Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác quản lý chất thải sinh hoạt ở các chung cư trên địa bàn quận tân phú thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.2 MB, 109 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Quận Tân Phú, tuy là một quận ven mới được thành lập từ năm 2003, nhưng với
tốc độ phát triển kinh tế cao đã tập trung một lượng cư dân khá lớn. Để đáp ứng nhu cầu
nơi ở của mọi người dân thì quận Tân Phú đã và đang xây dựng, hình thành và phát triển
33 nhà ở chung cư bao gồm 16 chung cư mới được xây dựng cũng như cơ sở hạ tầng
còn tương đối tốt và 17 chung cư bị hư hỏng xuống cấp đang cần thẩm định, đánh giá
chất lượng. Đây là mô hình thích hợp nhất đối với sự phát triển của một đô thị lớn như
Thành phố Hồ Chí Minh vì chúng tiết kiệm được một diện tích đất khá lớn và cùng với
các công trình phụ trợ như công viên, siêu thị, nhà trẻ, phòng gym,.... Tuy nhiên, tồn tại
song song chung cư cũ và mới dẫn đến tình trạng không đồng bộ trong công tác thu gom
chất thải rắn sinh hoạt, nếu như không có cách xử lý, thu gom, quản lý tốt thì lượng rác
thải sẽ phát sinh ngày càng nhiều gây mất mỹ quan đô thị và gây ảnh hưởng đến sức
khỏe của người dân sống trong khu vực chung cư.
Kết quả khảo sát thực tế hiện nay cho thấy, quận Tân Phú có 3 loại hình thức thu
gom rác thải chung cư: thu gom rác theo từng căn hộ, thùng rác được đặt tại mỗi tầng
của chung cư, ống xả rác đứng. Nhìn chung thì quy trình thu gom rác tại chung cư giống
nhau nhưng qua khảo sát thì tác giả nhận thấy giai đoạn lưu trữ và vận chuyển rác tại
các chung cư không hoàn toàn giống nhau mà chia thành 2 nhóm:
 Nhóm I: Hệ thống tiếp nhận rác bằng ống đứng.
 Nhóm II: Hình thức thu gom rác thải theo từng căn hộ và thùng rác được đặt tại mỗi
tầng của chung cư.
Quá trình lưu trữ và thu gom vẫn còn tồn đọng một số vấn đề: hệ thống thu gom
rác quá cũ chưa được nâng cấp, rác không được phân loại ngay tại nguồn, chưa trang bị
thiết bị khử mùi tại các hầm chứa rác, thiếu nhân lực trong công tác quản lý và thu gom
rác thải, phương tiện thu gom thô sơ làm rơi rãi rác trong quá trình thu gom, quy trình
thu gom không thống nhất,….
Đề tài đã đưa ra được những giải pháp nhằm khắc phục và cải thiện hơn trong
công tác thu gom rác thải tại các chung cư trên địa bàn quận. Đưa ra những giải pháp về
quản lý thu gom, những giải pháp kỹ thuật như đề xuất mô hình phân loại và quản lý
chất thải rắn; hệ thống ống xả rác kết hợp phân loại rác; thiết bị thu gom, vận chuyển
rác và gas cùng một hố; máy khử mùi rác thải tại các hầm chứa rác. Bên cạnh đó, còn


đưa ra những giải pháp về mặt tuyên truyền, giáo dục ý thức của người dân giúp cư dân
nhận biết được cách phân loại rác tại nguồn, tổ chức các buổi tập huấn lồng ghép vào
các chương trình cộng đồng như trung thu, quốc tế thiếu nhi,…góp phần tích cực vào
công tác quản lý môi trường nói chung và từng khía cạnh môi trường nói riêng.


ABSTRACT
Tan Phu district, although a new coastal district was established in 2003, but with
a high economic development has concentrated a large number of residents. To meet the
housing demand of all residents, Tan Phu district has been building, forming and
developing 33 apartment houses including 16 newly built apartments as well as
relatively good infrastructure and 17 damaged apartments are in need of appraisal and
quality assessment. this is the most suitable model for the development of a large city
such as Ho Chi Minh City, because they save a large area of land and along with
auxiliary buildings such as parks, supermarkets, kindergartens, gyms, ..... However, the
old and new condominiums in the same time lead to the asynchronous situation in the
collection of solid waste. If there is no way to handle, collect and manage well, waste
will be distributed. More and more causing the beauty of the city and affecting the health
of the people of the city.
According to the current survey results, Tan Phu district has three types of
garbage collection: apartment garbage collection, garbage cans at each floor of the
apartment building, standing garbage pipes. In general, the process of garbage collection
in the apartment is the same, but through the survey, the author found that the storage
and transportation of garbage in the apartment is not quite the same but divided into two
groups:
• Group I: Garbage collection system by vertical pipe.
• Group II: Garbage collection for each apartment and garbage can be placed at each
floor of the apartment.
There are some problems with the storage and collection process: the old
garbage collection system has not been upgraded, garbage is not classified right at the

source, not equipped with deodorization equipment in garbage bins, lack of manpower
in management and monitoring of collection, rude collection means to disperse garbage
during collection process, collection process is inconsistent, ...
The topic has been proposed solutions to overcome and improve the garbage
collection in the apartment in the district. Introduce solutions for collection
management, technical solutions such as the proposed classification and management
of solid waste; litter system combined waste sorting; garbage and gas collection and
transportation facilities; Deodorizer in garbage vaults. In addition, there are solutions
for awareness and propaganda of people to help residents understand how to sort waste
at the source, organize training sessions integrated into community programs such as
Mid-Autumn Festival, International Children's Day, etc., contributing positively to the
environmental management in general and each aspect of the environment in particular.


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

....................................................................................................................................
TP.HCM, Ngày… Tháng… Năm 2017
Nhận xét của giáo Viên Hướng Dẫn


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
TP.HCM, Ngày… Tháng… Năm 2017
Nhận xét của giáo Viên Phản Biện


Luận luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác quản lý chất thải sinh hoạt

ở các chung cư trên địa bàn Quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh.

MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ............................................................................. vi
CHƯƠNG MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.........................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................2
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................2
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................2
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................3
6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN ........................................................................................3
CHƯƠNG 1 ....................................................................................................................4
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT. ......4
1.1

ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN VỀ CHẤT THẢI RẮN .................................................4

1.2 NGUỒN GỐC, THÀNH PHẦN, KHỐI LƯỢNG PHÁT SINH CHẤT THẢI
RẮN SINH HOẠT ..........................................................................................................5
1.2.1

Nguồn gốc.......................................................................................................5

1.2.2

Thành phần chất thải rắn ................................................................................6


1.2.3

Khối lượng chất thải rắn .................................................................................8

1.3

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT THẢI RẮN ĐẾN MÔI TRƯỜNG .......................11

1.3.1

Môi trường đất ..............................................................................................11

1.3.2

Môi trường nước ...........................................................................................11

1.3.3

Môi trường không khí ...................................................................................12

1.3.4

Ảnh hưởng đến sức khỏe con người và mỹ quan đô thị ...............................12

1.4 CÁC CÔNG TÁC THU GOM VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CTRSH Ở VIỆT
NAM .............................................................................................................................13
1.4.1

Công tác thu gom rác ở Việt Nam ................................................................13


1.4.2

Phương pháp xử lý CTRSH ở Việt Nam ......................................................15

1.5 CÔNG TÁC THU GOM VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CTRSH TRÊN THẾ
GIỚI .............................................................................................................................17
SVTH: Nguyễn Thị Ny
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết

i


Luận luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác quản lý chất thải sinh hoạt
ở các chung cư trên địa bàn Quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh.
1.5.1

Công tác thu gom rác trên thế giới ...............................................................17

1.5.2

Phương pháp xử lý CTRSH trên thế giới .....................................................19

CHƯƠNG 2 ..................................................................................................................22
HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI CÁC
CHUNG CƯ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN. .....................................................................22
2.1

TỔNG QUAN VỀ QUẬN TÂN PHÚ ................................................................22


2.1.1

Vị trí địa lý ....................................................................................................22

2.1.2

Đơn vị hành chính ........................................................................................23

2.1.3

Dân số ...........................................................................................................25

2.1.4

Tình hình xã hội ............................................................................................28

2.1.5

Tình hình phát triển kinh tế ..........................................................................29

2.2

HIỆN TRẠNG CHUNG CƯ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN .....................................30

2.2.1

Tình hình vệ sinh chung về môi trường của các chung cư: ..........................30

2.2.2


Quy hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn quận Tân Phú ...............................33

2.3

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG CÁC CHUNG CƯ ................................................33

2.4

HỆ THỐNG QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT ...........................................38

2.5

CÔNG TÁC THU GOM CTRSH. ......................................................................41

2.5.1

Tổ chức các lực lượng thu gom ....................................................................41

2.5.2

Quy trình thu gom chất thải rắn ....................................................................46

2.5.3

Hệ thống trung chuyển và vận chuyển .........................................................48

2.6 THU PHÍ VỆ SINH VÀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VỚI CHẤT THẢI RẮN
THÔNG THƯỜNG .......................................................................................................51
2.6.1


Hiện trạng thu phí trên địa bàn quận Tân Phú ..............................................51

2.6.2

Những vấn đề còn tồn đọng trong công tác thu phí vệ sinh và phí BVMT .53

2.7 TÍNH TOÁN DỰ BÁO LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT PHÁT SINH
TRONG TƯƠNG LAI ..................................................................................................54
2.7.1

Dự đoán dân số ở quận Tân Phú đến năm 2025 ...........................................54

2.7.2
2025

Dự đoán khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở quận Tân Phú đến năm
......................................................................................................................55

SVTH: Nguyễn Thị Ny
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết

ii


Luận luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác quản lý chất thải sinh hoạt
ở các chung cư trên địa bàn Quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG 3 ..................................................................................................................58
KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TẾ VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CTRSH TẠI CÁC
CHUNG CƯ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN. .....................................................................58

3.1

KẾT QUẢ KHẢO SÁT TẠI 10 CHUNG CƯ CỤ THỂ ....................................58

3.1.1

Thông tin 10 chung cư ..................................................................................58

3.1.2

Khối lượng và mức phát sinh RTSH tại các chung cư .................................60

3.1.3

Hiện trạng quản lý CTRSH tại các chung cư ...............................................63

3.2

HỆ THỐNG THU GOM VÀ QUẢN LÝ CTRSH TẠI CHUNG CƯ ................65

CHƯƠNG 4 ..................................................................................................................78
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CTRSH TẠI CÁC CHUNG CƯ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ..................78
4.1 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTRSH TẠI CÁC CHUNG
CƯ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ........................................................................................78
4.1.1

Những mặt chưa làm được ...........................................................................78

4.1.2


Những mặt làm được ....................................................................................79

4.2 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
CTRSH TẠI CÁC CHUNG CƯ. ..................................................................................79
4.2.1

Giải pháp quản lý công tác thu gom .............................................................79

4.2.2

Giải pháp phân loại rác tại nguồn (PLRTN) ................................................81

4.2.3

Giải pháp về mặt tuyên truyền, giáo dục ......................................................90

KẾT LUẬN ..................................................................................................................92
KIẾN NGHỊ .................................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................96
PHỤ LỤC ......................................................................................................................97

SVTH: Nguyễn Thị Ny
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết

iii


Luận luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác quản lý chất thải sinh hoạt

ở các chung cư trên địa bàn Quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

NĐ-CP

Nghị định - Chính Phủ

BVMT

Bảo vệ môi trường

TT-BTC

Thông tư - Bộ Tài chính

LCQ-TNMT-TC-CT Liên Cơ Quan - Tài nguyên Môi trường - Tài chính - Cục
Thuế
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

