Tải bản đầy đủ (.docx) (222 trang)

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT BỘ TIÊU CHÍ LỒNG GHÉP VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO CHÍNH SÁCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ, ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.83 MB, 222 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT BỘ TIÊU CHÍ LỒNG GHÉP VẤN ĐỀ
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO CHÍNH SÁCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU
KINH TẾ, ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO VÙNG
DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
MÃ SỐ: TNMT.2016.05.22

Cơ quan quản lý tổ chức chủ trì: Bộ tài nguyên và Môi trường
Tổ chức chủ trì: Cục Biến đổi khí hậu
Chủ nhiệm đề tài: Mai Kim Liên

HÀ NỘI - 2018


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT BỘ TIÊU CHÍ LỒNG GHÉP VẤN ĐỀ
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO CHÍNH SÁCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU
KINH TẾ, ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO VÙNG
DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
MÃ SỐ: TNMT.2016.05.22


Chủ nhiệm

Tổ chức chủ trì

ơ

Mai Kim Liên
TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG
VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
(ký tên và đóng dấu)

2


HÀ NỘI - 2018

3


MỤC LỤC

4


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
TT
1
2
3

4
5
6
7

Chữ viết tắt
BĐKH
CCKT
CĐCCKT
CNH
DHNTB
HĐH
PTBV

Nội dung - Ý nghĩa
Biến đổi khí hậu
Cơ cấu kinh tế
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế
Công nghiệp hóa
Duyên hải Nam Trung Bộ
Hiện đại hóa
Phát triển bền vững

5

Ghi chú


DANH MỤC BẢNG


6


DANH MỤC HÌNH

7


DANH MỤC PHỤ LỤC

8


DANH SÁCH CÁC CÁ NHÂN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

TT

Họ và tên,

Chức danh

học hàm học vị

nghiên cứu nhiệm vụ

Tổ chức công tác

Chủ nhiệm

Cục Biến đổi khí

hậu

Thư ký

Cục Biến đổi khí
hậu

Đỗ Huy Dương, Tiến sỹ

Thành viên chính

Tổng cục Khí
tượng Thủy văn

4

Lê Minh Nhật, Tiến sĩ

Thành viên chính

Tổng cục Phòng,
Chống thiên tai

5

Nguyễn Tiến Thành, Tiến sĩ

Thành viên chính

Trường ĐH

TNMT HN

6

Lưu Đức Dũng, Tiến sĩ

Thành viên chính

Viện Khoa học tài
nguyên nước

7

Trần Tiến Dũng, Thạc sỹ

Thành viên chính

Cục Biến đổi khí
hậu

8

Phạm Thị Trà My, Thạc sỹ

Thành viên chính

Cục Biến đổi khí
hậu

9


Nguyễn Bùi Phong, Thạc sỹ

Thành viên chính

Viện Khoa học
KTTV và BĐKH

10

Lê Thị Mai Thanh, Thạc sỹ

Thành viên chính

Cục Biến đổi khí
hậu

1

Mai Kim Liên, Thạc sỹ

2

Nguyễn Diệu Huyền, Thạc sỹ

3

9



THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Nghiên cứu đề xuất Bộ tiêu chí lồng ghép vấn đề BĐKH vào chính
sách CĐCCKT, đảm bảo PTBV cho vùng DHNTB
- Mã số: TNMT.2016.05.12
- Chủ nhiệm đề tài: Mai Kim Liên
- Tổ chức chủ trì: Cục Biến đổi khí hậu
- Thời gian thực hiện: 2016-2018

10


2. Mục tiêu:
- Tổng hợp, đánh giá được tác động của BĐKH tới các chỉ tiêu PTBV của các
ngành kinh tế, từ đó xác định được nhu cầu xây dựng các cơ chế, chính sách
CĐCCKT nhằm ứng phó với BĐKH tại các tỉnh DHNTB;
- Xây dựng được bộ tiêu chí lồng ghép vấn đề BĐKH vào quá trình xây dựng
và thực hiện chính sách, kế hoạch CĐCCKT, đảm bảo PTBV cho các tỉnh vùng
DHNTB;
- Đề xuất được các giải pháp CĐCCKT cho các địa phương DHNTB nhằm
ứng phó hiệu quả với BĐKH, đảm bảo PTBV.
3. Tính mới và sáng tạo:
Hiện nay, tại Việt Nam nhiều đơn vị đã đề xuất lồng ghép các hoạt động ứng
phó với biến đổi khí hậu vào các vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển của địa phương nhằm giúp cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật và các tổ
chức dân sự địa phương có một phương pháp tiếp cận mới trong ứng phó với biến
đổi khí hậu. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên, có một đề tài đã đề xuất ra bộ tiêu chí
lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đảm
bảo phát triển bền vững cho một vùng hoặc một địa phương. Nếu xây dựng được
bộ tiêu chí này, sẽ hình thành được cơ sở để đánh giá chất lượng, mức độ, hiệu

quả, khả năng, tuân thủ các quy tắc và quy định, kết quả cuối cùng và tính bền
vững của các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu trong chuyển đổi cơ cấu
kinh tế tại các địa phương.
4. Kết quả nghiên cứu:
Đã thu thập bổ sung tài liệu, số liệu liên quan đến nghiên cứu của đề tài;
Đánh giá hiệu quả của các cơ chế, chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế các
địa phương đã tiến hành thực hiện trong thời gian qua nhằm ứng phó với biến đổi
khí hậu đối với các lĩnh vực;

