Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của tiến độ thi công đến chi phí đầu tư xây dựng, dự án nâng cấp kênh trạm bơm nam sông mã, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 89 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..............................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu..............................................................2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................2
5.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................2
5.2. Ý nghĩa thực tiễn ..............................................................................................3
6. Kết quả đạt được ......................................................................................................3
7. Cấu trúc của Luận văn .............................................................................................3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TIẾN ĐỘ THI CÔNG VÀ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG .............................................................................................................................4
1.1 Dự án đầu tư xây dựng ..........................................................................................4
1.1.1 Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình ....................................4
1.2 Tiến độ thi công trong xây dựng ...........................................................................6
1.2.1 Khái niệm về tiến độ thi công trong xây dựng công trình..............................6
1.2.2 Tầm quan trọng của tiến độ thi công trong xây dựng công trình ...................7
1.3 Chi phí của dự án đầu tư xây dựng công trình ....................................................14
1.3.1 Các loại chi phí của dự án đầu tư xây dựng công trình ................................14
1.3.2 Chi phí của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng công trình .................15
1.4 Thực trạng về tiến độ thi công và Chi phí đầu tư các công trình xây dựng hiện
nay ở Việt Nam..........................................................................................................20
1.4.1 Quản lý tiến độ thi công trong xây dựng ......................................................20
1.4.2 Tiến độ thi công của một số dự án thủy lợi, thủy điện ở Việt Nam .............21
1.5 Quản lý Chi phí trong xây dựng ..........................................................................23
1.6 Kết luận chương 1 ...............................................................................................24


iii


CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG NGHIÊN CỨU TIẾN ĐỘ VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA TIẾN ĐỘ ĐẾN CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG............................... 25
2.1 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng công trình ............. 25
2.1.1 Các nguyên nhân khách quan ....................................................................... 25
2.1.2 Các nguyên nhân chủ quan .......................................................................... 27
2.2 Cơ sở lý thuyết trong quản lý kế hoạch tiến độ................................................... 30
2.2.1 Căn cứ và nguyên tắc lập kế hoạch tiến độ .................................................. 30
2.2.2 Tổ chức thực hiện ......................................................................................... 33
2.2.3 Theo dõi, kiểm soát, quản lý tiến độ công trình ........................................... 33
2.3 Cơ sở lý thuyết trong tính toán chi phí xây dựng công trình .............................. 37
2.3.1 Các căn cứ xác định chi phí đầu tư xây dựng công trình ............................. 37
2.3.2 Nội dung của chi phí đầu tư xây dựng công trình ........................................ 38
2.3.3 Phương thức xác định chi phí đầu tư xây dựng công trình .......................... 39
2.4 Mối quan hệ giữa tiến độ và chi phí đầu tư xây dựng công trình ....................... 46
2.4.1 Chi phí dòng đời dự án ................................................................................. 46
2.4.2 Ngân sách dự án ........................................................................................... 47
2.4.3 Kiểm soát giá thành dự án ............................................................................ 47
2.4.4 Quan hệ giữa thời gian và Chi phí thực hiện dự án ..................................... 48
2.5 Kết luận chương 2 ............................................................................................... 52
CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU VIỆC KÉO DÀI TIẾN ĐỘ THI CÔNG LÀM ẢNH
HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN NÂNG CẤP KÊNH TRẠM
BƠM NAM SÔNG MÃ, TỈNH THANH HÓA ............................................................ 53
3.1 Giới thiệu chung về dự án ................................................................................... 53
3.1.1 Chức năng và nhiệm vụ ................................................................................ 54
3.1.2 Cơ cấu tổ chức .............................................................................................. 55
3.1.3 Mô hình quản lý dự án ................................................................................. 56
3.2 Thực trạng về công tác quản lý tiến độ ảnh hưởng đến chi phí đầu tư ............... 56

3.2.1 Khái quát chung gói thầu chậm tiến độ ........................................................ 56
3.2.2 Kế hoạch tiến độ thi công được phê duyệt của dự án .................................. 57
3.2.3 Kế hoạch tiến độ thi công điều chỉnh ........................................................... 61
3.2.4 Nguyên nhân phải điều chỉnh kéo dài tiến độ thi công ................................ 62
3.3 Tính toán chi phí khi thay đổi do kéo dài tiến độ thi công ................................. 63

iv


3.3.1 Tính toán chi phí tăng thêm cho công tác quản lý dự án..............................63
3.3.2 Tính toán chi phí tăng thêm cho công tác giám sát thi công ........................64
3.3.3 Tính toán chi phí tăng thêm cho công tác xây dựng ....................................65
3.3.4 Tính toán chi phí lãng phí do chậm đưa công trình vào sử dụng .................68
3.3.5 Tổng hợp chi phí thiệt hại do chậm 01 năm đưa dự án vào sử dụng ...........69
3.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng kéo dài tiến độ thi công đảm
bảo hiệu quả đầu tư ....................................................................................................70
3.4.1 Xây dựng hệ thống giám sát tiến độ .............................................................70
3.4.2 Hoàn thiện quá trình kiểm soát tiến độ.........................................................74
3.4.3 Tăng cường mối liên kết giữa các bên tham gia dự án.................................76
3.5 Giải pháp về quản lý tiến độ trong các giai đoạn đầu tư .....................................78
3.5.1 Giải pháp về quản lý tiến độ trong giai đoạn chuẩn bị dự án .......................78
3.5.2 Giải pháp về quản lý tiến độ trong giai đoạn thực hiện dự án .....................79
3.6 Kết luận chương 3 ...............................................................................................80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................83

