Tải bản đầy đủ (.doc) (345 trang)

Quá trình phát triển quan hệ EU – ASEAN từ năm 1994 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 345 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THU HÀ

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN QUAN HỆ EU – ASEAN
TỪ NĂM 1994 ĐẾN NĂM 2015

Ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 9 22 90 11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ

Hà Nội
i - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu
trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thu Hà

i



LỜI CẢM ƠN
Luận án được nghiên cứu sinh (NCS) thực hiện tại Khoa Lịch sử, Học Viện
KHXH, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn
Thị Mỹ
NCS xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ đã tận
tình chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình hướng dẫn NCS hoàn thành
luận án.
NCS xin chân thành cảm ơn Học viện, Phòng Đào tạo, Khoa Lịch sử, các thầy
trong Khoa Lịch sử Học viện KHXH, Ban Lãnh đạo Viện Nghiên cứu châu Âu đã
giúp đỡ và tạo điều kiện để NCS hoàn thành luận án.
NCS xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học trong và ngoài Viện Hàn lâm đã
đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp NCS kịp thời bổ sung, hoàn thiện nội dung luận
án.
NCS xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình từ các cá nhân, tổ
chức đã giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu, tài liệu phục vụ cho mục đích
nghiên cứu.
NCS xin chân thành cảm ơn gia đình và đồng nghiệp luôn ở bên cạnh,
hỗ trợ về tinh thần và chia sẻ những lúc khó khăn trong quá trình học tập,
nghiên cứu.

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 8
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài........................................................................ 8
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................................... 23
1.3. Vấn đề đặt ra cho luận án...................................................................................... 24
Chương 2: THỰC TẾ PHÁT TRIỂN CỦA QUAN HỆ EU – ASEAN

GIAI ĐOẠN 1994 - 2001............................................................................................ 28
2.1.Khái quát quan hệ EU – ASEAN trước 1994........................................................ 28
2.2.Các nhân tố tác động tới quan hệ EU - ASEAN giai đoạn 1994 - 2001.................36
2.3.Quan hệ EU– ASEAN từ sau khi NAS được công bố đến năm 2000
Tiểu kết chương 2......................................................................................................... 59
Chương 3: TIẾN TRIỂN MỚI TRONG QUAN HỆ EU – ASEAN GIAI ĐOẠN 2001
- 2015........................................................................................................................... 62
3.1.Những nhân tố mới tác động tới quan hệ EU – ASEAN những năm đầu thế kỷ
21 ...................................................................................................................................

62

3.2.Tiến triển trong quan hệ EU – ASEAN giai đoạn 2001 - 2015.............................. 76
Tiểu kết chương 3....................................................................................................... 102
Chương 4: NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ EU – ASEAN GIAI ĐOẠN 1994 - 2015.....103
4.1. Thành tựu và hạn chế trong quan hệ EU - ASEAN giai đoạn 1994 - 2015............103
4.2. Đặc điểm của quan hệ EU – ASEAN.................................................................. 122
4.3. Tác động của quan hệ EU - ASEAN đối với các bên tham gia............................127
Tiểu kết chương 4....................................................................................................... 143
KẾT LUẬN................................................................................................................ 145
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ................................. 148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................... 149
PHỤ LỤC.................................................................................................................. 165

