Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Đề án CN Kinh tế tài nguyên - NEU - Tình hình quản lý và sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ tại tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201 KB, 38 trang )

ĐỀ TÀI
“Tình hình quản lý và sử dụng đất hành lang an toàn đường
bộ tại tỉnh Nghệ An”


MỤC LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATGT
HĐND
HLATĐB
PBGDPL
QL
QSDĐ

: An toàn giao thông
: Hội đồng nhân dân
: Hanh lang an toàn đường bộ
: Phổ biến giáo dục pháp luật
: Quốc lộ
: Quyền sử dụng đất


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất tỉnh Nghệ An năm 201514
Hình 2.1. Cơ cấu tổng sản phẩm tỉnh Nghệ An năm 2016 theo giá so sánh năm 20106
Hình 2.2. Tốc độ tăng các chỉ số sản xuất công nghiệp tỉnh Nghệ An năm 2016 so với
cùng kỳ năm trước



PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế đã kéo theo sự thay đổi của
bộ mặt đô thị và nông thôn tỉnh Nghệ An, nhu cầu sử dụng đất đai cho các lĩnh vực
kinh tế, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng tăng lên nhanh chóng. Cùng với đó là sự
phát triển của hệ thống giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ nhằm đáp ứng
nhu cầu đi lại của dân cư và việc giao lưu, vận chuyển hàng hóa trên địa bàn tỉnh.
Đất HLATĐB có vai trò quan trọng trong công tác đảm bảo giao thông, có
vị trí chiến lược trong phát triển giao thông và các kết cấu hạ tầng khác như điện
lực, viễn thông, đường nước.
Vì vậy việc quản lý, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai trong đó có
đất HLATĐB của các tuyến quốc lộ là vấn đề cần được đặc biệt coi trọng, quy định
trách nhiệm cụ thể cho các cấp, các ngành và chính quyền địa phương.
Tuy nhiên trong thời gian qua, việc quản lý đất HLATĐB trên địa bàn tỉnh
Nghệ An còn nhiều sai phạm. Đất HLATĐB nhưng một số địa phương lại cho hàng
trăm hộ dân thuê để kinh doanh. Tình trạng này đã tồn tại hàng chục năm nay
nhưng không ai giải quyết. Không chỉ vậy, một số nơi còn tiếp tục làm thủ tục cấp
đất trên phạm vi đất HLATĐB gây khó khăn cho việc mở rộng Quốc lộ (QL) và
gây mất an ninh trật tự khi người dân khiếu kiện kéo dài.
Về sử dụng đất HLATĐB, tình trạng vị phạm tại các địa phương trong tỉnh
diễn ra ngày càng phổ biến, gây nhiều khó khăn cho công tác bảo trì, quản lý đất
HLATĐB nói riêng và quản lý đất đai nói chung và là một trong những nguyên
nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông. Không khó để bắt gặp tình trạng các hộ dân
hai bên đường lấn chiếm, cơi nới nhà cửa, sử dụng lòng, lề đường và dọc HLATĐB
để tập kết củi gỗ, vật liệu xây dựng, phơi lâm sản,…
Mặc dù UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa
phương tăng cường công tác giải toả vi phạm HLATĐB nhưng hiệu quả chưa cao,
vi phạm vẫn còn nhiều, tình trạng tái lấn chiếm vẫn tiếp diễn gây ảnh hưởng

nghiêm trọng đến an ninh trật tự, mỹ quan đô thị trên địa bàn.
5


Xuất phát từ thực trạng đó, em chọn đề tại nghiên cứu: “Tình hình quản lý

-

và sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ tại tỉnh Nghệ An”.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
Hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến quản lý và sử dụng đất HLATĐB;
Quan sát thực tế, đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất HLATĐB tại tỉnh

-

Nghệ An;
Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình quản lý và các vấn đề trong sử

2.

3.
3.1.

3.2.

dụng đất HLATĐB.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Đất HLATĐB;

- Tình hình quản lý và sử dụng đất HLATĐB trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất HLATĐB tại tỉnh
Nghệ An. Tuy nhiên, ở một số huyện như Diễn Châu, Hưng Nguyên, Anh Sơn,
Quỳnh Lưu,… hiện đang có những vấn đề nổi cộm trong công tác quản lý và sử
dụng đất HLATĐB. Chính vì vậy, phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài chủ
yếu tập trung vào một số địa phương này.
Đất HLATĐB có ảnh hưởng tới rất nhiều lĩnh vực như đất đai, điện lực, viễn
thông,… trong đó nổi bật nhất là giao thông vận tải. Tuy nhiên, do giới hạn về kiến
thức và thời gian, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu dưới góc độ tài nguyên đất đai,

4.
4.1.

đặt đất HLATĐB trong phạm vi đất phi nông nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tại bàn
Phương pháp này được thực hiện có sự kế thừa, phân tích và tổng hợp các
nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu, thông tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu một
cách có chọn lọc, từ đó, đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu.
Ngoài ra, đề tài tổng hợp từ các tài liệu là luận án tiến sĩ, bài báo chuyên ngành có

4.2.

liên quan đến chủ đề nghiên cứu được thu thập từ các cơ quan cấp tỉnh, huyện, xã.
Phương pháp thu thập thông tin

6



Thu thập các thông tin về kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch
sử dụng đất tại UBND tỉnh Nghệ An, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh
Nghệ An;
Thu thập các tài liệu về quản lý và sử dụng đất HLATĐB tại UBND Tỉnh
Nghệ An, UBND các huyện trên địa bàn tỉnh, Tổng cục Thống kê, Sở Giao thông
5.

