Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Hoàng Lê nhất thống chí Hồi 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128 KB, 18 trang )

Hoàng Lê nhất thống chí
Ngô gia văn phái
Hồi thứ chín
Tướng Tây Sơn Võ Văn Nhậm đem quân lấn ngoài bờ cõi
Quan bình chương Trần Công Xán vâng mệnh bàn việc biên cương

Lại nói, khi ở Cao Bằng bắt đầu nhóm lên việc binh đao, Lưu Tiệp, Nguyễn Hàn đều có sai
trạm đưa thư về kinh cáo biến. Tiệp bảo Hàn là phản nghịch, Hàn bảo Tiệp là phản nghịch,
và cả hai đều nói "hiện đã điều quân vây đánh, chỉ khoảng mươi ngày sẽ bắt được kẻ có
tội".
Quan Bình chương là Phan Lê Phiên thấy thư ấy, rất kinh hãi mà rằng:
- Hai người đều là bậc thanh cao trong hàng triều sĩ, ra ngoài gánh việc phiên trấn, đáng lẽ
phải vì việc công mà quên việc riêng. Sao họ không chịu nén lòng theo nhau, lại đi cầm
đầu cho cuộc quấy rối? Đồng loại làm hại nhau, đó cũng là một biến cố lớn! Đáng ghê!
Đáng sợ!
Vừa lúc ấy, các viên trấn thủ ở bốn lộ Lạng, Thái, Tuyên, Hưng cũng đều lần lượt gửi thư
hoả tốc về cáo biến.
Vua Lê bèn bàn với Bằng công Nguyễn Hữu Chỉnh. Chỉnh thưa:
Các trấn đem quân đánh nhau, cũng là thói thường của bọn tù trưởng ở ngoài bờ cõi, chỉ
cần hạ một bức thư, báo cho họ biết đường hoạ phúc, chắc họ sẽ nghe theo; dẹp yên việc
ấy, không có gì khó. Riêng việc biến cố ở Cao Bằng thì lại do các viên quan trấn gây ra,
bọn tù trưởng trên ấy đều không đáng trách. Cái tội tự tiện đánh nhau, giết nhau, triều đình
sẽ phải có phân xử, vậy xin giao xuống cho các quan họp bàn.
Quan đồng bình chương Trương Đăng Quỹ và quan tham tri Nguyễn Diệu đều xin gấp rút
chọn hai viên đốc trấn, đốc đồng khác có tài cán lên coi thay việc trấn và luôn thể hạ chiếu
chỉ triệu bọn Tiệp, Hàn về triều, may ra mới dẹp được cuộc rối loạn.
Phan Lê Phiên nói:
- Phải đấy! Rễ chùm, mấu cứng, phải dùng đồ sắc! Viên quan cử lên coi trấn ấy, không thể
dễ dàng muốn sai ai cũng được.
Quan đồng bình chương Trần Công Xán nói tiếp:
- Việc loạn ở Cao Bằng hồi xưa, viên đại thần đã qua đời là Nghĩa thành vương (tức


Nguyễn Đình Bá) vâng mệnh lên vỗ về, ở luôn trên trấn ấy bảy năm, nhân dân các bản đều
mến phục. Sau ông mất tại đó, dân địa phương vì thương tiếc mà nghỉ mấy phiên chợ liền,
lại dựng đền mà thờ. Quan xu mật hiện nay là Nguyễn Đình Tố (người ở Khoái Châu,
Hưng Yên (Hải Hưng)), chính là con của Nghĩa thành vương. Ông ta là người rộng rãi có
độ lượng, tài xử sự cũng nhanh, vậy xin gấp rút sai đi ngay.
Vua Lê bèn dùng Nguyễn Đình Tố làm đốc trấn Cao Bằng, lại sai Nguyễn Huy Túc làm
phó đốc trấn. Rồi hạ lệnh giục hai người lên đường đi nhậm chức. Tố nói:
- Cha thần sinh ở Cao Bằng, mất ở Cao Bằng, thần cũng sinh ở Cao Bằng, nay lại lên đó,
việc sau này có thể biết rồi. Vậy xin cho phép mười ngày để thần xếp đặt việc nhà.
Khi hai người lên đến giáp giới tỉnh Lạng Sơn thì nghe tin Hàn đã bị hại, Tố giật mình nói:
- Thương thay! Chết cũng bởi số, nhưng cũng lỗi tại ta đi chậm quá.
