Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Luận văn thạc sỹ - Chính sách thu hút vốn đầu tư vào KKTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793.32 KB, 119 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------------

LỘC NGUYÊN HÙNG

CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO
KHU KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỒNG ĐĂNG – LẠNG
SƠN


HÀ NỘI – 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------------

LỘC NGUYÊN HÙNG

CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO
KHU KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỒNG ĐĂNG – LẠNG
SƠN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG
MÃ NGÀNH: 8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. ĐOÀN THỊ THU HÀ


HÀ NỘI – 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và
không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Tác giả luận văn

Lộc Nguyên Hùng


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH, HỘP
TÓM TẮT LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VÊ
CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU KINH TẾ CƯA KHẨU....6
1.1. Khu kinh tế cửa khẩu và thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu......6
1.1.1. Khu kinh tế cửa khẩu.................................................................................6
1.1.2. Thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu.............................................9
1.2. Chính sách thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu...........................13
1.2.1. Khái niệm chính sách thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu.........13
1.2.2. Mục tiêu chính sách thu hút vốn đầu tư vào KKTCK...............................14
1.2.3. Nguyên tắc của chính sách.......................................................................15
1.2.4 Nội dung của chính sách..........................................................................16
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách......................................................21
1.3. Kinh nghiệm về chính sách thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu

của một số tỉnh và bài học rút ra cho tỉnh Lạng Sơn..........................................25
1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh...........................................................25
1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hà Giang...............................................................26
1.3.3. Bài học rút ra cho tỉnh Lạng Sơn..............................................................28
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN
ĐẦU TƯ VÀO KHU KINH TẾ CƯA KHẨU ĐỒNG ĐĂNG - LẠNG SƠN.....30
2.1. Giới thiệu Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn.............................30
2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng
Đăng- Lạng Sơn.................................................................................................30
2.1.2. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng ĐăngLạng Sơn............................................................................................................31
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và nhân sự của Ban Quản lý KKTCK
Đồng Đăng – Lạng Sơn......................................................................................32
2.1.4. Kết quả hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn giai
đoạn 2015- 2017.................................................................................................37
2.2. Tình hình thu hút vốn đầu tư vào Khu kinh tế của khẩu Đồng Đăng - Lạng
Sơn giai đoạn 2015 - 2017......................................................................................41


2.2.1. Về các nguồn vốn đầu tư thu hút vào KKTCK.........................................41
2.2.2. Về thu hút vốn đầu tư vào các lĩnh vực tại Khu kinh tế cửa khẩu............44
2.2.3. Về hình thức đầu tư..................................................................................45
2.3. Thực trạng chính sách thu hút vốn đầu tư vào KKTCK Đồng
Đăng- Lạng Sơn................................................................................................45
2.3.1. Chính sách về qui hoạch và kết cấu hạ tầng.............................................45
2.3.2. Chính sách ưu đãi về tài chính (thuế, tiền thuê đất, tín dụng)...................54
2.3.3. Thu hút vốn đầu tư thông qua tuyên truyền, quảng bá và phát triển dịch vụ....58
2.3.4. Hỗ trợ thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư....................64
2.4. Đánh giá chung về chính sách thu hút vốn đầu tư vào KKTCK Đồng Đăng
- Lạng Sơn..............................................................................................................68
2.4.1. Thành công của chính sách thu hút vốn đầu tư vào KKTCK....................68

2.4.3. Những hạn chế của chính sách thu hút vốn đầu tư vào KKTCK..............69
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong chính sách thu hút vốn đầu tư vào
KKTCK.............................................................................................................. 73
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH
SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU KINH TẾ CƯA KHẨU ĐỒNG
ĐĂNG - LẠNG SƠN.............................................................................................78
3.1. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư vào
KKTCK Đồng Đăng của chính quyền tỉnh Lạng Sơn.........................................78
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn đến năm 2022........78
3.1.2. Mục tiêu phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn đến 2022...79
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư vào KKTCK
Đồng Đăng- Lạng Sơn.......................................................................................80
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư vào KKTCK
Đồng Đăng của tỉnh Lạng Sơn..............................................................................81
3.2.1. Hoàn thiện chính sách quy hoạch và bảo đảm kết cấu hạ tầng.................81
3.2.2. Hoàn thiện chính sách khuyến khích, ưu đãi tài chính để thu hút vốn đầu tư.......85
3.2.3. Hoàn thiện chính sách xúc tiến thu hút đầu tư..........................................87
3.2.4. Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng
cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh..............................................................91
3.2.5. Giải pháp khác..........................................................................................92
3.3. Kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương..................................94
KẾT LUẬN............................................................................................................97


TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................99

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KKT

: Khu kinh tế


KKTCK

: Khu kinh tế cửa khẩu

QLNN

: Quản lý nhà nước

UBND

: Ủy ban nhân dân

XTĐT

: Xúc tiến đầu tư


DANH MỤC BẢNG, HÌNH, HỘP
BẢNG
Bảng 2.1:
Bảng 2.2:
Bảng 2.3:
Bảng 2.4:
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8:
Bảng 2.9.
Bảng 2.10:

Bảng 2.11
Bảng 2.12:
Bảng 2.13:
Bảng 2.14:
Bảng 2.115:
Bảng 3.1.
HÌNH
Hình 2.1.
Hình 2.2:
Hình 2.3:

Đơn vị hành chính trên địa bàn KKTCK...........................................31
Nhân sự BQL KKTCK Đồng Đăng- Lạng Sơn tính đến 12/2017......37
Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của KKTCK.....................................39
Một số chỉ tiêu xã hội chủ yếu tại KKTCK........................................41
Tình hình huy động vốn đầu tư trong nước giai đoạn 2015-2017......42
Tình hình thu hút vốn đầu tư vốn nước ngoài vào KKTCK..............42
Tình hình huy động vốn đầu tư giai đoạn 2015 - 2017......................43
Thu hút vốn vào các lĩnh vực trong KKCK giai đoạn 2015 - 2017....44
Hình thức đầu tư vào Khu kinh tế giai đoạn 2015-2017....................45
Tổng hợp diện tích qui hoạch chi tiết xây dựng KKTCK..................46
Tổng hợp lập quy hoạch KKTCK......................................................49
Tổng hợp một số chỉ tiêu miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp hoạt
động tại KKTCK Đồng Đăng giai đoạn 2015 -2017..........................55
Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia xúc tiến đầu tư 2015 - 2017...............61
Tình hình cấp giấy chứng nhận đầu tư tại KKTCK giai đoạn 2015-2017..........65
Tình hình cấp giấy chứng nhận đầu tư tại KKTCK giai đoạn 2015-2017..........65
Mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2022..........................................79
Cơ cấu tổ chức Ban Quản lý KKTCK Đồng Đăng- Lạng Sơn...........35
Tình hình đầu tư trở lại KKTCK theo dự toán ngân sách giai đoạn

2015-2017..........................................................................................51
Tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KKTCK 2015- 2017.......52

HỘP
Hộp 2.1:
Hộp 2.2:
Hộp 2.3:
Hộp 2.5.
Hộp 2.6:

Phỏng vấn về quy hoạch KKTCK......................................................50
Phỏng vấn về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KKTCK...................54
Phỏng vấn về chính sách thu hút vốn đầu tư qua ưu đãi tài chính......58
Phỏng vấn về tác động của chính sách xúc tiến đầu tư......................63
Phỏng vấn về cải cách thủ tục hành chính trong thu hút vốn đầu tư
vào KKTCK.......................................................................................68


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------------

LỘC NGUYÊN HÙNG

CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO
KHU KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỒNG ĐĂNG – LẠNG
SƠN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG
MÃ NGÀNH: 8340410


Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. ĐOÀN THỊ THU HÀ


HÀ NỘI – 2018


i

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi thành lập đến nay, các cấp, các ngành của tỉnh Lạng Sơn đã tập trung
chỉ đạo triển khai thực hiện các Quyết định của Chính phủ về xây dựng KKTCK, tập
trung huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Với mục tiêu xây dựng KKTCK
Đồng Đăng - Lạng Sơn trở thành khu thương mại, dịch vụ năng động, một trong
những trung tâm xuất nhập khẩu hàng hoá lớn của cả nước với Trung Quốc, nâng cao
vị thế của Lạng Sơn trong hội nhập kinh tế quốc tế, chính quyền Tỉnh luôn tạo điều
kiện thuận lợi để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển KKTCK Đồng ĐăngLạng Sơn, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, có các chính sách ưu đãi để thu hút
vốn đầu tư và thúc đẩy phát triển sản xuất. Tuy nhiên kết quả và hiệu quả thu hút
vốn đầu tư vào KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn chưa cao, đóng góp của KKTCK
vào ngân sách nhà nước chưa lớn, chưa tương xứng với các tiềm năng và lợi thế
của tỉnh cũng như những ưu tiên chính sách mà Chính phủ và chính quyền tỉnh đã
dành cho. Do chính sách thu hút vốn đầu tư vào KKTCK còn nhiều bất cập dẫn
đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mặt bằng sạch sẵn sàng để tiếp nhận các dự án đầu tư
còn hạn chế, công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh, tiềm năng, cơ hội đầu tư
còn chưa hiệu quả, chính sách ưu đãi thu hút vốn đầu tư vào một số ngành, lĩnh
vực cần khuyến khích đầu tư như lĩnh vực công nghệ cao, dự án quy mô lớn,...
chưa đủ sức hấp dẫn.
Từ thực trạng nêu trên, học viên quyết định chọn đề tài: “Chính sách thu

hút vốn đầu tư vào KKTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn” làm luận văn thạc sỹ, với
mong muốn góp phần nhỏ vào sự phát triển của KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn
nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định khung nghiên cứu chính sách thu hút vốn đầu tư vào KKTCK.
- Phân tích thực trạng chính sách thu hút vốn đầu tư vào KKTCK Đồng
Đăng-Lạng Sơn, đánh giá chính sách theo các tiêu chí, chỉ ra thành công, hạn chế
của chính sách cùng nguyên nhân của các hạn chế.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư vào
KKTCK Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn, góp phần vào sự phát triển bền vững của
KKTCK này.


ii

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Chính sách thu hút vốn đầu tư vào KKTCK
Đồng Đăng- Lạng Sơn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu chính sách của chính quyền tỉnh
Lạng Sơn về thu hút vốn đầu tư vào KKTCK Đồng Đăng- Lạng Sơn với 4 nội
dung chủ yếu.
- Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
- Về thời gian: Số liệu phản ánh thực trạng giai đoạn 2015- 2017; đề xuất
giải pháp cho giai đoạn 2018-2022, tầm nhìn đến năm 2025.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Khung nghiên cứu
Yếu tố ảnh
hưởng đến
chính sách

- Yếu tố thuộc
chính quyền tỉnh
- Yếu tố thuộc
doanh nghiệp và
nhà đầu tư
- Yếu tố môi
trường bên ngoài

Chính sách thu hút vốn
đầu tư vào KKTCK

Mục tiêu của
chính sách

- Thu hút vốn đầu tư thông
-Thu hút nhà đầu tư
qua quy hoạch và xây dựng
có năng lực;
kết cấu hạ tầng
-Thu hút vốn đầu tư
- Thu hút vốn đầu tư thông
vào các ngành, lĩnh


qua ưu đãi về tài chính
vực ưu tiên của tỉnh
- Thu hút vốn đầu tư thông
-Nâng cao sự hài
qua xúc tiến đầu tư (tuyên
lòng của các nhà đầu

truyền, quảng bá, phát triển
tư;
dịch vụ)
-Tăng lượng vốn cam
- Thu hút vốn đầu tư thông
kết và tỉ lệ giải ngân
qua hỗ trợ thủ tục hành
VĐT
chính.
Nguồn: Tác giả xây dựng
4.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn báo cáo, thống kê về tình hình
thu hút vốn của tỉnh, các văn bản chính sách thu hút vốn đầu tư của tỉnh ban hành.
- Số liệu sơ cấp: Phỏng vấn 05 đối tượng là Lãnh đạo Ban Quản lý Khu
kinh tế của khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn và Lãnh đạo một số Sở ngành có liên
quan đến chính sách thu hút vốn đầu tư vào KKTCK.
Thời gian thực hiện phỏng vấn: tháng 7/2018.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ


iii

CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU KINH TẾ CƯA KHẨU
1.1. Khu kinh tế cửa khẩu và thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu
1.1.1 Khái niệm KKTCK
KKTCK là một không gian kinh tế xác định do Chính phủ hoặc Thủ
tướng quyết định thành lập, đó là một vùng lãnh thổ bao gồm một hoặc một số cửa
khẩu biên giới, có hoặc không có dân cư sinh sống và được áp dụng những cơ chế,
chính sách phát triển đặc thù, phù hợp với đặc điểm từng địa phương sở tại nhằm
mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất dựa trên việc quy hoạch, khai thác, sử