6.

vận tải Nghệ An.
Kết cấu đề tài
Cấu trúc của đề tài được trình bày trong 3 chương:
Chương I: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương II: Tình hình quản lý và sử dụng đất HLATĐB tại tỉnh Nghệ An
Chương III: Đề xuất một số giải pháp
Lời cảm ơn
Để có thể hoàn thành đề tài “Tình hình quản lý và sử dụng đất hành lang an
toàn đường bộ tại tỉnh Nghệ An” một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng
tìm hiểu, nghiên cứu của bản thân còn nhờ sự hỗ trợ nhiệt tình của thầy cô cũng như
sự ủng hộ, động viên của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian thực hiện đề án.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo – ThS. Trần Mai Hương
đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành tốt đề tài trong thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Kinh tế Quốc dân, khoa
Bất động sản và Kinh tế tài nguyên đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt bài báo
cáo của mình.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh
viên, đề án này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến
thức của mình, phục vụ tốt hơn cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp sắp tới.
Em xin chân thành cảm ơn!


7


Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1

Đất hành lang an toàn đường bộ và các vấn đề sử dụng đất hành lang an toàn

1

đường bộ
Khái niệm đất hành lang an toàn đường bộ
Theo quy định tại Điều 3, Luật giao thông đường bộ 2008, đất hành lang an
toàn đường bộ là “dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của
đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.”
Theo Điều 15, Nghị định 100/2013/NĐ-CP, giới hạn hành lang an toàn
đường bộ xác định theo quy hoạch đường bộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt và
được quy định như sau:
“1. Đối với đường ngoài đô thị: Căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy
hoạch, phạm vi hành lang an toàn đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở
ra mỗi bên là:
+) 17 mét đối với đường cấp I, cấp II;
+) 13 mét đối với đường cấp III;
+) 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V;
+) 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V.
2. Đối với đường đô thị, giới hạn hành lang an toàn đường bộ là chỉ giới
đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Đối với đường cao tốc ngoài đô thị:
+) 17 mét, tính từ đất của đường bộ ra mỗi bên;

+) 20 mét, tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với cầu
cạn và hầm;
+) Trường hợp đường cao tốc có đường bên, căn cứ vào cấp kỹ thuật của
đường bên để xác định hành lang an toàn theo Khoản 1 Điều này nhưng không
được nhỏ hơn giới hạn hành lang an toàn được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản
3 Điều này.
4. Đối với đường cao tốc trong đô thị:
+) Không nhỏ hơn 10 mét tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi
bên đối với hầm và cầu cạn;
+) Là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt
đối với hầm và cầu cạn có đường bên và đường cao tốc có đường bên;
8


+) Từ mép ngoài của mặt đường đến chỉ giới đường đỏ, nhưng không nhỏ
hơn 10 mét đối với đường cao tốc không có đường bên.
5. Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang an toàn
đường sắt thì phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang
an toàn cho đường sắt, nhưng ranh giới hành lang an toàn dành cho đường sắt
không được chồng lên công trình đường bộ.
Trường hợp đường bộ, đường sắt liền kề và chung nhau rãnh dọc thì ranh
giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía nền đường cao hơn, nếu cao độ bằng
nhau thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía đường sắt.
6. Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ
đường thủy nội địa thì ranh giới hành lang an toàn là mép bờ tự nhiên.
7. Xử lý hành lang an toàn đường cao tốc đã được xác định theo quy định
trước ngày Nghị định này có hiệu lực:
+) Trường hợp dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đã thực hiện
xong hoặc đang thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, phạm vi
hành lang an toàn giữ nguyên theo phạm vi đã được phê duyệt;

+) Trường hợp dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa thực
hiện bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, Chủ đầu tư dự án phê duyệt lại hoặc
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt lại phạm vi hành lang an theo quy định tại Nghị
2

định này.”
Quy định sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ
Đất HLATĐB thuộc phạm vi đất dành cho đường bộ, được sử dụng với mục
đích công cộng. Như vậy, đất HLATĐB thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.
Việc khai thác, sử dụng đất HLATĐB được quy định tại điều 28, Nghị định
số 11/2010/NĐ-CP:
“Đất hành lang an toàn đường bộ được tạm thời sử dụng vào mục đích nông
nghiệp, quảng cáo nhưng không được ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn
giao thông đường bộ và tuân theo quy định sau đây:
1. Các ao, hồ nuôi trồng thủy sản phải cách mép chân đường một khoảng tối
thiểu bằng mức chênh lệch về độ cao giữa mép chân nền đường đắp và đáy ao, hồ.
Mức nước trong ao, hồ không được cao hơn cao độ chân nền đường.
9


Không làm ao, hồ nuôi trồng thủy sản hoặc tích nước phía trên ta luy nền
đường đào.
2. Trường hợp trồng cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả thì chiều cao của
cây không cao quá 0,9 mét (so với mặt đường) ở đoạn nền đường đắp trong khu
vực đường cong, nơi giao nhau của đường bộ, giao cắt đường bộ với đường sắt, che
khuất tầm nhìn; đối với đường đào thì phải trồng cách mép ngoài dải đất của đường
bộ ít nhất là 06 mét.
3. Các mương phải cách mép ngoài đất của đường bộ một khoảng cách tối
thiểu bằng chiều sâu của mương và mức nước thiết kế an toàn trong mương không
được cao hơn cao độ chân nền đường.

4. Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải được xây dựng ngoài hành lang an toàn
đường bộ, theo quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; có ý kiến chấp
thuận bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải (đối với đường quốc lộ, đường có
quy chế quản lý khai thác riêng) và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với đường tỉnh,
đường huyện, đường đô thị) về vị trí và thiết kế đoạn đường dẫn vào cửa hàng bán
lẻ xăng dầu qua phần đất hành lang an toàn đường bộ, bao gồm thiết kế điểm đấu
nối với đường hiện có, bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn của đoạn đường
đang khai thác.
5. Các biển quảng cáo lắp đặt tạm thời trong hành lang an toàn đường bộ,
không được gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông và phải được cơ quan quản lý
đường bộ có thẩm quyền chấp thuận.
Không được lắp đặt biển quảng cáo trong hành lang an toàn đường cao tốc.
Biển quảng cáo lắp đặt ngoài hành lang an toàn đường bộ không được gây
ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
6. Việc sử dụng hành lang an toàn đường bộ liên quan đến công trình an
ninh, quốc phòng liền kề phải có ý kiến thống nhất của Bộ Công an hoặc Bộ Quốc
phòng.
7. Các công trình xây dựng trên đất hành lang an toàn đường bộ chỉ được thi
công khi đã được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp Giấy phép thi công
và đã tổ chức bảo đảm giao thông theo quy định.
10


8. Chủ đầu tư công trình sử dụng, khai thác phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện đầy đủ các thủ tục về thoả thuận, chấp thuận thiết kế (thiết kế
cơ sở, thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công - tùy theo quy mô, tính chất
của công trình xây dựng, sau đây gọi chung là thiết kế), thẩm định thiết kế (nếu cần
thiết) và cấp Giấy phép thi công theo quy định của Nghị định này và quy định liên
quan khác của pháp luật;

b) Cam kết di chuyển hoặc cải tạo công trình đúng tiến độ theo yêu cầu của
cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền;
c) Không được yêu cầu bồi thường và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, kinh
phí liên quan.
9. Trường hợp công trình trên đất hành lang an toàn đường bộ có trước khi
quy định về quản lý hành lang an toàn đường bộ có hiệu lực, đúng với mục đích sử
dụng trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất của cơ quan có thẩm quyền cấp, không ảnh hưởng đến an toàn
giao thông thì được tiếp tục sử dụng.
Khi có yêu cầu thu hồi đất để nâng cấp, cải tạo công trình giao thông thì Chủ
đầu tư tiến hành việc nâng cấp, cải tạo công trình giao thông phải bồi thường, hỗ
trợ cho chủ công trình bị dỡ bỏ theo quy định của pháp luật.”
Ngoài ra, Điều 43 Luật giao thông đường bộ 2008 cũng quy định việc sử
dụng đất HLATĐB. Theo đó:
"2. Trong phạm vi đất dành cho đường bộ, không được xây dựng các công
trình khác, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó nhưng
phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, gồm công trình phục vụ quốc phòng,
an ninh, công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ, công trình viễn thông,
điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí.
3. Trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ, ngoài việc thực hiện quy
định tại khoản 2 Điều này, được tạm thời sử dụng vào mục đích nông nghiệp,
quảng cáo nhưng không được làm ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao

11


thông đường bộ. Việc đặt biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ phải
được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.
4. Người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong
hành lang an toàn đường bộ thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã

được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình đường
bộ.
Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công
trình đường bộ thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc
phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy
định của pháp luật."
5. Chính phủ quy định cụ thể phạm vi đất dành cho đường bộ, việc sử dụng,
khai thác đất hành lang an toàn đường bộ và việc xây dựng các công trình thiết yếu
trong phạm vi đất dành cho đường bộ."
Điều 28 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP
3

Công tác quản lý Nhà nước về đất đai đối với đất hành lang an toàn đường bộ
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất
đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại
quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử
dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007).
Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta bao gồm 15 nội dung được
quy định ở Điều 22, Luật đất đai 2013.
Liên quan trực tiếp đến đất HLATĐB, công tác quản lý Nhà nước về đất đai

-

bao gồm các hoạt động:
Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy

-

hoạch sử dụng đất;

Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất.
12


-

Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp

-

luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử

dụng đất đai.
4 Công cụ và phương pháp quản lý Nhà nước về đất hành lang an toàn đường bộ
1.1.4.1.
Công cụ quản lý Nhà nước về đất hành lang an toàn đường bộ:
- Công cụ pháp luật: đây là công cụ duy trì trật tự xã hội trong lĩnh vực đất đai, qua
đó đảm bảo công bằng, bình đẳng giữa những người sử dụng đất. Trong hệ thống
pháp luật của Nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các công cụ pháp
luật liên quan đến quan lý đất đai cụ thể là đất HLATĐB bao gồm: Luật đất đai,
Luật giao thông đường bộ, Luật dân sự, các pháp lệnh, các nghị định, các quyết
định, các thông tư, các chỉ thị, các nghị quyết… của Nhà nước, của Chính phủ, của
các bộ, các ngành có liên quan đến đất HLATĐB một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
-


và các văn bản của các cấp, các ngành ở chính quyền địa phương.
Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: đây là công cụ đảm bảo cho sự lãnh đạo,
chỉ đạo một cách thống nhất trong quản lý Nhà nước về đất đai, thông qua đó việc
sử dụng các loại đất được bố trí và sắp xếp một cách hợp lý. Đối với đất HLATĐB,
quy hoạch sử dụng đất theo vùng lãnh thổ và quy hoạch sử dụng đất cho ngành

