Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Xử lý hồ sơ trong công tác bồi thường hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án khu công nghiệp đô thị dịch vụ VSip quảng ngãi tại huyện sơn tịnh, tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.92 MB, 197 trang )

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

CSDLĐĐ

Cơ sở dữ liệu đất đai

2

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

3

ĐKĐĐ

Đăng ký đất đai

4

GCN

Giấy chứng nhận



5

GPMB

Giải phóng mặt bằng

6

MTTQVN

Mặt trận tổ quốc Việt Nam

7

NSNN

Ngân sách nhà nước

8

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

9

SDĐ

Sử dụng đất


10

THĐ

Thu hồi đất

11

UBND

Ủy Ban Nhân Dân


DANH MỤC HÌNH, BẢNG
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ vị trí huyện Sơn Tịnh .............................................................. 17
Hình 2.2: Bản đồ vị trí dự án............................................................................... 18
Hình 2.3: Quy trình thực hiện tại dự án .............................................................. 21
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các đối tượng bị thu hồi đất ............................................... 20
Bảng 2.2: Tổng hợp các đối tượng bị thu hồi đất có tài sản gắn liến với đất...... 20
Bảng 2.3: Tổng hợp các đối tượng bị thu hồi đất được nhận hỗ trợ ................... 21
Bảng 2.4: Bảng tính giá đất cụ thể tại dự án ....................................................... 27
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp các số liệu kiểm kê, đơn giá và số tiền bồi thưởng về
đất của hộ bà Phạm Thị Bính .............................................................................. 30
Bảng 2.6: Bảng số liệu kiểm kê, đơn giá và số tiền bồi thường về tài sản của hộ
bà Phạm Thị Bính ................................................................................................ 30
Bảng 2.7: Bảng tổng hợp các số liệu kiểm kê, đơn giá và số tiền bồi thưởng về
đất của hộ bà Nguyễn Thị Huệ ............................................................................ 41

Bảng 2.8: Bảng số liệu kiểm kê, đơn giá và số tiền bồi thường về tài sản của hộ
bà Nguyễn Thị Huệ ............................................................................................. 35
Bảng 2.9: Bảng số liệu kiểm kê, đơn giá và số tiền hỗ trợ cho bà Nguyễn Thị
Huệ ...................................................................................................................... 36
Bảng 2.10: Bảng kiểm kê, đơn giá và số tiền hỗ trợ cho bà Phạm Thị Bính. ..... 36
Bảng 2.11: Bảng số liệu kiểm kê, đơn giá và số tiền bồi thường về tài sản của hộ
ông Nguyễn Văn Hơn.......................................................................................... 40
Bảng 2.12: Bảng số liệu kiểm kê, đơn giá và số tiền hỗ trợ cho ông Nguyễn Văn
Hơn ...................................................................................................................... 40
Bảng 2.13: Kết quả bồi thường về đất tính đến ngày 31/03/2017 ...................... 41
Bảng 2.14: Kết quả bồi thường về tài sản gắn liền với đất tính đến ngày
31/03/2017 ........................................................................................................... 42
Bảng 2.15: Kết quả hỗ trợ tính đến ngày 31/03/2017 ......................................... 43


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến giải quyết công tác bồi thường và hỗ trợ
khi nhà nước thu hồi đất ........................................................................................ 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu .............................................................. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4
6. Ý nghĩa của nghiên cứu..................................................................................... 4
7. Kết cấu của luận văn ....................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA BỒI THƯỜNG VÀ
HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ................................................... 6
1.1. Cơ sở lý luận của bồi thường và hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất.................. 6
1.1.1. Các khái niệm chung ................................................................................... 6
1.1.2. Vị trí và vai trò của công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ khi thu hồi

đất trong hệ thống quản lý nhà nước về đất đai .................................................... 7
1.1.3. Lược sử công tác bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất từ Luật
Đất đai 2003 đến nay............................................................................................. 9
1.2. Căn cứ pháp lý của bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất theo Pháp
Luật Đất đai hiện hành ........................................................................................ 10
1.2.1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về đất và tài sản gắn liền với đất ........... 10
1.2.2. Điều kiện bồi thường thiệt hại về đất và tài sản gắn liền với đất.............. 11
1.2.3. Hỗ trợ khi thu hồi đất ................................................................................ 12
1.2.4. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu
hồi đất .................................................................................................................. 12
1.3. Trình tự và thủ tục hành chính xử lý hồ sơ trong công tác bồi thường và hỗ
trợ khi Nhà nước thu hồi đất ............................................................................... 14
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG VÀ HỖ TRỢ
KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN KHU CÔNG
NGHIỆP -ĐÔ THỊ - DỊCH VỤ VSIP QUẢNG NGÃI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN SƠN TỊNH TỈNH QUẢNG NGÃI ................................................... 17
2.1. Tổng quan về dự án ...................................................................................... 17
2.1.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu.................................................................... 17
2.1.2. Khái quát về dự án .................................................................................... 18
2.2. Quy trình thực hiện bồi thường và hỗ trợ tại dự án ..................................... 21


2.3. Công tác phân loại và xử lý cụ thể hồ sơ giải quyết bồi thường và hỗ trợ .. 23
2.3.1. Phân loại hồ sơ .......................................................................................... 23
2.3.2. Xử lý hồ sơ bồi thường và hỗ trợ .............................................................. 25
2.4. Kết quả giải quyết công tác bồi thường và hỗ trợ ........................................ 41
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XỬ LÝ HỒ SƠ BỒI
THƯỜNG VÀ HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI THỰC HIỆN DỰ
ÁN KHU CÔNG NGHIỆP - ĐÔ THỊ - DỊCH VỤ VSIP QUẢNG NGÃI TẠI
ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI ................................ 45

3.1. Giải pháp chung ........................................................................................... 45
3.1.1. Giải pháp đối với cơ quan nhà nước: ........................................................ 45
3.1.2. Giải pháp đối với các nhà đầu tư dự án..................................................... 48
3.1.3. Giải pháp đối với người dân...................................................................... 49
3.2. Giải pháp cụ thể............................................................................................ 49
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác xử lý hồ sơ bồi thường, hỗ trợ về đất và tài
sản gắn liền với đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .......................... 49
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác xử lý hồ sơ bồi thường, hỗ trợ về đất và tài
sản gắn liền với đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ...................... 50
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác xử lý hồ sơ bồi thường, hỗ trợ về tài sản
gắn liền với đất: ................................................................................................... 51
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 55


