Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu đô thị mới thủ thiêm quận 2,thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.22 MB, 83 trang )

Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu đô thị mới Thủ Thiêm – quận 2, T.p Hồ Chí Minh

TÓM TẮT
Trong thời đại ngày nay, “môi trường và sự phát triển bền vững ” là chiến lược quan
trọng hàng đầu của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế. Cùng với sự phát triển kinh tế
xã hội, nhu cầu sử dụng nước sạch của con người ngày càng cao cả về chất lượng và
số lượng. Để đảm bảo cung cấp nước đủ về cả số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu
cầu cho người dân cần phải thiết kế một hệ thống mạng lưới nước hoàn chỉnh có qui
mô tốt, công suất cao. Đề tài “Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu đô thị mới Thủ
Thiêm – Quận 2 , Tp. Hồ Chí Minh” chính là đề tài đồ án tốt nghiệp của em.
Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm nằm trong bán đảo Thủ Thiêm bao gồm các phường
An Khánh, Thủ Thiêm, An Lợi Đông, Bình An, Bình Khánh thuộc địa bàn quận 2 và
đối diện với trung tâm thành phố hiện hữu chỉ cách bởi sông Sài Gòn.
Theo tài liệu quy hoạch áp lực nước trên đường ống Φ500 tại vị trí cung cấp nước cho
khu vực thiết kế của đồ án là 15m, do đó để đảm bảo an toàn cấp nước và đủ áp lực
cho các nhu cầu dùng nước. Em chọn phương án cấp nước là: Từ đường ống Φ500 sẽ
được dẫn vào bể chứa đưa đến trạm bơm cấp II, từ trạm bơm cấp II nước sẽ được bơm
đến đài nước sau đó phân phối vào mạng lưới.
Tính toán thủy lực mạng lưới dùng nước trong giờ dùng nước lớn nhất.
Ứng dụng tính toán thủy lực và truy xuất kết quả trên phần mềm WaterGEMS.
So sánh kết quả tính toán thủy lực bằng phương pháp của Andreisep M.M và phần
mềm WaterGEMS.

SVTH: Phan Nguyễn Xuân Mai
GVHD: Nguyễn Huy Cương


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu đô thị mới Thủ Thiêm – quận 2, T.p Hồ Chí Minh


ABSTRACT
In today's environment, "the environment and sustainable development" is an
important strategic priority for many countries and international organizations. Along
with the socio-economic development, the demand for clean water is increasing in
quality and quantity. To ensure sufficient supply of water in both quantity and quality,
to meet the needs of the people, it is necessary to design a well-watered, high-capacity
water network. "Water supply network design for Thu Thiem new urban area - District
2, HCMC. Ho Chi Minh City "is the theme of my graduation project.
Thu Thiem new urban center is located in Thu Thiem peninsula, including An Khanh,
Thu Thiem, An Loi Dong, Binh An and Binh Khanh districts of District 2 and opposite
to the existing city center just by Saigon river.
According to the planning document, the water pressure on the pipeline is Φ500 at the
water supply site for the design area of the project is 15m, so to ensure water supply
safety and enough pressure for water consumption. I choose the water supply is: From
the pipe Φ500 will be taken into the reservoir to the pump station level II, from the
pump station level II will be pumped to the water station and then distributed to the
network.
Hydraulic network calculation using water during the largest water hours.
Application of hydraulic calculation and retrieval of results on WaterGEMS software.
Comparison of hydraulic calculation results by Andreisep M.M and WaterGEMS
software.

SVTH: Phan Nguyễn Xuân Mai
GVHD: Nguyễn Huy Cương


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu đô thị mới Thủ Thiêm – Quận 2, T.p Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

DANH SÁCH HÌNH .......................................................................................................5
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................6
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................7
1. Tính cần thiết của đề tài...............................................................................................7
2. Tình hình lĩnh vực nghiên cứu ....................................................................................7
3. Mục đích đồ án ............................................................................................................7
4. Nhiệm vụ đồ án............................................................................................................7
5. Phương pháp thực hiện ................................................................................................7
6. Dự kiến kết quả đồ án ..................................................................................................8
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KHU ĐÔ THỊ MỚI THỦ THIÊM –
QUẬN 2 ...........................................................................................................................9
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ ........................................................................................................9
1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ..........................................................................................9
1.2.1. Địa hình, địa mạo ..................................................................................................9
1.2.2. Khí hậu, thủy văn ................................................................................................10
a. Khí hậu .......................................................................................................................10
b. Thủy văn ....................................................................................................................10
1.2.3. Đất đai, địa chất ...................................................................................................11
1.2.4. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất ................................................................11
1.2.5. Hiện trạng ............................................................................................................14
1.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ..........................................................................14
1.4. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT ...............................................................15
1.4.1. Hiện trạng giao thông ..........................................................................................15
a. Giao thông công cộng ................................................................................................15
b. Giao thông đường bộ .................................................................................................15
1.4.2. Hiện trạng cấp nước và xử lý nước thải ..............................................................15
1.4.3. Hiện trạng cấp điện và điện thoại ........................................................................16

SVTH: Phan Nguyễn Xuân Mai
GVHD: ThS. Nguyễn Huy Cương


1


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu đô thị mới Thủ Thiêm – quận 2, T.p Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC .....................................17
2.1. KHÁI NIÊM VỀ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC .......................................................17
2.2. PHÂN LOẠI CỦA MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC ....................................................17
2.3. CHỨC NĂNG CỦA TỪNG CÔNG TRÌNH .........................................................18
2.3.1. Bể chứa nước sạch ...............................................................................................18
2.3.2. Trạm bơm cấp II ..................................................................................................18
2.3.3. Đài nước ..............................................................................................................18
2.3.4. Mạng lưới đường ống phân phối nước ................................................................19
2.3.5. Các thiết bị trên mạng lưới ..................................................................................21
a. Van 2 chiều ................................................................................................................21
b. Van xả khí ..................................................................................................................21
c. Van xả cặn .................................................................................................................21
d. Thiết bị lấy nước ........................................................................................................21
e. Thiết bị đo lưu lượng (đồng hồ đo nước) ..................................................................22
f. Giếng thăm, gối tựa ....................................................................................................22
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI.............................24
3.1. CƠ SỞ DỮ LIỆU THIẾT KẾ ................................................................................24
3.2. THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC .................................................................24
3.2.1. Tính toán mạng lưới cấp nước .............................................................................24
a. Các thông số tính toán mạng lưới ..............................................................................24
b. Xác định quy mô dùng nước .....................................................................................24
3.2.2. Tính toán lưu lượng nước cấp trong từng giờ trong ngày/ lập bảng chế độ dùng
nước khu vực .................................................................................................................29