dụng, phát triển bền vững các nguồn lực.
Đặc điểm của KKTCK: Thứ nhất, các KKTCK nằm ở biên giới hai nước;
Thứ hai, yếu tố thương mại; Thứ ba, yếu tố lịch sử; Thứ tư, yếu tố văn hóa; Thứ
năm, yếu tố chính trị và chính sách.
Vai trò của khu kinh tế cửa khẩu: Thứ nhất, Tạo điều kiện phát huy tiềm
năng, ưu thế của các địa phương biên giới để phát triển kinh tế xã hội; Thứ hai, Góp
phần mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu buôn bán; Thứ ba, Cải
thiện kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu, biên giới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội địa phương; Thứ tư, Góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và thu nhập,
cải thiện chất lượng cuộc sống người dân địa phương và các khu vực lân cận.
1.1.2 . Thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu
Thu hút vốn đầu tư vào KKTCK là tổng hợp các hoạt động và các chính sách,
quy định của chủ thể ở cấp quốc gia, địa phương hay vùng lãnh thổ trong việc tạo
môi trường về hành lang pháp lý, thủ tục hành chính, xây dựng kết cấu hạ tầng, xúc
tiến đầu tư và các điều kiện thuận lợi khác để kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà
đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vốn vào các KKTCK nhằm cùng hưởng lợi ích.
Vốn đầu tư thu hút vào KKTCK bao gồm rất nhiều loại, do vậy cần phân loại
chúng theo các tiêu chí khác nhau.
1.2. Chính sách thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu
1.2.1. Khái niệm chính sách thu hút vốn đầu tư vào khu
kinh tế cửa khẩu
Chính sách thu hút vốn đầu tư vào KKTCK là hệ thống các quan điểm và các
hành động của Nhà nước trong việc tạo môi trường pháp lý, thủ tục hành chính, xây
dựng kết cấu hạ tầng, xúc tiến đầu tư và các điều kiện thuận lợi khác, nhằm kêu gọi,
khuyến khích và bảo đảm để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước
đầu tư vốn vào các KKTCK theo hướng hai bên cùng có lợi.


iv


Nội dung của chính sách:
- Thu hút vốn đầu tư thông qua quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng
- Thu hút vốn đầu tư thông qua ưu đãi về tài chính
- Thu hút vốn đầu tư thông qua xúc tiến đầu tư (tuyên truyền, quảng bá, phát
triển dịch vụ)
- Thu hút vốn đầu tư thông qua hỗ trợ về thủ tục hành chính.
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách gồm các yếu tố thuộc về chính
quyền,các yếu tố thuộc về doanh nghiệp và các nhà đầu tư, các yếu tố khách quan...
1.3. Kinh nghiệm về chính sách thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế
cửa khẩu của Quảng Ninh và Hà Giang và bài học rút ra cho tỉnh Lạng Sơn
Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh và Hà Giang
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT
VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỒNG ĐĂNG LẠNG SƠN
2.1. Giới thiệu Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn
2.2. Tình hình thu hút vốn đầu tư vào Khu kinh tế của khẩu Đồng Đăng
- Lạng Sơn giai đoạn 2015 – 2017
Thể hiện ở các khía cạnh:
Về các nguồn vốn đầu tư thu hút vào KKTCK
Về thu hút vốn đầu tư vào các lĩnh vực tại Khu kinh tế cửa khẩu
Về hình thức đầu tư
2.3. Thực trạng chính sách thu hút vốn đầu tư vào KKTCK Đồng ĐăngLạng Sơn
Chính sách về qui hoạch và kết cấu hạ tầng
Chính sách ưu đãi về tài chính (thuế, tiền thuê đất, tín dụng)
Thu hút vốn đầu tư thông qua tuyên truyền, quảng bá và phát triển
dịch vụ
Hỗ trợ thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư
2.4. Đánh giá chung về chính sách thu hút vốn đầu tư vào KKTCK
Đồng Đăng - Lạng Sơn
2.4.1. Thành công của chính sách thu hút vốn đầu tư vào KKTCK
Kết quả thu hút vốn đáng khích lệ và tiến bộ hơn so với thời kỳ trước, cụ thể

