Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.03 KB, 97 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
VỤ THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI, TÂY Á, NAM Á
*
*

*

CÔNG TÁC THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI, TÂY Á, NAM Á
(Tài liệu Hội nghị Tham tán Thương mại)

Tp Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2011
1


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN I: CÁC BÁO CÁO CHUNG

1

1. Thực hiện kế hoạch công tác của Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á

2

2. Công tác Thị trường khu vực Châu Phi, Tây Á, Nam Á

12

3. Công tác Thương vụ khu vực Châu Phi, Tây Á, Nam Á


25

PHẦN II: THAM LUẬN TẠI HỘI NGHỊ THAM TÁN THƯƠNG MẠI

30

1. Tham luận của Thương vụ Ai Cập

31

2. Tham luận của Thương vụ An-giê-ri

33

3. Tham luận của Thương vụ Ma-rốc

43

4. Tham luận của Thương vụ Nam Phi

46

5. Tham luận của Thương vụ Ni-giê-ria

50

6. Tham luận của Thương vụ Ả-rập Xê-út

60


7. Tham luận của Thương vụ I-ran

64

8. Tham luận của Thương vụ Ít-xra-en

67

9. Tham luận của Thương vụ Thổ Nhĩ Kỳ

71

10. Tham luận của Thương vụ U.A.E

76

11. Tham luận của Thương vụ Ấn Độ

78

12. Tham luận của Thương vụ Pa-kit-xtan

81

PHẦN III: CÁC THÔNG TIN THAM KHẢO

84

1. Danh sách cán bộ Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á


85

2. Danh sách các Thương vụ khu vực Châu Phi, Tây Á, Nam Á

86

3. Danh sách Đại sứ quán Việt Nam tại khu vực Châu Phi, Tây Á, Nam Á

89

4. Danh sách Đại sứ quán các nước Châu Phi, Tây Á, Nam Á tại Việt Nam

92

2


LỜI MỞ ĐẦU

Năm 2011, tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới và tại khu vực Châu Phi, Trung
Đông, Nam Á trải qua nhiều biến động lớn. Khủng hoảng nợ công Châu Âu, sự hồi phục
chậm của nền kinh tế Mỹ, thiên tai sóng thần, hạt nhân tại Nhật Bản, lạm phát cao tại
nhiều quốc gia trên thế giới là các nguyên nhân chính tác động tiêu cực đến tăng trưởng
và phát triển của nền kinh tế toàn cầu nói chung và các nước trên thế giới nói riêng. Bên
cạnh đó, khủng hoảng chính trị, xã hội sâu sắc tại một số nước Bắc Phi, Trung Đông, Nam
Á mặc dù đã phần nào được giải quyết tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ bùng
phát trở lại.
Trước những khó khăn của kinh tế thế giới, với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
ngày một sâu rộng, kinh tế Việt Nam đã phải chịu những ảnh hưởng nhất định. Các vấn đề
của phát triển kinh tế trong nước cũng là những thử thách khắc nghiệt đối với doanh

nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, triển khai thực hiện các định hướng hoạt động cụ thể đối với
công tác thị trường theo kết quả Hội nghị giao ban TTTM lần hai vào năm 2010 tại Nam
Phi, các mục tiêu của chương trình công tác năm, kế hoạch trung và dài hạn; Vụ Thị
trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á và các Thương vụ trong khu vực đã thể hiện quyết tâm
cao, bằng trí tuệ, tâm huyết, phấn đấu đạt được các mục tiêu cụ thể đề ra. Nhiều hoạt
động, sự kiện về khu vực thị trường được tổ chức; công tác thông tin tuyên truyền được
đẩy mạnh,.. góp phần vào sự tăng trưởng, bứt phá mạnh mẽ của kim ngạch xuất nhập
khẩu giữa Việt Nam và thị trường khu vực.
Năm 2012, bối cảnh kinh tế, chính trị thế giới sẽ vẫn còn nhiều khó khăn, phức tạp
không thể dự báo đầy đủ. Việc tổng kết, đánh giá công tác thị trường, công tác thương
vụ,... trong khuôn khổ Hội nghị Tham tán Thương mại là việc làm hết sức cần thiết. Trong
phạm vi Hội nghị, Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á và các Thương vụ trong khu vực
sẽ có điều kiện nhìn nhận, xem xét các kết quả thực hiện năm 2010- 2011. Trên cơ sở các
phân tích, dự báo tình hình, Vụ sẽ tiến hành xây dựng định hướng mục tiêu, chương trình
hành động cụ thể cho năm 2012 và giai đoạn tiếp theo.
Nội dung trình bày trong Tài liệu khu vực thị trường nhằm cung cấp các thông tin
tổng quát về tình hình kinh tế khu vực, đánh giá những hoạt động do Vụ Thị trường Châu
Phi, Tây Á, Nam Á và các Thương vụ trong khu vực đã triển khai, những kết quả đạt được,
những tồn tại cần khắc phục, và định hướng hoạt động trong thời gian tới. Ngoài ra, tài
liệu còn cung cấp những phân tích, nhận định xác thực về cơ hội thị trường, ngành hàng,
công tác XTTM, rào cản thương mại, vấn đề nhập siêu,.. thể hiện qua tham luận của các
đồng chí Tham tán Thương mại.
Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á trân trọng giới thiệu đến Qúy độc giả và
các doanh nghiệp quan tâm.

Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á

3



PHẦN I:
CÁC BÁO CÁO CHUNG

4


BỘ CÔNG THƯƠNG
VỤ THỊ TRƯỜNG
CHÂU PHI, TÂY Á, NAM Á


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––––
Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2011

BÁO CÁO
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CÔNG TÁC 2011
I. Khái quát tình hình chính trị, kinh tế, xã hội tại các nước khu vực:
Điểm nổi bật nhất tại thị trường khu vực trong giai đoạn các tháng đầu năm 2011 là
tại một số nước Bắc Phi, Trung Đông, Bờ Biển Ngà và Pa-kit-xtan xảy ra những biến cố
phức tạp về chính trị, xã hội kéo dài từ nửa cuối năm 2010. Đến nay tình hình tại các nước
này đã có dấu hiệu ổn định, tuy nhiên tại các nước như Ai Cập, Li-bi, Xi-ri, Y-ê-men, Pakit-xtan tình trạng bất ổn vẫn chưa chấm dứt. Riêng tại I-ran, do bị Liên Hiệp quốc xiết
chặt các biện pháp trừng phạt (Nghị quyết 1929 của Hội đồng Bảo an có hiệu lực từ ngày
09/6/2010) và bị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận, làm ảnh hưởng đến hoạt động
thanh toán giữa các ngân hàng của hai nước. Những diễn biến tại khu vực đã gây tác động
tới quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước này.
Hàng loạt các vụ bạo động xẩy ra gần như đồng thời cho thấy tình trạng khủng

hoảng kinh tế, xã hội đang xảy ra trên toàn khu vực Bắc Phi, Trung Đông. Sự phân chia
giai cấp ngày càng rõ rệt, giới trẻ ngày càng thất vọng với chính quyền; đồng thời phản ánh
thực tế trình độ, năng lực quản lý kinh tế của các Chính phủ đã lỗi thời, kém hiệu quả, vẫn
mang đậm dấu ấn duy ý chí và chưa mở cửa nhiều ra bên ngoài. Hầu hết những biến cố tại
các nước bắt nguồn do bất bình của dân chúng vì đời sống khó khăn, giá cả leo thang, thất
nghiệp trầm trọng, chính phủ cầm quyền quá lâu, tạo ra phản ứng dây chuyền sang nước
láng giềng.
Bạo loạn, bất ổn xã hội đã trở thành một hiện tượng chung tại các quốc gia Bắc Phi,
Trung Đông và vẫn đang tiếp diễn tại một số nước như Ai Cập, Y-ê-men, Xi-ri. Hiện tại,
các nước này đang lo ngại bất ổn xã hội gây nhiều căng thẳng và đe dọa chính quyền. Tình
hình chính trị và xã hội tại một số nước khu vực vốn tồn tại những mâu thuẫn âm ỉ từ lâu,
sẽ khó có khả năng ổn định trong thời gian tới nếu như Chính phủ các nước không có
những biện pháp thay đổi triệt để.
Trước sức ép của dư luận quốc tế cả về mặt ngoại giao lẫn các biện pháp trừng phạt
về kinh tế và quân sự, Chính phủ một số nước đã có những động thái thỏa hiệp nhằm xoa
dịu tình hình. Tuy nhiên, tình hình bất ổn về chính trị ở một số nước chưa thể giải quyết
trong thời gian ngắn vì thực tế chưa có những chuyển biến, thay đổi đáng kể về đời sống
của người dân. Cuộc chiến ở một số nước có tác động mạnh đến tình hình kinh tế và chính
trị của các nước láng giềng, phá hủy nền kinh tế của một số quốc gia như Li-bi, Y-ê-men,
Xi-ri,…
Những vụ bạo loạn đã và đang xảy ra tại các nước Bắc Phi, Trung Đông đã ảnh
hưởng khá tiêu cực đến nền kinh tế nói chung và đối với hoạt động xuất nhập khẩu nói
riêng của các nước này trong thời gian vừa qua và ngắn hạn sắp tới. Về lâu dài, Chính phủ
các nước này bắt buộc phải có những giải pháp, chính sách nhằm giải quyết khủng hoảng,
ổn định và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân.
II. Kết quả trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các nước khu vực:
1. Tác động của tình hình chính trị tới trao đổi thương mại với Việt Nam:
5



Đối với Việt Nam, do hàng hóa của Việt Nam xuất sang các nước Bắc Phi chủ yếu
là những mặt hàng thiết yếu (lương thực, thực phẩm chế biến, trà, cà phê, nông sản, thủy
sản,…) cũng bị ảnh hưởng trong thời gian diễn ra biến cố nhưng đã dần khôi phục và ổn
định trở lại do nhu cầu đối với các mặt hàng này không bị tác động nhiều. Trước sức ép
của người dân, Chính phủ các nước này buộc phải mở cửa thị trường, nhập khẩu hàng tiêu
dùng để đáp ứng nhu cầu của dân chúng; chính sách hạn chế nhập khẩu, bảo hộ kinh tế sẽ
được nới lỏng, tạo điều kiện để cung cấp đủ hàng hoá thiết yếu.
Thực tế cho thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước có biến cố
chính trị, xã hội đã chậm lại trong thời gian cuối năm 2010 và quý I năm 2011, sau đó kim
ngạch xuất khẩu sang thị trường Bắc Phi và Trung Đông dần khôi phục trở lại từ quý II
năm 2011.
Dự kiến trong ngắn hạn, tình hình bất ổn tại khu vực sẽ vẫn tiếp diễn do một số
nước chưa giải quyết được khủng hoảng chính trị, tôn giáo, sắc tộc. Tuy nhiên, về dài hạn,
dự báo đến năm 2015, Trung Đông sẽ dần đi vào ổn định hơn do một số nước sẽ thay đổi
Chính phủ, tập trung phát triển kinh tế, đa dạng hóa nền kinh tế, giảm phụ thuộc vào dầu
mỏ, tiếp tục cải cách hệ thống chính trị-xã hội theo hướng trao thêm quyền tự do dân chủ
cho người dân. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực dự báo khoảng từ 4-5% đến năm
2015.
Tại khu vực Châu Phi, tình hình bất ổn về chính trị, xã hội tại một số nước Bắc Phi
đã có dấu hiệu lắng dịu và dần đi vào ổn định, các nước Bờ Biển Ngà, Xu-đăng đã tránh
được nguy cơ nội chiến và có thể dự báo tương lai lạc quan và bắt đầu thời kỳ ổn định phát
triển. Các nước khu vực khác chưa thấy có dấu hiệu bất ổn và xung đột. Đây là điều kiện
rất tốt để nối tiếp đà tăng trưởng kinh tế khá cao của Châu Phi trong thời gian qua. Dự báo
trong thời gian tới, tăng trưởng GDP của Châu Phi vẫn duy trì ở mức 5 đến 7%, nhiều nước
có tốc độ tăng trưởng cao.
Tại khu vực Nam Á, theo dự báo của các nhà phân tích kinh tế thế giới, sau khi
kinh tế toàn cầu hồi phục, GDP của các nước khu vực Nam Á sẽ tăng từ 6% lên 7,4% năm
2011 và xu hướng tăng cao hơn nữa trong khoảng thời gian từ tới 2012- 2015 do nhu cầu
tiêu dùng trên thế giới đang dần hồi phục.
2. Kim ngạch xuất nhập khẩu:

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa
Việt Nam với các nước khu vực Châu Phi, Tây Á, Nam Á trong 9 tháng đầu năm 2011 đạt
11,28 tỷ đô-la Mỹ, tăng hơn 71% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu của Việt
Nam sang khu vực đạt 6,43 tỷ đô-la Mỹ, tăng hơn 83%, bằng 110% kế hoạch cả năm của
Bộ giao. Nhập khẩu đạt 4,85 tỷ đô-la Mỹ, tăng hơn 58% so với cùng kỳ năm 2010.
Ước tính cả năm 2011, xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực đạt khoảng 8 tỷ đô-la
Mỹ, bằng 136% so với kế hoạch được giao và kim ngạch thương mại hai chiều đạt trên
14,4 tỷ USD.
Tại khu vực Châu Phi, kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm đạt 3,08 tỷ đô-la Mỹ,
tăng 125% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 1,05 tỷ đô-la Mỹ,
tăng 90%. Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Nam Phi với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,71 tỷ
đô-la Mỹ, tăng 318 % so với cùng kỳ năm trước (tương đương 408,30 triệu đô-la Mỹ),
trong đó đá quý và kim loại quý chiếm tới 1,47 tỷ đô-la Mỹ. Đứng thứ hai là Xê-nê-gan với
kim ngạch xuất khẩu đạt 183,29 triệu đô-la Mỹ tăng 305% so với cùng kỳ năm 2010
(tương đương 45,28 triệu đô-la Mỹ), trong đó gạo chiếm 168,50 triệu đô-la Mỹ. Tiếp theo
là Ai Cập với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 181,59 triệu đô-la Mỹ, tăng 40%; Bờ Biển Ngà
với 138,54 triệu đô-la Mỹ, tăng 24%; Gha-na với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 103,15
triệu đô-la Mỹ, tăng 38%...

6


Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường cũng bị giảm
mạnh. Xuất khẩu sang Ăng-gô-la chỉ đạt 54,84 triệu đô-la Mỹ, giảm 34% so với cùng kỳ
năm trước, xuất khẩu sang Ni-giê-ria cũng chỉ đạt 46 triệu đô-la Mỹ, giảm 51%, nguyên
nhân của sự sụt giảm này là do không xuất khẩu được hàng dệt may trong khi 9 tháng đầu
năm 2010, kim ngạch xuất khẩu dệt may lên tới 70,70 triệu đô-la Mỹ.
Dự báo cả năm 2011, xuất khẩu sang Châu Phi đạt 3,5 tỷ đô-la Mỹ, tăng 97% so
với năm 2010; nhập khẩu từ Châu Phi đạt khoảng 1,4 tỷ đô-la Mỹ, tăng 80% so với năm
2010.

Tại khu vực Trung Đông, xuất khẩu 9 tháng đầu năm đạt 1,76 tỷ đô-la Mỹ, tăng
50% so với cùng kỳ 2010, nhập khẩu đạt 1,96 tỷ đô-la Mỹ, tăng 68%. Các thị trường có
kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là U.A.E (589 triệu đô-la Mỹ, tăng 68%), Thổ Nhĩ Kỳ (573
triệu đô-la Mỹ, tăng 61%), Ả-rập Xê-út (183 triệu đô-la Mỹ, tăng 92%), I-rắc (108 triệu
đô-la Mỹ), Ít-xra-en (98 triệu đô-la Mỹ, tăng 46%),… Các thị trường có kim ngạch xuất
khẩu giảm gồm Cô-oét, I-rắc. Thị trường I-ran kim ngạch xuất khẩu tăng so với năm trước,
tuy nhiên hoạt động xuất khẩu vào thị trường vẫn gặp nhiều khó khăn do lệnh cấm vận.
Xuất khẩu sang Y-ê-men hầu như không tăng so với năm 2010, trong khi đó xuất khẩu
sang Xi-ri trong các tháng đầu năm 2011 không có.
Với đà tăng trưởng hiện tại, ước tính cả năm 2011, xuất khẩu sang Trung Đông đạt
2,4 tỷ đô-la Mỹ, tăng 45,4%. Nhập khẩu từ Trung Đông đạt khoảng 2,6 tỷ đô-la Mỹ, giảm
10% so với năm 2010.
Tại khu vực Nam Á, xuất khẩu 9 tháng đầu năm đạt 1,59 tỷ đô-la Mỹ, tăng 63% so
với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu đạt 1,83 tỷ đô-la Mỹ, tăng 35%. Các thị trường có kim
ngạch xuất khẩu lớn nhất gồm Ấn Độ (1,05 tỷ đô-la Mỹ, tăng 65%), Băng-la-đét (347 triệu
đô-la Mỹ, tăng 85%), Pa-kit-xtan (128 triệu đô-la Mỹ, tăng 37%). Trong đó, ta đã thu hẹp
đáng kể tình trạng nhập siêu từ thị trường Ấn Độ so với các năm trước, nhiều mặt hàng tiêu
dùng đã xuất khẩu được vào thị trường. Đối với Băng-la-đét, riêng mặt hàng gạo chiếm
180 triệu đô-la Mỹ, bằng 60% kim ngạch xuất khẩu sang thị trường.
Dự kiến cả năm 2011, xuất khẩu sang Nam Á đạt 2,1 tỷ đô-la Mỹ, tăng hơn 46% so
với năm 2010; nhập khẩu từ Nam Á ước đạt 2,44 tỷ đô-la Mỹ, tăng hơn 27% so với năm
2010.
Về mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 100 triệu đô-la
Mỹ trong 9 tháng đầu năm 2011 gồm: đá quý và kim loại quý (1,48 tỷ đô-la Mỹ, chủ yếu
xuất khẩu sang Nam Phi); gạo (950 triệu đô-la Mỹ, trong đó kim ngạch lớn nhất là Băngla-đét, Senegal, Bờ Biển Ngà, Guinee, Ghana), điện thoại di động và linh kiện (667 triệu
đô-la Mỹ, chủ yếu sang các thị trường Ấn Độ, UAE, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi), hải sản (277
triệu đô-la Mỹ), tiêu (206 triệu đô-la Mỹ), máy vi tính và linh kiện (190 triệu đô-la Mỹ),
máy móc thiết bị phụ tùng (178 triệu đô-la Mỹ), dệt may (158 triệu đô-la Mỹ), cà phê (112
triệu đô-la Mỹ), cao su (106 triệu đô-la Mỹ),…
Về mặt hàng nhập khẩu, mặt hàng nhập khẩu lớn nhất từ khu vực là nguyên liệu

thức ăn gia súc, chủ yếu từ thị trường Ấn Độ. Mặt hàng nhập khẩu lớn nhất từ Trung Đông
là chất dẻo nguyên liệu, khí đốt, phân bón, các sản phẩm hóa chất chiết xuất từ dầu mỏ, sắt
thép, chủ yếu tập trung vào Ả-rập Xê-út, Ca-ta, Cô-oét, UAE, I-ran. Mặt hàng nhập khẩu
lớn nhất từ Châu Phi là hạt điều các loại, chủ yếu là điều thô phục vụ ngành sản xuất và
chế biến trong nước, tiếp theo là bông, gỗ nguyên liệu.
3. Tình hình hợp tác công nghiệp:
Hợp tác công nghiệp giữa Việt Nam với các nước khu vực thời gian qua vẫn còn ở
mức độ rất hạn chế. Hiện tại, mới có một số hoạt động hợp tác trong lĩnh vực thăm dò và
khai thác dầu khí. Ngoài ra mới chỉ có một số nhà máy liên doanh sản xuất hàng tiêu dùng
7


tại các nước do các doanh nghiệp tư nhân thực hiện.
Hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và đối tác tại I-ran để thực hiện dự án
phát triển dầu khí lô Danan tại I-ran tiếp tục gặp khó khăn do I-ran bị Liên hiệp quốc, Mỹ
và các nước phương Tây cấm vận.
Tập đoàn Viễn thông Quân đội-Vietel đã được cấp giấy phép và tiến hành các hoạt
động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ và cơ sở hạ tầng viễn thông tại Mô-dăm-bích. Dự
kiến mạng di động này sẽ khai trương và đi vào hoạt động trong năm 2011.
Tiếp theo Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa FPT và đối tác 21 st Century của Ni-giê-ria,
FPT đã triển khai một số hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại tại Ni-giê-ria trong các
lĩnh vực thương mại dịch vụ, hợp tác về công nghệ thông tin, đào tạo, cung cấp dịch vụ
viễn thông, xuất khẩu thiết bị… Tính từ tháng 8/2011 đến nay, FPT đã đưa khoảng 5 đoàn
công tác với gần 100 lượt cán bộ sang khảo sát tại thị trường Ni-giê-ria và dự kiến sẽ tiếp
tục trong thời gian tới nhằm đầu tư lâu dài tại thị trường.
III. Tình hình thực hiện kế hoạch công tác năm 2011:
1. Công tác quản lý nhà nước và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động
thương mại với các nước khu vực:
Trong năm 2011, Vụ KV4 đã thực hiện được các công việc sau:
Vụ KV4 đã chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thành công kỳ họp

thứ nhất UBHH với Ô-man vào tháng 1, kỳ họp thứ năm UBHH với Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng
2, họp UBHH với Ả-rập Xê-út vào tháng 5 và là đầu mối đôn đốc và giám sát việc triển
khai các thoả thuận đã ký kết sau các Kỳ họp UBHH này. Phối hợp tham gia kỳ họp
UBHH với các nước An-giê-ri, I-rắc, Ăng-go-la, Ma-rốc, Mô-dăm-bích, I-ran, Ấn Độ do
các Bộ ngành khác chủ trì. Tại các kỳ họp này hai bên đã xây dựng và hoàn thiện khuôn
khổ pháp lý cho hoạt động hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó tập trung vào việc tăng
cường quan hệ hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt
động của doanh nghiệp.
Tham mưu, chuẩn bị và cùng Lãnh đạo Bộ đón đoàn Thứ trưởng Thương mại Pakit-xtan sang họp Tiểu ban Thương mại Hỗn hợp, trong khuôn khổ UBHH Việt Nam – Pakit-xtan. Phối hợp với một số cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động nhằm tăng cường
hợp tác thương mại giữa cộng đồng doanh nghiệp hai bên trong thời gian họp Tiểu ban.
Vụ KV4 đã chủ trì đón Bộ trưởng Lương thực và Quản lý thiên tai Băng-la-đét và
hai bên đã ký kết Bản ghi nhớ về Thương mại gạo, theo đó phía Việt Nam sẽ cung cấp cho
Băng-la-đét 1 triệu tấn gạo/năm trong giai đoạn 2011-2013 và ký hợp đồng mua 300.000
tấn gạo trong năm 2011. Từ thành công của Biên bản ghi nhớ này, theo đề xuất của Vụ
KV4 và được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ, Vụ đã gửi công hàm cho các Đại sứ quán một số
nước tại Châu Phi có kim ngạch nhập khẩu gạo lớn từ Việt Nam trong thời gian qua để đề
xuất nghiên cứu đàm phán ký kết các biên bản ghi nhớ về thương mại gạo giữa Việt Nam
với các nước này. Kết quả bước đầu là Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Xiêra Lêôn
đã sang thăm Việt Nam, ký MOU nhập khẩu mỗi năm khoảng 100 nghìn tấn gạo. Trong
thời gian tới, Vụ sẽ tiếp tục đôn đốc đàm phán ký MOU về thương mại gạo với một số
nước Châu Phi.
Về hoạt động đàm phán ký kết các thỏa thuận, Vụ đã chuẩn bị tổ chức đoàn công tác
của Bộ đi tham vấn khả năng khởi xướng đàm phán FTA tại Thổ Nhĩ Kỳ và chuẩn bị hoàn
tất nội dung báo cáo tổng hợp của Nhóm nghiên cứu khả năng đàm phán FTA Việt Nam –
Thổ Nhĩ Kỳ. Trong năm 2011, đã có các nước Mô-dăm-bích, Xri-lanca công nhận nền kinh
tế thị trường đầy đủ tại Việt Nam, Vụ cũng đã tham mưu kiến nghị Lãnh đạo Bộ đề nghị các
nước như Ni-giê-ria, Ca-mơ-run, CH Trung Phi, Thổ Nhĩ Kỳ,… xem xét công nhận Việt
Nam có nền kinh tế thị trường trong các cuộc tiếp xúc làm việc với phía Bạn. Tính đến nay
8



