Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Hoàng Lê nhất thống chí 17

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.66 KB, 15 trang )

Hoàng Lê nhất thống chí
Ngô gia văn phái
Hồi 17

Mất thành Thăng Long, vua Cảnh Thịnh bị bắt
Táng lăng Bàn Thạch, Nguyễn Hoàng Phi chết theo

Lại nói, vào năm đầu khi vua Tây Sơn Quang Toản mới lên nối ngôi tức là năm Quí sửu
(1793), đại quân của nhà Nguyễn (Nguyễn ánh) cả thuỷ lẫn bộ, từ Gia Định kéo ra đánh
vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc ở thành Qui Nhơn. Tướng sĩ của Nhạc đánh mãi đã mệt nhọc,
thế lực dần dần cùng quẫn, Nhạc bèn sai người đến chỗ Quang Toản xin quân cứu viện.
Quang Toản hợp các tướng mà bảo rằng:
- Ta nghe nói "môi hở răng lạnh, môi còn răng ấm", nay vua bác có nạn mà sức chống giữ
kém cỏi, không thể không cứu.
Rồi Toản cho đô đốc Nguyễn Diệu làm chức đại tổng quản, dẫn quân vào Nam cứu Nhạc.
Quân chúa Nguyễn lại rút về.
Tháng 8 năm ấy, Nhạc mất, con cả là Quang Thiệu lên nối ngôi. Nhân thế, Diệu chia quân
giữ lấy thành. Tiếng là cứu viện, nhưng thực ra là thôn tính ngấm ngầm.
Năm sau, tức là năm Giáp Dần (1794), Quang Toản lại sai Đắc Trụ (có sách chép Đắc
Thân, là con Đắc Tuyên) làm chức tán nghị, đi vào Qui Nhơn cùng với Quang Thiệu trấn
giữ thành ấy và lấy Nguyễn Diệu làm thống suất, lĩnh đại quân tiến đánh thành Nha Trang.
Từ Lê Văn Trung trở xuống, tất cả bảy tướng đều được gia phong làm tước quận công
quản binh và nghe theo lệnh chỉ huy của Diệu. Diệu tiến sát thành Nha Trang, mà quân
tuần tiễu thì đã đến tận địa phận tỉnh Bình Thuận. Quân nhà Nguyễn hết sức chống giữ
khiến Diệu không thể thắng nổi. Hồi đó, quân Tây Sơn luôn luôn đến xâm lấn miền Nam,
hai bên chống chọi với nhau đến hàng năm.
Thình lình Diệu nghe tin cha con Bùi Đắc Tuyên và Ngô Văn Sở đều bị bọn tư đồ Dũng và
thái bảo Hoá giết chết, bèn vội vàng kéo quân về, họp bàn cùng bọn tướng tá, định dùng
quân lực bắt hiếp bọn Dũng.
Nguyên từ năm Quang Toản mới lên ngôi tới khi ấy, Đắc Tuyên thì chuyên quyền, còn
Văn Sở thì trấn giữ thành Thăng Long, coi hết việc quân, dân, rồi được thăng chức đại


