Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TỶ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TẾ BÀO CỔ TỬ CUNG BẤT THƯỜNG Ở PHỤ NỮ TRONG ĐỘ TUỔI TỪ 25 ĐẾN 65 TUỔI TẠI TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 53 trang )

UBND TỈNH TRÀ VINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

SỞ Y TẾ TRÀ VINH
TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH
27 SẢN

HỒ SƠ THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU TỶ LỆ
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TẾ BÀO
CỔ TỬ CUNG BẤT THƯỜNG Ở PHỤ NỮ TRONG ĐỘ
TUỔI TỪ 25 ĐẾN 65 TUỔI TẠI TRÀ VINH

Cơ quan chủ trì đề tài

: Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Trà Vinh

Chủ nhiệm đề tài

: TS.BS. Cao Mỹ Phượng

Cơ quan quản lý đề tài : Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh

THUYẾT
MINH
Trà
Vinh, tháng
11 năm 2017



ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH1
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1 Tên đề tài: Nghiên cứu tỷ lệ và các yếu tố liên
quan đến tế bào cổ tử cung bất thường ở phụ
nữ trong độ tuổi từ 25 đến 65 tuổi tại Trà Vinh

1a Mã số (được cấp khi hồ sơ
trúng tuyển)

2 Thời gian thực hiện: 20 tháng

3

(Từ tháng 12/2017 đến tháng 8/2019)

Cấp quản lý

Quốc gia

Bộ

Tỉnh

Cơ sở

4 Tổng kinh phí thực hiện: 541.352.000 đồng, trong đó:
Nguồn

Kinh phí (đồng)


Từ Ngân sách nhà nước:

541.352.000

Ngoài ngân sách nhà nước:
- Từ nguồn tự có của tổ chức
- Từ nguồn khác
5

Phương thức khoán chi:
Khoán đến sản phẩm cuối cùng

Khoán từng phần, trong đó:
- Kinh phí khoán:
- Kinh phí không khoán:

6

Thuộc Chương trình (Ghi rõ tên chương trình, nếu có), Mã số:
Thuộc dự án KH&CN
Độc lập
Khác

7 Lĩnh vực khoa học
Tự nhiên;

Nông, lâm, ngư nghiệp;

Kỹ thuật và công nghệ;


Y dược.

1

Bản Thuyết minh đề tài này dùng cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc 4 lĩnh vực
khoa học nêu tại mục 7 của Thuyết minh. Thuyết minh được trình bày và in trên khổ A4, sử dụng chữ Times New
Roman, cỡ chữ 14

1


8 Chủ nhiệm đề tài
Họ và tên

: Cao Mỹ Phượng

Ngày, tháng, năm sinh: 1965

Giới tính: Nam

Nữ:

Học hàm, học vị/ Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ/Bác sĩ
Chức danh khoa học : Chủ nhiệm đề tài-Chủ tịch Hội đồng KH&CN ngành Y tế
Tỉnh Trà Vinh
Chức vụ: Giám đốc Sở Y tế
Điện thoại:
Tổ chức : 02943 866362
Fax: 02943 864225


Nhà riêng: ..........Mobile: 0918872612
E-mail:

Tên tổ chức đang công tác: Sở Y tế tỉnh Trà Vinh
Địa chỉ tổ chức: Số16-Nguyễn Thái Học-Khóm 2-Phường 1-Thành phố Trà VinhTỉnh Trà Vinh.
Địa chỉ nhà riêng: Số 162-Hùng Vương-Phường 5-Thành phố Trà Vinh-Tỉnh Trà
Vinh.
9 Thư ký đề tài
Họ và tên

: Nguyễn Thị Thu Thủy

Ngày, tháng, năm sinh: 14/01/1970

Nam/Nữ: Nữ

Học hàm, học vị/Trình độ chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa I
Chức danh khoa học : Thư ký đề tài

Chức vụ: Giám đốc

Điện thoại: Tổ chức: 0294 3850937

Nhà riêng: ...........Mobile: 0919057504

Fax: 02943 840263

E-mail:


Tên tổ chức đang công tác: Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Trà Vinh
Địa chỉ tổ chức: Số 16-đường Mậu Thân-Khóm 10-Phường 9-Thành phố Trà
Vinh-Tỉnh Trà Vinh.
Địa chỉ nhà riêng: Số 26-Nguyễn Thiện Thành-Khóm 4-Phường 5-Thành phố Trà
Vinh-Tỉnh Trà Vinh.
10

Tổ chức chủ trì đề tài
Tên tổ chức chủ trì đề tài: Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Trà Vinh
Điện thoại: 02943 840263

Fax: 02943840263

Website :
Địa chỉ

: Số 16-Đường Mậu Thân-Khóm 10-Phường 9-Thành phố Trà Vinh

Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Sơn Thị Học

2


Số tài khoản: 3751.0.1002703.00000
Kho bạc nhà nước/Ngân hàng: Kho bạc Nhà nước Trà Vinh.
11

Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài
Tổ chức 1 : Sở Y tế Tỉnh Trà Vinh
Tên cơ quan chủ quản : Sở Y tế Tỉnh Trà Vinh

Điện thoại: 02943 862399

Fax: 02943 862399

Địa chỉ: Số16-Nguyễn Thái Học-Khóm 2-Phường 1-Thành phố Trà Vinh-Tỉnh
Trà Vinh.
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Cao Mỹ Phượng
Số tài khoản: 3751.0.1014037.00000
Kho bạc nhà nước/Ngân hàng: Kho bạc nhà nước tỉnh Trà Vinh
Tổ chức 2: Trung tâm Y tế huyện/thành phố/thị xã: Thành Phố Trà Vinh, Càng
Long, Châu Thành, Tiểu Cần, Cầu Kè, Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải, Thị xã Duyên
Hải. (có kèm theo giấy phối hợp)
Tên cơ quan chủ quản : Sở Y tế Tỉnh Trà Vinh
12 Các cán bộ thực hiện đề tài
(Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì thực hiện những nội dung chính
thuộc tổ chức chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài, không quá 10 người
kể cả chủ nhiệm đề tài. Những thành viên tham gia khác lập danh sách theo mẫu này và
gửi kèm theo hồ sơ khi đăng ký)
TT

Họ và tên,
học hàm học vị

Tổ chức
công tác

Nội dung,
công việc chính tham gia

Thời gian

làm việc cho
đề tài (Số
tháng quy đổi2)

1

2

2

-Chủ nhiệm đề tài
-Xây dựng thuyết minh
TSBS.Cao Mỹ Phượng
Sở Y tế
đề tài; Phân tích và xử
lý số liệu; Viết báo cáo
đánh giá
-Thư ký đề tài
-Xây dựng thuyết minh
Trung tâm
BSCKI.Nguyễn Thị Thu CSSKSS đề tài; Khám lâm sàng;
Phân tích và xử lý số
Thủy
liệu; Viết báo cáo đánh
giá

Một (01) tháng quy đổi là tháng làm việc gồm 22 ngày, mỗi ngày làm việc gồm 8 tiếng

3


1,9

2,27


-Chủ trì đề tài
Trung tâm -Xây dựng thuyết minh
CSSKSS đề tài; Khám lâm sàng;
-Viết báo cáo đánh giá
Sở Y tế
Phân tích số liệu

3

BSCKI.Sơn Thị Học

4

BSCKII.Đoàn Thị
Nguyền

5

BSCKII.Nguyễn Hoàng
Linh

6

BSCKI.Sơn Thị Sawane


7

CN. Lê Thị Phấn

8

Trung tâm
Y tế Càng
Long
Trung tâm
CSSKSS

Thu thập số liệu

1,68

1,36

0,00

Thu thập số liệu

0,59

Trung tâm
CSSKSS

Thu thập, phân tích số
liệu


1,68

CN. Tiêu Thị Hạnh

Trung tâm
CSSKSS

Thu thập số liệu

0,68

9

NHS. Nguyễn Thị Nhuần

Trung tâm
CSSKSS

Thu thập số liệu

0,68

10

KT. Nguyễn Thị Khuyên

Trung tâm
CSSKSS

Kiểm soát tài chính


0,23

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC
HIỆN ĐỀ TÀI
13

Mục tiêu của đề tài (Bám sát và cụ thể hoá định hướng mục tiêu theo đặt hàng)

- Xác định tỷ lệ tổn thương tiền ung thư, ung thư cổ tử cung ở phụ nữ từ 25 - 65 tuổi tại
tỉnh Trà Vinh.
- Xác định các yếu tố liên quan của phụ nữ tham gia nghiên cứu với kết quả phết tế bào
cổ tử cung bất thường.
14

Tình trạng đề tài
Mới

Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả
Kế tiếp nghiên cứu của người khác

15

Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung
nghiên cứu của đề tài

15.1. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tàì
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một loại ung thư xảy ra tại vị trí cổ tử cung,
thường xuất phát từ vùng chuyển tiếp giữa biểu mô trụ và biểu mô vảy. Bắt đầu từ tổn


4


thương tiền ung thư tiến triển thành ung thư tại chỗ, sau đó là ung thư vi xâm nhập và
cuối cùng kết thúc bằng ung thư xâm nhập. Ung thư cổ tử cung gây tổn thương tử cung
nơi mà tinh trùng và trứng phát triển. Nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân gây ra ung
thư cổ tử cung, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi rút u nhú ở người (HPVHuman Papillomavirus).
15.1.1. Human papilloma virus
* Cấu tạo virus:
HPV là virus thuộc họ Papillomavirus, gồm các virus lây lan qua con đường tiếp
xúc trực tiếp, đặc biệt qua quan hệ tình dục. Papillomavirus có các vật chủ khác nhau
như chim (Avianpapillomavirus-APV), bò (Bovinpapillomavirus-BPV). Human
papilloma virus (HPV) là loại Papilloma virus gây tổn thương biểu mô da và niêm mạc
đường sinh dục, hậu môn – trực tràng, hầu họng…của người. Cũng như các Papilloma
virus khác, HPV có cấu trúc là chuỗi xoắn kép ADN, dài khoảng 8000bp, có vỏ capsid
đối xứng xoắn, không có vỏ bao ngoài. Hạt virion có đường kính 52-55nm, vỏ capsid
gồm 72 đơn vị capsomer. Mỗi capsomer là một pentamer được cấu tạo bởi 2 protein,
proteinchính L1 và protein phụ L2, được mã hóa bởi 2 gen muộn L1, L2. Protein L1
chiếm 80%, L2 chiếm 20% tổng protein của HPV. Protein L1 có vai trò gắn kết capsid
với capsomer, tương tác với liên kết trên màng của tế bào chủ giúp virus dễ dàng xâm
nhập, đồng thời chúng đóng vai trò như một kháng nguyên của virus.

