Tải bản đầy đủ (.docx) (134 trang)

luận văn thạc sỹ 6 1 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742.44 KB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐÀO VĂN TRUYỀN

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 10 THPT THEO
ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC THPT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐÀO VĂN TRUYỀN

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
DẠY HỌC HÓA HỌC 10 THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG
ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC THPT

Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn hóa học
Mã số: 8.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ DANH BÌNH



NGHỆ AN – 2018

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến:
- Thầy giáo TS. Lê Danh Bình – Bộ môn Lí luận và phương pháp dạy học hoá
học, Viện Sư phạm Tự nhiên - Trường Đại học Vinh, đã quan tâm đến đề tài và nhiệt tình
hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
- Thầy giáo PGS. TS. Cao Cự Giác đã đóng góp và cho những ý kiến bổ ích cho
luận văn.
- Phòng Đào tạo Sau đại học, các thầy cô giáo thuộc Bộ môn Lí luận và Phương
pháp dạy học hoá học, Viện Sư phạm Tự nhiên - Trường Đại học Vinh, nhiệt tình quan
tâm, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường THPT Quỳnh Lưu 2, các thầy cô giáo bộ
môn và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong cả quá trình học tập và thực hiện đề
tài này.
Tôi cũng xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân đã danh cho tôi tinh thần
và giúp sức để tôi hoàn thanh luận văn này.
Tp Vinh, ngày 25 tháng 06 năm 2018

Đào Văn Truyền


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGD-ĐT
BVMT
ĐHSP
DH

DHDA
DHTH
ĐC
GD
GDBVMT
GDMT
GDCD
GD-ĐT
GQVĐ
GV
HS
NXB
PP
PPDH
PT
SGK
SP
THPT
TN

Bộ giáo dục và đào tạo
Bảo vệ môi trường
Đại học sư phạm
Dạy học
Dạy học dự án
Dạy học tích hợp
Đối chứng
Giáo dục
Giáo dục bảo vệ môi trường
Giáo dục môi trường

Giáo dục công dân
Giáo dục-đào tạo
Giải quyết vấn đề
Giáo viên
Học sinh
Nhà xuất bản
Phương pháp
Phương pháp dạy học
Phổ thông
Sách giáo khoa
Sư phạm
Trung học phổ thông
Thực nghiệm


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Trang
Bảng 1.1 Nồng độ cho phép lớn nhất của một số chất khí nơi làm việc …………………8
Bảng 1.2 Các phương pháp xử lý nước thải …………………………………………….11
Bảng 1.3 So sánh dạy học truyền thống và dạy học theo chủ đề ………………………..22
Bảng 1.4 Xác định mục tiêu tích hợp …………………………………………………...27
Bảng 1.5 Mục tiêu và công cụ đánh giá mục tiêu …………………………………….....28
Bảng 1.6 Danh sách giáo viên được tham khảo ý kiến………………………………….35
Bảng 1.7 Các lớp tham gia điều tra thực trạng môi trường ……………………………..36
Bảng 1.8 Nhận xét của giáo viên về giáo dục môi trường………………………………37
Bảng 1.9 Mức độ thường xuyên của việc liên hệ thực tế trong từng phần bài giảng……38
Bảng 1.10 Phương pháp hoặc hình thức dạy học lống ghép giáo dục môi trường………39
Bảng 1.11 Thuận lợi của giáo viên………………………………………………………39
Bảng 1.12 Khó khăn của giáo viên khi lồng ghép nội dung giáo dục môi trường………40
Bảng 1.13 Kiến nghị của giáo viên………………………………………………………41

Bảng 1.14 Lựa chọn của học sinh về vấn đề thế giới quan tâm…………………………42
Bảng 1.15 Mức độ của học sinh về vấn đề môi trường………………………………….42
Bảng 1.16 Mức độ tác động của các hoạt động về môi trường đến ý thức của học sinh..43
Bảng 3.1 Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng …………………………………………...88
Bảng 3.2 Tổng hợp kết quả bài kiểm tra lần 1…………………………………………...90
Bảng 3.3 Phân phối tần số, tần suất , tần suất lũy tích của lớp TN1 và ĐC1……………91
Bảng 3.4 Các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lần 1 lớp TN1 và ĐC1 ………………92
Bảng 3.5 Các tham số đặc trưng của bài kiểm tra làn 1 lớp TN2 và ĐC 2……………. . 94
Bảng 3.6 Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích của lớp TN3 và ĐC 3……………94
Bảng 3.7 Các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lần 1 lớp TN3 và ĐC3 ………………95
Bảng 3.8 Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích của lớp TN4 và ĐC4………….....96
Bảng 3.9 Các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lần 1 lớp TN4 và ĐC4 ………………97
Bảng 3.10 Tổng hợp kết quả bài kiểm tra lần 2 …………………………………………97
Bảng 3.11 Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích của lớp TN1 và ĐC1…………...98
Bảng 3.12 Các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lần 1 lớp TN1 và ĐC1 …………….99
Bảng 3.13 Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích của lớp TN2 và ĐC2…………..99
Bảng 3.14 Các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lần 2 lớp TN2 và ĐC2 ……………100
Bảng 3.15 Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích của lớp TN3 và ĐC3………….100
Bảng 3.16 Các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lần 2 lớp TN3 và ĐC3 ……………101
Bảng 3.17 Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích của lớp TN4 và ĐC4………….102
Bảng 3.18 Các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lần 2 lớp TN4 và ĐC4 ……………103
Hình 3.1 Đồ thị đường lũy tích lần1 lớp TN1 và ĐC 1…………………………………92


Hình 3.2 Đồ thị đường lũy tích lần 1 lớp TN2 và ĐC 2…………………………………93
Hình 3.3 Đồ thị đường lũy tích lần 1 lớp TN3 và ĐC 3…………………………… …..95
Hình 3.4 Đồ thị đường lũy tích lần 1 lớp TN4 và ĐC 4………………………………..96
Hình 3.5 Đồ thị đường lũy tích lần 2lớp TN1 và ĐC 1…………………………………98
Hình 3.6 Đồ thị đường lũy tích lần 2 lớp TN2 và ĐC 2……………………………….100
Hình 3.7 Đồ thị đường lũy tích lần 2 lớp TN3 và ĐC 3……………………………….101

Hình 3.8 Đồ thị đường lũy tích lần 2 lớp TN4 và ĐC 4……………………………….103


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài…………………………………………………2
3. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................2
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...................................................................2
6. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3
7. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................3
8. Đóng góp mới của đề tài...................................................................................3
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Môi trường và hóa học môi trường................................................................4
1.1.1.Kiến thức cơ sở về môi trường ....................................................................6
1.1.2. Kiến thức cơ sở về hóa học môi trường......................................................6
1.2. Giáo dục môi trường ở phổ thông..................................................................12
1.2.1. Khái niệm....................................................................................................12
1.2.2 Mục đích của giáo dục môi trường...............................................................13
1.2.3. Mô hình dạy và học giáo dục môi trường....................................................13
1.2.4. Một số nguyên tắc thực hiện giáo dục môi trường......................................14
1.2.5. Các hình thức triển khai giáo dục môi trường ............................................15
1.2.6. Các phương pháp hình thức giáo dục môi trường.......................................16
1.3. Dạy học tích hợp ...........................................................................................18
1.3.1.Dạy học tích hợp là gì..................................................................................18
1.3.2. Mục tiêu của dạy học tích hợp....................................................................18
1.3.3.Tại sao phải dạy học tích hợp.......................................................................19

