Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

đề xuất giải pháp cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mặt thị xã thuận an, tỉnh bình dương đến năm 2025, thích ứng với biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.5 MB, 159 trang )

Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: “Đề xuất giải pháp cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mặt thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đến
năm 2025, thích ứng với biến đổi khí hậu”

MỤC LỤC
DANH SÁCH HÌNH VẼ.................................................................................................4
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................................5
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................................7
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................8
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................8
2. Mục tiêu của đồ án ..................................................................................................9
3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 9
4. Nội dung thực hiện .................................................................................................9
5. Phương pháp thực hiện ........................................................................................... 9
6. Kế hoạch thực hiện ............................................................................................... 10
7. Ý nghĩa thực tiễn của đồ án ..................................................................................11
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH
DƯƠNG......................................................................................................................... 12
1.1. Giới thiệu chung .....................................................................................................12
1.2. Vị trí địa lý điều kiện tự nhiên................................................................................12
1.2.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................12
1.2.2. Cao độ, địa hình .............................................................................................. 13
1.2.3. Khí hậu ............................................................................................................13
1.2.4. Địa chất thủy văn, địa chất công trình ............................................................ 14
1.2.5. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch........................................................................15
1.2.6. Cảnh quan thiên nhiên .....................................................................................16
1.2.7. Hiện trạng dân cư ............................................................................................ 16
1.2.8. Hiện trạng sử dụng đất ....................................................................................17
1.2.9. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật .............................................................................19
1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ....................................................................................... 20
CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MẶT THỊ XÃ THUẬN


AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG ........................................................................................... 24
2.1. Khái niệm hệ thống thoát nước mặt .......................................................................24
2.2. Các loại sơ đồ thoát nước ....................................................................................... 24
SVTH: Vũ Thành Luân
GVHD: Ths. Nguyễn Văn Sứng

1


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: “Đề xuất giải pháp cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mặt thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đến
năm 2025, thích ứng với biến đổi khí hậu”

2.3. Chức năng và nhiệm vụ từng công trình ................................................................ 25
2.3.1. Cống và kênh mương ...................................................................................... 25
2.3.2. Rãnh, mương, máng ........................................................................................ 26
2.3.3. Giếng thu nước mưa ........................................................................................ 26
2.3.4. Giếng thăm và giếng chuyển bậc ....................................................................26
2.3.5. Trạm bơm nước mưa ....................................................................................... 26
2.4. Hiện trạng hệ thống thoát nước mặt trên thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương .......27
2.5. Đánh giá hiện trạng hệ thống thoát nước mặt thị xã Thuận An ............................. 30
2.6. Đề xuất và lựa chọn giải pháp cải tạo hệ thống thoát nước mặt thị xã Thuận An,
tỉnh Bình Dương ............................................................................................................30
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MẶT
THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG .............................................................. 33
3.1. Biến đổi khí hậu và những tác động đến điều kiện khí tượng thủy văn .................33
3.2. Cơ sở dữ liệu của đề tài .......................................................................................... 40
3.3. Thiết kế hệ thống thoát nước mặt ...........................................................................40
3.3.1. Phân lưu vực thoát nước .................................................................................40
3.3.2. Vạch tuyến mạng lưới thoát nước mặt ............................................................ 44

3.3.3. Tính toán thiết kế hệ thống thoát nước mưa bằng phương pháp cường độ giới
hạn theo TCVN 7957:2008 ....................................................................................... 47
3.3.3.2. Các thông số kỹ thuật ..............................................................................51
3.3.3.3. Tính toán hệ số dòng chảy và hệ số phủ mặt trung bình ......................... 52
3.3.3.4. Xác định cường độ mưa ...........................................................................53
3.3.3.5. Xác định lưu lượng thoát nước cho từng đoạn ống .................................54
3.3.4. Tính toán thủy lực mạng lưới thoát mước mặt ...............................................55
3.3.5. Tính toán công trình trạm bơm trên hệ thống thoát nước mặt ........................ 66
3.3.6. Tính toán thủy lực hệ thống thoát nước bằng phần mềm SWMM .................71
3.3.6.1. Mục đích sử dụng SWMM ......................................................................72
3.3.6.2. Trình tự chạy SWMM..............................................................................72
3.3.7. Nhận xét về kết quả tính toán thủy lực ........................................................... 87
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CHO QUẢN LÝ CHỐNG NGẬP ...................... 88
SVTH: Vũ Thành Luân
GVHD: Ths. Nguyễn Văn Sứng

2


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: “Đề xuất giải pháp cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mặt thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đến
năm 2025, thích ứng với biến đổi khí hậu”

4.1. Thích ứng dựa vào cộng đồng ................................................................................88
4.2. Chống ngập bằng phương pháp truyền thông ........................................................ 88
4.3. Chống ngập bằng biện pháp sử dụng điều kiện tự nhiên .......................................89
4.4. Chống ngập bằng pháp luật ....................................................................................90
CHƯƠNG 5. SƠ BỘ CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA ĐỒ ÁN ....................91
5.1. Hiện trạng môi trường ............................................................................................ 91
5.2. Đánh giá tác động môi trường ................................................................................91

5.2.1. Nguồn gây tác động môi trường .....................................................................91
5.2.2. Đối tượng chịu tác động ..................................................................................92
5.3. Một số công tác ứng dụng trong công tác bảo vệ môi trường ................................ 93
5.4. Chương trình giám sát chất lượng môi trường ....................................................... 94
5.4.1. Giám sát chất lượng không khí và tiếng ồn ....................................................94
5.4.2. Giám sát công nhân ......................................................................................... 94
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 97
PHỤ LỤC A ..................................................................................................................98
PHỤ LỤC B.................................................................................................................138

SVTH: Vũ Thành Luân
GVHD: Ths. Nguyễn Văn Sứng

3


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: “Đề xuất giải pháp cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mặt thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đến
năm 2025, thích ứng với biến đổi khí hậu”

DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 2.1 Bản đồ ngập lụt thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương .......................................29
Hình 3.1 Sơ đồ quy hoạch cao độ nền ...........................................................................39
Hình 3.2 Sơ đồ các lưu vực thoát nước .........................................................................42
Hình 3.3 Sơ đồ thoát nước của lưu vực 5 điển hình ...................................................... 46
Hình 3.4 Sơ đồ tính toán thủy lực của lưu vực 5 (lưu vực điển hình). .......................... 48
Hình 3.5 Sơ đồ tính toán thủy lực cho lưu vực thoát nước trên cao ............................. 49
Hình 3.6 Sơ đồ tính toán thủy lực cho lưu vực thoát nước dưới thấp ........................... 50
Hình 3.7 Lưu vực thoát nước sử dụng trạm bơm 1 và vị trí trạm bơm 1 ...................... 66

Hình 3.8 Biểu đồ chọn bơm........................................................................................... 70
Hình 3.9 Khai báo các thông số mặc định .....................................................................73
Hình 3.10 Khai báo các giá trị mặc định cho tiểu lưu vực ............................................74
Hình 3.11 Khai báo các giá trị mặc định cho nút/ đoạn cống .......................................74
Hình 3.12 Khai báo Map Option ...................................................................................75
Hình 3.13 Sơ đồ tính toán thủy lực của hệ thống thoát nước mặt lưu vực 5.................76
Hình 3.14 Khai báo lưu vực .......................................................................................... 77
Hình 3.15 Khai báo số liệu mưa ....................................................................................78
Hình 3.16 Nhập giá trị trạm mưa thiết kế ......................................................................79
Hình 3.17 Biểu đồ mưa thiết kế với chu kì 2 năm tỉnh Bình Dương ............................ 80
Hình 3.18 Khai báo nút .................................................................................................81
Hình 3.19 Khai báo đoạn cống ...................................................................................... 82
Hình 3.20 Khai báo của xả ............................................................................................ 83
Hình 3.21 Khai báo bơm ............................................................................................... 84
Hình 3.22 Chạy mô phỏng bơm ....................................................................................85
Hình 3.23 Mực nước trong trắc dọc tuyến ống từ nút J40 đến cửa xả 33 .....................86
Hình 3.24 Mực nước trong trắc dọc tuyến ống từ nút J245 đến trạm bơm 1 ................86

