Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Mối quan hệ giữa giáo dục và di động xã hội của cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.6 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

TIỂU LUẬN MÔN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
Mã LHP: POLI13001

CHỦ ĐỀ 5: MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁO DỤC
VÀ DI ĐỘNG XÃ HỘI CỦA CÁ NHÂN

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2019


MỤC LỤC
1. Giáo dục……………………………………………………………….......……..1
1.1. Giáo dục là gì……………………………………………………………1
1.2. Các hình thức giáo dục……………………………………………...…..1
1.3. Vai trò và nhiệm vụ của giáo dục………………………………….........4
2. Di động xã hội……………………………………………………………………7
2.1. Di động xã hội là gì………………………………………………...……7
2.2. Các hình thức di động xã hội……………………………………………7
2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến di động xã hội……………………………….…..8
2.4. Vai trò của di động xã hội………………………………………...……10
3. Mối quan hệ giữa giáo dục và di động xã hội của cá nhân………………..…....11
3.1. Tác động của giáo dục đến di động xã hội của cá nhân………….….…11
3.2. Tác động của di động xã hội cá nhân đối với giáo dục…………...……14
3.3. Cách duy trì mối quan hệ giữa giáo dục và di động xã hội của cá nhân ....16
4. Kết luận…………………………………………………………………………17
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………18


1. Giáo dục


1.1. Giáo dục là gì
Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và
lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội của các thế hệ loài người. Định nghĩa này
nhấn mạnh về sự truyền đạt và lĩnh hội giữa các thế hệ, nhấn mạnh đến yếu tố dạy
học, nhưng không đề cập đến mục đích sâu xa hơn, mục đích cuối cùng của việc
đó.
Theo ông John Dewey (1859 – 1952), nhà triết học, nhà tâm lí học và nhà
giáo dục học nổi tiếng của Chủ nghĩa thực dụng Mỹ, ông cho rằng cá nhân con
người không bao giờ vượt qua được quy luật của sự chết và cùng với sự chết thì
những kiến thức, kinh nghiệm mà cá nhân mang theo cũng sẽ biến mất. Tuy nhiên,
tồn tại xã hội lại đòi hỏi phải những kiến thức, kinh nghiệm của con người phải
vượt qua được sự khống chế của sự chết để duy trì tính liên tục của sự sống xã hội.
Giáo dục là “khả năng” của loài người để đảm bảo tồn tại xã hội. Ngoài ra, ông
John Dewey cũng cho rằng, xã hội không chỉ tồn tại nhờ truyền dạy, nhưng còn tồn
tại chính trong quá trình truyền dạy ấy. Như vậy, theo quan điểm của ông John
Dewey, ông cũng đề cập đến việc truyền đạt, nhưng ông nói rõ hơn về mục tiêu
cuối cùng của việc giáo dục, là dạy dỗ.
1.2. Các hình thức giáo dục
Hoạt động giáo dục chính quy liên quan đến việc dạy và học trong môi
trường trường học và theo một chương trình học nhất định. Chương trình học này
được thiết lập tùy theo mục đích đã được xác định trước của trường học trong hệ
thống giáo dục. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân ở
nước ta bao gồm: Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục
1


trung học phổ thông; Giáo dục nghề nghiệp đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp
và cao đẳng; Giáo dục đại học đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
Giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo
dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo, tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp
trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố
đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở
trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng,
những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa
những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho
việc học tập suốt đời.
Giáo dục phổ thông
Giáo dục phổ thông kéo dài 12 năm và được chia thành 3 cấp: cấp I (tiểu
học), cấp II (trung học cơ sở), và cấp III (trung học phổ thông).
Tiểu học: Bắt đầu năm 6 tuổi đến hết năm 10 tuổi. Cấp I là một cấp học phổ
cập, gồm có 5 trình độ, từ lớp 1 đến lớp 5. Đây là cấp học bắt buộc đối với mọi
công dân. Để kết thúc bậc tiểu học, học sinh được xét tốt nghiệp bằng các thành
tích được tích luỹ trong 5 năm.
Trung học cơ sở: Cấp II gồm có 4 trình độ, từ lớp 6 đến lớp 9, bắt đầu từ
năm 11 đến năm 14 tuổi. Đây cũng là một cấp học phổ cập, một cấp học bắt buộc
để công dân có thể có một nghề nghiệp nhất định (tốt nghiệp cấp II có thể học nghề