MTV


Một thành viên

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường



Quyết định

UBND

Ủy ban nhân dân

TT-BXD

Thông tư - Bộ Xây dựng

TTC

Trạm trung chuyển

VSDL

Vệ sinh dân lập

VSCL

Vệ sinh công lập


SVTH: Nguyễn Thị Ny
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết

iv


Luận luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác quản lý chất thải sinh hoạt
ở các chung cư trên địa bàn Quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 - Nguồn gốc và thành phần phát sinh chất thải rắn ..........................................5
Bảng 1.2 - Tỷ lệ % CTRSH theo thành phần chất thải ...................................................7
Bảng 1.3 - Khối lượng CTRSH từ năm 2011-2016 ........................................................9
Bảng 1.4 - Phần trăm khối lượng nguồn thải CTRSH quận Tân Phú ...........................10
Bảng 2.1 – Thống kê các phường trong quận Tân Phú .................................................23
Bảng 2.2 - Dân số trung bình năm của quận Tân Phú (ĐVT: người) ...........................26
Bảng 2.3 – Thống kê dân số các phường của quận Tân Phú.........................................27
Bảng 2.4 Thống kê quận Tân Phú năm 2014-2016 .......................................................28
Bảng 2.5 - Tốc độ phát triển và cơ cấu 5 ngành chủ yếu có giá trị kinh tế lớn .............29
Bảng 2.6 - Danh sách các chung cư có cơ sở hạ tầng còn tương đối tốt (từ năm 2012 đến nay) trên địa bàn quận Tân Phú ..............................................................................34
Bảng 2.7 - Danh sách các chung cư cũ kỹ, xuống cấp trên địa bàn quận Tân Phú. ......36
Bảng 2.8 – Số hộ vệ sinh dân lập và số hộ lấy rác theo từng phường của quận Tân Phú
.......................................................................................................................................43
Bảng 2.9 – Tổng hợp các phương tiện thu gom của lực lượng rác dân lập trên địa bàn
quận Tân Phú .................................................................................................................44
Bảng 2.10 – Mức phí vệ sinh đối với hộ dân chỉ sử dụng nhà để ở, không hoạt động kinh
doanh .............................................................................................................................51
Bảng 2.11– Tổng thu phí vệ sinh và phí BVMT đối với chất thải rắn thông thường. ..52

Bảng 2.12 - Dự báo dân số tính toán được trong giai đoạn 2017-2025 ........................55
Bảng 2.13 - Lượng rác thải tính toán được trong giai đoạn 2017-2025 ........................56
Bảng 3.1 - Thông tin các chung cư khảo sát .................................................................59
Bảng 3.2 - Kết quả khảo sát đo đạc từng chung cư được trình bày cụ thể như sau: .....60
Bảng 3.3 - Tình hình quản lý CTRSH tại các chung cư trên địa bàn quận Tân Phú ....63

SVTH: Nguyễn Thị Ny
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết

v


Luận luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác quản lý chất thải sinh hoạt
ở các chung cư trên địa bàn Quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh.

DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 - Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn. .................................................................5
Hình 1.2 – Thành phần CTRSH trên địa bàn quận Tân Phú. ..........................................8
Hình 1.3 - Biểu đồ thể hiện phần trăm (theo khối lượng) các nguồn. ...........................10
Hình 2.1 - Trụ sở Ủy ban nhân dân quận Tân Phú. .......................................................22
Hình 2.2 – Các bãi rác tự phát, các vựa ve chai quanh khu vực chung cư....................32
Hình 2.3 – Sơ đồ tổng quan hệ thống quản lý CTRSH quận Tân Phú ..........................38
Hình 2.4 - Sơ đồ hệ thống kỹ thuật quản lý CTRSH quận Tân Phú. ............................39
Hình 2.5 - Xí nghiệp vận chuyển số 2 – Trạm trung chuyển Tống Văn Trân. .............40
Hình 2.6 - Thu gom CTRSH bằng xe lam, thùng 660L. ...............................................42
Hình 2.7 – Thu gom CTRSH bằng thùng 660L. ...........................................................45
Hình 2.8 - Thu gom CTRSH bằng xe ép rác kín. ..........................................................45
Hình 2.9 - Quy trình thu gom, vận chuyển rác quận Tân Phú.......................................46
Hình 2.10 – Một số điểm hẹn trên địa bàn quận Tân Phú .............................................49

Hình 2.11 – Tổng thu phí vệ sinh và phí BVMT. .........................................................52
Hình 3.1 - Sơ đồ thu gom rác tại các khu chung cư thu gom bằng hình thức ống rác đứng.
.......................................................................................................................................66
Hình 3.2 – Hệ thống thu gom tại chung cư Sài Gòn Town. ..........................................67
Hình 3.3 – Hệ thống thu gom rác tại khu căn hộ cao tầng 584. ....................................68
Hình 3.4 – Hệ thống thu gom rác ống đứng. .................................................................70
Hình 3.5 - Sơ đồ thu gom rác tại các chung cư theo hình thức thùng rác đặt tại mỗi tầng.
.......................................................................................................................................72
Hình 3.6 – Hệ thống thu gom tại chung cư Phú Thạnh, Investco Babylon. ..................73
Hình 3.7 – Thu gom theo hình thức thùng rác từng căn hộ...........................................74
Hình 3.8 – Thu gom theo hình thức thùng rác đặt tại mỗi tầng. ...................................76
Hình 4.1 – Mô hình phân loại và thu gom chất thải rắn sinh hoạt ................................82
Hình 4.2 – Túi rác Polymer dễ phân hủy.......................................................................84
Hình 4.3 – Hệ thống phân loại rác. ................................................................................85
Hình 4.4 – Thiết bị thu gom, vận chuyển rác và gas cùng một hố. ...............................86
Hình 4.5 – Máy khử mùi rác thải. .................................................................................89

SVTH: Nguyễn Thị Ny
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết

vi


Luận luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác quản lý chất thải sinh hoạt
ở các chung cư trên địa bàn Quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh.
Hình 4.6 – Nguyên lý xử lý mùi bằng ozone ................................................................90