Rồi Tố lập tức giục trạm đi dấn lên. Khi trạm đầu báo tin quan đốc trấn mới là Nguyễn
Đình Tố đến, thì tù trưởng các nơi đều vui mừng chờ đón. Lúc Tố đến Cao Bằng thì Lưu
Tiệp còn đang đóng cửa thành, đánh nhau với dư đảng của Hàn. Tố vâng lệnh tuyên bố uy
đức của nhà vua, bảo hai bên phải giải tán quân lính, rồi thong dong xếp đặt mọi việc,
trong cõi lại yên ổn như thường.
Một hôm, vừa gặp lúc đến yết kiến đền thờ Nghĩa thành vương, Tố bảo Nguyễn Huy Túc:
- Tôi nay có lẽ sắp đi với tiền nhân, trách nhiệm ở bờ cõi rất nặng, rồi đây sẽ có những việc
khó khăn, lớn lao. Trấn này thông với đất Trung Quốc, trước đây tôi đã đi sứ, cũng hơi
thuộc đường lối, chỉ giận rằng không ở đây nữa. Ông còn ở đây, hãy nên cố gắng mà
đương lấy mọi việc.
Tố lại ngoảnh sang các phiên trưởng mà dặn rằng:
- Sau khi tôi đi rồi, các ông chỉ nên nghe lệnh quan phó đốc trấn, chớ như vừa rồi, gây ra
nhiều việc, thì thế nào cũng có vạ lớn.
Mọi người đều lấy làm lạ mà hỏi, thì Tố nói:
- Điều đó rất khó nói.
Chiều hôm ấy, Tố về doanh rồi chết.
Huy Túc một mặt lo liệu việc ma chay, một mặt viết thư báo tin cho triều đình, rồi vâng chỉ
của vua lĩnh chức đốc trấn Cao Bằng.
Lại nói vua Tây Sơn từ lúc rút quân về Nam, đến Nghệ An ở lại mười ngày, giao cho phó

tướng Nguyễn Duệ giữ đất này, cùng đô đốc là Chiêu Viễn đóng quân ở doanh Hà Trung
(thuộc Hà Tĩnh).
Sau đó, vua Tây Sơn lại đổi Chiêu Viễn vào đóng ở châu Bố Chánh, Nguyễn Duệ coi
doanh Kỳ Hoa, tả quân Võ Văn Nhậm đóng một đạo binh quan trọng ở Động Hải (Bố
Chánh thuộc Quảng Bình. Kỳ Hoa thuộc Hà Tĩnh. Động Hải tức Đồng Hới Quảng Bình
(Bình Trị Thiên)) để làm thanh viện và nương tựa lẫn nhau.
Lúc Nguyễn Hữu Chỉnh theo kịp, thượng công (tức Nguyễn Huệ) ngỏ lời yên uỷ dỗ dành,
và bảo ở lại Nghệ An làm việc với Duệ. Bề ngoài tuy thượng công hứa hẹn với Chỉnh bằng
những lời ngon ngọt, nhưng lại dặn riêng Duệ rằng:
- Chỉnh vốn người Bắc, trốn về với ta. Xem bộ hắn ta là kẻ phản phúc gian dối, không thể
tin cậy. Vả chăng người Bắc oán hắn rất sâu. Ta định bỏ hắn, để cho hắn chết. Không ngờ
hắn lại trốn chết cố theo. Nghệ An là quê hương của hắn. Nay để nhà ngươi ở lại đây,
ngươi nên xem xét kỹ lòng người xứ này, xem theo ai chống ai và tình hình động tĩnh của
hắn ra sao. Chiêu Viễn ở gần đấy, gọi một tiếng là đến. Tả quân cũng không xa đây lắm, có
việc nên chăng, ngươi phải viết thư báo tin cho mau, và cùng bàn định với ông ta. Sống ở
nước ngoài đất khách, ngươi phải để ý đề phòng cẩn thận, chớ có dễ dàng tin theo Chỉnh
mà mắc mưu của hắn. Ngươi phải cẩn thận lắm mới được!
Sau khi thượng công về Nam, Chỉnh liền được chiếu chỉ nhà vua vời đưa quân ra Bắc. Lúc
đi, Chỉnh để đồ đảng của mình là Nguyễn Duật ở lại làm việc với Duệ. Ngày chia tay lên
đường, Chỉnh hai ba lần dặn dò và mong mỏi Duệ đối xử tử tế với mình; Duệ cũng tiễn
đưa Chỉnh rất ân cần, tử tế.