Hình 1: Mô hình virus HPV
Chuỗi xoắn kép ADN có 10 khung đọc mở ORF, sự sao chép, phiên mã xảy ra
trên một mạch và theo một chiều duy nhất. Bộ gen được phân làm 3 vùng:
+ Vùng điều khiển dài LCR (Long Control Region) hay còn gọi là vùng điều hòa
thượng nguồn URR (Upstream Regulatory Region), chiếm khoảng 10% chiều dài bộ
gene, không có gene mã hóa, có chức năng điều hòa sao chép và sự nhân lên của virus.
Vùng này có chứa promoter p97, là tiểu phần khởi động các tiểu phần kích hoạt và một
số vùng gene câm. Đây cũng là vùng biến động nhất trong bộ gene HPV.

+ Vùng gene sớm: gồm 6 gene, ký hiệu là E1, E2, E4, E5, E6, E7, mã hóa cho các
protein thúc đẩy sự nhân lên của virus. Gene E1 mã hóa protein nhận diện vùng bắt đầu
nhân lên, protein E2 liên quan quá trình sao mã gene E6, E7 của virus. Protein E4 liên

5


quan đến giai đoạn cuối, E5 có lien quan đến cả giai đoạn sớm và muộn của chu kỳ tế
bào. E6 và E7 can thiệp vào chu trình chết của tế bào.
+ Vùng gene muộn gồm 2 gene, ký hiệu là L1, L2 mã hóa cho các protein L1, L2
của vỏ capsid.
* Phân loại HPV:
Virus HPV không phát triển trong điều kiện nuôi cấy ở phòng thí nghiệm nên việc
nghiên cứu chỉ có thể dựa trên nghiên cứu in vivo trên người hay động vật bị nhiễm.
những mẫu nhiễm này có thể lưu trữ ở -200C trong thời gian dài mà không làm giảm
khả năng hoạt động của virus. Đến nay đã có gần 120 type được biết đến, trong đó 2030% là những type chưa được phân loại vì bộ gene chỉ mới được giải trình tự một
phần. Sự định type HPV không dựa vào huyết thanh như những loại virus khác mà dựa
trên sự tương đồng ADN. Gen L1 bền vững nhất trong bộ gen của HPV, do đó, hơn 20
năm qua các nhà khoa học đã căn cứ vào sự tương đồng nucleotide của gene L1 để
định type HPV. HPV được gọi là type mới nếu trình tự ADN L1 có sự khác biệt trên
10% so với type đã biết gần nhất, nếu chỉ khác biệt từ 2-10% thì được gọi là phân type
(subtype), nếu dưới 2%, người ta coi đó như là biến thể hay các dạng đột biến.
Trên cơ sở tổn thương lành hay ác tính, HPV được chia thành 2 nhóm, nhóm
nguy cơ cao và nhóm nguy cơ thấp. HPV nhóm nguy cơ thấp chủ yếu gây mụn cóc, u
nhầy, u nhú ở da và niêm mạc. HPV nhóm nguy cơ cao gây tổn thương da và niêm mạc
ác tính như ung thư CTC, âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, hầu họng. Theo dịch tễ
học HPV lại được chia thành 3 nhóm như sau:
Nhóm type HPV:
- Nhóm nguy cơ cao: 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52,56, 58, 59, 68, 73, 82
- Có khả năng gây ung thư: 26, 53, 66

- Nguy cơ thấp: 6, 11, 40, 42, 43, 44, 54, 61, 70, 72, 81 và CP6 108
15.1.2. Biểu hiện lâm sàng của nhiễm HPV
HPV là virus được lây truyền qua đường tình dục, viêm nhiễm HPV không có
triệu chứng lâm sàng rõ, diễn tiến âm thầm. Ở nữ, cơ quan sinh dục thường bị nhiễm
HPV là cổ tử cung. Các trường hợp ung thư cổ tử cung (99,7%) có liên quan trực tiếp
đến nhiễm 1 hoặc nhiều typ. Trong số hơn 50 typ HPV gây viêm những đường sinh dục
khác khoảng 15 typ có liên quan đến ung thư cổ tử cung, thường gặp là typ HPV 16,
18,31,33, 35, 45, 52, 58.
15.1.3. Cơ chế gây bệnh của virus HPV
Quá trình xâm nhập và nhân lên của virus được mô tả như sau: protein L1 tương
tác với liên kết màng tế bào chủ, giúp sợi ADN của virus dễ dàng xâm nhập. Các gen
sớm E biểu hiện ngay sau khi virus xâm nhập vào tế bào đáy của da hoặc niêm mạc tế
bào chủ. Đoạn gen E6, E7 tích hợp vào nhiễm sắc thể như thể bổ sung, thoát khỏi sự
điều hòa của gen E2, chúng được sao mã, tổng hợp protein E6, E7. Thoạt tiên, protein

6


E6 và E7 được biểu hiện, tế bào phân chia mạnh mẽ mang theo ADN của virus. Sau đó,
protein E1 và E2 đóng vai trò duy trì ADN của virus như thể bổ sung (episome), tạo
thuận lợi cho sự phân chia của hệ gene trong suốt quá trình phân bào. Protein E1, E2,
E6, E7 được biểu hiện sớm trong quá trình virus nhân lên để đảm bảo duy trì thể bổ
sung với số bản copy bộ gen ít. Khi tế bào mang virus phát triển đến lớp thượng bì,
protein L1 được biểu hiện cùng với L2 hình thành capsid của virus và tại thời điểm đó,
tế bào biểu mô bong sẽ mang theo virus bắt đầu quá trình lây nhiễm.
Hơn nữa, cơ chế phân tử của gene gây ung thư bởi HPV 16 được Ishiji T mô tả và
nhấn mạnh đến vai trò biến nạp của gen E6 và E7. E6 và E7 được sao chép từ promoter
P97. P97 lại được điều hòa bởi sự tương tác phức hợp giữa yếu tố đa chiều và sản
phẩm E2 của tế bào virus. Phá vỡ cấu trúc E2 dẫn đến biểu hiện quá mức E6 và E7.
Protein p53 đóng vai trò như protein điều hòa phát triển tế bào, có nghĩa sau khoảng

30- 50 lần phân bào, thể mút telomere ngắn đi, làm cho nhiễm sắc thể co dúm lại, tế
bào đi vào chu trình chết có lập trình (opoprosis). Khi protein E6 gắn vào và giáng hóa
protein p53, tế bào thoát khỏi quá trình opoprosis, liên tục phân chia, đó là cơ sở hình
thành u. Protein Rb (riboblastoma) tham gia quá trình sửa chữa ADN trong giai đoạn
nghỉ G1 và G2 của quá trình phân bào. Nhưng, protein E7 làm thay đổi hình thái và ức
chế protein Rb, khiến cho ADN bị tổn thương không được sửa chữa tiếp tục nhân lên
không ngừng mà không có sự kiểm soát của protein p53 . Đột biến gene p53 và Rb ở
những bệnh nhân HPV âm tính và không có dòng tế bào ung thư cổ tử cung do HPV.
Như vậy vai trò bất hoạt pRb và p53 của E6 và E7 rất quan trọng trong gene ung thư cổ
tử cung.
Chính quá trình vô hiệu hóa protein ức chế khối u, protein E6 và E7 đã đưa tế bào
thoát khỏi chu trình chết có chương trình (optoprosis), tiếp tục phân chia không kiểm
soát. Đó là cơ sở của quá trình hình thành u.
15.1.4. Ung thư cổ tử cung
Ung thư CTC thường gặp ở lứa tuổi 35-55, triệu chứng hay gặp là ra máu bất
thường, ra máu sau giao hợp hay ra máu sau mãn kinh. Ở giai đoạn muộn thì khí hư có
lẫn máu, mủ hay mùi hôi. Khi đặt mỏ vịt quan sát có thể thấy dạng sùi như hoa súp lơ,
bở, dễ chảy máu.
- Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến nhất, ảnh hưởng
đến cơ quan sinh sản của người phụ nữ. Nhiễm một hoặc nhiều type Human
Papillomavirus (HPV) nguy cơ cao đã được khẳng định là nguyên nhân tiên phát của
Ung thư cổ tử cung, là tác nhân lây truyền qua đường tình dục và đóng vai trò chính
trong việc gây ra ung thư cổ tử cung. Nguy cơ nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời của
người phụ nữ là khoảng 80%, với tỷ lệ nhiễm cao nhất xảy ra trong độ tuổi 20-30, có
thể lên đến 20-25% trong quần thể. Sau lần nhiễm HPV đầu tiên, khoảng 5-10% các
trường hợp có thể hình thành các biến đổi ở cổ tử cung do HPV. Đại đa số các trường
hợp nhiễm HPV sẽ tự khỏi. Nếu người phụ nữ nhiễm HPV nguy cơ cao và phối hợp
với các yếu tố nguy cơ khác, tổn thương ban đầu có thể tồn tại và tiến triển trong