2


hay trung cấp chuyên nghiệp). Trước khi lên cấp THPT, học sinh phải thi qua một
kỳ thi xét tốt nghiệp.
Trung học phổ thông: Cấp III gồm 3 trình độ, từ lớp 10 đến lớp 12, bắt đầu
từ năm 15 tuổi đến hết năm 17 tuổi. Để tốt nghiệp cấp III, học sinh phải tham
gia Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông tại Việt Nam của Bộ Giáo dục và Đào
tạo. Học sinh muốn được theo học tại các trường trung học phổ thông công lập phải

dự một kỳ thi tuyển sinh sau khi học hết cấp trung học cơ sở và xét tuyển theo học
bạ của 4 năm học cấp II. Các kỳ thi này được tổ chức hàng năm, do Sở Giáo dục và
Đào tạo của các địa phương chủ trì.
Giáo dục nghề nghiệp
Gồm các chương trình đào tạo trình độ trung cấp tiếp nhận người tốt nghiệp
tối thiểu trung học cơ sở; các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng tiếp nhận
người tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tốt nghiệp trình độ trung cấp; cùng với
đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng, đào tạo trình độ sơ cấp nhằm giúp
người học có kỹ năng thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề.
Giáo dục Đại học, thạc sĩ và tiến sĩ
Đại học: Giáo dục trình độ đại học và giáo dục trình độ thạc sĩ có 2 định
hướng: nghiên cứu và ứng dụng; Giáo dục trình độ tiến sĩ theo định hướng nghiên
cứu. Các chương trình đào tạo trình độ đại học tiếp nhận người đã tốt nghiệp trung
học phổ thông; người đã tốt nghiệp trình độ trung cấp và đã học và thi đạt yêu cầu
đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo
dục và Đào tạo. Các chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ tiếp nhận người tốt
nghiệp trình độ đại học. Thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ tương đương 1 đến 2
năm học tập tùy theo yêu cầu của ngành đào tạo. Các chương trình đào tạo trình độ
tiến sĩ tiếp nhận người tốt nghiệp trình độ thạc sĩ hoặc người tốt nghiệp trình độ đại
3


học nếu đáp ứng được các yêu cầu của chương trình đào tạo. Thời gian đào tạo
trình độ tiến sĩ tương đương 3 đến 4 năm học tập tùy theo yêu cầu của ngành đào
tạo và trình độ đầu vào của người học.
1.3. Vai trò và nhiệm vụ của giáo dục
Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển xã hội, muốn
phát triển xã hội phải chăm lo nhân tố con người về thể chất và tinh thần, nhất là về
học vấn, nhận thức về thế giới xung quanh để họ có thể góp phần xây dựng và cải
tạo xã hội. Giáo dục là hiện tượng xã hội có ảnh hưởng to lớn và quan trọng đối với

sự phát triển con người và sự phát triển của xã hội.
Vai trò giáo dục:
Giáo dục có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá văn
minh nhân loại.
Giáo dục - đào tạo cung cấp nguồn nhân lực có trình độ góp phần phát triển
kinh tế của mỗi quốc gia. Giáo dục - đào tạo nhằm phát huy năng lực nội sinh “đi
tắt, đón đầu” rút ngắn thời gian công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Là những tác động tích cực của giáo dục đến các quá trình sản xuất nhằm
tạo ra sự phát triển về mặt kinh tế - xã hội. Nếu muốn đưa xã hội càng phát triển,
đòi hỏi phải có những người có trình độ cao, có kỹ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn lao động sản xuất, có những phẩm chất cần thiết của người lao động mới.
Muốn có nguồn nhân lực như vậy thì xã hội cần phải có giáo dục. Giáo dục đã trực
tiếp hoặc gián tiếp tác động đến các nguồn lực cần thiết cho xã hội, làm cho xã hội
ngày càng phát triển.
Theo quan điểm của Mác, con người không chỉ là lực lượng làm chủ tự nhiên
một cách thực sự và có ý nghĩa, không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật
4


chất mà còn là yếu tố hàng đầu, yếu tố đóng vai trò quyết định trong lực lượng sản
xuất của xã hội. Khi nguồn lực con người được coi là yếu tố quyết định sự phát
triển của mỗi quốc gia thì phát triển giáo dục và đào tạo là phương tiện chủ yếu để
quyết định chất lượng con người, là nền tảng của chiến lược con người. Con người
vừa là trung tâm của mọi sự phát triển, vừa là mục tiêu, động lực của sự phát triển.
Với tư cách là động lực cho sự phát triển, giáo dục và đào tạo chuẩn bị cho con
người sự phát triển bền vững trên tất cả các lĩnh vực, cho lợi ích hiện tại và tương
lai của đất nước.
Trong các xã hội có giai cấp, giáo dục nó sẽ trực tiếp tác động đến cấu trúc
xã hội, tác động đến việc hình thành các tầng lớp, các nhóm xã hội. Bởi vì giáo dục
ở đây chính là quyền lợi của tầng lớp thống trị, và trong xã hội này thường tồn tại