1.3.4. Những mức độ tích hợp trong dạy học tích hợp..........................................20
1.3.5 Dạy học theo chủ đề ở trường phổ thông…………………………………...21
1.3.6 Xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp liên môn…………………………..24
1.3.7 Quy trình tổ chức dạy học tích hợp………………………………………...29
1.4 Tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn………………………………32
1.4.1 Xây dựng kế hoạch dạy học………………………………………………...32
1.4.2 Thiết kế tiến trình dạy học………………………………………………….33
1.5 Thực trạng GDMT thông qua môn hóa học ở trường THPT tại quỳnh lưu…35
1.5.1 Mục tiêu điều tra……………………………………………………………35
1.5.2 Đối tượng điều tra………………………………………………………......35
1.5.3 Tiến hành điều tra…………………………………………………………..36
1.5.4 Kết quả điều tra……………………………………………………………..36
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1........................................................................................44
CHƯƠNG 2: TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY
HỌC HÓA HỌC10THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỎI MỚI CHƯƠNG TRÌNH THPT
2.1. Phân tích nội dung cấu trúc chương trình hóa học 10 THPT..........................45
2.1.1. Mục tiêu cơ bản của chương trình hóa học lớp 10......................................45


2.1.2. Cấu trúc chương trình.................................................................................46
2.2. Một số biện pháp tích hợp GDMT trong dạy học hóc học 10 THPT..............47
2.2.1. Lồng ghép các nội dung liên quan đến bảo vệ môi trường trong dạy học...47
2.2.1.1. Địa chỉ các bài cụ thể ở lớp 10 có nội dung khai kiến thức GDBVMT....48
2.2.1.2.Lồng ghép nội dung GDMT trong từng bài học........................................49
2.2.2. Xây dựng các chủ đề tích hợp ....................................................................58
2.2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn chủ đè tích hợp ......................................................58
2.2.2.2. Xây dựng quy trình bài học tích hợp .......................................................59
2.2.2.3. Một số chủ đề về ô nhiễm môi trường......................................................60
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.......................................................................................87
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích thực nghiệm...................................................................................88
3.2. Nội dung thực nghiệm....................................................................................88
3.3. Đối tượng thực nghiệm..................................................................................88
3.4. Quá trình thực nghiệm...................................................................................88
3.5. Các phương pháp xử lý kết quả......................................................................89
3.6. Kết quả thực nghiệm .....................................................................................90
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.......................................104
1. Kết luận........................................................................................................... 104
2. Đề xuất............................................................................................................ 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................105
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay chúng ta đang sống trong một xã hội năng động, con người được tiếp cận
với tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Cuộc sống con người nhờ đó mà trở nên văn minh hơn,
hiện đại hơn, tiện nghi hơn. Tuy nhiên, bên cạnh sự tiến bộ đó, môi trường hiện tại đang có
những thay đổi bất lợi cho con người, đặc biệt là những yếu tố mang tính chất tự nhiên như
đất, nước, không khí, hệ động thực vật. Tình trạng môi trường thay đổi và bị ô nhiễm diễn ra
trên phạm vi mỗi quốc gia cũng như trên toàn cầu. Chính vì vậy việc giáo dục bảo vệ môi
trường nói chung, bảo vệ thiên nhiên, tài nguyên đa dạng sinh học nói riêng, là vấn đề cần
thiết, cấp bách và bắt buộc khi giảng dạy trong trường phổ thông, đặc biệt với bộ môn Hóa
học thì đây là vấn đề hết sức cần thiết. Vì nó cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản
về môi trường, sự ô nhiễm môi trường… tăng cường sự hiểu biết về mối quan hệ tác động
qua lại giữa con người với tự nhiên trong sinh hoạt và trong lao động sản xuất, góp phần
hình thành ở học sinh ý thức và đạo đức mới đối với môi trường, có thái độ và hành động
đúng đắn để bảo vệ môi trường. Vì vậy giáo dục môi trường cho học sinh là việc làm có tác
dụng rộng lớn nhất, sâu sắc và bền vững nhất.

Tuy nhiên, nền giáo dục hiện nay của Việt Nam vẫn còn mang tính “hàn lâm, kinh
viện” – người thầy đóng vai trò chính trong việc truyền thụ tri thức cho học sinh, học
sinh tiếp thu tri thức một cách thụ động. Hoặc là nền giáo dục “ứng thí”: việc học tập
của HS mang nặng tính chất đối phó với các kỳ thi, chạy theo bằng cấp mà ít chú ý đến
việc phát triển nhân cách toàn diện cũng như năng lực vận dụng kiến thức đã học
trong thực tiễn. Vậy nên, nền giáo dục Việt Nam nên từng bước thay đổi nội dung chương
trình, phương thức đào tạo, gắn liền việc học tập trên ghế nhà trường với thực tiễn. Chỉ
dạy những điều cần thiết nhất để học sinh dễ dàng tiếp cận xã hội, và dạy những gì bức
thiết nhất trong xã hội mà học sinh sẽ sống, sẽ hòa nhập, hoạt động và phát triển. Vấn đề
môi trường và những ảnh hưởng của môi trường đến cuộc sống loài người hiện đang là mối
quan tâm lớn nhất của nhân loại. Đây là vấn đề đa dạng, ngày càng trầm trọng và rất khó
giải quyết, một phần cũng do ý thức của con người chưa cao và hiểu biết của đa số
người dân về vấn đề này còn hạn hẹp. Vì thế,việc đưa giáo dục môi trường vào trong giảng
dạy hóa học ở trường phổ thông là cần thiết và đáp ứng được yêu cầu xã hội đặt ra cho giáo
dục ngày nay.
Trên cơ sở đó chúng tôi chọn đề tài : “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường

trong dạy học Hóa học 10 THPT theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục

9


THPT “làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Vấn đề môi trường luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay đối với mọi quốc
gia, mọi lĩnh vực. Trong giáo dục, những đề tài nghiên cứu về môi trường và giáo dục môi
trường cũng trở thành vấn đề “nóng” được mọi người đặc biệt quan tâm. Đã có nhiều công
trình nghiên cứu, nhiều đề tài khoa học nghiên cứu về vấn đề môi trường và giáo dục môi
trường và đã đạt được những giá trị nhất định. Có thể điểm qua một số công trình sau:
256