tổng lý, tước quận công. Năm ấy Quang Toản lại sai đại tư đồ Dũng ra coi binh mã bốn
trấn ở miền Bắc. Dũng đến nhà trạm Hoàng Giang, gặp trung thư lệnh là Trần Văn Kỷ
phạm tội bị đày ở đó. Dũng cùng ngủ đêm với Kỷ, Kỷ bèn nói với Dũng rằng:
- Quan thái sư (chỉ Đắc Tuyên) chức vị đã cao tột bực, trong tay nắm quyền làm oai làm
phúc, lại đẩy ông ra ngoài, nếu có sự chẳng lợi cho nhà nước, các ông phỏng còn giữ được
đầu chăng? Bây giờ chẳng sớm liệu đi, sau này ăn năn sao kịp?
Dũng vốn tin và trọng Văn Kỷ, bèn cho lời Kỷ là phải. Hôm sau, Dũng đem quân bản bộ
gấp đường quay về, hợp mưu với thái bảo Hoá, bắt phe đảng Đắc Tuyên bỏ ngục; lại sai
người vào Qui Nhơn bắt Đắc Trụ và sai đô đốc Hài ra thành Thăng Long lập mẹo bắt Ngô
Văn Sở đưa về, rồi thêu dệt thành tội trạng làm phản mà đem dìm xuống nước cho chết
hết.
Quang Toản không thể ngăn chặn nổi, đành chỉ khóc lóc mà thôi. Sau đó, Dũng lại sai Hoá
vào giữ thành Qui Nhơn.
Chẳng mấy chốc, Diệu ở Nha Trang nghe tin, đêm ngày lo nghĩ, chỉ sợ vạ lây đến mình,
bèn bảo các tướng rằng:
- Chúa thượng không cương quyết, đại thần giết lẫn nhau, tai biến không gì lớn hơn thế
nữa. Nay hãy kéo về để dẹp yên cuộc phiến loạn ở bên trong, rồi sau lại vào đánh giặc
cũng được.
Các tướng đều nói:
- Xin theo mệnh lệnh!
Ngay hôm ấy Diệu giải vây cho thành Nha Trang rồi kéo quân về thành Qui Nhơn. Hoá
nghe tin, đến tạ tội trước. Diệu lờ đi không hỏi. Về tới làng Yên Cựu (ở phía nam thành
phố Huế, trên bờ sông Hương (Bình Trị Thiên)), Diệu đóng quân ở bờ nam sông. Dũng
cùng bọn nội hầu Tứ thì đem bản bộ đóng ở bờ bắc sông, mượn mệnh lệnh của nhà vua để
chống lại với Diệu.
Quang Toản sợ lắm, phải sai bọn trung sứ qua lại vỗ về, hoà giải, Diệu mới chịu đem bọn
tả hữu vào yết kiến Quang Toản và giảng hoà với bọn Dũng; kế đó Diệu lại xin gọi Hoá về
và xin cho Lê Văn Trung thay chân Hoá, trấn giữ thành Qui Nhơn.
Lúc đó, bọn người ở bên cạnh Quang Toản ngày đêm gièm pha rằng, oai quyền của Diệu
lớn quá, đang toan có mưu khác. Toản tin là thật, liền rút hết binh quyền của Diệu, chỉ cho

giữ một chức quan vào hàng thị thần mà thôi. Bình sinh Diệu vốn tương đắc với Lê Văn
Trung, bèn gửi thư mật vào Qui Nhơn, hẹn Trung cất quân lập Quang Thiệu làm vua mà bỏ
Quang Toản. Trung theo lời, bèn kéo quân về, đồng thời xin Quang Thiệu thân đem quân
tiếp ứng phía sau.
Quân Trung về đến Quảng Nam, trong ngoài nhốn nháo sợ hãi. Quang Toản họp các quan
lại bàn bạc, mọi người đều nói:
- Bảo Văn Trung lui quân, phi Diệu không ai làm được!
Quang Toản liền sai Diệu đi. Văn Trung không báo trước với Quang Thiệu mà một mình
một ngựa theo Diệu về yết kiến Quang Toản. Quang Thiệu nghi ngờ, sợ hãi, lập tức rút
quân và voi về thành Qui Nhơn, đóng chặt cửa thành để cố thủ.
Quang Toản sai tướng đến đánh liên tiếp mấy tuần không hạ được, bèn tự mình làm tướng
đem quân đi. Đến Lê Giang, có viên thái phủ tên là Mân nói với Toản rằng:
- Cuộc biến loạn Quang Thiệu thực do Văn Trung gây nên, tội không thể tha, xin giết ngay
để răn kẻ khác.
Quang Toản cũng cho là phải, bèn sai vời Trung vào dinh, bảo võ sĩ trói lại đem chém. Sau
đó, Toản vỗ về tướng sĩ, hạ lệnh tiến đánh Qui Nhơn, mười ngày hạ được thành, bắt sống
được Quang Thiệu. Toản bèn để Mân ở lại giữ thành Qui Nhơn, rồi cùm Quang Thiệu đưa
về, dùng thuốc độc giết chết.
Nhà Tây Sơn kể từ khi Văn Nhạc, chiếm giữ Qui Nhơn vào năm Mậu Tuất (1778), tức là
năm thứ 39 niên hiệu Cảnh Hưng, thì tự xưng là thiên vương, đặt niên hiệu là Thái Đức;
năm Canh Tý (1780) lại xưng hoàng đế, lập Quang Thiệu làm thái tử. Năm Quý sửu
(1793), Nhạc mất, Thiệu lên nối ngôi, được năm năm, đến năm Mậu Ngọ (1798) thì mất
nước, tất cả là 21 năm.
Lại nói, sau khi Văn Trung bị Quang Toản giết, con rể Trung là Chất nghi ngờ, sợ hãi, bèn
phản Tây Sơn, vào Nam đầu hàng chúa Nguyễn ở Gia Định. Chúa Nguyễn cho coi quân
ngự lâm.
Nguyên lúc đầu, Chất thờ Quang Toản, giỏi về tài đánh dẹp, làm đến chức đại đô đốc. Đến
khi Văn Trung chết, Chất bỏ quân lính chạy trốn. Thái phủ Mân sợ Chất làm loạn, liền
lùng bắt rất gấp. Chất có người đày tớ nghĩa hiệp hoá trang như hình dáng của Chất, rồi tự
tử ở khe núi, để cho Mân thôi, không lùng bắt Chất nữa. Chẳng bao lâu, Mân biết là giả