7



khoảng 10 - 20 năm qua các giai đoạn tân sản nội biểu mô để hình thành ung thư cổ tử
cung tại chỗ và xâm lấn.
- Ung thư cổ tử cung thường xuất hiện ở vùng ranh giới vảy trụ, khoảng 90-95%
trường hợp là ung thư vảy, 5-10% là ung thư biểu mô tuyến. Theo phân loại mô học
của Tổ chức y tế thế giới năm 2003, ung thư CTC được chia như sau:
- Ung thư biểu mô vảy:
+ Ung thư biểu mô tế bào vảy không cần ghi chú thêm.
+ Ung thư biểu mô tế bào vảy vi xâm nhập.
- Ung thư biểu mô tuyến:
+ Ung thư biểu mô tuyến.
+ Ung thư biểu mô tuyến vi xâm nhập.
+ Ung thư biểu mô tuyến tại chỗ.
- Các tổn thương tiền ung thư:
+ Ung thư biểu mô vảy tại chỗ.
+ CIN III.
Tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư cổ tử cung có xu hướng giảm dần ở các nước phát
triển nhờ các thành tựu đạt được trong phòng bệnh, phát hiện bệnh sớm, cải thiện chất
lượng chẩn đoán và điều trị, trong khi đó các tỷ lệ này lại có xu hướng gia tăng ở các
nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Do hầu hết phụ nữ ở các nước đang phát
triển không được tiếp cận với các chương trình y tế khám sàng lọc và điều trị. Việt
Nam với 30.77 triệu phụ nữ trên 15 tuổi trong độ tuổi nguy cơ mắc ung thư CTC, ước
tính mỗi năm có khoảng 5174 phụ nữ được chẩn đoán ung thư cổ tử cung và khoảng
2472 người chết vì ung thư cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung đứng thứ hai trong số các
bệnh ung thư ở phụ nữ và đứng đầu trong số ung thư ở phụ nữ từ 15-40 tuổi. Tỷ lệ ung
thư cổ tử cung ngày một gia tăng.
15.1.5. Các phương pháp sàng lọc tổn thương cổ tử cung
* Quan sát cổ tử cung bằng mắt thường với dung dịch Acid Acetic (VIA)
Bình thường khám phụ khoa quan sát, cổ tử cung có biểu mô vảy trơn láng màu

hồng và biểu mô trụ màu đỏ do sự phản ánh của mô đệm giàu mạch máu bên dưới. Nếu
biểu mô bất thường (CIN, ung thư) thì sau bôi acid acetic, dung dịch này sẽ làm đông
và kết tủa protein của tế bào biểu mô và cho thấy hình ảnh vùng màu trắng dày, tăng
sinh khi quan sát bằng mắt thường.
* Quan sát cổ tử cung bằng mắt thường với dung dịch Lugol (VILI)
Phương pháp VILI dựa trên nguyên lý bắt màu của glycogen có trong biểu mô vảy
nguyên thủy và biểu mô dị sản vảy trưởng thành của cổ tử cung khi tiếp xúc với dung
dịch Lugol chứa iod. Các biểu mô dị sản mới hình thành, mô viêm, mô tiền ung thư và

8


ung thư cổ tử cung không chứa hoặc chứa rất ít glycogen, do đó không bắt màu dung
dịch lugol hoặc bắt màu không đáng kể, chỉ có màu vàng nhạt của dung dịch lugol nằm
trên biểu mô. Có thể thực hiện VILI riêng hoặc phối hợp ngay sau khi đã làm xét
nghiệm VIA.
*Xét nghiệm Human papilloma virus (HPV)
Tại các nước đang phát triển, xét nghiệm HPV cũng được coi là một giải pháp “ưu
việt” cho việc sàng lọc ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm HPV (+) sẽ giúp nhận định
được nhóm đối tượng nguy cơ ung thư cổ tử cung và từ đó để tiếp tục thực hiện các
phương tiện chẩn đoán tiếp theo. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, tại một số
tỉnh, thành phố cũng đã bắt đầu thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng test HPV
cho những đối tượng có yêu cầu, những phụ nữ xét nghiệm HPV dương tính được
khuyến cáo xét nghiệm tế bào học đều đặn.
15.1.6. Các phương pháp chẩn đoán tổn thương cổ tử cung
* Soi cổ tử cung:
Là phương pháp dùng máy soi để kiểm tra các tế bào cổ tử cung. Soi cổ tử cung
đơn thuần hoặc kết hợp với chấm acetic 3-5% và chấm Iod 3-5%. Sử dụng máy soi có
thể giúp kiểm tra được lớp tế bào bề mặt cổ tử cung, vùng chuyển tiếp, hệ thống mạch
máu ở mô đệm. Nếu phát hiện được những bất thường thì có thể làm sinh thiết vùng

nghi ngờ. Bệnh phẩm sau khi làm sinh thiết sẽ được làm giải phẩu bệnh. Ung thư cổ tử
cung chỉ được khẳng định khi có kết quả giải phẩu bệnh lý.
* Sinh thiết cổ tử cung:
Sinh thiết là phương tiện sau cùng trong chẩn đoán tổn thương cổ tử cung, có thể
điều trị ở giai đoạn sớm của bệnh. Chỉ định giống như soi cổ tử cung. Khi bệnh nhân
có chỉ định khoét chớp, cắt cụt cổ tử cung…sẽ thực hiện sau chứng nghiệm Schiller
nhằm sinh thiết đúng vị trí tổn thương (ranh giới giữa lành và ác tính). Khi sinh thiết
cần bấm sâu để lấy chiều dày của biểu mô, tổ chức mô đệm phía dưới tại 2 vị trí khác
nhau, trong đó, một mẫu bấm nằm ranh giới giữa biểu mô trụ-tuyến; mẫu còn lại bấm
vào sang thương nghi ngờ (màng trắng, chấm đáy, sần sùi…)
* Phương pháp sàng lọc tế bào học (PapSmear):
- Xét nghiệm tế bào học là phương pháp thường dùng nhất để sàng lọc phát hiện
sớm tổn thương nghi ngờ tiền ung thư, ung thư cổ tử cung. Kể từ khi ra đời và thực
hiện trong nhiều thập kỷ qua, tế bào học được chứng minh là phương pháp có hiệu quả
trong phòng ngừa ung thư cổ tử cung, góp phần làm giảm tỷ lệ mắc mới và tử vong do
ung thư cổ tử cung tại nhiều quốc gia trên thế giới.
- Dùng que Spatula bằng gỗ, bàn chảy tế bào (Cytobrush) để lấy bệnh phẩm.
- Đặt que gỗ xoay một vòng 360 o vừa đè chắc lên cổ tử cung, nếu que gỗ không
cạo được toàn bộ vùng chuyển tiếp, xoay que gỗ tiếp tục nhiều lần (2- 3 lần) đủ để que
cạo được vùng chuyển tiếp.

9


- Phết tế bào từ que gỗ lên lam kính ngay.
- Cố định ngay (<10 ngày) lam kính cố định vào lọ cồn ≥ 95%
- Đặt bàn chảy tế bào (Cytobrush) vào lổ cổ trong cổ tử cung, xoay tròn và đè
mạnh vào kênh cổ tử cung.
- Lấy bàn chảy tế bào ra, phết lên lam kính vá cố định ngay.
1.5.1.7. Các phương pháp điều trị tổn thương cổ tử cung

- Có nhiều phương pháp điều trị tổn thương cổ tử cung được áp dụng như đặt
thuốc âm đạo, áp lạnh, đốt bằng hoá chất, đốt điện cổ tử cung, đốt nhiệt, bức xạ quang
nhiệt, phẫu thuật khoét chớp hoặc cắt cụt cổ tử cung hoặc cắt tử cung toàn phần.. nhằm
điều trị các bệnh lý tổn thương cổ tử cung lành tính và ác tính cổ tử cung.
- Phương pháp đặt thuốc âm đạo: Đây là phương pháp đơn giản được dùng điều trị
âm đạo, lộ tuyến cổ tử cung bằng thuốc đặc hiệu tuỳ nguyên nhân, có hiệu quả nhưng
tỷ lệ tái phát cao. Nguyên nhân gây bệnh nhiều nên hiệu quả đạt từ 79% đến 90%; đặc
biệt là cải thiện triệu chứng lâm sàng. Trường hợp viêm lộ tuyến, tác dụng tốt khi tổng
thương dưới 0,5 centimet và nông nhưng thời gian điều trị kéo dài; ngược lại, nếu lộ
tuyến trên 0,5 cetimet không được điều trị khỏi hoàn toàn và dùng kháng sinh có tác
dụng kháng viêm, chống bội nhiễm.