3.2.3. Chọn phương án cấp nước ...................................................................................30
3.2.4. Chọn chế độ làm việc của trạm bơm cấp II. Tính thể tích bể chứa và đài nước .31
a. Chế độ làm việc của trạm bơm cấp II ........................................................................31
b. Xác định dung tích của đài nước theo chế độ bơm ...................................................32
c. Lựa chọn phương án xây dựng đài ............................................................................35
d. Xác định dung tích bể chứa .......................................................................................36
SVTH: Phan Nguyễn Xuân Mai
GVHD: ThS. Nguyễn Huy Cương

2


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu đô thị mới Thủ Thiêm – quận 2, T.p Hồ Chí Minh

3.2.5. Thiết kế và tính toán mạng lưới cấp nước ...........................................................38
a. Yêu cầu khi vạch tuyến mạng lưới ............................................................................38
b. Lựa chọn phương án vạch tuyến mạng lưới ..............................................................38
c. Lựa chọn vạch tuyến ống cấp nước sơ đồ tính toán thủy lực ....................................40
d. Lưu lượng tính toán cho từng đoạn ống ....................................................................40
e. Tính toán thủy lực mạng lưới trong giờ dùng nước lớn nhất ....................................44
f. Tính toán thủy lực bằng phần mềm WaterGEMS ......................................................54
g. So sánh kết quả tính toán thủy bằng phương pháp Andreisep M.M và phần mềm
WaterGEMS ..................................................................................................................55
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ ĐIỂN HÌNH .........................................................................59
4.1. MẶT BẰNG TRẮC DỌC ĐƯỜNG ỐNG CẤP NƯỚC .......................................59
4.2. THỐNG KÊ KHỐI LƯỢNG ỐNG VÀ PHỤ KIỆN CÔNG TRÌNH – TÍNH
TOÁN KHỐI LƯỢNG ĐÀO LẤP CỦA ĐOẠN ỐNG ĐIỂN HÌNH ..........................59
4.2.1. Khối lượng ống ....................................................................................................59
4.2.2. Khối lượng phụ kiện ............................................................................................60

4.2.3. Khối lượng đào lấp ..............................................................................................60
CHƯƠNG 5: SƠ BỘ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG .................................................68
5.1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH CẤP
NƯỚC SẠCH ................................................................................................................68
5.1.1. Hiện trạng môi trường .........................................................................................68
5.1.2. Các tác động đến môi trường, xã hội khi triển khai xây dựng mạng lưới cấp
nước ...............................................................................................................................68
5.1.3. Các giải pháp giảm thiểu tác động ......................................................................68
5.2. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN MẠNG LƯỚI CẤP
NƯỚC ............................................................................................................................69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................71
1. KẾT LUẬN ...............................................................................................................71
2. KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................72

SVTH: Phan Nguyễn Xuân Mai
GVHD: ThS. Nguyễn Huy Cương

3


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu đô thị mới Thủ Thiêm – quận 2, T.p Hồ Chí Minh

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1: Tổng hợp lưu lượng nước các giờ trong ngày dùng nước lớn nhất của đô thị.
Bảng 3.2: Xác định dung tích điều hòa của đài nước và bể chứa theo chế độ bơm.
Bảng 3.3: Xác định thể tích điều hòa của bể chứa nước.
Bảng 3.4: Lưu lượng dọc đường của đoạn ống.
Bảng 3.5: Lưu lượng nút.

Bảng 3.6: Vận tốc kinh tế.
Bảng 3.7: Quy định của ∆h và ∆q.
Bảng 3.8: Bảng tính toán thủy lực theo Andreisep M.M hiệu chỉnh lần 1.
Bảng 3.9: Bảng tính toán thủy lực theo Andreisep M.M hiệu chỉnh lần 2.
Bảng 3.10: So sánh phương pháp Andreisep M.M và phần mềm WaterGEMS về lưu
lượng nút.
Bảng 3.11: So sánh phương pháp Andreisep M.M và phần mềm WaterGEMS về lưu
lượng đoạn ống.
Bảng 4.1: Bảng tính toán thể tích phui đào.

SVTH: Phan Nguyễn Xuân Mai
GVHD: ThS. Nguyễn Huy Cương

4


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu đô thị mới Thủ Thiêm – quận 2, T.p Hồ Chí Minh

DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ phương án cấp nước cho khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Hình 3.2: Biều đồ dùng nước cho giờ dùng nước lớn nhất.
Hình 3.3: Sơ đồ tính toán thủy lực.
Hình 3.4: Sơ đồ tính toán thủy lực.
Hình 3.5: Phân bố sơ bộ lưu lượng trong mạng lưới.
Hình 3.6: Sơ đồ kết quả tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước sau 1 lần điều chỉnh
lưu lượng.
Hình 3.7: Sơ đồ kết quả tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước sau 2 lần điều chỉnh
lưu lượng.
Hình 3.8: Phần mềm WaterGEMS.

Hình 3.9: Kết quả phần mềm báo chạy thành công.
Hình 3.10: Các thông số về ống.
Hình 3.11: Các thông số về nút.
Hình 3.12: Các thông số về bơm.
Hình 3.13: Kết quả tính toán bằng phần mềm WaterGEMS.

SVTH: Phan Nguyễn Xuân Mai
GVHD: ThS. Nguyễn Huy Cương

5


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu đô thị mới Thủ Thiêm – quận 2, T.p Hồ Chí Minh

LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, “môi trường và sự phát triển bền vững” là chiến lược quan
trọng hàng đầu của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế.
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, nhu cầu sử dụng nước sạch của con người
ngày càng cao về chất lượng và số lượng.
Để đảm bảo cung cấp nước đủ về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu cho người
dân cần phải thiết kế một hệ thống mạng lưới nước hoàn chỉnh có qui mô tốt, công
suất cao.
Đề tài “Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu đô thị mới Thủ Thiêm – Quận 2 , Tp. Hồ
Chí Minh” chính là đề tài đồ án tốt nghiệp của em.
Mục đích của đồ án là vận dụng những kiến thức đã học để áp dụng vào thiết kế thực
tế.
Trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy hướng
dẫn Nguyễn Huy Cương và các giáo viên trong khoa Cấp thoát nước đã tận tình hướng
dẫn, giảng dạy và giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp.

Do kiến thức còn chưa rộng nên không tránh khỏi sai sót, kính mong quý thầy cô góp
ý để em rút kinh nghiệm cho công việc sau này.

SVTH: Phan Nguyễn Xuân Mai
GVHD: ThS. Nguyễn Huy Cương

6


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu đô thị mới Thủ Thiêm – quận 2, T.p Hồ Chí Minh

MỞ ĐẦU
1. Tính cần thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay, “môi trường và sự phát triển bền vững ” là chiến lược
quan trọng hàng đầu của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế.
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu sử dụng nước sạch của con người
ngày càng cao cả về chất lượng và số lượng.
Để đảm bảo cung cấp nước đủ về cả số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu cho
người dân cần phải thiết kế một hệ thống mạng lưới nước hoàn chỉnh có qui mô tốt,
công suất cao.
Đề tài “Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu đô thị mới Thủ Thiêm – Quận 2 , Tp.
Hồ Chí Minh” chính là đề tài đồ án tốt nghiệp của em.
2. Tình hình lĩnh vực nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đồ án đã sử dụng tài liệu nghiên cứu của viện quy hoạch
đô thị Thành phố Hồ Chí Minh cũng như sử dụng phần mềm WaterGEMS.
3. Mục đích đồ án
Mục đích của đồ án là vận dụng những kiến thức đã học để áp dụng vào thiết kế
thực tế, nhằm giải quyết được nhu cầu dùng nước của người dân trong khu đô thị
mới, đảm bảo cung cấp nước đủ đến từng hộ từng người dân trong khu vực.