-

giao thông là hai công cụ trực tiếp quản lý việc sử dụng.
Công cụ tài chính: đây là công cụ mà thông qua đó Nhà nước có thể tác động khiến
cho các đối tượng sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của họ trong việc
sử dụng đất đai, cho phép thực hiện quyền bình đẳng giữa các đối tượng sử dụng

đất và kết hợp hài hòa giữa các lợi ích.
1.1.4.2.
Phương pháp quản lý Nhà nước về đất hành lang an toàn đường bộ:
- Các phương pháp thu thập thông tin về đất đai: gồm phương pháp thống kê,
phương pháp toán học và phương pháp điều tra xã hội học. Qua nhóm phương pháp
này, cơ quan quản lý có thể phân tích được tình hình, nguyên nhân của hiện tượng,
-

nắm bắt đầy đủ thông tin về đất đai nhằm có kế hoạch về quản lý đất đai.
Các phương pháp tác động đến con người trong quản lý đất đai: gồm phương pháp
hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp tuyên truyền giáo dục. Đây là nhóm
13


phương pháp tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến các chủ thể trong quan
hệ đất đai qua các quyết định mang tính mệnh lệnh bắt buộc, các lợi ích kinh tế hay
qua đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung; chính

sách, pháp luật về đất đai nói riêng thể hiện qua các luật và các văn bản dưới luật.
2
-

Căn cứ pháp lý về quản lý đất hành lang an toàn đường bộ
Nghị định số 203/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng ngày 21/12/1982 về việc bạn

-

hành điều lệ bảo vệ đường bộ;
Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 của Quốc hội;
Nghị định số 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về quản lý và bảo vệ kết

-

cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Nghị định 100/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về

-

quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội;
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số

-

điều của Luật Đất đai;
Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường : Quy định về
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền


3

với đất;
Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường : Quy định về
hồ sơ địa chính.
Tình hình quản lý và sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ ở Việt Nam
Trên phạm vi cả nước, tình trạng lấn chiếm đất HLATĐB diễn ra khá phổ
biến, đắc biệt là trên các tuyến đường liên tỉnh và đường QL. Không chỉ lấn chiếm
đất HLATĐB, thậm chí cả lòng đường để làm nơi buôn bán, họp chợ mà trên nhiều
tuyến đường, người dân còn biến đường thành “sân phơi” nông sản, là bãi tập kết
nguyên vật liệu xây dựng, nguyên vật liệu cho các xưởng sản xuất đồ gỗ, thậm chí
có trường hợp cố tình xây dựng trái phép các công trình dân sinh, làm cột điện.
Trước tình hình đó, để tăng cường công tác xử lý vi phạm đất HLATĐB, các
địa phương đã thường xuyên tuyên truyền, thông tin đến người dân về những quy
định của pháp luật trong vấn đề bảo vệ, sử dụng đất trong phạm vi HLATĐB. Nhìn
14


chung hầu hết các tỉnh đã hoàn thành khá tốt nhiệm vụ tuy nhiên một số nơi chưa
làm tròn trách nhiệm trong công tác quản lý, sử dụng đất HLATĐB, chưa kịp thời
phát hiện, ngăn chặn, để xảy ra nhiều trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó, thời gian
qua, việc xử phạt vi phạm tại hầu hết các địa phương còn chưa thật kiên quyết, mức
xử phạt chưa cao nên chưa đủ tính răn đe. Một số đội ngũ cán bộ còn thực hiện sai
quy định của pháp luật trong công tác quản lý đất HLATĐB.

15


Chương 2: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT HÀNH LANG AN

TOÀN ĐƯỜNG BỘ TẠI TỈNH NGHỆ AN
2.1. Khái quát về điều kiện
1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý

tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An

Tỉnh Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam, trên
tuyến đường quốc lộ Bắc – Nam, các tuyến quốc lộ chạy từ phía Đông lên phía
Tây, nối với nước bạn Lào thông qua các cửa khẩu.
Nghệ An nằm trong hành lang kinh tế Đông – Tây nối liền bốn nước Myanmar
- Thái Lan - Lào - Việt Nam theo Quốc lộ 7 đến cảng Cửa Lò, nằm trên các tuyến
du lịch quốc gia và quốc tế.
Với vị trí như vậy, Nghệ An là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng với nhiều
thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, đóng vai trò hết sức quan trọng trong giao
lưu kinh tế, thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hoá với cả nước và các nước
khác trong khu vực, nhất là các nước Lào, Thái Lan và Trung Quốc.
2.1.1.2. Đất đai
Tỉnh Nghệ An có diện tích tự nhiên là 16.481 km2 với hơn 80% diện tích là
vùng đồi núi nằm ở phía Tây gồm 10 huyện và 1 thị xã; Phía đông là đồng bằng và
duyên hải ven biển gồm 7 huyện, 2 thị xã và thành phố Vinh.
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất tỉnh Nghệ An năm 2015
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2015.
Loại đất
Diện tích (km2)
Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên
16.481
100
Đất nông nghiệp