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, là thành phần cơ bản
của môi trường sinh thái, là tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông lâm nghiệp, là
cơ sở không gian bố trí lực lượng sản xuất, là địa bàn phân bố dân cư và phát
triển đô thị. Đất đai là nhân tố không thể thiếu cho sự tồn tại của dân tộc và phát
triển kinh tế xã hội của quốc gia. Đất đai là tài sản quốc gia có giá trị lớn, có vị
trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống của từng hộ gia đình, cá nhân, là tư liệu
sản xuất đặc biệt và là điều kiện tối thiểu đảm bảo cho quá trình tái sản xuất giúp
xã hội không ngừng phát triển.
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội là sự gia tăng nhu cầu sử dụng đất
của tất cả các mục đích và lĩnh vực. Tuy nhiên, quỹ đất đai bị hạn chế và nhiều
khi bị hạn chế khả năng sử dụng do sạt lở, xói mòn, rửa trôi, ô nhiễm… Do đó,
để có thể cân đối và đáp ứng nhu cầu cho tất cả các ngành, các lĩnh vực là công
việc cần thiết nhưng vô cùng khó khăn. Hay nói cách khác, để quỹ đất đai của

quốc gia được đưa vào khai thác có hiệu quả, tiết kiệm và an toàn mà vẫn đáp
ứng được nhu cầu của tất cả các ngành, các lĩnh vực là công việc không đơn
giản.
Để làm được điều đó, nhà nước đề ra nhiều chính sách, biện pháp, từ quy
hoạch - kế hoạch sử dụng đất; xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
xã hội; đánh giá, chọn lựa đối tượng sử dụng có hiệu quả để giao hoặc cho thuê
đất; kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất sau khi đã giao/cho thuê; đảm bảo quyền
của người sử dụng đất để họ yên tâm đầu tư, khai thác đất… Trong quá trình đó,
nhiều khi nhà nước buộc phải chấm dứt việc sử dụng đất trước thời hạn của
những người sử dụng đất vào một mục đích được giao để phục vụ cho mục đích
sử dụng đất khác hiệu quả hơn. Quyết định hành chính thu hồi đất gây thiệt hại
đến quyền và lợi ích của người sử dụng đất hiện tại. Do vậy, Nhà nước có chính
sách bồi thường và hỗ trợ cho người sử dụng đất khi bị nhà nước thu hồi đất.
Tuy nhiên, người sử dụng đất có được đất đai theo nhiều cách khác nhau;
khác nhau về hình thức sử dụng đất (giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao
đất có thu tiền sử dụng đất, thuê đất trả tiền thuê hàng năm, thuê đất trả tiền thuê
một lần), khác nhau về thực hiện nghĩa vụ tài chính (có người được miễn, có
người được giảm và có người không được miễn/giảm tiền sử dụng đất/tiền thuê
đất), khác nhau về nguồn gốc đất đai (do khai hoang, thừa kế, chuyển nhượng,
lấn chiếm,...); cho nên quyền lợi của các người sử dụng đất cũng không giống
nhau. Từ đó, chính sách bồi thường, hỗ trợ cho từng đối tượng sẽ khác nhau.
Hơn nữa, khi thu hồi đất, ngoài bồi thường về đất, nhà nước còn phải xem xét
bồi thường tài sản gắn liền với đất bị thiệt hại.
Để công tác thu hồi đất được thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo quyền lợi
của người sử dụng đất bị thu hồi đất, tránh trường hợp khiếu nại, khiếu kiện
đông người, vừa gây mất trật tự xã hội mà còn kéo dài thời gian ảnh hưởng đến
tiến độ thực hiện dự án thì công tác phân loại, xử lý hồ sơ giải quyết bồi thường
phải thực hiện nghiêm túc.
1



Trong những năm gần đây, việc xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công
nghiệp, khu đô thị mới đã phát triển nhanh đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước với mục tiêu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại. Cùng với đó, việc bồi thường đất đai, hỗ trợ và
tái định cư là hiện tượng mà Nhà nước phải đối mặt như một quy luật tất yếu và
phổ biến. Đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm, phức tạp tác động tới mọi mặt
đời sống kinh tế - chính trị - xã hội.
Nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa góp phần chuyển
dịch nhanh cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và tăng thu
ngân sách hàng năm, hình thành một diện mạo mới khang trang, hiện đại cho
huyện Sơn Tịnh nói riêng và tỉnh Quảng Ngãi nói chung. Dự án Khu công
nghiệp - Đô thị - Dịch vụ VSip Quảng Ngãi nằm ở phía Bắc huyện Sơn Tịnh,
thuộc địa giới hành chính xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
Khu công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ VSip Quảng Ngãi được xây dựng với mục
tiêu là một Khu công nghiệp kết hợp với dịch vụ hỗn hợp. Đó là trọng tâm phát
triển các loại hình công nghiệp nhẹ và sạch: chế biến thức ăn, sản xuất hàng tiêu
dùng, điện tử, lắp ráp ô tô, vật liệu xây dựng và các ngành công nghiệp phụ trợ
khác.
Chính sách đất đai đã có những quy định về quy trình, nguyên tắc, điều
kiện bồi thường. Nhưng thực tế, nguồn gốc sử dụng đất rất phức tạp nên khi
thực hiện bồi thường cần xác định căn cứ pháp lý của bồi thường, đối tượng
được bồi thường và hỗ trợ, mức bồi thường thiệt hại về đất. Có thể nói, xử lý hồ
sơ bồi thường và hỗ trợ là công việc quyết định đến tiến độ thu hồi đất. Chính vì
vậy, việc thực hiện đề tài: “Xử lý hồ sơ trong công tác bồi thường hỗ trợ khi
nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án Khu công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ
VSip Quảng Ngãi tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi” là thực sự cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến giải quyết công tác bồi thường và hỗ
trợ khi nhà nước thu hồi đất
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là một nội dung quan trọng của hoạt
động quản lý Nhà nước về đất đai khi thu hồi đất, được thực hiện bởi cơ quan

Nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất
trong tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đất nước. Việc nghiên cứu các công
trình liên quan mật thiết đến đề tài luận văn có ý nghĩa quan trọng. Nó là tiền đề
cho quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Thực tế có rất nhiều đề tài nghiên cứu
liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất:
- Đề tài thứ nhất: “Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn quận Thanh
Xuân thành phố Hà Nội” luận văn tốt nghiệp Đại Học năm 2015, Nguyễn Minh
Đức , trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Đề tài đã nêu rõ tình hình thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ cho
người dân khi bị thu hồi đất cũng như việc xác định các đối tượng nào được
hưởng các hỗ trợ khác theo quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó đã thấy rõ
những điểm tồn tại trong quá trình thực hiện gặp phải những ý kiến trái chiều.
2


- Đề tài thứ hai: “Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ của
một số dự án trên địa bàn TP. Tuyên Quang - Tỉnh Tuyên Quang” luận văn tốt
nghiệp Đại Học năm 2015, Trần Đức Tú , trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội.
Đề tài chủ yếu nghiên cứu, trình bày trình tự, thủ tục bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất mà chưa đề cập đến vấn đề của đề tài đang nghiên cứu đó chính
là phân loại hồ sơ và công tác xử lý hồ sơ bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
- Đề tài thứ ba: “Nghiên cứu tác động của việc thực hiện chính sách bồi
thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi Nhà
nước thu hồi đất của một số dự án trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên”
luận văn thạc sĩ năm 2008, Trần Thị Hợi.
Đề tài chỉ nêu trọng tâm vào tình hình đời sống trước và sau khi Nhà
nước thu hồi đất, các chính sách bồi thường tác động đến người dân. Chưa đưa
ra các giải pháp cụ thể đối với từng vấn đề, đối với hoàn cảnh cụ thể của địa

phương.
Qua những đề tài nghiên cứu trên, ta có thể thấy được chủ yếu nghiên cứu
về trình tự, thủ tục, quy trình bồi thường, những khía cạnh khác nhau tại các địa
phương; đánh giá những vấn đề, những vướng mắc trong công tác bồi thường;
đưa ra những đề xuất, giải pháp giúp giải quyết những vấn đề bất cập tồn tại
trong công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên, vẫn chưa
đi sâu vào nghiên cứu việc xử lý hồ sơ trong công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà
nước thu hồi đất.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu
- Mục tiêu:
Tìm hiểu về cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn về chính sách bồi thường, hỗ
trợ khi nhà nước thu hồi đất;
Tổng hợp và phân loại hồ sơ bồi thường và hỗ trợ; xác định được căn cứ
pháp lý, đối tượng, các hình thức, mức bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi
đất để thực hiện các dự án theo quy định của pháp Luật Đất đai hiện hành;
Đánh giá mặt tích cực, hiệu quả và những khó khăn, tồn tại trong công tác
bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất;
Đưa ra những kiến nghị giải pháp giải quyết những khó khăn, tồn tại, bất
cập trong công tác bồi thường, hỗ trợ.
- Nhiệm vụ:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý của công tác bồi thường và hỗ trợ
khi Nhà nước thu hồi đất.
Phân tích thực trạng xử lý hồ sơ bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu
hồi đất tại địa bàn huyện Sơn Tịnh thực hiện dự án.
Đề xuất giải pháp xử lý hồ sơ trong công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà
nước thu hồi đất tại địa bàn huyện Sơn Tịnh thực hiện dự án khu công nghiệp 3


đô thị - dịch vụ VSip Quảng Ngãi.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:
Quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Thẩm quyền của đơn vị quản lý nhà nước về đất đai.
Nguyên tắc, quy trình và phương pháp thực hiện bồi thường và hỗ trợ khi
Nhà nước thu hồi đất.
Trình tự thủ tục xử lý hồ sơ bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi
đất.
- Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu về xử lý hồ sơ trong công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước
thu hồi đất tại dự án Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ VSip Quảng Ngãi từ
năm 2015 đến năm 2017.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê: Thông qua việc điều tra, thống kê những tài liệu,
số liệu thu thập được những số liệu về đề tài nghiên cứu sau đó dùng phương
pháp thống kê tập hợp các số liệu để có cái nhìn tổng quát về tình hình và thực
trạng xử lý hồ sơ bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Sơn
Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
Phương pháp so sánh: Thực hiện so sánh những số liệu đã thống kê được,
làm cơ sở để thực hiện phân tích chính xác gồm: so sánh về việc trường hợp nào
được bồi thường về đất hay không được bồi thường về đất; trường hợp nào được
bồi thường về tài sản hay trường hợp nào không được bồi thường về tài sản;
trường hợp nào được bồi thường cả về đất lẫn tài sản hay ngược lại.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích, tổng hợp các hồ sơ bồi
thường, hỗ trợ thực tế. Từ đó thấy được ưu, nhược điểm của quá trình phân loại,
xử lý hồ sơ trong công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện
dự án đầu tư có cái nhìn tổng quát nhất về tình hình và thực trạng công tác bồi
thường, hỗ trợ tại khu vực thu hồi đất để thực hiện dự án Khu công nghiệp - đô
thị - dịch vụ VSip Quảng Ngãi tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
6. Ý nghĩa của nghiên cứu
Làm rõ được các trường hợp vướng mắc trong việc xử lý hồ sơ bồi

thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Vận dụng các quy định pháp Luật
Đất đai hiện hành đề xuất được các giải pháp xử lý hồ sơ bồi thường và hỗ trợ
nhằm đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất, đảm bảo được quyền lợi của người sử dụng
đất hiện tại cũng như quyền lợi của nhà đầu tư thực hiện dự án.
7. Kết cấu của luận văn
Nội dung của Luận văn trình bày 56 trang với kết cấu như sau:
4


Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của bồi thường và hỗ trợ khi Nhà
nước thu hồi đất.
Chương 2: Thực trạng công tác bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi
đất tại địa bàn huyện Sơn Tịnh thực hiện dự án Khu công nghiệp - đô thị - dịch
vụ VSip Quảng Ngãi.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác xử lý hồ sơ bồi thường và hỗ trợ
khi Nhà nước thu hồi đất tại địa bàn huyện Sơn Tịnh thực hiện dự án Khu công
nghiệp - đô thị - dịch vụ VSip Quảng Ngãi.
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo.