SVTH: Vũ Thành Luân
GVHD: Ths. Nguyễn Văn Sứng

4


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: “Đề xuất giải pháp cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mặt thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đến
năm 2025, thích ứng với biến đổi khí hậu”

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tần suất mực nước cao nhất trên sông Sài Gòn tại hai trạm Thủ Dầu Một Và

Phú An ........................................................................................................................... 15
Bảng 1.2 Hiện trạng sử dụng đất ...................................................................................18
Bảng 2.1 Thống kê các tuyến cống thị trấn Lái Thiêu ..................................................27
Bảng 2.2 Ưu nhược điểm các giải pháp ........................................................................32
Bảng 3.1 Lượng mưa tỉnh bình tỉnh Bình Dương giai đoạn 1980-2012 (mm) .............33
Bảng 3.2 Mức thay đổi lượng mưa so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải
B2 cho tỉnh Bình Dương (%) ........................................................................................ 34
Bảng 3.3 Tần suất mực nước cao nhất trên sông Sài Gòn tại hai trạm Thủ Dầu Một và
Phú An (cm)...................................................................................................................34
Bảng 3.4 Kịch bản mô phỏng ngập ...............................................................................35
Bảng 3.5 Hệ thống kênh rạch thị xã Thuận an .............................................................. 36
Bảng 3.6 Tần suất mực nước cao nhất trên sông Sài Gòn tại hai trạm Thủ Dầu Một và
Phú An (cm)...................................................................................................................40
Bảng 3.7 Số liệu thiết kế đê bao ....................................................................................43
Bảng 3.8 Xác định chu kỳ lặp lại trận mưa ...................................................................51
Bảng 3.9 Diện tích bề mặt phủ trong khu vực ............................................................... 52
Bảng 3.10 Hằng số khí hậu............................................................................................ 53
Bảng 3.11 Tính toán thủy lực tuyến cống lưu vực trên cao (từ nút 1 đến CX1) ...........59
Bảng 3.12 Tính toán thủy lực cho tuyến cống lưu vực dưới thấp (từ nút 245 đến TB1)
.......................................................................................................................................60
Bảng 3.13 Tính toán thủy lực cho tuyến cống lưu vực trên cao (từ nút 1 đến CX1) ....64
Bảng 3.14 Tính toán thủy lực tuyến cống cho lưu vực dưới thấp (từ nút 245 đến TB1)
.......................................................................................................................................65
Bảng 3.15 Lượng mưa tỉnh Bình Dương (mm) ............................................................. 78
Bảng 3.16 Khai thác bảng số liệu, lưu lượng, vận tốc trong tuyến cống từ nút 1 đến
CX1 ................................................................................................................................ 87
Bảng 5.1 Nguồn và đối tượng chịu tác động của đồ án ................................................92
Bảng A.1 Tính toán thủy lưc thủy lực từ các nút ra các cửa xả (1)............................... 98
Bảng A.2 Tính thủy lực từ nút đến trạm bơm 1 (1).....................................................112
SVTH: Vũ Thành Luân

GVHD: Ths. Nguyễn Văn Sứng

5


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: “Đề xuất giải pháp cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mặt thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đến
năm 2025, thích ứng với biến đổi khí hậu”

Bảng A.3 Tính toán thủy lực từ nút đến trạm bơm 2 (1) .............................................115
Bảng A.4 Tính toán thủy lực từ nút đến trạm bơm 3 (1) .............................................117
Bảng A.5 Tính toán thủy lực tuyến cống từ các nút đến các cửa xả (2) .....................118
Bảng A.6 Tính toán thủy lực tuyến cống từ nút 244 đến trạm bơm 1 (2) ...................132
Bảng A.7 Tính toán thủy lực tuyến cống từ nút 287 đến trạm bơm 2 (2) ...................135
Bảng A.8 Tính toán thủy lực tuyến cống từ nút 327 đến trạm bơm 3 (2) ...................137
Bảng B.1 Khai thác bảng số liệu lưu lượng, vận tốc, độ đầy trong các tuyến ống .....138

SVTH: Vũ Thành Luân
GVHD: Ths. Nguyễn Văn Sứng

6


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: “Đề xuất giải pháp cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mặt thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đến
năm 2025, thích ứng với biến đổi khí hậu”

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
NĐ – CP: Nghị định – Chính phủ.
NQ – CP: Nghị quyết – Chính Phủ

UBND: ủy ban nhân dân
TDTT: thể dục thể thao
CTCC: công trình công cộng
CN: công nghiệp
TTCN: tiểu thủ công nghiệp
KCN: khu công nghiệp
VH: văn hóa
DT 745A: đường tỉnh 745A
QL 13: quốc lộ 13
PTTH: trường phổ thông trung học
THCS: trường trung học cơ sở
CMTT: đường Cách Mạng Tháng Tám
BTCT: bê tông cốt thép
Hmax_BK7: mực nước cao nhất theo kịch bản 7
Hmax_BK4: mực nước cao nhất theo kịch bản 4
TCVN: tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN: quy chuẩn Việt Nam
TMTH: thuyết minh tổng hợp

SVTH: Vũ Thành Luân
GVHD: Ths. Nguyễn Văn Sứng

7


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: “Đề xuất giải pháp cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mặt thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đến
năm 2025, thích ứng với biến đổi khí hậu”

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Biến đổi khí hậu đang là vấn đề được toàn thế giới quan tâm. Biến đổi khí hậu đang
tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế và môi trường. Trong những năm qua nhiều nơi
đã đã chịu nhiều thiên tai nguy hiểm như bão lớn, nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn hán và
khí hậu khắc nghiệt gây thiệt hại lớn cho con người và môi trường. Đã có nhiều nghiên
cứu cho thấy mối liên hệ giũa biến đổi khí hậu và các thiên tai. Trong một thế giới
đang ấm dần lên hiện nay một trong những thiên tai đang là vấn đề được quan tâm
hiện nay đó là mưa lớn gây ngập lụt ảnh hưởng đến cuộc sống và môi trường.
Bình Dương là tỉnh thuộc Đông Nam Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam. Bình Dương có phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp thành phố Hồ
Chí Minh, phía Đông giáp với tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp với tỉnh Tây Ninh và
thành phố Hồ Chí Minh. Với vị trí địa lý thuận lợi trong những năm gần đây Bình
Dương đang ngày càng phát triển và thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư của nước ngoài.
Với những lợi thế đó các khu công nghiệp và các đô thị đang ngày một mọc lên càng
nhiều trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên việc công nghiệp hóa và hiện đại hóa
phát triển nhanh ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đặc biệt nó là một trong những
nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu và tình hình ngập úng khi mưa lớn hiện nay.
Việc đó ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của người dân đồng thời nó phá hoại môi
trường sống của toàn bộ sinh vật.
Thị xã Thuận An là một thị xã thuộc tỉnh Bình Dương, nằm giữa Thủ Dầu Một và
thành phố Hồ Chí Minh. Thị xã Thuận An nằm phía nam tỉnh Bình Dương, hiện được
xếp là đô thị loại III theo tiêu chuẩn đô thị tại Việt Nam. Thị xã thuận An có vị trí
thuận lợi nằm giáp với một trong những thành phố sầm uất, có thể nói là phát triển
nhất trên đất nước Việt Nam đó là thành phố Hồ Chí Minh và thị xã Thuận An là một
trong những thị xã thuộc tỉnh đang trên đà phát triển mạnh mẽ đó là tỉnh Bình Dương
cho nên tỷ lệ công nghiệp, dịch vụ chiếm cao. Là một trong những khu vực công
nghiệp hóa, đô thị hóa đang phát triển cũng như tỉnh Bình Dương một trong những
thách thức và vấn đề phải đối mặt của thị xã Thuận An là vấn đề biến đổi khí hậu gây
ra những trận mưa lớn gây khó khăn trong việc thoát nước mặt tạo nên ngập lụt trên
một số địa bàn của thị xã. Để giải quyết vấn đề đó đồ án tốt nghiệp “Đề xuất giải pháp

cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mặt thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đến năm
2025, thích ứng với biến đổi khí hậu” sẽ giải quyết vấn đề đó. Từ đó giúp cho ổn định
phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống của người dân và bảo vệ môi trường.