dối, bèn treo giải thưởng truy lùng Chất hết sức ráo riết. Chất bất đắc dĩ phải ra thú ở cửa
quan của Mân. Mân liền sai Chất coi toán quân tiền phong, để chờ sai phái, và định bụng
dùng quân luật mà giết chết. Chất biết ý ấy, bèn dỗ bọn tướng tá của y, gồm sáu mươi
người, đem quân và voi vào Nam, dâng biểu xin hàng. Sau Chất vâng mệnh chúa Nguyễn
đem quân đánh nhau với Mân. Quân Mân thua to, Mân phải chạy vào núi rừng mà trốn;
quân, voi, khí giới đều bị Chất thu sạch.
Quang Toản nghe tin, lại sai đại tư đồ Vũ Tuấn dẫn binh tới trấn, chiêu tập tàn quân để
đóng giữ.
Đến năm Canh Thân (1800), quân chúa Nguyễn vượt biển ra đánh, sức Tuấn chống không
nổi, dâng thành xin hàng. Chúa Nguyễn bèn đổi thành Qui Nhơn làm trấn Bình Định, sai
quan coi hậu quân là Tính quận công Võ Đình Tính (cũng thường gọi là Võ Tính) đem
quân đóng giữ, còn thượng thư bộ Lễ là Ngô Tòng Chu thì làm chức hiệp trấn.
Được vài tháng, Quang Toản sai thống suất Diệu và tư đồ Dũng đốc suất các đạo quân
thuỷ bộ vào đánh Qui Nhơn. Diệu coi quân bộ, Dũng coi quân thuỷ, hai đạo hợp sức mà
đánh. Quân Nguyễn hết sức chống giữ bọn Diệu không thể đánh thắng. Dũng bèn dùng ba
chiếc tàu chiến lớn, chặn ngang cửa biển Qui Nhơn, trên tàu lập chòi gác, đặt súng lớn;
phía trong lại dàn quanh vài trăm chiếc chiến thuyền, đốc thúc quân thuỷ canh giữ đề
phòng quân cứu viện ở ngoài đến.
Năm sau, bị quân Nguyễn đánh tan, tàu lớn và chiến thuyền đều bị thiêu huỷ. Dũng lên bộ,
dẫn tàn quân mà chạy, rồi hợp quân với Diệu.
Quân Tây Sơn đã mất đường thuỷ, bèn đắp luỹ đất, ụ đất ở xung quanh thành Qui Nhơn,
để đứng trên đó mà bắn vào thành; lại lập nhiều đồn trại kiên cố, chứa chất quân lương,
làm kế ở lâu. Nhưng quân Nguyễn canh giữ rất cẩn mật, bọn Diệu không sao hạ được
thành. Quang Toản rất lấy làm lo.
Lúc ấy lại có bọn cha cố của đạo Gia-tô tây dương (tiếng dùng để gọi các nước phương
Tây nói chung) ở trong nước Nam, đi khắp nơi dụ các đạo đồ làm loạn. Các nơi nổi lên
như ong, Quang Toản liền sai bắt bọn trùm trưởng của họ đem giết chết, rồi triệt hạ các
nhà giảng, phá huỷ các ảnh tượng và đốt các sách tây của họ. Hễ bắt được đồ đảng của họ,
lại bắt phải giẫm chân lên ảnh thì mới tha, ai không chịu thì bắt sung quân nuôi voi, cắt cỏ
cho voi ăn. Bởi thế, giáo dân tức giận, càng xui giục lẫn nhau, đâu đâu cũng đều náo động.