- Trần Thị Hồng Châu (2010) Giáo dục môi trường thông qua giảng dạy hóa
học 10-11 ở trường phổ thông, luận văn Thạc sỹ khoa học giáo dục, ĐHSP Thành phố Hồ
Chí Minh.
- Trần Thị Thu Hảo (1997), Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn hóa học ở trường
phổ thông, luận văn Thạc sỹ khoa học giáo dục, ĐHSP Hà Nội.
257
- Trần Thị Thanh Hương (1999), Giáo dục môi trường thông qua môn hóa học
ở trường PTTH và THCS tại TP Hải Phòng, luận văn Thạc sỹ khoa học giáo dục, ĐHSP Hà
Nội.
Ngoài ra còn nhiều công trình khác nữa. Số lượng tương đối nhiều, tuy nhiên chủ yếu
tập trung vào việc xây dựng các nội dung về vấn đề hóa học môi trường trong môn hóa học.
Hầu hết các công trình chưa quan tâm nhiều đến vấn đề lồng ghép giáo dục môi trường vào
môn hóa học. Chưa khảo sát về mức độ nắm vững kiến thức hóa học môi trường và ý thức
bảo vệ môi trường của học sinh .
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đề xuất các biện pháp giáo dục môi trường cho
học sinh thông qua dạy học môn hóa học. Thông qua đó sẽ góp phần tăng hứng thú học tập
cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng học tập môn hóa học và nâng cao nhận thức của
học sinh về giáo dục bảo vệ môi trường, ,
4. Nhiệm vụ của đề tài

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục môi trường.
- Điều tra thực trạng về việc giáo dục môi trường trong dạy học môn hóa học ở
trường trung học phổ thông.
- Nghiên cứu phương pháp và cách thức tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong
dạy học môn hóa học.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng các biện pháp đã đề xuất
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

10



- Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học môn Hóa học ở trường trung học phổ
thông.
- Đối tượng nghiên cứu: các biện pháp giáo dục môi trường trong dạy học hóa học 10
trung học phổ thông.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu các văn bản, tài liệu, sách, báo có liên quan đến đề tài nghiên cứu
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Trò chuyện, phỏng vấn
- Phương pháp chuyên gia
- Điều tra bằng phiếu câu hỏi
- Thực nghiệm sư phạm
6.3. Phương pháp xử lý thông tin
- Sử dụng toán học thống kê xử lý số liệu thực nghiệm.
7. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: chương trình hóa học lớp 10 THPT
Địa bàn thực nghiệm: Các trường THPT tại huyện Quỳnh lưu – Nghệ An.
8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
258
Đề xuất những nội dung, biện pháp tích hợp giáo dục môi trường trong dạy
học môn hóa học để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.

11


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Môi trường và hoá học môi trường

1.1.1. Kiến thức cơ sở về môi trường
1.1.1. Khái niệm môi trường
Có nhiều khái niệm về môi trường:
Môi trường theo nghĩa khái quát: “Môi trường là một tập hợp tất cả các thành phần
của thế giới vật chất bao quanh có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi
sinh vật. Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường
nhất định”. Tiếng Anh môi trường là “environment”, tiếng Pháp là “environnement” đều có
nghĩa là “cái bao quanh”, tiếng Trung Quốc gọi môi trường là “hoàn cảnh” cũng có nghĩa
tương tự. [20,tr. 18]
Môi trường nhân văn – môi trường sống của con người hay còn gọi là môi sinh
(living environment): là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội bao
quanh và có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của từng cá nhân và cả cộng đồng. Nhìn
rộng hơn, môi trường sống của con người bao gồm cả vũ trụ bao la, trong đó hệ Mặt Trời và
Trái Đất là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp và rõ nét nhất. Trong môi trường này luôn luôn
tồn tại sự tương tác lẫn nhau giữa các thành phần vô sinh và hữu sinh. Cấu trúc của môi
trường tự nhiên gồm hai thành phần cơ bản: môi trường vật lý và môi trường sinh vật. [5,tr.
22]
Môi trường vật lý:
Môi trường vật lý là thành phần vô sinh của môi trường tự nhiên, bao gồm khí quyển,
thạch quyển, sinh quyển.
Khí quyển (môi trường không khí): là lớp khí bao quanh Trái Đất, chủ yếu ở tầng đối
lưu, cách mặt đất từ 10 – 12 km. Theo chiều cao của tầng này, nhiệt độ, áp suất giảm dần và
nồng độ không khí loãng dần. Khí quyển đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì
sự sống của con người, sinh vật và quyết định đến tính chất khí hậu, thời tiết của Trái Đất.
Thủy quyển (môi trường nước): là phần nước của Trái Đất, bao gồm đại dương, biển,
sông hồ, ao, suối, nước ngầm, băng tuyết, hơi nước trong đất và trong không khí. Thủy
quyển đóng vai trò không thể thiếu được trong việc duy trì cuộc sống con người, sinh vật,
cân bằng khí hậu toàn cầu, và phát triển các ngành kinh tế.

12



Thạch quyển (địa quyển): bao gồm lớp vỏ Trái Đất. Tính chất vật lý, thành phần hóa
học của địa quyển ảnh hưởng quan trọng đến cuộc sống con người, sự phát triển nông, lâm,
ngư nghiệp, giao thông, vật tải, đô thị, cảnh quan và tính đa dạng sinh học trên Trái Đất.
Sinh quyển (môi trường sinh học): là thành phần của môi trường vật lý có tồn tại sự
sống. Sinh quyển bao gồm phần lớn thủy quyển (đáy đại dương), lớp dưới của khí quyển,
lớp trên của địa quyển. Như vậy sinh quyển gắn liền với các thành phần của môi trường và
chịu sự tác động trực tiếp của sự biến hóa tính chất vật lý và hóa học của các thành phần này.
Đặc trưng cho sự hoạt động sinh quyển là các chu trình trao đổi vật chất và năng lượng.
[16,tr. 30-45]
Môi trường sinh vật:
Môi trường sinh vật là thành phần hữu sinh của môi trường. Môi trường sinh vật bao
gồm các hệ sinh thái, quần thể động vật và thực vật. Môi trường sinh vật tồn tại và phát triển
trên cơ sở tiến hóa của môi trường vật lý. Các thành phần của môi trường không tồn tại ở
trạng thái tĩnh mà luôn luôn có sự chuyển hóa trong tự nhiên theo chu trình Sinh - Địa – Hóa
và luôn luôn ở trạng thái cân bằng động. Chu trình phổ biến trong tự nhiên là chu trình Sinh
- Địa – Hóa như chu trình cacbon, chu trình nitơ, chu trình photpho, chu trình lưu huỳnh,…
là các chu trình chuyển hóa các nguyên tố hóa học từ dạng vô sinh (đất, nước, không khí)
vào dạng hữu sinh (sinh vật) và ngược lại. Một khi các chu trình này không còn giữ ở trạng
thái cân bằng thì tạo ra diễn biến bất thường, gây tác động xấu cho sự sống của con người và
sinh vật ở một khu vực hay ở quy mô toàn cầu. [23, tr. 18]
1.1.1.2. Khái niệm sinh thái môi trường
Sinh thái (ecology)
Sinh thái là mối quan hệ tương hỗ giữa một cơ thể sống hoặc một quần thể sinh vật
với các yếu tố môi trường xung quanh. Sinh thái học là ngành khoa học nghiên cứu các mối
tương tác này. Như vậy sinh thái học là một trong các ngành của khoa học môi trường, giúp
ta hiểu thêm về bản chất của môi trường và tác động tương hỗ giữa các yếu tố tự nhiên với
hoạt động của con người và sinh vật. [23, tr. 22]
Hệ sinh thái (ecosystem).