Sau khi Chỉnh nắm được chính quyền, thường thường gửi thư qua lại với Duệ và biếu tặng
rất hậu. Rồi Chỉnh lại ngầm sai người gọi Duật về kinh thành, để hỏi tình hình Tây Sơn và
dò ý tứ của Duệ. Khi đã biết vua Tây Sơn và thượng công gây ra việc binh đao, anh em
đánh lẫn nhau, tiếp đó lại được thư của Duệ hẹn cùng chung sức đánh vào phương Nam,
thì Chỉnh rất mừng, cho là có thể mưu đồ lấy lại Nghệ An. Chỉnh bèn thu xếp mười lạng
vàng và mười tấm đoạn, sai Duật đem vào biếu Duệ, nhân tiện lấy việc lợi hại hoạ phúc mà
doạ hắn ta, lại dỗ dành hắn ta giữ lấy Nghệ An, ngăn chặn Chiêu Viễn, đắp lại luỹ cũ
Hoành Sơn, và vạch sông Gianh làm nơi biên giới như việc cũ trước đây (chỉ vào cuộc
chiến tranh Trịnh-Nguyễn (1627-1672), sau lấy sông Gianh làm giới hạn để phân chia

Đàng trong (Nam) và Đàng ngoài (Bắc)).
Lúc đó, người do thám của Võ Văn Nhậm ở Nghệ An biết rõ việc ấy, vội vàng về báo với
Nhậm. Nhậm lập tức đưa binh phù triệu Duệ về. Duệ chống lại và nói:
- Tướng ở ngoài, mệnh lệnh của vua cũng có khi không cần phải theo. Lúc thượng công về,
giao cho tôi đóng giữ đất này, nay tôi không dám tự tiện rời khỏi trấn này.
Nhậm được thư ấy, liền nói:
- Quả nhiên Duệ làm phản rồi!
Tiếp đó, Nhậm lập tức gửi thư cáo biến với thượng công; trong thư có đoạn viết: "Ngày
trước dùng Chỉnh tức là nhốt hổ gầm giường; ngày nay để Duệ, ấy là nuôi ong tay áo. Xin
kíp phát quân ra Bắc, trước hết giết Duệ ở Nghệ An, rồi sau bắt Chỉnh ở Thăng Long. Dẹp
loạn và bình định đất nước ở một chuyến này, cơ hội không nên bỏ lỡ..."
Trong lúc ấy, thượng công và vua Tây Sơn đang có việc xích mích, cuộc binh đao giữa hai
anh em chưa dàn xếp xong, việc nội chiến ở miền Nam so với mối lo ở miền Bắc còn cần
kíp hơn nhiều. Bởi vậy thượng công không quả quyết thi hành, bèn sai người báo cho
Nhậm biết, và giục Nhậm tiến quân ra Nghệ An bắt Duệ; rồi sau đó sẽ kiểm điểm quân
lính, thu góp lương thực, chia đi đóng đồn ở các nơi hiểm yếu và viết thư hỏi Chỉnh về tội
thông mưu với Duệ, xem Chỉnh trả lời ra sao. Nếu Chỉnh còn biết sợ hãi, cố tình chối cãi,
thì nên để đó sau này sẽ liệu, chưa nên đánh vội. Bằng Chỉnh ra mặt chống lại, thì như thế
là đã có cớ, lúc ấy cứ việc tiến quân ra đánh cũng không muộn gì.
Nhậm vâng lệnh, tự mình đem đại quân đi gấp. Chỉ trong một ngày một đêm. Nhậm đã đến
doanh Kỳ-hoa nhưng Duệ không còn ở đó nữa.
Số là mùa đông năm trước, thượng công nghe tin Chỉnh đem quân ra bảo vệ vua Lê, sợ có
biến cố gì khác xảy ra, liền sai Nguyễn Văn Đức đem quân giữ phủ Diễn Châu cùng làm
chức trấn thủ với Duệ, để nương tựa lẫn nhau. Kịp đến khi nghe miền Nam đánh nhau,
Duệ và Đức đều gửi thư cho Chỉnh, mưu đồ hợp lực kéo quân về Nam, để thừa cơ làm
loạn. Hai người hẹn rằng, sau khi đắc thắng, sẽ trả các đất từ Hoành Sơn ra Bắc, nhưng
Chỉnh còn chần chừ chưa quyết định. Đến khi bị Nhậm phát giác, hai người bèn bỏ xứ
Nghệ đem quân theo mạn ngược trở về Nam. Duệ về với vua Tây Sơn. Còn Đức vốn là
một đại thần của chúa Nguyễn, bị quân Tây Sơn bắt, phải miễn cưỡng theo, chứ thực ra
cũng không thích làm việc cho họ. Lúc đó, Đức bèn theo đường núi tây nam, trốn thẳng

sang nước Tiêm La. Đức đi đã lâu, thượng công mới nhận được thư hoả tốc của Nhậm, vội
sai quân đón bắt, nhưng cũng không kịp.