5


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA BỒI THƯỜNG VÀ HỖ TRỢ KHI
NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
1.1. Cơ sở lý luận của bồi thường và hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất
1.1.1. Các khái niệm chung
Nhà nước được hình thành đồng thời Luật Đất đai đã được lập ra phục vụ

cho công tác quản lý đất đai hiệu quả. Qua mỗi thời kỳ phát triển đất nước, quản
lý đất đai cũng gặp nhiều vướng mắc bất cập do việc áp dụng Luật chưa chính
xác, các điều luật ban hành chưa phù hợp. Vì vậy để đảm bảo cho sự nghiệp
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước diễn ra thuận lợi, Nhà nước ta đã tiến
hành chỉnh sửa, bổ sung các điều luật phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất
đai đạt hiệu quả. Cụ thể , Luật Đất đai đã qua 3 lần chỉnh sửa: Luật Đất đai 2003
có hiệu lực ngày 01/07/2004, Luật Đất đai 2013 có hiệu lực ngày 01/07/2014.
Công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất là một bộ phận quan trọng
nằm trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Chính vì thế để các đối tượng sử dụng đất có thể hiểu rõ và vận dụng,
Luật Đất đai 2013 đã đưa ra các khái niệm cụ thể về bồi thường, hỗ trợ khi nhà
nước thu hồi đất như sau:
Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối
với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất (khoản 12 Điều 3 Luật Đất đai
năm 2013).
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có
đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển (khoản 14 Điều 3 Luật
Đất đai 2013).
Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng
đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người
sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai (khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013).
Ngoài ra khi sử dụng đất, các đối tượng sử dụng đất phải đảm bảo thực hiện đầy
đủ quyền và nghĩa vụ của mình. Khi Nhà nước thu hồi đất quyền của người sử
dụng đất là được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất; hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên
đất, được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện
về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành
vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. Bên cạnh đó nghĩa vụ chung của người sử
dụng đất là phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng
thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc về đất và tài sản gắn liền với đất để lập

phương án bồi thường, người bị thu hồi đất chủ động thực hiện việc di dời giải
tỏa trả lại đất bị thu hồi cho nhà nước theo đúng thời gian quy định.
Từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành, thẩm quyền thu hồi đất
cũng có một số thay đổi so với trước đây. Cụ thể, theo điều 66 Luật Đất đai
2013 quy định:
6


Thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh: UBND cấp tỉnh quyết định
thu hồi đất trong các trường hợp: Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại
giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp thu hồi đất của
người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Ngoài ra UBND tỉnh còn ra quyết định thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ
đất công ích của xã, phường, thị trấn.
Bên cạnh đó UBND có thẩm quyền duyệt phương án xác định hệ số điều
chỉnh giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ về đất của dự án.
Thẩm quyền của UBND cấp huyện: UBND cấp huyện quyết định thu hồi
đất trong trường hợp thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
và thu hồi đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt
Nam.
Ngoài ra chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền quyết định thành lập
Ban thực hiện cưỡng chế, sau khi người có đất bị thu hồi không bàn giao đất và
có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 71 Luật Đất đai 2013.
Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng bị thu hồi đất thuộc
thẩm quyền của UBND 2 cấp thì UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy
quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất.
1.1.2. Vị trí và vai trò của công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ khi thu
hồi đất trong hệ thống quản lý nhà nước về đất đai
Mỗi công tác trong hệ thống quản lý nhà nước về đất đai đều có vai trò vị

trí nhất định tạo nên tính quan trọng của hệ thống này do đó hệ thống quản lý
nhà nước về đất đai là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong hệ thống
quản lý nhà nước.
Vị trí và vai trò của thu hồi đất:
Trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta hiện nay, thu
hồi đất là một trong những công việc quan trọng cần phải làm, có ảnh hưởng
trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, của chủ đầu tư và người bị thu hồi đất.
Khi đất bị thu hồi, đời sống của người dân có nhiều thay đổi. Đầu tiên là
mất đất, mất nguồn thu và hầu hết phải chuyển sang nghề khác hoặc chuyển đến
nơi khác làm ăn sinh sống. Tuy nhiên, việc thu hồi đất cũng đem lại những cơ
hội mới cho người dân để sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc
sống,… Ngoài ra, việc thu hồi đất còn có tác dụng bảo vệ quyền sở hữu toàn dân
đối với đất đai vì nó sẽ làm chấm dứt hành vi xâm hại đất đai của những chủ thể
vi phạm pháp Luật Đất đai.
Đối với Nhà nước, thu hồi đất đóng vai trò quan trọng của quá trình điều
phối đất đai, hỗ trợ cho Nhà nước để thực hiện quá trình “luân chuyển” đất đai
từ chủ thể này sang chủ thể khác, từ mục đích này sang mục đích khác. Vừa là
một hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước, là công cụ hữu hiệu bảo vệ quyền
sở hữu nhà nước đối với đất đai. Thu hồi đất đảm bảo cho mọi diện tích đất đai
7


được sử dụng hợp pháp đúng mục đích, đạt hiểu quả cao khắc phục tình trạng tùy
tiện trong quản ý sử dụng đất đai. Đáp ứng nhu cầu sử dụng đất phục vụ lợi ích quốc
gia. Vì vậy, công tác thu hồi đất giữ vị trí quan trọng trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Vị trí và vai trò của bồi thường khi nhà nước thu hồi đất
Khi Nhà nước thu hồi đất sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân
cả tinh thần lẫn vật chất. Thu hồi đất làm cho người dân mất đất, mất tư liệu sản
xuất, có thể mất cả chỗ ở và sẽ gặp phải những khó khăn trong thời gian dài.