SVTH: Nguyễn Thị Ny
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết


ii


Luận luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác quản lý chất thải sinh hoạt
ở các chung cư trên địa bàn Quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị lớn nhất cả nước có tốc độ đô thị hóa khá
cao, mức độ gia tăng dân số đáng kể cộng với quá trình phát triển ngành công nghiệp
ngày càng gia tăng. Các khu công nghiệp có xu hướng phân bố tại các khu vực gần trung
tâm Thành phố, nơi có cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông phát triển. Việc phát triển
các khu công nghiệp như vậy sẽ tạo ra nhu cầu lớn về lao động, vượt quá khả năng đáp
ứng của địa phương dẫn đến tình trạng di dân từ ngoại thành về các khu vực này, bất kể
khả năng không thể cung cấp nhà ở. Điều này dẫn đến việc gia tăng các khu nhà ổ chuột
gần các kênh rạch, khu chung cư, nhà ở tập thể,... Kết quả dẫn tới sự xuống cấp nghiêm
trọng về cơ sở hạ tầng, sự thoái hóa về mặt môi trường nói chung và rác thải sinh hoạt
nói riêng.
Các hoạt động của con người từ đời sống sinh hoạt hàng ngày, nhu cầu sản xuất,
thương mại, dịch vụ… đều thải ra môi trường một lượng chất thải rắn tương ứng có chứa
các tác nhân gây ô nhiễm. Nếu không được kiểm soát và quản lý tốt, chất thải rắn sinh
hoạt sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề nan giải về vấn đề ô
nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị. Để bảo vệ môi trường và duy trì được điều
kiện sống trong lành, chất thải rắn cần được kiểm soát và quản lý nghiêm ngặt.
Quận Tân Phú, tuy là một quận ven mới được thành lập từ năm 2003 với tổng
diện tích tự nhiên là 1.600,97 ha và dân số 481.182 người, Quận đang trong tiến trình
đô thị hóa nhanh chóng với tốc độ phát triển kinh tế cao đã tập trung một lượng cư dân
khá lớn, đây là một nguyên nhân không nhỏ góp phần làm gia tăng lượng chất thải rắn

sinh hoạt phát sinh của Thành phố nói chung và của quận nói riêng. Trong những năm
gần đây cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của quận đã được cải thiện đáng kể.
Để đáp ứng nhu cầu nhà ở trong quá trình đô thị hóa hiện nay. Hiện nay Quận
Tân Phú đã và đang xây dựng, hình thành và phát triển 33 nhà ở chung cư, đây là mô
hình thích hợp nhất đối với sự phát triển của một đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí
Minh. Tuy nhiên sự phát triển này đã gây ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng đòi
hỏi quận Tân Phú phải có các chương trình đáp ứng phù hợp để bảo vệ môi trường, hỗ
trợ cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội được thực hiện một cách bền vững.
Từ hiện trạng nêu trên, yêu cầu cấp thiết đặt ra là quản lý chất thải rắn sinh hoạt
một cách hiệu quả nhất, nhằm giảm thiếu ảnh hưởng tới môi trường sống của người dân
trong chung cư và khu vực xung quanh.. Đề tài “ Đánh giá hiện trạng thu gom và đề

SVTH: Nguyễn Thị Ny
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết

1


Luận luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác quản lý chất thải sinh hoạt
ở các chung cư trên địa bàn Quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh.
xuất giải pháp cải thiện rác thải sinh hoạt ở các chung cư trên địa bàn quận Tân
Phú” được thực hiện với mục tiêu cung cấp cái nhìn tổng quan về hiện trạng môi trường
hiện nay, đánh giá tình hình phát triển và những nguồn tác động điển hình lên môi
trường. Đồng thời, nhận định và đánh giá về công tác quản lý môi trường, những việc
đã làm được cũng như là những thách thức vẫn còn tồn tại từ đó đưa ra những kiến nghị,
giải pháp với mong muốn từ thực tế đề tài có thể đề xuất được những giải pháp cải thiện
góp phần tích cực vào công tác quản lý môi trường quận nói chung và từng khía cạnh
môi trường nói riêng. Với đề tài này, để quản lý tốt chất thải rắn sinh hoạt thì việc thu
gom, lưu trữ và phân loại rác tại nguồn là vấn đề ưu tiên hàng đầu.

Hy vọng rằng, đề tài sẽ là một trong những nguồn thông tin, dữ liệu hữu ích giúp
đưa ra những hành động tích cực để kịp thời phục vụ công tác quản lý CTRSH tại các
chung cư trên địa bàn TPHCM nói chung, bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo mục tiêu
phát triển bền vững và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế..
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
-

Khảo sát hiện trạng CTRSH tại các chung cư trên địa bàn quận Tân Phú.

-

Thống kê và đưa ra kết quả, nhận xét tình hình thực tế thông qua phiếu khảo sát.

- Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại các chung cư trên địa bàn quận
Tân Phú.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển và
xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận nhằm cải thiện môi trường gắn liền với sự phát
triển kinh tế - xã hội.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
-

Tổng quan về rác thải sinh hoạt ở khu chung cư.

- Tìm hiểu công tác quản lý môi trường ở quận Tân Phú nói chung và quản lý chất
thải rắn sinh hoạt tại các khu chung cư nói riêng.
-

Khảo sát 10 chung cư tại các khu vực cụ thể trên địa bàn quận.

- Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp cải thiện cũng như giảm thiểu ô nhiễm

môi trường sống tại các khu chung cư.
-

Nhận diên những hạn chế trong công tác quản lý hiện nay

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu : Chất thải rắn sinh hoạt.
- Phạm vi nghiên cứu : Các chung cư khu vực quận Tân Phú.

SVTH: Nguyễn Thị Ny
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết

2


Luận luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác quản lý chất thải sinh hoạt
ở các chung cư trên địa bàn Quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thu thập dữ liệu : Thu thập và kế thừa có chọn lọc các cơ sở dữ liệu
có liên quan đến đề tài từ các nguồn như là giáo trình, internet, báo cáo tổng hợp,…
- Phương pháp khảo sát thực tế : Sử dụng phần mềm excel để thống kê, tính toán
các số liệu ghi nhận được.
- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia : thực hiện theo hướng dẫn của Giảng
viên hướng dẫn và tham khảo ý kiến của các cán bộ làm công tác quản lý chất thải rắn.
6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Giải quyết được các vấn đề về lưu trữ và thu gom CTRSH tại các chung cư trên
địa bàn quận.
- Nâng cao được hiệu quả của hệ thống quản lý CTRSH tại các chung cư.
- Tăng mỹ quan và chất lượng môi trường sống cho cư dân trong và xung quanh

khu vực chung cư.