SVTH: Vũ Thành Luân
GVHD: Ths. Nguyễn Văn Sứng

8


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: “Đề xuất giải pháp cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mặt thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đến
năm 2025, thích ứng với biến đổi khí hậu”

2. Mục tiêu của đồ án
Đề xuất giải pháp cải tạo và xây dựng mới hệ thống thoát nước mặt của thị xã
Thuận An, tỉnh Bình Dương thích ứng với biến đổi khí hậu cho đến năm 2025.
3. Phạm vi nghiên cứu
Cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mặt thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương đến
năm 2025, phù hợp với quy hoạch tổng thể của thị xã Thuận An.
4. Nội dung thực hiện
-

Nội dung 1: Tìm hiểu hiện trạng hệ thống thoát nước mặt thị xã Thuận An, tỉnh
Bình Dương.

-

Nội dung 2: Tìm hiểu tình trạng mưa, thủy văn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.


-

Nội dung 3: Đánh giá hiện trạng của hệ thống thoát nước mặt thị xã Thuận An, tỉnh
Bình Dương.

-

Nội dung 4: Đánh giá tình hình biến đổi khí hậu tác động đến thị xã Thuận An.

-

Nội dung 5: Thiết kế cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mặt thị xã Thuận An,
tỉnh Bình Dương (thiết kế cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước cho lưu vực điển
hình là lưu vực 5).

-

Nội dung 6: Đề xuất các giải pháp hỗ trợ chống ngập.

-

Nội dung 7: Đánh giá sơ bộ các vấn đề môi trường của đồ án.

-

Nội dung 8: Thể hiện tính toán hệ thống thoát nước mặt bằng các bản vẽ.

5. Phương pháp thực hiện
-


Phương pháp thu thập số liệu: thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến hệ thống
thoát nước mặt hiện hữu mặt thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Thu thập tài liệu
nói về vấn đề thoát nước mặt thị xã Thuận An ứng với biến đổi khí hậu.

-

Phương pháp tổng hợp tài liệu: tổng hợp các tài liệu phục vụ thiết kế tính toán.

-

Phương pháp so sánh: so sánh các ưu nhược điểm của giải pháp cải tạo, xây dựng
hệ thống thoát nước mặt so với hệ thống thoát nước mặt hiện hữu.

-

Phương pháp toán học: tính toán thiết kế xây dựng hệ thống thoát nước mặt thị xã
Thuận An, tỉnh Bình Dương.

-

Phương pháp đồ họa: dùng phần mềm SWMM để tính toán thiết kế mạng lưới
thoát nước, dùng phần mềm autocad để mô tả mạng lưới và các công trình trên hệ
thống thoát nước mặt.

SVTH: Vũ Thành Luân
GVHD: Ths. Nguyễn Văn Sứng

9



Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: “Đề xuất giải pháp cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mặt thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đến
năm 2025, thích ứng với biến đổi khí hậu”

6. Kế hoạch thực hiện
Thời gian thực hiện
Công việc

Tuần 1

Tuần 2 - 3

Tuần 4-7

Tuần 8-16

Tuần17-18

Nhận đề tài, tìm kiếm
số liệu hiện trạng hệ
thống thoát nước mặt
thị xã Thuận An, Tỉnh
Bình Dương ứng với
tình trạng biến đổi khí
hậu.
Viết đề cương cho đề
tài, dự kiến cấu trúc
thuyết minh đồ án tốt
nghiệp.
Tính toán thiết hệ

thống thoát nước cho
thị Xã Thuận An, tỉnh
Bình Dương
Vẽ hoàn thiện mạng
lưới thoát nước, các
công trình chi tiết trên
hệ thống thoát nước
mặt, mặt bằng, mặt
cắt,…
Chỉnh sửa hoàn chỉnh,
nộp đồ án

SVTH: Vũ Thành Luân
GVHD: Ths. Nguyễn Văn Sứng

10


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: “Đề xuất giải pháp cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mặt thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đến
năm 2025, thích ứng với biến đổi khí hậu”

7. Ý nghĩa thực tiễn của đồ án
Ý nghĩa của đồ án:
-

Đồ án tốt nghiệp nghiên cứu lựa chọn các phương pháp cải tạo xây dựng hệ thống
thoát nước cho thị xã Thuận An phù hợp với thực tế và quy hoạch của thị xã thích
ứng với biến đổi khí hậu.


-

Đồ án giúp sinh viên tiếp cận tài liệu, số liệu thực tế liên quan đến đề tài tốt nghiệp
nghiên cứu.

-

Đồ án giúp cho sinh viên rèn luyện kỹ năng và các ứng dụng đã học áp dụng vào
thực tế, sử dụng thuần thục các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành của nhà
nước liên quan đến ngành học.

-

Rèn luyện tinh thần độc lập, kỹ năng làm việc áp lực cao, làm quen giải quyết các
vấn đề thực tế.
Ý nghĩa kinh tế xã hội:

-

Từng bước khắc phục tình trạng thoát nước mặt cho thị xã Thuận An, tỉnh Bình
Dương ứng với biến đổi khí hậu.

-

Giảm chi phí trong việc đưa ra các phương án thoát nước mặt ứng với tình trạng
biến đổi khí hậu hiện nay.

-

Làm bước đệm cho các nghiên cứu cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mặt và

giải quyết vấn đề thoát nước thích ứng với biến đổi khí hậu.

-

Góp phần cải thiện môi trường và cảnh quan cho đô thị.

-

Cải thiện cuộc sống của người dân trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Ý nghĩa môi trường – ngành cấp thoát nước:

-

Tạo tiền đề phát khoa học phát triển cho ngành cấp thoát nước.

-

Tạo tiền đề cho việc phát triển cho lĩnh vực thoát nước mặt thích ứng với biến đổi
khí hậu sau này.

-

Góp phần làm cho ngành cấp thoát nước phát triển rộng rãi hơn.

SVTH: Vũ Thành Luân
GVHD: Ths. Nguyễn Văn Sứng

11



Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: “Đề xuất giải pháp cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mặt thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đến
năm 2025, thích ứng với biến đổi khí hậu”