11


Đánh giá tổng quan tác động của biến đổi khí hậu đến khả năng đạt được chỉ
tiêu phát triển của các ngành kinh tế tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ;
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến một số ngành
kinh tế (Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản; Ngành công nghiệp, xây dựng; Ngành
dịch vụ);
Đã xây dựng được bộ tiêu chí lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào quá
trình xây dựng, thực hiện các chính sách, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế,
đảm bảo phát triển bền vững cho vùng duyên hải Nam Trung Bộ;
Đã xây dựng sổ tay hướng dẫn lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào quá
trình xây dựng và thực hiện chính sách, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế tại địa
phương
Báo cáo kết quả áp dụng thử nghiệm bộ tiêu chí lồng ghép vấn đề biến đổi

khí hậu vào quá trình xây dựng và thực hiện các chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế,
đảm bảo phát triển bền vững cho một địa phương thuộc khu vực duyên hải Nam Trung
Bộ.

5. Sản phẩm:

- Bộ số liệu, tài liệu phục vụ nghiên cứu và kịch bản biến đổi khí hậu và nước
biển dâng được cập nhật;
- Bộ tiêu chí lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào quá trình xây dựng, thực
hiện các chính sách, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đảm bảo phát triển bền
vững cho vùng duyên hải Nam Trung Bộ;
- Báo cáo kết quả áp dụng thử nghiệm bộ tiêu chí lồng ghép vấn đề biến đổi
khí hậu vào quá trình xây dựng và thực hiện các chính sách chuyển đổi cơ cấu
kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững cho một địa phương thuộc khu vực duyên hải
Nam Trung Bộ;
- 04 bài báo đăng trên Tạp chí Khí tượng Thủy văn;
- Hỗ trợ đào tạo: 02 thạc sỹ; 01 nghiên cứu sinh.
12


6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang
lại của kết quả nghiên cứu:
6.1. Phương thức chuyển giao:
- Sản phẩm của đề tài có thể chuyển giao từng phần hoặc toàn bộ cho các đơn
vị có nhu cầu và có khả năng đáp ứng được yêu cầu về nhân lực,thiết bị.
- Phương thức chuyển giao kết quả của đề tài bằng các hình thức hội thảo,
hoặc chuyển giao có đào tạo đến các sở, ban ngành địa phương: báo cáo tổng kết;
Bộ tiêu chí lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào quá trình xây dựng, thực hiện
các chính sách, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững
cho vùng duyên hải Nam Trung Bộ; Sổ tay hướng dẫn.
6.2. Địa chỉ ứng dụng
- Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu;
- Sở Tài nguyên và Môi trường 05 tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ gồm:
Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận
6.3 Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:
6.3.1. Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan

Cung cấp phương pháp luận và kết quả của việc xây dựng bộ tiêu chí lồng
ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào quá trình xây dựng, thực hiện các chính sách, kế
hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững cho vùng duyên hải
Nam Trung Bộ.
6.3.2. Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu
- Giúp các nhà hoạch định chính sách và ra quyết định hiểu và giải quyết các
tác động dự kiến của BĐKH liên quan đến các hệ thống môi trường, xã hội, và
kinh tế.
- Nâng cao năng lực của cán bộ các cấp về quản lý về biến đổi khí hậu và
phát triển bền vững.

13


6.3.3. Đối với kinh tế - xã hội và môi trường
Việc xây dựng bộ tiêu chí lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào quá trình
xây dựng, thực hiện các chính sách, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đảm bảo
phát triển bền vững cho vùng duyên hải Nam Trung Bộ sẽ mang lại các lợi ích
như: Cung cấp một khuôn khổ để xây dựng và củng cố mối liên kết giữa các
ngành và các cấp địa phương, thông qua đó để theo dõi và đánh giá quá trình thực
hiện các giải pháp ứng phó với BĐKH.