Nhậm đến Nghệ An, kiểm điểm binh lính, trưng thu lương thực, sửa soạn khí giới, rồi đưa
thư ra Thăng Long, trách móc Chỉnh gay gắt.
Chỉnh được thư, giấu giếm không cho vua Lê biết, đoạn viết thư tạ tội, đại ý nói:
"Trước kia tôi bỏ nước cũ về với chúa công, nhờ ơn cho vào nơi mạc phủ, hầu hạ túi cung
roi ngựa đến bốn năm năm. Mùa thu năm ngoái, đại quân về Nam không cho tôi biết, tôi
cũng hiểu là thượng công muốn dùng cách đó thử tôi, để xem tôi lui tới ra sao. Lúc bấy giờ
người Bắc cố lưu lại, nhưng tôi quả quyết bỏ họ mà đi. Nghĩ rằng lòng này không có đổi
thay như thế, bậc cao minh hẳn đã soi xét đến. Lúc vào yết kiến thượng công ở Vĩnh Dinh,
tôi xin đi theo quân đội về Nam, ngài bảo tôi rằng: "Quận Thạc, quận Nhưỡng còn làm
ngang trở không thể không trừ khử, nhà ngươi hãy ở lại đây, lo liệu một phen". Tôi dám
đâu không theo mệnh lệnh? Tôi đã đem thân mình mà ruổi rong theo chúa (chỉ vua Tây
Sơn) thì còn dám tiếc gì? Vì thế, tôi tự mình xông pha tên đạn, quyết chiến với bọn Thạc,
Nhưỡng. Chỉ mong trừ được hai tên ngang ngược ấy, thì sẽ lập tức quay ngựa về Nam.
Nhưng, tháng trước đây đánh ở Sơn Tây, mới bắt được có quận Thạc. Riêng Nhưỡng thì
vẫn đang vùng vẫy ở miền Hải Dương, còn cần phải đánh dẹp vất vả. Bởi vậy cho nên tôi
chưa về triều được. Những kẻ ghét tôi, thấy tôi ở lại đất Bắc, liền đặt lời gièm pha. Sao họ
không xét rằng, sau khi thượng công về Nam, tôi chỉ ở lại Nghệ An hơn mười ngày, rồi lại
ra Bắc ngay, thì còn thời giờ đâu mà mưu toan với Duệ? Từ đó kẻ Nam người Bắc, ai làm
việc nấy, tôi có hề đi lại gì với Duệ đâu? Nếu xét rõ tình cảnh ấy, hẳn không cần phải chờ
tôi biện bạch gì thêm. Vả chăng, cái ngày mà tôi làm việc chung với tướng quân, không
phải không lâu. Nếu quả là tôi có lòng gì khác, hồ dễ đã giấu được cho khỏi lộ? Tướng
quân nên chuyển đạt lời tôi đến trước chúa công, thì tôi đội ơn nhiều lắm!".
Nhận được thư ấy, biết Chỉnh còn có ý sợ, Nhậm bèn viết bức thư khác, dùng lời nói khéo,
vỗ về khuyên giải làm cho Chỉnh yên lòng, để mình còn có thì giờ sắp đặt công việc ở trấn
Nghệ An. Tiện thể Nhậm cũng không quên buộc Chỉnh phải mau chóng dẹp yên quận
Nhưỡng, rồi rút quân về Nam, để khỏi trái với ý định.
Chỉnh tiếp thư, không hiểu rõ ý của Nhậm, cho rằng Nhậm có thể dễ lừa phỉnh, chắc không
phải lo gì về mặt Nam.

Lúc bấy giờ, trong ngoài đều đồn đại rằng tướng của Tây Sơn là tả quân Nhậm, kéo quân
ra Nghệ An, kén chọn lính tráng, định kỳ xuất phát, chẳng bao lâu quân Tây Sơn lại tới,
Thăng Long sẽ thành nơi chiến trường. Vì thế, trong kinh nhốn nháo, người chuyển vận đồ
đạc, người bồng bế con cái, tranh nhau đi lánh nạn, lính Kim Ngô (tên một đội lính bảo vệ
trật tự ở kinh đô) ngăn cấm không nổi. Nhiều viên đình thần đem việc đó tâu với vua Lê.