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình ...................................... 4
Hình 1.2 Tiến độ thi công theo sơ đồ đường thẳng ......................................................... 7
Hình 1.3 Tiến độ thi công công tác bê tông cốt thép theo sơ đồ xiên ............................. 8
Hình 1.4 Kế hoạch tiến độ lập theo phương pháp SĐM ............................................... 10
Hình 1.5 Sơ đồ khối mô phỏng Monte-Carlo................................................................ 12
Hình 2.1 Lập biểu đồ tiến độ ......................................................................................... 32
Hình 2.2 Kiểm tra tiến độ bằng đường tích phân .......................................................... 35
Hình 2.3 Kiểm tra tiến độ thi công bằng đường phần trăm .......................................... 35
Hình 2.4 Biểu đồ nhật ký công việc .............................................................................. 36
Hình 2.5 Đồ thị chi phí gián tiếp ................................................................................... 49
Hình 2.6 Đồ thị chi phí trực tiếp ................................................................................... 50
Hình 2.7 Giá thành toàn bộ dự án ................................................................................. 51
Hình 3.1 Sơ đồ thực hiện dự án ..................................................................................... 56
Hình 3.2 Hệ thống kiểm soát tiến độ ............................................................................. 75

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tổng hợp dự toán chi phí xây dựng tính theo đơn giá xây dựng công trình
không đầy đủ và giá xây dựng không đầy đủ ................................................................40
Bảng 2.2 Tổng hợp chi phí vật liêu,chi phí nhân công, chi phí máy thi công trong chi
phí trực tiếp ....................................................................................................................43
Bảng 3.1 Quy mô và các thông số kỹ thuật chính .........................................................57
Bảng 3.2 Kế hoạch tiến độ thi công của gói thầu B2.3 .................................................58
Bảng 3.3 Kế hoạch tiến độ thi công điều chỉnh của gói thầu B2.3 ...............................62
Bảng 3.4 Chi phí GS tăng thêm 01 năm do kéo dài tiến độ thi công gói thầu B2.3 .....65
Bảng 3.5 Chỉ số giá xây dựng công trình khu vực Thanh Hóa .....................................66
Bảng 3.6 Chi phí xây dựng tăng do kéo dài tiến độ thi công thêm 01 năm ..................67
Bảng 3.7 Chi phí bơm tưới do chậm tiến độ bàn giao, đưa vào vận hành sau 01 năm. 69

Bảng 3.8 Tổng hợp chi phí thiệt hại do chậm đưa dự án vào sử dụng ..........................70
Bảng 3.9 Các tiêu chí cần giám sát................................................................................71
Bảng 3.10 Nhận biết vai trò trong dự án trên sơ đồ trách nhiệm bằng chữ viết tắt ......78
Bảng 3.11 Sử dụng quyết định trong sơ đồ trách nhiệm ...............................................78