14


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Biến đổi khí hậu (BĐKH) Trái đất đang là một trong các nguy cơ lớn đe doạ
sự phát triển bền vững (PTBV) của Loài người. Chính vì vậy, Hội nghị Thượng
đỉnh Trái đất (Hội nghị Rio-92) đã thông qua Công ước khung về BĐKH vào năm

1992. Tiếp đó, năm 1997, Nghị định thư Kyoto đã thống nhất một trong các cơ chế
giảm nhẹ BĐKH – Cơ chế phát triển sạch. Các hội nghị các bên liên quan COP
cuối cùng đi đến Thoả thuận BĐKH Paris – COP 21 vào năm 2015, với cơ chế
chính để ứng phó với BĐKH là Cam kết tự nguyện quốc gia (NDC) ứng phó
BĐKH.
Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên Thế giới phải đối mặt với các tác
động tiêu cực về BĐKH. Đồng thời với việc thực hiện Cam kết tự nguyện quốc
gia ứng phó với BĐKH của mình, Việt Nam đang quan tâm đến xây dựng cơ cấu
kinh tế ứng phó có hiệu quả với các tác động của BĐKH. Đối với một nước nông
nghiệp truyền thống, đang trong giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ từ cơ cấu kinh tế
chủ đạo là nông nghiệp sang cơ cấu kinh tế Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp.
Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế (CĐCCKT) bắt đầu một cách tự phát của
những người nông dân trực tiếp đối mặt với các tác động của BĐKH đang được hỗ
trợ và thúc đẩy một cách tích cực của Nhà nước bởi chiến lược, chính sách và cơ
chế ứng phó với BĐKH. Do vậy, đã hình thành các khái niệm và chính sách: Lồng
ghép BĐKH vào phát triển kinh tế xã hội; CĐCCKT ứng phó với BĐKH trong
nhiều ngành, nhiều địa phương ở khắp cả nước.
Nam Trung Bộ (DHNTB), gồm năm tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà,
Ninh Thuận và Bình Thuận là vùng vốn có khí hậu khô nóng nhất cả nước, là một
trong các vùng chịu tác động tiêu cực mạnh mẽ của BĐKH; đồng thời còn tiềm ẩn
nhiều khó khăn khác về kinh tế xã hội; như: sản xuất còn manh mún; cơ sở hạ
tầng cho các ngành kinh tế còn yếu và thiếu vốn đầu tư phát triển quy mô lớn; chất
lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng phát triển các ngành kinh tế theo hướng hiện
đại; các nguồn tài nguyên và lợi thế địa phương chưa được tận dụng và phát huy;
tính liên kết vùng trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá còn lỏng lẻo. Do vậy, vấn đề
CĐCCKT của Vùng DHNTB và đặc biệt là năm tỉnh Nam Trung Bộ đang được
các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương quan tâm. Đối với vùng này,
yêu cầu ứng phó với BĐKH không chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá việc lồng ghép
BĐKH vào phát triển kinh tế xã hội mà còn đòi hỏi cụ thể đánh giá việc lồng ghép
BĐKH vào quá trình CĐCCKT.


15


Trên Thế giới và ở nước ta, đã có các nghiên cứu về xây dựng các bộ chỉ thị:
tổn thương BĐKH, thích ứng với BĐKH; cũng như tiêu chí CĐCCKT ứng phó
với BĐKH. Tuy nhiên, việc cần thiết và quan trọng là đánh giá được các hành
động lồng ghép và hiệu quả của quá trình lồng ghép BĐKH vào quá trình
CĐCCKT vùng chưa có một thang đo dưới dạng bộ tiêu chí. Đề tài “Nghiên cứu
đề xuất Bộ tiêu chí lồng ghép vấn đề BĐKH vào chính sách CĐCCKT, đảm bảo
PTBV cho vùng DHNTB”, trước hết là năm tỉnh Nam Trung Bộ được thực hiện
nhằm gỡ bỏ sự thiếu hụt trong các nghiên cứu ứng phó BĐKH của nước ta.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Tổng hợp, đánh giá được tác động của BĐKH tới các chỉ tiêu PTBV của các
ngành kinh tế, từ đó xác định được nhu cầu xây dựng các cơ chế, chính sách
CĐCCKT nhằm ứng phó với BĐKH tại các tỉnh DHNTB;
- Xây dựng được bộ tiêu chí lồng ghép vấn đề BĐKH vào quá trình xây dựng
và thực hiện chính sách, kế hoạch CĐCCKT, đảm bảo PTBV cho các tỉnh vùng
DHNTB;
- Đề xuất được các giải pháp CĐCCKT cho các địa phương DHNTB nhằm
ứng phó hiệu quả với BĐKH, đảm bảo PTBV.
3. PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Phạm vi đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là cơ cấu kinh tế và CĐCCKT
ứng phó với BĐKH; bao gồm: cơ cấu kinh tế nông nghiệp – lâm – ngư nghiệp;
công nghiệp; dịch vụ; vấn đề BĐKH và tác động của BĐKH; quá trình CĐCCKT
ứng phó với BĐKH trong những năm gần đây; bộ tiêu chí lồng ghép vấn đề
BĐKH vào chính sách CĐCCKT vùng và địa phương (cấp tỉnh).
Phạm vi không gian nghiên cứu là toàn bộ Vùng DHNTB bao gồm 5 tỉnh khó
khăn nhất của Vùng là: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình
Thuận.