hệ thống hai nhà trường. Ví dụ: Trong xã hội có giai cấp đầu tiên là xã hội Chiếm
hữu nô lệ; giáo dục luôn nhằm mục đích đào tạo cho con em tầng lớp chủ nô trở
thành những quan chức, chủ nô con, cho nên trường học là dành cho con em tầng
lớp chủ nô. Còn con em của nô lệ thì không được đến trường, chỉ có thể được bố
mẹ chúng dạy ở nhà.
Trong xã hội chủ nghĩa, giáo dục luôn có những tác động đến chính trị - xã
hội theo chiều hướng tích cực. Giáo dục có thể nâng cao đến trình độ văn hóa, vị trí
xã hội giữa các thành viên, giúp cho các thành viên trong xã hội thay đổi nghề
nghiệp. Giáo dục đã mở rộng các cơ hội để cho mọi thành phần dân cư, không phân
biệt đều được tiếp nhận giáo dục một cách bình đẳng và dân chủ để phát triển; làm
thay đổi vị trí xã hội của mỗi cá nhân và cộng đồng. Giáo dục vừa là mục tiêu, vừa
là phương tiện hữu hiệu cho các cuộc cách mạng xã hội trên phạm vi toàn nhân loại
cũng như ở mỗi quốc gia.
Để giáo dục phát triển cần:
5


Nâng cấp đội ngũ giáo viên: lĩnh vực giáo dục, đào tạo nếu thầy cô giáo bất
cập thì phải trả giá đắt nhất, nguy hiểm nhất. Thậm chí sẽ là có tội đối với thế hệ
trẻ, nếu chúng ta vẫn tiếp tục duy trì đội ngũ giáo viên dạy kém, dạy yếu. Vì thế,
nâng cấp, sàng lọc, đổi mới giáo viên để đảm bảo chất lượng đào tạo là một việc
làm thường xuyên, tất yếu của mọi cơ sở đào tạo, nếu họ thực sự vì tiền đồ đất
nước.
Đổi mới cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo: Chất lượng giáo dục lệ thuộc khá
nhiều ở chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Những người quản lý
giáo dục đào tạo hiện nay phải hội đủ 3 tiêu chuẩn: Trí tuệ, bản lĩnh và trách nhiệm.
Đổi mới giáo trình, giáo án
Tăng cường kỷ cương thi cử: Để đánh giá đúng chất lượng, qua đó biết
người giỏi để đào tạo, người yếu để bồi dưỡng, biết bức tranh chung về chất lượng
mũi nhọn và đại trà để đổi mới giáo dục đào tạo thì thi mãi mãi cần. Vì thế tăng

cường kỷ cương thi cử trong giáo dục đào tạo là 1 yêu cầu cần thiết để phản ánh
chính xác chất lượng học sinh nhằm phân loại, phân luồng giáo dục đạo tạo quốc
dân đạt hiệu quả cao nhất.
Tích cực xã hội hóa giáo dục, đào tạo: Sức mạnh tổng hợp của ngành Giáo
dục, Đào tạo được đo bằng thước đo xã hội hóa. Xã hội hóa là cách tốt nhất để huy
động mọi nguồn lực từ học sinh, phụ huynh, doanh nghiệp, các tổ chức tài trợ quốc
tế, ngân sách 4 cấp (xã, huyện, tỉnh, trung ương) cùng vào cuộc đầu tư nâng cấp cơ
sở vật chất, thiết bị dạy và học phù hợp với nền kinh tế đất nước, sớm ngang tầm
với khu vực và quốc tế.

2. Di động xã hội
6


2.1. Di động xã hội là gì
Di động xã hội (social mobility) còn gọi là sự cơ động xã hội hay dịch
chuyển xã hội, là khái niệm xã hội học dùng để chỉ sự chuyển động của những cá
nhân, gia đình, nhóm xã hội trong cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội. Do vậy di động
xã hội liên quan đến sự vận động của con người từ một vị trí xã hội này đến một vị
trí xã hội khác trong hệ thống phân tầng xã hội.
2.2. Các hình thức di động xã hội
Căn cứ vào việc di động xã hội diễn ra cùng một tầng hay khác tầng, các
nhà xã hội học chia ra hai loại:
Di động xã hội theo chiều ngang: Là sự dịch chuyển vị thế xã hội của một
người hay một nhóm người trên cùng một tầng lớp hay cùng một thang bậc trong
cơ cấu xã hội.
Di động xã hội theo chiều dọc: Là sự dịch chuyển vị trí xã hội của một hay
một nhóm người sang một vị trí xã hội khác không cùng tầng. Sự di động này liên
quan đến sự thăng tiến hay giảm sút vị thế xã hội của mỗi người.
Căn cứ vào số lượng chủ thể của di động xã hội là các nhân hay tập thể (tập