là đạt mục tiêu về tổng vốn, cơ cấu ngành nghề đầu tư theo đúng định hướng; góp


v

phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của Kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020. Tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã
hội trên địa bàn tỉnh ổn định; tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu hút đầu tư.
Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội KKTCK đã và đang
làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt KKTCK, tạo môi trường thuận lợi để thu hút các
nguồn vốn đầu tư phát triển, phát huy ưu thế của KKTCK.
Tỉnh đã có sự chủ động hơn trong vận động các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt
nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Dựa trên các hướng dẫn của Chính phủ, các ưu đãi
về tài chính được Tỉnh quyết định và áp dụng, tạo được hấp dẫn đối với các nhà đầu
tư, qua đó đã thúc đẩy thu hút vốn đầu tư vào KKTCK. Kết quả đầu tư từ nguồn
NSNN cũng như từ các nguồn lực xã hội đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế hàng năm của tỉnh, bổ sung tăng cường kết cấu hạ tầng, hỗ trợ đảm
bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Công tác xúc tiến đầu tư và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu
hút vốn đầu tư được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt từ tỉnh đến huyện. Đã giảm được
đáng kể số lượng thủ tục, thời gian giải quyết thủ tục cho các nhà đầu tư và doanh
nghiệp trên địa bàn KKTCK.
2.4.3. Những hạn chế của chính sách thu hút vốn đầu tư vào KKTCK
Những hạn chế thể hiện trong từng nội dung của chính sách
- Hạn chế trong quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng KKTCK
- Hạn chế việc triển khai chính sách ưu đãi về tài chính
- Hạn chế việc triển khai chính sách xúc tiến đầu tư
- Hạn chế trong hỗ trợ về thủ tục hành chính
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong chính sách thu hút vốn đầu
tư vào KKTCK

- Nguyên nhân từ phía chính quyền tỉnh
- Nguyên nhân từ phía các nhà đầu tư, doanh nghiệp, nhà thầu trong KKTCK
- Nguyên nhân khách quan


vi

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU KINH TẾ
CƯA KHẨU ĐỒNG ĐĂNG - LẠNG SƠN
3.1. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu
tư vào KKTCK Đồng Đăng của chính quyền tỉnh Lạng Sơn
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư vào
KKTCK Đồng Đăng của tỉnh Lạng Sơn
3.2.1. Hoàn thiện chính sách quy hoạch và bảo đảm kết cấu hạ tầng
3.2.1.1 Về quy hoạch
3.2.1.2 Về cơ sở hạ tầng
3.2.2. Hoàn thiện chính sách khuyến khích, ưu đãi tài chính để thu hút
vốn đầu tư
- Về chính sách thuế, phí:
- Về chính sách cho thuê đất và tiền sử dụng đất:
- Về chính sách tín dụng:
3.2.3. Hoàn thiện chính sách xúc tiến thu hút đầu tư
- Thiết lập và đẩy mạnh các kênh trao đổi, cập nhật thông tin
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư
3.2.4. Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh
doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
3.2.5. Giải pháp khác
3.3. Kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương
- Kiến nghị thứ nhất: trong thời gian tới Chính phủ cần có ngay một nghị

định riêng về KKTCK và khu kinh tế, còn về lâu dài phải được luật hoá để tăng tính
pháp lý và đồng bộ với các luật chuyên ngành, tạo điều kiện thuận lợi trong quá
trình triển khai thực hiện.
- Kiến nghị thứ hai: Cần xem xét cân nhắc phạm vi áp dụng các ưu đãi về tài
chính, vì: KKTCK rộng bao gồm cả thành phố, các khu dân cư như vậy nếu áp dụng
chung một chính sách sẽ bất cập.
- Kiến nghị thứ ba: Thực hiện cơ chế hỗ trợ đầu tư có mục tiêu cho việc đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng của KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn
- Kiến nghị thứ 4. Về phân cấp, phân quyền.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------------

LỘC NGUYÊN HÙNG

CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO
KHU KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỒNG ĐĂNG – LẠNG
SƠN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG
MÃ NGÀNH: 8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. ĐOÀN THỊ THU HÀ