14.524
88,12
Đất phi nông nghiệp
975
5,92
Đất chưa sử dụng
982
5,96
Đất đai lớn là tiềm năng để phát triển sản xuất nông, lâm, thuỷ sản trên quy
mô lớn, tập trung, tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các loại sản
phẩm từ cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày, cây ăn quả, cây dược liệu, chăn nuôi
đại gia súc, gia cầm,…
2.1.1.3. Địa hình

16


Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp
và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc
xuống Đông - Nam với ba vùng sinh thái rõ rệt: miền núi, trung du, đồng bằng ven
biển. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là
vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, có nơi chỉ cao đến 0,2
m so với mặt nước biển. Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh.
2.1.1.4. Khí hậu, thủy văn
- Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực
tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông
Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Nhiệt độ trung bình hàng năm
23 - 24,20C. Tổng lượng mưa trong năm là 1.200 – 2.000 mm. Độ ẩm trung bình
hàng năm 80-90%. Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1.460 giờ.
- Thủy văn: Tỉnh Nghệ An có 7 lưu vực sông (có cửa riêng biệt) với tổng chiều

dài sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828 km, mật độ trung bình là 0,7 km/km2. Sông
lớn nhất là sông Cả (sông Lam) bắt nguồn từ huyện Mường Pẹc tỉnh Xiêng Khoảng
(Lào), có chiều dài là 532 km (riêng trên đất Nghệ An có chiều dài là 361 km), diện
tích lưu vực 27.200 km2 (riêng ở Nghệ An là 15.346 km2). Tổng lượng nước hàng
năm khoảng 28.109 m3.
2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Nguồn: UBND Tỉnh Nghệ An,2016.
Hình 2.1. Cơ cấu tổng sản phẩm tỉnh Nghệ An năm 2016 theo giá so sánh
năm 2010
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2016 theo giá so sánh 2010 ước đạt
62655,5 tỷ đồng, tăng 7,5% so với năm 2015, cao hơn tốc độ chung cả nước (ước
tính 6,3-6,5%). Trong đó khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 15096,9 tỷ
đồng, tăng 3,53%; khu vực công nghiệp – xây dựng 18523,1 tỷ đồng, tăng 11,58%;
khu vực dịch vụ 25155,7 tỷ đồng, tăng 6,71% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản
phẩm 3879,8 tỷ đồng tăng 10,09%.
17


Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016 cao hơn tốc độ tăng của năm 2015
(6,81%). Khu vực công nghiệp – xây dựng có tốc độ tăng cao hơn năm 2015 nhưng
Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và khu vực dịch vụ có tốc độ tăng thấp hơn do
gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt những kết quả khả quan.
2.1.2.2. Tài chính, ngân hàng
Hoạt động tài chính, ngân hàng của tỉnh Nghệ An thời gian gần đây ổn định,
có tốc độ tăng trưởng cao. Các tổ chức tín dụng thường xuyên bám sát các chương
trình, dự án phát triển kinh tế của tỉnh để đầu tư vốn tín dụng.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 2016 ước đạt 10310 tỷ đồng, bằng
100,3% dự toán cả năm và tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng chi ngân sách năm 2016 ước đạt 22637 tỷ đồng, bằng 113,5% dự toán.

Trong đó chi đầu tư phát triển 5950 tỷ đồng, bằng 106,9% dự toán; chi thường
xuyên 16398 tỷ đồng, bằng 116,4% dự toán, chi từ nguồn dự phòng 289 tỷ đồng,
bằng 100% dự toán. Các khoản chi quan trọng trong chi thường xuyên đều được
bảo đảm.
2.1.2.3. Đầu tư, xây dựng
Thời gian vừa qua, hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây
dựng đã có bước phục hồi. Ước tính tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh
năm 2016 đạt 43213,8 tỷ đồng, tăng 13,62% (+5181,3 tỷ đồng) so với năm trước.
Vốn đầu tư thực hiện trong năm chủ yếu tập trung vào các công trình chuyển
tiếp như đường giao thông Ngọc Lam Bồi; dự án cấp lưới điện nông thôn các
huyện miền núi; dự án thủy lợi Bắc Nghệ An; Khu đô thị và khu hành chính thị xã
Hoàng Mai; đường KCN Hoàng Mai II đến Nhà máy xi măng Tân Thắng; đường
nối Khu di tích Gốc đến Chùa Chí Linh (Yên Thành); Nâng cấp mở rộng đường
Sào Nam (Cửa Lò); Cầu Tây Bàu Sen (Cửa Lò); đường N5, D4 KKT Đông Nam;
dự án đô thị Thành phố Vinh; bệnh viện đa khoa Nghệ An giai đoạn 2;…
2.1.2.4. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Cơ cấu sản xuất, mùa vụ được điều chỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng,
bền vững theo định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp và thích ứng với biến đổi
khí hậu, năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế nhiều loại cây trồng tăng khá.
18