thể, giai cấp, dân tộc) người ta chia làm hai loại:
Di động xã hội chuyển đổi: là sự trao đổi vị trí xã hội giữa các cá nhân ở các
tầng xã hội khác nhau, còn gọi là di động xã hội thay thế. Một người hay một nhóm
người được đề bạt vào vị trí xã hội của người khác, nhóm khác.
Di động xã hội theo cơ cấu xã hội: Là sự thay đổi địa vị của một số người do
kết quả của sự thay đổi về cơ cấu xã hội. Loại di động này xuất hiện trong những
giai đoạn cách mạng kỹ thuật, cách mạng cơ cấu kinh tế hoặc cách mạng chính trị.
7


Căn cứ vào nguyên nhân, nguồn gốc dẫn đến sự di động:
Di động xã hội tinh: là di động do năng lực chủ quan và ý chí vươn lên của
các nhân.
Di động xã hội thô có nguyên nhân là những yếu tố khách quan.
Căn cứ vào tính thế hệ trong di động:
Di động xã hội trong cùng thế hệ: là sự di động xã hội của cá nhân trong suốt
cuộc đời của họ do có sự thay đổi về nghề nghiệp, nơi cư trú, hay địa vị xã hội…
mà không phụ thuộc vào thế hệ trước hay sau họ.
Di động xã hội giữa các thế hệ: là hình thức di động có sự chuyển dịch vị trí
giữa các thế hệ. Đây là loại di động xã hội đặc trưng cho xã hội phong kiến.
2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến di động xã hội
Điều kiện kinh tế - xã hội:
Tùy thuộc sự phát triển của xã hội, di động xã hội diễn ra ít hay nhiều. Trong
xã hội khép kín như xã hội đẳng cấp, cá nhân ít có cơ hội thay đổi vị trí của mình.
Trái lại, trong xã hội mở, di động xã hội diễn ra nhanh hơn. Các cá nhân, nhóm xã
hội có tính năng động cao. Xã hội công nghiệp là xã hội mở.
Những yếu tố cá nhân:
Nguồn gốc xuất thân: Cá nhân thường chịu sự chi phối rất lớn của truyền
thống, đặc biệt là nguồn gốc xuất thân. Bởi vì địa vị xã hội, nghề nghiệp, trình độ
học vấn hoàn cảnh kinh tế- chính trị xã hội của ông bà cha mẹ có ảnh hưởng quan

trọng đến sự phát triển của cá nhân. Một người xuất thân trong giai tầng cao thì sẽ
có điều kiện thuận lợi để nắm giữ địa vị xã hội cao và dễ thăng tiến trong sự
8


nghiệp. Như vậy điều kiện sống và làm việc của cha mẹ ảnh hưởng nhiều đến sự di
động của thế hệ con cái.
Lứa tuổi và thâm niên nghề nghiệp: Đây là một biến số quan trọng, tuổi
thường gắn liền với thâm niên nghề nghiệp, kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ
chuyên môn, học vấn, tích lũy tri thức cũng như khả năng tiếp nhận thông tin và
thành tựu khoa học công nghệ. Mặt khác, tuổi tác cũng có thể là những cản trở đối
với việc tiếp nhận những cái mới trong tư duy và hành động. Ở Việt Nam lứa tuổi
có tính di động cao từ 30 đến 55 tuổi. Thâm niên công tác cũng là yếu tố khiến cá
nhân dễ có cơ hội thăng tiến hoặc tìm việc làm mới.
Yếu tố giới tính: Giới tính cũng tác động đến sự di động xã hội. Ngày nay
vẫn còn nhiều khác biệt giữa nam và nữ, sự khác nhau này có nguồn gốc từ sự khác
biệt tự nhiên, đặc biệt là sự khác nhau về mặt xã hội giữa nam và nữ. Nam giới có
tính di động cao hơn phụ nữ. Về mặt giới tính, phụ nữ và nam giới có những khác
biệt nhất định, sự khác biệt này bị khuếch đại và tạo ra sự bất bình đẳng giữa nam
và nữ trong xã hội.
Nơi cư trú: Thường gắn liền với nó là điều kiện môi trường sống có ảnh
hưởng đáng kể đến tính năng động xã hội của cá nhân. Những người sống ở đô thị
có nhiều điều kiện để thăng tiến hơn so với những người sống ở khu vực nông thôn,
rừng núi và vùng sâu vùng xa. Mặc dù ngày nay công nghệ thông tin, vô tuyến viễn
thông đã có nhiều bước phát triển kỳ diệu, khoảng cách địa lý được thu ngắn lại,
mọi người có thể trao đổi thông tin trên các phương tiện hiện đại được dễ dàng.
Ngoài những yếu tố trên thì những yếu tố khác như chủng tộc tôn giáo, sức
khỏe, hình thức, bề ngoài … cũng có sự chi phối nhất định đến di động xã hội của
cá nhân. Bên cạnh đó, một yếu tố phải kể đến, nó là yếu tố tác động mạnh nhất và
có tính chất quyết định đến di động xã hội cá nhân ở Việt Nam đó là trình độ học