4. Nhiệm vụ đồ án
Sử dụng kiến thức đã học kết hợp với việc sử dụng phần mềm WaterGEMS để tính
toán mạng lưới đường ống cấp nước cho khu đô thị mới Thủ Thiêm – Quận 2, Tp.
Hồ Chí Minh sao cho kinh tế nhất, vận tốc ống luôn trong tiêu chuẩn cho phép,
đồng thời áp lực mạng lưới luôn đủ để cung cấp nước đến người tiêu dùng trong
điều kiện bất lợi nhất.
5. Phương pháp thực hiện
- Phương pháp thu thập tài liệu.
- Phương pháp tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp toán học để tính toán thủy lực.
- Phương pháp đồ họa.
- Phương pháp sử dụng phần mềm chuyên ngành.

SVTH: Phan Nguyễn Xuân Mai
GVHD: ThS. Nguyễn Huy Cương

7


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu đô thị mới Thủ Thiêm – quận 2, T.p Hồ Chí Minh

- Phương pháp tham khảo ý kiến Giáo viên hướng dẫn, các bạn cùng lớp.
6. Dự kiến kết quả đồ án
- Tính toán lưu lượng thiết kế công suất cho toàn khu vực.
- Lập được bản chế độ dùng nước của đô thị, tính thể tích bể chứa, đài nước.
- Tính toán thủy lực mạng lưới dùng nước trong giờ dùng nước lớn nhất.
- Tính toán được các tuyến ống chính.


SVTH: Phan Nguyễn Xuân Mai
GVHD: ThS. Nguyễn Huy Cương

8


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu đô thị mới Thủ Thiêm – quận 2, T.p Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KHU ĐÔ THỊ MỚI THỦ
THIÊM – QUẬN 2
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm nằm trong bán đảo Thủ Thiêm bao gồm các phường
An Khánh, Thủ Thiêm, An Lợi Đông, Bình An, Bình Khánh thuộc địa bàn quận 2 và
đối diện với trung tâm thành phố hiện hữu chỉ cách bởi sông Sài Gòn.
Vị trí địa lý của trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm tiếp giáp:
-

Phía Bắc: Giáp sông Sài Gòn (quận Bình Thạnh).

-

Phía Nam: Giáp sông Sài Gòn (quận 7).

-

Phía Tây: Giáp sông Sài Gòn (quận 1 và quận 4).

-


Phía Đông: Giáp phường Bình Khánh (quận 2).

Quận 2 là quận mới đô thị hóa, với khu đô thị mới Thủ Thiêm trong tương lai gần là
trung tâm tài chính – thương mại mới của Tp. Hồ Chí Minh. Quận 2 được nối với
Quận 1 qua cầu Sài Gòn và cầu Thủ Thiêm. Đường hầm Thủ Thiêm qua sông Sài Gòn,
cầu Phú Mỹ và cầu Ba Son sẽ chính thức đi vào hoạt động vào cuối năm 2009. Với vị
trí tiếp giáp nhiều quận nội thành và hệ thống đường sá đang dần hoàn thiện, Quận 2
có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện quá trình đô thị hóa và trở thành trung tâm
mới của thành phố tương lại.
1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.2.1. Địa hình, địa mạo
Thủ Thiêm là một bộ phận của đồng bằng ngập triều ven sông Sài Gòn. Đây là một
vùng đất ngập nước đặc biệt, là nơi mà ta gặp được sự cùng tồn tại các loài thực vật
nước ngọt và nước lợ. Kết quả khảo sát thổ nhưỡng cho thấy đây là vùng đất phèn tiềm
tàng, hàm lượng clo trong dịch đất không cao nhưng có sự giảm dần từ bờ sông vào
nội đồng đã chứng tỏ có sự xâm nhiễm mặn.
Trên thực tế, nước lợ từ hạ lưu có thể đi ngược trên dòng sông chính và vượt quá khu
vực bán đảo Thủ Thiêm khi triều cường, nhưng mạng lưới lạch triều nông đã làm
chậm quá trình xâm nhập của nước lợ vào nội đồng, và nước lợ sẽ không dừng ở lâu
trong nội đồng cho tới pha triều rút tiếp theo.
Mặt khác, đất giàu hữu cơ và thảm thực vật đầm lầy dày đặc đã duy trì lượng nước
ngọt và điều này cản trở nước lợ xâm nhập xa vào đồng ngập. Đây là ví dụ rất rõ ràng
cho thấy mối cân bằng mong manh giữa các đặc điểm địa mạo chính đang kiểm soát
các hoạt động của đất ngập nước Thủ Thiêm và vì lý do này mà thực vật nước ngọt có

SVTH: Phan Nguyễn Xuân Mai
GVHD: ThS. Nguyễn Huy Cương

9



Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu đô thị mới Thủ Thiêm – quận 2, T.p Hồ Chí Minh

thể mọc ở ngay sau dải hẹp thực vật nước lợ nằm dọc theo các lạch triều trong vùng
đất ngập nước này.
Quận 2 thuộc địa hình đồng bằng. Đây là dạng địa hình thuận lợi cho việc xây dựng
các công trình nhà ở, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho quá trình đô thị
hóa phát triển.
1.2.2. Khí hậu, thủy văn
a. Khí hậu
Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa, từ
tháng 5 - 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau.
- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm, với số ngày có mưa là 120
ngày. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335mm, năm cao nhất có khi lên
đến 500mm, tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới 50mm và nhiều năm trong
tháng này không có mưa.
- Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 29oC
(tháng 4), tháng thấp nhất 24oC (tháng 1). Tổng nhiệt độ hoạt động hàng năm khoảng
9.500 - 10.0000C, số giờ nắng trung bình 2.400 giờ, có năm lên tới 2.700 giờ.
- Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp
nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc, về mùa
mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam. Tốc độ gió bình quân khoảng
0.7m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12m/s thường là Tây, Tây - Nam.
- Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80-90% và biến đổi theo mùa. Độ ẩm
được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây - Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất
thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa. Giống như nhiệt độ
không khí, độ ẩm trong năm ít biến động.
- Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm
độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là

trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày.
- Nhìn chung khí hậu ở khu quy hoạch có tính ổn định cao, không gặp thời tiết bất
thường như bão lụt, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
b. Thủy văn
Khu quy hoạch chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Sài Gòn. Sông Sài Gòn chịu
ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần,
theo đó thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch, gây nên tác động không nhỏ đối
với sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trong khu vực.