SVTH: Nguyễn Thị Ny
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết

3


Luận luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác quản lý chất thải sinh hoạt
ở các chung cư trên địa bàn Quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT.
1.1 ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN VỀ CHẤT THẢI RẮN
(Theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính Phủ ban hành về việc
quản lý chất thải và phế liệu)
 Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
 Chất thải rắn thông thường là chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy hại
hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải
nguy hại.
 Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong
sinh hoạt thường ngày của con người.
 Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ.
 Phân loại chất thải là hoạt động phân tách chất thải (đã được phân định) trên thực
tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình quản lý khác nhau.
 Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh đến nơi

xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm thời, trung chuyển
chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển.
 Tái sử dụng chất thải là việc sử dụng lại chất thải một cách trực tiếp hoặc sau khi
sơ chế mà không làm thay đổi tính chất của chất thải.
 Cơ sở phát sinh chất thải là cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất
thải.
 Chủ nguồn thải là các tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở phát sinh
chất thải.
 Điểm hẹn là điểm tập kết tạm thời các loại phương tiện sau khi thu gom tại các
hộ gia đình, chủ nguồn thải, từ công tác quét dọn vệ sinh đường phố để chuyển chất thải
rắn sang xe cơ giới chuyên dụng có tải trọng lớn. Các điểm hẹn bao gồm điểm tập kết
trên đường hoặc các điểm tập kết tại các chủ nguồn thải lớn (chợ, chung cư, công viên).
 Trạm trung chuyển là nơi tập kết và lưu trữ CTRSH tạm thời để trung chuyển lên
xe và vận chuyển đến khu xử lý chất thải rắn tập trung.

SVTH: Nguyễn Thị Ny
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết

4


Luận luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác quản lý chất thải sinh hoạt
ở các chung cư trên địa bàn Quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2 NGUỒN GỐC, THÀNH PHẦN, KHỐI LƯỢNG PHÁT SINH CHẤT THẢI
RẮN SINH HOẠT
1.2.1 Nguồn gốc
Chất thải rắn phát sinh từ các nguồn khác nhau, tùy thuộc vào các hoạt động mà
chất thải rắn được phân chia thành các loại như sau:
Khu

dân cư

Khu thương
mại, khách
sạn..

Công sở,
Cơ quan

Khu xây dựng
và phá hủy
công trình xây
dựng

Khu công
cộng (nhà
ga,…)

Hoạt
động
công nghiệp,
nông nghiệp

CTRSH
( Nguồn: Báo cáo tổng hợp Chất thải rắn sinh hoạt quận Tân Phú, năm 2016 )
Hình 1.1 - Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn.
Bảng 1.1 - Nguồn gốc và thành phần phát sinh chất thải rắn
NGUỒN
PHÁT SINH
Khu dân cư


NƠI PHÁT SINH

THÀNH PHẦN CHỦ YẾU

Hộ gia đình, biệt thự, chung cư. Rau, củ, quả hỏng, thức ăn thừa,
giấy, carton, nhựa, vải, nilon, rác
vườn, gỗ, đồ linh kiện điện tử, thủy
tinh, lon, đồ hộp, các chất độc hại,
thuốc diệt côn trùng, nước xịt phòng,
nhớt, lốp xe...

Khu thương mại Nhà kho, nhà hàng, chợ, khách
sạn, nhà trọ, các trạm sửa chữa
và dịch vụ, khu vui chơi giải trí,
khu văn hóa, tụ điểm bán hàng.

Rau, củ, quả hỏng, thực phẩm dư
thừa, ruột, đầu tôm, cá; giấy carton,
nilon, nhựa, tivi, tủ lạnh, chất thải
nguy hại....

Cơ quan, công Trường học, bệnh viện, văn Thực phẩm thừa, bao bì, giấy, dụng
sở
phòng cơ quan Chính phủ, viện cụ học tập, nhựa, hóa chất, chất thải
nghiên cứu.
nguy hại...

SVTH: Nguyễn Thị Ny
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết


5


Luận luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác quản lý chất thải sinh hoạt
ở các chung cư trên địa bàn Quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh.
NGUỒN
PHÁT SINH

NƠI PHÁT SINH

THÀNH PHẦN CHỦ YẾU

Công trình xây Khu nhà xây dựng mới, sửa Gỗ, sắt, thép, bê tông, thạch cao,
dựng và phá hủy chữa nâng cấp mở rộng đường sành sứ, gạch, bụi, xà bần..
phố, cao ốc, san nền xây dựng.
Dịch vụ công Hoạt động dọn rác vệ sinh Giấy, nilong, rác quét đường, cành
cộng, đô thị
đường phố, khu vui chơi giải cây, lá cây, xác động vật..
trí, công viên, bãi tắm.
Nhà máy xử lý Nhà máy xử lý nước cấp, nước Bùn, tro.
chất thải đô thị thải và các quá trình xử lý chất
thải công nghiệp khác.
Công nghiệp

Công nghiệp xây dựng, chế tạo, Chất thải do quá trình chế biến công
công nghiệp nặng, nhẹ, lọc dầu, nghiệp, phế liệu, rác thải sinh hoạt.
hóa chất, nhiệt điện.


Nông nghiệp

Đồng cỏ, đồng ruộng, vườn cây Thực phẩm bị thối rửa, sản phầm
ăn quả, nông trại.
nông nghiệp thừa, rác, chất độc hại.

( Nguồn: Báo cáo tổng hợp Chất thải rắn sinh hoạt quận Tân Phú, năm 2016 )
1.2.2 Thành phần chất thải rắn
CTRSH quận Tân Phú có thành phần tương tự như thành phần CTRSH của
Tp.HCM. Thành phần CTRSH quận Tân Phú như thực phẩm thừa, giấy, carton, nilon,
nhựa, vải, gỗ, cao su mềm, thủy tinh, lon đồ hộp, sắt, kim loại màu, sành sứ, xà bần, tóc,
pin, than tổ ong... Thành phần chính của CTRSH là thực phẩm dư thừa chiếm 75-80%
khối lượng CTRSH.

