Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

khảo sát, đánh giá điều kiện vi khí hậu, co, co2 tại thư viện trường đại học tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 76 trang )

Luận văn tốt nghiệp:
Khảo sát, đánh giá điều kiện vi khí hậu, CO, CO2
tại thư viện trường đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vi
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................2
2.1.

Mục tiêu chung .....................................................................................2

2.2.

Mục tiêu cụ thể .....................................................................................2

3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................3
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................3
6. TÍNH MỚI CỦA NGHIÊN CỨU ..........................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1 KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ............................4
1.2 KHÁI QUÁT VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ .....................5
1.2.1

Chất lượng môi trường trong nhà .........................................................5


1.2.2

Chất lượng không khí trong nhà ...........................................................6

1.2.3

Chất lượng nhiệt trong nhà ...................................................................7

1.2.4

Chất lượng độ ẩm trong nhà. ................................................................9

1.3 TỔNG QUAN VỀ KHÍ CACBON DIOXIT – CO2 VÀ KHÍ CACBON
MONOXIT - CO ..........................................................................................................11
1.3.1

Tổng quan về khí Cacbon dioxit – CO2 .............................................11

1.3.2

Tổng quan về khí Cacbon monoxit - CO ...........................................13

1.4 GIỚI THIỆU CẢM BIẾN(SENSOR) ĐO VI KHÍ HẬU, CO VÀ CO2 SỬ
DỤNG TRONG MÁY ĐO ..........................................................................................16
1.4.1

Giới thiệu Sensor cảm biến nhiệt độ và độ ẩm - DHT22 ...................16

1.4.2


Giới thiệu cảm biến nồng độ CO – MQ07 .........................................18

SVTH: Trịnh Thị Thu Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

i


Luận văn tốt nghiệp:
Khảo sát, đánh giá điều kiện vi khí hậu, CO, CO2
tại thư viện trường đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh

1.4.3

Giới thiệu Sensor cảm biến nồng độ CO2 – MG811 .........................21

1.5 GIỚI THIỆU VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ....................................22
1.5.1

Các giá trị thống kê mô tả ..................................................................22

1.5.2

Phân tích tương quan ..........................................................................24

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................26
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU VÀ MÁY CẢM BIẾN ĐO CHẤT
LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ .....................................................................26
2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................26
2.1.1


Tiến hành khảo sát, đo đạc, số hóa dữ liệu hình ảnh..........................27

2.1.2

Đo đạc .................................................................................................27

2.1.3

Xử lý số liệu .......................................................................................27

2.3. TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...........29
2.1.1

Vị trí, chức năng .................................................................................29

2.1.2

Không gian và thời gian phục vụ .......................................................29

2.1.3

Cơ sở vật chất – trang thiết bị.............................................................31

2.4. TỔNG QUAN VỀ MÁY CẢM BIẾN ĐO CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ
TRONG NHÀ ...............................................................................................................34
2.2.1

Chế tạo máy cảm biến đo chất lượng không khí trong nhà ................34


2.2.2

Hiệu chỉnh máy ..................................................................................36

2.2.3
nhà.

Ưu – khuyết điểm của máy cảm biến đo chất lượng không khí trong
37

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................38
3.1 QUÁ TRÌNH ĐO...................................................................................................38
3.1.1

Thời gian đo .......................................................................................38

3.1.2

Vị trí đặt máy đo .................................................................................40

3.2 KẾT QUẢ ĐO .......................................................................................................42
3.2.1

Kết quả quan trắc thông số vi khí hậu trong thư viện ........................42

3.2.2

Kết quả quan trắc nồng độ CO ...........................................................53


3.2.3

Kết quả quan trắc nồng độ CO2 ..........................................................56

SVTH: Trịnh Thị Thu Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

ii


Luận văn tốt nghiệp:
Khảo sát, đánh giá điều kiện vi khí hậu, CO, CO2
tại thư viện trường đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh

3.3 KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ CẢM GIÁC CỦA NGƯỜI ĐỌC VÀ NHÂN VIÊN
TRONG THƯ VIỆN....................................................................................................57
3.3.1

Ngày 15/11/2016 ................................................................................57

3.3.2

Ngày 18/11/2016 ................................................................................58

3.3.3

Ngày 21/11/2016 ................................................................................59