Thực hiện tốt công tác bồi thường là thực hiện tốt chính sách an dân để
phát triển kinh tế, ổn định về chính trị - xã hội; tạo điều kiện thuận lợi cho việc
triển khai các dự án đầu tư. Giúp cho người bị thu hồi đất có thể tái lập, ổn định
cuộc sống mới do những thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất do việc thu hồi đất
gây ra. Không có chỗ ở ổn định thì con người sẽ không có điều kiện tốt nhất cho
việc học tập, lao động. Vì vậy, vai trò của việc thu hồi đất là trả cho người có đất
bị thu hồi và các chủ thể bị thiệt hại trong quá trình thu hồi đất những thiệt hại
về quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu đối với tài sản gắn liền với đất và
những thiệt hại khác do việc thu hồi đất gây ra.
Vị trí và vai trò của hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất
Các chính sách hỗ trợ nhằm ổn định cuộc sống, ổn định sản xuất và tạo
công ăn việc làm cho người bị thu hồi đất, giúp người dân giảm bớt khó khăn
sớm ổn định cuộc sống; giải quyết hài hòa giữa việc bảo vệ các quyền và lợi ích
hợp pháp của Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất; tạo tâm lý đồng
thuận, chấp hành nâng cao sự tin tưởng của người dân vào các chính sách về đất
đai của Nhà nước khi được hỗ trợ hợp lý.
Vai trò của hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất là trợ giúp người có đất bị thu
hồi ổn định đời sống và sản xuất. Bên cạnh đó còn đào tạo, chuyển đổi nghề và
tìm kiếm việc làm cho người bị thu hồi đất.
Đặc biệt, Luật Đất đai 2013 ra đời đã có nhiều hơn những chính sách hỗ
trợ đối với người dân có đất thu hồi hơn, giúp họ khắc phục khó khăn hiện tại và
hỗ trợ tương lai lâu dài.
Ngoài các chính sách bồi thường, người bị thu hồi đất còn được hưởng
các chính sách hỗ trợ. Các chính sách hỗ trợ nhằm ổn định cuộc sống, ổn định
sản xuất và tạo công ăn việc làm cho người bị thu hồi đất, giúp người dân giảm
bớt khó khan sớm ổn định cuộc sống; giải quyết hài hòa giữa việc bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất; tạo
tâm lý đồng thuận, chấp hành nâng cao sự tin tưởng của người dân vào các
chính sách về đất đai của Nhà nước khi được hỗ trợ hợp lý. Luật Đất đai 2013 ra
đời đã có nhiều hơn những chính sách hỗ trợ đối với người dân có đất thu hồi

hơn, giúp họ khắc phục khó khăn hiện tại và hỗ trợ tương lai lâu dài.

8


1.1.3. Lược sử công tác bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất từ
Luật Đất đai 2003 đến nay
Trong xuyên suốt các thời kì phát triển của đất nước, pháp luật Việt Nam
nói chung và Luật Đất đai nói riêng cũng dần thay đổi, ngày càng đạt nhiều
thành tựu đặc biệt là giai đoạn khi Luật Đất đai 2003 ra đời đến nay mà cụ thể
trong đó là các chính sách bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, cụ thể:
Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai 2003 đến trước khi Luật Đất đai 2013
có hiệu lực thi hành
Luật Đất đai năm 2003 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực ngày
01/7/2004. Công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất được quy định
rất chi tiết và kèm theo nhiều văn bản thi hành luật được ban hành để hướng dẫn
thực hiện.
Để hướng dẫn việc thực hiện bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi
đất, Luật Đất đai năm 2003 đã ban hành một số văn bản như: Nghị định
181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá
đất và khung giá các loại đất Nghị định số 197/2004/NĐ-CP quy định về bồi
thường, hổ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 84/2007/NĐCP quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi
đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hổ trợ tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
Ngoài ra để quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự,
thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất thì BTNMT đã ban hành thông tư
14/2009/TT-BTNMT, cũng như Nghị định số 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung
về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hổ trợ và tái định cư.
Giai đoạn sau khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành đến nay

Luật Đất đai 2013 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ VI và có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/7/2014.
Luật Đất đai 2013 ra đời tiếp tục kế thừa những những quy định còn phù
hợp của Luật Đất đai 2003 đồng thời đã sửa đổi, bổ sung một số quy định mới
nhằm đưa chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phù hợp với thực tiễn.
Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo Luật Đất đai 2013 theo hướng
đảm bảo quyền lợi hơn cho người bị thu hồi đất, cụ thể như việc quy định giá
đất bồi thường được xác đinh tại thời điểm có quyết định thu hồi đất trên cơ sở
xây dựng giá đất cụ thể bằng các phương pháp hệ số điều chỉnh, so sánh, thặng
dự… Ngoài ra, quy định cụ thể các hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, đào tạo
chuyển đổi nghề và tạo việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của
hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp hay hỗ trợ tái định cư đối với
trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở…
Do đó để hoàn thiện hơn Nhà nước ta buộc phải ban hành các văn bản luật
thay thế các văn bản của luật 2003, cụ thể: Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy
9


định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Nghị định số 47/2014/NĐCP quy định về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Thông
tư 37/2014/TT-BTNMT quy định về bồi thường, hổ trợ tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất.
Như vậy, Luật Đất đai 2013 ra đời đã sửa đổi, bổ sung một số quy định
mới nhằm tháo gỡ những hạn chế, bất cập của Luật Đất đai năm 2003. Từ đó
ngày càng hoàn thiện bộ Luật Đất đai của nước ta.
Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ
ban hành tại điều 43đ quy định về việc hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng
được bồi thường, hỗ trợ bằng đất làm mặt bằng sản xuất hoặc kinh doanh dịch
vụ phi nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo quy định tại
khoản 4 và khoản 5 Điều 4 của Nghị định số 17/2006/NĐ-CP, Điều 30 của Nghị
định số 84/2007/NĐ-CP mà sau ngày 01 tháng 7 năm 2014 mới thực hiện việc