đã có 6 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ là Nam Phi, Ăng-gô-la,
Mô-dăm-bích, Ấn Độ, Pa-kit-xtan và Xri-lanka. Vụ đã chủ trì chuẩn bị và cùng Lãnh đạo
Bộ tham gia đoàn công tác tại CH Trung Phi và Ca-mơ-run, hai bên đã ký kết Biên bản ghi
nhớ về hợp tác thương mại Việt Nam – CH Trung Phi vào tháng 8/2011.
Đang hoàn thành việc xây dựng và trình phê duyệt Đề án xúc tiến xuất khẩu vào các
bang của Ấn Độ; đang khẩn trương hoàn tất Đề án đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường
Trung Đông, trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt. Tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện Đề án
nâng cao vai trò của các Tổng Công ty, Công ty XNK tổng hợp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị
trường châu Phi trong năm 2011.
Vụ cũng chủ trì đón đoàn Bộ trưởng Nông nghiệp và An ninh Lương thực Ma-la-uy
sang thăm và làm việc tại Việt Nam vào tháng 4/2011, hai bên đã trao đổi và nhất trí về
thúc đẩy hợp tác, đặc biệt trong ngành sản xuất thuốc lá. Phối kết hợp với Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tổ chức thành công đón và bố trí chương trình làm việc cho đoàn
Bộ trưởng Công thương và Bộ trưởng Nông nghiệp Ả-rập Xê-út sang Việt Nam khảo sát
thị trường, tìm hiểu cơ hội đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp để sản xuất hàng hóa nông
sản cung cấp cho thị trường này. Chủ trì đón đoàn Quốc Vụ khanh phụ trách thương mại và
đầu tư Ni-giê-ria sang Việt Nam thăm và làm việc tại Việt Nam kết hợp dự hội thảo doanh
nghiệp 2 nước vào cuối tháng 11.
2. Công tác xúc tiến thương mại:
Trên tinh thần triển khai công tác theo Nghị quyết số 02/NQ-CP và số 11/NQ-CP
của Chính phủ về giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội,
ổn định kinh tế vĩ mô, cắt giảm chi tiêu, tuy vậy, trong năm 2011, Vụ KV4 đã nỗ lực vượt
qua những khó khăn để tổ chức thực hiện nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, trong đó
nổi bật là những hoạt động sau:
- Chuẩn bị và cùng tham gia đoàn đi dự Hội chợ ASEAN - Ấn Độ do Thứ trưởng
Nguyễn Thành Biên dẫn đầu;
- Phối hợp với Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) và Hiệp hội dệt may tổ chức
đoàn công tác đi Mali và Burkina Faso khảo sát thị trường bông sợi; tham gia các diễn đàn
doanh nghiệp tại UAE và A-rập Xê-út.

- Chủ trì tổ chức mời một số doanh nghiệp tham gia đoàn công tác đi CH Trung Phi và
Ca-mơ-run khảo sát thị trường và hợp tác về các mặt hàng gạo, điều, gỗ, thương mại tổng hợp
và chuyển giao công nghệ.
- Tổ chức đoàn nghiên cứu chính sách thương mại và nghiên cứu thị trường tại Ấn Độ
vào tháng 9/2011.
- Tổ chức thành công đoàn giao thương, xúc tiến thương mại kết hợp tham quan hội
chợ quốc tế tại Lagos, Ni-giê-ria trong khuôn khổ chương trình Xúc tiến thương mại Quốc gia
2011.
- Tổ chức mời các đoàn doanh nghiệp Pa-kit-xtan, U.A.E, Thổ Nhĩ Kỳ, Ni-giê-ria
vào Việt Nam tham dự Hội chợ EXPO 2011 và gặp gỡ doanh nghiệp trong nước. Hỗ trợ
nhiều lượt doanh nghiệp các nước như Ni-giê-ri-a, Gha-na, Ca-mơ-run, Thổ Nhĩ Kỳ, Angiê-ri,… vào Việt Nam để gặp gỡ đối tác và mua hàng.
- Phối hợp với các Bộ Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số
doanh nghiệp liên quan đón đoàn I-rắc sang làm việc liên quan đến chương trình trả nợ
bằng hàng hóa cho I-rắc.
- Phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại U.A.E
vận động các doanh nghiệp Việt Nam tham gia Triển lãm và Hội thảo quốc tế về Gạo tại
Dubai tháng 11/2011.
9


3. Công tác thông tin tuyên truyền và nghiên cứu khoa học:
Nhằm khắc phục tình trạng thiếu thông tin về thị trường các nước khu vực của các
doanh nghiệp trong nước, tiếp theo nhiều hoạt động tuyên truyền và tổ chức hội thảo giới
thiệu thị trường trong năm 2010 và những năm trước, từ đầu năm 2011, Vụ đã tích cực
phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nhiều hoạt động, trong đó tập trung vào việc tổ
chức các hội thảo và cung cấp tin, bài, tài liệu thị trường để thông tin trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
Đối với hoạt động hội thảo giới thiệu thị trường, tính từ đầu năm 2011 đến nay, Vụ
đã chủ trì, phối hợp tổ chức và tham gia trình bày tại 30 hội thảo tại nhiều địa phương
trong cả nước. Cụ thể:

- Trong khuôn khổ chương trình hợp tác với Trung tâm Thương mại Thế giới ITC
và Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ OIF, Vụ đã chủ trì tổ chức 5 hội thảo gồm: 2 hội thảo phổ
biến nội dung hợp đồng thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại với các đối tác
Châu Phi, 2 hội thảo các nhà xuất nhập khẩu bông tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh,
1 hội thảo về mặt hàng gỗ với đối tác Tây Phi tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phối hợp với VCCI tổ chức 10 hội thảo về thị trường Ấn Độ, cung cấp thông tin
về thị trường và cơ hội kinh doanh, FTA ASEAN-Ấn Độ cho các doanh nghiệp trên địa bàn
tại Hà Nội, Bình Dương, Đà Nẵng, Hải Phòng, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Quảng
Bình, Sóc Trăng. Tổ chức tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Ô-man, tọa đàm doanh
nghiệp Việt Nam - Ả-rập Xê-út; phối hợp tổ chức “Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Thổ
Nhĩ Kỳ”.
- Phối hợp với Đại sứ quán Ấn Độ tổ chức hội thảo India Calling vào tháng
10/2011; Phối hợp với Đại sứ quán Ít-xra-en tổ chức tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Ítxra-en; phối hợp với Đại sứ quán Ni-giê-ria tổ chức hội thảo doanh nghiệp Việt Nam – Nigiê-ria tại Hà Nội.
- Phối hợp với VCCI, Văn phòng Cục Xúc tiến thương mại tại Thành phố Hồ Chí
Minh tổ chức 8 hội thảo giới thiệu thị trường Trung Đông, Châu Phi tại Thành phố Hồ Chí
Minh, Cần Thơ, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Pa-kit-xtan, Sở Công thương Thái Nguyên tổ chức
hội nghị trực tuyến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chè hai nước. Phối hợp với Cục Thương
mại điện tử và Công nghệ thông tin, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tổ chức giao lưu trực
tuyến về thị trường Ấn Độ,…
- Phối hợp với Cục Công nghiệp địa phương tổ chức 2 hội thảo về thị trường Ấn
Độ tại Đà Nẵng và Tiền Giang.
Trung bình, mỗi hội thảo thu hút được khoảng từ 70 đến 120 khách tham dự, cùng
với đó, thông tin cũng được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng,
góp phần đưa thông tin về thị trường đến với nhiều doanh nghiệp trong nước, nhất là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội kinh doanh và mạnh
dạn triển khai xúc tiến các hoạt động kinh doanh thương mại tại thị trường.
Về công tác thông tin tuyên truyền, Vụ đã phối hợp với Báo Công Thương mở
chuyên mục “Mở cửa thị trường Châu Phi” trên báo Công Thương điện tử từ tháng 6/2011,
trung bình mỗi tháng cung cấp khoảng 20 tin bài và đến nay đã có khoảng 100 tin, bài, tài

liệu giới thiệu thị trường được đăng tải trên chuyên mục này.
Vụ cũng đã ký thỏa thuận hợp tác với Cục Công nghiệp địa phương tăng cường các
hoạt động thông tin tuyên truyền về thị trường cho doanh nghiệp. Hàng tháng, Vụ thường
xuyên cung cấp tin bài để đăng tải trên website và Tạp chí của Cục.

10


Duy trì việc cung cấp tin bài và cập nhật tài liệu thị trường trên trang thị trường
nước ngoài của Bộ. Tính từ đầu năm 2011 đến nay, có khoảng 570 tin bài của Vụ được
đăng trên trang thị trường nước ngoài, là một trong hai đơn vị cung cấp nhiều tin bài nhất
trên trang này. Ngoài ra, những hoạt động của Vụ có sự tham gia của lãnh đạo Bộ cũng
được cung cấp kịp thời trên trang chủ của Bộ Công Thương.
Phối hợp thường xuyên để trả lời phỏng vấn, cung cấp thông tin thị trường trên một
số báo đài có uy tín và đông độc giả như báo Tuổi trẻ, Thanh Niên, Lao động, Đài tiếng nói
Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam (VTV1, VTV4, Infotv) VTC, VITV, Báo Công
Thương, Tạp chí Công nghiệp, báo VEN,… Một số tin bài của Vụ đã gây được sự chú ý và
nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía độc giả như loạt bài cảnh báo về tình trạng lừa
đảo thương mại, bài về đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Châu Phi, Ấn Độ.
Phối hợp với Đại sứ quán Ấn Độ, Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập, Ả-rập Xê-út cập
nhật, tái bản sách về các thị trường này trong năm 2011, thiết thực phục vụ cho các hoạt
động hội thảo mà Vụ chủ trì, tham gia và Hội nghị Tham tán Thương mại. Phối hợp với
Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) và Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) biên soạn và
xuất bản sách song ngữ Việt-Pháp giới thiệu tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam với các nước
thuộc Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi (UEMOA) và Cộng đồng Kinh tế, Tiền tệ
Trung Phi (CEMAC).
Về công tác nghiên cứu khoa học: Hoàn thành đề tài khoa học cấp bộ năm 2011
mang tên “Nghiên cứu thị trường, chính sách đối với hàng hoá nhập khẩu của khu vực Tây Phi
nhằm đưa ra giải pháp xâm nhập thị trường”.
4. Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp:

Vụ đã tích cực hỗ trợ cho một số doanh nghiệp xuất khẩu trong nước thông tin về
thị trường, tìm kiếm đối tác và cơ hội kinh doanh tại các thị trường khu vực như thông tin
về các doanh nghiệp sản xuất gạo đồ tại Việt Nam cho phía Ni-giê-ria, giới thiệu đối tác
nhập khẩu tại An-giê-ri, Ni-giê-ria, Ca-mơ-run, Bê-nanh, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Pa-kit-xtan,
U.A.E, Ít-xra-en… Hỗ trợ đoàn doanh nghiệp An-giê-ri vào Việt Nam gặp gỡ các đối tác
về vật liệu xây dựng, nội thất, hàng tiêu dùng.
Tình trạng lừa đảo và gian lận thương mại tiếp tục xuất hiện từ các nước Tây Phi,
Nam Á khiến một số doanh nghiệp của Việt Nam đã phải chịu tổn thất. Vụ đã cho đăng tải
nhiều tin bài cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo cho các doanh
nghiệp trong nước thận trọng trong giao dịch, đặc biệt qua Internet. Phối hợp với các
Thương vụ tại nước sở tại thẩm tra đối tác nhập khẩu tại các nước Tây Phi, cảnh báo cho
doanh nghiệp tránh được một số trường hợp lừa đảo thương mại.
Bên cạnh đó, Vụ cũng đã tích cực hỗ trợ một số doanh nghiệp nước ngoài phát sinh
tranh chấp với đối tác Việt Nam, giúp các doanh nghiệp từ U.A.E, Li-bi, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakit-xtan giải quyết tồn đọng trong thực hiện hợp đồng với doanh nghiệp đối tác tại Nghệ
An. Phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương làm việc với doanh nghiệp có trụ
sở tại địa bàn thường xuyên bị khiếu kiện từ nước ngoài, đề nghị xử lý dứt điểm tránh tái
diễn.
Vụ đã chỉ đạo, đôn đốc các Thương vụ trong khu vực xây dựng kế hoạch công tác
năm 2011, tập trung vào thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, chú trọng những mặt
hàng có tỷ trọng xuất khẩu lớn vào các nước khu vực như gạo, thủy sản, dệt may và một số
nông sản khác nhằm giữ vững thị trường, xúc tiến xuất khẩu những mặt hàng mới nhiều
tiềm năng mà ta có thế mạnh và giá trị cao như vật liệu xây dựng, các sản phẩm công
nghiệp nói chung. Chỉ đạo các Thương vụ khu vực phối hợp với các cơ quan liên quan hỗ
trợ doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường xuất khẩu sang thị trường mới.

