của Hội đồng Khai thác
biển quốc tế. Trong nhiều năm qua, sản
lượng khai thác tôm hàng năm của biển
Barents chưa bao giờ vượt quá 30.000 tấn.
- Pê-ru: Theo Bộ Sản Xuất Pê-ru,
năm 2019 sản lượng nuôi trồng thủy sản
của nước này sẽ tăng 6,8% so với năm

2018, đạt trên 110.000 tấn. Mức tăng
trưởng đạt được nhờ: Sản lượng sị điệp
tăng 15,0%, tơm tăng 7,2%, cá hồi và cá
rô phi tăng 5,1%.
Năm 2018, sản lượng nuôi trồng thủy

Số ra ngày 22/3/2019

sản của Pê-ru đạt 103.600 tấn, tăng
3,1% so với năm 2017, chủ yếu do sản
lượng cá hồi và tôm cao hơn. Trị giá nuôi
trồng thủy sản đạt mốc 1090,6 triệu PEN
(tương đương với 328,5 triệu USD), 
tăng 1% so với năm 2017.
Về cơ cấu sản phẩm, cá hồi chiếm
53,1% tổng sản lượng nuôi trồng thủy
sản của Pê-ru, tiếp theo là tơm chiếm
28,7% và sị điệp chiếm 12,0% .
- Ấn Độ: Theo Bộ Thủy sản Ấn Độ,
chính phủ nước này đang đặt mục tiêu
tăng gấp ba lần sản lượng thủy sản nội
địa bằng việc thực hiện các dự án mang
tính đổi mới để mở rộng sản xuất thủy
sản. Trong đó, 4 trại sản xuất giống có
thể sản xuất 250.000 con cá giống nước
ngọt và 4.350.000 con  tôm giống đã và
đang được xây dựng. Các trại sản xuất

24



T H Ị T R ƯỜ N G T H Ủ Y S Ả N
ở Kulathupuzha và Kanatharkulam đã
nhận được phê duyệt 49 triệu rupe và
95 triệu rupee cho giai đoạn hai. Tất cả
các nguồn nước chưa sử dụng được cải
thiện để nuôi thủy sản với 700 cơ sở nuôi
lồng đã được phê duyệt.
- Kê-ni-a: Chính phủ Kê-ni-a đã dỡ
bỏ lệnh cấm nhập khẩu cá từ Trung
Quốc. Tháng 11/2018, chính phủ Kêni-a đã đưa ra lệnh cấm nhập khấu cá từ
Trung Quốc do cho rằng các sản phẩm
cá giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc gây
ảnh hưởng đến các doanh nghiệp của
họ. Tuy nhiên, do thiếu hụt nguồn cung
cá trên thị trường, Bộ Thủy sản Kê-ni-a
đã phải dỡ bỏ lệnh cấm trên.
Mỗi tháng Kê-ni-a nhập khẩu khoảng
1.800 tấn cá. Nước này sản xuất được
ít nhất 135.000 tấn cá mỗi năm so với
nhu cầu 500.000 tấn. Trong năm 2018,
Kê-ni-a nhập khẩu cá từ Trung Quốc đạt
1,7 tỷ Sh (tương đương 17 triệu USD).
Nguồn cung trong nước không ổn định
khiến hầu hết các nhà máy sản xuất cá ở
Kê-ni-a phải nhập khẩu.

tháng 1/2018, nhưng vẫn thấp hơn 40%
so với mức trung bình 17 năm qua.
Bang Alabama có sản lượng cao

nhất, đạt 843.000 pao (tương đương 382
tấn), tăng 101% so với tháng 1/2018.
Bang Texas khai thác được 754.000 pao
(tương đương 342 tấn) , tăng 31% so
với tháng 1/2018, nhưng vẫn giảm 18%
so với mức trung bình 17 năm. Bang
Louisiana khai thác được 548.000 pao
(tương đương 248 tấn), tăng 45% so với
tháng 1/2018, nhưng thấp hơn 70% so
với mức trung bình 17 năm.
Trong tháng 1/2019, tại phía bắc
vùng Vịnh (gồm các bang Alabama,
Louisiana và Mississippi) và phía tây
vùng Vịnh (bang Texas), giá tơm cỡ lớn
(dưới 15 con, 15-20 và 21-25 con/pao)
bỏ đầu, còn vỏ tại tàu là 9 con/pao, cao
hơn so với tháng 1/2018. Giá tôm cỡ nhỏ
hơn (26-30, 31-35, 35-40 và 41-50) tại
tàu trong tháng 1/2019 thấp hơn so với
tháng 1/2018.

2. Tình hình xuất khẩu

Theo Tổng cục Hải quan, trong
- Hoa Kỳ: Sản lượng khai thác tôm 15 ngày đầu tháng 3/2019, trị giá xuất
tại vùng Vịnh Mê-xi-cô của Hoa Kỳ đạt khẩu thủy sản đạt 322,3 triệu USD, tăng
2,4 triệu pao (tương đương 1 nghìn tấn) 12,17% so với cùng kỳ năm 2018. Lũy
trong tháng 1/2019, tăng 20% so với
kế từ đầu năm đến hết


ngày 15/3/2019, trị giá
xuất khẩu thủy sản đạt
1,43 tỷ USD, tăng 5,1%
so với cùng kỳ năm
2018.
Nhập khẩu thủy sản
trong 15 ngày đầu tháng
3/2019 đạt 75,8 triệu
USD, tương đương so
với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế từ đầu năm 2019
đến hết ngày 15/3/2019,
nhập khẩu thủy sản đạt
340,1 triệu USD, giảm
2,46% so với cùng kỳ
năm 2018.

25

Số ra ngày 22/3/2019


×