Còn quân nhà Nguyễn thì hàng năm ra đánh, thanh thế lừng lẫy. Mỗi khi gió nam nổi lên,
thì nhân dân các trấn lại nói với nhau: "Chúa cũ ra đấy!" (bấy giờ hàng năm cứ đến khoảng
tháng 4, tháng 5 khi gió nam thổi mạnh thì Nguyễn ánh đốc quân thuỷ bộ ra đánh, đến lúc
có gió mùa đông bắc thổi thì lại rút quân về. Người đương thời thường gọi những đợt tấn
công như vậy là những trận "giặc mùa". Bọn sĩ phu phản động chống Tây Sơn và ngả theo
Nguyễn ánh mới nhân đó, đặt ra câu ca dao: Lạy trời cho chóng gió nồm, Cho thuyền chúa
Nguyễn thuận buồm trẩy ra).
Lúc đó, nhà Nguyễn cho rằng tướng mạnh và quân tinh nhuệ của Tây Sơn đều tụ họp cả ở
Qui Nhơn mà Quang Toản ở thành Phú Xuân thì quân lính phòng giữ rất yếu ớt, bèn đốc
suất hết thuỷ quân và trên một ngàn chiến thuyền, hẹn ngày thuận theo gió nam vượt biển
ra phía bắc. Cờ quạt chói nắng, chiêng trống vang trời, xông thẳng vào đánh cửa Thuận
An. Tướng Tây Sơn là phò mã Trị đem hết quân lính chống giữ, địch không nổi, phải tan
vỡ. Quang Toản nghe tin, lại đốc hết tướng sĩ, tự mình cầm quân tới đánh nhau với quân
Nguyễn. Gần trưa, quân Toản đại bại, vỡ chạy tan tác. Quân chúa Nguyễn bèn tiến lên,
chiếm lại đô thành. Hôm đó nhằm vào ngày mùng 3 tháng năm, mùa hè năm Tân dậu
(1801), tức là năm thứ 24, kể từ khi chúa Nguyễn ánh quyền giữ việc nước.
Sau khi thua trận, Quang Toản rụng rời hoảng hốt, liền thay đổi đồ mặc, cùng vài người
quan hầu, cưỡi ngựa chạy trạm, chạy ra miền Bắc. Đến Nghệ An ở lại vài ngày, rồi lại ra
Thăng Long hộ họp tướng sĩ, lo việc chống giữ. Tháng sáu mùa hè năm ấy, thình lình viên
trấn thủ Nghệ An là Nguyễn Thận sai người báo tin lầu Rồng ba tầng ở đấy tự dưng đổ
sụp. Những người nghe tin đều cho là điềm chẳng lành.
Sang đầu mùa thu, quan nhà Nguyễn là Tường quang hầu cùng Thuỵ ngọc hầu vâng chỉ
đem quân theo hai đường Hương Sơn và Trấn Ninh ra đánh, để quấy rối trấn Nghệ An.
Nguyễn Thận sai tướng đón đánh, quân của Thận luôn bị thua. Sau vài ngày, Tường quang
hầu vì lũ lụt không thể ở lâu, bèn đem thuyền cũ cắm ở cửa sông vùng Hương Sơn, đầu và
đuôi thuyền bện cỏ làm hình quân lính, cho mặc áo giáp cầm kích, trong thuyền đắp vài đĩa
đèn để cho quân Tây Sơn nghi ngờ, rồi nhân lúc đêm tối đem quân bản bộ cưỡi thuyền nhẹ
xuôi dòng xuống phía đông, ra cửa Nam Giới, vượt biển mà về Nam. Đến khi quân Tây
Sơn biết thì quân của Tường quang hầu đã đi được hai ngày rồi. Thuỵ ngọc hầu cũng từ
Trấn Ninh rút quân theo đường mạn ngược mà về kinh sư.