11


Chỉ đạo Thương vụ nghiên cứu xây dựng các trung tâm giới thiệu sản phẩm xuất
khẩu Việt Nam tại Nam Phi, U.A.E, Ả-rập Xê-út, hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu mở kho

ngoại quan hoặc văn phòng đại diện tại một số thị trường trọng điểm.
Vụ KV4 cũng chủ trì đón đoàn Trợ lý Phó Tổng thống I-ran sang làm việc. Nhân
dịp này, với sự hỗ trợ của Vụ KV4, Thứ trưởng Bộ Thương mại kiêm Chủ tịch Tổng Công
ty GTC và Tổng Công ty Vinafood1 đã ký Biên bản ghi nhớ về việc GTC xem xét nhập
khẩu gạo của Việt Nam và cung cấp bột mỳ cho Vinafood1.
5. Công tác tổ chức và thi đua khen thưởng:
Nổi bật nhất trong công tác thi đua khen thưởng trong năm 2011 là việc Vụ KV4
được Chủ tịch Nước trao tặng Huân chương Lao động Hạng nhì vì những thành tích trong
giai đoạn 2005 – 2009, một cá nhân được Chủ tịch Nước trao tặng Huân chương Lao động
Hạng ba, bốn đồng chí được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương vì thành tích
trong năm ASEAN 2010.
Trong năm 2011, Vụ tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý và đội ngũ cán bộ của Vụ và
Thương vụ. Giới thiệu bổ nhiệm 01 đồng chí phó Vụ trưởng, 02 đồng chí Trưởng phòng,
03 đồng chí Phó phòng phụ trách chuyên môn. Tuyển dụng mới 02 cán bộ về công tác tại
Vụ. Giới thiệu bổ nhiệm Tham tán thương mại tại Cô-oét.
Công tác đảng và đoàn thể của Vụ được duy trì hoạt động thường xuyên, đầy đủ.
Chi bộ kết nạp được 01 đảng viên mới, bồi dưỡng và cử 03 quần chúng ưu tú đi học lớp
nhận thức về Đảng và đang hoàn tất thủ tục kết nạp Đảng cho 02 đồng chí. Duy trì nền nếp
và phấn đấu xây dựng Chi bộ trong sạch, vững mạnh. Công đoàn và Đoàn viên thanh niên
của Vụ tham gia tích cực và đầy đủ các hoạt động do Đoàn Bộ phát động.
Lãnh đạo Vụ và cán bộ quán triệt các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước, tuân thủ tốt các quy định công tác trong cơ quan Bộ.
6. Một số tồn tại trong việc thực hiện kế hoạch công tác 2011:
Bên cạnh những mặt được và những kết quả tích cực đã đạt được, vẫn còn một số
những tồn tại và kết quả không như mong đợi.
- Tình hình bất ổn tại một số nước Trung Đông và Bắc Phi ảnh hưởng đến quan hệ
hợp tác thương mại với các nước này, một số hoạt động đã không thể diễn ra theo dự kiến.
Do đó kỳ họp UBHH với Ai Cập đã không thể tổ chức trong năm 2011, việc triển khai kết
quả kỳ họp UBHH với Tuy-ni-di gặp khó khăn, một số chương trình xúc tiến thương mại
tại các nước bất ổn ở Trung Đông, Bắc Phi bị hủy bỏ,… Hoạt động trao đổi thương mại với

các nước trong tình trạng bất ổn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng mạnh đến kim ngạch xuất
khẩu vào các thị trường này.
- Do tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, ngân sách cho các hoạt động
xúc tiến thương mại bị thắt chặt phần nào gây ra những khó khăn cho việc triển khai các
hoạt động thị trường.
- Tình trạng lừa đảo và gian lận thương mại tiếp tục xuất hiện từ các nước Tây Phi,
tranh chấp thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam với đối tác từ các nước khu vực
như U.A.E, Ai Cập, Pa-kit-xtan, Ấn Độ, An-giê-ri,… một số doanh nghiệp đã bị thiệt hại,
gây nên tâm lý e ngại từ cộng đồng doanh nghiệp hai bên.
- Xuất khẩu sang các thị trường như Ni-giê-ria, Ăng-gô-la, I-rắc gặp khó khăn do
một số nguyên nhân như phía Bạn ban hành các chính sách thắt chặt nhập khẩu, thắt chặt
cấp visa cho doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường (Ăng-gô-la), tình trạng bất ổn chính trị,
kinh tế, xã hội,…
- Luật Cơ quan đại diện mới áp dụng đã gây ra một số lúng túng, khó khăn cho các
Thương vụ trong việc triển khai các công tác chuyên môn. Tuy nhiên cũng còn một số
12


Thương vụ còn thiếu tích cực trong việc triển khai các hoạt động chuyên môn, công tác
thông tin tuyên truyền chưa đầy đủ, chậm chễ trong việc thực hiện các báo cáo công tác
định kỳ và đột xuất,…
IV. Định hướng hoạt động trong năm 2012:
Để tiếp tục triển khai các hoạt động chưa thực hiện được trong năm 2011 và thực
hiện kế hoạch công tác do Bộ giao trong năm 2012, Vụ KV4 sẽ tập trung thực hiện các
mảng công tác sau:
1. Triển khai kết quả các kỳ họp UBHH, UBLCP trong năm 2011 và dự kiến chủ trì
tổ chức kỳ họp UBHH với các nước Cô-oét, Băng-la-đét, Ai Cập, U.A.E, Pa-kit-xtan trong
năm 2012. Rà soát việc thực hiện các Hiệp định và thoả thuận hợp tác đã ký với các nước
trong khu vực, đánh giá kết quả thực hiện, xem xét đề xuất, đàm phán ký những hiệp định
và các thoả thuận hợp tác với các nước trong khu vực, như FTA ASEAN-GCC, MES với

Thổ Nhĩ Kỳ, một số nước Châu Phi...
2. Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch Đề án: “Tăng cường hiệu quả hoạt động
của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tổng hợp để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường châu
Phi” và các chương trình hành động Trung Đông, XTTM vào các bang của Ấn Độ đã được
Bộ trưởng phê duyệt.
3. Tiếp tục triển khai chương trình hợp tác với ITC và OIF trong năm 2012 và tìm
kiếm các chương trình hợp tác ba bên.
4. Đề xuất tổ chức các đoàn giao thương, xúc tiến thương mại tại một số thị trường
trọng điểm và tiềm năng trong khu vực như Ấn Độ, Ai Cập, Ê-ti-ô-pia, U.A.E, Ca-ta, Ítxra-en. Nghiên cứu tổ chức các đoàn doanh nghiệp trong nước đi khảo sát thị trường, tham
quan Hội chợ triển lãm, tham dự hội nghị, hội thảo. Phối hợp với Thương vụ mời các đoàn
doanh nghiệp bạn vào Việt Nam tìm kiếm đối tác xuất khẩu, tham gia hội chợ triển lãm
trong nước.
5. Tư vấn, hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước nghiên cứu mở chi nhánh, văn
phòng đại diện, kho ngoại quan tại các thị trường trọng điểm như Nam Phi, U.A.E, … hoặc
liên doanh, liên kết với các đối tác địa phương để đầu tư sản xuất tại chỗ và hợp tác xuất
khẩu.
6. Tăng cường công tác thông tin thị trường: tổ chức các hội thảo giới thiệu thị
trường, cơ chế chính sách của các nước, phổ biến nội dung FTA ASEAN-Ấn Độ, cung cấp
và cập nhật thông tin thị trường, giới thiệu đối tác và cơ hội giao thương,… Xuất bản sách
giới thiệu thị trường như sách giới thiệu quan hệ thương mại giữa Việt Nam với UEMOA,
CEMAC, sách về thị trường Ô-man, tái bản sách giới thiệu thị trường Pa-kit-xtan,…
7. Phối hợp với các Thương vụ tổ chức thường xuyên các hội thảo doanh nghiệp
trực tuyến (giao thương online) theo từng lĩnh vực mặt hàng, tại một số tỉnh và trung tâm
kinh tế lớn của nước ta như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
8. Công tác nghiên cứu khoa học: đề xuất nghiên cứu 3 đề tài khoa học trong năm
2012. Chuẩn bị thực hiện khi được phê duyệt.
9. Công tác tổ chức: tiếp tục kiện toàn và củng cố đội ngũ cán bộ công chức của
Vụ, tăng số lượng biên chế của Vụ lên 18 người và ổn định nhân sự được phân nhiệm theo
từng mảng công tác chuyên môn. Tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường bồi dưỡng và giới thiệu
bổ nhiệm cán bộ quản lý cấp Vụ, cấp Phòng. Về công tác đoàn, Vụ luôn tạo điều kiện để

anh, chị em tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động của Chi đoàn Liên Vụ, các phong trào
do Đoàn Bộ phát động. Về công tác Đảng, giới thiệu thêm những quần chúng ưu tú để bồi
dưỡng, kết nạp vào Đảng, quần chúng tham gia các lớp học nhận thức về Đảng, phấn đấu
giữ vững danh hiệu Chi bộ Đảng của Vụ “Trong sạch, vững mạnh”.
13


Thành lập chi nhánh Thương vụ tại Mumbai, tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ của
các Thương vụ.
Khắc phục những khó khăn, thách thức, tận dụng những thuận lợi, cơ hội của năm
2012 và các năm tiếp theo, Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á vững bước sang năm
2012 với niềm tin và phương châm hành động là “Chú trọng Châu Phi, đột phá Nam Á,
đẩy mạnh Trung Đông”./.
VỤ TRƯỞNG

Lý Quốc Hùng

14


BỘ CÔNG THƯƠNG
VỤ THỊ TRƯỜNG
CHÂU PHI, TÂY Á, NAM Á


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––––
Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2011