Sàng lọc dựa vào xét nghiệm tế bào cổ tử cung
XN tế bào cổ tử cung
(cổ điển hoặc nhúng dịch)

Bình thường

Sàng lọc lại
sau 2 năm

ASC-US

Xét nghiệm
HPV

Xét nghiệm tế
bào sau 1 năm

≥ASC-H


Soi CTC để chẩn
đoán và điều trị

15.1.8. Tình hình nghiên cứu ung thư cổ tử cung trong nước và ngoài nước
* Tình hình nghiên cứu trong nước:
- Cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á, tại Việt Nam ung thư cổ tử

cung là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới và là nguyên nhân gây tử

10


vong hàng đầu do ung thư đối với phụ nữ. Tại thành phố Hồ Chí Minh ung thư cổ tử
cung chiếm tỉ lệ cao nhất. Điều này khác với thành phố Hà Nội, ung thư vú ở vị trí số
1. Trong khi đó ung thư cổ tử cung ở phụ nữ tại Hà Nội xếp ở vị trí thứ 4 và không
phải là loại thường gặp. Virus HPV (Human Papilloma virus) có lẽ là một trong những
yếu tố gây nguy cơ cao mắc bệnh này ở các nước nghèo và đang phát triển. Bệnh gặp ở
mọi tầng lớp xã hội, mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề khác nhau. (Năm 2010, tại Việt Nam
có 5.664 phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung, tỷ lệ mắc mới ung thư cổ tử cung đã chuẩn
hóa theo tuổi (ASR) là 13,6/100.000 phụ nữ. Tỷ lệ này thấp hơn so với khu vực Đông
Nam Á (15,8/100.000). Tỷ lệ này đang có xu hướng gia tăng, thường phát hiện ở giai
đoạn muộn nên biện pháp can thiệp kém hiệu quả và tỷ lệ tử vong tăng hơn, đặc biệt tại
một số tỉnh như Cần Thơ, Năm 2012 có 1.664 phụ nữ mắc bệnh và tỷ lệ mắc mới là
13,6/100.000 dân và Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ mắc mới là 17,1/100.000 dân.
Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là phụ nữ chưa được sàng lọc định kỳ và
có hệ thống để phát hiện sớm ung thư qua các xét nghiệm thích hợp, dễ tiếp cận; và khi
phát hiện tổn thương tiền ung thư thì cũng chưa được điều trị kịp thời và hiệu quả.
Theo nghiên cứu của Lê Quang Vinh (2013) và cộng sự cho thấy tỷ lệ phụ nữ có kết
quả tế bào biểu mô bất thường: ASC (2,9%); AGC (0%); LSIL (4,1%); HSIL (1,9%).

- Chương trình khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung tại cộng đồng
trên 100.000 phụ nữ nhóm nguy cơ cao tại 10 tỉnh giai đoạn 2008- 2010 của chương
trình mục tiêu quốc gia phòng chống ung thư cho kết quả tỷ lệ phát hiện ung thư cổ tử
cung là 19,9/100.000 dân, cao hơn so với kết quả ghi nhận ung thư là 13,5/100.000
dân, đã cho thấy giá trị của chương trình sàng lọc ung thư cổ tử cung tại cộng đồng.
Những ghi nhận và nghiên cứu gần đây cho thấy có sự thay đổi về tỷ lệ ung thư cổ tử
cung theo thời gian, trong những năm gần đây, với số lượng các ca bệnh được chẩn
đoán cũng như tỷ lệ hiện mắc của ung thư cổ tử cung tăng lên, kết quả thực hiện các
chương trình sàng lọc góp phần làm giảm tỷ suất mắc ung thư cổ tử cung theo tuổi,
nhưng ung thư cổ tử cung vẫn là loại ung thư phổ biến và đứng hàng thứ tư trong các
loại ung thư của nữ giới năm 2010.
- Có thể thấy rằng ung thư cổ tử cung có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của
phụ nữ ở nhiều nước trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Từ đó, đặt ra
vấn đề cần hiểu rõ nguyên nhân và yếu tố nguy cơ để chủ động phòng chống cũng như
có các chương trình can thiệp phù hợp để bảo vệ sức khỏe người phụ nữ, giảm tỷ lệ
mắc và tử vong do ung thư cổ tử cung.
- Ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm nhưng có thể làm giảm tử vong và gánh
nặng cho gia đình và xã hội nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do khoảng
thời gian hình thành và tồn tại tổn thương tiền ung thư ở cổ tử cung tương đối dài; yếu
tố nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ đã được xác định; mặt khác cổ tử cung là bộ
phận có thể tiếp cận trực tiếp để quan sát, thăm khám, lấy bệnh phẩm và thực hiện các
can thiệp điều trị nên đại đa số các trường hợp UTCTC có thể được phòng ngừa bằng
cách sàng lọc, phát hiện sớm và điều trị các thương tổn tiền ung thư.
* Tình hình nghiên cứu nước ngoài:

11


Theo thống kê, trên toàn cầu tính đến đầu năm 2002, số người mắc bệnh ung thư
hiện đang sống trên 5 năm sau chẩn đoán (độ lưu hành: prevalence) là 24.570.000

người, trong số này ung thư vú có khoảng 4,4 triệu người, đại trực tràng là 2,83 triệu
người và tiền liệt tuyến là 2,36 triệu người. Độ lưu hành này tuỳ thuộc bởi nhiều yếu tố
như địa dư (châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ…), mức sống (nước giàu, nước
nghèo) và loại ung thư. Tỉ lệ tử vong (hay tử suất: mortility) ước tính khoảng 6.724.000
trong đó số người chết do ung thư phổi chiếm số lượng cao nhất (1,18 triệu người), tiếp
đến là ung thư dạ dày (934.000 người) và ung thư gan (588.000 người). Các loại ung
thư khác có tỉ lệ chết thấp hơn. (1, 2, 3, 4,5)
Dưới đây liệt kê tỉ lệ một số loại ung thư thường gặp: (1, 2, 3, 4,5, 6)
- Ung thư phổi: chiếm tỉ lệ cao nhất ở nam giới kể cả các nước phát triển và đang
phát triển (chiếm khoảng 12,4% các loại ung thư). Tỉ lệ mắc bệnh và tử vong tăng cao
từ tuổi 40 trở lên và đạt cực đại ở tuổi 75. Tỉ lệ tử vong do ung thư phổi ước tính bằng
tổng cộng của 4 loại ung thư đại trực tràng, vú, tiền liệt tuyến và tuỵ.
- Ung thư dạ dày: ước tính có khoảng 934.000 bệnh nhân loại ung thư này mới
mắc hàng năm. Có nhiều nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày, nhưng ước tính khoảng
30% số ca mới xuất hiện ở các nước phát triển và 47% ở các nước đang phát triển là có
liên quan đến vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori). Một số vùng như Đông Nam Á, Nam
Mỹ, Đông Âu… có tỉ lệ ung thư dạ dày cao hơn các vùng khác trên thế giới.
- Ung thư vú: là loại ung thư thường gặp nhất ở nữ (chiếm khoảng 23% tổng số
các loại ung thư), đặc biệt phụ nữ ở các nước đang phát triển. Tỉ lệ ung thư vú tăng cao
ở tuổi 50, 60 và cao nhất ở độ tuổi 70. Dự báo tần suất mắc bệnh là 111/ 100.000 dân
vào những năm đầu của thế kỷ 21.
- Ung thư đại trực tràng: chiếm khoảng 9,4% tổng số các loại ung thư. Loại ung
thư này thường có liên quan đến chế độ ăn uống và mức sống…, bệnh thường gặp ở
các nước phát triển hơn là ở những nước nghèo. Bệnh có yếu tố di truyền. Nguy cơ ung
thư đại trực tràng tăng cao ở những người có tiền sử viêm đại tràng từ trước.
- Ung thư gan: chiếm khoảng 5,7% tổng số các loại ung thư và có liên quan mật
thiết với tiền sử viêm gan virus B và C. Các nước khu vực châu Á có tỉ lệ mắc ung thư
gan cao.
- Ung thư tiền liệt tuyến: bệnh thường gặp ở người có tuổi, có xu hướng ngày một
tăng do tuổi thọ chung ngày càng tăng. Ước tính có khoảng 679.000 người mới mắc

bệnh hàng năm. Bệnh chiếm tỉ lệ cao ở các nước phát triển và thấp hơn ở các nước
đang phát triển.
- Ung thư cổ tử cung: ước tính có khoảng 493.000 người mới mắc hàng năm.
Virus HPV (Human Papilloma virus) có lẽ là một trong những yếu tố gây nguy cơ cao
mắc bệnh này ở các nước nghèo và đang phát triển.
- Tỷ lệ ung thư cổ tử cung có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, đặc
biệt tại các nước nghèo và nếu không có biện pháp can thiệp thì tỷ lệ tử vong do ung
thư cổ tử cung sẽ tăng 25% trong vòng 10 năm tới. Theo báo cáo của IARC (Hiệp hội

12


nghiên cứu ung thư quốc tế), năm 2008 thế giới có khoảng 529.828 trường hợp mắc
mới tương đương với tỷ lệ 15,3/100.000 dân, trong đó tỷ lệ ở các nước đang phát triển
là 17,8/100.000, trên 85% các trường hợp ung thư và tử vong, xảy ra ở các nước đang
phát triển, nơi mà ung thư cổ tử cung được đánh giá là một trong những nguyên nhân
gây gánh nặng bệnh tật lớn tại cộng đồng các quốc gia này. Có một sự chênh lệch rất
lớn về tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung giữa các khu vực trên thế giới: Vùng Trung và
Nam Mỹ, Châu Phi và một bộ phận của Châu Á, Châu Đại Dương (nơi có tỷ lệ mắc
ung thư cổ tử cung là 30/100.000 dân). Thấp nhất là ở Tây Á, Châu Âu, Australia –
Newzeland và Bắc Mỹ tỷ lệ mắc trung bình khoảng 6,3/100.000 dân.
- Ghi nhận chi tiết trong từng khu vực cho thấy cũng có sự khác nhau về tỷ lệ mắc
ung thư cổ tử cung giữa các quốc gia trong một khu vực. Tại khu vực Châu Á, Châu
Đại Dương, tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung chuẩn theo tuổi thấp nhất ở Úc (4,9/100.000
dân) tiếp sau đó là Ấn Độ: 27/100.000, Campuchia: 27,4/100.000; Mông cổ:
28/100.000 tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi cũng thay đổi trong mỗi quốc gia, đặc biệt tại các
nước lớn như Ấn Độ, Trung Quốc. Theo nghiên cứu của một số tác giả: Bosch F.E:
Phụ nữ từng sử dụng thuốc tránh thai tăng nguy cơ ung thư CTC là 1,47 lần, thời gian
sử dụng càng lâu, nguy cơ càng tăng, khi sử dụng dưới 5 năm không có liên quan
nhưng nếu sử dụng từ 5- 9 năm tăng 2,72 lần và tăng lên 4,48 lần khi dùng thuốc trên