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ THUẬN AN,
TỈNH BÌNH DƯƠNG
1.1. Giới thiệu chung
Thị xã Thuận An là một thị xã thuộc tỉnh Bình Dương, nằm giữa Thủ Dầu Một và
Thành phố Hồ Chí Minh. Thị xã Thuận An là một trong các khu vực phát triển kinh tế
- xã hội mạnh mẽ của tỉnh Bình Dương. Trong những năm gần đây tình hình kinh tế xã hội của thị xã Thuận An có nhiều chuyển biến tích cực, có nhiều yếu tố thuận lợi
mới. Những hoạt động du lịch là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy phát
triển toàn diện của thị xã Thuận An.
Tháng 8/1999, thực hiện Nghị định số 58/1999/NĐ-CP của Chính phủ, huyện được
chia tách thành huyện Thuận An và huyện Dĩ An, trong đó, huyện Thuận An có 10
đơn vị hành chính (08 xã và 02 thị trấn), 56 khu phố - ấp, dân số toàn huyện tại thời
điểm này là 361.604 người. Ngày 13/01/2011, thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-CP của
Chính phủ, huyện được nâng lên thành dô thị loại III với 10 đơn vị hành chính (09
phường và 01 xã). Hiện nay thị xã Thuận An có diện tích 8.426,02 ha, dân số đến
tháng 6/2008 khoảng 311 ngàn người, là khu vực Nam Bình Dương tiếp giáp với Đô
thị Thủ Dầu Một, Đô thị Dĩ An, Quận Thủ Đức, Quận 12 và huyện Hóc Môn qua sông
Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là khu vực có vị trí thuận lợi phát triển.
Do Thuận An có vị trí tiếp giáp với TP.HCM nên Thuận An phát triển nhanh trong
những năm qua. Nhiều dự án lớn đã và đang được triển khai với tổng vốn đầu tư lên
hàng tỷ USD như khu công nghiệp Đồng An, Việt Nam – Singapore, Việt Hương và
các cụm công nghiệp khác trên địa bàn. Những tác động lớn đó đang là động lực quan
trọng của tiến trình đô thị hóa nhanh chóng vùng đất này. Ngoài phát triển về công
nghiệp còn nhiều dự án về nhà ở, công trình công cộng, thương mại – dịch vụ,… đang
phát triển trên khắp địa bàn.
1.2. Vị trí địa lý điều kiện tự nhiên
1.2.1. Vị trí địa lý

Thuận An được tách ra từ huyện Thuận An trước đây (bao gồm cả đô thị Dĩ An). Vì
vậy hai đơn vị hành chính này mối quan hệ trực tiếp đến nhau như sự phát triển của đô
thị này ảnh hưởng đến đô thị kia và ngược lại.
Đô thị Thuận An là một trong bảy đơn vị hành chính của tỉnh Bình Dương, nằm ở
phía Nam của tỉnh Bình Dương:
-

Phía Bắc giáp Đô thị Thủ Dầu Một và Đô thị Nam Tân Uyên

-

Phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh

SVTH: Vũ Thành Luân
GVHD: Ths. Nguyễn Văn Sứng

12


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: “Đề xuất giải pháp cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mặt thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đến
năm 2025, thích ứng với biến đổi khí hậu”

-

Phía Đông giáp Đô thị Dĩ An

-

Phía Tây giáp với sông Sài Gòn và bên kia sông là quận 12 (TPHCM).


Đô thị thuận An có 10 vị đơn vị hành chính, gồm 9 phường là Lái Thiêu, An Thạnh,
Vĩnh Phú, Bình Hòa, Bình Nhâm, Hưng Định, Bình Chuẩn, Thuận Giao, An Phú và 1
xã là An Sơn.
-

Tổng diện tích đất tự nhiên: 8.425,82 ha chiếm 3,14 diện tích tỉnh Bình Dương.

-

Dân số (đến 6/5/2009): 373,255 ngàn người chiếm 27,6% dân số Bình Dương.

Đô thị Thuận An nằm phía Đông Sài Gòn. Cách trung tâm TP.HCM 25km (theo
quốc lộ 13). Cách Đô thị Thủ Dầu Một 12km (theo quốc lộ 13).
1.2.2. Cao độ, địa hình
Địa hình tương đối bằng phẳng có độ dốc từ 0o – 3o dốc từ Bắc xuống Nam. Có thể
chia Đô thị thành 2 vùng địa hình khác nhau:
Vùng phía Đông Đại lộ Bình Dương cao trung bình 25 -30m so với mực nước biển.
Vùng phía Tây Đại lộ Bình Dương đến sông Sài Gòn cao trung bình 10 – 15mm so
với mực nước biển.
1.2.3. Khí hậu
Tỉnh Bình Dương nói chung và thị xã Thuận An nói riêng mang đặc trưng khí hậu
gió mùa nhiệt đới. Trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 và
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
 Chế độ bức xạ:
-

Bức xạ tổng cộng hàng tháng đạt từ 10,2 Kcal đến 14,2 Kcal.

-


Cường độ bức xạ vào buổi trưa của các tháng 2, 3, 4 lên đến 1 cal/cm2.

Nhìn chung lượng bức xạ dồi dào, biến động ít giữa các mùa và tương đối ổn định
giữa các năm.
 Giờ nắng:
Phụ thuộc vào tình hình mưa. Do vậy, mùa khô là mùa có giờ nắng lớn nhất thường
vào các tháng 2, 3 và 4 có giờ nắng cao nhất trong năm, đạt khoảng 8 ÷ 10 giờ/ngày,
trong các tháng mưa, tháng 9 là tháng có ít nắng nhất: 4 ÷ 6 giờ/ngày.
 Nhiệt độ không khí:
-

Nhiệt độ trung bình các năm: 26,9oC

-

Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất: 37oC ÷ 39oC

SVTH: Vũ Thành Luân
GVHD: Ths. Nguyễn Văn Sứng

13


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: “Đề xuất giải pháp cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mặt thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đến
năm 2025, thích ứng với biến đổi khí hậu”

-


Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất: 23oC ÷ 26oC

-

Biên độ nhiệt trung bình hàng năm là: 32oC

 Chế độ mưa:
-

Mùa mưa bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11

-

Lượng mưa trung bình năm là: 2.100mm

Lượng mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm khoảng 85 ÷ 95% mưa toàn
năm. Trong năm lượng mưa lớn nhất (đỉnh mưa) vào tháng 8 ÷ 9.
 Độ ẩm:
-

Độ ẩm tương đối của không khí trung bình khoảng 77,7%.

-

Độ ẩm không khí trung bình tháng cao nhất (tháng 8) 85%.

-

Độ ẩm không khí trung bình tháng thấp nhất (tháng 4) 70%.


1.2.4. Địa chất thủy văn, địa chất công trình
 Địa chất thủy văn:
Nước ngầm sâu: liên quan đến tầng nước ngầm có áp từ Bến Cát qua Thị Xã Thủ
Dầu Một và Đô Thị Thuận An. Độ sâu chứa nước từ khoảng 30 ÷ 39m. Chiều dày tầng
chứa nước từ 20 ÷ 30m. Chất lượng nước tốt không nhiễm mặn.
Nước mạch ngầm nông: phân bố gần mặt đất, không có áp lực và phụ thuộc vào
lượng mưa.
Nước ngầm khu vực có trữ lượng khá dồi dào, được chứa trong tầng địa chất:
-

Trong trầm tích ( QN ) phân bố dọc theo sông Sài Gòn, gồm cát bột, sét,… có lưu
lượng nước ngầm khoảng 0,1 l/s đến 0,5 l/s.

-

Trong tầng phù sa cổ, tầng chính (N2-QLCL) hầu hết các giếng khoan đều khai thác
ở tầng này. Chất lượng nước ngầm khá tốt, tuy nhiên hàm lượng sắt hơi cao và độ
pH thấp (từ 4,5 ÷ 5,5).