BÁO CÁO CÔNG TÁC THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI, TÂY Á, NAM Á
PHỤC VỤ HỘI NGHỊ THAM TÁN THƯƠNG MẠI 2011
I. Tổng quan tình hình thị trường:
Bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm 2008, tiếp theo là
các biện pháp cứu trợ không triệt để, mang tính đối phó ngắn hạn của các nền kinh tế lớn
trên thế giới trong năm 2009, nên bước sang năm 2010 và 2011 nền kinh tế thế giới tiếp tục
ở trong tình trạng bất ổn và hiện đang theo chiều hướng diễn biến khó lường. Đặc biệt
trong nửa cuối năm 2011, hàng loạt nền kinh tế lớn không đủ khả năng đối phó với các
khoản nợ quốc gia và thâm hụt ngân sách. Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF),
đánh giá của Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, những cảnh báo của Hội nghị Bộ trưởng Tài
chính các nước G20 và nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, thế giới đang phải đối mặt
với nguy cơ rơi vào vòng xoáy khủng hoảng mới, còn trầm trọng hơn so với thời điểm năm
2008.
Báo cáo “Triển vọng kinh tế thế giới” của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) mới đây đã hạ
mức dự báo tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu trong năm 2011 và 2012 xuống còn 4%,
thấp hơn 0,3% so với mức dự báo do chính tổ chức này đưa ra hồi tháng 6 năm 2011 và
thấp hơn nhiều so với mức 5,1% của năm 2010.
Tuy vậy, do tác động tích cực của các gói kích cầu kinh tế, sự hồi phục mạnh mẽ
của các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin,... theo dự báo của WTO,
tăng trưởng thương mại năm 2011 sẽ đạt khoảng 6,5%, sau khi tăng kỷ lục 14,5% năm
2010 (từ mức suy giảm 12% năm 2009).
II. Tình hình thị trường các nước khu vực Châu Phi, Tây Á, Nam Á:
1. Tình hình kinh tế, chính trị và xã hội các nước khu vực Châu Phi, Tây Á,
Nam Á:
1.1. Các nước khu vực Châu Phi:
Bất chấp những diễn biến bất ổn, phức tạp về chính trị (tại Tuy-ni-di, Ai Cập, Bờ
Biển Ngà, Li-bi,..) và tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế châu Phi
nhìn chung vẫn có sự chuyển mình đáng chú ý, nhất là các nền kinh tế trong vùng hạ
Xahara. Theo dự báo của OECD và AfDB, kinh tế châu Phi sẽ tăng trưởng 3,7-4% trong

năm 2011, trong đó kinh tế khu vực Bắc Phi năm 2011 chỉ đạt mức tăng 0,7%, khu vực
miền Nam châu Phi là 4,5%, vùng Trung Phi 5,3% và khu vực Đông Phi 6,7%.
Đối với vùng hạ Xahara, kinh tế vùng này được dự báo tăng trưởng khoảng 5,6%
trong năm 2011 và có thể sẽ tăng 6,5% trong năm 2012. Một số nước châu Phi từ năm
2011 sẽ đạt mức tăng trên 7%, như Ni-giê-ria, Ăng-gô-la do có lợi thế từ dầu mỏ. Trong
khi đó, do tốc độ tăng trưởng của kinh tế Nam Phi đang có dấu hiệu chững lại, IMF dự báo
nền kinh tế lớn nhất châu Phi này chỉ đạt 3,4% trong năm nay và 3,6% năm 2012.
Thương mại thế giới phát triển được coi là động lực cho châu Phi. Tăng trưởng ở
các nước mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ hay Bra-xin khiến nhu cầu ở ngoài nước bùng
nổ, đặc biệt là đối với hàng thiết yếu. Số nhà đầu tư vào châu Phi tăng mạnh giúp thúc đẩy
các dự án cơ sở hạ tầng cho phát triển. Tuy nhiên, thương mại giữa các vùng, các nước
15


châu Phi cũng cải thiện đáng kể, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của toàn bộ khu
vực này.
Về thương mại, nếu như năm 2009 kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn châu lục đạt
779 tỷ đô-la Mỹ, trong đó, xuất khẩu đạt 379 tỷ đô-la Mỹ (giảm 32%) và nhập khẩu là 400
tỷ đô-la Mỹ (giảm 16% so với 2008), thì năm 2010 xuất khẩu của Châu Phi tăng lên 500 tỷ
đô-la Mỹ, tăng 31% và nhập khẩu đạt 463 tỷ đô-la Mỹ, tăng 15% so với 2009, gần về mức
năm 2008 (theo WTO).
Trong số các nước Châu Phi, Ai Cập đã bị ảnh hưởng mạnh nhất về mặt kinh tế bởi
cuộc cách mạng “Mùa xuân Ả-rập”, ước tính mỗi ngày nền kinh tế thiệt hại hơn 300 triệu
đô-la Mỹ. Kinh tế Ai Cập hiện vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, mức độ phục hồi chậm và
chưa bền vững. Đối với các nước như Ma-rốc, An-giê-ri, Nam Phi và Ni-giê-ria, nền kinh
tế vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng ổn định. Các biện pháp đã được Chính phủ các nước
này áp dụng để cải cách về mặt luật pháp, thể chế và điều hành nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho việc kinh doanh, thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Về kinh tế đối ngoại: đa số các nước Châu Phi có cùng đặc điểm xuất khẩu tăng
trưởng chậm hơn nhập khẩu dẫn đến cán cân thương mại liên tục thâm hụt, năng suất lao

động và thu nhập của người lao động ở mức thấp. Bên cạnh đó, mặc dù đã tham gia ký kết
Hiệp định tự do mậu dịch - FTA với nhiều nước và khu vực trên thế giới, tuy nhiên hiệu
quả thực hiện các FTA này chưa cao. Hiện tại, các nước Châu Phi vẫn duy trì bảo hộ ở mức
khá cao thông qua hệ thống thuế quan và các rào cản phi thuế quan khác. Thuế nhập khẩu
được xem là trở ngại chính đối với những mặt hàng đến từ các nước không ký FTA nhằm
bảo hộ sản xuất trong nước và giảm thâm hụt cán cân thanh toán. Đối với An-giê-ri, để tạo
điều kiện cho nhập khẩu hàng hóa phục vụ sản xuât, Chính phủ quy định: “được phép
thanh toán không dùng L/C để nhập khẩu nguyên liệu và máy móc thiết bị phục vụ sản
xuất và dịch vụ, tiếp tục miễn thuế nhập khẩu và thuế TVA đối với một số mặt hàng thực
phẩm thiết yếu. Tuy nhiên, hàng nhập khẩu về để bán nguyên trạng thì vẫn phải thanh toán
bằng phương tiện duy nhất là L/C”. Trong khi đó, Ni-giê-ria vẫn đang sử dụng Danh mục
gồm các loại hàng hóa cấm nhập khẩu vì mục đích thương mại (được dỡ bỏ tùy theo từng
thời kỳ). Năm 2010, Nam Phi đã chính thức gia nhập vào khối các nước BRICS và là nước
theo dõi chặt chẽ vấn đề bán phá giá, áp thuế hoặc cấm nhập nhiều mặt hàng nhập khẩu từ
các nước Trung Quốc, Đài Loan, Ấn độ, Mỹ trong những năm qua.
1.2. Các nước khu vực Trung Đông:
Kinh tế Trung Đông năm 2011 cũng bị ảnh hưởng mạnh bởi cơn bão bất ổn chính
trị do làn sóng cách mạng “Mùa xuân Ả rập”, các cuộc biểu tình chống Chính phủ diễn ra
ở Gioóc-đa-ni, Y-ê-men, Ả-rập Xê-út, I-ran, Xi-ri, Ô-man, Ba-ranh và nhiều nước khác
trong khu vực, khiến kinh tế một số nước như Y-ê-men, I-ran, Xi-ri, Ba-ranh lâm vào tình
trạng khó khăn.
Trong khu vực Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng có vai trò và tiếng nói quan
trọng tại các diễn đàn châu lục, khu vực và trên thế giới. Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục phát
triển ổn định trong năm 2011 với mức tăng dự kiến 7,5%. Trong đó, nông nghiệp tăng ấn
tượng 6%, công nghiệp 7,2% và dịch vụ 7,8%.
Tăng trưởng GDP của Ít-xra-en trong Qúy 3-2011 là 4,5%, dự đoán mức tăng này
sẽ giữ cho tới hết năm 2011. Tuy nhiên, tình hình kinh tế xã hội của Ít-xra-en cũng đang
trải qua một số khó khăn khi nhiều cuộc biểu tình của dân chúng đòi hỏi Chính phủ phải có
những biện pháp hạn chế lạm phát giá cả sinh hoạt, giá bất động sản, và hơn cả là các biện
pháp cải cách kinh tế. Bên cạnh đó, tiến trình hòa bình Trung Đông (mục tiêu là phải đạt

được giải pháp hai nhà nước, nhà nước Do Thái của Ít-xra-en và nhà nước Pa-lét-xtin cùng
tồn tại trong hoà bình) vẫn đang lâm vào thế bế tắc.

16


Đối với I-ran, việc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đứng đầu là Mỹ tiếp tục việc
áp dụng một cách khắc nghiệt các biện pháp trừng phạt, cấm vận I-ran tập trung vào lĩnh
vực ngân hàng, xuất nhập khẩu dầu mỏ khiến cho nước này hết sức khó khăn trong phát
triển kinh tế. Các vấn đề chính trị trong nước cũng khiến tình hình thêm rối ren. Theo đó,
IMF đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của khu vực này xuống 4,9% trong năm nay (dự báo
5,0%). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này vẫn cao hơn nhiều so với mức 3,5% đạt được
trong năm 2010.
Ngoài I-ran, các nước xuất khẩu dầu mỏ ở khu vực Trung Đông đều tăng trưởng
nhanh hơn trong năm nay. Theo IMF, giá dầu tăng cộng với việc chính phủ phải tăng chi
tiêu để giải quyết bất ổn xã hội sẽ là yếu tố chủ chốt hỗ trợ kinh tế khu vực tăng tốc. Bên
cạnh đó, lạm phát của đa số các nước trong khu vực sẽ tăng với mức bình quân là 11%
trong năm 2011 do lo ngại về an ninh lương thực. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào ngành dầu
mỏ sẽ khiến khu vực này dễ bị tổn thương nếu giá dầu thô lại giảm mạnh.
Theo đánh giá của IMF, GDP Trung Đông những năm tới sẽ đạt khoảng 6% đến 8%
và biến khu vực này trở nên có nền kinh tế phát triển nhanh nhất và môi trường đầu tư hấp
dẫn trên thế giới.
Về thương mại, xuất khẩu của Trung Đông năm 2010 đạt 916 tỷ đô-la Mỹ (tăng
14,5%) và nhập khẩu đạt khoảng 572 tỷ đô-la Mỹ (giảm 11% so với 2009). Các sản phẩm
dầu thô, lọc, hóa dầu, khí khô xuất khẩu qua đường ống và khí hoá lỏng (LNG)..., chiếm
tới 80% trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa. Hiện nay, cơ cấu hàng xuất khẩu cũng trở nên đa
dạng hơn với các loại máy móc, thiết bị công nghệ cao... Các mặt hàng nhập khẩu của các
nước Trung Đông chủ yếu gồm lương thực thực phẩm, trang thiết bị, hàng may mặc, hóa
chất, nguyên vật liệu xây dựng, phương tiện giao thông và linh kiện. Đa số các nước trong
khu vực này đều phải nhập khẩu lương thực, thực phẩm, một mặt hàng rất quan trọng,

chiếm tới 15% kim ngạch nhập khẩu.
Với tình hình chính trị trong nước ổn định và tài chính vững vàng, các nước Ả-rập
Xê-út, U.A.E, Ca-ta có mức tăng trưởng thương mại với tốc độ cao. Sau những khó khăn
do khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự kiện Dubai World khiến cho nền kinh tế lâm vào
khó khăn trong giai đoạn cuối 2008 và cả năm 2009, U.A.E – thị trường cửa ngõ của
Trung Đông đang bước vào giai đoạn phục hồi với tốc độ tăng trưởng GDP 1,4% năm
2010. Theo đánh giá của IMF, tốc độ tăng trưởng kinh tế của UAE trong những năm tới
tương đối khả quan với 3,3% trong năm nay và dự kiến 3,8% cho năm 2012. Lạm phát
được kiềm chế ở mức rất thấp.
1.3. Các nước khu vực Nam Á:
Tăng trưởng khu vực Nam Á chậm lại trong năm 2011 khi các cơ quan tiền tệ có
những động thái thắt chặt tiền tệ và chi tiêu công nhằm chống lại mức lạm phát ở mức cao.
Tăng trưởng GDP dự kiến sẽ ở mức 7,2%, trong khi tỉ lệ lạm phát dự báo lên tới 9,1%.
Tăng trưởng năm tới có thể đạt 7,7%, dẫn đầu là Ấn Độ, sau khi tỉ lệ lãi suất cao đã ảnh
hưởng đến đầu tư và chi tiêu của người dân trong năm 2011.
Những nguyên nhân cơ bản giúp kinh tế Nam Á giữ được mức tăng trưởng cao
chính là nhờ sức mạnh của kinh tế nội địa, bao gồm sự ổn định của những khu vực kinh tế
chủ chốt, hệ thống ngân hàng của không bị ảnh hưởng bởi nợ công và khủng hoảng tín
dụng, việc điều chỉnh chính sách nội địa một cách thích hợp của Chính phủ. Những nước
như Băng-la-đét, Xri-lanca đều đang trên đà phát triển mạnh bất chấp các ảnh hưởng từ
kinh tế thế giới. Riêng đối với Pa-kit-xtan, thiên tai và bất ổn chính trị,.. đã khiến nền kinh
tế nước này tụt hậu so với sự phát triển chung của khu vực.
Xuất khẩu của các nước khu vực Nam Á năm 2010 đạt 246 tỷ đô-la Mỹ (tăng
28%), nhập khẩu đạt 370 tỷ đô-la Mỹ (tăng 32% so với 2009). Trong đó kim ngạch thương
mại của Ấn Độ chiếm trên 70% kim ngạch thương mại toàn khối. Điểm đáng chú ý trong
17


hoạt động ngoại thương ngoài khu vực của khối SAARC là tình trạng nhập siêu khá lớn và
tăng đều qua các năm. Có thể nói, kinh tế Nam Á thể hiện sự phát triển năng động, có tốc