3


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
AC

AEC
AEBS
AEMM
AFTA

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ASEAN Community

Cộng đồng ASEAN

ASEAN Economic

Cộng đồng Kinh tế ASEAN

Community
ASEAN – EU Business

Hội nghị Thượng đỉnh Kinh

Summit

doanh ASEAN – EU

ASEAN – EU Minister

Cuộc họp cấp Bộ trưởng


Meeting

ASEAN - EU
Khu vực Thương mại Tự do

ASEAN Free Trade Area

ASEAN
An ninh phi truyền thống

ANPTT
ARF

ASEAN Regional Forum

Diễn đàn khu vực ASEAN

ASC

ASEAN Security Community

Cộng đồng An ninh ASEAN

ASEAN

Associate of Southeast Asian

ASEM

Asia – Europe Meeting


Hội nghị Thượng đỉnh Á – Âu

ASEAN Socio Cultural

Cộng đồng Văn hóa - Xã hội

Community

ASEAN

European Community

Cộng đồng Châu Âu

ASCC
EC
EEC
EU

European Economic

ACFTA
CEPT

Nam Á

Cộng đồng Kinh tế Châu Âu

Community

European Union -

Liên minh Châu Âu
Đơn vị tiền tệ châu Âu

ECU/EUR
EUSFTA

Hiệp hội các Quốc gia Đông

EU - Singapore Free Trade

Hiệp định Thương mại Tự do

Agreement

EU - Singapore

ASEAN China Free Trade

Hiệp định Thương mại Tự do

Agreement

ASEAN – Trung Quốc

Common Effective

Hiệp định ưu đãi thuế quan có
4



Preferential Tariff

hiệu lực chung

ASEAN - EU Join

Uỷ ban Hợp tác chung ASEAN

Cooperation Committee

– EU

Generalized Systems of

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ

Preferences

cập

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA


Free Trade Area

Hiệp định thương mại tự do

Partnership Cooperation

Hiệp định khung Đối tác

Agreement

và Hợp tác toàn diện

JCC
GSP

PCA

Treaty of Amity and
TAC

Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác

Cooperation in Southeast

ASEAN

Asia
TREATI

Trans - Regional EU –


Sáng kiến thương mại xuyên

ASEAN Trade Initiative

khu vực EU- ASEAN
Đơn vị tiền tệ của Mỹ (đôla

USD

Mỹ)
Regional EU – ASEAN

Công cụ Đối thoại Khu vực EU

Dialogue Instrument

- ASEAN

South Asian Association for

Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam

Regional Cooperation

Á

ASEAN

ASEAN Senior Officials


Hội nghị các quan chức Cao

SOM

Meeting

cấp ASEAN

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

READI
SAARC

5


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Những ưu tiên được xác định trong Thông cáo về ASEAN năm 2003.......70
Bảng 2: EU 28 xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa đến và từ ASEAN, 2004 và 20122014......................................................................................................................... 82
Bảng 3: Xuất khẩu hàng hóa của ASEAN sang EU năm 2015................................ 83
Bảng 4: Sự hỗ trợ của EU cho Cộng đồng ASEAN [111]........................................ 97
Bảng 5: Hỗ trợ của EU cho các nước thành viên [82]............................................. 99
Bảng 6: Chương trình trao đổi học bổng Erasmus Mundus................................... 101
Bảng 7: Cấu trúc thể chế của quan hệ EU – ASEAN............................................. 112
Bảng 8: Các số liệu cơ bản về EU và ASEAN năm 2011[82, tr.5]........................122

Danh mục các Phụ lục
Phụ lục 1: Thương mại của EU với ASEAN [91].................................................. 165
Phụ lục 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở ASEAN................................................. 166
Phụ lục 3: Xuất khẩu của EU sang ASEAN theo những mặt hàng chính..............166
Phụ lục 4: Nhập khẩu của EU từ ASEAN theo các lĩnh vực chính........................167
Phụ lục 5: Đầu tư ra bên ngoài của EU vào châu Á............................................... 167
Phụ lục 6: Hợp tác kinh tế và công nghiệp EU - ASEAN...................................... 168
Phụ lục 7: Viện trợ phát triển của EU cho các nước thành viên ASEAN...............168
Phụ lục 8: Tình hình tăng trưởng kinh tế thế giới.................................................. 169
Phụ lục 9: Các số liệu chủ chốt về EU................................................................... 169
Phụ lục 10: Tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài ở một số nước ASEAN trong
thời kỳ này được phản ánh qua bảng sau............................................................... 170
Phụ lục 11: Quan niệm về hình ảnh nổi bật của EU............................................... 171
Phụ lục 12: Hiệp định Hợp tác giữa Các nước Thành viên ASEAN và Cộng đồng
châu Âu................................................................................................................. 172
Phụ lục 13: Tuyên bố Nuremberg 2007 về Đối tác Tăng cường EU - ASEAN......178

6


1. Tính cấp thiết của đề tài
MỞ ĐẦU

1


Quan hệ EC/EU - ASEAN cho đến nay đã trải qua hơn 4 thập kỷ hình thành
và phát triển với nhiều giai đoạn thăng, trầm. Thời kỳ trước năm 1994, mối quan
hệ này chưa được EC chú trọng phát triển một cách toàn diện. Tuy nhiên, từ sau
1994, với việc triển khai Chiến lược châu Á mới, và nhất là từ sau 2007, với