SVTH: Phan Nguyễn Xuân Mai
GVHD: ThS. Nguyễn Huy Cương

10


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu đô thị mới Thủ Thiêm – quận 2, T.p Hồ Chí Minh

1.2.3. Đất đai, địa chất
Với điều kiện khí hậu và thủy văn như trên, loại đất chủ yếu là đất xám và trầm tích
bãi bồi, thích hợp cho việc trồng lúa, cây ăn quả, rau xanh…Nền địa chất thuận lợi cho
việc xây dựng các công trình nhà ở, giao thông.
Nhìn chung, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho quá trình đô thị hóa Quận
2 phát triển mạnh.
1.2.4. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất
Khu đô thị mới Thủ Thiêm được chia thành 8 khu chức năng. Mỗi khu chức năng có
đặc điểm riêng về công năng sử dụng hỗn hợp, mật độ xây dựng riêng, các không gian
công cộng và các công trình điểm nhấn.
Khu chức năng số 1: tọa lạc tại một nửa phía bắc Khu Lõi Trung tâm, là khu trung
tâm thương mại dịch vụ đa chức năng mật độ cao. Các tòa tháp cao nhất bố trí dọc

theo cạnh đại lộ Vòng cung và Quảng trường Trung tâm, giảm dần chiều cao về phía
sông Sài Gòn và Hồ Trung tâm. Các công trình điểm nhấn, công cộng quan trọng trong
Khu chức năng số 1 là Trung tâm Hội nghị Triển lãm với Cầu đi bộ qua kênh số 1 kết
nối với Nhà Bảo tàng; Nhà hát Giao hưởng và Trung tâm Thông tin Quy hoạch.
+ Dân số cư trú thường xuyên : 12.700 người.
+ Số người làm việc : 81.700 người
+ Hệ số sử dụng đất trung bình toàn khu : 6,94.
+ Chiều cao công trình từ bốn (4) đến khoảng năm mươi (50) tầng.
Khu chức năng số 2: nằm ở phía Nam của Khu Lõi Trung tâm, là một khu phức hợp
mật độ cao với các chức năng thương mại, dân cư đa chức năng và thể thao giải trí.
Toàn khu được chia thành 3 khu nhỏ: Khu 2a ở phía Bắc Đại lộ Đông Tây, Khu 2b Khu Phức hợp Tháp Quan sát và Khu 2c - Khu Phức hợp Thể thao giải trí. Các công
trình cao tầng được bố trí dọc theo Đại lộ Vòng cung và Quảng trường với chiều cao
giảm dần về phía sông Sài Gòn và Hồ Trung tâm. Các công trình điểm nhấn, công
cộng quan trọng trong Khu chức năng số 2 là Công trình Khu Phức hợp Tháp Quan
sát, Sân vận động, Nhà thi đấu đa năng, Trường học và Trung tâm Hành chính địa
phương.
+ Dân số cư trú thường xuyên : 30.400 người.
+ Số người làm việc : 60.400 người
+ Hệ số sử dụng đất trung bình toàn khu : 4,89.
+ Chiều cao công trình từ bốn (4) đến khoảng năm mươi (50) tầng.
Riêng tầng cao Tháp Quan sát khoảng 86 tầng.
- Khu chức năng số 3: là một khu chức năng dân cư hỗn hợp nằm dọc bờ Bắc Thủ
SVTH: Phan Nguyễn Xuân Mai
GVHD: ThS. Nguyễn Huy Cương

11


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu đô thị mới Thủ Thiêm – quận 2, T.p Hồ Chí Minh


Thiêm, dưới chân Cầu Thủ Thiêm 1. Khu thương mại đa chức năng cao tầng được bố
trí dọc tuyến Đại lộ Vòng cung. Các chức năng dân cư hỗn hợp mật độ xây dựng thấp
hơn ở phía bờ sông Sài Gòn và Hồ Trung tâm. Công trình điểm nhấn, công cộng quan
trọng trong Khu chức năng số 3 là Trường học và Nhà bảo tàng đối diện Trung tâm
Hội nghị Triển lãm qua Kênh số 1.
+ Dân số cư trú thường xuyên : 28.100 người.
+ Số người làm việc : 2.545 người
+ Hệ số sử dụng đất trung bình toàn khu : 4,06.
+ Chiều cao công trình từ bốn (4) đến khoảng hai lăm (25) tầng.
Khu chức năng số 4: là khu dân cư hỗn hợp nằm ở phía Bắc Thủ Thiêm. Các công
trình thương mại đa chức năng mật độ cao tập trung dọc Đại lộ Vòng cung. Các chức
năng dân cư hỗn hợp và công trình công cộng có mật độ thấp dần về phía bờ sông Sài
Gòn và rạch Cá Trê lớn. Công trình điểm nhấn, công cộng quan trọng trong Khu chức
năng số 4 là ba (3) Trường học, Trung tâm sinh hoạt cộng đồng, Cơ quan Hành chính
Địa phương, Trạm Cứu hỏa và Trạm cung cấp nhiên liệu.
+ Dân số cư trú thường xuyên : 21.600 người.
+ Số người làm việc : 8.110 người
+ Hệ số sử dụng đất trung bình toàn khu : 3,23.
+ Chiều cao công trình từ bốn (4) đến khoảng hai mươi (20) tầng.
Khu chức năng số 5: bao gồm Khu công trình công cộng phía Bắc đại lộ Đông Tây và
khu dân cư mật độ thấp phía Nam đại lộ Đông Tây với các công trình thương mại đa
chức năng bố trí dọc theo tuyến đại lộ Đông Tây và đường Bắc – Nam. Các công trình
điểm nhấn, công cộng quan trọng trong Khu chức năng số 5 là Cung thiếu nhi, Tòa
nhà Cơ quan Hành chính Đô thị, Trạm cung cấp nhiên liệu, hai (2) trường học, Trung
tâm sinh hoạt cộng đồng và Cơ quan Hành chính địa phương.
+ Dân số cư trú thường xuyên : 8.200 người.
+ Số người làm việc : 9.200 người
+ Hệ số sử dụng đất trung bình toàn khu : 1,47.
+ Chiều cao công trình từ bốn (4) đến khoảng mười (10) tầng.