Hệ sinh thái là đơn vị tự nhiên bao gồm các quần xã sinh vật (thực vật, động vật bậc
thấp bậc cao, vi sinh vật) và môi trường trong đó chúng tồn tại và phát triển (sinh cảnh sinh
vật và sinh cảnh có mối liên quan chặt chẽ với nhau, tương tác hỗ trợ nhau, nhưng giữa
chúng còn tồn tại một mức độc lập tương đối, cùng sống trong một số điều kiện ngoại cảnh
nhất định – mà điều kiện ngoại cảnh đó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tồn tại, phát triển của
quần thể sinh vật sống. môi trường sinh vật trong hệ sinh thái bao gồm các sinh vật sản xuất,
sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủy liên hệ với nhau qua các dây chuyền thực phẩm, theo

13


đó năng lượng từ các chất dinh dưỡng được truyền từ sinh vật này đến sinh vật khác. Ví dụ:
hệ sinh thái đồng cỏ: cỏ mọc nhờ có đạm, dinh dưỡng, xác thực vật trong đất. Cỏ lại cung
cấp thức ăn cho động vật ăn cỏ. Động vật ăn cỏ lại là thức ăn cho động vật ăn thịt 1, động
vật ăn thịt 1 lại là thức ăn cho động vật ăn thịt 2, …Năng lượng sinh học cũng được sinh ra
trong quá trình đó và khả năng trao đổi cung cấp cho nhau. [23, tr. 31]
Trong tự nhiên tồn tại nhiều hệ sinh thái:
Hệ sinh thái cạn (hệ sinh thái đất, hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái sa mạc…)
Hệ sinh thái nước (hệ sinh thái biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái hồ, đầm…).
Các hệ sinh thái cũng còn có thể do con người tạo ra như các hệ sinh thái nông
nghiệp, hệ sinh thái đô thị,…Các hệ sinh thái có thể trải qua sự chọn lọc tự nhiên mà hình
thành. Hệ sinh thái tự nhiên thì bền vững, vì nó tuân theo quy luật chọn lọc tự nhiên, hợp với
thiên nhiên. Các hệ sinh thái nhân tạo thì kém bền vững.
Cân bằng sinh thái (ecological balance)
Sự cân bằng sinh thái, hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm không chỉ là sự cân bằng giữa
các loài, như sự cân bằng giữa sinh vật săn mồi và vật mồi, hay giữa vật chủ và vật ký sinh
mà còn là sự cân bằng của chu trình các chất dinh dưỡng chủ yếu và những dạng chuyển hóa
năng lượng trong một hệ sinh thái nữa. Một hệ sinh thái được coi là đạt cân bằng bền khi tất
cả các mặt hoạt động của hệ đó đều ở trạng thái cân bằng. Do vậy ở đây sẽ phải có một sự
cân bằng giữa sản xuất, tiêu thụ, và phân hủy, cũng như sự tồn tại giữa các loài có trong hệ

đó. Hiểu biết về trạng thái cân bằng sẽ giúp chúng ta hiểu được các quá trình điều chỉnh diễn
ra trong các cộng đồng sinh học.[31, tr. 22]
Các hệ sinh thái có khả năng thực hiện một sự điều chỉnh nhất định trong giới hạn xác
định, nhưng nếu vượt quá giới hạn này thì chúng không còn có khả năng hoạt động bình
thường nữa, lúc đó chúng có thể sẽ phải chịu những sự thay đổi nào đó, hoặc bị tổn thương
hay bị phá hoại. Việc chặt phá các khu rừng nhiệt đới để chuyển thành đất nông nghiệp là
một ví dụ điển hình về sự chuyển đổi bất lợi do con người tạo nên. Sự tàn phá rừng không
những phá hoại vĩnh viễn một hệ sinh thái giàu và và quí giá, mà thậm chí còn không thể tạo
ra được vùng đất canh tác màu mỡ, bởi vì lớp đất mỏng có khả năng trao đổi chất cao của
các khu rừng nhiệt đới thường lại không cho năng suất cao đối với các sản phẩm nông
nghiệp và mỗi khi đã bị mất đi lớp phủ thực vật thì sẽ bị bạc màu do xói mòn và lũ lụt.[21,tr.
42]
Do vậy, việc quản lý hệ sinh thái nhằm mục đích duy trì một trạng thái cân bằng tự
nhiên hay nhân tạo, trong đó sản phẩm cuối cùng là có lợi cho con người và những sự mất
cân bằng có thể kiểm soát được.

14


1.1.2. Kiến thức cơ sở về hóa học môi trường
1.1.2.1. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường do những tác nhân như chất, hợp chất hoặc hỗn hợp có tác dụng
biến môi trường từ trong sạch trở nên độc hại. Có thể liệt kê những tác nhân đó như sau:
- Rác, phế thải rắn….
- Hóa chất, chất thải dệt, nhuộm, chế biến thực phẩm, ….
- Khí núi lửa, khí thải nhà máy, khói xe, khói bếp, lò gạch…..
- Kim loại nặng (chì, đồng, thủy ngân…..)
- Ngoài những tác nhân trên, môi trường còn có thể bị ô nhiễm bỏi tiếng ồn quá mức
cho phép hoặc các chất phóng xạ do ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp.
1.1.2.2. Ô nhiễm môi trường không khí (khí quyển)

Ô nhiễm môi trường không khí là sự làm biến đổi toàn thể hay một phần khí quyển
theo hướng tiêu cực bởi các chất gây tác hại được gọi là chất gây ô nhiễm. Ô nhiễm không
khí chính là do các phần tử bị thải vào không khí do tự nhiên hoặc do kết quả hoạt động của
con người (như khí CO2).
- Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
Ô nhiễm do thiên tai gây ra: Các hiện tượng của thiên nhiên gây ra là nguyên nhân
chính hoặc góp phần vào quá trình gây ô nhiễm không khí. Gió, bão, lũ lụt. Núi lửa gây nên
bụi và các khí thải như oxit của lưu huỳnh. Nước biển bốc hơi cùng với sóng biển tung bọt
mang theo bụi muối biển lan truyền vào không khí. Xác động, thực vật chết thối rữa cũng
tạo ra các chất gây ô nhiễm.[15,tr.9]
Ô nhiễm trong không khí do các hoạt động do con người gây nên:
Hoạt động sản xuất công nghiệp: Các nhà máy như nhà máy hóa chất, nhiệt điện đã
thải vào không khí một lượng lớn khí CO2, SO2… Hàng năm sản xuất công nghiệp đã tiêu
tốn 37% năng lượng tiêu thụ của toàn thế giới và thải ra khoảng 50% lượng khí CO 2 và các
loại khí nhà kính khác.
Hoạt động giao thông vận tải: Các phương tiện giao thông vận tải đã xả một lượng
lớn các khí độc hại vào khí quyển. Một ô tô du lịch trong một ngày đêm thải trung bình 1 kg
khí CO, NO, andehit, SO2, chất gây ung thư, ankyl, chì. Một máy bay phản lực thải ra lượng
chất thải gấp chừng 100 lần chiếc ôtô du lịch trên.
Sinh hoạt và hoạt động khác của con người: Khí thải do con người sử dụng than, củi,
gas,… trong sinh hoạt và sưởi ấm phần lớn ở các nước đang phát triển và các vùng xa xôi
cũng góp phần vào ô nhiễm không khí. Ngoài ra một số hoạt động khác, đặt biệt là đốt rừng
và thử hạt nhân cũng là nguồn gây ô nhiễm không khí.[15,tr.12]