9


vấn. Điều này thật dễ hiểu, thực tế chỉ ra rằng cá nhân có học vấn cao, thì năng
động hơn, có khả năng đảm nhận nhiều được nhiều vị trí công việc phức tạp hơn và
thu nhập cao hơn. Do đó người có học vấn cao có khả năng vươn lên những vị trí
xã hội cao. Trình độ học vấn thúc đẩy di động xã hội thông qua giáo dục, tạo cho
những cá nhân cần thiết để tham gia cạnh tranh trên thị trường lao động, tạo cho cá
nhân có điều kiện thăng tiến đến những vị thế xã hội cao.
2.4. Vai trò của di động xã hội
Kết quả của đi động xã hội là sự chuyển đổi vị trí của các cá nhân, gia đình
và nhóm diễn ra trong một tầng lớp xã hội hay chuyển sang một tầng lớp khác. Khi
xã hội có sự phân tầng và phân chia giai cấp thì di động xã hội là một tất yếu khách
quan; di động xã hội thể hiện tính năng động và sự thay đổi xã hội sâu sắc.
Làm thay đổi vị trí cá nhân và các nhóm xã hội trong cơ cấu xã hội, biến đổi
về địa vị giai cấp của các giai cấp trong lịch sử phát triển xã hội. Mà ở đó mỗi cá
nhân đều giành được một địa vị xã hội nhất định trong đời sống hoạt động của
mình. Di động xã hội có chức năng tích cực giúp xã hội tìm ra người có tài năng
giúp cho xã hội thực hiện những chức năng quan trọng.

3. Mối quan hệ giữa giáo dục và di động xã hội của cá nhân
3.1. Tác động của giáo dục đến di động xã hội của cá nhân
Trong đời sống xã hội, giáo dục là lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với
quốc gia dân tộc ở mọi thời đại. Trong xu thế phát triển ngày nay giáo dục được
xem là chính sách biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ở nhiều quốc gia
trên thế giới.
10


Giáo dục được định nghĩa là những cách khác nhau trong đó kiến thức, kể cả

thông tin và kĩ năng thực tế cũng như quy phạm và giá trị văn hóa được truyền đạt
đến từng thành viên trong xã hội. Một quá trình giáo dục mở rộng là giáo dục học
đường - sự dạy bảo chính thức dưới sự hướng dẫn của thầy cô được đào tạo chuyên
môn.
Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển xã hội, muốn
phát triển xã hội phải chăm lo nhân tố con người về thể chất và tinh thần, nhất là về
học vấn, nhận thức về thế giới xung quanh để họ có thể góp phần xây dựng và cải
tạo xã hội. Bác Hồ đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” bởi mỗi cá
nhân không có tri thức, hiểu biết về xã hội, tự tin vào chính bản thân mình, con
người sẽ luôn lệ thuộc, bất lực trước những thế lực và sức mạnh cản trở sự phát
triển của dân tộc, đất nước mình và cũng sẽ cản trở sự phát triển của mỗi cá nhân.
Trí tuệ con người được xem là yếu tố hàng đầu thể hiện quyền lực và sức
mạnh của một quốc gia, thì các nước trên thế giới đều ý thức được rằng giáo dục
không chỉ là phúc lợi xã hội, mà thực sự là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế,
phát triển xã hội. Hệ thống giáo dục liên kết chặt chẽ với hệ thống phân tầng xã hội
của di động xã hội. Từ đó có vai trò trong việc khắc phục bất bình đẳng của xã hội.
Trên khắp thế giới, giáo dục ở trường từ lâu được xem là quan trong với nam hơn
nữ. Theo Jacques Delors, chủ tịch ủy ban quốc tế về giáo dục thế kỉ XIX viết: “giáo
dục phải đối mặt với vấn đề bất bình đẳng trong giáo dục hơn bao giờ hết, trong
triển vọng một xã hội toàn cầu ra đời một cách khó khăn, giáo dục đứng ở trung
tâm của sự phát triển vừa của con người, vừa của cộng đồng. Giáo dục có sứ mạng
giúp cho mọi người, không trừ một ai, được phát huy tất cả mọi tài năng và mọi
tiềm lực sáng tạo, và gồm cả tinh thần trách nhiệm đối với đời sống của bản thân và
việc đạt được những mục đích cá nhân”. Đó là nền giáo dục tạo ra được những cơ

11


hội học tập cho mọi người và mỗi cộng đồng có nhu cầu nắm bắt thông tin và tri
thức làm chủ được công nghệ mới có ý nghĩa phát triển với họ.

