Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

De thi TS mon Van vao 10 NH 09-10 - Ha Noi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.2 KB, 16 trang )

CH NH TH CĐỀ Í Ứ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
QUẢNG NAM Năm học 2009-2010
Môn NGỮ VĂN
Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao
đề)
Câu 1 (2,0 điểm)
a) Thế nào là thành phần khởi ngữ?
b) Tìm thành phần khởi ngữ trong các câu sau:
- Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm.
Điều này ông khổ tâm hết sức.
(Kim Lân, Làng)
- Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa
xôi)
Câu 2 (3,0 điểm)
Nêu các yếu tố kì ảo và phân tích ý nghĩa của những yếu tố kì ảo trong
“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
Câu 3 (5,0 điểm)
Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm sau của M. Gorki:
“Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong những giây phút
khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời.”
-----------------------HẾT-----------------------
Họ và tên thí sinh:............................................. Số báo danh:............................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
QUẢNG NAM Năm học 2009 – 2010
Môn NGỮ VĂN
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài
làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.


- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc
vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Giám khảo cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa.
Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng
điểm của mỗi ý và được thống nhất trong hội đồng chấm thi.
- Điểm lẻ của câu 1, 2 được tính đến 0,25 điểm; riêng câu 3 (phần làm văn) tính đến 0,5
điểm. Sau khi chấm xong, không làm tròn điểm toàn bài.
II. Đáp án và thang điểm
ĐÁP ÁN ĐIỂM
Câu 1 a) Thế nào là thành phần khởi ngữ?
b) Tìm thành phần khởi ngữ trong các câu.
2,00
a) Thành phần khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên
đề tài được nói đến trong câu.
1,00
b) - Điều này
- mắt tôi
0,50
0,50
Câu 2 Nêu các yếu tố kì ảo và phân tích ý nghĩa của những yếu tố kì ảo đó
trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
3,00
-Các yếu tố kỳ ảo:
+Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa. 0,50
+Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi tiệc yến và gặp Vũ
Nương - người cùng làng đã chết, được sứ giả của Linh Phi rẽ nước đưa
về dương thế.
0,50
+Hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn tràng giải nỗi

oan cho nàng ở bến Hoàng Giang lung linh huyền ảo với kiệu hoa, võng
lọng...lúc ẩn lúc hiện rồi bóng Vũ Nương mờ nhạt dần và biến mất.
0,50
-Phân tích ý nghĩa của những yếu tố kì ảo:
+Làm hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương
(một con người dù đã ở thế giới khác vẫn nặng tình với cuộc đời, quan
tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, vẫn khao khát được phục hồi danh
dự).
0,50
+Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước mơ
ngàn đời của nhân dân về sự công bằng trong cuộc đời - người tốt dù có
trải qua bao oan khuất, cuối cùng cũng được minh oan.
0,50
+Tình tiết Vũ Nương trở lại dương thế: Hạnh phúc dương thế của những
con người như Vũ Nương khao khát chỉ là ảo ảnh thoáng chốc, khó lòng
tìm thấy được - điều đó khẳng định niềm cảm thương của tác giả đối với
số phận bi thảm của người phụ nữ trong chế độ phong kiến.
0,50
Lưu ý:
+Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo
các ý chính trên.
+Điểm quy định cho từng ý là điểm tối đa của ý đó. Giáo viên căn cứ thực
ĐỀ CHÍNH THỨC
tiễn bài làm của học sinh để tính toán điểm số hợp lí.
Câu 3 Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm sau của M. Gorki:
“Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong
những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời.”
5,00
a)Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí. Kết cấu

chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b)Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ
các ý chính sau:
*Giải thích, chứng minh
-Trong diễn biến bình thường của đời sống, con người thường có nhiều
bạn bè (xuất phát từ sự tương đồng về sở thích, tâm hồn, ước mơ, lí
tưởng...) nhưng không phải ai trong số đó cũng là người dám đến với ta
trong những thời điểm khó khăn nhất của cuộc đời ta.
1,00
-Người bạn tốt nhất (người đến với ta bằng một tình bạn chân tình, không
vụ lợi) không chỉ đến với ta trong những lúc bình thường mà chính là
người sẵn sàng cùng ta đối mặt với khó khăn, hoạn nạn (đối mặt với
những giờ phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời ta) vì người bạn đó
hiểu rằng đó là lúc ta u sầu, tuyệt vọng, cần sự cảm thông và chia sẻ nhất.
1,50
-Bằng hành động đến và chia sẻ cùng ta lúc ta khó khăn phiền muộn nhất,
bạn sẽ giúp ta vượt qua khó khăn của cảnh ngộ, giữ vững niềm tin để
vươn lên.
1,00
*Đánh giá
Quan niệm của M. Gorki là một quan niệm đúng đắn về tình bạn. Quan
niệm đó giúp mỗi người chúng ta hiểu rõ hơn sự đẹp đẽ của tình bạn, xây
dựng được cách nhìn đúng đắn về một người bạn tốt.
1,50
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả hai yêu cầu về kĩ
năng và kiến thức. Trường hợp học sinh không có ý thức tổ chức phần
đánh giá như một yêu cầu bắt buộc ở phần thân bài mà chuyển phần này
vào kết bài, giám khảo chỉ cho điểm tối đa phần này là 0,5 điểm.
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