Tuyên bố Nuremberg về việc tăng cường quan hệ đối tác, quan hệ EU - ASEAN đã
phát triển mạnh mẽ và ngày càng sâu sắc hơn.
Sự phát triển của quan hệ EU - ASEAN đã mang lại những lợi ích thiết thực
cho cả hai bên, đồng thời là nhân tố quan trọng đóng góp vào hòa bình, ổn định
và phát triển của cả hai khu vực, đặc biệt là đối với ASEAN, trong thời kỳ sau
Chiến tranh Lạnh. Hợp tác với EU không chỉ giúp ASEAN tạo thêm cơ hội cho các
nước thành viên thu hút các nguồn lực từ EU vào phát triển đất nước, mà
bản thân ASEAN với tư cách một tổ chức hợp tác khu vực duy nhất ở Đông
Nam Á cũng được thụ hưởng những lợi ích thiết thực, cụ thể. Với sự hiện diện
về chính trị và kinh tế ngày càng tăng của EU, ASEAN đã có điều kiện thuận lợi để
thực hiện chủ trương cân bằng quan hệ giữa các nước lớn ở Đông Nam Á mà Hiệp
hội này đã kiên trì theo đuổi từ sau Chiến tranh Lạnh. Sự ủng hộ của EU là một
trong những nhân tố giúp ASEAN duy trì và giữ vững vai trò trung tâm trong cấu
trúc khu vực đang định hình. EU là đối tác đối thoại duy nhất đã và sẽ tiếp tục
cung cấp cho ASEAN những kinh nghiệm quý giá về hội nhập khu vực, một công
cuộc hoàn toàn mới mẻ với ASEAN, nhưng không xa lạ với EU.
Là một nước thành viên ASEAN, Việt Nam đã tham gia vào quan hệ ASEAN
- EU ngay khi gia nhập Hiệp hội này (7/1995). Quan hệ ASEAN - EU đã mang lại
cho Việt Nam nhiều lợi ích, đặc biệt là về thương mại và đầu tư. Sự hiện diện ngày
càng tăng của EU ở ASEAN nói chung, Việt Nam nói riêng cũng là một nhân tố
quan trọng đối với hòa bình và ổn định của Việt Nam. Do vậy, tham gia tích cực
vào mối quan hệ này, góp phần thúc đẩy quá trình tiến tới quan hệ đối tác
chiến lược ASEAN - EU là yêu cầu cấp bách trong chính sách hội nhập khu vực và
quốc tế của Việt Nam.

2


Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc nghiên cứu về quan hệ EU – ASEAN chưa thật
sự được chú ý. Cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu hệ thống, toàn diện

về mối quan hệ này, đặc biệt là giai đoạn từ sau 1994 đến nay. Tiếp tục tình trạng
đó sẽ khiến Việt Nam không chỉ không khai thác hết các lợi ích mà quan hệ EU ASEAN đem lại cho mỗi nước thành viên ASEAN mà còn không thể phát huy hết
vai trò và năng lực của mình trong quá trình phát triển của mối quan hệ trên.
Do vậy, việc nghiên cứu về quan hệ EU - ASEAN từ sau 1994 thật sự là cần thiết,
cấp bách.
Về phương diện khoa học:
Quan hệ EU – ASEAN là quan hệ giữa một tổ chức hợp tác của các nước
công nghiệp phát triển ở châu Âu, đã tiến tới nấc thang cao nhất trong tiến trình
hội nhập khu vực, với một tổ chức hợp tác của các quốc gia đang phát triển ở
Đông Nam Á mới đi những bước hội nhập khu vực đầu tiên. Quan hệ với EU là một
trong những mối quan hệ quốc tế sớm mà ASEAN có được sau 10 năm thành
lập. Các nền kinh tế của EU và của ASEAN có khả năng bổ sung tốt cho nhau. EU lại
là một trong ít đối tác đối thoại được ASEAN và các nước thành viên của nó coi là
“Cường quốc lành”. Nhưng trong thực tế, mối quan hệ này lại phát triển chậm
chạp hơn so với các mối quan hệ mà ASEAN thiết lập muộn hơn với các đối tác
đối thoại khác, đặc biệt là Trung Quốc. Đây là một nghịch lý trong quan hệ quốc tế
đương đại, nói chung, quan hệ quốc tế của ASEAN, nói riêng. Việc lý giải nghịch lý
này không chỉ góp phần giúp EU và ASEAN tìm ra những nguyên nhân đang kìm
hãm sự phát triển của họ mà còn cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu lý
thuyết về hợp tác và hội nhập quốc tế.
Với nhận thức trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Quá trình phát triển
quan hệ EU - ASEAN từ năm 1994 đến năm 2015” làm đề tài Luận án Tiến sỹ Lịch
sử.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Về mục đích: Làm rõ sự tiến triển của quan hệ EU – ASEAN từ 1994 đến
2015, những thành tựu, hạn chế của mối quan hệ này và tác động của nó tới mỗi
3


bên tham gia và tới Việt Nam.