HÀ NỘI – 2018



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khu kinh tế nói chung và Khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) nói riêng có vai
trò rất quan trọng trong thu hút đầu tư trong và ngoài nước, là động lực thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo điều kiện
khai thác các lợi thế so sánh, mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới cho địa
phương, nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ, mở rộng thị trường, tạo
thêm nhiều việc làm cho lao động.
Khu qKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn được Chính phủ Việt Nam thành lập
vào tháng 10 năm 2008 theo Quyết định số 138/2008/QĐ - TTg. Đây là một trong
09 KKTCK trọng điểm của Việt Nam và là khu kinh tế quan trọng nhất của tỉnh
Lạng Sơn. Đầu tư vào KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn được hưởng các ưu đãi theo
quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008. Bản thân việc phát triển
KKTCK này cũng được Chính phủ Việt Nam quan tâm hơn các KKTCK nói chung,
thể hiện tại Quyết định 33/2009/QĐ-TTg. Từ khi thành lập đến nay, các cấp, các
ngành của tỉnh Lạng Sơn đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các Quyết định của
Chính phủ về xây dựng KKTCK, tập trung huy động các nguồn lực cho đầu tư phát
triển. Với mục tiêu xây dựng KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn trở thành khu thương
mại, dịch vụ năng động, một trong những trung tâm xuất nhập khẩu hàng hoá lớn của
cả nước với Trung Quốc, nâng cao vị thế của Lạng Sơn trong hội nhập kinh tế quốc
tế, chính quyền Tỉnh luôn tạo điều kiện thuận lợi để huy động nguồn lực cho đầu tư
phát triển KKTCK Đồng Đăng- Lạng Sơn, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, có
các chính sách ưu đãi để thu hút vốn đầu tư và thúc đẩy phát triển sản xuất. Đến nay
tốc độ tăng trưởng kinh tế trong KKTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn liên tục ở mức cao
so với tốc độ tăng chung của tỉnh, giai đoạn 2015- 2017 bình quân đạt 11,3%/năm.
Hàng năm có khoảng trên 2.000 doanh nghiệp và tổ chức kinh tế trong và ngoài nước
tham gia các hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu của tỉnh. Tổng kim ngạch xuất

nhập khẩu qua địa bàn năm 2017 đạt 5.250 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt
2.950 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu đạt 2.300 tỷ USD.


2
Tuy nhiên kết quả và hiệu quả thu hút vốn đầu tư vào KKTCK Đồng Đăng
- Lạng Sơn chưa cao, đóng góp của KKTCK vào ngân sách nhà nước chưa lớn,
chưa tương xứng với các tiềm năng và lợi thế của tỉnh cũng như những ưu tiên
chính sách mà Chính phủ và chính quyền tỉnh đã dành cho. Do chính sách thu hút
vốn đầu tư vào KKTCK còn nhiều bất cập dẫn đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mặt
bằng sạch sẵn sàng để tiếp nhận các dự án đầu tư còn hạn chế, công tác xúc tiến
đầu tư, quảng bá hình ảnh, tiềm năng, cơ hội đầu tư còn chưa hiệu quả, chính sách
ưu đãi thu hút vốn đầu tư vào một số ngành, lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư như
lĩnh vực công nghệ cao, dự án quy mô lớn,... chưa đủ sức hấp dẫn.
Từ thực trạng nêu trên, học viên quyết định chọn đề tài: “Chính sách thu
hút vốn đầu tư vào KKTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn” làm luận văn thạc sỹ, với
mong muốn góp phần nhỏ vào sự phát triển của KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn
nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu
KKTCK đã tồn tai từ lâu trên thế giới song vẫn là một mô hình tương đối
mới mẻ đối với nước ta. Hiện chưa có nhiều nghiên cứu sâu về phát triển KKTCK,
về quản lý nhà nước đối với KKTCK và đặc biệt là chính sách đối với KKTCK.
Một số công trình nghiên cứu về vấn đề này học viên đã tham khảo như:
Nguyễn Hoàng Tuân (2010) “Xây dựng và phát triển Khu kinh tế Móng Cái
trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Trong nghiên cứu trên tác giả đã đề cập đến một số nội dung sau: Một là, hệ thống
hóa có bổ sung lý thuyết về mô hình Khu kinh tế, xây dựng và phát triển Khu kinh
tế ở một quốc gia đang phát triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hai là,
làm rõ thực trạng hoạt động, những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên
nhân của những hạn chế trong xây dựng và phát triển Khu kinh tế Móng Cái. Ba là,