Vua Lê liền triệu Chỉnh vào hỏi. Chỉnh tâu:
Người ta đồn nhảm, không cần phải tin. Thần đã cho người đi xem xét biết hết sự thật rồi.
Vua Tây Sơn từ khi ở đất Bắc về Nam, liền vào thẳng chỗ quốc thành (tức Qui Nhơn). Còn
thượng công thì đóng ở Phú Xuân, nghỉ quân để vui chơi, ban bố hiệu lệnh, sửa sang thành
luỹ. Bao nhiêu vật liệu, khí giới và các báu vật lấy được ở Bắc về, thượng công đều thu
chứa lấy. Vua Tây Sơn sai sứ thần tuyên triệu, thượng công không chịu về triều. Mọi việc
phong quan, ban tước và xử trí này khác, thượng công đều tự tiện quyết định. Vua Tây Sơn
sai người đưa ấn phong thượng công làm Bắc bình vương và hỏi những thứ của báu lấy
được ở phủ chúa Trịnh. Thượng công cũng chống lại không chịu dâng lên. Vua Tây Sơn
giận lắm. Vì thế, anh em mới gây ra cuộc binh đao, ở trong một nhà mà đối với nhau còn
dữ dội hơn là đối với nước thù địch. Ngay trong bọn họ với nhau cũng không đủ thì giờ để
cứu vãn được tình thế cấp bách, đâu còn dám ra khỏi Hoành Sơn một bước để tranh quyền
với ta? Ta cần làm sao cho việc nội trị có quy mô yên ổn, thế là sẽ được thái bình. Đến như
trấn Nghệ An, thì chỉ cần sai một sứ giả đem bức quốc thư sang, bàn bạc với họ, một lời
nói là xong. Ta cùng họ đã thành thông gia, ta cũng không cần lo xa làm gì.
Quan ngự sử là Nguyễn Đình Giản nói:
- Xưa nay tình hoà hảo thông gia, nói chung đều không thể tin cậy. Chỉ có bằng vào chước
tự cường của mình, làm sao cho bờ cõi được vững chắc, ngăn chặn sự dòm dỏ của kẻ địch,
thì như vậy mới có thể tin cậy được. Bắc bình vương cũng là một bậc anh hùng, xem
thường ông ta không được đâu!
Chỉnh nói:
- Tôi đã từng cộng sự với ông ta, há lại không biết? Ông ta quả thật là bậc anh hùng, nhưng
nhân tài xứ Bắc ta đây cũng không thua lắm. Vạn nhất xảy ra việc binh đao, tôi xin chọi
với ông ta, còn như bọn Võ Văn Nhậm đã chiếm giữ đất Nghệ An, nhưng cứ mặc y. Quân
nước ngoài ở trọ, chẳng qua cũng như bọn Chiêu võ, Thuận nghĩa hồi xưa chiếm đóng bảy

huyện phía nam Nghệ An, không bao lâu rồi cũng lại về ta (chỉ việc các tướng của họ
Nguyễn là Thuận nghĩa hầu, Nguyễn Hữu Tiến và Chiêu võ hầu Nguyễn Hữu Dật, đánh
chiếm được bảy huyện ở nam sông Lam hồi xưa (1655-1660), trong cuộc chiến tranh
Trịnh-Nguyễn. Về sau, các miền ấy, lại bị họ Trịnh giành lại).
Vua Lê nói:
- Nhân tình lo sợ, nghi ngờ, họ đang coi việc động tĩnh ở phương Nam để định sự thể
khinh trọng của nước nhà. Ngươi nên tính kỹ liệu trước cho lòng trẫm được thư thái.
Chỉnh tâu:
- Đó là việc trong chức phận của thần, dám đâu không hết lòng hết sức?
Ngoài mặt, Chỉnh tuy nói năng khuếch khoác để trấn áp mọi người, nhưng kỳ thực, từ khi
được thư của Nhậm, trong lòng Chỉnh rất đỗi lo sợ.
