Tải bản đầy đủ (.docx) (194 trang)

Luận văn thạc sỹ - Năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.01 KB, 194 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

ĐÀO THỊ THU HỒNG

NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ
CẤP PHÒNG TẠI VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG
MÃ NGÀNH: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH
TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN


HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS
Nguyễn Thị Ngọc Huyền là người trực tiếp hướng dẫn tác giả trong
quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn này. Nếu không nhận được
sự chỉ bảo tận tình, hướng dẫn tỉ mỉ, kịp thời đúng lúc cùng những
tài liệu phục vụ nghiên cứu quý giá cũng như các phương pháp
tiếp cận khoa học trong quá trình thực hiện luận văn của PGS.TS
Nguyễn Thị Ngọc Huyền thì luận văn khó có thể hoàn thành. Tác
giả xin được bày tỏ sự biết ơn và gửi lời cảm ơn chân thành đến


PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền.
Đồng thời, tác giả cũng xin cảm ơn các thầy, cô giáo của Khoa
khoa học quản lý _Viện sau Đại học trường Kinh tế Quốc Dân đã
cung cấp cho tác giả những kiến thức, những phương pháp tiếp
cận toàn diện về vấn đề quản lý công tạo tiền đề cho việc nghiên
cứu của tác giả về đề tài đã lựa chọn được sâu rộng hơn.
Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các cán bộ quản lý
cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội đã giúp đỡ nhiệt
tình, trả lời phỏng vấn, điền nội dung vào phiếu điều tra phục vụ
cho mục đích nghiên cứu của luận văn.
Do điều kiện và thời gian nghiên cứu luận văn không nhiều nên
nội dung của luận văn không tránh khỏi những hạn chế nhất định.
Tác giả mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, bạn bè và
những người quan tâm tới đề tài nghiên cứu này.
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, tháng 9 năm
2018
Người thực hiện
luận văn


Đào Thị Thu Hồng


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU..........................................................................................1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CÁN
BỘ QUẢN LÝ CẤP PHÒNG TẠO VĂN PHÒNG UBND CẤP TỈNH...........8
1.1. Cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND cấp
tỉnh.................................................................................................8
1.1.1. Tổng quan về Văn phòng UBND cấp tỉnh...........................8
1.1.2. Cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND cấp tỉnh 13
1.1.3. Vai trò của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND
cấp tỉnh......................................................................................14
1.1.4. Chức năng quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn
phòng UBND cấp tỉnh.................................................................15
1.2. Năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn
phòng

UBND cấp tỉnh.............................................................17

1.2.1. Khái niệm năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng
tại Văn phòng UBND cấp tỉnh...............................................................17
1.2.2. Tiêu chí đo lường năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp
phòng tại Văn phòng UBND cấp tỉnh..................................................18
1.2.3. Các yếu tố cấu thành năng lực quản lý của các cán bộ
quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND cấp tỉnh...........................21
Chương 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ
QUẢN LÝ CẤP PHÒNG TẠI VĂN PHÒNG UBND THÀNH PHỐ HÀ
NỘI................................................................................................27
2.1. Giới thiệu về Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội.......27
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng
UBND Thành phố Hà Nội ......................................................................27
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội ..32
2.1.3. Kết quả hoạt động của Văn phòng UBND Thành phố Hà
Nội............................................................................................................... 33



2.2. Đội ngũ cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND
Thành phố Hà Nội........................................................................55
2.2.1. Số lượng cán bộ quản lý cấp phòng và cơ cấu tổ chức của
cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà
Nội............................................................................................................... 55
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các cán bộ quản lý cấp phòng
tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội............................................59
2.2.3. Năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn
phòng UBND Thành phố Hà Nội...........................................................96
2.2.4. Kết quả hoạt động của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn
phòng UBND Thành phố Hà Nội.........................................................104
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NĂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN
LÝ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP PHÒNG TẠI VĂN PHÒNG UBND
THÀNH PHỐ HÀ NỘI.................................................................112
3.1. Định hướng nâng cao, phát triển năng lực quản lý của
cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố
Hà Nội.........................................................................................112
3.1.1. Mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp phòng tại
Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội đến năm 2020 định hướng
đến năm 2025........................................................................................ 112
3.1.2. Phương hướng nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản
lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội.................113
3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực quản lý của cán bộ
quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội
.....................................................................................................114
3.2.1. Hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh theo khung năng lực. .114
3.2.2. Đổi mới quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng cán
bộ quản lý cấp phòng theo khung năng lực...................................114