đề xuất một số giải pháp về mô hình hoạt động, cơ chế quản lý, chính sách xây
dựng và phát triển... áp dụng cho Khu kinh tế Móng Cái và có thể làm bài học kinh
nghiệm cho các Khu kinh tế khác trong cả nước.
Đặng Nguyên Bình (2008) “Quản lý nhà nước đối với các Khu Công nghiệp
và Chế xuất Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Trong


3
nghiên cứu trên tác giả đã đề cập đến một số nội dung: Một là, xây dựng những luận
cứ khoa học cơ bản về QLNN đối với các Khu Công nghiệp và Chế xuất trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hai là, nghiên cứu phân tích thực trạng quá trình hình
thành và phát triển của các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội và thực trạng công
tác QLNN đối với Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội. Trên cơ sở đó chỉ ra những
hạn chế và nguyên nhân của những bất cập trong QLNN đối với các Khu Công
nghiệp và Chế xuất ở Hà Nội. Ba là, đề xuất những kiến nghị đổi mới QLNN đối với
các Khu Công nghiệp và Chế xuất trên địa bàn Hà Nội trong tiến trình hội nhập kinh
tế quốc tế.
Hoàng Bình Nhưỡng (2012) với đề tài “Quản lý của chính quyền tỉnh Lai Châu
nhằm phát triển KKTCK Ma Lù Thàng”, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân. Trong nghiên cứu, tác giả đã đề cập đến một số nội dung: Một là, Xác định
khung lý thuyết cho nghiên cứu quản lý của chính quyền cấp tỉnh đối với KKTCK
với các nội dung cơ bản như: xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển;
tổ chức thực hiện; kiểm soát sự thực hiện. Hai là, Phân tích thực trạng quản lý của
chính quyền tỉnh Lai Châu đối với KKTCK Ma Lù Thàng; đánh giá điểm mạnh, điểm
yếu và nguyên nhân của những điểm yếu trong quản lý của chính quyền tỉnh đối với
KKTCK này. Ba là, Phương hướng và giải pháp quản lý của chính quyền tỉnh Lai
Châu nhằm phát triển KKTCK Ma Lù Thàng.
Tuy nhiên chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu chính sách thu hút vốn đầu tư
đối với KKTCK Đồng Đăng- Lạng Sơn. Vì vậy đây là “khoảng trống” nghiên cứu mà
tác giả lựa chọn để làm luận văn của mình.

3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định khung nghiên cứu chính sách thu hút vốn đầu tư vào KKTCK.
- Phân tích thực trạng chính sách thu hút vốn đầu tư vào KKTCK Đồng
Đăng-Lạng Sơn, đánh giá chính sách theo các tiêu chí, chỉ ra thành công, hạn chế
của chính sách cùng nguyên nhân của các hạn chế.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư vào
KKTCK Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn, góp phần vào sự phát triển bền vững của
KKTCK này.


4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Chính sách thu hút vốn đầu tư vào KKTCK
Đồng Đăng- Lạng Sơn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu chính sách của chính quyền tỉnh
Lạng Sơn về thu hút vốn đầu tư vào KKTCK Đồng Đăng- Lạng Sơn với 4 nội
dung chủ yếu (như Khung nghiên cứu nêu dưới đây).
- Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
- Về thời gian: Số liệu phản ánh thực trạng giai đoạn 2015- 2017; đề xuất
giải pháp cho giai đoạn 2018-2022, tầm nhìn đến năm 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Khung nghiên cứu
Yếu tố ảnh
hưởng đến
chính sách
- Yếu tố thuộc
chính quyền tỉnh
- Yếu tố thuộc
doanh nghiệp và

nhà đầu tư
- Yếu tố môi
trường bên ngoài

Chính sách thu hút vốn
đầu tư vào KKTCK



- Thu hút vốn đầu tư thông
qua quy hoạch và xây dựng
kết cấu hạ tầng
- Thu hút vốn đầu tư thông
qua ưu đãi về tài chính
- Thu hút vốn đầu tư thông
qua xúc tiến đầu tư (tuyên
truyền, quảng bá, phát triển
dịch vụ)
- Thu hút vốn đầu tư thông qua
hỗ trợ thủ tục hành chính.

