Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Hoàng Lê nhất thống chí 13

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.42 KB, 13 trang )

Hoàng Lê nhất thống chí
Ngô gia văn phái
Hồi 13

Khiếp thanh thế, giặc mạnh rút lui
Nhờ viện binh, vua xưa trở lại

Lại nói, lúc sắp xuất quân, Tôn Sĩ Nghị lại dâng tiếp một tờ sớ, đại ý nói: "Thần nghe họ
Lê ở nước An Nam hèn yếu, sau này không chắc đã giữ được nước. Nay họ sang cầu cứu,
bản triều theo nghĩa phải cứu giúp. Vả chăng, An Nam vốn là đất cũ của Trung Quốc (chỉ
nước ta ở thời kỳ Bắc thuộc), nếu sau khi khôi phục họ Lê rồi, nhân đó lại cho quân đóng
giữ, thì như thế là bảo tồn họ Lê mà đồng thời lại chiếm giữ được nước An Nam, một công
mà hai việc vậy".
Tuần phủ là Tôn Vĩnh Thanh dâng sớ chống lại lời bàn ấy của Nghị, đại để nói: "Triều
đình mượn tiếng khôi phục họ Lê, khi thấy họ Lê không thể giữ được nước, lại định sai
quan chiếm nước họ; ban đầu thì làm việc nghĩa, cuối cùng lại theo việc lợi, thần trộm cho
là không nên. Hiện nay họ Lê họ Nguyễn (họ Nguyễn đây là chỉ Tây Sơn) đang đánh nhau,
họ Lê thế nào cũng bị họ Nguyễn thôn tính. Chi bằng cứ đóng quân yên lặng, rồi sau đó,
nhân lúc cả hai bên đều kiệt quệ, bấy giờ ta sẽ đánh lấy cũng chưa muộn gì".
Rốt cuộc, vua Thanh nghe theo lời Nghị. Vì không hợp ý với Nghị, Vĩnh Thanh bèn cáo
ốm không đi.
Nghị một mình vâng chiếu đem quân bốn lộ Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quí
Châu, ra khỏi cửa ải, rồi chia làm hai đạo: một đạo đi đường Lạng Sơn, do Nghị đốc suất;
một đạo đi đường Tuyên Quang, do viên tổng binh đốc suất. Cả hai đạo đều chịu dưới
quyền tiết chế của Nghị (theo Cương mục thì quân Thanh kéo sang gồm ba đạo: một do
tổng đốc lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị và đề đốc Hứa Thế Hanh chỉ huy, theo đường ải Nam
Quan qua Lạng Sơn kéo xuống; một do đề tổng Vân Quí là Ô Đại Kinh chỉ huy, do đường
Mông Tự qua Tuyên Quang tràn sang; một do tri phủ Điền Châu Sầm Nghi Đống điều
khiển, từ Khâm Châu qua Cao Bằng đổ xuống).
Nghị họp các tướng sĩ, ban bố quân luật gồm 8 điều như sau:
Điều thứ 1. - Đại binh ra ải, vốn để dẹp giặc an dân. Hễ qua các nơi đều phải nghiêm