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

MARD

Bộ Nông nghiệp và PTNT

PPC

UBND tỉnh Thanh Hóa

CPO

Ban Quản lý Trung ương các dự án thủy lợi

DARD

Sở Nông nghiệp và PTNT

CPMU


Ban quản lý dự án trực thuộc CPO

ICMB3

Ban Quản lý và Đầu tư Xây dựng số 3

PPMU

Ban quản lý dự án cấp tỉnh

IMCs

Công ty khai thác thủy nông

WUG

Hội dùng nước

BTĐC

Ban đền bù tái định cư tỉnh, huyện

KHTĐ

Kế hoạch tiến độ

SĐM

Sơ đồ mạng


CĐT

Chủ đầu tư

NCTKT

Nghiên cứu tiền khả thi

NCKT

Nghiên cứu khả thi

XDCT

Xây dựng công trình

UBND

Ủy ban nhân dân

TVTK

Tư vấn thiết kế

TKBVTC Thiết kế bản vẽ thi công

viii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp
mọi miền đất nước và trên mọi lĩnh vực. Trong đó, ngành xây dựng công trình đã đóng
góp một phần lớn cho việc công nghiệp hoá, với nhiều dự án đã được đầu tư có tổng
mức đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng đã và đang được triển khai thi công xây dựng.
Theo đó, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa, với thời gian qua đã
được đầu tư rất nhiều các dự án từ những nguồn vốn trong và ngoài nước (vay vốn
ODA). Tuy nhiên, tình hình triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đang có
những bất cập, đặc biệt là tiến độ thi công các công trình sửa chữa, nâng cấp đa phần
không đáp ứng được tiến độ đã đề ra, trước tình hình đó một số vấn đề được đặt ra là:
(1) Nguyên nhân nào dẫn đến các công trình không hoàn thành đúng tiến độ dự án
được duyệt?
(2) Ảnh hưởng của việc kéo dài tiến độ thi công đến chi phí đầu tư của dự án sẽ như
thế nào?
(3) Giải pháp nào có thể khắc phục tình trạng kéo dài tiến độ thi công, đảm bảo tổng
mức đầu tư không thay đổi?
Như chúng ta đã biết tiến độ thi công và chi phí đầu tư của dự án có quan hệ chặt chẽ
với nhau. Một công trình xây dựng muốn đạt được hiệu quả cao về mặt kinh tế và xã
hội thì xuyên suốt quá trình từ bước quy hoạch, đề xuất dự án đầu tư, lập dự án, thiết
kế, giám sát, quản lý dự án đến bước bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng và
quyết toán công trình phải được quản lý chặt chẽ, do đó phải thi công theo đúng tiến
độ đã đề ra.
Hiện nay, có rất nhiều công trình xây dựng Giao thông, Thủy lợi và Hạ tầng kỹ thuật,
đặc biệt đối với những công trình sửa chữa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi đang bị chậm
tiến độ. Nguyên nhân của việc chậm tiến độ đó một phần là do các yếu tố khách quan
như thời tiết, khí hậu…; một phần là do năng lực tổ chức quản lý, điều hành của các

1



nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn thiết kế còn hạn chế và là trách nhiệm của Chủ đầu
tư. Chính vì vậy mà các công trình không được bàn giao đưa vào sử dụng đúng tiến
độ. Điều đó đã làm tăng chi phí của dự án và làm ảnh hưởng đến hiệu quả sau khi đầu
tư dự án v.v.. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, học viên chọn đề tài: “Nghiên cứu
ảnh hưởng của tiến độ thi công đến chi phí đầu tư xây dựng, Dự án: Nâng cấp kênh
trạm bơm Nam sông Mã, tỉnh Thanh Hoá ” làm luận văn Thạc sĩ.
2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu, phân tích, đánh giá ảnh hưởng của tiến độ thi công đến chi phí đầu tư đối
dự án đầu tư xây dựng. Từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa tiến độ thi công đối với công trình xây dựng.
Phạm vi nghiên cứu: Dự án Nâng cấp kênh trạm bơm Nam sông Mã, tỉnh Thanh Hoá.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Cách tiếp cận: Thông qua các công trình thực tế và các tài liệu liên quan để nghiên
cứu, phân tích nhằm đưa ra các mục tiêu, giải pháp của đề tài.
- Các phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp khảo sát thu thập số liệu;
+ Phương pháp phân tích đánh giá;
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần hệ thống hóa và cập nhật những vấn đề lý luận cơ bản về công tác
quản lý tiến độ thi công công trình và qua đó cho thấy mối liên hệ giữa chi phí và tiến
độ thi công công trình. Những nghiên cứu này có giá trị làm tài liệu tham khảo cho
công tác quản lý tiến độ thi công công trình, đối với các đơn vị trong công tác quản lý
đầu tư xây dựng hiện nay.

2



5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị trong việc nâng cao chất lượng
trong công tác quản lý tiến độ thi công công trình thủy lợi, là tài liệu tham khảo hữu
ích cho Ban quản lý dự án và nhà thầu trên cả nước.
6. Kết quả đạt được
- Phân tích mối tương quan của tiến độ đến chi phí đầu tư xây dựng công trình
- Đề xuất một số giải pháp trong quản lý thực hiện dự án, điều hành tổ chức thi công
để đảm bảo chi phí đầu tư xây dựng của dự án.
7. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1 Tổng quan về kế hoạch tiến độ và chi phí đầu tư xây dựng
Chương 2 Cơ sở khoa học trong nghiên cứu tiến độ và ảnh hưởng của tiến độ đến chi
phí đầu tư xây dựng
Chương 3 Nghiên cứu việc kéo dài tiến độ thi công làm ảnh hưởng đến chi phí đầu tư
xây dựng công trình

3


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TIẾN ĐỘ THI CÔNG VÀ CHI PHÍ ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG
1.1 Dự án đầu tư xây dựng
Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng công trình: Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất có
liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động XD để XD mới, sửa chữa, cải
tạo CTXD nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng CT hoặc sản phẩm, dịch vụ
trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án ĐTXD, dự án được thể
hiện thông qua BC NCTKT ĐTXD, Báo cáo NCKT ĐTXD hoặc Báo cáo kinh tế - Kỹ
thuật ĐTXD.
Hồ sơ: Dự án đầu tư XDCT bao gồm phần thuyết minh dự án và phần “thiết kế cơ sở”.
1.1.1 Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình


Hình 1.1Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình
Trình tự thực hiện một dự án đầu tư xây dựng được chia ra làm 03 giai đoạn:

4


a) Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Nội dung thực hiện trong giai đoạn này là:
• Nghiên cứu thị trường, khả năng, sự cần thiết phải đầu tư và lựa chọn địa điểm xây
dựng công trình;
• Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (NCTKT) (đối với DA quan trọng) thì chính
phủ sẽ xem xét để trình Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư. (Nghị định
số 59/2015/NĐ-CP);
• Lập Báo cáo NCKT (nếu báo cáo NCTKT được phê duyệt);
• Lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
b) Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư
Theo quy định hiện hành thì giai đoạn thực hiện dự án bao gồm các công việc sau:
• Xây lắp và mua sắm thiết bị;
• Giao đất hoặc thuê đất để xây dựng công trình;
• Đền bù giải phóng mặt bằng;
• Thiết kế công trình và lập tổng dự toán;
• Xin phép xây dựng;
• Đấu thầu - Thực hiện thi công xây dựng công trình.
c) Giai đoạn kết thúc xây dựng
Các công việc phải thực hiện trọng giai đoạn này là:
• Nghiệm thu bàn giao công trình;
• Đưa công trình vào sử dụng;
• Bảo hành công trình;
• Quyết toán vốn đầu tư;

5


- Chú ý:
Việc chia làm 3 giai đoạn như trên chỉ là tương đối về mặt thời gian và công việc,
không nhất thiết phải theo tuần tự như vậy. Có những việc bắt buộc phải thực hiện
theo trình tự, nhưng cũng có những việc của một số dự án có thể làm gối đầu hoặc làm
song song, để rút ngắn thời gian thực hiện.
1.2 Tiến độ thi công trong xây dựng
1.2.1 Khái niệm về tiến độ thi công trong xây dựng công trình
a) Khái niệm
Tiến độ thi công xây dựng công trình là cụ thể hóa toàn bộ các hạng mục công việc
của dự án đầu tư xây dựng công trình trong giai đoạn triển khai thực hiện dự án. Tiến
độ do tư vấn thiết kế xây dựng trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật và trên cơ sở thời hạn
xây dựng công trình do chủ đầu tư lựa chọn
b) Ý nghĩa của tiến độ thi công
Một dự án đầu tư xây dựng được đánh giá là có tiến độ thi công hợp lý khi tiến độ đó
có tổng thời gian thực hiện không vượt quá tổng thời gian đã được phê duyệt, có trình
tự thi công các công việc hợp lý, sử dụng nhân lực máy móc thiết bị điều hòa và lượng
vốn đưa vào công trình hợp lý.
Trong bất kỳ một dự án đàu tư xây dựng công trình thì các yếu tố quy mô dự án, Chi
phí và tiến độ luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng tạo thành tam giác dự án,
mỗi yếu tố là một cạnh của tam giác, khi một cạnh (yếu tố) nào đó thay đổi thì sẽ làm
các cạnh khác thay đổi theo.
Tiến độ thi công xây dựng công trình rất quan trọng và có ý nghĩa hết sức to lớn đối
với cấp quyết định đầu tư, Chủ đầu tư, nhà thầu và các đơn vị có liên quan.
• Đối với Chủ đầu tư thì tiến độ thi công là cơ sở để lập chi phí, điều phối phân bổ Chi
phí theo từng thời điểm;
• Tiến độ thi công là căn cứ để đảm bảo thời gian hoàn thành dự án giữa Chủ đầu tư
và nhà thầu; kiểm tra, kiểm soát tiến độ thi công công trình của nhà thầu;


6


• Là căn cứ xác định, định lượng thời gian hoàn thành công trình và điều chỉnh tiến độ
thi công khi cần thiết;
• Đối với nhà thầu tiến độ thi công là căn cứ để xác định nhu cầu nhân lực, vật tư, huy
động máy móc, thiết bị;
• Dự trù được các rủi do gặp phải trong quá trình thi công;
• Là tài liệu quan trọng để bố trí sắp xếp việc thực hiện công việc xây dựng, biết rõ thời
gian tập kết máy móc thiết bị, vật tư từ đó có biện pháp sắp xếp khoa học tại công trường;
• Làm cơ sở cho quá trình thanh quyết toán theo giai đoạn.
1.2.2 Tầm quan trọng của tiến độ thi công trong xây dựng công trình
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều phương pháp lập tiến độ thi công,
trong đó phải kể đến như: Phương pháp sơ đồ đường thẳng (ngang, xiên), phương pháp
sơ đồ mạng (CPM, PERT); phương pháp EVM và phương pháp Monter-carlo.
a) Sơ đồ đường thẳng (Sơ đồ ngang):
Sơ đồ đường thẳng là loại hình đơn giản nhất để biểu diễn tiến độ thi công công trình.
Công việc được thể hiện bằng đường gạch ngang, độ dài của mỗi đường gạch ngang
theo trục thời gian biểu thị thời gian hoàn thành công việc đó. Sơ đồ đường thẳng được
thể hiện như hình dưới đây:

Hình 1.2Tiến độ thi công theo sơ đồ đường thẳng
7


Ưu điểm:
• Dễ xây dựng và làm cho người đọc dễ nhận biết công việc và thời gian thực hiện của
các công tác;
• Thấy rõ tổng thời gian thực hiện các công việc.