- Khu chức năng số 6: là khu vực nằm dọc theo Đại lộ Đông Tây và giữa các kênh
rạch tự nhiên của bán đảo Thủ Thiêm. Tại đây dự kiến bố trí Công viên Phần mềm ở
phía Bắc tuyến Đại lộ Đông Tây. Đây sẽ là đầu mối của các hoạt động kinh tế và
nghiên cứu về công nghệ thông tin. Kế cận là Bệnh viện quốc tế, vị trí này giúp cho
việc tiếp cận bệnh viện được nhanh chóng và dễ dàng từ phía đại lộ Đông Tây hoặc từ
các khu vực trong và ngoài Thủ Thiêm. Tại phía Nam đại lộ Đông Tây là Khu chức
năng bao gồm các khối thương mại hỗn hợp nằm dọc theo tuyến hành lang chính, phía
sau là các khu ở yên tĩnh và mật độ thấp hơn. Toàn khu vực được bố trí các tuyến giao

SVTH: Phan Nguyễn Xuân Mai
GVHD: ThS. Nguyễn Huy Cương

12


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu đô thị mới Thủ Thiêm – quận 2, T.p Hồ Chí Minh

thông công cộng như xe buýt hoặc tuyến xe buýt nội bộ và tuyến tàu điện ngầm dẫn
vào khu nhà ga nằm ở Bệnh viện và Công viên Phần mềm.
+ Dân số cư trú thường xuyên : 7.200 người.
+ Dân số tạm trú (căn hộ chuyên gia) : 1.720 người.
+ Số người làm việc : 54.800 người
+ Hệ số sử dụng đất trung bình toàn khu : 3,34.
+ Chiều cao công trình từ bốn (4) đến khoảng bốn mươi (40) tầng.
- Khu chức năng số 7: là Khu chức năng ở cực Đông của Thủ Thiêm, bao gồm nhiều
chức năng sau :
Khu ở phức hợp phía Đông, hiện đang được xây dựng, tạo nên cửa ngõ phía Đông của
Thủ Thiêm. Khu vực phát triển với tầng cao từ trung bình đến cao tầng với đầy đủ hệ
thống hạ tầng và dịch vụ công cộng.

Khu Khách sạn Nghỉ dưỡng Vùng Châu thổ phía Nam kết hợp hài hòa với điều kiện
cảnh quan tự nhiên của Thủ Thiêm. Khu Khách sạn được thiết kế đặc biệt nhằm đảm
bảo tối đa sự riêng tư cũng như kết nối với phần còn lại của dự án.
Khu Phức hợp Bến Du thuyền được đề xuất tại nơi giao nhau tại rạch Cá Trê lớn và
sông Sài Gòn. Du thuyền với đủ loại kích cỡ sẽ cập cảng tại đây với chức năng cảng
hành khách du lịch. Xung quanh khu cảng dự kiến là một quần thể các khu thương mại
như nhà hàng, cửa hiệu và chòi nghỉ.
+ Dân số cư trú thường xuyên : 21.800 người.
+ Số người làm việc : 360 người
+ Hệ số sử dụng đất trung bình toàn khu : 2,75.
+ Chiều cao công trình từ bốn (4) đến hai mươi lăm (25) tầng.
- Khu chức năng số 8: là Khu ngập nước phía Nam, là khu vực phát triển sinh thái đa
dạng nhất tại Thủ Thiêm. Hầu hết khu vực là đất trồng đước, các tuyến giao thông
thủy được nạo vét, các dự án phát triển phải rất cân nhắc nhằm bảo tồn khu vực quan
trọng này của bán đảo hiện hữu.
Tại một đô thị phát triển và mở rộng cực nhanh như thành phố Hồ Chí Minh, khu bảo
tồn sinh cảnh này là một phần rất quan trọng đối với toàn thành phố, đồng thời đóng
góp lớn cho hệ sinh thái của môi trường đô thị. Khi có đợt triều cường từ sông Sài Gòn
đổ vào hệ thống kênh đào và rừng đước tại khu ngập nước này, nước sẽ được lọc và đổ
ngược vào hệ thống giao thông thủy. Có 3 dự án phát triển có ảnh hưởng lớn đến khu
vực này : Khách sạn Nghỉ dưỡng Vùng Châu thổ phía Nam nổi (dựng trên hệ cọc)
được bố trí tại phía Tây; Công viên nước; và Khu nghiên cứu thực vật.
Các dự án này được thiết kế và quản lý theo phương thức bền vững, nhằm bảo đảm
khu ngập nước phía Nam phát triển ổn định để phục vụ theo đúng vai trò đối với Thủ
Thiêm, cũng như với toàn thành phố.
+ Số người làm việc : 300 người
SVTH: Phan Nguyễn Xuân Mai
GVHD: ThS. Nguyễn Huy Cương

13



Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu đô thị mới Thủ Thiêm – quận 2, T.p Hồ Chí Minh

+ Hệ số sử dụng đất trung bình toàn khu : 0,34.
+ Chiều cao công trình tối đa bốn (4) tầng.
 Tổng hợp về dân số khu đô thị mới Thủ Thiêm: Dân số dân cư là 130.000 (người).
1.2.5. Hiện trạng
Xấp xỉ 8,5 kilômét bờ sông
Khu đất có độ cao trong khoản từ 0,5 đến +1,5 mét trên mặt nước biển
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.949 mm
Hướng gió chủ đạo thổi từ đông nam sang tây bắc vào mùa khô, và tây nam sang đông
bắc vào mùa mưa.
Khu đất hiện nay bị cắt chia bởi mạng lưới kênh rạch chằng chịt, với độ sâu và bề rộng
khác nhau.
Thảm thực vật là đa dạng; phần lớn quang cảnh đã bị biến đổi do hoạt động thủy sản,
nông nghiệp và phát triển xây dựng.
Dân cư hiện đang sinh sống là 40.000
Điều kiện địa chất là tương đối đồng nhất đất bồi tích kỷ thứ tư – có thể xây cao ốc
đến 40 tầng
Dòng sông bị khai thác nặng bởi hoạt động của thương thuyền, xà lan và tàu đánh cá.
Dịch vụ hạ tầng còn giới hạn
Đường bộ nối vào khu đất này còn giới hạn
Một bến phà duy nhất nối sang Đại lộ Tôn Đức Thắng, tại Quảng trường Mê Linh.
1.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
Với vị trí địa lí thuận lợi và sự định hướng phát triển rõ ràng trong tương lai, kinh tế xã hội Quận 2 đang có sự chuyển biến rõ nét. Biểu hiện đầu tiên là cơ cấu kinh tế có sự
chuyển dịch: giảm dần tỉ trọng ngành, tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ. Bên
cạnh đó, tổng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế cũng tăng nhanh, tỉ trọng tổng giá
trị sản xuất trong tổng GDP thành phố cũng tăng mạnh.