15


- Hậu quả của ô nhiễm không khí
Hiện tượng mù quang hóa (tạo nên sự ngột ngạt và sương mù) gây nhiều bệnh cho
con người; Mưa axit hủy diệt rừng, các công trình xây dựng và các hệ sinh thái khác; Hiệu

ứng nhà kính (do các loại khí độc như CO 2, NOX, CH4, CFC…) là một trong những nguyên
nhân chính gây hiện tượng nóng lên của trái đất, theo tính toán của các nhà khoa học trong
vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes). Nhiệt độ trung
bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60°C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30°C.
Hiện tượng suy giảm tầng ozon: CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ozon. Khí CFC
và một số loại chất độc hại khác sẽ gây suy giảm tầng ozon, làm cho nó không còn tác dụng
của một tấm lá chắn bảo vệ mặt đất khỏi bức xạ tia cực tím, làm cho lượng bức xạ tia cực
tím tăng lên, gây hậu quả xấu cho sức khoẻ của con người và các sinh vật sống trên mặt đất.
[18, tr.41]
- Các giải pháp cho vấn đề ô nhiễm không khí
Các giải pháp cho vấn đề ô nhiễm không khí đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ toàn cầu.
Chính phủ của nhiều nước đã thảo luận và đưa ra cho giải pháp cho vấn đề này cùng những
cam kết về giảm lượng không khí độc hại thải ra môi trường
Về kinh tế, kỹ thuật và luật pháp: loại bỏ những dây chuyền sản xuất cũ kỹ và lạc hậu
gây ô nhiễm; xử phạt những nhà máy vi phạm việc thải ra quá mức cho phép các khí độc, có
quy định chặt chẽ về nồng độ cho phép lớn nhất trong không khí nơi làm việc (xem thêm
bảng 1.1).
Về giáo dục: cần có chính sách giáo dục thích hợp cho mỗi người đều hiểu được
nghĩa vụ bảo vệ môi trường sống trong lành của mình, giảm tối đa việc thải ra môi trường
những chất độc hại.
Bảng 1.1 Nồng độ cho phép lớn nhất của một số chất trong không khí nơi làm việc
Công thức

mg/lit
0.00001
0.00001

3 Clo, Brom

Hg

Pb
Cl2, Br2

Thể tích phần triệu
(ppm)
0.001
0.001

0.001

0.316

4 Axit sunfuric

H2SO4

0.002

0.50

5 Anhidrit sunfuric

SO3

0.002

0.56

6 Các oxit của nitơ


NxOy

0.005

1.04

7 Cacbon sunfua

CS2

0.01

2.95

8 Hidro sunfua

H2S

0.01

6.58

9 Anhidrit Sunfurơ

SO2

0.02

7.00


STT

Tên

1 Hơi thủy ngân
2 Chì

16


10 Tetracloruacacbon
11 Benzen
12 Cacbon oxit

CCl4
C6H6
CO

0.05
0.05
0.03

7.27
14.00
24.00

1.1.2.3. Ô nhiễm môi trường đất (thạch quyển)
256
Ô nhiễm đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất
bằng các tác nhân gây ô nhiễm. Có rất nhiều nguồn mà qua đó đất nhận được những đơn

chất hoặc hợp chất lạ có tác dụng làm giảm độ phì nhiêu của nó.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất
Do các vi sinh vật gây bệnh do sử dụng phân tươi chưa xử lí, do đổ rác và nước thải
chưa được xử lí và đất nên trong đất chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh cho người, gia súc và
cả cây trồng…
Do các chất hóa học thất thoát, rò rỉ, thải ra trong quá trình hoạt động sản xuất công
nghiệp: đặc biệt là hóa chất độc và kim loại nặng.
Do các chất phóng xạ và các chất độc hại khác: Các máy móc y tế dùng để chẩn
đoán và điều trị, các thiết bị thăm dò…. các cuộc chiến tranh (như dioxin ….) từ máy chụp
X – quang, …
Do các chất hóa học sử dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp như phân hóa
học và các loại thuốc trừ sâu . Việc lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hiện nay rất báo
động. Vào những năm 80, lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng ở việt nam là
10 000 tấn/ năm, nhưng bước sang những năm 90 lượng thuốc này đã tăng lên gấp đôi
(20.000 tấn/năm). Thuốc bảo vệ thực vật còn là nguyên nhân dẫn đến suy giảm nhiều loại
sinh vật sống trong đất, có ích đối với con người. [48,tr.45]
256
Hậu quả của ô nhiễm đất
- Ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản. Thông qua lương
thực, thực phẩm ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe con người và động vật. Ví dụ: Sự kiện
“Cadimi” xảy ra ở Nhật Bản năm 1955, cadimi chứa trong nước thải tích luỹ dần trong lúa
gạo ở khu vực này. Hậu quả là những người nông dân bị chứng đau nhức các khớp xương,
34 người chết, 280 người tàn phế.[48,tr.51]
- Ô nhiễm đất kéo theo ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, gây nhiều bệnh cho con người,
phổ biến nhất là bệnh đường ruột.
Các giải pháp cho vấn đề ô nhiễm đất
Quản lý đất đai: ban hành Luật đất đai (quy định, chế độ quản lý, sử dụng đất, chế độ
khen thưởng và xử phạt); tổ chức chặt chẽ bộ máy nhà nước để quản lý, bảo vệ đất đai, nắm
chắc số lượng và chất lượng đất; quy hoạch vùng dân cư, bảo vệ rừng, chống du canh, du cư;