10 năm. Tương tự, Burchell A.N cho rằng tình trạng nhiễm HPV có liên quan đến việc
sử dụng thuốc tránh thai.
- Ung thư cổ tử cung là bệnh có liên quan đến tuổi, các số liệu trên thế giới ghi
nhận tỷ suất mắc của ung thư cổ tử cung cao nhất ở nhóm 35- 40 tuổi, ba phần tư các
trường hợp mắc ung thư cổ tử cung gặp ở lứa tuổi 25- 64, khoảng 20% gặp ở lứa tuổi
trên 65 tuổi. Tuy nhiên tỷ lệ tử vong do ung thư cổ tử cung cao nhất tại các nước phát
triển và đang phát triển thường gặp ở nhóm tuổi trên 65. Ở độ tuổi này, ung thư cổ tử
cung thường chuyển sang giai đoạn muộn, xâm lấn nên việc điều trị ít mang lại hiệu
quả hơn. Trong những năm gần đây do hiệu quả của các chương trình sàng lọc ung thư
cổ tử cung nên cũng có chiều hướng làm thay đổi tỷ suất theo từng nhóm tuổi của ung
thư cổ tử cung trên thế giới.
15.2. Luận giải về việc đặt ra mục tiêu và những nội dung cần nghiên cứu của đề
tài
- Hiện nay ung thư cổ tử cung là loại ung thư thường gặp, gây tử vong cao và cũng
là mối quan tâm đặc biệt của ngành Y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản
của người phụ nữ. Theo ước tính hàng năm trên thế giới có khoảng có khoảng 493.000
người mới mắc và khoảng 270.000 người chết vì căn bệnh này, 80% trường hợp ung
thư xảy ra ở các nước đang phát triển, nơi mà chương trình tầm soát ung thư chưa có
hiệu quả.
- Tiến triển tự nhiên của ung thư ở biểu mô cổ tử cung bắt đầu từ các tổn thương
tiền xâm lấn và phần lớn ung thư cổ tử cung phát triển dần, ít bùng phát đột ngột,
những tổn thương ở giai đoạn sớm có thể tự phục hồi hay khu trú tại chổ nhiều năm,

13


những tổn thương càng nặng, càng ít có khả năng trở về bình thường, thời gian chuyển
tiếp của dị sản từ một phết tế bào bất thường đến ung thư tại chổ ít nhất 4- 5 năm, từ
ung thư tại chổ đến ung thư xâm lấn có thể từ vài năm đến chục năm, nhưng từ ung thư
xâm lấn không điều trị có thể tiến đến tử vong trong vòng 3- 5 năm.

- Tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều công trình nghiên cứu về ung thư cổ tử
cung cho thấy bệnh này chiếm 26,8% cao nhất trong tất cả các loại ung thư ở phụ nữ
với tần suất là 22/100.000 phụ nữ mỗi năm. Hầu hết những nghiên cứu này được tiến
hành tại các bệnh viện và Trung tâm lớn như Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng
Vương, Trung tâm Ung Bướu….Nhưng rất ít nghiên cứu được tiến hành ở cộng đồng.
Do đó, vấn đề quan trọng và rất cần thiết là chẩn đoán các tổn thương tiền biểu mô cổ
tử cung ở giai đoạn sớm. Một khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn thì điều trị
phức tạp, tốn kém và thất bại. Ung thư cổ tử cung không xảy ra đột ngột diễn tiến âm
thầm trải qua các giai đoạn. Đặc biệt giai đoạn tiền ung thư gần như không có triệu
chứng, vì vậy người bệnh không thể nhận biết nếu không đi khám phụ khoa và tầm
soát ung thư cổ tử cung. Làm thế nào để phòng ngừa và phát hiện sớm Ung thư cổ tử
cung luôn là câu hỏi cần được giải đáp.
- Tỉnh Trà Vinh đến năm 2015, dân số trung bình là 1.035.000 người, có 3 dân tộc
Kinh, Khmer, Hoa sinh sống, trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 30% dân số, chủ yếu
người dân sống bằng nghề nông và một phần nuôi trồng thủy sản. Đời sống người dân
ổn định nhưng còn hộ nghèo, trình độ dân trí chưa cao nhất là vùng xa của tỉnh, nên
kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản nói chung, và các viêm nhiễm đường sinh dục
nói riêng còn hạn chế. Tại tỉnh Trà Vinh cho đến nay, chương trình tầm soát ung thư cổ
tử cung chưa được thực hiện trong cộng đồng. Vì vậy, việc thực hiện tầm soát ung thư
cổ tử cung bằng phương pháp Phết tế bào âm đạo-cổ tử cung (Pap’smear) trong cộng
đồng là việc làm rất cần thiết. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu tiến hành thực hiện đề
tài “Nghiên cứu tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến tế bào cổ tử cung bất thường ở phụ
nữ trong độ tuổi từ 25-65 tuổi tại Trà Vinh”.
16

Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài
đã trích dẫn khi đánh giá tổng quan

(Tên công trình, tác giả, nơi và năm công bố, chỉ nêu những danh mục đã được trích
dẫn để luận giải cho sự cần thiết nghiên cứu đề tài).

1. Bộ môn Phụ sản, Trường Đại học Y Dược Huế, (2007), ”Nhiễm Human papilloma
virus trong các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung”, Chuyên đề Sản phụ
khoa, Nhà Xuất bản Đại học Huế, tr.38-51.
2. Bộ Y tế, (2011), Tài liệu hướng dẫn sàng lọc, điều trị tổn thương tiền ung thư để dự
phòng thứ cấp ung thư cổ tử cung, Ban hành theo Quyết định số 1476/QĐ-BYT ngày
16 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế .
3. Bộ Y tế (2011), Quyết định số 1476/QĐ-BYT ngày 16/5/2011 về việc phê duyệt tài
liệu chuyên môn “Hướng dẫn sàng lọc, điều trị tổn thương tiền ung thư để dự phòng

14


thứ cấp ung thư cổ tử cung”.
4. Cung Thị Thu Thủy (2011); soi cổ tử cung và một số tổn thương cổ tử cung, Nhà
xuất bản y học, Hà Nội.
5. Cao Minh Chu, Lê Trung Thọ, (2013) ”Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Human papilloma
virus ở phụ nữ Cần Thơ một số yếu tố liên quan “, Tạp chí Y học thực hành, Bộ Y tế ,
tr.41 - 44.
6. Lê Thị Kiều Dung, Trần Thị Lợi, (2006), “Mối liên quan giữa nhiễm các loại HPV
với tân sinh trong biểu mô cổ tử cung”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Chuyên đề
Ngoại Sản, tập 9, phụ bản số 1, tr.130-134.
7.Trịnh Quang Diện, Tạ Văn Tờ, Phạm Thị Hân, (2014), “Một số đặc điểm về tình
trạng tổn thương cổ tử cung về mặt tế bào học ở phụ nữ một số xã thuộc huyện Bình
Lục (tỉnh Hà Nam)”, Tạp chí Y học Thực hành, số 1 (903), tr.121-128.
8. Mai Trọng Khoa (2010), “ Tình hình mắc bệnh ung thư trên thế giới và ở Việt Nam”,
Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu Bệnh viện Bạch Mai.
9. Nguyễn Bá Đức (2007), “Tổng quan về ung thư cổ tử cung”, số đặc biệt:Virus sinh u
nhú ở người (HPV) mối liên quan với u đường sinh dục, đặc biệt ung thư cổ tử cung,
Tạp chí Y học Việt Nam, tập 330,tr.98-104.
10. Nguyễn Bá Đức, Bùi Diện (2010),”Tình hình mắc ung thư tại Việt Nam năm 2010

qua số liệu của 6 vùng ghi nhận giai đoạn 2004- 2008”, Tạp chí ung thư học Việt Nam,
(1/2010); trang 73- 80.
11. Nguyễn Bá Đức (2010); “Báo cáo sơ bộ kết quả thực hiện dự án Quốc gia về phòng
chống ung thư giai đoạn 2008- 2010”; Tạp chí ung thư học Việt Nam (1/2010), trang
21- 26.
12. Lê Thị Thanh Hà, Vũ Thị Hoàng Lan, Lương Thu Oanh, (2010),” Đặc điểm dịch tễ
học nhiễm HPV của phụ nữ tại hai quận thuộc Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
2010, Dịch tễ và chương trình phòng chống ung thư ”, Tạp chí Ung thư học Việt
Nam,số 1, tr.138-144.
13. Võ Thị Thu Hà, (2014), “Tỷ lệ nhiễm HPV của phụ nữ Thành phố Mỹ Tho, tỉnh
Tiền Giang”, Tạp chí phụ sản, Tập 12, (2), tr.61-64.
14. Nguyễn Trọng Hiếu, Nguyễn Thị Thùy, Phạm Hoàng Anh, Nguyễn Bá Đức,
Rolando Herrero và cộng sự, (2004), “Tần suất nhiễm HPV ở phụ nữ Thành phố Hồ
Chí Minh và Hà Nội”, Hội nghị Khoa học kỹ thuật Bệnh viện Hùng Vương năm 2004,
tr. 36-44.
15. Nguyễn Quốc Huy (2008); “Tiếp cận phòng chống ung thư cổ tử cung theo hướng
dẫn cộng đồng”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, (49); trang 43- 46.
16.Vương Tiến Hòa, (2012) , “Điều trị và theo dõi tổn thương cổ tử cung ”, Một số vấn
đề bệnh lý cổ tử cung, Nhà xuất bản Y học, tr.115-139.