Ngày tháng tám năm ấy (1801), Quang Toản ở Thăng Long, xuống tờ dụ vỗ về quân dân
các trấn, và đổi niên hiệu Cảnh Thịnh làm năm đầu niên hiệu Bảo Hưng. Tháng mười một
mùa đông năm ấy, Quang Toản thân hành đem quân và voi của bốn trấn Hải Dương, Sơn
Tây, Sơn Nam, Kinh Bắc và hai trấn Thanh Hoa, Nghệ An vào đánh, nhưng bị quân nhà
Nguyễn đánh thua, lại phải rút về.
Mùa xuân năm Nhâm Tuất (1802), quân nhà Nguyễn qua sông Gianh tiến đánh hạ được
đồn Tâm Hiệu thuộc châu Bố Chánh. Quân Tây Sơn tan vỡ, chạy về doanh Hà Trung trong
hạt Kỳ Anh. Tháng năm mùa hè năm ấy (1802), chúa Nguyễn hạ chiếu đổi niên hiệu làm
năm đầu niên hiệu Gia Long, ban tờ dụ ra cho quân dân Nam Hà, Bắc Hà đều biết.
Nguyên từ năm 49 niên hiệu Cảnh hưng, tức là từ năm Bính ngọ (1786) trở về sau, nhà
Nguyễn vẫn dùng niên hiệu cũ của nhà Lê.
Năm Nhâm Tuất (1802) này, lúc đầu cũng vẫn còn gọi là năm Cảnh-hưng, đến bây giờ mới
đổi ra niên hiệu mới.
Bấy giờ, trong thành Qui Nhơn hết ăn, quan quân đều đói mệt. Viên tham tán là Ngô Tòng
Chu uống thuốc độc chết trước. Tính quận công cũng tự đốt mà chết. Tướng sĩ hơn vài vạn
người đều ra thành xin đầu hàng. Diệu bằng lòng nhận cho hàng.
Sau khi vào thành, Diệu lập tức bàn với bọn tướng tá đem quân về đánh kinh thành (Phú
Xuân (Huế-Bình Trị Thiên)). Qua vài ngày, Diệu đem quân ra khỏi địa giới trấn Qui Nhơn
thì bị viên phó tướng của nhà Nguyễn là Đắc lộc hầu chặn lại. Nguyên từ năm ngoái, sau
khi nhà Nguyễn lấy lại kinh thành, liền sai Đắc lộc hầu tới đó lập đồn cắm trại để ngăn
chặn sự tiến công của quân Tây Sơn. Lúc ấy, Diệu đem quân về qua đó, đánh phá hàng nửa
ngày mà không thể hạ được. Quân Diệu bị quân nhà Nguyễn bắn sang, người chết và
người bị thương gối nhau mà nằm. Diệu chẳng biết làm thế nào, bèn đem quân và voi dọn
núi mở đường đi vào địa giới nước Ai Lao, định ra Nghệ An. Chúa Nguyễn nghe tin, lập
tức cắt đặt các tướng, thống lĩnh các đạo quân thuỷ bộ, hẹn ngày kéo ra Bắc.
Ngày 28 tháng năm, quân thuỷ của nhà Nguyễn đi tới cửa biển Đan Nhai thuộc trấn Nghệ
An, tiến đánh và phá được đồn Quần Mộc. Quân bộ cũng tiến đến phía nam sông Thanh
Long, nổ ba tiếng súng rồi vượt sang bờ phía Bắc. Hai mặt thuỷ bộ đều tiến công, quân
Tây Sơn kinh sợ, bỏ chạy tán loạn. Quân nhà Nguyễn bèn xông lên cướp kho thóc Kỳ Lân,
rồi kéo cờ phấp phới. Viên trấn thủ của Tây Sơn là Nguyễn Thận cùng với hiệp trấn