17


bảo tồn quỹ đất nông nghiệp; chính sách khai hoang, phục hóa đất. Chống xói mòn cho đất.
[48,tr.62]
Làm giảm độ dốc và chiều dài sườn dốc tự nhiên của đất bằng bậc thang, mương,
trồng cây thành hàng theo bình độ để chia dốc dài thành dốc ngắn hoặc các khoảnh bằng
phẳng nối tiếp nhau.
Giữ rừng đầu nguồn và rừng ở các chỏm núi, chỏm đồi. Khử mặn và chua phèn cho
đất.
Chống ô nhiễm đất.
Nâng cao nhận thức về bảo vệ đất
1.1.2.4. Ô nhiễm môi trường nước (thủy quyển)
Ô nhiễm môi trường nước là hiện tượng trạng thái cân bằng, chất lượng nước bị biến
đổi đột ngột. Các sản phẩm phế thải từ các lĩnh vực khác nhau đã đưa vào nước, làm ảnh
hưởng xấu đến giá trị sử dụng của nước, cân bằng sinh thái tự nhiên phá vỡ và nước bị ô
nhiễm.
a) Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm hóa học: Ô nhiễm gây nên do các chất có protein, chất béo và chất hữu cơ
khác có trong chất thải từ các khu công nghiệp và dân cư như xà phòng, các loại thuốc
nhuộm, các chất tẩy giặc tổng hợp, các loại thuốc sát trùng, dầu mỡ và một số chất thải hữu
cơ khác. Ngoài ra, các chất vô cơ như axit, kiềm, muối các kim loại nặng, các muối vô cơ
hòa tan và không tan, các loại phân bón hóa học cũng gây ra ô nhiễm hóa học.
Ô nhiễm vật lý: do nhiều loại chất thải công nghiệp có màu và các chất lơ lửng làm
nước thay đổi màu sắc, tăng độ đục và hấp dẫn đến ô nhiễm nhiệt của nguồn nước… Nhiệt
độ nước cao làm tăng cường độ hoạt động của vi khuẩn và hệ động vật nước, từ đó hàm
lượng oxi hòa tan bị giảm sút quá trình phân hủy háo khí của các chất hữu cơ bị trở ngại nên
quá trình phân hủy yếm khí các chất hữu cơ sẽ tăng, tạo ra những sản phẩm độc hại và hôi
thối dẫn đến hiện tượng ô nhiễm nước trầm trọng hơn.[5,tr.37]
Ô nhiễm sinh học: gây ra bởi nước thải cống rãnh gồm các vi khuẩn gây bệnh, tảo,

nấm và ký sinh trùng, các động vật nguyên sinh… Ngoài việc làm cho nước trở nên có mùi
hôi thối còn có thể gây nên một số bệnh nghiêm trọng đối với người và vật nuôi. Ngoài ra ở
những nơi có nhiều nước bẩn, ruồi muỗi sẽ sinh sản nhanh, nhiều gây ra những nạn dịch và
các bệnh truyền nhiễm khác rất nguy hiểm.[5,tr.48]
Nguyên nhân gây ô nhiễm tại Việt Nam
Sự bùng nổ dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng đã tạo ra
một sức ép lớn tới môi trường sống ở Việt Nam, đặc biệt là với việc nguồn nước sinh hoạt
ngày càng trở nên thiếu hụt và ô nhiễm.

18


Hầu hết các sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều
bị ô nhiễm. Phần lớn nước thải sinh hoạt không qua xử lý mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó
chảy ra các con sông lớn. Bên cạnh đó, nhiều nhà máy, xí nghiệp và cơ sở sản xuất và ngay
cả bệnh viện cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải.[25,tr.64]
b) Hậu quả của ô nhiễm nước: Ô nhiễm nước đã gây hủy hoại cân bằng sinh thái; ảnh hưởng
xấu đến nuôi trồng thủy hải sản, gây thiệt hại về kinh tế; là mầm mống gây bệnh cho con
người. Bệnh nhiễm ký sinh trùng hay viêm nhiễm có liên quan đến nước (Bệnh dịch tả,
Virus sông Nil, Bệnh Bilharziose, Bệnh sốt rét, …..). Ô nhiễm nước cũng làm tình hình ô
nhiễm không khí trầm trọng hơn do một số khí tạo thành từ sự phân hủy xác động, thực
vật… bốc lên và hòa vào không khí.
c) Giải pháp cho vấn đề ô nhiễm nước:
- Phải ban hành những quy định về quản lý và sử dụng nguồn nước.
- Có bộ máy nhà nước quản lý và bảo vệ nguồn nước. Phải nắm chắc về số lượng và
chất lượng nước để có những biện pháp giải quyết phù hợp và kịp thời.
- Tăng cường nhận thức về môi trường cho cộng đồng. làm cho mọi người thấy được
về vấn đề nguồn tài nguyên nước là có giới hạn. Mọi người phải ý thức được những ảnh
hưởng của nguồn nước bị ô nhiễm đến đời sống của bản thân họ…
Ngoài việc nâng cao nhận thức của người dân qua các phương tiện truyền thông, cũng

cần phải áp dụng những quy định nghiêm ngặt đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm, buộc tất cả
mọi doanh nghiệp phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu về xử lý khí thải, nước thải.
Để có được một cuộc sống khỏe mạnh thì nước sạch và không khí trong lành là những điều
kiện tất yếu. Cần có những biện pháp phòng chống, bảo vệ và hạn chế cháy rừng để tránh
tình trạng lớp thực bì bảo vệ đất mất đi làm cho đất bị rửa trôi, đó cũng chính là nguyên
nhân dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên nước.
Để điều chỉnh dòng chảy của các sông, hạn chế lũ lụt, đáp ứng nhu cầu năng lượng,
sinh hoạt và cung cấp nước tưới cần xây dựng hồ, đập chứa nước.
Để nguồn nước không bị ô nhiễm, cần có những biện pháp vật lý hay hóa học để tách
nước nhiễm bẩn ra khỏi nguồn nước cung cấp (sông, hồ, nguồn nước tự nhiên).
Quan trọng nhất là nhà nước, chính phủ cần đầu tư và xây dựng những dự án nước
sạch cũng như các công trình xử lý nước thải để phục vụ cho chiến dịch này và tuyên truyền
để mọi người dân tích cực, chủ động hưởng ứng.
Bảng 1.2 : Các phương pháp xử lý nước thải
Chất bẩn
Chất hữu cơ dễ phân hủy sinh hóa

Các phương pháp xử lý
+ Phương pháp sinh học hiếu khí (bùn hoạt hóa, hồ làm
thoáng, lọc sinh học, hồ ổn định).

19


Chất lơ lửng
Chất hữu cơ bền vững
Hợp chất chứa nitơ
Hợp chất chứa photpho
Kim loại nặng
Chất hữu cơ hòa tan


+ Phương pháp sinh học trong điều kiện kỵ khí.
Lắng đọng, tuyển nổi và lưới lọc.
Hấp thụ bằng than, bơm xuống lòng đất.
Hồ, sục khí, nitrat hóa, khử nitrat, trao đổi ion.
Kết tủa bằng vôi, bằng muối sắt, bằng nhôm.
Kết tủa kết hợp sinh học, trao đổi ion.
Trao đổi ion, kết tủa hóa học.
Trao đổi ion, bán thấm, điện thấm.