NĂM HỌC 2009-2010, KHÓA NGÀY 24-6-2009
MÔN THI: NGỮ VĂN CHUYÊN (tại TP.HCM)
(Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (8 điểm):
“Bước vào thế kỉ mới,... nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước” .
(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới). Suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Câu 2 (12 điểm):
Hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam được thể hiện sâu sắc qua các tác phẩm văn học trung đại trong chương
trình Ngữ văn 9.
BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu 1 (8 điểm):
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, tuy nhiên cần đảm bảo được các yêu cầu sau:
1. Giải thích câu nói:
- Thế kỷ mới: đặt trong bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới của tác giả Vũ Khoan, đây là nhóm từ chỉ thế kỷ
XXI, thế kỷ của khoa học công nghệ, của sự hội nhập toàn cầu…
- Nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại: chỉ thái độ coi trọng, tôn trọng quá mức (sùng), bác bỏ, tẩy chay, chê bai
(bài) các yếu tố bên ngoài (ngoại). Đặt trong văn cảnh, có thể hiểu “ngoại” là các yếu tố nước ngoài.
- Nội dung câu nói: khẳng định cả hai thái độ (sùng ngoại, bài ngoại) đều không thể chấp nhận được, vì cản trở sự
phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.
2. Chứng minh:
- Thế kỷ mới (thế kỷ XXI) là thời kỳ đất nước ta đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hơn thế nữa “hội nhập ngày
càng sâu vào nền kinh tế thế giới” (Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới). Bước chân vào thế kỷ mới, đất
nước Việt Nam, con người Việt Nam có rất nhiều cơ hội (hòa nhập, mở rộng giao lưu về kinh tế, văn hóa, khoa
học, công nghệ...) nhưng cũng đứng trước không ít khó khăn, thử thách (trong đó có thử thách làm sao giữ được
bản sắc, truyền thống dân tộc). Vấn đề làm sao tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội
nhập đem lại là vấn đề hết sức to lớn, là mối quan tâm của tất cả mọi người.
- Nếp nghĩ nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức tất yếu sẽ nảy sinh trong quá trình hội nhập, gây nên rất nhiều
hậu quả, có thể kể ra:
+ Nếp nghĩ sùng ngoại: tạo ra nếp sống, cách nghĩ xa lạ với con người, dân tộc Việt Nam, dẫn đến một điều nguy
hại: làm mất đi bản sắc, thui chột truyền thống dân tộc, không có ý thức phát huy lòng tự tôn dân tộc.

+ Nếp nghĩ bài ngoại: ngược lại với sùng ngoại, lại tạo ra cách sống, cách nghĩ bảo thủ, trì trệ, lạc hậu...
(Lưu ý: học sinh phải lấy dẫn chứng trong thực tế đời sống để chứng minh).
3. Khẳng định vấn đề, nêu suy nghĩ và phương hướng cho bản thân:
- Cả hai nếp nghĩ (sùng ngoại, bài ngoại) đều cực đoan, làm cản trở sự phát triển của đất nước trong giai đoạn
mới.
- Trong thời kỳ hội nhập, trong “mái nhà chung” thế giới, mỗi người Việt Nam (trong đó có học sinh, thế hệ tương
lai của đất nước) phải có ý thức phấn đấu học tập, hòa nhập một cách sâu rộng vào “mái nhà chung” ấy, đồng thời
phải có ý thức phát huy truyền thống tốt đẹp, giữ gìn bản sắc riêng của dân tộc mình. Đó chính là một trong những
hành trang bước vào thế kỷ mới.
Câu 2 (12 điểm):
Đây là một dạng đề bài tổng hợp, yêu cầu học sinh chứng minh, trình bày suy nghĩ, đánh giá, cảm nhận về hiện
thực xã hội phong kiến Việt Nam được thể hiện sâu sắc qua các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình
Ngữ văn 9. Các em có thể trình bày bằng những cách khác nhau, song cơ bản cần đáp ứng được một số yêu cầu
sau:
1. Giới thiệu sơ lược về các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9:
- Văn học thời trung đại: là thời kỳ văn học lớn của dân tộc (từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX). Đây là thời kỳ văn học
ra đời và phát triển dưới các triều đại phong kiến Việt Nam. Vì vậy, theo quy luật phản ánh của văn học nói chung,
văn học trung đại Việt Nam là tấm gương phản chiếu xã hội phong kiến Việt Nam
- Những tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9: Chuyện người con gái Nam Xương của
Nguyễn Dữ (thế kỷ XVI), Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - trích Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ (thế kỷ XVIII),
Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái, một số trích đoạn trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (thế kỷ
XVIII), một số trích đoạn trong Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu (thế kỷ XIX). Đây là những tác phẩm
văn học trung đại ra đời trong thời kỳ xã hội phong kiến Việt Nam suy tàn mục ruỗng. Vì vậy, hiện thực được phản
ánh chủ yếu trong các tác phẩm này chính là những mặt trái của xã hội. Đó là sự rối ren, sự xấu xa, vô nhân đạo
của xã hội với những thế lực chà đạp con người và thân phận khổ đau của con người - nạn nhận của chính xã hội
ấy.
2. Chứng minh các tác phẩm trên đã phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam:
Tập trung vào những phương diện chính sau đây:
* Phản ánh hiện thực rối ren, bộ mặt xấu xa, vô nhân đạo của xã hội phong kiến:
- Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ: phản ánh chế độ nam quyền, chiến tranh phong kiến phi