Ở thời phong kiến các cá nhân muốn di động xã hội thì phải tham gia các
khoa thi, kỳ thi quốc gia để kén chon người học giỏi để đảm nhiệm các chức quan.
Kể từ khoa thi quốc gia đầu tiên 1075 đến khoa thi cuối cùng 1919 các triều đại
phong kiến Việt Nam đã mở được 187 khoa thi chọn được gần 3 ngàn tiến sĩ, trong
đó có 30 trạng nguyên.
Mối quan hệ giữa giáo dục và sự cơ động được xem xét ở nhiều khía cạnh.
Điều quan trọng nhất là nhờ có giáo dục mà cá nhân có sự cơ động dễ dàng hơn.
Thực tế cho thấy nhiều thanh niên nông thôn nhờ được đào tạo nghề nghiệp mà có
thể trở thành công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp tại các khu công nghiệp,
thành thị. Nhờ được trải qua giáo dục đại học dưới nhiều hình thức (đào tạo từ xa,
vừa học vừa làm…) mà nhiều người có thể thay đổi vị trí làm việc, hoặc có nhiều
trường đào tạo nhiều nghề khác nhau và cá nhân dễ dàng tham dự những khóa học
này khiến cho học viên có thể chuyển đổi nghề nghiệp. Cùng với việc hình thành
một hệ thống giáo dục đa dạng về loại hình nhà trường, nhiều người đã thay đổi vị
thế xã hội của mình. Nói một cách tổng quát, giáo dục có liên quan đến sự di
chuyển dân cư, di chuyển giai tầng xã hội, sự dịch chuyển cơ cấu lao động, sự
chuyển đổi nghề. Sự chuyển đổi nghề và thất nghiệp đặt ra yêu cầu mới đối với sự
nghiệp giáo dục đào tạo.
Giáo dục đã không ngừng phát triển nhằm nâng cao trình độ học vấn và kĩ
năng làm việc của con người. Trình độ học vấn là yếu tố tác động mạnh nhất đến di
động xã hội của cá nhân. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, những cá nhân có
trình độ học vấn cao hơn thì năng động hơn hẳn những cá nhân có trình độ học vấn
thấp hơn, nhờ có trình độ học vấn mà người lao động có khả năng nhận những công
việc đòi hỏi chuyên môn cao. Họ cũng có điều kiện để vươn tới những loại hình lao
12


động có nội dung phong phú hơn. Điều đó có nghĩa là họ có điều kiện để đạt tới
những địa vị cao hơn trong xã hội.
Ngày nay, loài người tiến bộ vẫn luôn khát khao hướng tới một xã hội văn

minh phát triển nhằm nâng cao đáng kể chất lượng sống cho con người trong sự kết
hợp hài hòa giữa điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần. Đến thời kì cách mạng
công nghiệp, lao động, vốn, kĩ thuật và phương pháp quản lý được xem là những
yếu tố chủ chốt của tăng trưởng kinh tế. Trong thời đại cuộc cách mạng khoa học
và công nghệ hiện đại với sự tiến đến nền văn minh trí tuệ, đến các “xã hội thông
tin”, trong đó “thông tin” trở thành nguồn tài nguyên quan trọng của mỗi quốc gia,
việc “thông tin hóa” tạo nên những chuyển biến nhanh chóng về lượng cũng như về
chất của nền kinh tế thế giới, thì con người được vũ trang bằng những tri thức hiện
đại sẽ là động lực cơ bản của sự phát triển nâng cao và nếp sống đẹp, vừa an toàn,
vừa bền vững cho tất cả mọi người. Như vậy mỗi cá nhân nếu muốn thăng tiến
trong xã hội cũng phải trải qua một quá trình giáo dục lâu dài và các kì thi thì mới
có dễ dàng di động xã hội. Trình độ học vấn càng cao thì cá nhân càng dễ thăng
tiến , càng dễ tìm việc làm mới, dễ thay đổi nơi làm ….