Về nhiệm vụ: Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ của luận án là:

4


- Phân tích những nhân tố tác động tới quá trình phát triển của quan hệ EU
– ASEAN trong giai đoạn được nghiên cứu (1994 - 2015);
- Phục dựng lại quá trình phát triển của mối quan hệ này trên một số lĩnh
vực cơ bản;
- Làm rõ những thành tựu và hạn chế của quan hệ EU – ASEAN và nguyên
nhân của những thành tựu và hạn chế đó;
- Chỉ ra những đặc điểm của quan hệ EU – ASEAN trong giai đoạn 1994-2015;
- Phân tích tác động của quan hệ EU – ASEAN đối với EU, với ASEAN và
Việt Nam;
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình phát triển của quan hệ EU ASEAN từ 1994 tới 2015 và lấy EU là chủ thể trong mối quan hệ đó.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: Từ năm 1994 đến hết năm 2015.
Lý do chọn năm 1994 và 2015 là mốc bắt đầu và kết thúc nghiên cứu vì:
Về mốc 1994:
i) Là năm EU công bố văn kiện quan trọng “Hướng tới một Chiến lược
châu Á mới” làm nền tảng cho sự phát triển quan hệ EU với châu Á, trong đó có
Đông Nam Á.
ii) Trong văn kiện này, EU xác định ASEAN là cửa ngõ để tiến vào khu vực
châu Á, vì thế, đã quyết định tạo ra một sự năng động mới cho quan hệ EU ASEAN tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao EU - ASEAN (AEMM) họp tại Karlsruhe,
CHLB Đức tháng 9/1994. Từ đây quan hệ EU - ASEAN bước vào giai đoạn phát
triển mới.
Về mốc cuối 2015: Có 3 lý do để nghiên cứu sinh chọn mốc này:
(i) ASEAN đã hoàn thành việc xây dựng Cộng đồng ASEAN (AC). Từ đây,
ASEAN bước vào giai đoạn phát triển mới với mục tiêu hiện thực hóa Tầm nhìn

Cộng đồng ASEAN 2025. Quan hệ của EU với ASEAN ở giai đoạn sau 2015 sẽ có
những điều chỉnh mới, nhằm giúp EU phát huy được các lợi thế so sánh của họ,
đặc biệt là các kinh nghiệm hội nhập khu vực ở cấp độ cao hơn để có thể cạnh
5


tranh thành công với các đối tác đối thoại khác ở Đông Nam Á. Về phía ASEAN,
quan hệ

6


với EU được chờ đợi giúp Hiệp hội củng cố AC và tạo tiền đề cần thiết để bước
sang nấc thang hội nhập khu vực cao hơn. Như vậy, sau 2015, quan hệ EU ASEAN sẽ chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, với những mục tiêu mới, cao
hơn giai đoạn 1994 - 2015.
(ii) Việc dừng nghiên cứu về quan hệ EU - ASEAN vào cuối 2015 sẽ tạo cơ
hội đánh giá về mối quan hệ này trong một thập niên rưỡi của kỷ nguyên sau
Chiến tranh lạnh và chỉ ra những tiền đề mà nó đã tạo ra cho những bước phát
triển mới của quan hệ EU - ASEAN sau 2015.
(iii) Tháng 5 năm 2015, Nghị viện và Hội đồng châu Âu đưa ra “Thông cáo
chung EU - ASEAN: Một quan hệ đối tác với mục tiêu chiến lược”. Trong Thông
cáo đó, EU đặt ra mục tiêu nâng cấp quan hệ EU - ASEAN lên Quan hệ đối tác
chiến lược. Từ 2016, các hoạt động của EU được tập trung vào việc chuẩn bị cho sự
nâng cấp trên.
Như vậy, giai đoạn 1994 - 2015 là giai đoạn EU và ASEAN củng cố, nâng cấp và
hiện thực hóa Quan hệ đối tác tăng cường. Từ 2016, mối quan hệ này được
chuẩn bị để bước sang một giai đoạn phát triển mới, cao hơn.
- Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu vào khu vực EU và ASEAN,
xét từ phương diện lãnh thổ, địa - chính trị và địa - kinh tế .
- Về nội dung:

Nghiên cứu quan hệ song phương giữa Liên minh châu Âu (trước 1/1/1993
gọi là Cộng đồng châu Âu) với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á với tư cách là hai
tổ chức hợp tác khu vực, hai chủ thể quan hệ quốc tế.
Quan hệ giữa các thành viên EU với các thành viên ASEAN không thuộc
phạm vi nghiên cứu của luận án. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các mối
quan hệ này được sử dụng để minh họa cho việc thực hiện các quyết định, các dự
án hợp tác giữa EU và ASEAN ở cấp độ các nhà nước thành viên của hai bên.
Trong quá trình xúc tiến hội nhập kinh tế với ASEAN, EU đã 3 lần thay đổi
cách tiếp cận từ hội nhập kinh tế với cả ASEAN với tư cách một thực thể sang hội
nhập với từng quốc gia, rồi lại trở lại cách tiếp cận ban đầu từ 2017. Vì thế, hội
7


nhập kinh tế của EU với một vài nước thành viên ASEAN cũng thuộc phạm vi
nghiên cứu của luận án này.
Ngoài ra, do thực tế quan hệ EU - ASEAN giai đoạn 1994 - 2015 chưa trở
thành một mối quan hệ phát triển toàn diện và cũng do những khó khăn trong
tiếp cận tư liệu nên luận án chỉ tập trung phân tích quan hệ EEC/EU - ASEAN trên
một số lĩnh vực cơ bản: Chính trị ngoại giao, an ninh, thương mại, đầu tư và hợp
tác hội nhập khu vực.
4. Phương pháp luận, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận:
Luận án sử dụng các quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử, Tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt
Nam về các vấn đề quốc tế làm phương pháp luận để nghiên cứu các vấn đề
của luận án.
Về cách tiếp cận
Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu của ngành Quan hệ Quốc
tế (Chủ nghĩa Hiện thực, Chủ nghĩa Tự do và Chủ nghĩa Kiến tạo) và lý thuyết về
hội nhập kinh tế khu vực làm phương pháp tiếp cận và giải quyết các nội dung

khác nhau của luận án.
Về phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng những phương pháp cơ bản của khoa học Lịch sử (thu
thập và khảo cứu văn bản, sách tham khảo; phương pháp Lịch đại để dựng lại
quá trình phát triển của quan hệ EU - ASEAN trong giai đoạn 1994 - 2015;
phương pháp Đồng đại để so sánh quan hệ EU - ASEAN với quan hệ của một
vài đối tác đối thoại khác với ASEAN trong cùng thời kỳ.
Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp phổ biến của một
số ngành khoa học xã hội khác như thống kê, lập biểu, bảng, phương pháp lô gich
và phỏng vấn, khi cần thiết và thích hợp.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
- Phục dựng được quá trình phát triển của quan hệ EC/EU – ASEAN trong
giai đoạn 1994 – 2015 trên một số lĩnh vực chính.
8


- Nhận diện được một số đặc điểm cơ bản của mối quan hệ trên.

9


- Làm rõ những thành tựu, hạn chế của quan hệ EU - ASEAN giai đoạn 1994 2015 và lý giải được vì sao mối quan hệ này lại phát triển chậm chạp hơn quan hệ
của một vài đối tác đối thoại khác với ASEAN.
- Chỉ ra được những tác động của quan hệ EU - ASEAN đối với EU, với
ASEAN và với quan hệ EU - Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Các kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa về phương diện lý luận.
Thứ nhất, thông qua việc làm rõ bản chất và đặc điểm của quan hệ EU ASEAN ở thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh, luận án làm rõ những thay đổi trong môi
trường chính trị, kinh tế quốc tế đã tác động tới quan hệ giữa các tổ chức hợp
tác khu vực nói riêng, quan hệ giữa các khu vực, nói chung, như thế nào.

Thứ hai, sự phát triển quan hệ giữa hai khu vực không tùy thuộc nhiều vào
các tiền đề khách quan thuận lợi. EU và ASEAN có nhiều tiền đề thuận lợi để thúc
đẩy quan hệ giữa hai bên. Nhưng trong thực tế, mối quan hệ này lại phát triển rất
chậm chạp và chưa toàn diện. Thực tế đó cho thấy lợi ích mà các bên tham gia
vào một mối quan hệ quốc tế nào đó mới là nhân tố quyết định sự phát triển của
nó.
Về ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp một sự hiểu biết có tính hệ thống và toàn
diện về mối quan hệ này, giúp cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam
thêm căn cứ khoa học để xây dựng chính sách tham gia vào quan hệ ASEAN - EU
và đề ra các biện pháp thích hợp nhằm khai thác tối đa những lợi ích và tiềm
năng phát triển của mối quan hệ đó phục vụ cho công cuộc bảo vệ và phát triển đất
nước.
Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng như một tài liệu
tham khảo đáng tin cậy cho việc nghiên cứu và giảng dạy về EU, về quan hệ
EU - ASEAN/ASEAN - EU ở các cơ sở nghiên cứu và đào tạo cao học tại Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài.
Chương này nhìn lại tình hình nghiên cứu về đề tài, từ đó làm rõ những kết
1
0


quả khoa học mà luận án sẽ kế thừa và những vấn đề cần sửa chữa, bổ sung.
Chương 2: Thực tế phát triển của quan hệ EU – ASEAN giai đoạn 1994 - 2001.