Nhược điểm:
• Không thể thực hiện được mối quan hệ giữa các công tác, không ghi rõ quy trình
công nghệ. Trong dự án có nhiều công tác thì điều này thể hiện rất rõ nét;
• Chỉ áp dụng cho những dự án có quy mô nhỏ, không phức tạp.
b) Sơ đồ xiên (sơ đồ chu trình)
Sơ đồ xiên biểu diễn kế hoạch cả về thời gian thi công và không gian xây dựng. Khi
biểu diễn mối quan hệ công việc phát triển theo hai hướng không gian và thời gian tạo
thành những đường xiên. Do đó thể hiện tiến độ bằng sơ đồ xiên theo phương án tổ
chức sản xuất xây dựng dây chuyền rất thích hợp, bảo đảm tính nhịp nhàng, liên tục.
Một trục của đồ thị (trục tung) biểu thị không gian (phân đoạn), trục kia của đồ thị
(trục hoành) biểu thị thời gian. Công việc được biểu thị bằng các đường xiên biểu thị
một khoảng không gian và thời gian nhất định. Hình chiếu của đường xiên theo trục
thời gian biểu thị thời gian hoàn thành công việc đó. Sơ đồ xiên được biểu diễn trong
hình dưới đây:

Hình 1.3Tiến độ thi công công tác bê tông cốt thép theo sơ đồ xiên
8


Ưu điểm:
• Thể hiện rõ ràng các công việc, dễ quản lý,
• Các công việc được chia thành các phân đoạn nhỏ, thời gian được chia thành các chu kỳ.
Nhược điểm: Không thể hiện được các dự án lớn có nhiều công việc.
So với sơ đồ đường thẳng, sơ đồ xiên thích hợp cho việc thể hiện kế hoạch tiến độ theo
phương pháp sản xuất xây dựng dây chuyền, tuy nhiên cả hai sơ đồ đều là một mô
hình toán học tĩnh. Đối với các dự án lớn cả hai phương pháp thể hiện trên sơ đồ đều
không giải quyết được tối ưu, nhất là các mối liên hệ giữa các công việc, các biến động
trong dự án khi cần phải điều chỉnh về thời gian.
c) Sơ đồ mạng
Khái niệm sơ đồ mạng: Sơ đồ mạng là một mô hình toán học động, thể hiện toàn bộ dự

án xây dựng công trình thành một thể thống nhất, chặt chẽ, trong đó cho thấy rõ từng
vị trí của từng công việc đối với mục tiêu chung và sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các
công việc.
Có nhiều loại sơ đồ mạng, nhưng phổ biến hơn cả là hai loại CPM (Critical Path
Method) và PERT (Program Evaluation and Review Technique)[13], [14]: hai loại này
cơ bản giống nhau về hình thức, về trình tự lập, chỉ khác nhau về phương pháp tính
thời gian. Đe biểu diễn sơ đồ mạng công việc có haiphương pháp chính:
Phương pháp “công việc mũi tên” (AOA - Activities on Arrow).
Phương pháp “công việc trên các nút” (AON - Activities on Nod).
Cả hai phương pháp này đều có chung một nguyên tắc là: Trước khi một công việc có
thể được bắt đầu thì tất cả các công việc trước đó đều phải được hoàn thành và các mũi
tên được vẽ theo chiều từ trái sang phải phải ánh mối quan hệ logic trước sau giữa các
công việc, độ dài mũi tên lại không có ý nghĩa gì.
Thí dụ: Lập kế hoạch tiến độ lắp ghép một ngôi nhà, bao gồm 6 công việc chính:
+ Thi công móng công trình: 3 tuần.
9


+ Điều động cần cẩu về công trường: 1 tuần.
+ Làm đường cần cẩu: 2 tuần
+ Vận chuyển cấu kiện lắp ghép về công trường: 3 tuần.
+ Lắp dựng cần cẩu: 1 tuần.
+ Thi công lắp ghép ngôi nhà: 5 tuần.
Nếu dùng các mũi tên để thể hiện từng công việc và các khuyên tròn đánh dấu sự bắt
đầu và kết thúc các công việc, đồng thời tuân theo quy trình công nghệ của công tác
chuẩn bị và công tác xây lắp như các nhận xét đã nêu trên đây, có thể mô tả kế hoạch
tiến độ thực hiện các đầu việc theo một hình thức khác gọi là kế hoạch thể hiện theo
phương pháp sơ đồ mạng như đã vẽ ở hình sau.