3.2.3. Hoàn thiện, đào tạo và phát triển cán bộ quản lý cấp
phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội.............................117
3.2.4. Đánh giá kết quả thực hiện công việc theo khung năng lực
................................................................................................................... 123

3.2.5. Tăng cường động lực cho cán bộ quản lý cấp phòng tại


Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội................................................124
3.2.6. Các giải pháp khác....................................................................126
3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp...................................127
3.3.1. Kiến nghị đối với Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội....127
3.3.2. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước Trung Ương......128
3.3.3. Khuyến nghị với cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng
UBND Thành phố Hà Nội.....................................................................128
KẾT LUẬN...................................................................................129
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................130
PHỤ LỤC.....................................................................................131


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
UBND

: Ủy ban nhân dân

HĐND

: Hội đồng nhân dân

CBCC


: Cán bộ Công chức

QLNN

: Quản lý nhà nước


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG
Bảng 2.1. Cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành Phố.................57
Bảng 2.2. Khung năng lực đối với cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND
Thành phố Hà Nội..................................................................................99
Bảng 2.3. Thang điểm đánh giá............................................................................101
Bảng 2.4. Yêu cầu về năng lực quản lý đôi với cán bộ quản lý cấp phòng Văn
phòng UBND Thành phố Hà Nội.........................................................101
Bảng 3.1. . .Sự cần thiết của các nội dung đào tạo đối với Cán bộ quản lý cấp phòng
tại Văn phòng UBND TP Hà Nội.........................................................122
HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Văn phòng UBND thành phố Hà Nội...................33
Hình 2.2. Năng lực của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố....97
Hình 3.1. Sơ đồ mô hình lựa chọn, bố trí cán bộ..................................................117


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối với một tổ chức, một cơ quan đoàn thể thì cán bộ quản lý
tổ chức và bộ máy nhân sự là một yếu tố vô cùng quan trọng,

thậm chí là hàng đầu. Bởi vì người lãnh đạo là đầu tàu, là người
đưa đường dẫn lối cho toàn bộ hoạt động của một tổ chức, cơ quan
ấy. Con tàu có đi được đúng hướng, đúng đích hay không chính là
do người lãnh đạo và cách điều hành làm sao để những thành viên,
cấp dưới của mình đồng tâm hiệp lực, góp tâm, trí, lực để cùng
nhau đưa chiếc tàu của mình tới nơi mình mong muốn. Đó chính là
cái tài, cái đức, cái tâm, cái tầm của người lãnh đạo.
Văn phòngỦy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội (Văn phòng
UBND Thành phố Hà Nội) là một cơ quan hành chính trực thuộc
Trung Ương_ là cơ quan chuyên môn ngang Sở, là bộ máy giúp
việc của Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội (UBND Thành phố Hà
Nội). Cơ quan này giúp tham mưu, tổng hợp để UBND Thành phố
Hà Nội xây dựng, quản lý chương trình công tác của UBND Thành
phố Hà Nội theo quy định của pháp luật; Theo dõi,đôn đốc các Sở,
cơ quan ngang sở, cơ quan thuộc UBND Thành phố Hà Nội, UBND
quận, huyện, phường, xã trực thuộc thành phố. Cơ quan này là cơ
quan tham mưu, tổng hợp giúp Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội.
Xây dựng, trình Chủ tịch UBND Thành phố phê duyệt và đôn đốc
thực hiện chương trình công tác cả năm cũng như hàng tháng,
hàng quý chi tiết.
Vì thế mà năng lực quản lý của cán bộ quản lý của đơn vị là
một yếu tố quyết định tạo nên sự phát triển thành công vươt bậc
của tổ chức, cơ quan, đơn vị đó.
Với nhiều vai trò như vậy của cơ quan Văn phòngỦy Ban