nghĩa gây ra bao nhiêu bất hạnh cho con người.
- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - trích Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ: phản ánh cuộc sống xa hoa của tầng
lớp vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê - Trịnh.
- Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái: sự rối ren của xã hội phong kiến được phản ánh thông qua số
phận bi thảm, bộ mặt hèn nhát của lũ vua quan bán nước, hại dân ; sự đại bại của bè lũ xâm lược.
- Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du): phản ánh bản chất bất nhân, phi nghĩa của bọn buôn
người.
- Lục Vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu): phản ánh sự tàn ác, toan tính thấp
hèn của kẻ bất nhân.
* Phản ánh số phận khổ đau, bị chà đạp của con người, đặc biệt là người phụ nữ:
- Là số phận oan trái, bi kịch của Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ), bị chồng nghi
ngờ về lòng chung thủy, bị dồn vào bước đường cùng, phải tìm đến cái chết ở bến Hoàng Giang.
- Là số phận chìm nổi Thúy Kiều, một người con gái tài sắc, đang sống trong cảnh ấm êm, bỗng chốc rơi vào thảm
cảnh: bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích với bao nhiêu bẽ bàng, chua xót (Kiều ở lầu Ngưng Bích); trở thành món hàng
trong tay bọn buôn người (Mã Giám Sinh mua Kiều).
- Là Lục Vân Tiên nhân hậu nhưng trở thành nạn nhân của những toan tính thấp hèn, âm mưu hiểm độc (Lục Vân
Tiên gặp nạn).
3. Đánh giá chung, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân:
- Hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam được thể hiện trong các tác phẩm nói trên được thể hiện vừa sâu sắc (trên
nhiều phương diện), vừa sinh động (dưới nhiều hình thức thể loại, các kiểu dạng nhân vật phong phú). Hiện thực
ấy đã giúp các tác giả tái hiện lại bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam trong những giai đoạn lịch sử nhất định,
đặc biệt làm nên giá trị hiện thực - một trong những phương diện tư tưởng quan trọng của tác phẩm.
- Thông qua hiện thực ấy, các tác giả (Nguyễn Dữ, Phạm Đình Hổ, Nguyễn Du...) đã lên tiếng tố cáo đanh thép xã
hội phong kiến, thể hiện sự bất bình cao độ, đặc biệt là cất lên tiếng nói đồng cảm, xót xa, bênh vực và bảo vệ con
người.
- Thông qua hiện thực ấy, ta hiểu được tài năng và cả tấm lòng của các tác giả văn học thời trung đại.
-------------
Người giải đề thi: ThS TRIỆU THỊ HUỆ
(Tổ trưởng tổ Văn, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM)
Đề môn Văn tuyển sinh lớp 10 tại TP HCM

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NĂM HỌC 2009-2010, KHÓA NGÀY 24-6-2009
MÔN THI: NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (1 điểm): Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái và Đoạn trường tân
thanh của Nguyễn Du là những tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam. Hãy
giải thích nhan đề hai tác phẩm trên.
Câu 2 (1 điểm): Giải thích ý nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ có
liên quan đến phương châm hội thoại nào:
a. Ông nói gà, bà nói vịt
b. Nói như đấm vào tai
Câu 3 (3 điểm): Viết văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) về chủ đề quê
hương.
Câu 4 (5 điểm): Phẩm chất và số phận người phụ nữ thời phong kiến qua nhân vật Vũ
Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
GỢI Ý BÀI GIẢI
Câu 1 (1 điểm):
HS cần giải thích được nhan đề :
- Hoàng Lê nhất thống chí:

×