Cùng với sự phát triển kinh tế, tình hình xã hội của Quận 2 cũng đang có nhiều chuyển
biến: chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện, thu thập bình quân đầu
người tăng, chỉ tiêu của các hộ gia đình cũng nâng lên. Giáo dục cũng phát triển qua sự
gia tăng số trường, lớp, số học sinh. Tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông tăng, trình độ
học vấn của người dân dần được nâng cao. Tình hình y tế cũng được cải thiện khi số

SVTH: Phan Nguyễn Xuân Mai
GVHD: ThS. Nguyễn Huy Cương

14


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu đô thị mới Thủ Thiêm – quận 2, T.p Hồ Chí Minh

trạm xá, số bác sĩ, nhân viên trong ngành y tế, số lượt người khám chữa bệnh tại các
bệnh viện, phòng khám trong toàn Quận… đều có xu hướng tăng lên.
1.4. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
1.4.1. Hiện trạng giao thông
a. Giao thông công cộng
Giao thông công cộng tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm gồm có các loại hình và hướng
tuyến như sau:
+ Tuyến tàu điện ngầm (M): nối từ khu trung tâm hiện hữu tại trạm cuối đường Hàm
Nghi vượt sông Sài Gòn, đi ngầm sang Thủ Thiêm theo hướng từ Tây sang Đông về
phía quận 2. Tại Thủ Thiêm có 3 nhà ga: Đại lộ Vòng Cung, Cung Thiếu Nhi và Bệnh
viện quốc tế.
+ Tuyến (AE): tàu điện tốc hành trên cao nối Thủ Thiêm với sân bay Long Thành,
Đồng Nai. Tuyến này tiếp tục được nghiên cứu về hướng tuyến và các yêu cầu kỹ
thuật.
+ Tuyến xe buýt nội bộ: Tuyến xe buýt khép kín tại Thủ Thiêm, đi dọc Đại lộ Vòng

cung, qua khu ngập nước phía Nam, đường dọc kênh số 3.
+ Các tuyến xe buýt đô thị: Kết nối Thủ Thiêm với các hướng khác nhau của Thành
phố qua các cầu vượt sông Sài Gòn, đường Trần Não, Đại lộ Đông Tây.
+ Tuyến phà (giao thông thủy sức tải lớn) dọc sông Sông Gòn: 3 trạm dừng tại Thủ
Thiêm.
+ Tuyến taxi thủy (giao thông thủy sức tải nhỏ): 9 trạm dừng tại Thủ Thiêm.
Việc triển khai thực hiện hệ thống giao thông công cộng là một trong các yêu tố ưu
tiên hàng đầu trong việc đầu tư xây dựng tại Thủ Thiêm, là yếu tố cơ bản để giải tỏa
tác động của các phương tiện giao thông cá nhân như xe hơi và xe gắn máy lên hệ
thống giao thông đường bộ theo thiết kế được đề xuất.
b. Giao thông đường bộ
Cấu trúc mạng lưới đường : bao gồm 3 cấp : các tuyến đường chính đô thị (cấp 1), các
tuyến đường phân khu chức năng (cấp 2) và một số tuyến đường nội bộ (cấp 3) trong
khu thương mại, khu dân cư.
1.4.2. Hiện trạng cấp nước và xử lý nước thải
Khả năng cung cấp theo đầu người vào năm 2020 ước đoán khoảng 150
lít/người/ngày. Các đường ống hiện có ở đường Trần Não sẽ được mở rộng đến Thủ
Thiêm. Đường ống chính với đường kính 500mm, sẽ đi ngang qua Thủ Thiêm dọc
theo đại lộ bùng binh (hoặc đại lộ giao thông) và đường tiếp xúc. Nó sẽ được phân ra
làm 2 nhánh và được kết nối với hệ thống cung cấp nước ở quận 7. Hệ thống phân

SVTH: Phan Nguyễn Xuân Mai
GVHD: ThS. Nguyễn Huy Cương

15


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu đô thị mới Thủ Thiêm – quận 2, T.p Hồ Chí Minh


phối nước với những đường ống nhỏ hơn được đặt trên đường vòng quay ở mỗi khu
vực.
Khối lượng nước thải vào khoảng 150.000m3 mỗi ngày, sẽ được thu thập qua hệ thống
chảy tự nhiên và trạm bơm rồi đổ vào nhà máy xử lý nước thải.
1.4.3. Hiện trạng cấp điện và điện thoại
Với lượng dân cư khoảng 130.000 người, nhu cầu điện vào khoảng 35 triệu kWh dựa
trên khoảng 10,3 kWh/người.
Trạm thay thế An Khánh sẽ được duy trì và kết nối với mạng lưới điện mới. 2 trạm
điện thay thế mới sẽ được xây dựng tại những điểm chuyển giao của Đại lộ Đông-Tây
và khu vực trung tâm. Trung tâm điện thoại sẽ thuộc một phần của tháp truyền hình.
Cả hai đường cáp điện và điện thoại được đặt ngầm dưới đất trong một hệ thống
đường ống chung.

SVTH: Phan Nguyễn Xuân Mai
GVHD: ThS. Nguyễn Huy Cương

16


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu đô thị mới Thủ Thiêm – quận 2, T.p Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
2.1. KHÁI NIÊM VỀ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
Mạng lưới cấp nước là một bộ phận của hệ thống cấp nước, là tập hợp các loại đường
ống với các kích cỡ khác nhau, làm nhiệm vụ vận chuyển và phân phối nước đến các
điểm dùng nước trong phạm vi thiết kế.
2.2. PHÂN LOẠI CỦA MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
Mạng lưới cấp nước bao gồm: đường ống chính, ống nhánh và ống nối phân phối nước
mạng lưới cấp nước chia làm 3 loại:

+ Mạng lưới cụt.
+ Mạng lưới vòng.
+ Mạng lưới hỗn hợp.
 Mạng lưới cụt: Là mạng lưới đường ống chỉ có thể cấp nước cho các điểm theo 1
hướng.
+ Ưu điểm:
-

Dễ tính toán.

-

Tổng chiều dài toàn mạng lưới ngắn do đó kinh phí đầu tư ít.

+ Nhược điểm: Không đảm bảo an toàn cấp nước nếu một đoạn ống đầu mạng có sự
cố thì toàn bộ hệ thống mất nước.
+ Ứng dụng: Cho thành phố nhỏ, thị xã, thị trấn không có khu công nghiệp hoặc chỉ có
đối tượng tiêu thụ không yêu cầu cấp nước liên tục.
 Mạng lưới vòng: là mạng lưới đường ống khép kín mà trên đó tại mọi điểm có thể
cấp nước từ 2 hay nhiều phía.
+ Ưu điểm: Đảm bảo an toàn trong cấp nước.
+ Nhược điểm:
-

Do không xác định được chiều nước chảy nên khó tính toán thiết kế.

-

Tổng chiều dài mạng lưới đường ống lớn dẫn đến chi phí đầu tư xây dựng cũng
như chi phí quản lý mạng lưới cao.