SVTH: Nguyễn Thị Ny
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết

6


Luận luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác quản lý chất thải sinh hoạt
ở các chung cư trên địa bàn Quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng 1.2 - Tỷ lệ % CTRSH theo thành phần chất thải
Thành phần

Tỷ lệ %

Thực phẩm


79%

Nilon

7%

Giấy

5%

Nhựa

2%

Thủy tinh

2%

Vải

1%

Lon đồ hộp

1%

Sành sứ

0,8%


Xà bần

0,8%

Gỗ

0,5%

Carton

0,4%

Kim loại màu

0,3%

Styrofoam

0,2%

( Nguồn: Báo cáo tổng hợp Chất thải rắn sinh hoạt quận Tân Phú, năm 2016 )

SVTH: Nguyễn Thị Ny
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết

7


Luận luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác quản lý chất thải sinh hoạt

ở các chung cư trên địa bàn Quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh.

0,50%

1%
0,80%
1%

0,80%

Tỷ lệ %
0,40%

0,30%
0,20%
Thực phẩm

2%
2%

Nilon
Giấy

5%

Nhựa

7%

Thủy tinh

Vải
Lon đồ hộp
Sành sứ
Xà bần
Gỗ

79%

Carton
Kim loại màu
Styrofoam

Hình 1.2 – Thành phần CTRSH trên địa bàn quận Tân Phú.
Nhận xét:
Nhìn chung thành phần CTRSH trên địa bàn quận có thành phần đa dạng, trong
đó rác thực phẩm chiếm phần trăm khối lượng cao nhất 79%, rác còn lại chiếm tỉ lệ 21%
bao gồm một số thành phần như Nilon, giấy, nhựa, bìa cứng, báo,…. Có thể tận dụng
làm nguyên liệu tái chế. Bên cạnh các thành phần trên còn có các thành phần như kim
loại, cao su, da, vải vụn,… là những thành phần có khả năng gây ô nhiễm môi trường
chiếm một tỉ lệ nhỏ và không đáng kể
1.2.3 Khối lượng chất thải rắn
Quận Tân Phú với khoảng 112.322 hộ dân và 6.524 cơ sở kinh doanh và dịch vụ
ăn uống đã thải ra một lượng rác rất lớn, khối lượng rác thu gom trong một ngày trên
địa bàn quận khoảng 264,7 tấn/ngày.
Với khối lượng rác thải sinh hoạt như trên có thể tính bình quân mỗi hộ thải ra
trong một ngày trung bình 2,5 kg/hộ/ngày và bình quân đầu người phát thải 0,55
kg/người/ngày.

SVTH: Nguyễn Thị Ny
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết


8


Luận luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác quản lý chất thải sinh hoạt
ở các chung cư trên địa bàn Quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng 1.3 - Khối lượng CTRSH từ năm 2011-2016
Năm

Khối lượng CTRSH
Tấn/ngày

Tấn/năm

2011

241,5

88147,5

2012

242,5

88512,5

2013

244


89060

2014

245

89425

2015

245,5

89607,5

2016

264,7

96615,5

(Nguồn:Chi cục thống kê quận Tân Phú, năm 2016 )
Với quá trình đô thị hóa đang diễn ra một cách nhanh chóng trên địa bàn quận thì
khối lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn ngày càng nhiều. Theo số liệu thống kê của
Báo cáo hiện trạng Môi trường quận Tân Phú thì khối lượng rác thải hiện nay đã tăng
lên từ 245 tấn/ngày (2015) lên đến khoảng 265 tấn/ngày (2016). Khối lượng rác phát
sinh, được thu gom hằng ngày và thay đổi theo các tháng khác nhau trong năm, đặc biệt
là trong những ngày lễ, tết hay những ngày có chiến dịch vệ sinh khu phố “ 15 phút vì
Thành phố Xanh - Sạch - Đẹp”. Các số liệu ở đây chưa tính đến khối lượng chất thải rắn
sinh hoạt phát sinh từ cơ sở y tế trên địa bàn.

Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom vận chuyển bình quân trên địa
bàn quận tổ chức đấu thầu giai đoạn 2011-2016 là 265 tấn/ngày. Trong tổng 265 tấn thì
hộ vệ sinh dân lập thu gom 45 tấn vận chuyển về trạm trung chuyển Tống Văn Trân và
Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Thành phố thu gom khoảng 220 tấn được vận
chuyển thẳng về nhà máy xử lý của Công ty cổ phần Vietstar.
Khối lượng CTRSH trên địa bàn quận Tân Phú gồm nhiều thành phần khác nhau
tùy theo nguồn phát sinh.

SVTH: Nguyễn Thị Ny
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết

9


Luận luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác quản lý chất thải sinh hoạt
ở các chung cư trên địa bàn Quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng 1.4 - Phần trăm khối lượng nguồn thải CTRSH quận Tân Phú
Nguồn thải

Tỷ lệ %

Rác chợ

14%

Rác đường phố

13%


Rác sinh hoạt từ các hộ

52%

gia đình.
Rác từ các nguồn khác

21%

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt quận Tân Phú, năm 2016)
Rác từ các
nguồn khác
21%

Rác chợ
14%
Rác đường phố
13%

Rác sinh hoạt
từ các hộ gia
đình
52%

Hình 1.3 - Biểu đồ thể hiện phần trăm (theo khối lượng) các nguồn.
Nhận xét:
Qua biểu đồ ta thấy phần trăm rác từ các hộ gia đình là nhiều nhất chiếm
52%, rác đường phố chiếm 13%, rác chợ chiếm 14% và rác từ các nguồn khác chiếm
khoảng 21%.