giao đất theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt thì hộ gia đình, cá nhân đó được sử dụng đất ổn
định lâu dài vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp đã được
xác định, không phải nộp tiền sử dụng đất khi được phép chuyển sang làm đất ở,
được bồi thường về đất theo giá đất ở khi Nhà nước thu hồi đất
1.2. Căn cứ pháp lý của bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất theo
Pháp Luật Đất đai hiện hành
1.2.1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về đất và tài sản gắn liền với đất
Bồi thường về đất:
Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi
thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường. Việc bồi thường
được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi,
nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ
thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm
quyết định thu hồi đất. Ngoài ra bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo
đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của
pháp luật.
Về nguyên tắc: việc bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất khi
Nhà nước thu hồi đất được quy định tại Điều 88 Luật Đất đai 2013, cụ thể: khi
Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại
về tài sản thì được bồi thường. Bên cạnh đó khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì
được bồi thường thiệt hại.
Bồi thường tài sản gắn liền với đất:
Về nguyên tắc, khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp
gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường hoặc trường hợp Nhà
nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở
10



nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng sản xuất, kinh
doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại.
1.2.2. Điều kiện bồi thường thiệt hại về đất và tài sản gắn liền với đất
Bồi thường về đất: (Căn cứ Điều 75 Luật Đất đai 2013)
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền
thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là
Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của
Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của
Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu
nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận
hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa
được cấp.
- Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà
không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ
điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu
tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng nhận hoặc
có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
- Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả
tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất,
nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận

chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, có Giấy
chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này
mà chưa được cấp.
- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê
đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc
có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
- Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực
hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê
đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhận hoặc có
đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
11


sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
Bồi thường tài sản gắn liền với đất:
Tài sản gắn liền với đất được tạo lập hợp pháp và tạo lập trước khi khi có
thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng trên đất quy định
tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 điều 89 Luật Đất đai 2013, bồi thường về cây
trồng vật nuôi được quy định tại khoản 1 khoản 2 điều 90 Luật Đất đai 2013.
1.2.3. Hỗ trợ khi thu hồi đất
Nguyên tắc hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất (Căn cứ tại Điều 83 Luật Đất
đai 2013)
Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường
theo quy định của Luật này còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ. Bên cạnh đó
công tác hỗ trợ phải bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và
đúng quy định của pháp luật.

Các hình thức hỗ trợ (Quy định cụ thể tại Nghị định 47/2014/NĐ-CP)
Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp
thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp;
thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di
chuyển chỗ ở.
Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất được quy định tại Điều 19 Nghị định
47/2014/NĐ-CP. Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia
đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở
được quy định tại Điều 22 Nghị định 47/2014/NĐ-CP.
Ngoài ra các loại hỗ trợ khác được quy định tại Điều 23 Nghị định
47/2014/NĐ-CP
1.2.4. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện bồi thường và hỗ trợ khi Nhà
nước thu hồi đất
Trách nhiệm tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ của các cơ quan, đơn
vị ở Trung ương và UBND cấp tỉnh
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tập đoàn kinh tế,
Tổng công ty, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Trung ương quản lý có dự án đầu
tư phải có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Tổ chức
làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong quá trình tổ chức thực
hiện; bảo đảm kinh phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định
của Nghị định 47/2014/NĐ-CP.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức, hướng
dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo
quy định tại Nghị định 47/2014/NĐ-CP và giải quyết các vướng mắc phát sinh
theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
12


- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thu hồi đất, bồi

thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại Nghị định 47/2014/NĐ-CP. Trước
ngày 01 tháng 12 hàng năm, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình
và kết quả thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại địa phương.
- Sở Tài nguyên và môi trường (hoặc Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh
Quảng Ngãi) có trách nhiệm căn cứ vào Kế hoạch sử dụng đất hằng năm thẩm
định và trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch thu hồi
đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm kê cho từng dự án cụ thể, thẩm định phương
án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chuẩn bị hồ sơ thu hồi đất.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Chỉ đạo, tổ chức, điều hành các cơ quan chuyên môn trực thuộc và Tổ
chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp thực hiện nhiệm
vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được quy định theo thẩm quyền, các tổ
chức, cá nhân thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo đúng quy
định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với trường
hợp thu hồi đất theo thẩm quyền. Phối hợp với các Sở, ban, ngành, các tổ chức
và chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng, phương án tạo lập các khu tái
định cư tại địa phương theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh; phối
hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội lập phương án đào tạo, chuyển đổi
và tìm kiếm việc làm cho người trong độ tuổi lao động tại địa phương;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư theo thẩm quyền, ra quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế
đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền; phối hợp với các cơ quan chức năng
tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
- Tổ chức tuyên truyền về mục đích thu hồi đất, chính sách bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư của dự án
- Phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng
thực hiện xác nhận đất đai, tài sản của người bị thu hồi và chịu trách nhiệm
trước pháp luật trong việc xác nhận điều kiện được bồi thường theo Điều 6 của

Quy định này liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở của hộ gia
đình, cá nhân có đất thu hồi tại địa phương; phối hợp chặt chẽ với Tổ chức làm
nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong quá trình thực hiện thu hồi đất,
bồi thường, giải phóng mặt bằng tại địa phương.
- Phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện việc giao,
niêm yết công khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất; tham gia thực hiện cưỡng
chế; phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng, mặt bằng niêm
phong, di chuyển tài sản của người bị cưỡng chế thu hồi đất
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức
làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để
13


người có đất thu hồi thực hiện theo quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm
quyền.
Trách nhiệm của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng
- Tiếp nhận hồ sơ về dự án, quy hoạch, mốc giới, phạm vi giải phóng mặt
bằng của các chủ đầu tư dự án. Từ đó tiền hành lập hồ sơ pháp lý về thu hồi đất,
giải phóng mặt bằng theo quy hoạch.
- Liên hệ với Sở Xây dựng và Sở Tài nguyên và Môi trường để chuẩn bị
quỹ nhà, quỹ đất tái định cư thực hiện dự án.
- Lập và trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán chi
phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và thực hiện trích chuyển
cho các đơn vị theo quy định.
- Chủ động phối hợp với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi để tổ chức công tác bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư theo đúng quy định hiện hành; đảm bảo đầy đủ, kịp thời kinh phí
để chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và kinh phí cho tổ chức thực hiện.
1.3. Trình tự và thủ tục hành chính xử lý hồ sơ trong công tác bồi thường
và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