Phạm vi thời gian nghiên cứu là khoảng thời gian bắt đầu có sự CĐCCKT mà
nhóm thực hiện có thể tiếp cận được, tức là khoảng 15 năm gần đây.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Nội dung 1: Thu thập bổ sung tài liệu, số liệu liên quan đến nghiên cứu của đề
tài;
Nội dung 2: Đánh giá hiệu quả của các cơ chế, chính sách CĐCCKT các địa
phương đã tiến hành thực hiện trong thời gian qua nhằm ứng phó với BĐKH đối
với các lĩnh vực;

16


Nội dung 3: Đánh giá tổng quan tác động của BĐKH đến khả năng đạt được
chỉ tiêu phát triển của các ngành kinh tế tại các tỉnh DHNTB;
Nội dung 4: Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng đến một số
ngành kinh tế (Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản; Ngành công nghiệp, xây dựng;
Ngành dịch vụ);
Nội dung 5: Xây dựng bộ tiêu chí lồng ghép vấn đề BĐKH vào quá trình xây
dựng và thực hiện các chính sách CĐCCKT, đảm bảo PTBV cho vùng DHNTB;
Nội dung 6: Đề xuất các giải pháp CĐCCKT cho các địa phương DHNTB
nhằm ứng phó hiệu quả với BĐKH, đảm bảo PTBV.
5. THỜI GIAN VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
- Thời gian thực hiện: 2016-2018
- Kinh phí thực hiện: 1.907.000.000 (Một tỷ chín trăm linh bảy triệu đồng).
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
6.1. Ý nghĩa khoa học:
Đề tài lần đầu tiên đánh giá tổng hợp được các tác động của BĐKH tới các
mục tiêu PTBV một Vùng kinh tế (Vùng DHNTB, trước hết là các tỉnh Bình Định,
Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận) chịu tác động mạnh mẽ của
BĐKH và xây dựng được Bộ tiêu chí đánh giá được quá trình Lồng ghép BĐKH

vào chính sách CĐCCKT ứng phó với BĐKH.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Bên cạnh việc đề xuất được các giải pháp cần thiết phục vụ cho quá trình
CĐCCKT Vùng DHNTB ứng phó với BĐKH, Bộ tiêu chí “lồng ghép vấn đề
BĐKH vào chính sách trong quá trình CĐCCKT” đã được biên soạn; tạo ra cơ sở
để đánh giá định lượng các việc xây dựng chính sách lồng ghép BĐKH vào
CĐCCKT và hệ quả của các chính sách đó của các cấp chính quyền từ Trung ương
đến địa phương (cấp tỉnh) trong việc ứng phó với BĐKH.
7. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, báo cáo tổng kết kết quả nghiên cứu
của đề tài được bố cục thành 3 chương:
Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Chương 2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Ảnh hưởng của BĐKH tới cơ cấu kinh tế và đề xuất bộ tiêu chí
lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào quá trình CĐCCKT cho các tỉnh Nam
Trung Bộ
17


18


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ CHUYỂN
ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (1991) thì “phát triển kinh tế là sự
tăng bền vững về các tiêu chuẩn sống bao gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức
khỏe và bảo vệ môi trường”; cũng theo quan điểm của Ngân hàng Thế giới (1992)
trong cuốn Phát triển và môi trường thì “phát triển kinh tế là nâng cao phúc lợi của

nhân dân, nâng cao tiêu chuẩn sống và cải tiến giáo dục, sức khỏe v bình đẳng về
cơ hội”. Tác giả E.Wayne Nafziger thì cho rằng “phát triển kinh tế là sự tăng
trưởng kinh tế kèm theo những thay đổi về phân phối sản lượng và cơ cấu kinh
tế”. Về cơ bản phát triển kinh tế bao gồm ba nội dung cơ bản lần lượt là: (1) tăng
tổng sản phẩm quốc dân và thu nhập quốc dân tính theo đầu người trong một giai
đoạn nào đó; (2) sự CĐCCKT theo hướng tích cực; (3) tăng thu nhập thực tế, phân
phối đồng đều hơn, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống. Mục tiêu của tất cả các
quốc gia, địa phương, vùng lãnh thổ không chỉ tập trung vào phát triển kinh tế mà
cơ bản hơn là phát triển kinh tế bền vững. Như vậy, CĐCCKT là một nội dung của
phát triển kinh tế.
CĐCCKT được David Ricardo nhắc đến như sự chuyển dịch thương mại tự do
để phát huy lợi thế so sánh của các nguồn lực (các lợi thế so sánh về nguồn lực lao
động và về nguồn tài nguyên thiên nhiên) (Ruffin 2002). Theo Richardo, mỗi khu
vực sẽ phát huy lợi thế riêng của mình để tạo lên các trung tâm kinh tế lớn. Như
vậy, các nước giàu tài nguyên có thể phát triển kinh tế PTKT bằng cách xuất khẩu
nguyên liệu thô (Hollander, 1979). Tuy nhiên vào thập niên 1940, giới nghiên cứu
kinh tế học ở Mỹ Latinh cho rằng thuyết thương mại tự do để phát huy lợi thế so
sánh cho phát triển kinh tế theo lý luận của David Ricardo không phù hợp nữa
(Murray, 1977). Theo các nhà kinh tế học Mỹ Latinh, Ricardo đưa ra thuyết đó vì
nước Anh không có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nông nghiệp, song có lợi
thế về khu vực chế tạo; và vì vậy nước Anh cần theo đuổi thương mại tự do để có
thể nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu hàng chế tạo (Scott and Pearse, 1992).
Các nhà kinh tế học Mỹ Latin chủ trương rằng: muốn phát triển kinh tế thì phải
CĐCCKT theo hướng giảm dần tỷ trọng của khu vực sơ khai (nông, lâm, ngư
nghiệp và khai thác khoáng sản) và tăng dần tỷ trọng của khu vực chế tạo và khu
vực dịch vụ. Trong quá trình chuyển đổi đó, công nghệ là thiết yếu chứ không phải
các nguồn lực tự nhiên hay nguồn lực lao động (Helpman, 1998). Quan sát mô
19