chỉnh đội ngũ mà đi, không được quấy nhiễu nhân dân, cướp bóc chợ búa.
Điều thứ 2. - Ngoài ải, non cao rừng hiểm, miền ấy rất dễ mai phục, trước hết phải san
bằng đá tảng, phát hết bụi rậm, để cho trước mắt quang đãng, có thể vững lòng mà tiến
lên. Nếu gặp chỗ nào đất mới xốp bở, càng nên để ý xem xét, để đề phòng mưu gian của
giặc.
Điều thứ 3. - Hễ nơi nào đại binh địch đóng thì trước hết phải xem xét địa phương, chọn
lấy hình thế, tìm nơi dễ lấy nước, lấy cỏ, chớ có đóng gần rừng rậm, bốn mặt phải đào hào
đắp luỹ và đốc suất binh lính đêm ngày tuần phòng, ngày đêm phải chia quân đi dò xét ở
ngoài mười dặm, không được ồn ào, dễ gây ra kinh sợ rối loạn.
Điều thứ 4. - Người Nam đánh trận, hay dùng sức voi. Voi không phải là vật nội địa từng
tập quen, nên hễ gặp phải, trước tiên quân ta thế nào cũng tránh chạy. Không biết rằng,
sức voi tuy khoẻ, chung quy cũng là thân máu thịt, không thể đương được với súng ống
của ta. Nếu thấy voi ra trận, xa thì bắn súng, gần thì dùng cung và lao, làm cho nó bị đau
mà chạy trở lại, giày xéo lẫn nhau, quân ta nhân cơ hội ấy mà tiến lên chém giết, thế nào
cũng thắng trận, không còn nghi ngờ gì nữa. Cần phải chỉ bảo cho nhau cùng được biết.
Điều thứ 5. - Quân Nam không có sở trường gì khác, toàn dùng thứ ống phun lửa làm lợi
khí, gọi là "hoả hổ". Khi hai quân giáp nhau, trước hết họ dùng thứ đó đốt cháy quần áo
người ta, buộc người ta phải lui. Nhưng tài nghệ của họ cũng chỉ có thế mà thôi, so với
súng ống của ta thì còn kém rất xa. Hiện nay ta đã chế sẵn vài trăm lá chắn bằng da trâu
sống. Nếu gặp "hoả hổ" của người Nam phun lửa, thì quân ta một tay cầm lá chắn đỡ lửa,
một tay cầm dao chém bừa, chắc rằng chúng sẽ phải bỏ chạy tan tác.
Điều thứ 6. - Đại binh đi đường, nếu gặp khe suối dòng sông, chỗ nào nước sâu thì phải
chặt lấy tre gỗ bắc làm cầu phao, để binh mã vượt qua cho tiện, chỗ nào sông hẹp nước
nông, thì viên quan coi quân phải dò thử đích xác, rồi cho quân lính nối tiếp nhau như xâu
cá mà kéo đi. Lúc xuống nước, không được đem bùi nhùi, thuốc súng bạ đâu vứt đấy để bị
ẩm ướt.
Điều thứ 7. - Rau củi của đại binh dùng hàng ngày, đã có tiền công cấp phát; chỉ được đổi
chác với người Nam bằng cách thuận tình, không được tự tiện chặt cây cối ở các làng
xóm, để sinh ra tranh giành. Nếu ở chỗ nào cách rừng núi độ một hai dặm, cần sai quân
lính bảo vệ cho kẻ đi kiếm củi, không được tự ý đi xa, để xảy ra biến cố khác. Đến như