Hình 1.4Kế hoạch tiến độ lập theo phương pháp SĐM

• Sơ đồ mạng có tác dụng như sau:
- Phản ánh mối quan hệ tương tác giữa các nhiệm vụ, các công việc của dự án
- Xác định ngày bắt đầu, ngày kết thúc, thời hạn hoàn thành, trên cơ sở đó xác định
các công việc găng và đường găng của dự án.
- Là cơ sở để tính toán thời gian dự trữ các công việc, các sự kiện.
- Cho phép xác định những công việc nào cần phải thực hiện nhằm kết hợp tiết kiệm
thời gian và nguồn lực, các công việc nào có thể thực hiện đồng thời nhằm đạt được
mục tiêu về ngày hoàn thành của dự án.
10


- Là cơ sở để lập kế hoạch kiểm soát, theo dõi kế hoạch tiến độ và điều hành dự án.
Nguyên tắc xây dựng sơ đồ mạng AON
• Xây dựng mạng công việc theo phương pháp AON cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Các công việc được trình bày trong một nút. Những thông tin trong nút gồm tên công
việc, ngày bắt đầu, ngày kết thúc và độ dài thời gian thực hiện cồn việc.
Các mũi tên xác định quan hệ trước sau của công việc. Có 4 kiểu quan hệ là: FS (Kết
thúc - Bắt đầu), ss (Bắt đầu - Bắt đầu), FF (Kết thúc - Kết thúc), SF (Bắt đầu - Kết thúc).
Tất cả các điểm, trừ một điểm kết thúc đều có ít nhất một điểm đứng sau, tất cả các
điểm trừ điểm bắt đầu đều có điểm đứng trước.
Trong mạng chỉ có một điểm đầu tiên và điểm cuối cùng.
* Căn cứ đặc trưng yếu tố thời gian thực hiện công việc trên sơ đồ, có thể phân ra:
Phương pháp tất định. Ở SĐM loại này, thời gian thực hiện các công việc là một trị số
được định trước.
* Phương pháp xác suất. Đối với sơ đồ mạng kiểu này, thời gian thực hiện các công
việc có thể thay đổi và được ấn định theo phương pháp xác suất thống kê, chẳng hạn
như phương pháp sơ đồ PERT (Program Evaluation and Review Technique).
Phương pháp Monter-carlo
Mô phỏng Monte Carlo là một công cụ để phân tích các hiện tượng có chứa yếu tố rủi
ro nhằm rút ra lời giải gần đúng. Còn được gọi là phương pháp thử nghiệm thống kê.

Mô phỏng Monte Carlo thường được sử dụng khi việc thực hiện các thí nghiệm hoặc
các phương pháp tính toán bằng giải tích gặp nhiều khó khăn hoặc không thể thực hiện
được, đặc biệt là khi sử dụng các máy tính số và không yêu cầu những công cụ toán
học phức tạp. Thực chất của mô phỏng này là lựa chọn một cách ngẫu nhiên của các
biến đầu vào (risk variables) ngẫu nhiên để có một kết quả thực nghiệm của đại lượng
tổng hợp cần phân tích. Quá trình đó được lặp lại nhiều lần để có một tập hợp đủ lớn
các kết quả thực nghiệm. Cuối cùng xử lý thống kê để có các đặc trưng thống kê của
đại lượng tổng hợp đó.
11


Hình 1.5Sơ đồ khối mô phỏng Monte-Carlo
Bước 1: Mô hình toán học
Mô hình này xác định các mối quan hệ đại số giữa các biến số hằng số. Nó là một tập
hợp các công thức cho một vài biến số mà các biến này có ảnh hưởng đến kết quả.
Bước 2: Xác định biến rủi ro (risk variables)
Phân tích độ nhạy sẽ được sử dụng trước khi áp dụng phân tích rủi ro để xác định
những biến số quan trọng nhất trong mô hình đánh giá dự án và giúp người phân tích
lựa chọn các biến số rủi ro quan trọng (những biến số này giải thích hầu hết các rủi ro
của dự án).
Bước 3: Xác định các dạng phân phối của các biến số
Khi lựa chọn dạng phân phối, người ta sử dụng dạng phân phối xác suất đa trị. Các
dạng phân phối xác suất cơ bản như: phân phối đều, phân phối tam giác, phân phối
chuẩn, phân phối dạng bậc thang. Phân phối dạng bậc thang có ích cho những trường
hợp có nhiều ý kiến chuyên gia. Một loại phân phối bậc thang đặc biệt là phân phối
12


“bậc thang - rời rạc”, nó được dùng khi giá trị của một biến số có thể chỉ giả thiết
những con số phân biệt trong một phạm vi nào đó.