3.2. Tác động của di động xã hội cá nhân đối với giáo dục
Sự di chuyển vị trí trong xã hội này làm phát sinh ra nhiều yêu cầu đối với
cơ sở, chất lượng, hình thức giáo dục. Khi cá nhân thay đổi vị trí xã hội yêu cầu về
giáo dục cũng thay đổi. Yêu cầu về cơ sơ, chất lượng, hình thức giáo dục lúc này
phải phù hợp với vị trí xã hội của cá nhân. Lúc này, giáo dục sẽ xuất hiện những
hình thức giáo dục mới. Nhà trường đào tạo giáo dục những người có đủ phẩm chất
năng lực, trình độ năng lực để đảm nhiệm những vị trí lao động nghề nghiệp và
thực hiện vai trò tương lai.
13


Chính vì muốn khẳng định vị thế của mình trong xã hội mà con người đã
không ngừng học tập và nỗ lực để đạt tới vị thế mà mình mong muốn. Chính sự di
động xã hội đã tác động vào nhận thức của con người về việc học hỏi và tìm tòi, nó
thúc đẩy giáo dục làm nhiệm vụ chăm lo việc học của con người, đảm bảo cho mọi
tài năng của trẻ em được phát huy, hạn chế những thất bại học đường và cho chúng

ta thấy được cuộc sống tốt đẹp ở phía trước.
Sự tác động của di động xã hội đối với giáo dục sẽ tạo ra công bằng xã hội
cho giáo dục, mà sự bình đẳng trong giáo dục là chìa khóa cho sự phát triển của xã
hội mới: Vấn đề phân tầng xã hội, vấn đề giáo dục trước những khó khăn đang diễn
ra trong điều kiện mới, các phạm vi bình đẳng đang đặt ra trong giáo dục.
Kết quả của di động xã hội là sự chuyển đổi vị trí của các cá nhân diễn ra
trong một tầng lớp xã hội hay chuyển sang một tầng lớp xã hội khác. Khi xã hội có
sự phân tầng và phân chia giai cấp thì di động xã hội là một tất yếu khách quan. Di
động xã hội thể hiện tính năng động xã hội và sự thay đổi xã hội sâu sắc. Trong xã
hội truyền thống, phân tầng xã hội đã gắn chặt cá nhân với một giai tầng nhất định.
Trong xã hội công nghiệp, phân tầng xã hội tạo ra những cơ hội lớn cho các cá
nhân có khả năng thay đổi giai tầng của mình, do vậy làm cho di động xã hội mạnh
mẽ. Điều này đã tác động đến kết cấu xã hội, theo đó, vấn đề giáo dục trước những
khó khăn từ nhiều năm nay và đang diễn ra trong điều kiện mới.
Trước tác động mạnh mẽ của di động xã hội, vấn đề đặt ra là thực hiện công
bằng xã hội trong lĩnh vực giáo dục ở nước ta:
- Phát triển chương trình cấp học bổng cho học sinh, sinh viên để tạo điều
kiện cho con em các gia đình nghèo theo học trong điều kiện phải đóng học phí.
Ngoài học bổng cấp cho học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập tốt, còn có học
bổng cấp cho người học thuộc diện chính sách. Phát triển chương trình tín dụng đào
14


tạo: tiếp tục mở rộng chương trình cho vay đối với học sinh, sinh viên, đơn giản
hóa các thủ tục vay vốn.
- Phát triển chương trình hỗ trợ đặc biệt cho các xã nghèo. Tiến hành khảo
sát tình hình và có kế hoạch cụ thể hỗ trợ các địa phương có nhiều dân tộc thiểu số
đang ở tình trạng chấm dứt phát triển về giáo dục để chống tái mù chữ, mất chuẩn
phổ cập giáo dục tiểu học và khó hoàn thành phổ cập THCS đúng thời hạn.
- Phát triển giáo dục trẻ khuyết tật. Nâng cao nhận thức về công tác chăm