độ tăng trưởng cao, tập trung một số ngành công nghệ cao, nhanh chóng thích nghi và tận
dụng được lợi ích của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế. Tuy nhiên, Nam Á bao
gồm phần lớn các nước nông nghiệp lạc hậu, có tỷ lệ nghèo đói cao, tình hình chính trị
chưa ổn định, kinh tế phát triển không đồng đều.
III. Quan hệ kinh tế, thương mại và hợp tác công nghiệp với Việt Nam:
1. Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam và thị trường các nước khu vực:
1.1. Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu:
Trong giai đoạn 2010-2011, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước trong
khu vực Châu Phi, Tây Á, Nam Á tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.
Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường
khu vực năm 2010 đạt khoảng 4,9 tỷ đô-la Mỹ, tăng gần 50% so với thực hiện năm 2009,
vượt 44% so với kế hoạch cả năm 2010 được giao. Tính đến 10 tháng đầu năm 2011, xuất
khẩu của Việt Nam sang khu vực thị trường này đạt gần 7 tỷ đô-la Mỹ. Các thị trường xuất
khẩu tiếp tục duy trì được tốc độ cao là Thổ Nhĩ Kỳ, U.A.E, Ấn Độ, Băng-la-đét, Nam Phi,
I-rắc, Xê-nê-gan, Bờ Biển Ngà, Ả-rập Xê-út, Pa-kít-xtan, Ai Cập, Gha-na,...
Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu từ các nước trong khu vực năm 2010 đạt
khoảng 4,4 tỷ đô-la Mỹ, tăng hơn 27% so với năm 2009. Trong 10 tháng đầu năm 2011,
kim ngạch nhập khẩu đạt gần 5 tỷ đô-la Mỹ. Các thị trường nhập khẩu lớn vẫn là Ấn Độ,
Ả-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ, U.A.E, Nam Phi, Cô-oét trong đó riêng Ấn Độ chiếm trên 38%
tổng kim ngạch nhập khẩu từ khu vực.
Như vậy, trong năm 2010 và 2011, ta đã tiếp tục xuất siêu sang thị trường khu vực
các nước Châu Phi, Tây Á, Nam Á. Thị trường nhập siêu lớn nhất trong khu vực vẫn là Ấn
Độ, tuy nhiên mức độ nhập siêu đã giảm chủ yếu do xuất khẩu của ta sang thị trường Ấn
Độ tăng mạnh. Ngoài ra, hai thị trường nhập siêu lớn khác trong khu vực là Ả-rập Xê-út và
Cô-oét, trong đó mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là xăng dầu và các chế phẩm từ dầu mỏ là
nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.
Về mặt hàng xuất khẩu, năm 2010, mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là
gạo (825,6 triệu đô-la Mỹ), chủ yếu sang châu Phi và Băng-la-đét. Thứ hai là mặt hàng
điện thoại di động, đây là mặt hàng xuất khẩu mới, có kim ngạch xuất khẩu tăng khá cao
(446,7 triệu đô-la Mỹ), sản phẩm dệt may (308,5 triệu đô-la Mỹ), tiếp theo là mặt hàng

thuỷ sản (268,2 đô-la Mỹ), máy vi tính và linh kiện (190,3 triệu đô-la Mỹ). Đây là năm thứ
hai mặt hàng đá quý và vàng tiếp tục có kim ngạch khá cao, chủ yếu sang các thị trường
Nam Phi, U.A.E (188 triệu đô-la Mỹ).
Bảng. 13 thị trường có kim ngạch xuất khẩu cao nhất khu vực
TT

Tên nước

2010 (triệu đôla Mỹ)

Tỷ trọng
(%)

10 tháng /
2011 (triệu
đô-la Mỹ)

Tỷ trọng (%)

1

Ấn Độ

992,7

20,3

1.254

18,1


2

Nam Phi

492,4

10,1

1.754

25,4

3

U.A.E

507,7

10,4

689

10,0

4

Thổ Nhĩ Kỳ

528,5


10,8

635

9,2

5

Ai Cập

174,8

3,6

204

2,9

6

Bờ Biển Ngà

133,4

2,7

137

2,0


18


7

Pa-kit-xtan

133

2,7

142

2,1

8

Ít-xra-en

97

2

119

1,7

9


Ả-rập Xê-út

143,7

2,9

205

3,0

10

I-rắc

188

3,8

121

1,7

11

Ma-rốc

28

0,6


19

0,3

12

Cô-oét

29,9

0,6

24

0,3

13

An-giê-ri

75,6

1,5

79

1,1

Châu Phi


1.791

36,6

2.885

41,7

Trung Đông

1.651

33,8

2.083

30,1

Nam Á

1.444

29,5

1.970

28,5

Cả khu vực


4.887

100

6.938

100

Bảng. 13 thị trường có kim ngạch Nhập khẩu cao nhất khu vực
TT

Tên nước

2010 (triệu đôla Mỹ)

Tỷ trọng
(%)

10 tháng /
2011 (triệu
đô-la Mỹ)

Tỷ trọng (%)

1

Ấn Độ

1.746


40,1

1.867

38,4

2

Nam Phi

165,7

3,8

162

3,3

3

U.A.E

222,1

5,1

340

7,0


4

Thổ Nhĩ Kỳ

107,7

2,5

68

1,4

5

Ai Cập

12,2

0,3

11

0,2

6

Bờ Biển Ngà

128,9


3,0

162

3,3

7

Pa-kit-xtan

109,4

2,5

127

2,6

8

Ít-xra-en

125

2,9

121

2,5


9

Ả-rập Xê-út

600

13,8

642

13,2

10

I-ran

100,3

2,3

82

1,7

11

Ma-rốc

3,6


0,1

2.2

0,0

12

Cô-oét

372,7

8,6

603

12,4

13

An-giê-ri

0,6

0,0

13

0,3


Châu Phi

767.6

17,6

444

9,1

Trung Đông

1.662

38,2

2.203

45,3

Nam Á

1.921

44,2

2.215

45,6


Cả khu vực

4.351

100

4.862

100

1.2. Thị phần một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có kim ngạch lớn nhất vào
thị trường Châu Phi, Trung Đông, Nam Á.
Gạo là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang khu vực, chủ yếu sang Châu
Phi và Băng-la-đét, chiếm trên 16% tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2010, vượt xa
các mặt hàng tiếp theo như hải sản, dệt may, điện tử máy vi tính,… và trong khoảng 5 năm
19


tới thì gạo vẫn sẽ là mặt hàng xuất khẩu số một của ta do nhu cầu lớn của nhiều nước Châu
Phi về gạo. Mỗi năm trung bình các nước nhập khẩu gạo ở Châu Phi phải nhập khẩu hơn 8
triệu tấn gạo. Từ năm 2010, mặt hàng vàng, đá quý xuất khẩu tăng đột biến, chủ yếu vào
thị trường Nam Phi. Mặt hàng điện thoại di động là mặt hàng xuất khẩu mới của Việt Nam
nhưng đã trở thành một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, chủ yếu
do các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
Ngoài ra, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước khu vực Châu
Phi, Trung Đông và Nam Á chiếm lĩnh thị phần lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu, bao
gồm: Cà phê, hạt tiêu, hạt điều, gia vị, cơm dừa, cá basa, một số nhóm của hàng dệt may,
than đá, sắt thép, linh kiện điện thoại, chè, thủ công mỹ nghệ, linh kiện máy tính,... Các
mặt hàng khác tuy chiếm tỷ trọng không cao đã khẳng định được vị trí và được biết đến
ngày một rộng rãi, được thị trường chấp nhận, tin cậy. Trong hai năm qua, cơ cấu xuất

khẩu có sự thay đổi tích cực với sự tham gia của khối doanh nghiệp FDI trong nước, xuất
hiện một số mặt hàng mới với giá trị gia tăng và kim ngạch cao.
1.3. Nhận định nguyên nhân tăng giảm xuất nhập khẩu của Việt Nam vào thị
trường các nước Châu Phi, Tây Á, Nam Á
Bên cạnh các mặt công tác chung về thị trường ngoài nước được thực hiện tốt như
công tác xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu, hỗ trợ giao dịch trực tiếp cho các doanh
nghiệp, sự tích cực của doanh nghiệp Việt Nam trong tìm kiếm thị trường mới,... các yếu tố
khác ảnh hưởng đến tăng giảm xuất nhập khẩu cả về số lượng và trị giá vào khu vực thị
trường có thể kể đến như sau:
- Do những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, giá cả hàng hóa tăng cao
khiến Chính phủ các nước tăng cường nhập khẩu, đặc biệt là thực phẩm để dự trữ, ổn định
đời sống người dân.
- Tình hình chính trị bất ổn tại một số nước xuất khẩu cùng chủng loại mặt hàng với
Việt Nam, cũng như các cuộc bạo động tại một số nước Trung Đông, Bắc Phi dẫn đến môi
trường sản xuất kinh doanh, các ngành công nghiệp chỉ duy trì được ở mức cầm chừng dẫn
đến khan hiếm hàng hóa, nhu cầu nhập khẩu nhu yếu phẩm phục vụ dân sinh tăng.
- Thành công của việc thâm nhập, tháo gỡ vướng mắc cho các mặt hàng mới (cá
basa, tôm, nông sản, hàng tiêu dùng, dệt may, giày dép và một số loại vật liệu xây dựng)
vào thị trường các nước thuộc GCC và Bắc Phi.
- Đối với thị trường Ấn Độ: các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã tìm được chỗ
đứng trên thị trường Ấn Độ như: mặt hàng điện thoại di động và linh kiện (số lượng người
sử dụng điện thoại di động của Ấn Độ đã đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Trung Quốc), sắt thép
các loại (Ấn Độ đang rất cần sắt thép để đầu tư các cơ sở hạ tầng: cầu cống đường xá, nhà
ở, công nghiệp đóng tàu để hiện đại hóa đội tầu biển,…), cao su thiên nhiên để sản xuất lốp
xe ô tô phục vụ cho ngành công nghiệp ô tô, than đá phục vụ cho ngành sản xuất thép của
Ấn Độ, cà phê hạt và hạt tiêu Ấn Độ nhập về để chế biến thêm giá trị gia tăng sau đó tái
xuất.
- Tại thị trường như Ni-giê-ria: kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam
nhưng không được tính vào kim ngạch xuất khẩu do bị áp thuế nhập khẩu quá cao (40%)
dẫn đến việc doanh nghiệp nhập khẩu đưa hàng sang các nước láng giềng của Ni-giê-ria rồi

đưa vào Ni-giê-ria theo cách riêng của họ. Đối với thị trường này nếu không đăng ký xin
giấy chứng nhận SONCAP hoặc NAFDAC cho các sản phẩm theo quy định của Ni-gie-ria
thì hàng hóa không được phép nhập khẩu.
- Mặt hàng ôtô dưới 9 chỗ ngồi và nước hoa nhập khẩu từ U.A.E giảm mạnh sau
khi thực hiện thông báo 197 và thông tư 20 của Bộ Công Thương từ giữa năm 2011.