 Địa chất công trình:
Theo tài liệu địa chất của khu vực thiết kế và các vùng lân cận, khu vực có cấu tạo
địa chất gồm các lớp đất yếu, sức chịu tải nhỏ, chiều dày của lớp đất yếu tới độ sâu
20m.
Mực nước ngầm mạch nông ở độ sâu từ 0,5 tới 1m, gây khó khăn cho xây dựng.
Khu vực đất cao có cường độ của đất R > 2 kg/cm2, khu vực đất thấp có R= 0,5
kg/cm2 ÷ 1 kg/cm2.
SVTH: Vũ Thành Luân
GVHD: Ths. Nguyễn Văn Sứng

14



Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: “Đề xuất giải pháp cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mặt thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đến
năm 2025, thích ứng với biến đổi khí hậu”

1.2.5. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch
Vùng đất thấp sông Sài Gòn dài khoảng 20km ở phía Tây của Đô thị, có mạng lưới
kênh rạch khá dầy. Mật độ sông suối từ 0,4 ÷ 0,5/km2 với tổng chiều dài 60 km. Sông
Sài Gòn và hệ thống sông kênh rạch của nó chịu ảnh hưởng của chế độ triều cường.
Nước bị nhiễm mặn khoảng 2,5% không được sử dụng vào mục đích sinh hoạt.
Hệ thống sông rạch trên địa bàn huyện đều đổ ra sông Sài Gòn, nên chế độ thủy văn
đều chịu ảnh hưởng trực tiếp của sông Sài Gòn. Số liệu thủy văn của sông Sài gòn tại
Thủ Dầu Một theo tần suất:
Bảng 1.1 Tần suất mực nước cao nhất trên sông Sài Gòn tại hai trạm
Thủ Dầu Một Và Phú An
Trạm
đo
Thủ
Dầu
Một
Phú
An

Tần
suất
(%)

1


5

10

20

30

40

50

60

70

80

90

95

Hmax
(cm)

133

128

126


124

123

120

118

117

116

116

116

116

Hmax
(cm)

153

150

145

141


139

137

135

133

132

130

127

120

(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ)
Số liệu thủy văn theo tần suất tính toán Hmax= 1,53m (tần suất P= 1% tại trạm đo
Phú An, phù hợp với quy hoạch chung TP Hồ Chí Minh và quận Thủ Đức tiếp giáp
với đô thị Thuận An). Khu vực quy hoạch có cao độ nền thấp dọc theo sông Sài Gòn,
chịu ảnh hưởng của thủy triều sông Sài Gòn và xả lũ hồ Dầu Tiếng thường xuyên bị
ngập nước.
Mùa nước lũ lịch sử: năm 1972, Hmax= 1,59m.
Trên địa bàn huyện có các sông rạch chính: sông Bà Lụa, Lạm Vàm Búng, Sông Lái
Thiêu, Rạch Ông Bố, Rạch Bình Nhâm, An Thạnh, An Sơn, suối Cát, suối Đờn và một
số kênh rạch nhân tạo như kênh tiêu Bình Hòa, Kênh D, Kênh thoát nước Chòm Sao,
kênh thủy lợi An Sơn – Lái Thiêu… có hướng thoát nước xuống sông Sài Gòn.

SVTH: Vũ Thành Luân
GVHD: Ths. Nguyễn Văn Sứng


15


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: “Đề xuất giải pháp cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mặt thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đến
năm 2025, thích ứng với biến đổi khí hậu”

1.2.6. Cảnh quan thiên nhiên
Các kênh rạch trên khu đất quy hoạch là những cảnh quan thiên nhiên, có giá trị cần
được bảo vệ, khai thác hợp lý để tăng giá trị thẩm mỹ, môi trường xanh sạch cho khu
vực đô thị hóa.
1.2.7. Hiện trạng dân cư
Theo số liệu do phòng thống kê Thuận An cung cấp: năm 2005, dân số Thuận An
có khoảng 255 ngàn người, đến tháng 6/2008, dân số khoảng 311 ngàn người và tới
6/5/2009 dân số đã tăng lên 373,255 ngàn người, tốc độ tăng dân số bình quân giai
đoạn 2003-2009 là 6,7%. Tương lai tốc độ này sẽ có xu hướng giảm dần do thu hút
đầu tư ngành công nghiệp có xu hướng điều chỉnh giảm để phát triển thương mại dịch
vụ. Trong đó tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên khoảng 1%, còn lại là tăng cơ học.
Trong tổng số này có khoảng 122 ngàn dân số có hộ khẩu chính thức. Ngoài ra là
đăng ký tạm trú dài hạn và có số người làm việc ở đây nhưng không ở tại Thuận An…
Một số xã như An Phú, phường Bình Hòa, phường Lái thiêu… dân số thuộc diện KT4
nhiều hơn KT1. Các xã, phường có số lượng dân nhập cư lớn là do các xã này đã phát
triển khu, cụm công nghiệp tập trung và giáp quận của TP.HCM. Các xã khác như An
Sơn, phường Bình Nhâm có lượng dân cư nhập ít hơn.
Mật độ dân số trung bình trong Đô thị Thuận An khoảng 3700 người/km2. Tỷ lệ này
so với nông thôn là cao, so với vùng ngoại thành là vừa phải nhưng so với đô thị như
TPHCM thì còn thấp. Điều này chứng tỏ khả năng đất đai rất lớn của Thuận An để có
thể thu hút các dự án phát triển đô thị, dịch vụ, kho tàng….
Mật độ dân số rất không đều. Mật độ cao nhất gần 6.000 người/km2 là Thị trấn Lái

Thiêu, sau đó là An Thạnh và các phường Bình Chuẩn, Thuận Giao, Bình Hòa, An
Phú. Với quy mô này, mức độ dân số trên địa bàn các thị trấn là hợp lý, của xã là quá
cao. Các xã có mật độ thấp như Bình Nhâm, An Sơn do không có khu, cụm công
nghiệp tập trung trong khi ngành dịch vụ kinh tế vườn cây còn hạn chế, giao thông liên
hệ với Đại lộ Bình Dương không thuận lợi bằng địa bàn các xã, phường khác. Một đặc
điểm khác về phân bố dân cư là các xã tiếp giáp với quận Thủ Đức có mật độ dân số
cao, các xã có mật độ dân số thấp là các xã xa trung tâm, sự ảnh hưởng từ các địa bàn
phát triển công nghiệp dịch vụ phụ cận không lớn.
Lao động: theo tài liệu thống kê năm 2005, tổng số lao động là 197.9000 / tổng số
dân là 255.584 người (kể cả lao động ngoại tỉnh) chiếm 77% dân số toàn đô thị, tỷ lệ
lao động qua đào tạo không cao, số lượng lao động ngành nông nghiệp giảm. Tỷ lệ lao
động phi nông nghiệp năm 2005 chiếm 98,5% và theo xu hướng tiếp tục giảm ở các
năm 2006-2009.
SVTH: Vũ Thành Luân
GVHD: Ths. Nguyễn Văn Sứng

16


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: “Đề xuất giải pháp cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mặt thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đến
năm 2025, thích ứng với biến đổi khí hậu”

1.2.8. Hiện trạng sử dụng đất
Theo số liệu kiểm kê năm 2005, đất đã được sử dụng cho nhiều mục đích khác
nhau, trong đó nhiều nhất là đất nông nghiệp có 3.578,77ha chiếm 42,47%, đất chuyên
dùng 3.304,52 ha chiếm 39,22%, đất sông rạch 390,18ha chiếm 4,6%.
-

Trong đất chuyên dùng đất phát triển công nghiệp có khoảng 670 - 1000ha.


-

Đất quân sự 404,21ha chiếm 4,79%.

-

Đất ở đô thị (địa bàn 02 phường An Thạnh và Lái Thiêu) hiện có 288,11ha chiếm
16,1% diện tích tự nhiên, Đất ở nông thôn (các địa bàn còn lại) 1236,09. Bình quân
diện tích đất thổ cư khoảng 64 m2/người.

Đến đầu năm 2008 (theo số liệu báo cáo của UBND huyện), hiện trạng sử dụng đất
có khuynh hướng gia tăng diện tích đất ở và đất sản xuất phi nông nghiệp đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế xã hội; giảm diện tích đất nông nghiệp.
Đất cây xanh đô thị: Thuận An chưa có các công viên lớn của Đô thị. Mảng xanh
chủ yếu của Đô thị là sân Golf Sông Bé diện tích khoảng 107ha và khu du lịch vườn
cây ăn trái Lái Thiêu khoảng 800ha. Ngoài ra, Khu vực ven sông, kênh rạch chính của
xã Vĩnh Phú đã và đang hình thành các khu vực du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần như khu
Thanh cảnh, Phương Nam, Dìn Ký…. Các mảng xanh này tập trung tại khu vực phía
Tây Đại lộ Bình Dương tới sông Sài Gòn.
Hiện nay chỉ có công viên Lái Thiêu rộng khoảng 1000m2 ngoài ra còn các mảng
xanh nhỏ, phân tán trong các dự án khu dân cư mang tính hoa viên khu ở như khu dân
cư Vĩnh Phú I, Vĩnh Phú II….chưa hình thành, tổng quy mô hoa viên khu ở ước
khoảng 2ha.
Nhận xét : Theo bảng thống kê trên - Đất cây xanh TDTT trong đô thị khoảng
73,5ha – chiếm 0,18 % so với đất xây dựng – bình quân 0,27m2/người vậy là còn thiếu
so với tiêu chuẩn đất cây xanh qui hoạch đối với đô thị loại I-II là 6-7 m2/người, Đô thị
loại III – IV là 7 - 9 m2/ người.
Vì vậy để hướng tới 1 Đô thị hiện đại, phát triển bền vững qui hoạch phải chú trọng
đến các mảng xanh lớn của Đô thị như khu vực Chiến khu Thuận An Hoà, và quảng

trường cảnh quan và công viên ven sông, quy hoạch cải tạo vườn cây ăn trái du lịch
Lái Thiêu và cây xanh đường phố, cây xanh trong các nhóm nhà….