Nguyễn Triêm, thống lĩnh Đại, thiếu uý Đằng bỏ thành chạy ra miền Bắc. Đến đồn Tiên
Lý, Triêm tự thắt cổ; còn Thận chạy ra trấn Thanh Hoa. Thế là quân nhà Nguyễn lấy được
thành Nghệ An.
Diệu ở Qui Hợp xuống đến địa phận Hương Sơn thì nghe tin Nghệ An đã tan vỡ, bèn đến
Thanh Chương, qua sông Thanh Long, do đường phía trên huyện Nam đường chạy ra trấn
Thanh Hoa. Tướng sĩ đi theo Diệu dần dần tản mát mỗi người một nơi. Quân nhà Nguyễn
đuổi theo, bắt sống được Diệu.
Ngày tháng sáu, quân nhà Nguyễn tiến đánh thành Thanh Hoa. Em Quang Toản là đốc trấn
Bàn cùng bọn Thận, Đằng đều đầu hàng.
Ngày 18, vua Gia Long tiến ra Thăng Long, truyền lệnh cho các quân đánh thành, quân
Tây Sơn hoàn toàn tan vỡ. Quang Toản bỏ thành cùng với em là Quang Thuỳ và bọn đô
đốc Tú qua sông Nhĩ Hà chạy về hướng bắc. Sau, Thuỳ và vợ chồng Tú đều tự thắt cổ.
Còn Quang Toản cùng các bề tôi thì đều bị thổ hào Kinh Bắc bắt được đóng cũi đưa đến
trước cửa quân. Bọn quan lại ở các trấn hoặc trốn, hoặc hàng, không một ai dám chống lại.
Quân Tây Sơn đến đấy là hoàn toàn bị dẹp tan.
Vua Gia Long ở lại thành Thăng Long, hạ chiếu kêu gọi nhân dân yên ổn làm ăn, chia đặt
quan văn, quan võ ở các trấn: lại vời các quan văn, võ nhà Lê và các bậc kỳ lão, hỏi về
công việc ở Bắc Hà; tha bớt thuế khoá, phu phen, bãi bỏ mọi sự phiền hà, chiếu theo sổ
đinh cũ của nhà Tây Sơn cứ bảy suất đinh kén một người lính, rồi lập ra các quân năm
doanh và mười cơ.
Vài tháng sau, vua Gia Long về kinh đô Phú Xuân, sửa lễ cáo miếu dâng tù, đem bọn vua
tôi Quang Toản ra dùng cực hình giết chết, rồi bố cáo cho khắp cả nước đều biết (theo Đại
nam thực lục chính biên, thì Quang Toản cùng những người con khác của anh em Nhạc,
Huệ đều bị Gia Long sai dùng cực hình 5 voi xé xác để giết chết. Còn Huệ, Nhạc cũng bị
trả thù rất dã man: Mồ mả bị khai quật, hài cốt bị giã nát vứt đi; đầu lâu của Nhạc, Huệ,
Toản và mộc chủ của vợ chồng Nguyễn Huệ đều bị giam ở nhà Đồ Ngoại, sau lại đưa vào
cấm vố vĩnh viễn trong ngục thất). Từ đấy Nam, Bắc yên vui, cõi bờ chung hiệp, cơ đồ sẽ
thống nhất muôn đời vậy.
Lại nói, từ khi thái hậu nhà Lê chạy sang Yên Kinh, ở tại "Tây An Nam doanh" được bốn
năm thì cháu đầu (tức con trai cả của Chiêu Thống) mất, năm năm thì vua Lê mất. Những

người đi theo đều bị Hoà Khôn đưa đi các nơi khác, chỉ còn thái hậu và Duy Khang ở lại
Yên Kinh mà thôi. Tấc lòng cố quốc tha hương, tơ sầu muôn mối; mưa xuân sương thu,
mấy độ thở than. Thái hậu với các thị thần thường muốn dâng biểu xin về nước, nhưng vì
đất nước đang bị Tây Sơn chiếm cứ, lại đành phải ngậm sầu mà thôi.
Ngày 11 tháng mười, mùa đông năm thứ tư, niên hiệu Gia Khánh nhà Thanh, tức là năm
Kỷ vị (1799), thái hậu lo buồn thành bệnh, mất ở "Tây An Nam doanh". Vua Thanh giáng
chỉ sai quan bộ Lễ trông coi việc tang, và đem di hài quàn tạm ở cạnh lăng vua Chiêu

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×