2

Nhân Dân Thành phố Hà Nội, để thực hiện được nhiệm vụ chính trị,
các cán bộ quản lý với tư cách là những người quản lý cơ quan

công quyền đầu não của Thành phố cần có những phẩm chất
chính trị vững vàng, có năng lực quản lý, có trình độ chuyên môn,
có đạo đức để gánh vác những trọng trách mà Đảng, Nhà nước và
Nhân dân giao phó.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi
công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”.
Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII cũng
khẳng định: “ Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách
mạng gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ,
là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng.”
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, vai
trò nhiệm vụ của các cán bộ lãnh đạo ngày càng trở nên nặng nề
và quan trọng , đòi hỏi những người được lựa chọn phải có đầy đủ
những yếu tố để có khả năng “chèo lái”.
Thời gian qua, việc nâng cao năng lực quản lý của cán bộ
quản lý tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội đã đạt được những
thành tựu nhất định, tuy nhiên do có sự thuyên chuyển cán bộ,
điều động và được đào tạo ở nhiều lĩnh vực khác nhau nên năng
lực quản lý của cán bộ quản lý còn gặp nhiều vấn đề bất cập: thiếu
tính đồng bộ, đồng đều về năng lực, chưa được đào tạo chuyên
sâu về nhiều lĩnh vực, xử lý công việc từ kinh nghiệm xử lý trong
công tác trước.
Bên cạnh đó, đến nay chưa có công trình cụ thể nào nghiên
cứu cung cấp cơ sở lý luận về nâng cao năng lực quản lý của cán
bộ quản lý tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội .
Chính vì những yếu tố về năng lực, phẩm chất đạo đức của
cán bộ quản lý có tính quyết định vô cùng quan trọng tới tổ chức,


3


đơn vị và những lý do như trên cho nên tác giả muốn đi sâu nghiên
cứu những yếu tố nào ảnh hưởng tới năng lực của cán bộ quản lý
và chọn đề tài: “Năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp
phòng tại Văn phòngỦy Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội”.
Từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện nâng cao năng lực của
cán bộ quản lý trong bộ máy nhà nước nói chung và của Văn
phòng UBND Thành phố Hà Nội nói riêng nhằm đưa đất nước ngày
càng phát triển giàu mạnh, sánh vai các cường quốc năm châu
như Hồ Chủ Tịch cũng như nhân dân đất nước Việt Nam hằng
mong muốn.
2. Tổng quan nghiên cứu
Về lĩnh vực nghiên cứu năng lực quản lý cán bộ quản lý cũng
đã có một số nghiên cứu về các đối tượng, phạm vi khác nhau,
cách tiếp cận khác nhau. Có thể kể đến một số đề tài tiêu biểu như
sau:
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đáp
ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH ở tỉnh Nghệ An của tác giả Lê
Đình Lý năm 2006 bảo vệ luận án thạc sỹ tại Viện sau đại học
trường Kinh tế Quốc dân do PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền hướng
dẫn.
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ chính
quyền cơ sở tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2005-2010 của PGS, TS
Nguyễn Hữu Khiển.
- Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp cục tại
Ban dân vận Trung Ương của tác giả Vũ Kiều Oanh năm 2015 bảo
vệ luận án thạc sỹ tại Viện sau đại học trường Kinh tế Quốc dân.
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức
chính quyền cấp xã ở tỉnh Hà Tĩnh của tác giả Bùi Luyện ở Đại Học
Quốc Gia tỉnh Hà Tĩnh.