1
1



Nội dung khái quát lịch sử phát triển quan hệ EEC/EU – ASEAN trước 1994,
phân tích các nhân tố khách quan, chủ quan tác động và thực tế phát triển của nó
từ 1994 - 2001.
Chương 3: Những tiến triển mới trong quan hệ EU - ASEAN giai đoạn
2001 - 2015.
Nội dung phân tích những nhân tố mới tác động, cũng như những tiến
triển của quan hệ EU - ASEAN từ 2001 đến 2015.
Chương 4: Nhận xét về quan hệ EU – ASEAN giai đoạn 1994 - 2015.
Nội dung phân tích những thành tựu, hạn chế và những đặc điểm của quan hệ
EU
- ASEAN; Tác động của nó đối với EU, ASEAN và với quan hệ EU - Việt Nam.

1
2


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1. Nhóm công trình viết về quá trình và các giai đoạn phát triển của
quan hệ EU - ASEAN
Có khá nhiều công trình viết về chủ đề này. Trong chừng mực chúng tôi có thể
tiếp cận được, có thể kể ra một số công trình chính sau:
Về các giai đoạn phát triển của quan hệ EU – ASEAN: Có 3 công trình tiêu biểu:
Bài viết “Quan hệ EU - ASEAN/ASEAN - EU” (EU-ASEAN/ASEAN-EU:
Relations) [149] của Paul Joseph Lim (2013). Lim chia sự phát triển quan hệ EU ASEAN thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ 1977 cho tới cuối những năm 1990, các
quan hệ chủ yếu là thương mại và kinh tế. Tới cuối những năm 1990, EU và
ASEAN nhận thấy các hiệp định hiện có không đủ đáp ứng cho việc tăng cường

mối quan hệ, cần thiết phải nâng cấp, tạo ra một cơ sở tốt hơn cho đối thoại chính
trị và mở rộng hợp tác sang nhiều lĩnh vực hơn; Giai đoạn 2: Những năm 90.
Theo Lim, đây là thập kỷ bất đồng giữa EU và ASEAN. Sau Chiến tranh Lạnh, EU
dồn sự tập trung vào các vấn đề về quyền con người và dân chủ. Chúng được
đề cập ngay trong AEMM đầu tiên vào năm 1991 và từ đó đã ảnh hưởng tới việc
sửa đổi Hiệp định Hợp tác EU - ASEAN vào năm 1992 vì sự phản đối của Bồ Đào
Nha đối với vấn đề Đông Timor. Cả thập kỷ này chỉ có hai điểm sáng: Hợp tác về
vấn đề Campuchia đạt kết quả tốt và ý tưởng về thành lập Nhóm Các Nhân Vật
Xuất Sắc (EPG) để phát triển một cách tiếp cận toàn diện đối với các quan hệ
chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa EU – ASEAN được đưa ra tại AEMM 11
tháng 9/1994; Giai đoạn 3 bắt đầu từ những năm 2000, là thời kỳ “tốt hơn về
phương diện chính trị”, biểu hiện bằng: Sự kiện Đại sứ Đức trình thư Ủy
nhiệm lên Tổng Thư ký ASEAN, trong đó tuyên bố hai bên không có kình địch
và chia sẻ bộ gien chung (2010); Ra Thông cáo Báo chí chung “ASEAN - EU:
Mối quan hệ gia đình” (1/3/2011); Thông qua Tuyên bố Nuremberg về “Quan hệ
đối tác tăng cường EU – ASEAN” (15/3/2007), và Kế hoạch hành động để thực
8


hiện Tuyên bố Nuremberg.