SVTH: Vũ Thành Luân
GVHD: Ths. Nguyễn Văn Sứng

17


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: “Đề xuất giải pháp cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mặt thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đến
năm 2025, thích ứng với biến đổi khí hậu”

Bảng 1.2 Hiện trạng sử dụng đất
HIỆN TRẠNG
LOẠI ĐẤT

STT

Diện tích
(ha)

m2/ng

Tỷ lệ
(%)
18,08

A


ĐẤT XÂY DỰNG ĐÔ THỊ

I

Đất khu dân dụng

1.524,20

48,89

1
2

Đất các đơn vị ở
Đất CTCC đô thị

1.204,53
25,45

38,64
0.82

3

Đất cây xanh TDTT

73,58

2,36


4
5

Đất giao thông nội bộ
Đất cơ quan, trường phổ thông

180,04
40,6

5,78
1,89

II

Đất ngoài khu dân dụng

3.261,53

104,62

6

Đất CN, TTCN, kho tàng

1.746,19

56,01

7


Đất cơ sở kinh doanh, dịch vụ

58,42

1,87

8

Đất giao thông đối ngoại

42,01

1,35

9

Đất khu vườn trái Lái Thiêu

800,0

25,66

107,00

3,43

11 Đất tôn giáo tín ngưỡng

3,67


0,12

12 Đất di tích lịch sử VH, du lịch

62,14

1,99

13 Đất an ninh quốc phòng

442,10

14,19

3.640,09

116,77

43,21

270,28

100

10 Đất sân Golf

B

ĐẤT Ở NÔNG THÔN


C

ĐẤT KHÁC NGOÀI ĐẤT XD ĐT

14 Đất nông nghiệp

2.671,78

15 Đất nuôi trồng thủy sản

451,06

16 Đất cây xanh (nghĩa trang, nghĩa địa trước đây)

127,07

17 Đất sông rạch, mặt nước

390,18

Tổng cộng diện tích thị xã

SVTH: Vũ Thành Luân
GVHD: Ths. Nguyễn Văn Sứng

38,71

8.425,82

18



Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: “Đề xuất giải pháp cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mặt thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đến
năm 2025, thích ứng với biến đổi khí hậu”

1.2.9. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
 Hiện trạng giao thông:
Hiện trên địa bàn thị xã Thuận An có hai loại hình vận tải là: vận tải đường bộ và
vận tải đường thủy.
Giao thông đường bộ: Theo hiện trạng có thể phân chia giao thông đường bộ của
Thuận An thành 07 nhóm cơ bản là: quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện mang tính đường
liên xã, đường đô thị (khu vực thị trấn Lái Thiêu và thị trấn An Thạnh), đường xã,
đường nội bộ khu ở và đường chuyên dùng trong các KCN, cụm CN được thiết kế
không gian mở phục vụ nhu cầu giao thông cho các khu, cụm CN và một phần đáp
ứng vai trò phục vụ giao thông dân sinh. Trong đó quốc lộ 13 là tuyến đặc biệt quan
trọng nối TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước và Campuchia.
 Hiện trạng san nền:
Thị xã Thuận An có địa hình dốc từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây thấp dần
xuống sông Sài Gòn. Phía Đông Quốc lộ 13 có dạng địa hình đồi núi, cao thấp không
đều, phía Tây QL13 có địa hình tương đối bằng phẳng và thấp trũng khu vực ven sông
Sài Gòn. Cao độ lớn nhất 33,0m đến 34,00m phía Bắc thị xã trên đường ĐT 743A,
thấp nhất từ 0.50m đến 1.00m khu vực ven sông Sài Gòn, địa hình bị phân cắt bởi
nhiều sông rạch trên toàn địa bàn. Cao độ xây dựng từ 1.20m đến 34.00m.
+ Đường QL13 có đoạn đi qua huyện Thuận An có cao độ từ 3.20m đến 27.30m
+ Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore cao độ xây dựng: 18.00m ÷ 31.20m
+ Thị trấn Lái Thiêu cao độ xây dựng hiện hữu từ 1.20m đến 8.00m
+ Khu dân cư hiện hữu ven sông Sài Gòn có cao độ dưới 1.20m thường xuyên bị
ngập nước do ảnh hưởng của mưa, triều cường và xả lũ hồ Dầu Tiếng.
 Hiện trạng cấp nước:

Thị xã Thuận An hiện nay đã có hệ thống cấp nước chung được xây dựng theo dự
án cấp nước khu vực Nam Bình Dương và kết nối đô thị Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận
An, nguồn cấp nước chính là nguồn nước mặt từ 2 sông là sông Sài Gòn và sông Đồng
Nai với 2 nhà máy nước gồm nhà máy nước Thủ Dầu Một và nhà máy nước Dĩ An.
Hai nhà máy cấp nước là: nhà máy nước Thủ Dầu Một và nhà máy nước Dĩ An. Mạng
lưới cấp nước của khu vực huyện được kết nối chung giữa 2 nhà máy nước Dĩ An và
Thủ Dầu Một. Đối với khu vực thị xã Thuận An mạng lưới cấp nước đã được xây
dựng các tuyến chính tuyến phân phối và gần phủ kín các khu vực tập trung dân cư Lái
Thiêu, An Thạnh và các khu công nghiệp.

SVTH: Vũ Thành Luân
GVHD: Ths. Nguyễn Văn Sứng

19


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: “Đề xuất giải pháp cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mặt thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đến
năm 2025, thích ứng với biến đổi khí hậu”

 Hiện trạng cấp điện:
-

Trạm Gò Đậu 110/22/15 kV – (2x63) MVA có 12 lộ ra 22kV cung cấp điện chủ
yếu cho thị xã Thủ Dầu Một, huyện Thuận An, một phần huyện Tân Uyên.

-

Trạm Sóng Thần 110/22kV – (2x63) MVA có 12 lộ ra 22kV cấp điện chủ yếu cho
các khu công nghiệp Sóng Thần, Bình Đường, Đồng An, một phần huyện Thuận

An và Dĩ An.

-

Trạm Bình Hoà 110/22kV – (2x63) MVA có 12 lộ ra 22kV cấp điện cho một phần
huyện Thuận An, Dĩ An và Tân Uyên.

 Hiện trạng thông tin liên lạc:
-

Trong khu vực quy hoạch hiện có hệ thống các tổng đài được nối với nhau bằng
các tuyến cáp quang mạch vòng và sử dụng truyền dẫn bằng viba để dự phòng sự
cố đứt cáp quang. Hiện nay mạng thông tin trên địa bàn Đô thị Thuận An cơ bản đã
ngầm hóa, nhưng vẫn còn nhiều tuyến cáp treo chằng chịt. Trong tương lai cần
ngầm hóa để tạo mỹ quan cho Đô thị.