15


17. Trần Văn Hợp,Vũ Văn Du, Lê Trung Thọ, (2015), “Tổn thương tiền ung thư, ung
thư cổ tử cung và yếu tố nguy cơ”, Tạp chí Y học Thực hành, Bộ Y tế, số 11(985), tr. 2
– 6.
18. Kế hoạch hành động Quốc gia dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung giai đoạn
(2016 – 2025).
19. Trần Thị Lợi, Hồ Vân Phúc (2010), ”Tỷ lệ nhiễm Human Papilloma Virur và các
yếu tố liên quan của phụ nữ tử 18 đến 49 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Y học

Thành phố Hồ Chí Minh, tập 14 (phụ bản của số 1), tr. 311-320.
20. Trần Thị Phương Mai (2007), “Các tổn thương nghi ngờ cổ tử cung; các phương
pháp điều trị tổn thương cổ tử cung; ung thư cổ tử cung”, Soi cổ tử cung phát hiện sớm
ung thư cổ tử cung,tr.19-28.
21. Bùi Thị Mộng Nhu, Trần Thị Lợi (2006), “Tầm soát ung thư cổ tử cung ở phụ nữ
quanh tuổi mạn kinh tại TP Hồ Chí Minh”, Hội nghị Khoa học Công nghệ Tuổi trẻ Đại
học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, chuyển đề Y học , Y học Thành phố Hồ Chí
Minh, tập 10, phụ bản của số 1, tr. 224-229.
22. Lâm Đức Tâm, Nguyễn Vũ Quốc Huy, (2013),” Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Human
Papilloma virus và các yếu tố liên quan tổn thương tiền ung thư cổ tử cung ở phụ nữ từ
18- 60 tuổi”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 17(1), tr.213-220.
23. Nguyễn Duy Tài, Trần Ninh Bảo Thi, (2012), ”Xác định tỉ lệ phết tế bào cổ tử cung
bất thường và các yếu tố liên quan ở phụ nữ 18- 60 tuổi”, Y học Thành phố Hồ Chí
Minh, tập 16, phụ bản số 1, tr.151-157
24. Huỳnh Quyết Thắng, Hồ Long Hiển, Võ Văn Kha, Lê Quốc Chánh, (2013),”Kết
quả ghi nhận ung thư tại Cần Thơ 2005-2011”, Tạp chí Ung thư học Việt Nam, 3, tr.5060.
25. Phạm Việt Thanh, (2011), ”Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Human Papilloma virus ở phụ
nữ có phết tế bào cổ tử cung bất thường và các yếu tố liên quan”, Y học Thành phố Hồ
Chí Minh, Chuyên đề Sức khỏe Sinh sản và Bà mẹ - Trẻ em, tập 15(1), tr.158-165.
26. Lê Trung Thọ, Trần Văn Hợp (2009), ”Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm HPV ở cộng đồng
phụ nữ ở Hà Nội, tìm hiểu một số yếu tố liên quan”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh,
13(số 1), tr.185-189.
27. Phạm Thị Thu Trang, Huỳnh Quang Thuận, Phạm Văn Trân, (2012), “Tình hình
nhiễm HPV ở phụ nữ viêm cổ tử cung đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng”,
Tạp chí Y học Thực hành, số 6, (825), tr. 14-16.
28. Đoàn Trọng Trung, Lương Xuân Hiếu, (2010), “Tìm hiểu ảnh hưởng của một số
yếu tố sinh sản tới tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung ở phụ nữ Miền Bắc Việt Nam ”, Tạp
chí y học Thực hành, 745, tr.48-50.
29. Châu Khắc Tú, Nguyễn Vũ Quốc Huy, (2011), Ung thư cổ tử cung từ dự phòng đến


16


can thiệp sớm, Nhà Xuất bản Đại học Huế, Đại học Huế.
30. Trang Trung Trực Bài giảng soi cổ tử cung (2011) Bệnh viện Từ Dũ, trang 5- 9
31. Lê Quang Vinh, (2012), ”Kết quả sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung”, Tạp
chí phụ sản,tập 10, số 2, tr.137-144.
32. Trương Quang Vinh, Cao Ngọc Thành, (2010), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng ở phụ nữ có tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung”, Tạp chí phụ
sản,tập 8, tr.60-68.
33. Trương Quang Vinh, Cao Ngọc Thành, (2010), “Nghiên cứu nhiễm Human
Papilloma virus ở phụ nữ có các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung”, Hội
nghị Khoa học sau Đại học Trường Đại học Y Dược Huế lần thứ IV, Tạp chí Y học
Thực hành, Bộ Y tế, số 718+719; tr.229-239.
34. Nguyễn Vượng (2007), “Virus sinh u nhú ở người (HPV): Mối liên quan với viêm,
u, ung thư, đặc biệt ung thư cổ tử cung”,Số đặc biệt: Virus sinh u nhú ở người (HPV)
mối liên quan với u đường sinh dục, đặc biệt ung thư cổ tử cung, Tạp chí Y học Việt
Nam, Tập 330, tr.1-49.
35. Tài liệu xác định một số type HPV và các yếu tố liên quan các bệnh nhân ung thư
cổ tử cung tại bệnh viện Trung ương (2013-2014).
36. Baseman j.G, Koutsky L.A, (2005), ”The epideminology of Human Papilloma
virus infection”, Journal of Clinical Virology, 32S, pp.s16-s24.
37. Bosch F.X, QiaoY.L, Castellsagué X, (2006), “Chapter 2: The epidemionology of
human papillomavirus infection and its association with cervical cancer”, International
Journal of Gynecology and Obstetrics, 94(1), pp. s8- s21.
38. Bosch F.X, Burchell A.N, Schiffman M, Giuliano A.R, de Sanjose S., Bruni L, et
al, (2008), “Epideminology and Natural History of Human Papilloma virus Infection
and Týp - Specific Implications in Cervical Neoplasia”,Vaccine, 26S, pp.K1-K16
39. Burchell A.N, Winer R.L, De Sanjo S, Franco Eduardo L, (2006), “Chapter 6:
Epidemiology and transmission dymanics of genital HPV infection”, Vaccine,

24S3,pp.S3/52-S53/61.
40. Brenda E. Sirovich (2004), “The Frequency of Pap Smear Screening in the United
States”, j Gen Intern Med, 19, pp. 243- 250.
41. Dartell M.A, Vibeke R, Thomas I, Crispin K, et al., (2014), “ Performance of
visual inspection with acetic acid and human papillovirus testing for detection of high
grade cervical lesions in HIV positive and HIV negative Tanzanian women”, Int.J.
Cancer, 135, pp. 896-904.
42. Huynh M.L.D, Raab S.S, Suba Eric J (2004),”Association between war and
cervical cancer among Vietnamese women”, Int.J. Cancer, 110, pp. 775-777.
43. Pham T.H.A, Nguyen T.H., Herrore R., Vaccarella S, Smith J.S., et al,

17


(2003),”Human Papilloma virus Infection among women in South and North
Vietnam”, Int J. Cancer, 104, pp.213-220.
44. Schiffman M, Wentzensen N, Wacholder S, Kinney W, Gage J. C, Castle
P.E,(2011), “Human Papilloma virus Testing in the Prevention of Cervical Cancer”, J
Natle Cancer Inst, 103,pp.368-383.
45. Sierra- Torres C.H.,Tyring S.K, Au W.W, (2003), “Risk contribution of sexual
behavior and cigarette smoking to cervical cancer”, Int J Gynecol Cancer, 13, pp. 617625.
46. International Agency For ReSearch on Cancer (2010), Cervical Cancer InCidence,
Mortality and Prevalence Worldwide in 2008; http://globocan. Iarc, fr/factsheet. Asp,
15/11/2012.
47. Y.S Ngan Hextan, M.Garland Suzanne, Neerja Bhatla (2011), “Asia Oceannia
Guidelines for the Implementat ion of Programs for Cervical Cancer Prevention and
Control”, journal of Cancer Epidemiology, (2011).
17

Nội dung nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm của đề tài và phương