4

- Năng lực quản lý của cán bộ lãnh đạo tại Ủy ban xã, phường
trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La của tác giả Lò Hồng
Khuyên năm 2017 bảo vệ luận án thạc sỹ tại Viện sau đại học
trường Kinh tế Quốc dân.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu khoa học trên chủ
yếu tập trung vào việc đánh giá về chất lượng cán bộ quản lý như
trình độ học vấn, chuyên môn....chưa đánh giá sâu sắc tới kỹ năng
toàn diện của cán bộ quản lý hoặc có đánh giá nhưng chưa gắn với
hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội. Việc nghiên cứu năng lực quản
lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố
Hà Nội hiện nay chưa có tác giả nào nghiên cứu một cách hệ
thống, toàn diện mọi yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý của
cán bộ quản lý. Cho nên tác giả cũng mạnh dạn nghiên cứu về đề
tài này với mong muốn từ những kiến thức các thầy cô giáo trường
Kinh tế Quốc Dân đã truyền đạt, của

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc

Huyền đã hướng dẫn chỉ bảo và kiến thức của bản thân sẽ góp một
phần nhỏ bé vào việc đưa ra thêm những đề xuất, giải pháp để
góp phần xây dựng nước nhà thêm giàu mạnh.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hướng tới những mục tiêu cơ bản như sau:
- Xác định khung lý thuyết nhằm nghiên cứu năng lực quản lý
của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà
Nội.



5

- Đánh giá năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại
Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội; Xác định được, đánh giá được
điểm mạnh, điểm yếu trong năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp
phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý
của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà
Nội đến năm 2020 định hướng tới năm 2025.
Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra là:
- Những yếu tố nào cấu thành nên năng lực quản lý của cán
bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội.
-Yếu tố nào ảnh hưởng tới năng lực quản lý của cán bộ quản
lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội.
-Đâu là điểm mạnh, điểm yếu trong năng lực quản lý của cán
bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội.
-Giải pháp trọng tâm nào nhằm nâng cao nặng lực quản lý
của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà
Nội.
4.

Phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: năng lực quản lý của cán bộ quản lý
cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội
- Về nội dung: năng lực quản lý của cán bộ quản lý là một
chủ đề nghiên cứu rộng lớn, song phạm vi nghiên cứu của luận văn
này tác giả tập trung nghiên cứu các khía cạnh nâng cao năng lực

quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành
phố Hà Nội với những yếu tố cơ bản:
+ Về kiến thức chuyên môn.
+ Về kỹ năng quản lý.
+ Về phẩm chất cá nhân, đạo đức.
+ Về học hỏi, sáng tạo.


6

- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về cán bộ quản
lý cấp phòng thực tiễn tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội.
- Về thời gian: Dữ liệu thu thập cho giai đoạn 2015-2017;
điều tra dữ liệu sơ cấp vào tháng 6/2018; Các giải pháp được đề
xuất đến năm 2023.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 . Khung nghiên cứu
Đề tài sử dụng khung nghiên cứu như sơ đồ 1.1 bên dưới.
Khung nghiên cứu này xuyên suốt các nội dung trong việc phân
tích, so sánh, điều tra.


7

Các nhân tố
ảnh hưởng
đến năng lực
quản lý của
cán bộ quản lý
cấp phòng tại

Văn phòng
UBND cấp tỉnh

Nhân tố
thuộc về
bản thân
cán bộ
quản lý
Nhân tố
thuộc về
Văn phòng
UBND cấp
tỉnh

Nhân tố
thuộc về
môi
trường
bên ngoài
Văn phòng
UBND cấp
tỉnh

Yêu cầu về năng
lực quản lý của
cán bộ quản lý
cấp phòng tại
Văn phòng
Năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng
UBND cấp tỉnh