Bước 4: Xác định giới hạn phạm vi của hàm phân phối xác suất
Các giới hạn phạm vi được xác định bởi các giá trị nhỏ nất và lớn nhất. Đó là các giá
trị biến mà các biến số không được vượt qua. Với những phân phối dạng tam giác hay
bậc thang cũng cần xác định cụ thể những phạm vi phụ nằm bên trong hai giới hạn.
Xác định các giới hạn phạm vi cho các biến số dự án là một quá trình đơn giản bằng
cách thu thập và phân tích những dữ liệu có sẵn từ quá khứ của các biến rủi ro, từ đó
chúng ta có thể tìm được dạng phân phối xác suất phù hợp của nó.
Bước 5: Tạo ra các số ngẫu nhiên
Tìm cách phát ra hay lựa chọn một cách ngẫu nhiên kết cục của các biến ngẫu nhiên
với yêu cầu việc lựa chọn phải đảm bảo cho các kết cục có thể có phân phối xác suất
giống như phân xác suất ban đầu của các biến ngẫu nhiên. Trong thực tế, người ta
thường sử dụng sẵn bảng số ngẫu nhiên hay có thể lập các chương trình phát số ngẫu
nhiên để tạo ra các số đó.
Bước 6: Vận hành mô phỏng
Giai đoạn vận hành mô phỏng là công việc khó khăn nhất, mất nhiều thời gian nhất, vì
thế nó được dành cho máy tính. Quá trình trên được lặp đi lặp lại cho đến khi đủ
những kết quả cần thiết, cần phải thực hiện một số khá lớn những phép thử Monte
Carlo, có khi đến hàng trăm lần. Nói chung, số phép thử càng lớn, các kết cục trung
bình càng ổn định. Chọn số lần mô phỏng bao nhiêu là một vấn đề phức tạp. Tuy
nhiên, thông thường số lần mô phỏng thường nằm trong khoảng 5.000-10.000 lần.
Bước 7: Phân tích các kết quả
Cuối cùng là phân tích và giải thích các kết quả thu được trong giai đoạn vận hành mô
phỏng. Sử dụng các phép tính thống kê để xác định các đặc trưng thống kê như kỳ
vọng (mean), phương sai (variance)...của đại lượng tổng hợp cần phân tích. Từ hàm
phân phối xác suất tích luỹ của các kết quả, người ta có thể quan sát mức độ mong đợi
của kết quả dự án với từng giá trị đã cho bất kỳ. Vì vậy rủi ro của dự án thường được
biểu thị qua hàm phân phối xác suất tích luỹ.

13



1.3 Chi phí của dự án đầu tư xây dựng công trình
Khái niệm: Chi phí dự án đầu tư XDCT là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới
hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng công trình xây dựng. Nó được biểu thị qua cơ cấu tổng
mức đầu tư của dự án ở giai đoạn lập dự án đầu tư XDCT, dự toán XDCT ở giai đoạn
thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, giá trị thanh toán, quyết toán vốn đầu tư
khi kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Chi phí đầu tư XDCT được lập theo từng công trình cụ thể, phù hợp với giai đoạn đầu
tư XDCT, các bước thiết kế và các quy định của Nhà nước các loại chi phí của dự án
đầu tư xây dựng công trình.
1.3.1 Các loại chi phí của dự án đầu tư xây dựng công trình
• Chi phí xây dựng:
Gồm: Chi phí phá dỡ các công trình xây dựng, chi phí san lấp mặt bằng xây dựng, chi
phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình, xây dựng công trình tạm, công trình
phụ trợ phục vụ thi công;
• Chi phí thiết bị gồm:
Chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển
giao công nghệ (nếu có); chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển,
bảo hiểm; thuế và các loại phí, chi phí liên quan khác
• Chi phí quản lý dự án gồm:
Các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án,
thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng;
• Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng gồm:
Chi phí tư vấn khảo sát, lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có), lập Báo cáo
nghiên cứu khả thi, lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, chi phí thiết kế, chi phí tư vấn giám
sát xây dựng công trình và các chi phí tư vấn khác liên quan;
• Chi phí khác gồm:

14



Chi phí hạng mục chung như quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 32/2015/NĐ-CP;
• Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm:
Chi phí bồi thường về đất, nhà, công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất, trên
mặt nước và chi phí bồi thường khác theo quy định; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu
hồi đất; chi phí tái định cư; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử
dụng đất trong thời gian xây dựng (nếu có); chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật
đã được đầu tư xây dựng (nếu có) và các chi phí có liên quan khác;


Chi phí dự phòng gồm:

Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố
trượt giá trong thời gian thực hiện dự án
1.3.2 Chi phí của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng công trình
• Chi phí xây dựng
Chi phí xây dựng là toàn bộ chi phí cho công tác xây dựng, lắp ráp các bộ phận kết cấu
kiến trúc để tạo nên điều kiện vật chất cần thiết cho quá trình sản xuất hoặc sử dụng
của công trình (giáo trình dự toán xây dựng cơ bản - Bộ xây dựng).
Chi phí xây dựng bao gồm: Chi phí phá và tháo dỡ các công trình xây dựng; chi phí
san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình
chính, công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhà tạm tại hiện
trường để ở và điều hành thi công.
Ví dụ: Như đối với dự án đầu tư xây dựng công trình Đê, kè biển Ninh Phú, huyện
Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa chi phí xây dựng gồm: Chi phí phá dỡ tường bê tông cũ và
bậc lên xuống đá xây, san lấp mặt bằng, chi phí xây dựng kè mới, chi phí nhà tạm tại
hiện trường để ở và điều hành thi công.
• Chi phí thiết bị
Chi phí thiết bị là toàn bộ những chi phí cho công tác lắp ráp thiết bị máy móc vào vị
trí thiết kế trong dây truyền sản xuất, kể cả công việc đưa vào chuẩn bị chạy thử (giáo

trình dự toán xây dựng cơ bản - Bộ xây dựng).