Sản xuất lâm nghiệp đã có chuyển biến mạnh về chất, vừa đảm bảo môi
trường sinh thái, vừa đảm bảo dân sinh kinh tế, phát triển bền vững và hiệu quả.
Đặc biệt, thủy sản mặc dù gặp nhiều khó khăn do sự cố môi trường biển,
nhưng sản lượng tăng, năng lực đánh bắt xa bờ phát triển, năng suất nuôi trồng tăng
khá.
2.1.2.5. Sản

xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp tỉnh Nghệ An đang chững lại, chưa có sự bứt phá, hạn

hán ảnh hưởng đến thủy điện, diện tích trồng mía bị thu hẹp ảnh hưởng đến sản
xuất đường cùng với nhiều nhà máy đã sử dụng hết công suất nên sản phẩm không
thể tăng, sản phẩm mới không có nhiều, tỷ trọng nhỏ nên nhìn chung ngành công
nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Nguồn: UBND Tỉnh Nghệ An, 2016.
Hình 2.2. Tốc độ tăng các chỉ số sản xuất công nghiệp tỉnh Nghệ An
năm 2016 so với cùng kỳ năm trước
Tính chung năm 2016 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,35% so với cùng kỳ
năm trước. Năm 2016 chỉ số sản xuất công nghiệp thấp hơn mức tăng của năm
2014 (13,31%) và năm 2015 (9,7%) do trong kỳ hạn hán kéo dài nên ảnh hưởng
đến thủy điện, cung cấp nước cộng với một số doanh nghiệp chủ lực công suất đã
đến mức tối đa như sữa, bia, đường, gạch,…
2.1.2.6. Hoạt động thương mại, dịch vụ
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2016 ước đạt 568,53 triệu USD, tăng
10,39% so với năm 2015. Trong đó thành phần kinh tế tư nhân xuất được 388,75
triệu USD, tăng 8,87%; thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 172,38 triệu
USD, tăng 25,11%. Kim ngạch nhập khẩu năm 2016 ước đạt 500,1 triệu USD, tăng
19,62% so với năm trước. Trong đó thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài có mức tăng khá.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành năm 2016 có xu hướng
giảm. Nguyên nhân do Công ty TNHH Hưng nghiệp gang thép Formosa xả thải
gây ô nhiễm môi trường, làm cho tâm lý người dân đi du lịch, nghỉ mát ở Cửa Lò
19


và các huyện ven biển ít hơn mọi năm. Bên cạnh đó, khối lượng luân chuyển hàng
hóa có tăng nhưng thấp chủ yếu do vận chuyển hàng hóa đường biển bị ảnh hưởng
bởi sự cố môi trường.

Tuy vậy, nhìn chung lĩnh vực thương mại và dịch vụ tỉnh Nghệ An vẫn phát
triển ổn định và có xu hướng tăng lên.
2.1.2.7. Đời sống dân cư
Năm 2016 kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn
nhưng vẫn có bước phát triển, nhìn chung đời sống của các tầng lớp dân cư được
cải thiện hơn tuy vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là những người làm công ăn
lương và những người thu nhập thấp.
Công tác giải quyết việc làm, đào tạo nghề, chế độ bảo hiểm đạt kết quả khá.
Tiếp tục thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và
khắc phục khó khăn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn như chương trình
135 giai đoạn 2016-2020.
Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em
được quan tâm, nhất là trẻ em khuyết tật, trẻ em mồ côi, trẻ em bị bệnh tim bẩm
sinh, trẻ em vượt khó học giỏi, tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc
đạt 88%.
Trên địa bàn tỉnh tình hình dịch bệnh ổn định, không có dịch lớn và vừa xảy
ra, các yếu tố dịch được giám sát chặt chẽ.
2.1.2.8. Xây dựng nông thôn mới
Trong thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã đạt được những thành quả to lớn trong
công cuộc xây dựng nông thôn mới. Bộ mặt nông thôn khởi sắc, đời sống nông
thôn từ đồng bằng đến miền núi được nâng cao.
Theo ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh Nghệ An, phong trào xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến nay đã
làm thay đổi bộ mặt nông thôn Nghệ An, đời sống của nhân dân được nâng cao, kể
cả vật chất và tinh thần. Đến đầu năm 2017, Nghệ An đã có 152 xã trên tổng số 431
xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 35% số xã đạt chuẩn nông thôn mới-một tỷ lệ khá
cao.
20



Không những về số lượng, mà chất lượng xây dựng nông thôn mới cũng được
quan tâm chỉ đạo, nhân dân phấn khởi, tạo được không khí đồng tình trong xây
2.2.

dựng nông thôn mới.
Thực trạng công tác quản lý đất hành lang an toàn đường bộ tại tỉnh Nghệ An
Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế đã kéo theo sự thay đổi của bộ
mặt đô thị và nông thôn tỉnh Nghệ An, nhu cầu sử dụng đất đai cho các lĩnh vực
kinh tế, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng tăng lên nhanh chóng. Cùng với đó là sự
phát triển của hệ thống giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ nhằm đáp ứng
nhu cầu đi lại của dân cư và việc giao lưu, vận chuyển hàng hóa trên địa bàn tỉnh.
Đất HLATĐB có vai trò quan trọng trong công tác đảm bảo giao thông, có vị
trí chiến lược trong phát triển giao thông và các kết cấu hạ tầng khác như điện lực,
viễn thông, đường nước.
Vì vậy việc quản lý, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai trong đó có
đất HLATĐB của các tuyến quốc lộ là vấn đề cần được đặc biệt coi trọng, quy định
trách nhiệm cụ thể cho các cấp, các ngành và chính quyền địa phương.
Thực hiện các nội dung quản lý đất đai theo Luật, những năm vừa qua công

2.2.1.

tác quản lý đất HLATĐB đã đạt những kết quả sau:
Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ
quy hoạch sử dụng đất;
Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên
quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xác nhận.
Đến nay tỉnh đã đo đạc bản đồ địa chính cho toàn bộ 21/21 thành phố trực
thuộc, thị xã và huyện phục vụ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và
chỉnh lý biến động đất đai. Tuy nhiên việc thể hiện phần đất HLATĐB trên bản đồ

địa chính còn tiến hành chậm, chưa rõ ràng, hiện chỉ có một số huyện tiến hành đo

2.2.2.