việc lấy nước nấu cơm, cũng phải do viên quan coi quân xét nghiệm rõ ràng, quả thật
trong sạch không có độc mới cho múc uống.
Điều thứ 8. - Những quân lính bị thương hoặc bị ốm, viên quan coi quân phải tra xét
tường tận, làm giấy bẩm rõ, rồi cho đưa về doanh điều trị, để tỏ sự giúp đỡ, thương xót.
Nếu có bọn quân lính không tốt, giả làm bị thương hay đau ốm, hòng được về nhà, một khi
tra ra sẽ trị tội ngay tức khắc. Vả lại, lần này hành quân xa xôi qua miền biên ải, triều
đình thương đến binh lính, đã chu cấp rộng ra ngoài thể lệ, mỗi người lính được cấp một
tên phu. Các viên coi quân cần hiểu dụ trước cho mọi người biết. Lính và phu cũng cần
phải thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, không được tuỳ tiện sai khiến một cách tàn ngược. Đến
như lúc hành quân, lính đều phải lấy khí giới, không được tự mình buông tay đi không, vật
gì cũng giao cho phu dịch mang đội, để đến nỗi họ không thể chịu nổi, phải giữa đường bỏ
trốn. Ngoài ra, số phu quá nhiều, tra cứu rất khó, thậm chí có người ở doanh trước lẫn
vào doanh sau, người này người kia không quen biết nhau, dễ sinh ra lộn xộn. Do đó, phải
cấp cho mỗi tên phu một mảnh thẻ bài đeo ở lưng, kê rõ tên họ, doanh hiệu, để tiện nhận
xét phân biệt.
Các điều quân luật trên đây, quân lính đều phải tuân theo một cách nghiêm túc. Kẻ nào
làm trái, nhất thiết xử theo quân pháp, không tha.
Rồi đó, trước tiên Nghị sai truyền hịch sang dụ nước Nam, đại lược nói:
"Dấy nước đã diệt, nối dòng đã tuyệt, việc đáng làm nào kể nơi man rợ, xa xôi; vớt người
bị chìm, cứu kẻ bị thiêu, đừng chẳng được phải dùng đến cung tên, binh lính. Nghĩ lại họ
Lê ở An Nam vốn là cống thần của thiên triều. Ba trăm năm vật sản tiến dâng, kính theo
chức phận; mười lăm lộ đất phong chia cắt, gồm có nước nhà. Thế mà khoảng năm Càn-
long, tù trưởng trong nước là bọn Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, dấy quân làm loạn, đánh
phá La Thành: vua Lê trước vì lo sợ mà phải qua đời, tự tôn là Duy Kỳ phiêu bạt ra ngoài.
Bề tôi cũ là Nguyễn Huy Túc đem mẹ và vợ tự tôn chạy sang nội địa, tha thiết xin quân
cứu viện. Sau khi hỏi rõ bọn Túc, thì tự tôn hiện nương náu ở vùng Kinh Bắc, Lạng Sơn,
thần dân còn nhớ chủ cũ. Nguyễn Nhạc là quân mọi rợ như giống trâu dê, quen thói hung
tợn của loài lang sói, đến đâu cướp bóc đó, trăm họ oán đến xương tuỷ. Từ một tên dân ở
nơi biên thuỳ nổi dậy, can phạm luân thường, làm trái nghĩa lý, đạo trời không thể dung
tha; lại dám hoành hành ở nơi nội địa, bạo ngược quần chúng, tàn hại nhân dân, phép vua

cũng cần phải đánh. Hiện đã đem việc này tâu lên, vâng được đức đại hoàng đế thương xót
đến họ Lê tan nát, không nỡ để Giao Châu lầm than; đặc cách sai quan đốc phủ đeo ấn
chinh Man (xưa bọn thống trị Trung Quốc gọi các dân tộc ở phương nam là Man (man rợ
chưa khai hoá); "chinh Man" đây nghĩa là: đi đánh Việt Nam) đại tướng quân, điều động
năm mươi vạn quân, thẳng tới La Thành, trị tội bọn Nguyễn Văn Nhạc, không để chúng
trốn thoát hình phạt của trời. Dân nước Nam đời đời tôn đội vua Lê, nhờ ơn nuôi dưỡng đã
lâu, tri năng chưa mất, tình cảm đang còn, không thể để mất lương tâm trời cho, bỏ vua
theo giặc. Kẻ nào có thể xướng trước tiếng nghĩa, dựa vào thiên triều làm nơi cứu viện,
nhóm họp các người đồng chí, ra sức trừ diệt quân thù, cửa ải hát khúc khải ca, mạc phủ
(chỗ làm việc ở nơi đóng quân của các tướng soái đời xưa) dâng lên công trạng, sẽ được
cắt đất chia phong, hưởng chung phúc lộc với họ Lê, như ông tổ họ Trịnh ngày trước. Hịch
văn đưa tới, quân lính đều nên hăng hái, mài giũa giáo mác của các người mà chống lại
quân thù của nhà vua. Đồng lòng chung sức, ắt có công lao. Rồi sẽ ngửa trông ban thưởng
ở cửa công, giữ mãi phúc chung ở trong nước. Hãy cố gắng lên!".
Lúc đó, tướng Tây Sơn là Nguyễn Văn Diễm và Phan Khải Đức đang đóng giữ Lạng Sơn,
thấy tờ hịch đến đều run sợ. Trong khoảng một ngày, thổ binh do họ chiêu tập được, bỏ
trốn mất quá nửa. Khải Đức trước hết bí mật sai lính đem thư sáp đến cửa ải xin hàng. Văn
Diễm tự liệu quân mình lẻ loi, thế không chống nổi; vả mình lại là người Quảng Nam, nếu
có hàng, chưa chắc đã được bao dung, bèn đang đêm rút quân bỏ trốn về Kinh Bắc, cùng
với viên lưu thủ ở đó là Nguyễn Văn Hoà hợp sức giữ lấy trấn thành, rồi sai lính cưỡi ngựa
đưa thư về Thăng Long cáo cấp.
Lại nói, Bắc bình vương Nguyễn Huệ từ mùa hè năm ngoái ra Thăng Long giết viên chủ
tướng tiết chế là Võ Văn Nhậm, rồi thay đổi quan quân, chỉnh đốn công việc, chuyển giao
cho các viên đại tư mã Ngô Văn Sở, nội hầu Phan Văn Lân, chưởng phủ Nguyễn Văn
Dụng, đô đốc Nguyễn Văn Tuyết, thị lang bộ Hộ Trần Thuận Ngôn, thị lang bộ Lại Ngô
Thì Nhậm cùng giữ thành Thăng Long. Lúc sắp lên đường về Nam, Huệ mở tiệc họp đông
đủ mọi người, rồi nói:
Sở và Lân là nanh vuốt của ta; Dụng và Ngôn là tâm phúc của ta; Tuyết là cháu của ta; còn
Nhậm thì vừa là bề tôi vừa là khách của ta, lại là dòng văn học Bắc Hà, thông thạo việc
đời. Nay ta giao cho các ngươi cả mười một trấn trong toàn hạt (thời Lê, Bắc Hà gồm 11