15


Chi phí thiết bị bao gồm: Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ
cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt và
thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế, phí và các
chi phí có liên quan khác.
Ví dụ như trong chung cư cao tầng chi phí thiết bị có thể gồm chi phí lắp đặt hệ thống
điện nước, chi phí lắp đặt thang máy, chi phí lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy,
chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế, phí và các chi phí có liên quan khác.
• Chi phí quản lý dự án
Chi phí quản lý dự án: là các chi phí cần thiết cho chủ đầu tư để tổ chức quản lý việc
thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và
kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng, bao gồm:
Chi phí tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có), chi phí lập báo cáo đề
xuất chủ trương đầu tư (nếu có), chi phí tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc
chi phí lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật;
Chi phí tổ chức lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng, khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát
xây dựng;
Chi phí tổ chức thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc hoặc lựa chọn phương án thiết
kế kiến trúc;
Chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc trách nhiệm
của chủ đầu tư;
Chi phí tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứ khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo
kinh tế - kỹ thuật;
Chi phí tổ chức lập, thẩm định hoặc thẩm tra, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản
vẽ thi công, dự toán xây dựng;
Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng
xây dựng;

16


Chi phí thực hiện, quản lý hệ thống thông tin công trình;
Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường của công trình;
Chi phí tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình;
Chi phí tổ chức xác định chỉ số giá;
Chi phí tổ chức kiểm tra chất lượng công trình xây dựng của cơ quan quản lý nhà nước
khi nghiệm thu hoàn thành công trình;
Chi phí tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu
cầu của Chủ đầu tư;
Chi phí tổ chức kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực và chứng
nhận sự phù hợp về chất lượng công trình;
Chi phí tổ chức kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng;
Chi phí quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu,
bàn giao đưa vào sử dụng;
Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán họp đồng; thanh toán, quyết toán
vốn đầu tư xây dựng công trình;
Chi phí tổ chức giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình;
Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;
Chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo;
Chi phí tổ chức xác định, cập nhật, thẩm định dự toán gói thầu xây dựng;
Chi phí tổ chức thực hiện các công việc quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
(nếu có);
Chi phí tổ chức thực hiện các công việc quản lý khác.
Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước chi phí quản lý dự án được quy định
trong Thông tư số 72/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính: Quy định về quản lý, sử dụng


17


các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án sử
dụng vốn ngân sách nhà nước.
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: Là các chi phí cần thiết để thực hiện các công việc tư
vấn đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng
đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng:
• Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm:
Chi phí lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng, khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát;
Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), lập báo cáo đề
xuất chủ trương đầu tư, lập báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng hoặc lập báo cáo kinh
tế - Kỹ thuật đầu tư xây dựng;
Chi phí thẩm tra thiết kế cơ sở, thiết kế công nghệ của dự án;
Chi phí thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng;
Chi phí thiết kế xây dựng công trình;
Chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng, dự toán công trình;
Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, lập hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
và đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa
chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
Chi phí thẩm tra kết quả lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
Chi phí giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị;
Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
Chi phí lập, thẩm tra định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây
dựng công trình;
Chi phí thẩm tra công tác đảm bảo an toàn giao thông;
Chi phí ứng dụng hệ thống thông tin công trình;

18



Chi phí kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Chi phí tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng: Tổng mức đầu tư, dự toán công trình,
giá gói thầu xây dựng, giá hợp đồng xây dựng, định mức xây dựng và giá xây dựng,
thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây
dựng công trình và các công việc khác;
Chi phí tư vấn quản lý dự án (trường hợp thuê tư vấn);
Chi phí thí nghiệm chuyên ngành;
Chi phí kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào
công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư;
Chi phí kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, toàn bộ công trình;
Chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trường hợp thuê tư vấn);
Chi phí tư vấn quan trắc và giám sát môi trường;
Chi phí quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu,
bàn giao đưa vào sử dụng;
Chi phí thực hiện các công việc tư vấn khác.
• Chi phí khác:
Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ;
Chi phí bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng;
Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình;
Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;
Chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng và khi nghiệm thu
hoàn thành hạng mục công trình, công trình của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưu động ban đầu đối
với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây

19



×