hình phát triển kinh tế của nước Đức ở đầu thế kỷ XX, trong khi nông nghiệp đang
là khu vực chủ đạo của nền kinh tế, thì công nghiệp nặng đã được ưu tiên phát
triển làm động lực cho công nghiệp hóa. Các nhà kinh tế học theo trường phái cơ
cấu chủ trương rằng phát triển kinh tế cần có sự can thiệp của Nhà nước
(Shionoya, 2002).
Tác giả Jeffrey D. Sachs - Giám đốc Viện Trái đất thuộc Đại học Columbia, cố
vấn đặc biệt của Tổng thư ký Liên Hợp quốc Ba Ki – Moon về các Mục tiêu phát
triển thiên nhiên kỷ (MDGs), đã phác họa bức tranh hiện thực thế giới ngày nay,
đồng thời đưa ra nhiều giải pháp hợp lý cũng như các dự đoán xác thực dựa trên
các dữ liệu minh họa cụ thể. Tác giả đã chỉ ra, hành tinh đông đúc đã đẩy hệ thống
kinh tế toàn cầu vào khủng hoảng về tính bền vững. Ở các khu vực khác nhau trên
thế giới, những thay đổi ngày càng sâu sắc hơn. Ý tưởng các quốc gia – dân tộc
cạnh tranh để giàn quyền lực, các nguồn lực và các thị trường đã trở nên lỗi thời
trên một số khía cạnh quan trọng. Thay vào đó, tác giả đã nhấn mạnh vấn đề hợp
tác toàn cầu là giải pháp quan trọng nhất và khó khăn nhất để giải quyết các thách
thức toàn cầu vì sự thịnh vượng chung cho nhân loại, bảo đảm tính bền vững cho
môi trường và các hệ sinh thái.
A.Lewis với học thuyết “Mô hình nhị nguyên” để giải quyết những bất cập của
các nước đang phát triển (Lewis 1984). Theo ông nên chuyển số lao động dư thừa
trong nông nghiệp sang các ngành hiện đại của khu vực công nghiệp thành thị do
hệ thống tư bản nước ngoài đầu tư vào các nước lạc hậu. Quá trình này sẽ tạo điều
kiện cho nền kinh tế phát triển. Như vậy, việc chuyển đổi lao động từ khu vực
nông nghiệp sang khu vực công nghiệp có hai tác dụng: Một là, chuyển bớt lao
động ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp (có năng suất lao động thấp hơn các ngành
khác), chỉ để lại lượng lao động đủ để tạo ra sản lượng cố định, từ đó nâng cao sản
lượng theo đầu người; Hai là, việc di chuyển này sẽ làm tăng lợi nhuận trong lĩnh
vực công nghiệp, tạo điều kiện nâng cao mức tăng trưởng và phát triển kinh tế nói
chung. Lý thuyết này có nhiều tích cực đối với các quốc gia mới chuyển đổi hay
các quốc gia nghèo, đang phát triển, nhưng về lâu dài, điều này sẽ không phù hợp,
bởi dần dần sự san bằng thu nhập và sự phát triển tương đối cân bằng giữa các

quốc gia sẽ diễn ra. Ngoài ra, việc chuyển lao động nông nghiệp sang công nghiệp
nếu không có kế hoạch sẽ dẫn tới làm suy giảm năng suất và sản lượng nông
nghiệp, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh, an toàn lương thực (Sachs, Warner,
Åslund and Fischer, 1995 & Lewis, 2013). Hơn nữa, việc CĐCCKT sang hướng
công nghiệp hóa ở một số nước đang phát triển đã gây ra những thách thức về bảo
vệ môi trường. Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía

20


cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải
tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo.
Đến năm 1972 tại Stockholm, Hội nghị của Liên hợp quốc về Môi trường con
người, tầm quan trọng của vấn đề môi trường mới chính thức được thừa nhận.
Trong những năm 1980s, bằng chứng khoa học về những hiểm họa môi trường và
hiện thượng nóng lên toàn cầu đã được đưa ra, dẫn đến sự quan tâm chung ngày
càng tăng của loài người về vấn đề môi trường, đặc biệt là sự thay đổi về khí hậu
(Sneddon, Howarth and Norgaard, 2006). Năm 1987, hoạt động của Ủy ban Môi
trường và Phát triển Thế giới trở nên nóng bỏng khi xuất bản báo cáo có tựa đề
“Tương lai của chúng ta” (thường được gọi là Báo cáo Brundtland). Bản báo cáo
này lần đầu tiên công bố chính thức thuật ngữ “PTBV”, sự định nghĩa cũng như
một cái nhìn mới về cách hoạch định các chiến lược phát triển lâu dài. Bàn đến
PTBV, người ta hay nhắc đến một định nghĩa của báo cáo Brundtland (1987), đó
là“PTBV là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến
khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Định nghĩa này ngắn gọn, dễ
hiểu, nhưng lại rất khó phân tích dưới góc độ của những nội dung cấu thành của
quá trình phát triển, trong đó có CĐCCKT, nhất là về mặt kinh tế chính trị. Những
nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới những năm 1990 cho rằng quá trình phát triển
kinh tế bao gồm các giai đoạn nghèo đói, công nghiệp hóa, phát triển tiêu thụ.
Đằng sau sự phát triển kinh tế là mối quan hệ khăng khít giữa tăng trưởng kinh tế

với CĐCCKT. Vì vậy, nếu không có chiến lược PTBV thì mâu thuẫn giữa phát
triển kinh tế và bảo vệ môi trường hay mâu thuẫn giữa CĐCCKT và bảo vệ môi
trường sẽ không thể giải quyết được.
Trong Học thuyết kinh tế cơ cấu mới: Cơ sở để xem xét lại sự phát triển và
chính sách của tác giả Justin Yifu Lin - The World Bank, 2012. Tác phẩm trình bày
quá trình tiến hoá của tư duy về phát triển, những luận cứ của lý thuyết kinh tế cơ
cấu mới. So sánh những dự báo từ lý thuyết kinh tế cơ cấu với thực tế trong Báo
cáo tăng trưởng năm 2008 của Uỷ ban về Tăng trưởng và Phát triển. Xác định và
hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng cùng vai trò của nhà nước trong động lực thay đổi cơ
cấu kinh tế (Lin, 2012).
Tóm lại, các nghiên cứu trong rất nhiều các tài liệu khoa học đã công bố đến
nay đã đề cập khá sâu sắc, toàn diện về CĐCCKT như một quá trình vận động phổ
biến của các nền kinh tế. Hơn thế nữa, dù đã có nhiều hệ thống các chỉ số mang
tính cảnh báo và dự báo, thì những cuộc khủng hoảng lớn nhỏ vẫn đang tiếp tục
diễn ra, mà trong đó CCKT bất hợp lý, không bảo đảm tính bền vững của phát
triển vẫn là một trong số các nguyên nhân chính. Từ đây đặt ra vấn đề phải phát
21


triển kinh tế để không gây những ảnh hưởng xấu đến môi trường cho các thế hệ
mai sau, mà một trong những vấn đề lớn cần phải giải quyết đó chính là CĐCCKT
để bảo vệ môi trường.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, vấn đề CCKT và CĐCCKT đã được đề cập trong khá nhiều trong
các văn kiện của Đảng, các tài liệu khoa học, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh
CNH, HĐH. Đại hội XI của Đảng ta đã đưa vào Nghị quyết Đại hội những nội
hàm rộng, gắn kết chặt chẽ hợp lý, hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi
trường. Đảng ta khẳng định: Đẩy mạnh CĐCCKT, chuyển đổi mô hình tăng
trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là yêu cầu ưu tiên hàng
đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức; tăng trưởng

kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; phát triển kinh
tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó
với BĐKH.
Tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm,
mũi nhọn ở Việt Nam do Đỗ Hoài Nam chủ biên (1996) là kết quả của Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KX.03.19 "Những biện pháp kinh tế, tổ chức
chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng
điểm, mũi nhọn ở Việt Nam” do Đỗ Hoài Nam chủ nhiệm, thuộc Chương trình
Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước KX.03 “Đổi mới và hoàn thiện các chính sách
kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế”, thực hiện trong giai đoạn 1991-1995. Công
trình nghiên cứu đã tổng kết và bình luận một cách sâu sắc một số lý thuyết về
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Nghiên cứu đã chỉ ra những tiêu chí có tính chủ
đạo để xác định ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình phát triển kinh tế, đó là
định hướng kỹ thuât, công nghệ hiện đại, định hướng xuất khẩu, định hướng sử
dụng lợi thế so sánh và chỉ số ICOR thấp.
Sách “Các nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong
thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam” do Bùi Tất Thắng chủ biên (1997), là kết
quả của Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng
tới quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa ở
Việt Nam” thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia (nay là Viện
Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam). Các tác giả đã phân tích các nhân tổ kinh tế
quốc tế ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp
hóa, các lợi thế so sánh và tác động của các nguồn lực đối với sự chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam.
22