SVTH: Nguyễn Thị Ny
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết

10


Luận luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác quản lý chất thải sinh hoạt
ở các chung cư trên địa bàn Quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh.
1.3 ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT THẢI RẮN ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Rác khi thải vào môi trường gây ô nhiễm đất, nước, không khí. Ngoài ra, rác thải
còn làm mất vệ sinh công cộng, làm mất mỹ quan môi trường. Rác thải là nơi trú ngụ và
phát triển lý tưởng của các loài, gây bệnh cho người và sức khỏe.
Rác thải ảnh hưởng đến môi trường nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nền kinh tế
của từng quốc gia, khả năng thu gom và xử lý rác thải, mức độ hiểu biết và trình độ giác
ngộ của mỗi người dân. Khi xã hội phát triển cao, rác thải không những được hiểu là có
ảnh hưởng xấu tới môi trường mà còn được hiểu là một nguồn nguyên liệu mới có ích
nếu chúng ta biết cách phân loại chúng và sử dụng theo từng loại.
1.3.1 Môi trường đất
Chất thải rắn có thể được tích lũy dưới đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm
tàng đối với môi trường. Tại các bãi rác, bãi chôn lấp chất thải rắn không hợp vệ sinh
cũng như không có hệ thống xử lý nước rác đạt tiêu chuẩn dẫn đến chất thải rắn dễ dàng
thâm nhập gây ô nhiễm đất.
Rác được vi sinh vật phân hủy trong môi trường đất, trong môi trường hiếu khí
và kỵ khí. Khi có độ ẩm thích hợp chúng sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm trung gian,
cuối cùng hình thành ra các sản phẩm như CO2, CH4, H2O…
Với một lượng rác thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi
trường đất sẽ phân hủy các chất này thành các chất ít ô nhiễm hoặc không ô nhiễm.
Nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì môi trường đất
sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm. Các chất ô nhiễm này cùng với kim loại nặng, các chất

độc hại và các vi trùng theo nước trong đất chảy xuống tầng nước ngầm làm ô nhiễm
tầng nước này.
Ngoài ra đối với một số loại rác không có khả năng tự phân hủy như nhựa, cao
su, túi nilon đã trở nên rất phổ biến ở mọi nơi, mọi chỗ. Đây chính là thủ phạm của môi
trường vì cấu tạo của chất nilon là nhựa PE, PP có thời gian phân hủy từ 10 năm đến cả
nghìn năm. Khi lẫn vào trong đất nó cản trở quá trình sinh trưởng của cây cỏ dẫn đến
xói mòn đất. Túi nilon làm tắt nghẽn các đường ống dẫn nước thải, gây ngập lụt. Nếu
chúng ta không có giải pháp thích hợp sẽ gây thoái hóa nguồn nước ngầm và giảm độ
phì nhiu của đất.
1.3.2 Môi trường nước
Theo thói quen nhiều người thường đổ rác tại bờ sông, hồ, ao, cống rãnh. Lượng
rác này sau khi bị phân hủy sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng nước

SVTH: Nguyễn Thị Ny
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết

11


Luận luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác quản lý chất thải sinh hoạt
ở các chung cư trên địa bàn Quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh.
mặt, nước ngầm trong khu vực. Ngoài ra hiện tượng rác trên đường phố không được thu
gom, gặp trời mưa rác có thể bị cuốn trôi theo nước mưa xuống ao, hồ, sông, ngòi, kênh
rạch sẽ làm nguồn nước mặt ở đây bị ô nhiễm.
Mặt khác lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm khả năng
tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh thoát nước. Ở các
bãi chôn lấp rác nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ gây ra tình trạng nước rác chảy ra
đất sau đó ngấm xuống đất gây ra ô nhiễm tầng nước ngầm.
Hậu quả của hiện tượng này là hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị hủy diệt. Việc

ô nhiễm các nguồn nước mặt này cũng là một trong những nguyên nhân gây các bệnh
tiêu chảy,.. ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng.
1.3.3 Môi trường không khí
Nguồn rác thải từ các hộ gia đình thường là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao
trong toàn bộ khối lượng rác thải ra. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta
là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân hủy, thúc đẩy nhanh quá trình lên
men, thối rửa và tạo nên mùi khó chịu cho con người. Các chất thải khí phát ra từ các
quá trình thu gom, vận chuyển, chôn lấp rác chứa các vi khuẩn, các chất độc lẫn trong
rác thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2 gây ô nhiễm môi trường không khí.
1.3.4 Ảnh hưởng đến sức khỏe con người và mỹ quan đô thị
Việc quản lý và xử lý CTR không hợp lý không những gây ô nhiễm môi trường
mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và mỹ quan đô thị.
Hiện tượng rác vứt bừa bãi sẽ là nơi rất lý tưởng cho vi khuẩn, vi sinh vật và các
loài côn trùng phát triển. Rác thải không được thu gom, tồn đọng trong không khí, lâu
ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống xung quanh. Người dân sống gần
bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc bệnh da liễu, viêm phế quản, sốt xuất huyết…
cao hơn hẳn những người sống ở khu vực khác.
Chẳng những vậy, những công nhân vệ sinh, những người làm công việc thu nhặt
phế liệu từ bãi rác nếu không được trang bị đầy đủ sẽ gặp phải một số rác thải nguy hại
từ y tế, công nghiệp như kim tiêm, ống chích, mầm bệnh… hay các vật liệu thủy tinh,
sành, sứ sẽ rất nguy hiểm và dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt,
tai, mũi họng, ngoài da, phụ khoa, ung thư, sida và các bệnh nguy hại khác.
Tại các bãi rác lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra những vấn đề
nghiêm trọng cho bãi rác và cộng đồng dân cư trong khu vực như gây ô nhiễm không