án thực hiện

(Liệt kê và mô tả chi tiết những nội dung nghiên cứu và triển khai thực nghiệm phù
hợp cần thực hiện để giải quyết vấn đề đặt ra kèm theo các nhu cầu về nhân lực, tài
chính và nguyên vật liệu trong đó chỉ rõ những nội dung mới ,những nội dung kế thừa
kết quả nghiên cứu của các đề tài trước đó; dự kiến những nội dung có tính rủi ro và
giải pháp khắc phục – nếu có).
Nội dung 1: Phỏng vấn phụ nữ ghi nhận tiền căn sản- phụ khoa và các yếu tố liên
quan
- Các số liệu liên quan nghiên cứu được thu thập qua bảng câu hỏi cấu trúc gồm
42 câu hỏi liên quan đến nhân khẩu, xã hội học, tiền sử của vợ hoặc chồng với các yếu
tố liên quan đến nhiễm HPV, bệnh sử, khám phụ khoa của lần khám này.
- Sau khi phỏng vấn bằng thu thập số liệu các đối tượng tham gia nghiên cứu được
khám phụ khoa đồng thời làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Papsmear), tất cả các
trường hợp được khám và cố định bằng cồn 95 0. Mẫu được gửi về đọc kết quả tại
phòng xét nghiệm Trung tâm CSSKSS.
Nội dung 2: Khám lâm sàng xác định các tổn thương cổ tử cung và lấy mẫu bệnh
phẩm
2.1. Các tổn thương cổ tử cung
Các tổn thương cổ tử cung thường là những thương tổn lành tính, trong quá trình
tái tạo của biểu mô lát tầng (xảy ra ở ranh giới vùng chuyển tiếp giữa biểu mô vảy và
biểu mô trụ), có thể có những di chứng bất thường và đôi khi dẫn tới ung thư.
2.2. Các tổn thương lành tính

18


Bệnh lý lành tính cổ tử cung là những tổn thương viêm, lộ tuyến, vùng tái tạo
của lộ tuyến và các khối u lành tính. Nguyên nhân là do nhiễm Gardenella vaginalis,
nấm, Trichomonas vaginalis, Chlamydia trachomatis.

- Tổn thương viêm: Biểu hiện cấp tính, bán cấp tính hoặc mạn tính. Lâm sàng
phụ thuộc nồng độ pH của môi trường âm đạo và nguyên nhân gây bệnh. Viêm cấp tính
có đặc điểm là viêm đỏ, chạm vào đau hoặc chảy máu, biểu mô phù nề, sung huyết…
Đối với viêm mạn tính, biểu hiện là sự xâm nhập vào phía trong lỗ cổ tử cung nhưng
chủ yếu là biểu mô trụ tràn ra bên ngoài lỗ cổ tử cung, phá huỷ phía ngoài của cổ tử
cung do sự huỷ hoại của biểu mô không đều.
- Lộn tuyến cổ tử cung: Là tình trạng các tuyến bị lộn ra mặt ngoài cổ tử cung,
thường gặp ở người đẻ nhiều, sang chấn do thủ thuật, dùng thuốc tránh thai. Khám thấy
vùng đỏ quanh lỗ cổ tử cung và soi thấy hình chùm nho quanh cổ tử cung.
- Lộ tuyến cổ tử cung: Biểu mô trụ cổ trong lan xuống hoặc lộ ra ở phần cổ ngoài,
nơi chỉ có biểu mô lát, chiếm 60% các tổn thương tại cổ tử cung. Chia thành lộ tuyến
bẩm sinh (từ sơ sinh do cường estrogen); lộ tuyến mắc phải (do viêm nhiễm, sang chấn,
thai nghén tăng estrogen). Lâm sàng: ra khi khí hư nhầy, đặc, quánh bám
vào vùng tổn thương cổ tử cung, vệ sinh có thể gây chảy máu, nhìn bằng mắt thường
thấy mất lớp biểu mô vảy nhiều nụ nhỏ, không đều nhau, màu đỏ sậm. Soi cổ tử cung
sau khi bôiacid acetic 3% thấy các tuyến như “chùm nho” và không bắt màu lugol.
Sinh thiết: mất lớp biểu mô lát, chủ yếu tế bàotrụ tiết chất nhầy… nếu viêm nhiễm sẽ
có nhiều bạch cầu đa nhân và lympho bào.
Vùng tái tạo của lộ tuyến: Là vùng lộ tuyến cũ, biểu mô lát cổ ngoài chống lại
sự lan vào biểu mô trụ nhằm để mặt ngoài cổ tử cung trở về bình thường. Sự hồi phục
này diễn ra theo quá trình tái tạo biểu mô lát phát triển lan dần vào vùng tổn thương
cũng như tế bào dự trữ nằm trong lớp biểu mô trụ tại cổ tử cung phát triển. Quá trình
tái tạo xảy ra nhanh chóng, thuận lợi nếu được chống viêm, đốt diệt tuyến, sau đó biểu
mô lát lấn át hoàn toàn biểu mô trụ. Ngược lại, quá trình tái tạo diễn ra chậm với điều
kiện không thuận lợi, biểu mô lát không lấn át được biểu mô trụ nên để lại vùng tái tạo
di chứng lành tính như cửa tuyến, đảo tuyến, nang Naboth.
Cửa tuyến và đảo tuyến: Là các tuyến còn sót lại trong vùng biểu mô lát tiếp
tục chế tiết chất nhầy. Nhiều cửa tuyến kết hợp lại với một số tuyến còn sót lại trong
vùng biểu mô lát mới phục hồi tạo thành đảo tuyến.
- Nang Naboth: Là biểu mô lát che phủ cửa tuyến, nhưng chưa diệt được tuyến ở

dưới nên tuyến vẫn tiếp tục chế tiết chất nhầy tạo thành nang. Các di chứng này đều
lành tính.
- Các tổn thương khác: Đây là những tổn thương ít gặp nhưng cần điều trị như
polype cổ tử cung, u xơ cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung, sùi mào gà.
2.3. Các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung
- Các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung: là bất thường biểu mô vùng chuyển
tiếp, do các rối loạn quá trình tái tạo của cổ tử cung.

19


Tế bào học cổ tử cung: Theo Bethesda năm 2001 chia thành: ASC-US và ASCH, AGUS, LSIL,HSIL.
Mô bệnh học: Có các biểu hiện như
- CIN I : Tế bào bất thường chiếm 1/3 dưới bề dày biểu mô lát.
- CIN II : Tế bào bất thường chiếm 2/3 dưới bề dày biểu mô lát.
- CIN III : Tế bào bất thường, loạn sản nặng , đảo lộn cấu trúc toàn bộ biểu mô
bao gồm cả carcinoma in situ (CLS): Toàn bộ bề dày biểu mô lát có hình ảnh tổn
thương ung thư như bất diển hình về cấu trúc, hình thái cổ tử cung nhưng chưa có sự
phá vỡ màng đáy để xâm lấn vào lớp đệm cổ tử cung.
- Ung thư cổ tử cung: Ung thư cổ tử cung thường gặp ở độ tuổi từ 40- 60 tuổi,
biểu hiện lâm sàng không rõ ràng, thường là ra máu âm đạo bất thường hoặc khí hư lẫn
máu, lẫn mủ hoặc có mùi hôi. Khi đặt mỏ vịt, cổ tử cung có thể thấy dạng sùi, bở, dễ
chảy máu tại vùng chuyển tiếp, chiếm 90- 95% ung thư biểu mô lát và 5-10% trường
hợp ung thư biểu mô tuyến. Giải phẩu bệnh theo WHO gồm u biểu mô (ung thư tế bào
gai, biểu mô tuyến), u trung mô, u trung thận hoặc u di căn, u bạch huyết, melanoma,
carcinoid. Có 2 dạng ung thư: Ung thư tại chỗ là ung thư có sự hiện diện của tế bào
không biệt hoá, mất sự Phân cực và dị dạng ở toàn bộ bề dầy của biểu mô nhưng màng
đáy còn nguyên vẹn, tổ chức bên dưới chưa bị phá huỷ hoặc ung thư xâm lấn là ung thư
khi có sự xâm lấn của tế bào ung thư qua lớp màng đáy, tổ chức mô đệm bên dưới đã bị
xâm lấn vào.

- Human Papilloma virus và tổn thương cổ tử cung:
Các týp Human Papilloma virus: Liên quan giữa HPV và ung thư cổ tử cung được
đề cập đến vào những năm 70. Hiện chia 2 nhóm: Nhóm nguy cơ thấp:
6,11,13,34,40,42,43,44,57,61,71,81….gây tổn thương mụn cóc bộ phận sinh dục ngoài,
ở bàn tay, gan bàn chân, sang thương u nhú đường hô hấp và bệnh lý khác. Nhóm nguy
cơ cao gồm 50 týp HPV: 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 68, 59,
66,68,70…Trong đó HPV 16,18 chiếm 70% ung thư cổ tử cung.
Nội dung 3: Xét nghiệm tế bào học cổ tử cung (Papsmear), xác định tỷ lệ phết tế bào
cổ tử cung bất thường ở phụ nữ từ 25- 65 tuổi đã lập gia đình tại Trà Vinh.
3.1. Dụng cụ, hóa chất sử dụng để làm phết tế bào cổ tử cung
- Tấm lam có dán nhản tên tuổi và số mả hóa của bệnh nhân.
- Dụng cụ hóa chất làm Spapsmear: Mỏ vịt, pince dài, que gỗ (Spatule d ’Ayre),
tâm bông hoặc bàn chải lông tế bào (dung cho trường hợp mạn kinh) để lấy bệnh
phẩm; dung dịch cồn 950 để cố định tiêu bản; nước muối sinh lý 0,9%; kính hiển vi
quang học.
- Phương pháp nhuộm Papanicolaou: Thực hiện nhuộm Papanicolaou: Thuốc
Haris Haematoxylin, dung dịch được chuẩn bị sẳn và lam phết mỏng được định hình
bằng dung dịch cồn rồi lần lượt nhúng vào dung dịch theo các bước sau:

20


1. Cồn 700

1 phút

2. Cồn 500

1 phút


3. Rửa nước

1 phút

4. Haris Haematoxylin

2 phút

5. Rửa nước chảy

1 phút

6. Acid Alool 0,5%

6 giây

7. Ngâm nước

3 phút

8. Cồn 950

1 phút

9. Cồn 950

1 phút

10. OG6


1 phút 30 giây

11. Cồn 950

1 phút

12. Cồn 950

1 phút

13. EA50

3 phút

14. Cồn 950

1 phút

15. Cồn 1000

1 phút

16. Cồn 1000

1 phút

17. Xylen
18. Xylen
19. xylen
+ Sau khi kết thúc quá trình nhuộm tiêu bản, chúng tôi gắn lên tiêu bản một lá

kính để giữ cho các tế bào được cố định không bị thay đổi hình thái, màu sắc và tiêu
bản được lưu trữ lâu hơn, có thể di chuyển dễ dàng hơn.
+ Kết quả tế bào được đọc theo danh pháp Bethesda 2001
3.2. Xét nghiệm tế bào cổ tử cung
Tế bào cổ tử cung: Tất cả các phụ nữ đều được làm tế bào cổ tử cung trong thời
gian nghiên cứu với phương pháp lấy mẫu là: Mỗi phụ nữ được lấy bằng đầu ngắn của
que Ayre tựa cổ ngoài cổ tử cung quay 360 0, có thể xoay hơn 1 vòng-phết mặt que với
chiều dọc của lam. Cổ trong làm tương tự với đầu dài của que Ayre. Sau đó cố định
ngay vào dung dịch cồn 950.
Kết quả của Papsmear đọc theo hệ thống Bethesda gồm:
- Tế bào biểu mô bình thường: Không có tổn thương biểu mô hoặc ác tính.
- Tế bào biểu mô biến đổi do viêm nhiễm:

21


+ Tác nhân viêm nhiễm Trichomonas vaginalis; Bacterial vaginosis, nấm, vi
khuẩn phù hợp với hình thái các chủng Actinomyces, biến đổi tế bào kết hợp với
nhiễm Herpes simplex virus.
+ Các kết quả không phải tân sinh khác, các biến đổi tế bào dạng phản ứng kết
hợp với viêm, tia xạ, dụng cụ tử cung, sự hiện diện của tế bào tuyến sau cắt tử cung
hoặc thiểu dưỡng, tế bào nội mạc.
- Các bất thường tế bào biểu mô:
+ Tế bào lát: Tế bào biểu mô lát không điển hình: Có ý nghĩa không xác định
(ASC-US). Chưa loại trừ HSIL (ASC-H)
Tổn thương trong biểu mô lát mức độ thấp (LSIL) bao gồm HPV, loạn sản nhẹ
CIN I
Tổn thương trong biểu mô lát mức độ cao (HSIL) gồm CIN II, CIN III, CIS.
Ung thư biểu mô lát
+ Tế bào tuyến: Tế bào tuyến không điển hình (AGUS): Ống tuyến cổ tử cung,

nội mạc tử cung, mô tuyến
Tế bào tuyến không điển hình: Ống cổ tử cung hoặc mô tuyến có khả năng tăng
sinh
Ung thư biểu mô tuyến ống cổ tử cung tại chỗ (AIS): ung thư biểu mô tuyến, ống
cổ tử cung, nguồn gốc ngoài tử cung
- Các khối u tân sinh khác.
Các hình ảnh cổ tử cung:

22


.

Hình 1. Hình ảnh ung thư cổ tử cung dạng sùi
Dạng sùi, thường gặp nhất, mọc từ cổ tử cung ngoài,
sùi lên thành một khối như bông cải to rộng, bở, dễ
chảy máu. Đôi khi dạng này phát xuất từ trong kênh
cổ tử cung làm căng to cổ tử cung và kênh cổ tử cung,
biến cổ tử cung thành dạng bầu dài căng như thùng
rượu.

Hình 2. Hình ảnh ung thư cổ tử
cung loét
Dạng loét, làm mất cổ tử cung và
phần trên của âm đạo tạo thành một
hố sâu lõm.

Nội dung 4: Xác định các yếu tố liên quan của phụ nữ khi có kết quả xét nghiệm tế
bào cổ tử cung bất thường.
4.1. Các yếu tố nguy cơ ung thư cổ tử cung

Những yếu tố liên quan đến hành vi tình dục: Tình dục không an toàn là một
trong những yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung, không sử dụng bao cao su trong
khi quan hệ tình dục sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm HPV và từ đó sẽ phát triển thành ung
thư cổ tử cung. Nhiều nghiên cứu dịch tễ học của ung thư cổ tử cung cho thấy tần suất
bệnh tăng cao ở phụ nữ quan hệ tình dục với nhiều đối tượng có nhiều bạn tình, có bạn
tình mà trước đó đã quan hệ tình dục với người mắc ung thư cổ tử cung.
- Tuổi giao hợp lần đầu của người phụ nữ
Đây là yếu tố làm tăng nguy cơ gây ung thư cổ tử cung và nhiễm HPV. Các
nghiên cứu phụ nữ quan hệ tình dục sớm và nhiều người rất dễ nhiễm HPV, virus có
thể lây qua đường tình dục. Theo nghiên cứu của Lê Thị Thanh Hà: Phụ nữ quan hệ

23


tình dục trước 18 tuổi nguy cơ nhiễm HPV cao gấp 3 lần so với quan hệ tình dục sau
18 tuổi (OR: 2,91; 95% CI 1,5- 5,66). Nhận định của Bosch F.X Burchell A. cho thấy
phụ nữ phương tây có xu hướng quan hệ tình dục sớm, tập trung ở độ tuổi 15- 19, nên
tăng tỷ lệ nhiễm HPV và cần phòng ngừa nhiễm HPV bằng vaccine.
- Phụ nữ lập gia đình nhiều lần hoặc có số bạn tình nhiều
Là một trong các yếu tố nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, phụ nữ có nhiều bạn
tình làm tăng nguy cơ nhiễm HPV và tổn thương ung thư cổ tử cung. Kết quả Lê Trung
Thọ: Phụ nữ có nhiều bạn tình, nguy cơ nhiễm HPV tăng 10 lần so có 1 bạn tình. Lê Thị
Thanh Hà có tỷ lệ nhiễm HPV cao gấp 3 lần so với có 1 bạn tình (OR 2,85). Theo kết
quả của Lâm Đức Tâm phụ nữ có chồng có nhiều bạn tình nguy cơ nhiễm HPV tăng 24
lần. Nghiên cứu Đoàn Trọng Trung cho thấy số bạn tình trên 2 người sẽ tăng 3 lần so
với 1 bạn tình. Tương tự, Võ Thị Thu Hà ghi nhận chồng có nhiều bạn tình, nguy cơ
nhiễm HPV tăng 3,07 lần. Nếu phụ nữ có số bạn tình trên 4 người, ung thư CTC tăng
từ 2- 8 lần so với chỉ có quan hệ tình dục với 1 người. Nghiên cứu của Huynh M.L.D,
Raab S.S: Phụ nữ miền Nam tăng nguy cơ ung thư hơn người ở miền Bắc do phụ nữ
miền Nam trong chiến tranh có quan hệ với nhiều người. Đối với gái mại dâm, là đối

tượng có quan hệ tình dục với nhiều người, nguy cơ nhiễm HPV rất cao,
- Những yếu tố về kinh tế và xã hội: Có vai trò quan trọng trong xuất hiện các
tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung. Trình độ văn hóa thấp, ý thức vệ sinh cá
nhân kém làm tăng nguy cơ viêm nhiễm sinh dục, một yếu tố khởi nguồn cho những
tổn thương dị sản, loạn sản. Mức sống thấp đã làm giảm khả năng tiếp cận dịch vụ
chăm sóc sức khỏe sinh sản, phụ nữ không đi khám, theo dõi và sàng lọc ung thư cổ tử
cung kịp thời,… Do đó không phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung
làm tăng tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư cổ tử cung.
- Tình trạng vệ sinh sinh dục kém: Viêm sinh dục kéo dài được xem là yếu tố
nguy cơ bị tổn thương cổ tử cung cao. Tình trạng viêm nhiễm cổ tử cung, âm đạo kéo
dài tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung, là do yếu tố lây nhiễm còn tồn tại trong âm đạo,
cổ tử cung, tạo điều kiện thuận lợi cho tân sinh trong biểu mô cổ tử cung. Tỷ lệ nhiễm
HPV tăng lên khi phụ nữ có viêm cổ tử cung (trên 35%) nên tình trạng viêm sinh dục
tăng dần về mức độ tổn thương sẽ góp phần làm gia tăng nguy cơ tiền ung thư và ung
thư cổ tử cung.
- Sử dụng các phương pháp tránh thai
Sử dụng dụng cụ tử cung: Là yếu tố có thể ảnh hưởng đến tổn thương tiền ung
thư, ung thư cổ tử cung. Kết quả của Cao Minh Chu ghi nhận phụ nữ sử dụng dụng cụ
tử cung có tỷ lệ nhiễm HPV cao hơn so với chưa từng đặt dụng cụ tử cung, nhưng
nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hiếu có kết quả ngược lại, tỷ lệ nhiễm HPV thấp hơn ở
nhóm đặt dụng cụ tử cung không có dây vòng. Theo Đoàn Trọng Trung: Dụng cụ tử
cung và các phương pháp ngừa thai khác chưa ghi nhận được nguy cơ gây tổn thương
tiền ung thư, ung thư cổ tử cung, nhưng phân tích tổng qua từ các nghiên cứu khác,
Burchell A.N cho rằng phụ nữ có tổn thương cổ tử cungkhông nên loại trừ yếu tố này.

24


×