đạc và thể hiện phần diện tích đất HLATĐB lên bản đồ địa chính.
Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được UBND tỉnh đặc biệt quan
tâm. Cụ thể:
21


-

Tỉnh đã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối

-

2016-2020;
Tỉnh đang tập trung hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

-

đến năm 2020;
Cấp huyện đã hoàn thành công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm

-

2020;
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã dần đi vào nề nếp, hàng năm các
huyện đều lập kế hoạch sử dụng đất trình UBND tỉnh phê duyệt.

Riêng đối với đất HLATĐB, tỉnh cũng đã có những văn bản cụ thể quy định
việc sử dụng; bổ sung quy hoạch cấp đường các tuyến đường tỉnh, đường huyện;
quy hoạch xây dựng các công trình trên đất HLATĐB.
Việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong đó có đất HLATĐB đã
theo kế hoạch được duyệt, đảm bảo sử dụng tài nguyên đất đai đúng mục đích, tiết

2.2.3.

kiệm và có hiệu quả.
Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Theo quy định tại khoản 2, điều 43, Luật giao thông đường bộ 2008 thì “Trong
phạm vi đất dành cho đường bộ, không được xây dựng các công trình khác…” (trừ
một số công trình thiết yếu và một số trường hợp đặc biệt khác). Mặc dù nhìn
chung, hầu hết các huyện đều đã thực hiện đúng quy định này tuy nhiên vẫn còn
một số vấn đề đáng lo ngại đó là việc cấp đất, cho thuê đất để xây dựng nhà ở, lều
quán, ki ốt ở hai bên đường quốc lộ tại các huyện Diễn Châu, Anh Sơn, Hưng
Nguyên, Nam Đàn,…
Tại xã Diễn Thịnh (huyện Diễn Châu), mặc dù đất thuộc HLATĐB của QL1A
nhưng lâu nay UBND xã vẫn cho thuê trái phép để xây dựng ki-ốt kinh doanh, gây
mất ATGT và trật tự trị an. Từ năm 1995, UBND xã Diễn Thịnh có chủ trương cho
các hộ dân thuê đất bám QL1A để kinh doanh và giao trách nhiệm cho các hộ sau
khi thuê đất giao thông được phép sử dụng hành lang giao thông đến khi nào Nhà
nước lấy thì phải trả lại. Theo Nghị quyết HĐND xã Diễn Thịnh khóa 22 nhiệm kỳ
1994-1999 ngày 24/09/1995, 21 hộ dân được hợp đồng “mượn” HLATĐB để xây
dựng ki-ốt kinh doanh trong thời hạn 5 năm để tạo công ăn việc làm cho nhân dân
22


và tăng ngân sách cho xã. Việc cho các hộ dân thuê đất trong phạm vi đất HLATĐB
của UBND xã là trái với điều 7, điều 8 của Điều lệ bảo vệ đường bộ ban hành kèm

theo Nghị định số 203.HĐBT ngày 21/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng tuy nhiên
cũng chưa được chấn chỉnh kịp thời.
Điều đáng nói là mặc dù đã hết thời hạn 5 năm (1995-2000) nhưng UBND xã
Diễn Thịnh vẫn cho các hộ dân này tiếp tục tồn tại để kinh doanh, buôn bán. Việc
này không chỉ làm mất trật tự mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của các gia đình bị
các ki-ốt này án ngữ trước nhà. Đến khi tuyến QL1A đoạn Diễn Châu - Vinh được
mở rộng, mặt đường nhựa tiến sát vào cửa nhà dân. Thế nhưng, thay vì giải tỏa
HLATĐB, UBND huyện Diễn Châu và UBND xã Diễn Thịnh vẫn để cho các hộ
dân cơi nới cửa hàng trái phép để tiếp tục kinh doanh.
Tại xã Khai Sơn (Huyện Anh Sơn), hàng chục ki-ôt quán nằm trên HLATĐB
QL7, đường Hồ Chí Minh, đường liên thôn, liên xã từ nhiều năm nay. Nhiều ốt
quán từ tạm bợ nay đã được kiên cố hóa, lấn chiếm ra tận lề đường, gây khuất tầm
nhìn cho người tham gia giao thông. Thậm chí, có hộ thuê đất còn lấn chiếm, xây
nhà nghỉ ngay cạnh ngã tư giao nhau giữa đường Hồ Chí Minh và QL7. Thực trạng
trên xuất phát từ những nghị quyết HĐND trái luật. Để tiếp tục việc cho thuê đất do
HĐND xã những khóa trước ban hành, thực hiện, ngày 3/8/2011, HĐND xã Khai
Sơn khóa XVII, nhiệm kỳ 2011 - 2016, do ông Nguyễn Xuân Túy, Bí thư Đảng ủy,
Chủ tịch HĐND đã ban hành Nghị quyết số 07/2011/NQ-HĐND về việc quy hoạch
đất ở, giá thầu đập, thuê đất công làm ki-ốt tạm thời. Nghị quyết này sau đó đã bị
hủy bỏ nhưng việc cho thuê đất thì vẫn tiếp tục kéo dài, một phần do những hợp
đồng trên chưa đáo hạn, một phần do sự thiếu trách nhiệm, thiếu kiên quyết của
chính quyền địa phương xã Khai Sơn.
Trên thực tế có 28 “Hợp đồng kinh tế” thuê đất giữa 27 hộ dân với UBND xã
Khai Sơn. Thời gian thuê đất giữa các hộ gia đình tính theo nhiệm kỳ HĐND xã,
hết nhiệm kỳ thì UBND xã tiến hành đáo hạn hợp đồng theo các nghị quyết ban
hành mức giá cho thuê của HĐND xã. Nội dung hợp đồng có những sai phạm như
UBND xã Khai Sơn vượt quá thẩm quyền cho thuê đất; UBND cấp xã chỉ được cho
23