Mục tiêu của
chính sách



-Thu hút nhà đầu tư
có năng lực;
-Thu hút vốn đầu tư
vào các ngành, lĩnh

vực ưu tiên của tỉnh
-Nâng cao sự hài
lòng của các nhà đầu
tư;
-Tăng lượng vốn cam
kết và tỉ lệ giải ngân
VĐT

Nguồn: Tác giả xây dựng
5.2. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết về chính sách
thu hút vốn đầu tư vào KKTCK.
Bước 2: Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp và sơ cấp để phân tích thực trạng
chính sách thu hút vốn đầu tư vào KKTCK Đồng Đăng- Lạng Sơn giai đoạn
2015- 2017.


5
Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu của chính sách, các ưu điểm,
hạn chế của chính sách và nguyên nhân của những hạn chế.
Bước 4: Trên cơ sở phân tích và đánh giá chính sách, tác giả đề xuất một số
giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư vào KKTCK Đồng ĐăngLạng Sơn.
5.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn báo cáo, thống kê về tình
hình thu hút vốn của tỉnh, các văn bản chính sách thu hút vốn đầu tư của tỉnh
ban hành.
- Số liệu sơ cấp: Phỏng vấn 05 đối tượng là Lãnh đạo Ban Quản lý Khu
kinh tế của khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn và Lãnh đạo một số Sở ngành có liên
quan đến chính sách thu hút vốn đầu tư vào KKTCK. Mục đích phỏng vấn để có
thêm thông tin đánh giá khách quan về chính sách thu hút vốn đầu tư vào

KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn. Cụ thể gồm:
1. Nguyễn Kim Tiến - Giám đốc Sở Xây dựng Lạng Sơn
2. Hoàng Văn Quyết – Phó trưởng ban quản lý KKTCK Đồng Đăng- Lạng Sơn
3. Nguyễn Duy Anh- Phó giám đốc Sở Tài chính Lạng Sơn
4. Dương Thời Cán - Phó giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư
5. Phùng Thị Thanh Nga - Phó giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư
Thời gian thực hiện phỏng vấn: tháng 7/2018.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chính sách thu hút
vốn đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu.
Chương 2: Phân tích thực trạng chính sách thu hút vốn đầu tư vào Khu
kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn
đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn.


6

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU KINH TẾ
CƯA KHẨU
1.1. Khu kinh tế cửa khẩu và thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu
1.1.1. Khu kinh tế cửa khẩu
1.1.1.1 Khái niệm khu kinh tế cửa khẩu
Trước hết cần đi từ khái niệm khu kinh tế và khái niệm cửa khẩu.
Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt, với môi trường đầu
tư, kinh doanh thuận lợi và bình đẳng bao gồm các khu chức năng, các công trình hạ

tầng kỹ thuật - xã hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng, được hưởng các
chính sách ưu đãi, khuyến khích ổn định lâu dài và cơ chế quản lý thông thoáng tạo
điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư
phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Theo quy định, một khu kinh tế
phải có diện tích tối thiểu là 10.000ha (100km2).
Cửa khẩu được hiểu như là cửa ngõ của một quốc gia, là nơi diễn ra các hoạt
động xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và qua lại biên giới
quốc gia đối với người, phương tiện, hàng hoá và các tài sản khác. Có 3 loại cửa
khẩu: Cửa khẩu đường bộ được đặt ở các điểm nút giao thông trong nước thông với
nước ngoài; Cửu khẩu đường biển đặt tại các cảng biển; Cửu khẩu hàng không đặt
tại các sân bay quốc tế trong nước.
Khái niệm khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) được định nghĩa tại Điểm b
Khoản 7 Điều 2 Nghị định 82/2018/NĐ - CP như sau:
KKTCK là một không gian kinh tế xác định do Chính phủ hoặc Thủ
tướng quyết định thành lập, đó là một vùng lãnh thổ bao gồm một hoặc một số cửa
khẩu biên giới, có hoặc không có dân cư sinh sống và được áp dụng những cơ chế,
chính sách phát triển đặc thù, phù hợp với đặc điểm từng địa phương sở tại nhằm


×