- Về kiến thức
chuyên môn
- Về kỹ năng
quản lý
Khoảng
Các giải
- Về phẩm chất
cách giữa
pháp
cá nhân, đạo
các yêu
nâng
đức
cầu với
cao
-Về học hỏi,
thực
năng
sáng tạo
trạng về
lực
năng lực
quản lý
quản lý
của cán
của cán
bộ quản
bộ quản
lý cấp
lý cấp

phòng
Thực trạng về
phòng tại
tại Văn
năng lực quản
Văn
phòng
lý của cán bộ
phòng
UBND
quản lý cấp
UBND
cấp tỉnh
phòng tại Văn
cấp tỉnh
phòng UBND
cấp tỉnh
- Về kiến thức
chuyên môn
- Về kỹ năng
quản lý
- Về phẩm chất
cá nhân, đạo
đức
-Về học hỏi,
sáng tạo

Sơ đồ 1.1. Khung lý thuyết của luận văn



8

Tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:
phương pháp lý luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
phương pháp phân tích, so sánh thống kê, tổng hợp, hệ thống hóa,
khái quát hóa, điều tra xã hội học và qua thực tế tác giả làm việc
tại cơ quan Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội.
Đề tài cũng dựa trên những văn kiện của Đảng, văn bản quản
lý Nhà nước ở Trung Ương và địa phương.
5.2. Quy trình nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu của luận văn, quá trình nghiên cứu
được thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Nghiên cứu các mô hình lý thuyết về năng lực quản
lý. Sau khi nghiên cứu các mô hình lý thuyết, tác giả sẽ xác định
khung lý thuyết, các phương pháp nghiên cứu về năng lực của cán
bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội.
Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp làm rõ yêu cầu năng lực của
cán bộ quản lý của Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội thông qua:
khung lý thuyết về năng lực của cán bộ quản lý, số liệu thống kê,
phỏng vấn cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành
phố Hà Nội để làm rõ yêu cầu năng lực đối với cán bộ quản lý, mức
độ quan trọng của từng tiêu chí trong khung năng lực.
Bước 3: Thiết kế phiếu điều tra: các tiêu chí đưa ra dựa trên
khung lý thuyết về năng lực của cán bộ quản lý tại Văn phòng
UBND Thành phố Hà Nội nhằm đánh giá và xác định mức độ yêu
cầu về năng lực quản lý của các tiêu chí đối với cán bộ quản lý.
Bước 4: Xác định thực trạng năng lực quản lý của cán bộ cấp
phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội thông qua việc tiến
hành khảo sát, phát phiếu, thu thập điều tra. Dự kiến phiếu điều
tra sẽ được phát cho 11 đồng chí trưởng phòng và 15 đồng chí phó

phòng. Câu hỏi được sử dụng là câu hỏi đóng được thiết kế trên


9

thang điểm 5.
Bước 5: Xác định khoảng cách giữa yêu cầu và thực trạng về
năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng
UBND Thành phố Hà Nội qua phân tích số liệu, kết quả điều tra
được tập hợp ở các bảng so sánh với các tiêu chí khác nhau làm
căn cứ đánh giá năng lực quản lý của cán bộ quản lý tại Văn phòng
UBND Thành phố Hà Nội. Từ đó xác định được điểm yếu về năng
lực quản lý của cán bộ quản lý cấp phòng và tìm ra nguyên nhân
của điểm yếu đó.
Khi đã xác định được mức độ của từng năng lực và mức độ
năng lực hiện tại, sẽ có thể xác định khoảng cách giữa hai mức độ
này. Tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn sâu một số cán bộ quản lý cấp
phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội nhằm xác định
nguyên nhân điểm yếu trong năng lực quản lý của cán bộ quản lý
cấp phòng để làm cơ sở cho các giải pháp nhầm nâng cao năng lực
quản lý của cán bộ tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội.
Bước 6: Đề xuất, kiến nghị giải pháp nâng cao năng lực quản
lý của cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố
Hà Nội với các cơ quan quản lý nhà nước.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực quản lý của cán bộ quản
lý cấp phòng tại Văn phòng UBND cấp tỉnh.
Chương 2: Đánh giá năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp

phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý cho
cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội.