Bước 1: Thông báo thu hồi đất
Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất
nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Nội dung
thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc,
kiểm đếm.
Thông báo thu hồi đất phải được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp
phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương
tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm
sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.
Bước 2: Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất
Sau khi có quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền, UBND cấp xã
có trách nhiệm phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt
bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm
đếm. Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định
diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư.
Bước 3: Lập phương án bồi thường thiệt hại, hỗ trợ, tái định cư
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm
lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với từng tổ chức, cá nhân, hộ
gia định bị thu hồi đất, trên cơ sở tổng hợp số liệu kiểm kê, xử lý các thông tin
liên quan của từng trường hợp; áp giá tính giá trị bồi thường về đất, tài sản trên
14


đất.
Bước 4: Niêm yết công khai phương án lấy ý kiến của nhân dân
Sau khi phương án chi tiết được lập, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường,
giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu

hồi tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, nhất là các đối tượng bị thu hồi đất. Hình
thức lấy ý kiến là: tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu
hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại
trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu
hồi.
Bước 5: Hoàn chỉnh Phương án
Trên cơ sở ý kiến góp ý của các đối tượng có đất bị thu hồi, đại diện chính
quyền, đoàn thể ở cơ sở, tổ chức bồi thường tiếp thu, hoàn chỉnh phương án chi
tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình cơ quan chuyên môn thẩm định và trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bước 6: Phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Quyết
định thu hồi đất và tổ chức triển khai thực hiện
Việc quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau: UBND cấp có thẩm quyền
quy định tại Điều 66 của Luật Đất đai năm 2013 ra quyết định thu hồi đất quyết
định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày.
Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương
án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt; trường hợp người có đất
thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng
mặt bằng thì UBND cấp xã, Ủy ban MTTQVN cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ
chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết
phục để người có đất thu hồi thực hiện, nếu họ vẫn không chấp hành việc bàn
giao đất thì bị cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 của Luật Đất đai 2013.
Bước 7: Tổ chức chi trả bồi thường
Theo quy định tại Điều 93 Luật Đất đai 2013, trong thời hạn 30 ngày kể
từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực
thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi
thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi.
Bước 8: Bàn giao mặt bằng, cưỡng chế thu hồi đất
Sau khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; người bị thu hồi đất phải

bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư. Trường hợp người có đất bị thu hồi
không bàn giao mặt bằng thì bị cưỡng chế thu hồi đất theo quy định tại Điều 71
Luật Đất đai 2013. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết
định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì UBND cấp xã
lập biên bản.

15


Tiểu kết chương 1:
Nội dung chương 1 đã thể hiện được một số vấn đề trong công tác bồi
thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất như: các khái niệm, các
cơ sở pháp lý cũng như trình tự, thủ tục bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
phục vụ cho công tác bồi thường. Quy trình thủ tục thực hiện công tác ngày
càng chặt chẽ, tránh được các thủ tục rườm rà, đồng thời vẫn đảm bảo tính công
khai minh bạch của công tác bồi thường hỗ trợ. Từ đó làm nổi bật tầm quan
trọng của công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ trong hệ thống quản lý nhà nước
về đất đai và sự nghiệp phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Việc nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu
hồi đất là việc làm cần thiết, mà từ đó ta thấy được những vướng mắc, bất cập
trong quá trình thực hiện chính sách bồi thường để đưa ra các giải pháp hoàn
thiện công tác bồi thường và hỗ trợ nói chung và tại dự án Khu công nghiệp - đô
thị - dịch vụ VSip Quảng Ngãi nói riêng.
Tuy nhiên, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã và
đang là vấn đề phức tạp, phát sinh nhiều khiếu kiện, tranh chấp do một số quy
định vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập. Vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã
thường xuyên sửa đổi, bổ sung, ban hành nhiều chủ trương, đường lối, chính
sách về bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi đất nhằm đáp ứng yêu cầu của
thực tiễn. Qua đó ta thấy được việc nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật về bồi
thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc làm cần thiết từ đó đưa ra các

giải pháp hoàn thiện hơn nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường và hỗ trợ.

16


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG VÀ HỖ TRỢ KHI NHÀ
NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN KHU CÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ - DỊCH VỤ VSIP QUẢNG NGÃI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN
TỊNH TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. Tổng quan về dự án
2.1.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu
Huyện Sơn Tịnh nằm phía Bắc sông Trà Khúc, cách thành phố Quảng
Ngãi 2km. Toạ độ địa lý từ 15004’39’’ đến 15016’16’’ vĩ độ Bắc, từ 108033’29’’
đến 1080 50’16’’ độ kinh Đông; chiều dài theo trục dọc từ Nam đến Bắc là 15,5
km, chiều rộng theo trục ngang từ Đông sang Tây là 27,5 km.
Toàn huyện có 11 đơn vị hành chính cấp xã; Trong đó có 03 xã miền núi
và 8 xã đồng bằng. Với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 24.310 ha, chiếm
4,72% diện tích tự nhiên tỉnh Quảng Ngãi.