3.3.4


Tổng hợp phiếu khảo sát cả 3 ngày ....................................................60

3.4 GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ TẠI
THƯ VIỆN ...................................................................................................................65
3.4.1

Bố trí phòng ........................................................................................65

3.4.2

Bảo dưỡng điều hòa, quạt thường xuyên ...........................................66

3.4.3

Dùng chế độ (Mode) phù hợp ............................................................66

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................68
PHỤ LỤC .....................................................................................................................69

SVTH: Trịnh Thị Thu Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

iii


Luận văn tốt nghiệp:
Khảo sát, đánh giá điều kiện vi khí hậu, CO, CO2
tại thư viện trường đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASHRAE:

American Society of Heating Refrigeration and Air Conditioning
Engineers (Hiệp hội các hệ thống sưởi ấm, làm lạnh và điều hòa
không khí Hoa Kỳ)

BTNMT:

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BYT

Bộ Y tế

CSDL:

Cơ sở dữ liệu

GTLN

Giá trị lớn nhất

GTNN

Giá trị nhỏ nhât

HVAC:

Heating, Ventilation, and Air Conditioning (Sưởi ấm, thông gió

và điều hòa không khí)

I:O:

Indoor:Outdoor (Trong nhà:Ngoài trời)

IAQ:

Indoor Air Quality (Chất lượng không khí trong nhà)

IEQ:

Indoor Environment Quality (Chất lượng môi trường trong nhà)

MTKK:

Môi trường không khí

ONKK:

Ô nhiễm không khí

PMV:

Predicted Mean Vote (Chỉ số dự đoán cảm giác nhiệt trung bình)

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam


REHVA:

Federation of European Heating, Ventilation and Air
Conditioning Associations (Hiệp hội sưởi ấm, thông gió và điều
hòa không khí châu Âu)

SBS

Sick Building Syndrome (Hội chứng bệnh trong nhà)

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TVOC:

Total Volatile Organic Compounds (Tổng hợp chất hữu cơ dễ bay
hơi)

USEPA:

United States Environmental Protection Agency (Cơ quan Bảo vệ
Môi trường Mỹ)

VOC:

Volatile Organic Compounds (Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi)

WHO:


World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)

SVTH: Trịnh Thị Thu Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

iv


Luận văn tốt nghiệp:
Khảo sát, đánh giá điều kiện vi khí hậu, CO, CO2
tại thư viện trường đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân loại mức độ nhạy cảm của đối tượng khảo sát ........................................6
Bảng 1.2 Triệu chứng khi tiếp xúc với khí CO2 ở các nồng độ khác nhau ...................13
Bảng 1.3 Triệu chứng nhiễm độc của người khi tiếp xúc với khí CO ở các nồng độ khác
nhau ...............................................................................................................................15
Bảng 1.4 Thông số kỹ thuật cảm biến nhiệt độ và độ ẩm – DHT22 .............................17
Bảng 1.5 Thông số kỹ thuật cảm biến đo CO – MQ07 .................................................20
Bảng 1.6 Thông số kỹ thuật của cảm biến đo CO2 – MG811 .......................................22
Bảng 2.1 Bảng tiêu chuẩn điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, CO và CO2 ................................28
Bảng 2.2 Bảng số liệu trích dẫn số liệu đo máy 2 ngày 18/11/2016 .............................36
Bảng 2.3 Kết quả kiểm định máy đo vi khí hậu, CO và CO2 ........................................37
Bảng 2.4 Ưu, khuyết điểm của máy cảm biến đo chất lượng không khí trong nhà ......37
Bảng 3.1 Lịch đo tại thư viện ........................................................................................38
Bảng 3.2 Nhiệt độ đo giữa các ngày và nhiệt độ đo tại trạm Tân Sơn Hòa ..................48
Bảng 3.3 Bảng so sánh nhiệt độ đo được với tiêu chuẩn REHVA và ASHRAE ..........50
Bảng 3.4 Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc theo QCVN 26:2016/BYT .......51
Bảng 3.5 Độ ẩm đo giữa các ngày và độ ẩm đo tại trạm Tân Sơn Hòa ........................51
Bảng 3.6 Bảng so sánh độ ẩm đo được với tiêu chuẩn REHVA và ASHRAE .............53