thuê đối với quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường,
thị trấn. UBND xã Khai Sơn không có biện pháp xử lý ngăn chặn đối với các hộ vi
phạm hợp đồng, lấn chiếm dẫn đến có 27/28 hợp đồng lấn chiếm với tổng diện tích
1.355m2 đất; có 20/28 lô đất cho thuê nằm trong hành lang ATGT đường Hồ Chí
Minh và QL7 là trái với quy định của pháp luật.
Tại 2 xã Hưng Tân và Hưng Thông (Huyện Hưng Nguyên), nhiều năm qua
mọc lên hàng loạt công trình không phép trên kênh 12/9 và dọc tuyến đường tỉnh lộ
542C làm ảnh hưởng đến dòng chảy, gây mất ATGT trên tuyến đường này. Mặc dù
một mực khẳng định là phải giải tỏa bằng được các công trình trái phép này, thế
nhưng chính quyền xã Hưng Thông vẫn tiến hành lập các hợp đồng trái phép để
cho người dân thuê đất kéo dài hàng chục năm qua khiến tình trạng lấn chiếm, mở
rộng ngày một trầm trọng hơn. Riêng xã Hưng Tân, mặc dù địa phương này không
lập các hợp đồng như Hưng Thông nhưng lại tiến hành thu phí bến bãi đối với các
hộ dân lấn chiếm, xây dựng trái phép các công trình trên kênh 12.9 và tuyến đường
tỉnh lộ 542 C. Việc này vô hình chung đã tiếp tay cho việc lấn chiếm trái phép trong
thời gian qua.
Tại huyện Nam Đàn, từ tháng 10/2015, Phòng Công thương huyện Nam Đàn
đã có văn bản cho Hội Sinh vật cảnh huyện Nam Đàn mượn hơn 1.500m đất mặt
đường QL46, đoạn giao cắt QL15A, thuộc xã Vân Diên để làm nơi trưng bày, giới
thiệu sản phẩm của Hội. Mảnh đất huyện Nam Đàn giao cho Hội Sinh vật cảnh đã
xâm phạm nghiêm trọng HLATĐB của QL46: Vị trí đất cách mép đường QL 46 là
13m, trong khi quy định là 15m. Việc huyện Nam Đàn cho Hội Sinh vật cảnh mượn
đất xâm phạm HLATĐB là hoàn toàn sai luật. Huyện không có quyền giao đất
HLATĐB cho bất cứ ai. Trường hợp cấp thiết thì phải có sự chấp thuận của Tổng
2.2.4.

cục Đường bộ Việt Nam.
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất.
Theo quy định tại điểm c, khoản 4, điều 56 Nghị định 43/2014/NĐ - CP về

việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với loại đất này thì: “Đất trong hành
24


lang an toàn công trình được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp có đủ điều kiện được
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất theo quy định của Luật Đất đai, trừ trường hợp đã có thông báo thu hồi
đất hoặc quyết định thu hồi đất.”
Theo đó, trên phạm vi toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng
nhận QSDĐ đối với đất ở trong đó có đất HLATĐB đủ điều kiện cấp giấy chứng
2.2.5.

nhận QSDĐ.
Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp
luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
Trước tình trạng lấn chiếm đất HLATĐB vừa gây lộn xộn, mất mỹ quan vừa
tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông, nhiều giải pháp đã được đưa ra. Tuy nhiên
công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định
của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm vẫn chưa được quan tâm đúng mức, một
số địa phương, đơn vị triển khai còn mang tính hình thức, chưa đồng bộ, sâu rộng;
vì vậy tình trạng tái lấn chiếm hành lang ATGT còn nhiều.
Do đó ngày 17/3/2017, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch 136 giải tỏa vi
phạm đất HLATĐB, đường sắt, vỉa hè trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020. Mục
đích của kế hoạch là giải toả quyết liệt, dứt điểm các trường hợp vi phạm lấn chiếm
đất HLATĐB, đường sắt, vỉa hè các tuyến đường trên địa bàn tỉnh gắn với chỉnh
trang đô thị; đảm bảo “đường thông, hè thoáng”.
Xác định công tác giải tỏa hành lang, chống tái lấn chiếm hành lang an toàn
giao thông, vỉa hè, đường bộ, đường sắt là nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm, xuyên
suốt trong giai đoạn hiện nay, tỉnh Nghệ An đã huy động cả hệ thống chính trị vào

cuộc, tuyên truyền vận động nhân dân đồng lòng thực hiện; đồng thời quyết liệt xử
lý nghiêm, các trường hợp vi phạm, tái vi phạm trong công tác quản lý hành lang,
chỉnh trang đô thị. Bên cạnh đó, nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp, cản trở trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ giải tỏa hành lang, lấn chiếm vỉa hè nhằm đảm bảo

25


×