9


Quan hệ kinh tế cũng phát triển với việc ký PCA giữa EU với một loạt nước
ASEAN. Hội đàm về quốc phòng giữa EU và ASEAN cũng đã được khởi động.
Cách phân chia các giai đoạn phát triển trong quan hệ EU - ASEAN của Lim
chưa thuyết phục. Trong thực tế, những bước tiến của quan hệ này đều chịu
ảnh hưởng của các chiến lược châu Á 1994 và 2001 của EU. Những điều chỉnh
chính sách của EU trong quan hệ với ASEAN thực chất là nhằm giúp EU thực hiện

thành công các mục tiêu trong các Chiến lược châu Á của họ ở Đông Nam Á.
Cũng phân chia sự phát triển quan hệ EU - ASEAN thành 3 giai đoạn, nhưng
Báo cáo hoàn thiện EU – GRASP [114] cho rằng giai đoạn 1 (1967 – 1980), mang
tính chất phi chính thức, được cấu trúc lỏng lẻo xung quanh ASEAN; Giai đoạn 2
(1980 - 1994) được dẫn dắt chủ yếu bởi yếu tố địa chính trị với việc gia tăng nhanh
chóng viện trợ cho Đông Nam Á. Các sự kiện đầu những năm 1990 một lần nữa
thay đổi quan hệ giữa EU và Đông Nam Á, từ đó xuất hiện Chiến lược châu Á mới
vào năm 1994 và thiết lập ASEM; Giai đoạn 3 được xác định từ 1994 tới nay.
Theo GRASP, vào năm 1994, hợp tác đã được làm sâu sắc hơn tiếp sau hội
nghị AEMM lần thứ 11 ở Karlsruhe, Germany. Giai đoạn này diễn ra một loạt sự
kiện quan trọng như ký Nghị định thư về việc tham gia của Lào Campuchia vào
Hiệp định Hợp tác EEC - ASEAN 1980 (năm 2000). Năm 2003, ra Tuyên bố chung
ASEAN - EU về Hợp tác chống khủng bố; Năm 2007 nổi bật với sự kiện ký Tuyên bố
Nuremberg và Chương trình hành động để tìm kiếm sự hợp tác chặt chẽ hơn các
lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa xã hội, các vấn đề phát triển, cũng
như vấn đề biến đổi khí hậu/môi trường. Đàm phán FTA EU - ASEAN được khởi
động cùng năm, tiếp theo là Hội nghị cấp cao EU - ASEAN tại Singapore, tháng 11
đã tái khẳng định nhiều cam kết về tăng cường hợp tác.
Cách phân chia các giai đoạn như trên của GRASP rất khó được chia sẻ.
Không thể lấy mốc 1967 để mở đầu cho giai đoạn 1 trong quan hệ EU - ASEAN bởi
vì năm 1967 ASEAN mới thành lập, đến tận 1972 mới diễn ra các cuộc tiếp xúc đầu
tiên giữa hai bên. Cách phân chia này của GRASP đã bỏ qua sự kiện quan trọng
nhất trong quan hệ EU - ASEAN đó là thiết lập quan hệ đối thoại EC – ASEAN vào
năm 1977.
10


Mốc 1980 - 1994 có thể chấp nhận được vì 1980 là năm đánh dấu việc ký
Hiệp định hợp tác EEC - ASEAN tạo nền tảng pháp lý và thể chế hợp tác cho quan
hệ EU - ASEAN. Năm 1994 mở đầu cho giai đoạn phát triển mới trong quan hệ

giữa hai chủ thể khu vực này. Tuy nhiên, nếu coi giai đoạn thứ ba bắt đầu từ 1994
cho tới hiện nay thì lại không đủ thuyết phục. Bởi vì với Tuyên bố Nuremberg, quan
hệ EU - ASEAN đã được tăng cường mạnh, các hoạt động hợp tác được triển khai
một cách hệ thống và toàn diện hơn thông qua các Kế hoạch hành động 2007 2012 và 2013 - 2017.
Các giai đoạn phát triển trong quan hệ EU - ASEAN cũng được Yeo Lay
Hwee đề cập tới trong bài viết “How should ASEAN engage the EU? Reflections on
ASEAN’s external relations” (ASEAN cần can dự với EU như thế nào? Những suy
nghĩ về quan hệ đối ngoại của ASEAN) [130]. Hwee cũng chia quá trình phát triển
quan hệ EU - ASEAN thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (1978 - 1989) với tiêu điểm là
hợp tác kinh tế và phát triển. Trong hợp tác chính trị, những năm 1980 tập trung
vào vấn đề Campuchia và Afghanistan. Đánh giá về giai đoạn này, tác giả cho
rằng: “Các quan hệ giữa EU và ASEAN là thấp nhưng hữu hảo” và trong nhiều lĩnh
vực vẫn được nhận thức là một quan hệ đối tác “Cho và Nhận”, “không bình
đẳng”; Giai đoạn 2 không được nói rõ thời điểm bắt đầu và kết thúc, nhưng qua
các nội dung có thể thấy nó bắt đầu từ 1990 và kéo dài tới hết năm 2000. Ở giai
đoạn này, tính chất của mối quan hệ giữa hai khu vực khá căng thẳng do EU đưa
vấn đề nhân quyền vào trung tâm đối thoại và hợp tác EU – ASEAN, dẫn tới sự
thụt lùi khỏi các nước Đông Nam Á; Giai đoạn 3 cũng không được chỉ ra một cách
rõ ràng. Tác giả viết: “Sự kiện 11/9, sự trỗi dậy kịch tính của Trung Quốc” và “sự
phát hiện lại” ASEAN sau khủng hoảng tài chính châu Á đã dẫn EU tới một sự tiếp
cận thực dụng và khác biệt đối với ASEAN và các nước thành viên của nó như
được đề ra trong thông cáo của Ủy ban “Một quan hệ đối tác mới với Đông Nam
Á”. Như vậy có thể hiểu giai đoạn 3 bắt đầu vào năm 2001 và kéo dài tới nay.
Cách phân chia các giai đoạn phát triển trong quan hệ EU - ASEAN của Hwee
gần giống với cách phân chia của Lim, nghĩa là không dựa trên các sự kiện có tính
dấu mốc trong sự phát triển của quan hệ EU – ASEAN, mà căn cứ vào đặc điểm
11