Bảng 3.7 Nồng độ CO trung bình ngày với tiêu chuẩn REHVA và QCVN
05:2013/BTNMT .......................................................................................................... 54
Bảng 3.8 Nồng độ CO2 đo trung bình các ngày và tiêu chuẩn REHVA và ASHRAE .57
Bảng 3.9 Bảng tổng hợp kết quả phiếu khảo sát ngày 15/11/2016 ...............................57
Bảng 3.10 Bảng tổng hợp kết quả câu hỏi “Có cần điều chỉnh gì tại thư viện hay không?”
(câu 7) của phiếu khảo sát ngày 15/11/2016 .................................................................58
Bảng 3.11 Bảng tổng hợp kết quả phiếu khảo sát ngày 18/11/2016 .............................58
Bảng 3.12 Bảng tổng hợp kết quả câu hỏi “Có cần điều chỉnh gì tại thư viện hay không?”
(câu 7) của phiếu khảo sát ngày 18/11/2016 .................................................................59
Bảng 3.13 Bảng tổng hợp kết quả phiếu khảo sát ngày 21/11/2016 .............................59
Bảng 3.14 Bảng tổng hợp kết quả câu hỏi “có cần điều chỉnh gì tại thư viện hay không?”
(câu 7) của phiếu khảo sát ngày 21/11/2016 .................................................................60

SVTH: Trịnh Thị Thu Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

v


Luận văn tốt nghiệp:
Khảo sát, đánh giá điều kiện vi khí hậu, CO, CO2
tại thư viện trường đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Cấu trúc thiết kế của cảm biến DHT22. .........................................................18
Hình 1.2 Cấu trúc kỹ thuật của cảm biến MQ07. ..........................................................19
Hình 1.3 Cấu trúc kỹ thuật cảm biến MG811. ..............................................................21
Hình 2.1 Sơ đồ tổng quát phương pháp nghiên cứu. .....................................................26
Hình 2.2 Trung tâm thông tin thư viên trường đại học Tài nguyên và Môi trường thành
phố Hồ Chí Minh. ..........................................................................................................29

Hình 2.3 Một số hình ảnh thực tế tại trung tâm thông tin thư viện. ..............................30
Hình 2.4 Sơ đồ thư viện trường đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí
Minh...............................................................................................................................30
Hình 2.5 Vị trí quạt thông gió và điều hòa tại mặt trước thư viện. ...............................31
Hình 2.6 Sơ đồ vị trí hệ thống thông gió và điều hòa không khí trong thư viện...........32
Hình 2.7 Điều hòa dạng tủ đứng bên trong thư viện. ....................................................33
Hình 2.8 Điều hòa không khí và quạt thông gió bên trong thư viện. ............................33
Hình 2.9 Sơ đồ khối về thành phần – chức năng máy cảm biến. ..................................34
Hình 2.10 Sơ đồ mạch bên trong máy cảm biến. ..........................................................35
Hình 3.1 Sơ đồ vị trí đặt máy đo. ..................................................................................40
Hình 3.2 Sơ đồ vị trí đặt máy đo ngày 09/12/2016. ......................................................41
Hình 3.3 Sơ đồ vị trí đặt máy đo ngày 14/12/2016. ......................................................42
Hình 3.4 Biểu đồ biểu diễn giá trị nhiệt độ - độ ẩm trong hai ngày 15/11 và 18/11/2016.
.......................................................................................................................................43
Hình 3.5 Biểu đồ biểu diễn giá trị nhiệt độ - độ ẩm trong ba ngày 21/11, 9/12 và
14/12/2016. ....................................................................................................................44
Hình 3.6 Biểu đồ biểu diễn nhiệt độ đo tại thư viện và trạm Tân Sơn Hòa trong các ngày
đo. ..................................................................................................................................49
Hình 3.7 Biểu đồ biểu diễn độ ẩm đo tại thư viện và trạm Tân Sơn Hòa trong các ngày
đo. ..................................................................................................................................52
Hình 3.8 Biểu đồ biểu diễn nồng độ CO đo máy 1 trong ba ngày đo 15, 18 và 21/11/2016.
.......................................................................................................................................55

SVTH: Trịnh Thị Thu Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

vi


Luận văn tốt nghiệp:

Khảo sát, đánh giá điều kiện vi khí hậu, CO, CO2
tại thư viện trường đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh

Hình 3.9 Biểu đồ biểu diễn nồng độ CO máy 1 và số lượng người trong thư viện ngày
18/11/2016. ....................................................................................................................56
Hình 3.10 Biểu đồ biểu diễn nồng độ CO máy 1 và số lượng người trong thư viện ngày
21/11/2016. ....................................................................................................................56
Hình 3.11 Tần suất tới thư viện của người tham gia khảo sát trong các ngày đo. ........61
Hình 3.12 Thời gian tại thư viện của người tham gia khảo sát trong các ngày đo........61
Hình 3.13 Tình trạng sức khỏe của người tham gia khảo sát. .......................................62
Hình 3.14 Cảm giác về nhiệt độ của những người tham gia khảo sát. ..........................63
Hình 3.15 Kết quả tổng kết các triệu chứng bệnh thường gặp khi ở trong thư viện của
những người tham gia khảo sát. ....................................................................................63
Hình 3.16 Kết quả đánh giá chất lượng không khí trong thư viện của người tham gia
khảo sát. .........................................................................................................................64
Hình 3.17 Khu vực cần điều chỉnh nhiệt độ xuống tại thư viện....................................65

SVTH: Trịnh Thị Thu Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

vii


Luận văn tốt nghiệp:
Khảo sát, đánh giá điều kiện vi khí hậu, CO, CO2
tại thư viện trường đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh

PHẦN MỞ ĐẦU
1.


ĐẶT VẤN ĐỀ

Những năm gần đây, tại Việt Nam thường xuyên xảy ra các vụ ngạt khí, mà nguyên
nhân là do chất lượng không khí trong nhà không đảm bảo. Như vụ ngạt khí ở quán
karaoke Queen Club (xã Quảng Chính, Hải Hà, Quảng Ninh) vào ngày 8/9/2014 khiến
10 người tử vong. Nguyên nhân chính là do ngạt khí xăng của máy phát điện trong phòng
hát. Hay gần đây nhất là vào chiều ngày 14/3/2015, một vụ ngạt khí nghiêm trọng đã
xảy ra ở siêu thị BigC The Garden (Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) khiến khoảng
20-30 người ngất xỉu, buồn nôn trong đó có cả nhân viên thu ngân. Nguyên nhân ban
đầu dẫn đến việc nhiều người bị ngất xỉu là do bị ngạt khí. Qua điều tra, phía công an
cho biết tầng hầm tòa nhà The Garden rất ngột ngạt do không có hệ thống quạt thông
gió và hôm đó, có quá nhiều xe đang nổ máy để chờ ra ngoài tầng hầm khiến cho không
khí ở khu vực này bị nhiễm độc.
Hiện nay tại Việt Nam hầu như chỉ quan tâm đến chất lượng không khí ngoài trời,
ít chú trọng đến chất lượng không khí trong nhà. Để đánh giá chất lượng không khí trong
nhà, thường đánh giá thông qua các thông số sau: vật lý (nhiệt độ, độ ẩm tương đối, bụi);
hóa học (CO, CO2, formaldehyde và TVOCs) và sinh học (vi khuẩn, nồng độ nấm).
Theo Indoor Air Quality Information Centre, môi trường trong nhà có thể chứa rất nhiều
chất có thể gây ô nhiễm không khí. Nồng độ CO2 là chỉ số cho biết mức độ ô nhiễm
không khí trong nhà. Nồng độ CO2 trong nhà cao, nghĩa là nguồn cung cấp không khí
sạch không đủ. Nồng độ CO2 trong nhà cao gây cho bạn cảm giác buồn ngủ và cảnh báo
cho sự tích tụ các chất gây ô nhiễm không khí khác trong nhà. Chất lượng không khí
trong nhà kém có thể gây các triệu chứng chẳng hạn như nhức đầu, thở khò khè, mệt
mỏi, ho, nhảy mũi, nghẹt mũi, thở bị hụt hơi, chóng mặt, buồn nôn, và bị ngứa mắt, ngứa
mũi hay cổ. Dị ứng và các triệu chứng suyễn cũng có thể trở nên tệ hơn vì chất lượng
không khí trong nhà kém. Trong khi đó, phần lớn thời gian con người đều sinh sống và
làm việc trong môi trường không khí trong nhà (hơn 90%) như trong các văn phòng,
trường học, xí nghiệp, siêu thị,… và cả thư viện nữa.
Thông tin, kiến thức đã trở thành một trong những nhân tố hàng đầu trong chiến
lược phát triển kinh tế – xã hội của bất kỳ một quốc gia nào. Sách, báo là nơi lưu trữ,