1.1.2.5. Ô nhiễm phóng xạ: Là sự xâm nhập vào môi trường của các chất phóng xạ bằng
nhiều con đường khác nhau, gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến con người.
Chất phóng xạ xâm nhập môi trường bằng những con đường sau: Khai thác quặng tự
nhiên; Do các vụ nổ của vũ khí hạt nhân; Sử dụng các đồng vị phóng xạ trong y học và
nghiên cứu khoa học; Sử dụng đồng vị phóng xạ trong nông nghiệp và công nghiệp; Lò phản
ứng hạt nhân; Máy gia tốc thực nghiệm.
Ảnh hưởng của ô nhiễm phóng xạ đến sức khỏe con người: Tăng nguy cơ mắc bệnh
hiểm nghèo như ung thư; Gây ra những bệnh di truyền (quái thai).
1.1.2.6. Ô nhiễm tiếng ồn
Là hiện tượng các âm thanh có cường độ và tần số khác nhau tập hợp lại một cách
hỗn độn, không trật tự, không theo nhu cầu…… gây khó chịu cho con người.
Ô nhiễm tiếng ồn làm giảm sự tập trung, gây mệt mỏi, gây ức chế hệ thần kinh trung
ương, làm chậm nhịp tim, ảnh hưởng xấu đến huyết áp, rách màng nhĩ…
Để chống tiếng ồn, cần yêu cầu sử dụng thiết bị cách âm, hấp thụ tiếng ồn tại các nhà
máy; quy hoạch khu dân cư xa khu công nghiệp, bến xe, sân bay, ….
1.2. Giáo dục môi trường ở trường phổ thông
1.2.1. Khái niệm
Có nhiều định nghĩa về giáo dục môi trường. Giáo dục môi trường không chỉ là môn
học chứa đựng các hệ thống khái niệm khoa học, giáo dục môi trường mang đặc trưng của
một chương trình hành động. Trong khuôn khổ của việc giáo dục môi trường thông qua các

môn học ở nhà trường thì có thể hiểu giáo dục môi trường “là quá trình tạo dựng cho con
người những nhận thức về mối quan tâm đến môi trường và các vấn đề về môi trường. Giáo
dục môi trường gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ và
lòng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho
những vấn đề hiện tại và ngăn chặn những vấn đề mới có thể xảy ra cho tương lai.”

20


1.2.2. Mục đích của giáo dục môi trường
Giáo dục môi trường sẽ giúp con người có nhận thức đúng đắn về môi trường, về việc
khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và có ý thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi
trường. Giáo dục môi trường có thể thực hiện bằng nhiều hình thức và cho nhiều đối tượng.
Trong đó việc giảng dạy về môi trường ở các trường học, nhất là trường phổ thông chiếm vị
trí đặc biệt quan trọng.
Giáo dục môi trường giúp học sinh có được:
a. Các kiến thức về:
Hệ sinh thái, cân bằng sinh thái; Môi trường và các thành tố (địa chất, khí hậu, thổ
nhưỡng, sinh vật, cảnh quang thiên nhiên, các nguồn tài nguyên, dân số, hoạt động kinh tế,
xã hội của con người…); Môi trường và phát triển, bảo vệ và bảo tồn, tăng trưởng và suy
thoái, chi phí và lợi ích thu được. Sự phụ thuộc lẫn nhau, tư duy một cách toàn cầu và hành
động một cách cục bộ… Các chủ trương, chính sách về môi trường của quốc gia, luật Bảo vệ
môi trường…
b. Hình thành các năng lực:
Năng lực giao tiếp; Năng lực tư duy; Năng lực nghiên cứu; Năng lực phát hiện và giải
quyết vấn đề; Năng lực cá nhân và xã hội; Năng lực sử dụng các phương tiện kỹ thuật, công
nghệ thông tin…
c. Thái độ và hành vi:
- Biết đánh giá, quan tâm và lo lắng đến môi trường và đời sống của các sinh vật.
- Biết khoan dung và cởi mở.

- Tôn trọng, niềm tin và quan điểm của người khác.
- Biết tôn trọng những luận điểm và luận cứ đúng đắn.
- Có ý thức phê phán và thay đổi những thái độ không đúng về môi trường.
- Có mong muốn tham gia vào việc giải quyết môi trường, các hoạt động cải thiện
môi trường.
Như vậy, Giáo dục môi trường nhằm mục đích cuối cùng là trang bị cho người học:
+ Một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển bền vững của Trái đất.
+ Một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp của môi trường.
+ Một nhân cách được khắc sâu bởi nền tảng đạo lý môi trường.
1.2.3. Mô hình dạy và học giáo dục môi trường
Việc dạy và học trong giáo dục môi trường diễn ra theo mô hình dưới đây với ba khía
cạnh luôn tồn tại song song:
Giáo dục về môi trường (education about the environment): Xem môi trường là một
đối tượng khoa học, người dạy truyền đạt cho người học các kiến thức khoa học về môi

21


trường, cũng như phương pháp nghiên cứu về đối tượng đó. Đó là những kiến thức về hệ
thống tự nhiên và hoạt động của nó; những kiến thức về tác động của con người đến môi
trường.
Giáo dục trong môi trường (education in the environment): Xem môi trường thiên
nhiên hoặc nhân tạo như một địa bàn, một phương tiện để giảng dạy, học tập, nghiên cứu.
Với cách tiếp cận này môi trường sẽ trở thành “phòng thí nghiệm thực tế, đa dạng, sinh động
cho người dạy và người học”.
Giáo dục vì môi trường (education for the environment): Truyền đạt kiến thức về bản
chất, đặc trưng của môi trường; hình thành thái độ ứng xử, ý thức trách nhiệm, quan niệm
giá trị nhân cách, đạo đức đúng đắn về môi trường, cung cấp tri thức kỹ năng, phương pháp
cần thiết cho những quyết định; hành động BVMT và phát triển bền vững


1.2.4. Một số nguyên tắc thực hiện giáo dục môi trường
1.2.4.1. Nguyên tắc chung khi thực hiện giáo dục môi trường
Giáo dục môi trường ở Việt Nam được thực hiện trên các nguyên tắc sau:
- Coi giáo dục môi trường là bộ phận hữu cơ của sự nghiệp giáo dục và là sự nghiệp
của toàn dân.
- Giáo dục môi trường được thực hiện vì môi trường, về môi trường và trong môi
trường.
- Giáo dục môi trường là một thành phần bắt buộc trong chương trình giáo dục và đào
tạo, và phải được thực hiện trong kế hoạch dạy học và giáo dục hiện hành. Những vấn đề về
môi trường được dạy thông qua nhiều môn học.
- Đưa giáo dục môi trường vào hoạt động nhà trường một cách thích hợp với môi
trường của trường học. Những vấn đề trọng tâm của giáo dục môi trường phải trực tiếp liên
quan đến môi trường của địa phương.

22


- Làm cho giáo viên và học sinh thấy giá trị của môi trường đối với chất lượng cuộc
sống, sức khỏe và hạnh phúc con người. Làm cho mọi người hiểu rằng: con người được sinh
ra, bất kể thuộc màu da hay tín ngưỡng nào, đều có quyền sống trong môi trường lành mạnh,
có nước sạch để dùng và không khí sạch để thở.
- Triển khai giáo dục môi trường thông qua các hoạt động mà học sinh là người thực
hiện, trải nghiệm từ thực tiễn. Giáo viên là người tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường dựa
trên chương trình quy định và tìm cách vận dụng phụ hợp với địa phương.
Nguyên tắc dành cho giáo viên giảng dạy nội dung hóa học môi trường
- Dựa trên các căn cứ chắc chắn và có tính thực tế.
- Huy động nhiều người tham gia và dựa trên tinh thần hợp tác.
- Dựa trên sự phân tích, nhận xét, đánh giá.
- Dựa trên thực tiễn đời sống cộng đồng ở địa phương.
1.2.4.3. Nguyên tắc về phương pháp giáo dục môi trường