 Mạng lưới hỗn hợp: Được dùng phổ biến do kết hợp được ưu điểm 2 loại trên.
Mạng lưới vòng dùng cho cấp truyền dẫn và những đối tượng tiêu thụ nước quan
trọng.
Mạng lưới cụt phân phối cho những điểm ít quan trọng.
SVTH: Phan Nguyễn Xuân Mai
GVHD: ThS. Nguyễn Huy Cương

17


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu đô thị mới Thủ Thiêm – quận 2, T.p Hồ Chí Minh

2.3. CHỨC NĂNG CỦA TỪNG CÔNG TRÌNH
2.3.1. Bể chứa nước sạch
 Nhiệm vụ:
Bể chứa nước sạch có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng nước giữa trạm bơm cấp I và trạm
bơm cấp II. Nó còn có nhiệm vụ dự trữ lượng nước chữa cháy trong 3 giờ, xả cặn bể
lắng, nước rửa lọc và nước dùng cho các nhu cầu khác của nhà máy nước.
Các loại bể chứa: Bể chứa có thể làm bằng bê tông cốt thép, gạch xây có dạng hình
chữ nhật hoặc tròn trên mặt bằng.
Bể có thể xây nữa nổi, nữa chìm hoặc nổi. Khi đặt nổi cần có lớp đấtt phủ dày 0.5m.
Nước trong bể chứa nước sạch thường cao hơn mặt đất tự nhiên.
Khi dung tích bể lớn thường xây dạng hình vuông.
Bể chứa nước sạch về mặt kết cấu phải vũng chắc, chịu được tác dụng của tải trọng đất
và nước, không được rò rĩ và chống được ô nhiễm cho nước trong bể.
Bể chứa thường được xây làm nhiều ngăn để đảm bảo đủ thời gian tiếp xúc giữa nước
với chất khử trùng thường là 30 phút.
Bể chứa phải có độ dốc đáy về phía hố thu nơi đặt ống hút của máy bơm để thuận tiện

cho việc tháo rửa.
Bể chứa cần được bố trí:
-

Ống đưa nước sạch vào bể, ống dẫn nước.

-

Ống tràn.

-

Ống xả kiệt.

-

Thiết bị thông gió.

-

Lỗ thăm bậc lên xuống hoặc thang cho người lên xuống và vận chuyển trang
thiết bị.

2.3.2. Trạm bơm cấp II
Trạm bơm nước sạch từ bể chứa nước sạch vào mạng lưới cấp nước đô thị.
Chế độ làm việc của trạm bơm cấp II phải bám sát chế độ tiêu thụ nước để đảm bảo
yêu cầu dùng nước.
2.3.3. Đài nước
Xác định vị trí đặt đài nước:


SVTH: Phan Nguyễn Xuân Mai
GVHD: ThS. Nguyễn Huy Cương

18


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu đô thị mới Thủ Thiêm – quận 2, T.p Hồ Chí Minh

Căn cứ vào địa hình thực tế của khu dân cư trên bảng đồ tổng thể, căn cứ vào biểu đồ
dùng nước trong từng giờ trong ngày. Ta chọn phương án thiết kế tối ưu nhất để có thể
cấp nước đầy đủ và liên tục đảm bảo áp lực vận chuyển nước đến điểm xa nhất, cao
nhất trong khu vực, vừa đảm bảo kinh tế xây dựng công trình, vừa đảm bảo kế hoạch
phát triển và quy hoạch đô thị trong tương lại.
Các phương án xây dựng đài:
-

Mạng lưới cấp nước có đài đặt đầu mạng.

-

Mạng lưới cấp nước có đài đặt giữa mạng.

-

Mạng lưới cấp nước có đài đặt cuối mạng mạng.

Hình dạng của đài có thể là:
-


Đài có hình dạng trụ tròn bằng bê tông cốt thép, chân dạng hình tháp, giá thành
xây dựng cao, thi công phức tạp nhất là việc ghép chân và bầu đài.

-

Đài có dạng hình nấm chân hình trụ tròn đường kính không đổi thi công thuận
lợi, giá thành hạ. Phân bầu đài được đổ ngay dưới đất sau đó được kích lên độ
cao nhất định.

-

Đài có dạng hình cầu bằng kim loại lắp ghép, chân đìa làm bằng thép. Bầu và
chân đài được ghép đất sau đó dùng hệ thống tời để giữ đài đứng thẳng, cố định
đài bằng hệ thống dây căn.

Khi xây dựng đài cần bố trí các đặc điểm sau:
-

Cầu thang để lên xuống thăm nom, kiểm tra.

-

Thu lôi chống sét.

-

Đường ống dẫn nước vào và ra đài trên có bố trí các van khóa 2 chiều và 1
chiều.

-


Đường ống tràn và ống xả cặn được nối chung với nhau. Ống xả cặn để phục vụ
cho việc tháo rửa bể theo định kỳ. Ống tràn và ống xả cặn được nối với mạng
lưới thoát nước.

-

Thước báo hiệu mực nước có thể dùng hệ thống phao nổi với dây và hệ thồn
truyền động để thể hiện mực nước trong đài có thể quan sát từ xa phục vụ cho
việc quản lý trạm bơm cấp II.

2.3.4. Mạng lưới đường ống phân phối nước
Bao gồm các đường ống truyền dẫn và các đường ống phân phối nước cho các điểm
dân cư và xí nghiệp công nghiệp trong đô thị.

SVTH: Phan Nguyễn Xuân Mai
GVHD: ThS. Nguyễn Huy Cương

19


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu đô thị mới Thủ Thiêm – quận 2, T.p Hồ Chí Minh

Mạng lưới cấp nước là một trong những thành phần cơ bản của hệ thống cấp nước, nó
liên hệ trực tiếp với các ống dẫn, trạm bơm cấp II, các công trình bể điều hòa dự trữ.
Giá thành xây dựng mạng lưới chiếm 50 – 80% giá thành xây dựng toàn bộ hệ thống
cấp nước. Vì vậy cần phải nghiên cứu và thiết kế chính xác trước khi xây dựng.
Sự phân bố các tuyến ống của mạng lưới phụ thuộc vào các yếu tố sau:
-


Đặc tính quy hoạch cấp nước của khu vực sự phân bố các đối tượng dùng nước
riêng rẽ, sự bố trí các tuyến đường, hình thú kích thước các khu nhà ở, cây
xanh…

-

Sự có mặt của các chướng ngại vật thiên nhiên hay nhân tạo như sông, rạch,
đường sắt…

-

Mạng lưới cấp nước có thể chia làm 2 loại đó là: mạng lưới cụt và mạng lưới
vòng.

-

Phân loại theo chức năng phục vụ gồm có:
+ Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Phục vụ nhu cầu của người dân trong các đô thị
như cấp nước ăn uống, tắm rửa, giặt giũ.
+ Hệ thống cấp nước sản xuất: dùng để cung cấp nước cho các dây chuyền công
nghệ sản xuất trong các nhà máy.
+ Hệ thống cấp nước chữa cháy: Dùng để cung cấp lượng nước cần thiết để dập
tắt đám cháy khi có cháy xảy ra.
+ Hệ thống cấp nước kết hợp: là sự kết hợp giữa 2 hay nhiều hệ thống riêng biệt
thành một hệ thống cấp nước.