phát triển của mối quan hệ này trong mỗi thập kỷ.


12


Về tổng thể quan hệ EU - ASEAN, có trang thông tin điện tử của ASEAN
“Overview ASEAN - EU Dialogue Relations” (Nhìn lại quan hệ đối thoại ASEAN)
[66], trong đó, tác giả không phân chia sự phát triển quan hệ EU - ASEAN/ASEAN
- EU thành các giai đoạn cụ thể mà trình bày theo trình tự thời gian và đề cập
tới các hoạt động hợp tác chính trong mỗi lĩnh vực.
Sự phát triển quan hệ EU - ASEAN được phân tích sâu hơn trong các công
trình nghiên cứu của khá nhiều học giả. Đáng chú ý có “ASEAN–EU Relations:
From Regional Integration Assistance to Security Significance?” (Quan hệ ASEANEU: Từ viện trợ hội nhập khu vực tới an ninh?) [60] của Anja Jetschke và Clara
Portela. Bài viết nhận định: “Các nhà hoạch định chính sách của EU ít chú ý đến
khu vực ASEAN mặc dù đã bước vào một loạt hiệp định với ASEAN cũng như với
các nước thành viên… Mặc dù đã đạt được một số kết quả hợp tác quan trọng, EU
vẫn đóng vai trò nhỏ trong khu vực. Để tham gia vào sự năng động kinh tế của
Đông Nam Á, EU phải làm rõ tầm quan trọng của nó đối với khu vực, vượt ra
ngoài khuôn khổ các vấn đề thương mại”. Hai tác giả đã chỉ ra các cơ hội cho sự
phát triển quan hệ EU - ASEAN trong những năm sắp tới. Theo đó, mối quan hệ
này đang đứng trước 2 cơ hội để phát triển: i) Hiến chương ASEAN 2007 đã làm
cho thể chế của ASEAN phù hợp hơn với EU. ii) Sự cởi mở về chính trị của
Myanmar tạo cho EU cơ hội khuyến khích các sáng kiến khu vực sâu rộng hơn để
thúc đẩy quan hệ EU - ASEAN.
Tuy nhiên, vai trò của EU như một nhân tố về an ninh ở Đông Nam Á vẫn ở
ngoài lề, thể hiện qua việc ASEAN phản đối nỗ lực của EU tham gia EAS. Liệu
EU có thể tham gia vào EAS trong tương lai hay không phụ thuộc vào các chủ thể
khu vực đánh giá như thế nào về những đóng góp của EU vào các vấn đề an ninh
lớn. Do vậy, nếu EU muốn tham gia vào sự năng động kinh tế ở Đông Nam Á, nó
sẽ phải tăng cường sự hiện diện chính trị trong khu vực. Đã đến lúc EU cần nhân
đôi các cố gắng của mình. Một quan hệ EU - ASEAN được làm sống động có thể

tăng sức mạnh cho ASEAN, sẽ cho phép các tiếp cận mới đối với giải pháp xung
đột, đặc biệt là ở biển Đông và có lợi cho những lợi ích kinh tế và chính trị của EU.
Sự phát triển của quan hệ EU - ASEAN còn được thảo luận trong bài viết gần
13


×