10

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA
CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP PHÒNG TẠO VĂN PHÒNG UBND
CẤP TỈNH
1.1. Cán bộ quản lý cấp phòng tại Văn phòng UBND
cấp tỉnh
1.1.1. Tổng quan về Văn phòng UBND cấp tỉnh
1.1.1.1. Khái niệm về Văn phòng UBND cấp tỉnh
Muốn tìm hiểu về Văn phòng UBND cấp tỉnh chúng ta sẽ cùng
nhau tìm hiểu khái niệm về cơ quan này như thế nào.
Văn phòngỦy ban nhân dân cấp tỉnh trực thuộc Trung ương là
cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có chức năng tham mưu,
giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về: Chương trình, kế hoạch công
tác; tổ chức, quản lý và công bố các thông tin chính thức về hoạt
động của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
đầu mối Cổng Thông tin điện tử, kết nối hệ thống thông tin hành
chính điện tử chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh; quản lý công báo và phục vụ các hoạt
động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; giúp Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh (bao gồm cả các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh) thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền; quản lý văn
thư - lưu trữ và công tác quản trị nội bộ của Văn phòng.
Văn phòngỦy ban nhân dân cấp tỉnh có tư cách pháp nhân,

con dấu và tài khoản riêng.
1.1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng UBND cấp
tỉnh
Đối với một cơ quan giúp việc, tham mưu cho cơ quan công


11

quyền đầu não là Ủy ban nhân dân tỉnh thì rõ ràng Văn phòng
UBND cấp tỉnh phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ cùng một lúc.
Song song với nhiệm vụ thì cơ quan này có những quyền hạn nhất
định để có đủ thẩm quyền giải quyết các công việc liên quan.
Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem Văn phòng UBND cấp tỉnh
có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào.


12

Các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Văn phòng UBND cấp
tỉnh như sau:
1.Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành:
a) Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Văn phòngỦy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Văn bản hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của Văn phòngHội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận,
huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp
huyện);
d) Văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn chức danh
Trưởng, Phó đơn vị thuộc Văn phòngỦy ban nhân dân cấp tỉnh;

Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòngHội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân cấp huyện.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành:
a) Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn
vị thuộc Văn phòngỦy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Các văn bản khác theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh.
3. Tham mưu, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế
hoạch công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Tổng hợp đề nghị của các Sở, cơ quan ngang Sở, cơ quan
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là Sở), Ủy ban
nhân dân cấp huyện, cơ quan, tổ chức liên quan;
b) Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào
chương trình, kế hoạch công tác những vấn đề cần tập trung chỉ
đạo, điều hành hoặc giao cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng
đề án, dự án, dự thảo văn bản;
c) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân


13

dân cấp tỉnh ban hành hoặc phê duyệt chương trình, kế hoạch
công tác;
d) Theo dõi, đôn đốc các Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các
cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện chương trình, kế hoạch công
tác, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng;
đ) Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất kết quả thực hiện; kiến nghị
giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch công
tác;
e) Kịp thời báo cáo, điều chỉnh chương trình, kế hoạch công

tác, đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban
nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Phục vụ hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị
chương trình, nội dung, phục vụ các cuộc họp của Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh;
b) Thực hiện chế độ tổng hợp, báo cáo;
c) Theo dõi, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện Quy chế làm
việc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Tổ chức công tác tiếp công dân theo quy định của pháp
luật.
5. Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực
hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Triệu tập, chủ trì các cuộc họp;
b) Theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra công tác đối với các
Sở; Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Thực hiện nhiệm vụ trước Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; tiếp
xúc, báo cáo, trả lời kiến nghị của cử tri;
d) Chỉ đạo, áp dụng biện pháp cần thiết giải quyết công việc
trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp;