trấn. Về sau, Quang Trung có chia lại). Những việc quan trọng trong nước, đều cho tuỳ
tiện mà làm. Mọi việc cùng nhau họp bàn ổn thoả, chớ vì kẻ cũ người mới xa cách nhau.
Ai nấy phải đồng lòng hiệp sức, lo chung công việc để xứng đáng với sự trông mong của
ta. Các ngươi hãy cố gắng nữa lên!
Mọi người đều đứng dậy lạy tạ và xin vâng mệnh.
Sau đó, Bắc bình vương chọn ngày lên đường về Nam.
Từ khi ấy, trên rừng dưới biển hễ có ai dám ngang ngạnh, Sở chỉ cần sai một viên tỳ tướng
đi đánh là dẹp tan được ngay. Các phủ huyện có đệ án kiện, giấy tờ lên thì Sở cứ theo việc
mà xử, không để ứ đọng. Trong những ngày rỗi, Sở thường cưỡi ngựa qua các đường phố
để mua vui, tự cho rằng ở Bắc Hà không còn việc gì khó.
Một hôm, mọi người cùng họp nhau ăn uống ở nhà hiệp nghị, Sở bảo Lân và Tuyết rằng:
- Chúa công đem cả thành lớn giao phó cho ta, cũng ví như sai người cắt áo gấm mà chưa
thể tin là có biết cách cầm kéo hay không. Các ông thấy việc đó ra sao? Giả sử có Tề thiên
đại thánh từ trên trời rơi xuống hay Diêm vương từ dưới đất lên, ta cũng chỉ quét một lưới
là hết. Huống chi cái lũ tẹp nhẹp, chẳng qua chỉ để người ta thử xem gươm có sắc hay
không, chứ làm được trò trống gì?
Rồi Sở ngoảnh lại bảo Ngô Thì Nhậm rằng:
- Quan thị lang thật giỏi về nghề văn học, còn việc cung kiếm có thông thạo gì không?
Nhậm nói:
- Có văn tất phải có võ, văn võ không phải chia làm hai đường. Nhưng người xưa dùng
binh, gặp việc thì lo sao ngài lại lấy việc binh làm trò chơi mà coi thường như thế? Tôi
trộm nghe bọn người nước ta chạy sang bên Trung Hoa, trong đó có nhiều người định xúi
họ, mở mang bờ cõi, gây ra binh biến. Ngài chịu sự ký thác ở cõi ngoài, e rằng không khỏi
một phen bạc đầu vì lo lắng, đến lúc ấy ngài nên nhớ đến lời nói của tôi.
Sở cười và nói:
- Lúc ấy sẽ phiền ông làm một bài thơ để lui quân giặc. Nếu không làm được như thế, thì
túi dao bao kiếm chính là phận sự của kẻ võ thần, can gì phải quá lo?
Chẳng bao lâu, nghe tin báo ở ngoài biên ải đưa về. Sở rất kinh sợ, tức thì hội họp các quan
văn võ cũ của nhà Lê, mượn tiếng Sùng nhượng công Duy Cận coi việc nước, làm một bức
thư đứng tên Duy Cận; lại giả danh các hào mục lập một tờ trạng suy tôn Duy Cận làm