-

Phân loại theo phương pháp sử dụng:

+ Hệ thống cấp nước chảy thẳng: Nước chỉ cấp cho mục đích sử dụng nào đó,
sau đó thải vào mạng lưới thoát nước đô thị. Hệ thống này thường dùng cho hệ
thống cấp nước sinh hoạt.
+ Hệ thống cấp nước tuần hoàn: Nước được sử dụng theo chu trình khép kín.
Hệ thống này tiết kiệm nước vì bổ sung một lượng nước hao hụt trong quá trình
tuần hoàn. Hệ thống này thường dùng cho các khu công nghiệp.
+ Hệ thống cấp nước dùng lại: hệ thống này thường dùng khi chất lượng nước
thải ra của đối tượng dùng nước trước vẫn đảm bảo cấp nước cho đối tượng
dùng nước sau. Thường dùng cho khu công nghiệp.

-

Phân loại theo phương pháp chữa cháy:

SVTH: Phan Nguyễn Xuân Mai
GVHD: ThS. Nguyễn Huy Cương

20


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu đô thị mới Thủ Thiêm – quận 2, T.p Hồ Chí Minh

+ Hệ thống chữa cháy áp lực cao: có áp lực tự do cần thiết của vòi phun chữa
cháy đặt tại điểm cao nhất của ngôi nhà cao nhất không nhỏ hơn 10m với lưu
lượng tính toán vòi là 5l/s.
+ Hệ thống chữa cháy áp lực thấp: Là hệ thống cấp nước được thiết kế với áp
lực nước của mạng lưới chỉ đủ đưa nước lên xe chữa cháy. Bơm trên xe chữa
cháy có nhiệm vụ tạo ra áp lực cần thiết để dập tắt đám cháy.
2.3.5. Các thiết bị trên mạng lưới

Để mạng lưới cấp nước làm việc được an toàn, dễ quản lý, trên mạng lưới cần bố trí
một số công trình và thiết bị để phân phối nước, điều tiết dòng chảy, để phòng sự cố và
thau rửa đường ống.
a. Van 2 chiều
- Van 2 chiều dùng để mở và điều tiết dòng chảy.
- Theo cấu tạo van chia ra làm 2 loại: van cánh hình nêm và van cánh song song.
- Thân cấu tạo bằng gang, 2 đầu van chế tạo bằng mặt bích để dễ dàng tháo lắp.
b. Van xả khí
- Van xả khí thường đặt ở vị trí cao của mạng lưới, những vị trí gẫy góc của mạng
lưới.
- Van xả khí có chức năng xả hết không khí tập trung trên đường ống để nước chảy
đầy ống và không gây tổn thất ở những vị trí đọng khí trên đường ống.
- Van xả khí được chế tạo theo 2 loại kích thước:
+ Loại có đường kính d = 25mm để lắp đặt đường ống có d ≤ 500mm.
+ Loại có đường kính d = 25mm để lắp đặt đường ống có d ≥ 500mm.
c. Van xả cặn
- Van xả cặn được đặt ở vị trí thấp của mạng lưới có chức năng xả cặn trong đường
ống khi thau rửa.
- Van có cấu tạo giống như một cái tê, có nhánh xả ở sát đáy và được chế tạo mặt bích
để dễ dàng bắt van vào.
- Van xả cặn được đặt trong giếng thăm để quản lý và được nối với đường ống xả vào
mạng lưới thoát nước hoặc sông hồ cạnh đó.
d. Thiết bị lấy nước
Vòi nước công cộng:

SVTH: Phan Nguyễn Xuân Mai
GVHD: ThS. Nguyễn Huy Cương

21



Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu đô thị mới Thủ Thiêm – quận 2, T.p Hồ Chí Minh

- Vòi nước công cộng được đặt ở các ngã ba, ngã tư đường phố hay dọc theo tuyến
hố dài với bán kính phục vụ không vượt quá 200m xung quanh chỗ đặt vòi nước
công cộng xây gờ chắn và có biện pháp thoát nước dễ dàng.
Thiết bị lấy nước chữa cháy:
-

Thiết bị dùng để lấy nước vào các thùng chứa nước trên xe cứu hỏa hoặc xe
phun nước tưới đường để chữa cháy.

-

Thiết bị có thể đặt ngầm (họng chữa cháy) hay nổi lên trên (cột lấy nước chữa
cháy) ở mạng lưới cấp nước bên ngoài.

-

Họng chữa cháy bố trí dọc theo đường ô tô, cách mép đường của lòng đường
không quá 2.5m và cách tường nhà không dưới 3m. Khoảng cách của họng
chữa cháy có thể lấy trong khoảng 150 ÷ 300m.

-

Họng chữa cháy có kích thước d = 60 ÷ 100mm, đặt ngầm dưới đất, trong các
giếng có nắp, đảm bảo mĩ quan. Chiều cao họng chữa cháy phụ thuộc vào chiều
sâu đặt ống và bằng 0.5 ÷ 2.5m.


-

Cột chữa cháy có thân cột làm bằng gang có mặt bích để lắp vào tê, thập chữa
cháy gồm có d = 75 ÷ 125mm và có độ sâu từ 0.75 ÷ 2.8m tùy thuộc vào độ sâu
đặt ống.

-

Khi có cháy, đội phòng cháy sẽ mở mũ cột và mang đầu cột di động lắp vào.
Mở máy quay của đầu cột sẽ nậy trục đứng của đầu và thân cột lên kéo theo
phao hình cầu lên và nước chảy ra. Nhanh chống lắp ống vải gai chữa cháy vào
2 tai cột bằng êcu đặc biệt. Sau đó mở 2 tay quay 2 bên thì nước chảy lên theo
ống chữa cháy.

e. Thiết bị đo lưu lượng (đồng hồ đo nước)
Đồng hồ đo nước dùng để xác định lưu lượng nước tiêu thụ của một đối tượng hay
của một ngôi nhà cụ thể.
Các loại đồng hồ đo nước như: đồng hồ đo nước lưu tốc, đồng hồ đo kiểu vòi
venture, đồng hồ kiểu màng.
f. Giếng thăm, gối tựa
Giếng thăm được xây dựng ở các nút của mạng lưới, nơi có đường ống giao nhau và
bố trí thiết bị van, tê, thập, côn, cút…
Kích thước của giếng thăm phụ thuộc vào kích thước đường ống và các thiết bị phụ
tùng trên nó.

SVTH: Phan Nguyễn Xuân Mai
GVHD: ThS. Nguyễn Huy Cương

22



Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu đô thị mới Thủ Thiêm – quận 2, T.p Hồ Chí Minh

Gối tựa: thường đặt trên mặt thẳng đứng hay mặt nằm ngang, ở những chỗ phân
nhánh, rẽ ngoặt hay cuối của những đoạn ống cụt, là những nơi dễ phát sinh ứng lực
do sự thay đổi chuyển động của dòng nước gây ra. Những ứng lực này có thể làm vỡ
ống, hỏng mối nối và làm rò rỉ nước.

SVTH: Phan Nguyễn Xuân Mai
GVHD: ThS. Nguyễn Huy Cương

23


×