14

đ) Cải tiến lề lối làm việc; duy trì kỷ luật, kỷ cương của bộ
máy hành chính nhà nước ở địa phương.
6. Tiếp nhận, xử lý, trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh giải quyết những văn bản, hồ sơ do các cơ quan,
tổ chức, cá nhân gửi, trình (văn bản đến):
a) Đối với đề án, dự án, dự thảo văn bản do các cơ quan

trình: Kiểm tra hồ sơ, trình tự, thủ tục soạn thảo, thể thức, kỹ thuật
trình bày dự thảo văn bản; tóm tắt nội dung, nêu rõ thẩm quyền
quyết định, sự đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân
dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vấn đề liên quan,
đề xuất một trong các phương án: Ban hành, phê duyệt; đưa ra
phiên họp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; gửi lấy ý kiến các thành viên
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thông báo ý kiến của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh yêu cầu cơ quan soạn thảo hoàn chỉnh lại, lấy
thêm ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc thực hiện các
nhiệm vụ khác theo quy định và quy chế làm việc của Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh.
Trong quá trình xử lý, nếu đề án, dự án, dự thảo văn bản còn
ý kiến khác nhau, chủ trì họp với cơ quan, tổ chức liên quan để
trao đổi trước khi trình;
b) Đối với dự thảo báo cáo, bài phát biểu: Phối hợp với các cơ
quan liên quan biên tập, hoàn chỉnh theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Đối với văn bản khác: Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh giao cơ quan liên quan triển khai thực hiện; tổ chức
các điều kiện cần thiết để Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh xử lý theo quy định của pháp luật và nội dung văn
bản đến.
7. Phát hành, quản lý, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình,


15

kết quả thực hiện văn bản của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh:
a) Quản lý, sử dụng con dấu, phát hành văn bản của Ủy ban

nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện văn
bản của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; định kỳ
rà soát, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đảm bảo sự
đồng bộ, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành;
c) Rà soát nhằm phát hiện vướng mắc, phát sinh về thẩm
quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục và nghiệp vụ hành chính Văn
phòngtrong quá trình chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh sửa đổi, bổ sung; hàng năm, tổng hợp, báo cáo Văn phòngChính
phủ;
d) Lưu trữ văn bản, hồ sơ, tài liệu của Ủy ban nhân dân, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
8. Thực hiện chế độ thông tin:
a) Tổ chức quản lý, cập nhật thông tin phục vụ sự chỉ đạo,
điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh;
b) Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về hoạt động của Cổng
Thông tin điện tử và kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử
chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh;
c) Xuất bản, phát hành Công báo cấp tỉnh;
d) Thiết lập, quản lý và duy trì hoạt động mạng tin học của
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
9. Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật:
a) Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động


16


của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Phục vụ các chuyến công tác, làm việc, tiếp khách của Ủy
ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
10. Hướng dẫn nghiệp vụ hành chính văn phòng
Chủ trì, phối hợp với Văn phòngĐoàn Đại biểu Quốc hội và
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tổng kết, hướng dẫn chuyên môn,
nghiệp vụ hành chính Văn phòngđối với Văn phòngcác Sở, Văn
phòngHội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, công
chức Văn phòng- Thống kê xã, phường, thị trấn.
11. Thực hiện nhiệm vụ quản trị nội bộ:
a) Tổ chức thực hiện các văn bản, quy hoạch, kế hoạch do cơ
quan có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt liên quan đến hoạt
động của Văn phòngỦy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Tiếp nhận, xử lý văn bản do cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi
Văn phòngỦy ban nhân dân cấp tỉnh; ban hành và quản lý văn bản
theo quy định;
c) Hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật và sự phân
công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh;
d) Nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và cải
cách hành chính phục vụ nhiệm vụ được giao;
đ) Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch
công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự
nghiệp thuộc Văn phòngỦy ban nhân dân cấp tỉnh;
e) Thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi
ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn,
nghiệp vụ đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc
phạm vi quản lý của Văn phòngỦy ban nhân dân cấp tỉnh;



×