20


1.4. Phân tích diễn biến nhu cầu, thị hiếu, giá cả của những mặt hàng chủ lực hoặc
có tiềm năng của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á.
- Đối với các mặt hàng nông sản, Châu Phi, Trung Đông và Nam Á đều là thị
trường tiêu dùng khá tốt (và thậm chí có nhu cầu nhập khẩu để tái xuất), trong đó gạo là
lương thực hàng ngày phục vụ người dân; chè và cà phê có mức tiêu thụ cao do thói quen
sử dụng các loại đồ uống truyền thống này của người đã Ả rập, Hồi giáo có từ lâu đời. Các
mặt hàng khác như linh kiện điện tử, điện thoại di động, xi măng, sắt thép, hàng tiêu dùng
sẽ tiếp tục đạt các mức tăng trong thời gian tới do nhu cầu ngày càng lớn hoặc tận dụng tốt
kênh phân phối toàn cầu của nhà sản xuất.
- Đối với thị trường U.A.E, với kim ngạch nhập khẩu gạo khá lớn (1,3 tỷ USD năm
2010) nhập chủ yếu là gạo hạt dài từ Thái Lan. Tuy nhiên, với sản lượng gạo của Thái Lan
giảm sút trong vụ thu hoạch 2011-2012 do ảnh hưởng của thiên tai, nguồn cung không đủ
và giá gạo xuất khẩu tăng cao sẽ là điều kiện tốt để ta chiếm lĩnh thị phần lớn hơn trong
năm tới. Triển lãm Quốc tế về gạo lần thứ nhất tổ chức tại Dubai từ 3-5/11/2011 thành
công tốt đẹp, các doanh nghiệp của ta tham dự đều có đối tác mới, ký được hợp đồng xuất
khẩu gạo trực tiếp với khách hàng và tìm được đại lý tiêu thụ gạo đóng gói cho các siêu thị
địa phương và tái xuất sang Châu Phi.
- Về triển vọng với mặt hàng vật liệu xây dựng, UAE tiếp tục đầu tư vào những dự
án lớn xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị mới, mở rộng các ngành công nghiệp hóa dầu nên
nhu cầu vật liệu xây dựng bắt đầu có dấu hiệu tăng trở lại. Ngoài ra, nhu cầu tái thiết kinh
tế sau bất ổn chính trị tại một số quốc gia khu vực như Libya, Ai Cập cũng khiến các tập

đoàn xây dựng lớn tại UAE, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ thăm dò và chuyển hướng đầu tư sang
các nước này. Trong vài năm tới, có thể dự kiến nhu cầu đối với nhân lực và các loại vật
liệu xây dựng cơ bản sẽ tăng mạnh khi tình hình chính trị khu vực dần đi vào ổn định, Việt
Nam hoàn toàn có thể đẩy mạnh xuất khẩu loại mặt hàng này thông qua hợp tác cung cấp
nhân lực trọn gói và vật liệu xây dựng cũng như nhận làm thầu phụ cho các dự án của tại
các nước lân cận.
- Tại Ả-rập Xê-út, trong kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 2010-2014, nước này
cũng sẽ dành ngân sách lớn cho phát triển xây dựng hạ tầng, nhà ở, các thành phố kinh tế.
Vì vậy nhu cầu liên doanh với các công ty xây dựng nước ngoài để cùng tham gia thực
hiện các dự án này là rất lớn. Ngoài ra, nhu cầu về vật liệu xây dựng cũng sẽ tăng mạnh và
đây là cơ hội cho các công ty Việt Nam muốn đầu tư sang Ả-rập Xê-út và xuất khẩu các
mặt hàng vật liệu xây dựng
- Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ cơ bản thay đổi cơ cấu sản xuất trong nước, chuyển đổi từ
sản xuất dựa vào nhập khẩu sang sản xuất hàng hóa có giá trị gia tăng cao. Chú trọng các
ngành chế tạo máy móc, thiết bị, hóa chất và công nghệ cao. Thông qua đó sẽ giảm sự phụ
thuộc vào công nghiệp nước ngoài. Với các mục tiêu có tham vọng lớn của nước này như
phấn đấu vào top 10 của kinh tế thế giới năm 2023, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là thị trường lớn cho
hàng hóa xuất khập khẩu của nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
- Về nhập khẩu từ thị trường nhập khẩu lớn Ấn Độ: có thể khẳng định Việt Nam sẽ
tiếp tục nhập khẩu thức ăn gia súc từ Ấn Độ do yếu tố lợi thế cạnh tranh hơn nhập khẩu từ
các nước khác. Dược phẩm và nguyên liệu dược của Ấn Độ chất lượng khá, giá cả phù hợp
với thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam. Máy móc thiết bị của Ấn Độ chủ yếu là các
thiết bị và máy móc của các nhà máy thủy điện nhỏ cung cấp theo hình thức vốn vay ODA
của Chính phủ Ấn Độ giành cho Chính phủ Việt Nam.
2. Quan hệ công nghiệp giữa Việt Nam và thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á:
- Tại Châu Phi, đã có 2 dự án thăm dò, khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam với tổng vốn đầu tư 360,36 triệu USD, chiếm 23,5% tổng vốn đầu tư đăng ký
gồm 1 dự án tại Angiêri (liên doanh 3 bên Việt Nam, Thái Lan, Công ty Sonatrach –An21



giê-ri) thăm dò và khai thác dầu khí với tổng vốn pháp định khoảng 2 tỷ USD, dự kiến đến
năm 2014 sẽ bắt dầu khai thác dầu với công suất 20.000 thùng mỗi ngày; 1 dự án tại Mađa-gát-xca vốn đầu tư là 117,36 triệu USD bước đầu có kết quả khả quan. Ngoài ra, còn có
các dự án đầu tư tại Công-gô trị giá 15,31 triệu USD mới được cấp phép và bắt đầu triển
khai hoạt động; dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân bón DAP tại Ma-rốc trị giá 600
triệu USD đang trong quá trình triển khai các thủ tục ban đầu. Tập đoàn dầu khí Việt Nam
cũng tham gia đầu tư vào một số dự án thăm dò và khai thác dầu khí tại các nước Châu Phi
khác như: hợp đồng Lô Bomana (ngoài khơi) tại Ca-mơ-run, hợp đồng Lô Marine XI tại
Công-gô, hợp đồng Lô Majunga, ngoài khơi Propond Ma-đa-gát-xca, hợp đồng Lô Tanit,
Lô Guellala (ngoài khơi) tại Tuy-ni-di. Ký thoả thuận hợp tác chung trong lĩnh vực dầu khí
với các Công ty dầu khí quốc gia của các nước Mô-dăm-bích, Ăng-gô-la, Xu đăng. Tập
đoàn Viễn thông Quân đội-Vietel đã được cấp giấy phép và tiến hành các hoạt động trong
lĩnh vực cung cấp dịch vụ và cơ sở hạ tầng viễn thông tại Mô-dăm-bích, thời gian tới
Viettel sẽ tiếp tục đầu tư vào Ăng-gô-la và Tan-za-nia.
Hợp tác công nghiệp Việt Nam và Ni-giê-ria trong lĩnh vực viễn thông, giáo dục và
sản xuất thiết bị tin học được thể hiện qua việc ký kết Thỏa thuận ghi nhớ giữa tập đoàn
FPT và Công ty 21 Century Technologies Ltd. FPT đã sang triển khai dự án hợp tác đào
tạo theo thỏa thuận và nghiên cứu khả năng mở các trung tâm giới thiệu sản phẩm và cung
cấp dịch vụ tại Ni-gie-ria. Ngoài ra, phía Việt Nam cũng đang quan tâm đến các dự án liên
doanh với Ni-giê-ria như phục hồi nhà máy bột mỳ Sunrise, nhà máy Thép Enugu, sản xuất
giấy vệ sinh, trồng sắn.
Tại Gha-na, bên cạnh nhà máy sản xuất bánh kẹo Red Volta, đã có thêm 1 dự án
đầu tư xây dựng nhà ở (khoảng 2 triệu USD) và 1 dự án khai thác đá (khoảng 10 triệu
USD) của Việt Nam được triển khai trong hai năm 2010-2011. Hiện tại, một số doanh
nghiệp Việt Nam đang nghiên cứu khả năng đầu tư nuôi trồng thủy sản, chế biến hàng
nông sản và sản xuất vật liệu xây dựng tại Gha-na.
- Đối với khu vực Trung Đông:
Các nước khu vực Trung Đông, tới nay mới có Ả-rập Xê-út, Cô-oét, U.A.E, Ít-xraen có các dự án hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp và dầu khí. Tình hình
triển khai các dự án hợp tác nhìn chung tiến triển thuận lợi, bước đầu thu được những kết
quả đáng khích lệ. Riêng hợp tác giữa Tổng Công ty Thăm dò Khai thác dầu khí - PVEP
thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và đối tác tại I-ran để thực hiện dự án phát triển dầu khí

lô Danan tại I-ran đang gặp khó khăn không thể vượt qua do yếu tố bên ngoài và cả phía
chủ nhà do I-ran bị Liên hiệp quốc, Mỹ và các nước phương Tây cấm vận (Dự kiến tổng
vốn đầu tư cho dự án lô Da-nan khoảng 1,1 tỷ USD). Dự án xây dựng cảng Container tại
Hiệp Phước do tập đoàn DP World - UAE đầu tư đã đi vào hoạt động. Dự án nhà máy sản
xuất khung nhà thép tiền chế của Tập đoàn Zamil Steel ở Khu Công nghiệp Nội Bài (Hà
Nội) và Khu Công nghiệp Amata (Đồng Nai) là những điển hình thành công về đầu tư của
Ả-rập Xê-út tại Việt Nam. Tháng 2/2009, PVN đã ký thoả thuận với Tập đoàn dầu mỏ quốc
gia A-rập Xê-út (ARAMCO) về hợp tác trong việc cung cấp dầu thô cho nhà máy lọc dầu
Dung Quất, cung cấp sản phẩm khí hoá lỏng (LPG) và trong các dự án lọc hoá dầu nói
chung của Việt Nam. Công ty KPI, đơn vị thành viên của Tổng công ty Dầu khí Cô-oét
(KPC), đang cùng phía Nhật Bản tham gia dự án Liên hợp Lọc Hoá dầu Nghi Sơn và cam
kết cung cấp dầu thô dài hạn cho nhà máy. Hợp tác công nghiệp giữa Việt Nam và Ít-xra-en
chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là lĩnh vực viễn thông.
Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn của Việt Nam như VNPT, Viettel, EVN
đều có sử dụng công nghệ của Ít-xra-en. Tập đoàn UPC đang hợp tác với Công ty Sợi
Quang Việt của Việt Nam để triển khai dự án xây dựng nhà máy sản xuất sợi quang hiện
đại nhất Đông Nam Á tại Bình Dương. Ngoài ra với Ít-xra-en, ta cũng đã có hợp tác trong
lĩnh vực chế tác và đánh bóng kim cương (Bạn mới mở xưởng tại Việt Nam) và hợp tác
trong trồng bông ở Việt Nam theo công nghệ tiên tiến nhất giữa Tập đoàn Dệt may VN với
22


tập đoàn Netafim Ít-xra-en, nuôi bò sữa theo công nghệ Ít-xra-en với sản phẩm sữa TH
đang dần có chỗ đứng thên thị trường Việt Nam.
- Tại khu vực Nam Á, trong lĩnh vực dầu khí, Ấn Độ là một trong các nước có quan
hệ hợp tác đầu tiên với Việt Nam, các Công ty của Ấn Độ, đặc biệt là Công ty Dầu khí
Quốc gia Ấn Độ (ONGC) đã tham gia nhiều dự án thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí,
đang tham gia 45% cổ phần trong Hợp đồng Chia sản phẩm (PSC) Lô 06.1, 19 và 12E
ngoài khơi Việt Nam. Sản lượng khí thiên nhiên khai thác được hàng năm đạt 4 tỷ m 3 khí
và được cung cấp toàn bộ cho cụm Nhà máy điện Phú Mỹ. Ngoài ra thoả thuận hợp tác