- Tăng cường thảo luận, giảm bớt diễn giảng, thuyết trình
- Tăng cường các hoạt động trải nghiệm ở thực tiễn và ở trong phòng thí nghiệm,
giảm giờ giảng trong lớp,
- Tăng cường nghiên cứu, khảo sát, giảm bớt ghi nhớ máy móc
- Phát triển tư duy độc lập, phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Tăng cường vận dụng nguyên lý, tránh tiếp cận xuôi chiều lý thuyết sẵn có.
- Tập trung nghiên cứu vấn đề theo hệ thống, tránh sa vào hiện tượng, vụn vặt.
- Đề cao kinh nghiệm thực tế và năng lực vận dụng.
- Tăng cường làm việc nhóm.
- Tăng cường thực hiện các dự án và đề tài nghiên cứu.
1.2.5. Các hình thức triển khai giáo dục môi trường
Hình thức 1: thông qua chương trình của môn học trong nhà trường.
Giáo dục môi trường trong chương trình học ở nhà trường thể hiện ở chỗ trong
chương trình có chứa đựng những nội dung của Giáo dục môi trường dưới hai dạng chủ yếu:
Dạng 1: Nội dung chủ yếu của bài học hay một số phần của môn học có sự trùng hợp
với nội dung giáo dục môi trường.
Dạng 2: Một số nội dung của bài học hay một số phần nhất định của môn học có liên
quan trực tiếp với nội dung Giáo dục môi trường.
Có hai phương thức đưa Giáo dục môi trường vào môn học như sau:
Tích hợp: kết hợp một cách hệ thống kiến thức môn học với kiến thức Giáo dục môi
trường, làm cho chúng quyện với nhau thành một thể thống nhất.

23


Lồng ghép: Đưa vào nội dung bài học một đoạn, một mục hoặc một số câu hỏi có nội
dung giáo dục môi trường.
Các biện pháp hoạt động ở trên lớp, thông qua môn học chính khóa:
- Phân tích những vấn đề môi trường trong môn học.
- Khai thác thực trạng môi trường đất, nước, không khí làm nguyên liệu để xây dựng

bài học Giáo dục môi trường.
- Sử dụng phương tiện dạy học như là cơ sở để học sinh phân tích, tìm tòi khám phá
các kiến thức về môi trường.
- Xây dựng các bài tập thực tiễn gắn liền với thực tế địa phương.
- Thực hiện tiết học có nội dung gần gũi với môi trường ở một địa điểm thích hợp.
Hình thức 2: giáo dục môi trường được triển khai như một hoạt động độc lập ở ngoài
lớp như:
- Nghe báo cáo các chuyên đề về môi trường.
- Tổ chức các buổi xemina, tranh luận, hùng biện.
- Thực hiện đề tài nghiên cứu về môi trường
- Khảo sát thực địa tìm hiểu vấn đề bảo vệ môi trường ở địa phương
- Tham gia tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường. Tham gia chương trình “Xanh
hóa trường học”
- Xây dựng dự án về môi trường và thực hiện.
- Tổ chức các Câu lạc bộ môi trường.
- Thi sáng tác (tranh, tượng, ảnh, thơ, nhạc…) Triển lãm.
- Biểu diễn văn nghệ, sân khấu, kịch…
- Hoạt động dã ngoại, tham quan, cắm trại, trò chơi…
- Hoạt động phối hợp gia đình, nhà trường và xã hội.
1.2.6. Các phương pháp, hình thức giáo dục môi trường
1.2.6.1. Phương pháp nghiên cứu tình huống (case study)
Nghiên cứu tình huống là một kỹ thuật giảng dạy trong đó những thành tố chính của
một tình huống nghiên cứu được trình bày cho học sinh với mục đích minh họa hoặc tạo
kinh nghiệm giải quyết vấn đề.
Nghiên cứu tình huống là một PPGD dựa vào những ví dụ thực tế (Marsick, 1990),
được dùng để thúc đẩy hành động, tăng trưởng và phát triển (Galbraith & Zelenak, 1991).
Trong giáo dục môi trường, có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống bằng
việc giao cho học sinh một đề tài về môi trường, học sinh hoạt động theo nhóm để tìm hiểu
bản chất của tình huống trong đề tài, từ đó đưa ra kế hoạch để giải quyết vấn đề đó trong một


24


thời gian xác định, báo cáo kết quả, rút ra kết luận cũng như giải pháp cho các vấn đề về môi
trường của đề tài.
1.2.6.2. Phương pháp đóng vai
Phương pháp đóng vai được đặc trưng bởi một hoạt động với các nhân vật giả định,
trong đó các tình huống trong thực tiễn cuộc sống được thể hiện thành những hành động có
tính kịch. Trong vở kịch này, học sinh chính là người đóng và trình diễn. Các hành động có
tính kịch được xuất phát từ sự hiểu biết, óc tưởng tượng và trí sáng tạo của các em, không
cần phải qua tập dượt hay dàn dựng. Phương pháp đóng vai được tiến hành theo các bước: 1)
tạo không khí để đóng vai; 2) lựa chọn vai; 3) các vai trình diễn; 4) nếu thấy ý đồ của mình
đã được thực hiện, thì giáo viên có thể cho ngừng diễn, sau đó hướng dẫn học sinh thảo luận
về các cách giải quyết vấn đề của vai diễn và đánh giá vở diễn.
1.2.6.3. Phương pháp thảo luận
Thảo luận là phương pháp học sinh nói chuyện, trao đổi với nhau xoay quanh một
vấn đề được đặt ra dưới dạng câu hỏi, bài tập, hay nhiệm vụ học tập... Trong phương pháp
này học sinh giữ vai trò tích cực, chủ động tham gia thảo luận; giáo viên giữ vai trò nêu vấn
đề, gợi ý, kiến thiết và tổng kết.
1.2.6.4. Phương pháp đàm thoại
Là phương pháp mà giáo viên nêu ra những câu hỏi để học sinh trả lời hoặc có thể
tranh luận với nhau và với cả giáo viên.
Đàm thoại rèn cho học sinh bản lĩnh tự tin, khả năng trình bày, diễn đạt một vấn đề
trước tập thể; khơi gợi lòng ham muốn hiểu biết ở học sinh, tạo cho các em một không khí
học tập chủ động, tích cực.
1.2.6.5. Phương pháp trực quan
Đây chính là phương pháp dạy học sử dụng phương tiện trực quan. Phương tiện trực
quan bao gồm mọi dụng cụ, đồ dùng, thiết bị kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp dùng trong
quá trình dạy học, với tư cách là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan (sự vật và hiện
tượng), nguồn phát ra thông tin về sự vật và hiện tượng đó, làm cơ sở và tạo thuận lợi cho sự

lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, kỹ xảo về hiện thực đó cho học sinh.
1.2.6.6. Hoạt động ngoại khóa
Hoạt động do giáo viên tổ chức với sự tham gia của học sinh như tham quan, lao
động, trình diễn ảo thuật, đố vui hóa học, kịch vui hóa học…
Tác dụng: Ôn lại và vận dụng một số kiến thức hóa học gắn với cuộc sống; Kích thích
sự sáng tạo của học sinh sáng tác các kịch bản để trình diễn; Rèn luyện cho học sinh cách
thức tổ chức các sinh hoạt khoa học. Giáo viên nên đóng vai trò cố vấn, còn để học sinh tự
động thiết kế.

25


×