Tác giả Phan Công Nghĩa trong quyển “Cơ cấu kinh tế, CĐCCKT và nghiên
cứu thống kê cơ cấu kinh tế, CĐCCKT” đã nêu những vấn đề lý luận, phương

pháp luận nghiên cứu thống kê cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông
nghiệp - nông thôn Việt Nam nói riêng, cụ thể theo thành phần kinh tế, hình thức
tổ chức sản xuất và chuyển đổi theo hướng CNH, HĐH đất nước.
Đề tài nghiên cứu khoa học Luận cứ khoa học và kiến nghị những giải pháp
đồng bộ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, vùng, thành phần trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa do Ngô Đình Giao thực hiện đã nêu lên việc
đẩy mạnh xuất khẩu là phương hướng cơ bản và ưu tiên trong CĐCCKT trong quá
trình CNH, HĐH, từ đó xây dựng các tiêu chí lựa chọn các ngành kinh tế trọng
điểm và ngành kinh tế mũi nhọn trong giai đoạn đến năm 2010. Đề tài đánh giá
cao vị trí và vai trò của vùng ven biển trong phát triển kinh tế.
Tác giả Nguyễn Văn Bằng (2002) trong Luận án Tiến sĩ “Chuyển dịch CCKT
nông thôn Bắc Trung Bộ theo hướng CNH, HĐH” đã phân tích sự cần thiết
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn Bắc Trung Bộ những năm qua. Phương hướng, giải pháp đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc Trung Bộ theo hướng CNH, HĐH.
Tác giả Mai Thị Trúc Ngân (2003) trong Luận án Tiến sĩ kinh tế “Các giải
pháp tăng cường tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ở Việt Nam” đã phân tích vai trò của tín dụng trung dài hạn trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam, thực trạng hoạt động và các giải pháp tăng
cường tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở Việt Nam.
Trong tác phẩm “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu
đầu thế kỷ 21” xuất bản năm 2004, tác giả Nguyễn Trần Quế đã trình bày khá đầy
đủ quá trình CĐCCKT ở Việt Nam đầu thế kỷ 21. Khái niệm, thực trạng và giải
pháp cho CĐCCKT theo ngành, thành phần kinh tế và cơ cấu vùng.
Trong những năm 2005 đến 2007, Ngô Doãn Vịnh và các đồng nghiệp đã có
nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến CCKT và CĐCCKT, như: “Bàn về phát
triển kinh tế - nghiên cứu con đường dẫn tới giàu sang” (Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, 2005), “Những vấn đề chủ yếu về kinh tế phát triển” (Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, 2006), “Bàn về cải tiến cơ cấu nền kinh tế Việt Nam” (Nhà

xuất bản Chính trị Quốc gia, 2007). Các công trình này đưa ra những quan điểm,
đặc điểm, tính chất, các yếu tố tác động đến CCKT, CĐCCKT trên cơ sở từ kinh
nghiệm nghiên cứu chiến lược, quy hoạch và tổng kết thực tiễn quá trình
CĐCCKT ở nước ta.
23


“Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam” do Bùi Tất Thắng chủ biên
(2006), là kết quả của Đề tài KX.02.05 “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” do Bùi Tất Thắng chủ nhiệm, thuộc
Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KX.02 “Công nghiệp hóa, hiện
đại hóa theo định hướng XHCN: con đường và bước đi” (2001- 2005). Nghiên
cứu đi sâu phân tích các nhân tố mới ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế ở Việt Nam hiện nay, đồng thời với điểm xuất phát mới của kinh tế Việt
Nam đặt ra tính khẩn thiết của nhu cầu rút ngắn quá trình công nghiệp hóa.
Trong Luận án Tiến sĩ “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm PTBV của
vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ - Việt Nam”, của Tạ Đình Thi (2007), tác giả đã
xây dựng cơ sở lý luận chuyển dịch CCKT, lý thuyết về PTBV, luận giải cơ sở
khoa học cho vấn đề chuyển dịch CCKT theo định hướng PTBV. Trên cơ sở đó,
tác giả đã đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ Việt Nam. Luận án đã đánh giá CCKT của vùng trong thời gian vừa qua đã có sự
chuyển dịch khá rõ nét theo hướng CNH, HĐH và chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế. Tuy vậy Luận án cũng chỉ ra một số vấn đề trong chuyển dịch CCKT vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đó là chuyển dịch CCKT chưa đảm bảo sự bền vững
trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Chuyển dịch CCKT chưa hợp lý cũng
đã làm gia tăng nguy cơ, mức độ ô nhiễm, suy thoái môi trường, nhất là ở các đô
thị, khu công nghiệp. Trong quá trình hình thành CCKT mới, việc lựa chọn các
ngành, các sản phẩm có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao chưa được đặt ra
đúng tầm và thỏa đáng. Vấn đề môi trường của các làng nghề hết sức nan giải. Tác
giả nhấn mạnh, những vấn đề xã hội, môi trường sẽ tác động trở lại quá trình phát
triển kinh tế. Nếu không có các biện pháp tích cực, kịp thời thì không thể bảo đảm