giữa PVN và ONGC về thăm dò dầu khí cũng đã được hai bên ký kết nhân chuyến thăm
Ấn Độ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Phía Ấn Độ cũng bày tỏ mong muốn giúp đỡ
Việt Nam về các kỹ năng và kinh nghiệm lọc hóa dầu, thiếp lập đường ống cung cấp khí
đốt thành phố, đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và năng lượng sạch; hỗ
trợ và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực điện khí hóa, điện mặt trời ở nông thôn và đào
tạo tại các cơ sở đào tạo của Ấn Độ về các lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Công ty Essar Energy Ltd cũng đã có một số dự án dầu khí với Việt Nam và một số
công ty khác của Ấn Độ như International Manpower Resources, Larsen&Turbo Ltd,
Thermax Babcock&Wilcox, Ion Exchange, GoDoanh nghiệpej & Boyce... cũng bày tỏ
mong muốn hợp tác trong việc cung cấp dịch vụ kỹ thuật, quản lý & chuyên gia, thiết bị
cho ngành công nghiệp dầu khí.
Dự án thành lập liên doanh giữa Tổng công ty Thép Việt Nam và Tập đoàn Cao su
Việt Nam với Tập đoàn Thép TATA Ấn Độ đầu tư Nhà máy liên hợp thép tại Hà Tĩnh, công
suất 4,5 triệu tấn/năm, vốn đầu tư dự kiến 5 tỷ USD. Ngoài ra Ấn Độ còn có một số dự án
đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực hoá chất, sản xuất thuốc tân dược.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp của Sri Lanka đã đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh
vực sản xuất cơm dừa sấy, dệt may. Ngược lại, một số doanh nghiệp Việt Nam đang nghiên
cứu kế hoạch đầu tư sản xuất máy móc nông nghiệp và thiết bị tại Sri Lanka.
3. Nhận định, dự báo nhu cầu của thị trường:
3.1. Đánh giá, dự báo những biến đổi về nhu cầu, thị hiếu, giá cả, khả năng tăng
thị phần hàng xuất khẩu của Việt Nam, khả năng mở rộng mặt hàng mới trong thời gian
tới vào thị trường.
3.1.1. Đánh giá chung:
Kim ngạch thương mại với các nước khu vực duy trì được tốc độ tăng trưởng
ngoạn mục trong hai năm qua trong bối cảnh thị trường khu vực ít nhiều chịu ảnh hưởng từ
tình hình bất ổn chính trị các nước trong khu vực, suy thoái kinh tế thế giới,.... Số lượng
các mặt hàng xuất khẩu đa dạng hơn trước, nhiều mặt hàng mới lần đầu xuất hiện trong
danh mục xuất khẩu như xi măng, điện thoại di động, phần cứng máy tính, máy móc nông
nghiệp,…
Trong quan hệ thương mại, Việt Nam xuất siêu sang phấn lớn các nước khu vực,

chủ yếu nhập siêu từ Ấn Độ song chênh lệch thương mại giữa hai nước bắt đầu thu hẹp
đáng kể từ sau khi FTA ASEAN – Ấn Độ có hiệu lực.
Mặt hàng nhập khẩu từ khu vực tập trung chủ yếu vào các loại nguyên phụ liệu
phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp trong nước. Ấn Độ là thị trường nhập khẩu lớn
nhất của Việt Nam trong khu vực, chiếm gần 1/2 kim ngạch nhập khẩu toàn khu vực.
Nhiều mặt hàng khu vực có thế mạnh như bông, hạt điều thô, dầu thô và các chế phẩm dầu
mỏ thì lượng nhập khẩu của ta vẫn còn hạn chế, chủ yếu nhập khẩu qua trung gian do các
khó khăn trong khâu thanh toán, vận chuyển và chế biến.
Tuy nhiên, thực tế là mặc dù có sự tăng trưởng đáng kể, thương mại giữa Việt Nam
với khu vực còn ở mức thấp. Đến nay, khu vực Châu Phi, Tây Á, Nam Á vẫn là khu vực
23


mà Việt Nam có mức độ trao đổi thương mại thấp nhất so với các thị trường khác trên thế
giới. Năm 2010 xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực mới chỉ chiếm 7% tổng kim ngạch
xuất khẩu của cả nước. Mặt hàng xuất khẩu kim ngạch lớn nhất vẫn chỉ là là gạo, các mặt
hàng nông thổ sản khác như cà phê, tiêu, hàng hải sản, dệt may, hàng tiêu dùng có tỷ trọng
giá trị gia tăng thấp.
3.1.2. Dự báo nhu cầu, thị hiếu thị trường, mặt hàng:
Phần lớn các nước Châu Phi, Trung Đông có nền nông nghiệp lạc hậu, năng suất
thấp không thể đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho người dân. Do đó, đây là thị trường hết
sức tiềm năng cho mặt hàng gạo của Việt Nam. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của
Việt Nam như cà phê, hạt tiêu, cơm dừa, hạt điều, thủy sản đông lạnh, giày dép,... đều là
những mặt hàng có chất lượng, giá cả phù hợp với thị hiếu thị trường và có tiềm năng lâu
dài (thị trường các nước không đáp ứng đủ sản lượng hoặc không sản xuất). Với số lượng
dân số lớn, đại đa số người dân có thu nhập trung bình và thấp, các mặt hàng như may
mặc, tân dược, hàng gia dụng,... sẽ nhanh chóng đạt tăng trưởng rất cao cả về khối lượng
và giá trị. Hơn nữa để phục vụ các dự án cải tạo, nâng cấp và xây mới các nhà máy phát
điện và hệ thống đường dây tải điện và cơ sở hạ tầng, nhu cầu đối với các sản phẩm điện
dân dụng, vật liệu xây dựng cũng sẽ gia tăng.

Bên cạnh đó, xu hướng sử dụng hải sản thay thế cho thịt trong bữa ăn hàng ngày tại
các nước Châu Phi, Trung Đông cũng khiến nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm thủy hải sản
ngày càng tăng. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu mặt
hàng thủy sản, thậm chí có thể nghiên cứu phương án nuôi trồng thủy sản tại nước sở tại
phục vụ xuất khẩu sang các nước lân cận.
Sự tăng trưởng của các mặt hàng công nghiệp có hàm lượng giá trị gia tăng cao như
linh kiên máy tính và điện tử; phụ tùng ô tô và xe gắn máy, sản phẩm hóa chất, nhựa, cao
su, máy móc thiết bị phụ tùng,... sẽ ổn định do nhu cầu cao từ thị trường khu vực cũng như
chất lượng hàng hóa Việt Nam đã được khẳng định
Tuy nhiên, các mặt hàng tiêu dùng như dệt may, giày dép, thực phẩm chế biến,.. có
nhu cầu cao, sức mua lớn, nhưng hiện hàng Việt Nam đang phải cạnh tranh với hàng của
Trung Quốc giá rẻ chiếm lĩnh thị trường bằng hệ thống phân phối trực tiếp. Bên cạnh đó,
Ấn Độ cũng là nước đang nổi lên mạnh mẽ tại thị trường này, do các lợi thế về đối tác
chiến lược, quan hệ khối BRICS và cư dân gốc Ấn, người lao động làm thuê của Ấn Độ tại
một số nước Châu Phi, Trung Đông có ảnh hưởng lớn trong đời sống chính trị, kinh tế, xã
hội.
3.2. Những cảnh báo đối với doanh nghiệp Việt Nam:
3.2.1. Cảnh báo về những khó khăn mà hàng xuất khẩu của Việt Nam có thể gặp
phải tại thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á:
- Tại hầu hết các nước trong khu vực, ngoại trừ các nước thuộc Hội đồng Hợp tác
Vùng Vịnh (GCC) thì hàng rào thuế quan vẫn còn rất cao, mang tính bảo hộ rõ rệt. Hàng
nhập khẩu vào các nước cũng sẽ gặp phải nhiều rào cản hơn về chống bán phá giá và tự vệ
thương mại, nhất là trong bối cảnh nhập siêu của các nước khu vực này ngày một tăng lên
như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ. Do đó, đối với một số hàng hóa của Việt Nam đã có tỷ trọng
nhập khẩu cao và thị phần lớn tại các nước cần được theo dõi sát sao để có những biện
pháp cảnh báo sớm, góp phần ngăn chặn mọi vụ kiện cáo thương mại, ảnh hưởng đến quan
hệ song phương.
- Một khó khăn mà hàng xuất khẩu của Việt nam có thể gặp phải là vấn đề thanh
toán. Khách hàng tại một số nước Châu Phi, Trung Đông và Nam Á thường thanh toán
chậm hoặc tìm cách chiếm đoạt lô hàng mà không thanh toán. Vì vậy, các doanh nghiệp

cần lưu ý đảm bảo thanh toán an toàn thông qua các phương thức thanh toán trả tiền trước
24


hoặc mở L/C thông qua ngân hàng uy tín. Luật hải quan một số nước Nam Á cấm tái xuất
hàng nhập khẩu nên nhiều khách hàng Pa-kit-xtan lợi dụng quy định này để lừa đảo khách
hàng nước ngoài.
- Xuất khẩu sang I-ran gặp nhiều khó khăn do cấm vận của Mỹ và Liên hiệp quốc.
- Bên cạnh đó, Chính phủ An-giê-ri cũng có những quy định riêng trong thanh toán
hàng nhập khẩu để bán nguyên trạng bằng L/C là một rào cản gây trở ngại cho xuất khẩu vì
thủ tục phức tạp, thời gian kéo dài, phí cao trong khi các doanh nghiệp An-giê-ri chưa có
kinh nghiệm và điều kiện thực hiện thanh toán L/C tại các ngân hàng chưa đáp ứng.
3.2.2. Cảnh báo những doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng vào thị trường sở
tại không giữ uy tín, ảnh hưởng đến uy tín Việt Nam
Thời gian qua, một số doanh nghiệp Việt Nam có biểu hiện làm ăn không đứng đắn,
chây ỳ thực hiện hợp động, chiếm dụng tiền của các doanh nghiệp nước ngoài, ảnh hưởng
xấu đến hình ảnh của Việt Nam. Vụ KV4 đã phối hợp với các Thương vụ tích cực hỗ trợ
các doanh nghiệp nước ngoài giải quyết các tranh chấp phát sinh. Danh sách các doanh
nghiệp Việt Nam này nêu tại Phụ lục 1, đề nghị các Thương vụ lưu ý và có các biện pháp
cảnh báo cần thiết cho các doanh nghiệp nước ngoài.
IV. Giải pháp và kiến nghị:
1. Triển vọng hợp tác trong thời gian tới:
- Với dân số lớn và nền kinh tế hàng hóa chưa phát triển, Châu Phi thực sự là thị
trường tiềm tàng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là hàng nông sản và hàng
tiêu dùng. Vấn đề đặt ra để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang khu vực này
là chất lượng, mẫu mã sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và tuân thủ các quy định
về kỹ thuật của các nước này, đặc biệt đối với các mặt hàng máy móc thiết bị, chế biến
nông sản, thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng,.. .
Về hợp tác công nghiệp: Ngoài các dự án đã và đang được triển khai, các lĩnh vực
có thể mở rộng hợp tác đầu tư bao gồm: Xây dựng, bưu chính viễn thông, nuôi trồng thủy

sản,...
- Đối với thị trường Trung Đông, các mặt hàng dệt may, da giầy, hàng gia dụng, cơ
khí tiêu dùng, cơ khí nông nghiệp, vật liệu xây dựng, các sản phẩm nông sản và chế biến
nông sản thực phẩm tiếp tục là mối quan tâm hàng đầu của các nước khu vực này.
Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ cần xem xét khả năng nhập khẩu dầu thô từ Ả-rập
Xê-út để đáp ứng nhu cầu lọc dầu ở trong nước. Ngoài ra, trong kế hoạch phát triển kinh tế
giai đoạn 2010-2014, Ả-rập Xê-út dành ngân sách lớn cho phát triển xây dựng hạ tầng, nhà
ở, các thành phố kinh tế. Vì vậy nhu cầu liên doanh với các công ty xây dựng nước ngoài
để cùng tham gia thực hiện các dự án này là rất lớn. Ngoài ra, nhu cầu về vật liệu xây dựng
cũng sẽ tăng mạnh và đây là cơ hội cho các công ty Việt Nam muốn đầu tư sang Ả-rập Xêút và xuất khẩu các mặt hàng vật liệu xây dựng
- Tiềm năng tăng trưởng XNK đối với Khu vực Nam Á có thể qua được cụ thể hóa
qua việc tận dụng các lợi thế của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN Ấn Độ trong
xuất nhập khẩu hàng hóa với thị trường lớn này trong bối cảnh số lượng các doanh nghiệp
hai phía quan tâm đến nhau ngày một nhiều hơn. Nghiên cứu ký kết Hiệp định thương mại
ưu đãi với Sri Lanka để mở rộng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường mới này và
củng cố, phát triển các mặt hàng mới sang các thị trường Băng-la-đét và Pa-kít-ztan.
2. Giải pháp và kiến nghị:
- Các bên cần tiếp tục tăng cường trao đổi các Đoàn cấp Nhà nước, cấp Bộ và
doanh nghiệp để thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác trên các lĩnh vực hai nước có thế

25


×