giám quốc; rồi sai bọn quan văn là Nguyễn Quí Nha, Trần Bá Lãm, Võ Huy Tấn, bọn quan
võ là Nguyễn Đình Khoan, Lê Duy Chử, Nguyễn Đăng Đàn đem bức thư và tờ bẩm tới cửa
ải để xin hoãn binh. Một mặt, Sở họp với bọn Văn Lân bàn việc đánh giữ. Chưởng phủ là
Nguyễn Văn Dụng nói:
- Trộm nghe hồi cuối đời Trần, người Minh sang lấn nước ta, có bọn Hoàng Phúc, Trương
Phụ, Mộc Thạnh, Liễu Thăng đều là những tướng Kiệt hiệt của Trung Quốc. Bấy giờ vua
Lê Thái Tổ khởi nghĩa ở vùng Lam Sơn, thế lực không địch nổi họ. Nhưng hành binh theo
cách quỷ quyệt, lại hay dùng mưu mẹo khôn ngoan; rồi nhờ khéo dùng cách mai phục,
nhân lúc quân giặc không phòng bị mà đánh úp; cho nên có thể lấy ít quân mà đánh được
kẻ nhiều quân, vây Vương Thông ở bến Đông Bộ, giết Liễu Thăng ở núi Mã Yên (Bến
Đông Bộ tức bến Đông Tân ở khúc sông Nhĩ Hà, Hà Nội. Núi Mã Yên ở xã Mai sao thuộc
huyện Ôn Châu, Lạng Sơn) võ công tuyệt lạ, ngàn thủa ngợi khen. Nay người Thanh ở xa
đến đây, phải trèo đèo vượt suối, ta lấy quân nghỉ ngơi mà đón đánh quân nhọc mệt, nhắm
trước các nơi xung yếu, cho quân nấp sẵn để chờ; cứ làm theo kế ấy, lo gì mà không thắng?
Thì Nhậm nói:
- Không phải thế! Ông chỉ biết một mà chưa biết hai. Việc thiên hạ, tình tuy giống nhau mà
thế có khác nhau, sự đắc thất do đó cũng khác hẳn. Xưa kia, nước ta bị phụ thuộc vào
Trung Quốc, quân Minh buông tuồng làm điều tàn bạo. Người cả nước ai cũng muốn đuổi
chúng đi. Cho nên vua Lê Thái Tổ chỉ gọi một tiếng là xa gần hưởng ứng, hào kiệt trong
nước kéo đến như mây tụ. Mỗi lúc đánh nhau với giặc, người trong nước chỉ lo quân mình
bất lợi. Mỗi khi có tin thắng trận, ai nấy đều hết sức vui mừng. Lòng người như thế, nên hễ
chỗ nào có quân mình mai phục, thì người ta đều giấu kín cho, khiến giặc không hề biết.
Sở dĩ thắng được giặc, đều bởi cớ ấy. Ngày nay, những người bề tôi trốn tránh của nhà Lê,
đâu đâu cũng có nghe tin quân Thanh sang cứu, họ đều nghển cổ mà trông. Sĩ dân cả nước,
giành nhau mà đón chúng. Quân ta mai phục ở đâu, địa thế hiểm hay không, số quân nhiều
hay ít, quân giặc chưa biết thì họ đã báo trước với chúng. Chúng sẽ nhân kế của ta mà lập
kế của chúng, rồi bốn mặt kéo đến vây bắt. Quân cơ đã bị tiết lộ, tự nhiên mất hết điều tiện
lợi. ấy là mình tự hãm mình vào chỗ chết. Còn hòng đánh úp được ai?
Binh pháp có nói: "Khéo che đậy không khi nào không thắng, vụng che đậy không khi nào
không thua". Được thua khác nhau là do ở chỗ xưa với nay khác nhau vậy!

Sở hỏi:
- Vậy thì nên làm thế nào?

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×