Hình 2.1: Bản đồ vị trí huyện Sơn Tịnh
(Nguồn: Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sơn Tịnh, 2017)
17


2.1.2. Khái quát về dự án

Hình 2.2: Bản đồ vị trí dự án Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ VSip QN
(Nguồn: Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sơn Tịnh, 2017)
18



Tên dự án: Khu công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ VSip Quảng Ngãi.
Hình thức đầu tư và kinh doanh: Đầu tư trực tiếp bằng 100% vốn của nhà
đầu tư, chi phí đầu tư dự kiến là 2.000.000.000 USD.Chủ đầu tư thực hiện việc
quy hoạch không gian, kiến trúc không gian:
- Khu trung tâm điều hành: xây dựng tập trung, bố trí các công trình có
hình thức kiến trúc đẹp và hiện đại, hài hòa với tổng thể kiến trúc cảnh quan, giữ
vai là không gian trung tâm chính của cả khu công nghiệp.
- Khu sản xuất: không gian kiến trúc đa dạng phù hợp với chức năng sử
dụng của từng nhà máy, xí nghiệp nhưng có phối kết thống nhất về mặt kiến
trúc. Các nhà máy được tổ chức theo nhiều hình thức từ tầng thấp đến cao tầng;
riêng các nhà máy sản xuất công nghiệp nhẹ cao tầng, có thể được bố trí gần khu
trung tâm. Hình thức bố trí nhà máy đảm bảo hiện đại, nhẹ nhàng, thanh thoát,
màu sắc hài hoà.
+ Hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng đồng bộ.
+ Nhà đầu tư thứ cấp cam kết thực hiện theo đúng quy hoạch và tiến độ.
+ Được UBND tỉnh xem xét chấp thuận điều chỉnh mục tiêu dự án trước
khi chuyển giao.
Địa điểm thực hiện dự án: Xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng
Ngãi, với phạm vi, ranh giới lập quy hoạch:
+ Phía Đông giáp: Kênh Thạch Nham B10 và Núi Hương.
+ Phía Tây giáp : Kênh Thạch Nham B8.
+ Phía Nam giáp : Tỉnh Lộ 622C và Khu công nghiệp Tịnh Phong.
+ Phía Bắc giáp : Đường Tịnh Phong - Dung Quất II
Tổng số đối tượng bị ảnh hưởng: 223 trường hợp. Trong đó có là 219
trường hợp là hộ gia đình, cá nhân và 04 tổ chức là UBND xã Tịnh Phong; Hợp
tác xã nông nghiệp xã Tịnh Phong; Hợp tác xã Thế Lợi; Hợp tác xã Thế Long
Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ trực tiếp: 38.687.584.714 vnđ trong đó:
+ Bồi thường về đất: 5.542.978.500 vnđ
+ Bồi thường về cây cối, hoa màu: 769.151.748 vnđ

+ Bồi thường về nhà cửa, vật kiến trúc: 19.310.286.764 vnđ
+ Các khoản hỗ trợ: 13.065.167.702 vnđ
Tổng diện tích lập phương án bồi thường, hỗ trợ: 87.455 m2
Tổng diện tích đất nông nghiệp (BHK, CLN, HNK, LUC…): 46.274 m2
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp: 41.181 m2
Đến thời điểm này thì dự án đã bồi thường giải phóng mặt bằng xong phân khu
công nghiệp, phân khu đô thị - dịch vụ đang trong quá trình bồi thường, giải
phóng mặt bằng
19


Bảng 2.1: Tổng hợp các đối tượng bị thu hồi đất
Loại đất

TT

Đối tượng
SDĐ

Tổng số
thửa đất bị
ảnh hưởng

Đất ở (thửa)

Đất nông nghiệp
(thửa)

1


Hộ gia đình, cá
nhân

219

129

90

2

Tổ chức

04

Tổng

04

223

129

94

(Nguồn: Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sơn Tịnh, 2016)
Theo như bảng 2.1 ta có thể thấy tổng số thửa đất bị ảnh hưởng là 223
thửa, gồm 219 hộ cá nhân gia đình và 4 tổ chức. Các loại đất thu hồi ở dự án
cũng khá đa dạng, có cả đất ở cũng như đất nông nghiệp, 129 thửa đất ở so với
94 thửa đất nông nghiệp.

Bảng 2.2: Tổng hợp các đối tượng bị thu hồi đất có tài sản gắn liến với đất

TT

Đối tượng
SDĐ

Loại tài sản

Tổng số thửa
đất bị ảnh
hưởng có tài
sản gắn liền
với đất

Nhà ở
(thửa)

Công trình xây
dựng không
phải là nhà ở
(thửa)

Cây cối, hoa
màu BHK,
CLN, HNK,
LUC (thửa)

1


Hộ gia đình
cá nhân

117

75

57

70

2

Tổ chức

04

02

04

0

121

77

61

70


Tổng

(Nguồn: Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sơn Tịnh,2016)
Theo như bảng 2.2 ta có thể thấy tổng số thửa đất bị ảnh hưởng có tài sản
gắn liền với đât là 121 thửa, gồm 117 hộ cá nhân gia đình và 4 tổ chức. Các loại
tài sản thu hồi ở dự án cũng khá đa dạng,bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng
không phải là nhà ở, các loại cây cối hoa màu (BHK, CLN, HNK, LUC).

20


Bảng 2.3: Tổng hợp các đối tượng bị thu hồi đất được nhận hỗ trợ
Loại hỗ trợ
TT

Đối tượng
SDĐ

1
2

Hỗ trợ
khác

Hỗ trợ ổn định
đời sống

Hỗ trợ ngừng sản
xuất kinh doanh


Hộ gia đình,
cá nhân

129

90

147

Tổ chức

0

01

03

129

91

150

Tổng

(Nguồn: Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sơn Tịnh, 2016)
Qua bảng 2.3 ta có thể thấy tại dự án, người dân nhận được nhiều loại hỗ
trợ như hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ ngững sản xuất kinh doanh và nhiều loại
hỗ trợ khác. Đa số các trường hợp đều được nhận hỗ trợ, trong đó có 129 trường

hợp được nhận hỗ trợ ổn định đời sống, 91 trường hợp được nhận hỗ trợ ngừng
sản xuất kinh doanh, 150 trường hợp được nhận các loại hỗ trợ khác.
2.2. Quy trình thực hiện bồi thường và hỗ trợ tại dự án
Căn cứ Quyết định số 13/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ngãi
ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Trình tự thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại dự án Khu
công nghiệp - đô thị - dịch vụ VSip Quảng Ngãi bao gồm các bước như sau:
1

6

Kiểm kê đấ t đai, nhà cửa, hoa
màu, vật kiến trúc

Tổ chức chi trả bồi thường

2
5

Lập phương án bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư

Phê duyệt phương án chi tiết và
tổ chức triển khai thực hiện

3

4


Niêm yết công khai phương án lấy
ý kiến của nhân dân

Hoàn chỉnh phương án

Hình 2.3: Quy trình thực hiện tại dự án
21


×