Một hôm vào chầu, Chỉnh đuổi người chung quanh ra mà nói kín với nhà vua rằng:
- Võ Văn Nhậm tuy là tả tướng trong soái phủ của Bắc bình vương, nhưng vốn là rể vua
Tây Sơn. Lâu nay chỉ huy việc quân, y vẫn đóng vai con rể của nước. Nay thấy anh em Tây
Sơn xích mích nhau, Nhậm là kẻ đứng giữa, cố nhiên là phải tuân theo tướng lệnh, nhưng
trong lòng lẽ nào lại hoàn toàn không nghĩ gì đến bố vợ? Vừa rồi có tên do thám nói rằng:
"Nhậm ở Động Hải nghe việc biến cố ấy, bèn xin về hầu. Nhưng Bắc bình vương không
cho mà bảo ra thẳng Nghệ An. Nay Nhậm đang ở vào địa vị nguy ngập và bị ngờ vực, nên
không thể không có ý trông về bên trong. Thần xin nhân cơ hội này để thương lượng về
việc bờ cõi Nghệ An. Hết sức nhắm nhe vào ân tình của họ, lại lễ nhiều, lời ngọt, ngoài có
Văn Nhậm tâng bốc, trong có công chúa đỡ lời; Bắc bình vương dù có lòng nào chăng nữa
cũng không thể không gượng theo mình.
Vua Lê khen phải.
Sáng hôm sau, nhân buổi chầu sớm, vua nói với các quan rằng:
- Nghệ An liền kề với Thanh Hoa, là một quận phụ vào đất "thang mộc". Con em đất ấy
vẫn được lựa chọn vào quân túc vệ, làm nanh vuốt cho nước nhà. Đất ấy không thể để cho
người khác chiếm giữ mãi. Trẫm sắp sai người đi Phú Xuân để bàn với Bắc bình vương
một phen. Vậy các ngươi hãy chọn xem người nào có thể sung vào sứ bộ?
Trương Đăng Quỹ thưa:
- Nguyễn Đình Giản và Phạm Đình Dư là người ngay thẳng có thể làm được việc ấy.

Phan Lê Phiên nói:
- Giản cương trực có thừa mà mềm mỏng ôn hoà thì không đủ. Dư tuy nghị luận vững
vàng, nhưng xét việc hơi chậm. Bắc bình vương là người rất quỷ quyệt, hay dùng mưu
khôn lung lạc người ta. Trong lúc bàn bạc, khi nén xuống, khi nâng lên, không biết đường
nào mà dò. Thần sợ rằng hai người ấy tranh biện với ông ta, thế nào rồi cũng làm hỏng
việc nước.
Đình thần bàn mãi việc cử người, luôn mấy ngày vẫn chưa ngã ngũ. Chỉnh bèn tâu để Trần
Công Xán đi.
Vua Lê nói:
- Được đấy!
Nhà vua bèn đòi Công Xán vào triều mà bảo rằng:
- Người là người trung trinh vì nước, lòng trẫm đã biết. Ngày xưa Phú Bật sang sứ Khiết
Đan, làm cho nước địch phải kính trọng, công việc xong xuôi (Khiết Đan là một nước ở
phía đông bắc Trung Quốc, thường hay xâm phạm bờ cõi. Đời vua Tống Nhân tông, quân
Khiết Đan đến đóng sát biên giới và bắt nhà Tống phải cắt đất. Phú Bật được đi sứ, đã hết
sức biện bạch, kết quả làm cho quân Khiết Đan phải lui và từ đó hai nước hoà bình được
đến vài chục năm). Chuyến đi này, cũng giống như thế. Ngươi cố vì trẫm vâng mệnh ra đi,
cũng là Phú Bật của nước Nam đó. Một vị hoàng thân cùng đi, trẫm đã sai Duy án (Cương
mục chép là Duy Hiên), còn một viên phó sứ nữa thì tuỳ ngươi chọn lấy.
Xán hăng hái xin đi, và nói:
- Vua phải lo thì bề tôi mang nhục; thần đâu dám sợ khó khăn? Trong những người từng
làm việc chung với thần mà thần đã biết, thì có Ngô Nho là có thể dùng được.
Vua ưng lời, rồi ban mệnh lệnh xuống. Cả triều đình đều khen là chọn được người xứng
đáng.
Duy án là con thứ sáu của vua ý tông, và là ông chú họ nhà vua. án tính người cẩn thận,
nho nhã và trung thực. Công chúa Ngọc Hân khi chưa lấy chồng, vẫn thường tôn kính án,
mọi việc nên chăng đều hỏi ý kiến của án. Kịp đến khi công chúa về với Bắc bình vương,
án thường nhân có việc tới gặp, Bắc bình vương cũng khen án nói năng lui tới có lễ độ.
Lúc đó vì muốn luôn tiện hỏi thăm công chúa, cần chọn người hoàng thân xứng đáng, nên
mới sai án đi.

×