-

Hiện tại trong Đô thị có 10 trạm viễn thông và 9 bưu cục (trong đó có các Bưu cục
có lắp đặt tổng đài như: Thuận An, Vĩnh Phú, Đồng An, KCN VSIP, Thuận Giao,
An Phú, Bình Chuẩn được đặt rải rác với bán kính trung bình giữa các trạm khoảng
3,4 km có thể đáp ứng được các dịch vụ viễn thông cho khu vực.

-

Tổng chiều dài các tuyến cống bể thông tin ngầm hiện hữu gần 80km.

-

Hệ thống viễn thông hiện tại đáp ứng được nhu cầu liên lạc trong nước và quốc tế.

Các dịch vụ Bưu chính viễn thông đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng khách
hàng trong và ngoài nước.

1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
 Hiện trạng xây dựng nhà ở:
Trước giải phóng, nhà ở khu vực này chủ yếu là nhà chia lô 03 – 10m mật độ xây
dựng dân cư thưa, chất lượng đã xuống cấp nhiều. Hiện nay công nghiệp hóa hiện đại
hóa ngày càng phát triển dẫn đến hiện trạng xây dựng nhà ở cũng có nhiều biến đổi:
-

Nhà ở trong các khu dân cư mới (kết hợp với bố trí tái định cư): các dự án có quy
mô khác nhau: nhỏ thì khoảng 3 – 4 ha, lớn khoảng 15 – 20 hoặc hơn 100 ha. Hầu
hết các dự án đều cùng giải pháp chia lô 5x20, 10x30,… cho các nhà liên kế - tự
xây trong hệ thống đường ô cờ. Đến nay, toàn đô thị có 42 dự án khu dân cư trên 8
xã, thị trấn, tổng diện tích quy hoạch 934,8 ha. Bố trí được khoảng 30.652 lô đất
nền và khoảng 21 lốc chung cư.

SVTH: Vũ Thành Luân
GVHD: Ths. Nguyễn Văn Sứng

20


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: “Đề xuất giải pháp cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mặt thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đến
năm 2025, thích ứng với biến đổi khí hậu”

-

Nhà ở xây dựng tự phát: đây là nhà dạng phổ biến tại nhiều khu vực khác nhau mà

tập trung nhất tại khu công nghiệp. Theo sơ bộ tính toán, mật độ trung bình tại các
khu tự xây lên tới 4000 – 4500 người/ha. Diện tích xây dựng chiếm hơn 90%.
Không gian trống chỉ còn các con hẻm. Mặt tiền được xây dựng để kinh doanh và
dịch vụ. Cơ sở hạ tầng rất thấp kém về đường giao thông, hệ thống thoát nước,
tuyến hạ cấp điện…

-

Nhà ở công nhân: đại bộ phận công nhân hiện đang thuê nhà do người dân địa
phương gần khu công nghiệp xây dựng và cho thuê với diện tích khoảng
3m2/người. Theo thống kê cơ cấu nhà ở của công nhân về chủ sở hữu như sau:
+ Nhà do dân tự xây dựng và cho thuê:

92 – 94%

+ Nhà do doanh nghiệp kinh doanh xây dựng và cho thuê nhà: 3- 4%
+ Nhà do các doanh nghiệp sản xuất xây dựng cho công nhân: 2 – 3%
+ Nhà do các tổ chức chính phủ phi lợi nhuận:
-

1 – 2%

Nhà nông thôn: Do đô thị hóa nhanh nên nhà nông thôn thuần túy như trước đây
còn rất ít. Hiện còn số lượng chưa cao và không đáng kể, hiện trạng chất lượng nhà
nông thôn như sau:
+ Nhà kiên cố: 11%
+ Nhà bán kiên cố: 63%
+ Nhà tạm: 26%

 Hiện trạng công trình dịch vụ:

Hệ thống công trình dịch vụ tại Đô Thị Thuận An có nhiều loại khác nhau bao gồm
các cơ sở dịch vụ ngân hàng, vận tải, thương mại, ăn uống, giải trí v.v… Đã hình thành
các chợ của các địa bàn trong Đô thị như khu vực chợ Lái Thiêu, Chợ Búng, chợ Vĩnh
Phú; hình thành thêm nhiều chợ mới từ năm 2000 đến nay như chợ Bình Đức, chợ
Đồng An (Bình Hòa), chợ Thạnh Bình (An Thạnh), chợ Hài Mỹ (Bình Chuẩn), chợ
Thuận Giao (Thuận Giao) v.v... Các chợ này vẫn mang tính chất chợ truyền thống của
những người bán buôn và bán sỉ nhỏ. Đã hình thành các trung tâm thương mại và siêu
thị trên địa bàn như Minh Sáng Plaza, siêu thị sách Lái Thiêu, Thuận Giao…
Đã hình thành dạng dịch vụ chủ yếu là thương mại, ăn uống, dịch vụ du lịch cuối
tuần ven các trục ĐLBD và các đường phố chính như Nguyễn Văn Tiết, ĐT 745 và
khu vực ven sông Sài Gòn, sông rạch chính ở Vĩnh Phú, Bình Nhâm.

SVTH: Vũ Thành Luân
GVHD: Ths. Nguyễn Văn Sứng

21


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: “Đề xuất giải pháp cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mặt thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đến
năm 2025, thích ứng với biến đổi khí hậu”

 Hiện trạng xây dựng công trình công cộng:
-

Hiện trạng các trường học:
+ Trường THPT: Toàn đô thị hiện có 3 trường PTTH: Trường PTTH Nguyễn Trãi
thuộc TT Lái Thiêu, trường PTTH Trịnh Hoài Đức tại thị trấn An Thạnh,
trường PTTH Trần Văn Ơn tại xã Thuận Giao.
+ Trường tiểu học và THCS: Toàn Đô thị có 20 trường Tiểu học và THCS phân

bố trên nhiều địa bàn khác nhau. Các trường hiện nay đã có quy hoạch để mở
rộng quy mô diện tích khoảng 1 ha để đảm bảo đủ diện tích xây dựng các cơ sở
trường, lớp cho số lượng học sinh tăng thêm.
+ Các cơ sở giáo dục khác: Ngoài các trường phổ thông, trong đô thị còn có trung
tâm dạy nghề tại xã Bình Hòa, quy mô không lớn. Trung tâm giáo dục thường
xuyên đặt thị trấn Lái Thiêu.

-

Hiện trạng các cơ sở y tế:
+ Trong Đô thị hiện có 15 cơ sở y tế gồm 1 bệnh viện, 2 phòng khám đa khoa, 10
trạm y tế xã, thị trấn, 1 trung tâm y tế dự phòng và 1 phòng y tế với tổng diện
tích là 3,63ha .
+ Từ năm 2006 đến nay đã thu hút đầu tư thêm 01 bệnh viện Hạnh Phúc (sản nhi)
qui mô 200 giường ở xã Vĩnh Phú, bệnh viện Đa khoa 100 giường ở xã Thuận
Giao. Đồng thời đang triển khai thủ tục đầu tư các dự án nâng cấp trạm y tế các
xã thành phòng khám khu vực An Thạnh, Thuận Giao, An Phú…

-

Hiện trạng công trình văn hóa thể thao:
+ Trung tâm văn hoá thể thao được bố trí tại khu phố Đông Tư , thị trấn Lái
Thiêu, quy mô 15,1ha, trong đó đất dành cho quảng trường, sân bóng, nhà thi
đấu TDTT, sân bãi khoảng 9ha. Đã xây dựng các nhà văn hóa xã Bình Chuẩn,
sân bóng đá phong trào ở Bình Chuẩn… và đang tiếp tục thực hiện ở An Phú,
Bình Hòa, Thuận Giao theo mô hình Cụm văn hóa liên xã với quy mô đất đai
bình quân khoảng 1,5ha/Cụm.