SVTH: Nguyễn Thị Ny
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết

12



Luận luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác quản lý chất thải sinh hoạt
ở các chung cư trên địa bàn Quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh.
khí, các nguồn nước, ô nhiễm đất và là nơi nuôi dưỡng trung gian truyền bệnh cho con
người.
Rác thải chưa qua xử lý được thải ra lưu vực sông ngày càng nhiều, kéo theo việc
gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành du lịch nói chung.
Nhất là du lịch sông nước hiện đang chiếm 80% lượng khách đến Việt Nam. Hiện nay,
tình trạng vứt rác bừa bãi trên đường phố, công viên, những nơi công cộng nhất là tại
các khu vực chợ đã làm mất đi vẻ đẹp của cảnh quan đô thị.
Bên cạnh đó, việc không thu hồi và tái chế được các thành phần có ích trong chất
thải, gây ra sự lãng phí về của cải, vật chất cho xã hội.
1.4 CÁC CÔNG TÁC THU GOM VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CTRSH Ở VIỆT
NAM
1.4.1 Công tác thu gom rác ở Việt Nam
( Theo bài báo cáo của GS.TS.Lê Văn Khoa về Hiện trạng môi trường trên thế
giới – Trường ĐH Khoa học tự nhiên – ĐHQGHN ).
TPHCM Là một đô thị lớn nên mức độ phát sinh chất thải rắn đô thị hằng năm
tại TpHCM là rất cao. Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày trên địa
bàn TpHCM đổ ra khoảng 5.800 - 6.200 tấn rác thải sinh hoạt, 500 - 700 tấn chất thải
rắn công nghiệp, 150 - 200 tấn chất thải nguy hại, 9 - 12 tấn chất thải y tế. Nguồn chất
thải rắn sinh hoạt chiếm tỷ trọng cao nhất, chủ yếu phát sinh từ các nguồn: Hộ gia đình,
trường học, chợ, nhà hàng, khách sạn…
Tổng khối lượng chất thải rắn đô thị phát sinh: 7.500 - 8.000 tấn/ngày (2,7 – 2,9
triệu tấn/năm). Trong đó, khối lượng thu gom và vận chuyển đến bãi chôn lấp khoảng
7.000 – 7.200 tấn/ngày, phần còn lại là phế liệu được mua bán để tái chế.
Tỷ lệ gia tăng khối lượng hàng năm: 7% - 8%
Chỉ số phát sinh CTRSH bình quân đầu người của TpHCM: 0,98 kg/người/ngày.
Tình hình thu gom vận chuyển: Tỷ lệ thu gom CTRSH khu vực nội thành của

TpHCM đạt tỷ lệ 100% (trong đó tỷ lệ trực tiếp từ các hộ dân trong nội thành khoảng
95%, khoảng 5% còn lại là các hộ dân không chuyển giao trực tiếp mà để rác dọc theo
tuyến đường, các thùng rác công cộng, trên các con kênh). Còn tại khu vực ngoại thành,
tỷ lệ thu gom trực tiếp từ các hộ dân khoảng 70 – 80%, do khu vực ngoại thành còn
nhiều khu đất trống như ao, vườn nên một bộ phận không nhỏ người dân khu vực ngoại
thành tự xử lý rác còn lại trong khu đất của mình, hoặc vứt ra ngoài các khu đất trống,
ít nhiều gây ra tình trạng ô nhiễm cục bộ.

SVTH: Nguyễn Thị Ny
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết

13


Luận luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác quản lý chất thải sinh hoạt
ở các chung cư trên địa bàn Quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh.
Tỷ lệ thu gom: Theo thống kê của Sở TNMT cho thấy, 60% khối lượng chất thải
rắn của TpHCM do hệ thống thu gom dân lập thực hiện, 40% khối lượng còn lại do các
hợp tác xã và công ty dịch vụ công ích đảm nhận.
Trang thiết bị thu gom: Toàn TpHCM hiện có hơn 200 xe tải nhỏ, 1.000 xe 3
bánh, 4 bánh tự chế để thu gom chất thải rắn và hơn 2.500 thùng 660L.
Nhân lực: Có 4.000 người thu gom chất thải rắn dân lập và 1.500 người thu gom
trong các hợp tác xã, công ty dịch vụ công ích.
Toàn bộ khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của TpHCM được xử lý tại 2 khu liên
hợp xử lý chất thải rắn của Thành phố: Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Củ Chi
(huyện Củ Chi) và Khu liên hợp xử lý chất thải rắn và nghĩa trang Đa Phước (huyện
Bình Chánh) với các công trình, nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt đạt tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia. Trong đó:
 Khu liên hợp xử lý chất thải rắn và nghĩa trang Đa Phước do Công ty TNHH xử

lý chất thải rắn Việt Nam (VWS) làm chủ đầu tư có diện tích 128ha đang tiếp nhận và
xử lý 5.000 tấn/ngày.
 Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Củ Chi: nhà máy xử lý chất thải rắn
sinh hoạt bằng công nghệ tái chế nhựa và làm phân compost do Công ty Vietstar –
Lemna của Hoa Kỳ làm chủ đầu tư, xử lý 1.200 tấn/ngày; Nhà máy xử lý chất thải rắn
sinh hoạt bằng công nghệ tái chế nhựa, làm phân compost và đốt chất thải còn lại do
Công ty cổ phần Tâm Sinh Nghĩa làm chủ đầu tư, xử lý 1.000 tấn/ngày.
Thành phố đang hoàn thành và triển khai cơ bản quy hoạch xử lý chất thải rắn
trên địa bàn TpHCM đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Tiếp tục đầu tư xây dựng
đồng bộ cơ sở hạ tầng tại các Khu liên hợp xử lý chất thải của Thành phố. Tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát các công trường, nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại 2
khu liên hợp xử lý chất thải nhằm ngăn chặn kịp thời tình trạng ô nhiễm mùi tại các bãi
chôn lấp. Tham mưu, đề xuất UBND Thành phố xem xét cấp kinh phí lắp đặt hệ thống
quan trắc tự động đối với các trạm xử lý nước thải trong các Khu liên hợp xử lý chất
thải nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm, phát hiện, ngăn chặn các hiện tượng ô nhiễm xảy
ra và đưa ra hướng giải quyết, khắc phục kịp thời.
TpHCM cũng từng bước áp dụng và đẩy mạnh công nghệ thông tin vào giám sát
quản lý hoạt động cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa
bàn Thành phố. Xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý chất thải rắn, xây dựng mạng lưới và
tra xuất dữ liệu, xác định tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn Thành phố.

SVTH: Nguyễn Thị Ny
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết

14


×