sóc, giáo dục trẻ khuyết tật. Xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy về giáo
dục trẻ khuyết tật. Tiếp tục hoàn thiện chương trình học tập cho các loại trẻ khuyết
tật. Chuyển đổi sách giáo khoa phổ thông từ chữ in sang chữ nổi cho học sinh mù.
Hoàn thiện ngôn ngữ kí hiệu dùng trong trường hợp điếc. Ban hành mã ngành đào
tạo và khung chương trình đào tạo dạy trẻ khuyết tật ở trình độ cao đẳng, đại học và
sau đại học. Sản xuất và dưa vào sử dụng đồ dùng, phương tiện đặc thù hoặc
phương tiện phục vụ phù hợp với giáo dục trẻ khuyết tật như: Sách giáo khoa chữ
nổi, máy tính chữ nổi, giấy viết chữ nổi,..
Sự bình đẳng, cơ hội học tập trong giáo dục là chìa khóa cho một xã hội mới,
trọng mở chế độ người tài năng trong đó người ta có thể tự do di động lên xuống
thứ bậc nghề nghiệp tùy theo tài năng riêng. Trong một xã hội người hiền tài, hệ
thống giáo dục sẽ tác động một cách mạnh mẽ và không thiên vị để đưa cá nhân
vào vai trò thích hợp với khả năng của họ. Trong xã hội công nghiệp sự bất bình
đẳng có xu hướng giảm đi.
3.3. Cách duy trì mối quan hệ giữa giáo dục và di động xã hội của cá
nhân
Mối quan hệ giữa giáo dục và di động xã hội là một mối quan hệ phụ thuộc
vào nhau và chặt chẽ. Mỗi cá nhân nếu muốn thăng tiến dễ dàng, muốn thay đổi
15


chỗ làm việc, dễ tìm việc làm hơn, được làm ở những vị trí cao… thì trình độ
chuyên môn phải cao. Khi một xã hội có càng nhiều cá nhân có tri thức, trình độ
chuyên môn cao thì khi đó xã hội sẽ phát triển lên một mức nào đó. Xã hội loài
người coi giáo dục là công cụ, phương tiện để cải tiến xã hội. Giáo dục được coi là
động lực, là mục tiêu cho sự phát triển tiếp thu của xã hội. Khi xã hội phát triển lên
một mức mới, thì chính xã hội lại tạo điều kiện mới cho giáo dục phát triển và đặt
yêu cầu mới cho giáo dục nói chung, buộc giáo dục phải nâng chất lượng lên để
đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của xã hội.
Để có thể duy trì được mối quan hệ này thì giáo dục cần phải phát triển để từ

đó có thể đào tạo bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ lao động có trình độ chuyên
môn, tay nghề cao. Đào tạo nhân lực có trình độ cao góp phần quan trọng phát triển
khoa học công nghệ là yếu tố quyết định của nền kinh tế tri thức.
Di động xã hội cá nhân cần dựa vào giáo dục để phát triển nắm bắt kiến thức
nhằm tăng vị thế xã hội, đem lại nguồn thu nhập mong muốn so với khả năng của
mình. Xã hội cần có thái độ tích cực với giáo dục, vì nhờ có giáo dục mà bản thân
có vị thế xã hội. Vấn đề đầu tư cho giáo dục là vấn đề cần thiết, để đảm bảo tốt nhu
cầu của người học và đào tạo ra đội ngũ lao động phù hợp với vị thế của mình.
4. Kết Luận
Có thể thấy giáo dục có mối quan hệ chặt chẽ với di động xã hội cá nhân,
giáo dục cung cấp phương tiện để cá nhân có năng lực di động xã hội. Nói cách
khác, giáo dục tạo ra di động xã hội nhờ có giáo dục cá nhân có thể dễ dàng thay
đổi vị trí làm việc và vị trí xã hội trong cấu trúc xã hội. Mối quan hệ giữa giáo dục
và di động xã hội được xem xét ở nhiều khía cạnh, điều quan trọng nhất là nhờ có
giáo dục mà cá nhân có sự cơ động dễ dàng hơn.

16


Trong thế giới có nhịp độ biến động gia tốc và toàn cầu hóa nhanh chóng thì
thay đổi mối quan hệ cá nhân kể cả về thời gian lẫn không gian bắt buộc con người
chúng ta phải học tập không ngừng để làm chủ số phận của mình. Học suốt đời là
cách làm cân đối thời gian, nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất hoặc mở
rộng triển vọng được tuyển dụng.

Tài Liệu Tham Khảo
1. Nguyễn Thị Nhu – Lê Đức Sơn (2018), Xã hội học đại cương, NXB Đại học Sư
phạm TP Hồ Chí Minh.
2. />3. />fbclid=IwAR3hQQ0cj0q0kNmM3LiemryRecxycS2ZRNDTXbZtpwf7wS1zUKy5
Zit8reI

4. />fbclid=IwAR2P8FQlYFHDkVZEIYPXHdA3I36Wp0mqDI26zI3eTIOJsiaQcr2oF
w_ezMY

17


6. />7. />fbclid=IwAR35XDjeMBexBe_vQxv1BF3WcShONWV8_WCAO79IFo0fReMn15
aKS96JsmQ
8. />fbclid=IwAR2y9EWUZC35eAB3Wu5odMYkAgZ_NrLT8X17oN0TMMsghyHP0
RDvdg1bcms

18



×