sự chuyển dịch CCKT vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ trên quan điểm PTBV.
Nghiên cứu về cải cách CCKT và tái cấu trúc nền kinh tế, học giả Vũ Minh
Khương (năm 2009) thông qua bài viết “Cải cách kinh tế và những thành tựu:
nghiên cứu so sánh giữa Việt Nam và Trung Quốc” đã làm rõ khái niệm cải cách
cơ cấu. Tâm điểm của cải cách cơ cấu là tăng năng suất, được đo bằng giá trị gia
tăng tạo ra trên mỗi đơn vị nguồn lực. Đây là một trong những mục tiêu rất quan
trọng của CĐCCKT là tăng năng suất lao động.
Cũng trong năm 2009, tác giả Trần Anh Phương có bài viết “Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế - thực trạng và những vấn đề đặt ra”, đăng trên Tạp chí Cộng sản số
1(169). Bài viết đã phản ảnh sự CĐCCKT Việt Nam theo hướng CNH, HĐH sau
hơn 20 năm đổi mới, thể hiện cụ thể trong cơ cấu các thành phần kinh tế, cơ cấu
vùng kinh tế, sự CĐCCKT tích cực theo hướng mở cửa, hội nhập và kinh tế toàn
24


cầu. Tuy vậy, bài viết cũng chỉ ra một số hạn chế, bất cập của chuyển dịch cơ cấu
Việt Nam như: tốc độ CĐCCKT còn chậm và chất lượng chưa cao, ngành công
nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng yếu tố hiện đại trong toàn ngành chưa
được quan tâm đúng mức. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP giảm liên tục trong những
năm gần đây. Những ngành dịch vụ có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao
như dịch vụ tài chính - tín dụng, dịch vụ tư vấn chậm phát triển. Một số ngành có
tính chất động lực như giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, tính chất xã hội
hoá còn thấp, chủ yếu dựa vào nguồn vốn của Nhà nước.
Trong chuyên khảo “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng PTBV ở Việt
Nam” (NXB Chính trị Quốc gia, 2010) PGS.TS Phạm Thị Khanh đã chỉ rõ chuyển
dịch CCKT là một yêu cầu cấp bách trong phát triển nền kinh tế quốc dân, các
nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCKT theo hướng PTBV, kinh nghiệm của
một số nước Châu Á và bài học rút ra đối với Việt Nam; từ đó khái quát chung về
chủ trương, chính sách, thực trạng và đánh giá chung về chuyển dịch CCKT theo
hướng PTBV ở Việt Nam trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra quan điểm và giải pháp

chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKT theo hướng PTBV ở Việt Nam. Tuy
nghiên cứu này đã đề cập khá toàn diện vấn đề chuyển dịch CCKT và gắn vấn đề
đó với PTBV, nhưng cũng mới chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh kinh tế, mà chưa đề
cập đến hai khia cạnh xã hội và môi trường của quá trình chuyển dịch CCKT. Hơn
nữa, bối cảnh ra đời của cuốn sách đã chưa cập nhật những diễn biến nhanh chóng
của cục diện kinh tế thế giới hậu khủng hoảng tài chính - kinh tế năm 2007, cũng
như những bất cập nội tại của nền kinh tế Việt Nam bộc lộ trong quá trình ứng phó
với những tác động tiêu cực từ khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới.
Trong Luận án Tiến sĩ kinh tế “Phương hướng và giải pháp chuyển dịch CCKT
ngành vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thời kỳ đến năm 2020”, tác giả Đỗ
Mạnh Khởi (2010) đã phân tích, đánh giá thực trạng về CĐCCKT ngành của vùng
Trung du và miền núi Bắc Bộ thời kỳ từ 1997-2008. Xác định quan điểm, phương
hướng và giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy quá trình này đến năm 2020.
Sách “Chuyển dịch CCKT, mô hình tăng trưởng kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh và Việt Nam theo hướng cạnh tranh đến năm 2020” do Lương Minh Cừ,
Đào Duy Huân, Phạm Đức Hải làm chủ biên. Trong tài liệu dày 423 trang này,
nhóm nghiên cứu đã giới thiệu khái quát những vấn đề cơ bản về lý luận và thực
tiễn của cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay. Qua đó,
nghiên cứu về cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh theo hướng cạnh tranh: đánh giá hiện trạng và giải pháp, chuyển đổi khu vực
kinh tế và mô hình kinh tế nông nghiệp - nông thôn, tái cấu trúc doanh nghiệp.
25


×