 Hiện trạng công viên cây xanh:
Trên địa bàn hiện có 1 công viên Lái Thiêu trước cửa UBND qui mô khoảng 0,1ha chưa đáp ứng yêu cầu của 1 đô thị, cây xanh tại các khu ở chủ yếu dạng hoa viên đáp

ứng cho từng khu ở, nhóm nhà. Cây xanh đường phố đã được quan tâm trồng tại các
đường chính tại Lái Thiêu, An Thạnh như các trục đường CMTT ( ĐT 745) Nguyễn
Văn Tiết……tuy nhiên, hiện do lưới điện, lưới BCVT chưa được ngầm hóa nên việc
trồng cây tán lớn các trục đường chính còn hạn chế.
SVTH: Vũ Thành Luân
GVHD: Ths. Nguyễn Văn Sứng

22


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: “Đề xuất giải pháp cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mặt thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đến
năm 2025, thích ứng với biến đổi khí hậu”

 Tiểu kết chương 1
Dựa vào quy hoạch của thị xã Thuận An có thể thấy thị xã nằm trong vị trí thuận
lợi, phía Bắc là thành phố HCM, tiếp giáp về phía Bắc là đô thị Thủ Dầu Một và đô thị
Dĩ An nằm ở phía Đông, là những đô thị nằm trong vùng hạt nhân của vùng TPHCM.
Thị xã thuận An có những thuận lợi:
-

Có quỹ đất tương đối lớn, cơ đất nền tương đối khá, địa hình thoải với độ phù hợp
dốc xây dựng cơ bản.

-

Hệ thống sông, kênh, rạch,… phong phú phù hợp nâng cấp phát triển hệ thống
thoát nước mặt.

-


Đã hình thành các khu công nghiệp lớn, đã thu hút hàng tỷ USD.
Thị xã thuận An có những khó khăn:

-

Hạ tầng cơ sở còn thiếu đồng bộ làm khó khăn trong việc cải tạo và xây dựng hệ
thống thoát nước mặt.

Nhìn chung khu vực thiết kế còn nhiều khó khăn nhưng có thể giải quyết bằng các
giải pháp thiết kế. Ngoài ra những thuận lợi sẽ giúp cho việc phát triển hệ thống thoát
nước mặt đạt hiệu quả cao hơn.

SVTH: Vũ Thành Luân
GVHD: Ths. Nguyễn Văn Sứng

23


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: “Đề xuất giải pháp cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mặt thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đến
năm 2025, thích ứng với biến đổi khí hậu”

CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MẶT
THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG
2.1. Khái niệm hệ thống thoát nước mặt
Hệ thống thoát nước là tổ hợp công trình, thiết bị và các giải pháp kỹ thuật được
thực hiện nhiệm vụ thoát nước.
Hệ thống thoát nước riêng: là hệ thống có hai hay nhiều mạng lưới một mạng lưới
dùng để vận chuyển nước thải bẩn (như nước thải sinh hoạt), trước khi xả vào nguồn

tiếp nhận phải qua xử lý: một mạng lưới khác dùng để vận chuyển nước thải quy ước
là sạch (như nước mưa) có thể xả thẳng vào nguồn tiếp nhận.
Hệ thống thoát mặt nước gồm:
-

Mạng lưới thoát nước mưa

-

Cống xả nước mưa

-

Giếng thu nước mưa

-

Giếng thăm và giếng chuyển bậc

-

Trạm bơm nước mưa

2.2. Các loại sơ đồ thoát nước
Do sự đa dạng về địa hình nên không thể xây dựng một số sơ đồ mẫu về thoát nước.
Trong thực tế, các sơ đồ thoát nước thường gặp có thể chia thành các loại sau:
-

Sơ đồ vuông góc: các công góp lưu vực được vạch tuyến vuông góc với hướng
dòng chảy nguồn. Sơ đồ sử dụng khi địa hình có độ dốc đổ ra nguồn (sông, hồ).

Chủ yếu dùng để thoát nước thải sản xuất quy ước sạch và nước mưa, được phép
xả thẳng vào nguồn tiếp nhận không cần qua xử lý.

-

Sơ đồ giao nhau: các công góp lưu vực được vạch tuyến theo hướng vuông góc với
hướng dòng chảy của nguồn và tập trung về công góp chính thường đặt song song
với nguồn (sông) để dẫn nước thải lên công trình xử lý.

-

Sơ đồ phân vùng: phạm vi thoát nước được chia thành nhiều khu vực hay khi đô thị
có địa hình dốc lớn. Nước thải từ vùng cao được dẫn tự chảy; nước thải từ vùng
thấp nhờ trạm bơm chuyển lên trạm xử lý. Ở mỗi vùng có sơ đồ riêng tương tự như
sơ đồ chéo nhau. Sơ đồ phân vùng thường được áp dụng khi địa hình có độ dốc lớn
hoặc dốc không đều về phía sông hoặc không thể thoát nước cho đô thị bằng tự
chảy được.

SVTH: Vũ Thành Luân
GVHD: Ths. Nguyễn Văn Sứng

24


Đồ án tốt nghiệp
Đề tài: “Đề xuất giải pháp cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mặt thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đến
năm 2025, thích ứng với biến đổi khí hậu”

-


Sơ đồ không tập trung: sử dụng đối với khu đô thị lớn hoặc đô thị có địa hình phức
tạp hoặc đô thị phát triển theo kiểu hình tròn. Sơ đồ có nhiều trạm xử lý độc lập
nhau.

Dựa vào cao độ địa hình và hệ thống sông ngòi, kênh rạch,… và các đặc điểm quy
hoạch của thị xã Thuận An để nước mưa sau khi được thu gom có thể lợi dụng điều
kiện tự nhiên mà thoát ra kênh rạch nên mạng lưới thoát nước mưa có thể xây dựng
theo sơ đồ giao nhau hoặc sơ đồ vuông góc.
Thị xã Thuận An có cao độ nền thuận lợi cho việc thoát nước tự chảy nhờ vào việc
quy hoạch san nền khống chế theo đường đồng mức và thấp dần về phía kênh rạch,
thuận lợi cho lượng nước mưa rơi xuống xả vào nguồn. Nên sơ đồ vuông góc phù hợp
với thoát nước mưa. Nước mưa sau khi được các cống góp lưu vực được vạch tuyến
vuông góc với hướng dòng chảy nguồn mạng lưới thu gom sẽ thoát ra kênh sau đó đổ
ra sông.
2.3. Chức năng và nhiệm vụ từng công trình
2.3.1. Cống và kênh mương
Cống thoát nước có nhiều hình dạng và tiết diện khác nhau: hình tròn, chữ nhật,
hình trứng, hình máng,… Trong đó tiết diện hình tròn, hình vuông và hình chữ nhật và
hình bán nguyệt được sử dụng nhiều hơn cả
-

Tiết diện hình tròn: dược sử dụng rộng rãi vì khả năng tải nước lớn, chịu được tải
trọng bên ngoài tốt nhất, dễ chế tạo, dễ lắp đặt khi thi công và có khả năng làm
sạch cao khi thoát nước. Khuyết điểm của loại cống tròn là giá thành cao.

-

Tiết diện hình trứng: thích hợp với hệ thống thoát nước chung có khả năng tự làm
sạch lớn và chịu lực tác dụng tốt nhất, nên thường dùng khi đường cống cắt qua
đường giao thông chính. Khuyết điểm của loại cống này chế tạo khó khăn và giá

thành cao.

-

Tiết diện hình vuông, hình chữ nhật: dùng cống lắp ghép, có khả năng chuyển tải
lưu lượng lớn.
Các loại cống dùng cho mục đích thoát nước phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

-

Bền vững, chịu tải trọng tốt.

-

Không bị thấm nước, không bị ăn mòn bởi axit, kiềm.

-

Trơn, nhẵn, có khả năng truyền tải lưu lượng cao.

-

Rẻ, có thể chế tạo bằng phương pháp công nghiệp từ vật liệu địa phương.

SVTH: Vũ Thành Luân
GVHD: Ths. Nguyễn Văn Sứng

25



×