truyền đạt lại thông tin, kiến thức do đó nó có tầm quan trọng đặc biệt và ảnh hưởng sâu
sắc tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Và thư
viện là cầu nối giữa thông tin từ sách báo với người sử dụng. Thư viện lưu trữ và cho
phép mượn đọc sách báo, … là nơi công cộng có nhiều người ra vào thường xuyên. Chất
lượng không khí trong thư viện tốt sẽ cung cấp cho sinh viên một môi trường thoải mái
và lành mạnh để học tập và làm việc. Tuy nhiên, không khí trong thư viện có đảm bảo

SVTH: Trịnh Thị Thu Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

1


Luận văn tốt nghiệp:
Khảo sát, đánh giá điều kiện vi khí hậu, CO, CO2
tại thư viện trường đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh

chất lượng khi môi trường ngày cảng trở nên ô nhiễm do khói bụi giao thông và từ các
hoạt động sản xuất công nghiệp của con người.
Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Khảo sát, đánh giá điều kiện vi khí hậu, CO, CO2
tại thư viện trường đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh” làm đề
tại nghiên cứu luận văn. Tuy nhiên, do điều kiện máy móc, trang thiết bị và thời gian có
hạn, tôi chỉ thực hiện đánh giá chất lượng không khí trong nhà thông qua 4 thông số là:
nhiệt độ, độ ẩm, CO và CO2; và chỉ tiến hành đo tại trung tâm thông tin thư viện trường
Đại học Tài nguyên Môi trường thành phố Hồ Chí Minh.
2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung


Khảo sát sự thay đổi của các thông số vi khí hậu, nồng độ CO, CO2 dựa trên sự
thay đổi mật độ và số lượng người trong thư viện, từ đó đề ra phương hướng giảm thiểu
ô nhiễm và giảm thiểu tác động đến nhân viên và bạn đọc trong thư viện.
2.2. Mục tiêu cụ thể
-

-

3.

Đo đạc được các thông số nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, nồng độ CO, CO2 trong
thư viện. Đánh giá được sơ bộ mức độ ảnh hưởng của chất lượng không khí đối
với sức khỏe con người thông qua việc đo trực tiếp các điều kiện vi khí hậu CO,
CO2 bằng máy và khảo sát bằng bảng câu hỏi về cảm giác.
Đánh giá được sơ bộ mức độ ảnh hưởng của chất lượng không khí đối với con
người thông qua bảng khảo sát về cảm giác cho ít nhất 50 sinh viên .Đặc biệt là
nhân viên trong thư viện (những người ở trong thư viện liên tục, chịu tác động
nhiều nhất khi chất lượng không khí không tốt).
Xử lý số liệu, tìm ra mối liên hệ giữa các thông số vi khí hậu, nồng độ CO, CO2
và số lượng người trong thư viện trong điều kiện thể tích phòng cố định.
Đánh giá và đề xuất các giải pháp cải thiện để nâng cao chất lượng học tập, làm
việc trong thư viện.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Sử dụng máy đo sensor để đo đạc các thông số nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ CO, CO2
trong thư viện.
- Đo đạc và vẽ sơ đồ thư viện bằng phần mềm Autocad.
- Đánh giá mức độ tương quan của các thông số, thông qua việc xử lý số liệu bằng
phần mềm Excel, vẽ đồ thị bằng phần mềm Origin 8.5.1.
- Đánh giá sơ bộ mức độ ảnh hưởng của chất lượng không khí đối với sức khỏe

con người.
-

SVTH: Trịnh Thị Thu Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

2


Luận văn tốt nghiệp:
Khảo sát, đánh giá điều kiện vi khí hậu, CO, CO2
tại thư viện trường đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh

- Đánh giá và so sánh mức độ sai số các thông số vi khí hậu đo đạc với các quy
chuẩn của REHVA, ASHRAE và TCVN.
- Dựa vào các số liệu đã có và các nghiên cứu trong, ngoài nước để đánh giá và đề
xuất các giải pháp cải thiện chất lượng không khí.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thu thập thông tin:
 Phương pháp thu thập số liệu từ tài liệu tham khảo
 Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp hoặc thông qua các bản khảo sát
về cảm giác.
- Phương pháp trao đổi ý kiến: tham khảo ý kiến giảng viên hướng dẫn, thầy cô
bạn bè có kinh nghiệm.
- Phương pháp đo: đo trực tiếp bằng máy cảm biến đo chất lượng không khí.
- Phương pháp tính toán- xử lý thông tin: sử dụng phần mềm excel để tính toán,
vẽ đồ thị biểu diễn kết quả bằng phần mềm Origin 8.5.1.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: So sánh chất lượng không khí trong nhà với
chất lượng không khí bên ngoài, đồng thời so sánh với các tiêu chuẩn của
ASHRAE và REHVA.

- Phương pháp đồ họa: dùng phần mềm Autocad để vẽ các sơ đồ thư viện.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: điều kiện vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm), CO và CO2 tại
trung tâm thông tin - thư viện trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành
phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
 Không gian: Trung tâm thông tin - thư viện trường Đại học Tài nguyên và
Môi trường thành phố Hồ Chí Minh.
 Thời gian: 26/09 – 18/12/2016
6. TÍNH MỚI CỦA NGHIÊN CỨU
Đánh giá chính xác được tình hình chất lượng không khí tại thư viện sử dụng thiết
bị cảm biến đo trực tiếp chất lượng không khí trong nhà tại các thư viện, số liệu thực.
Từ đó, góp phần nhỏ vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng không khí trong
nhà.
Chất lượng không khí trong nhà (nhiệt độ, độ ẩm, CO, CO2,…) thay đổi liên tục,
đột ngột do sự di chuyển ra vào liên tục của con người. Đánh giá được mức độ biến đổi
của chất lượng không khí khi số lượng người trong phòng thay đổi. Từ đó, đánh giá
được mức độ ảnh hưởng của số lượng người đến chất lượng không khí (nhiệt độ, độ ẩm,
CO và CO2) trong thư viện.

SVTH: Trịnh Thị Thu Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

3


Luận văn tốt nghiệp:
Khảo sát, đánh giá điều kiện vi khí hậu, CO, CO2
tại thư viện trường đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô
thị, công nghiệp và các làng nghề ở nước ta hiện nay. Ô nhiễm môi trường không khí có
tác động xấu đối với sức khoẻ con người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp),
ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng "nhà kính", mưa axít và
suy giảm tầng ôzôn),... Công nghiệp hoá càng mạnh, đô thị hoá càng phát triển thì nguồn
thải gây ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không
khí theo chiều hướng xấu càng lớn, yêu cầu bảo vệ môi trường không khí càng quan
trọng.
Các yếu tố khí hậu và thời tiết (bao gồm chế độ bức xạ, nhiệt độ, lượng mưa…) có
ảnh hưởng nhất định đến môi trường không khí (MTKK). Ở Việt Nam, khí hậu có sự
phân hóa rõ rệt theo vùng miền. Miền Bắc có khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền Nam khí
hậu nhiệt đới trong khi khu vực cao nguyên biểu hiện đặc trưng khí hậu ôn đới. Khí hậu
khô, nóng, bức xạ nhiệt cao là các yếu tố làm thúc đẩy quá trình phát tán các khí ô nhiễm,
còn mưa nhiều có thể góp phần làm giảm các chất ô nhiễm không khí (ONKK). Ngoài
ra, độ che phủ cây xanh cũng là yếu tố giúp giảm lượng khí thải trong khí quyển đáng
kể. Theo thống kê ở nước ta, mặc dù tổng diện tích rừng đã tăng, đạt mức độ che phủ
40%, nhưng chất lượng rừng đang tiếp tục suy thoái. Đối với các khu vực đô thị, mật độ
cây xanh chưa đạt tiêu chuẩn về độ che phủ. Cụ thể, tại thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí
Minh diện tích này mới đạt <4m2/người, thấp hơn so với yêu cầu của tiêu chuẩn (10-15
m2/người) và không đáp ứng vai trò lá phổi xanh giảm thiểu ô nhiễm không khí [1].
Quá trình đô thị hóa cùng với các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội chưa được
quản lý và kiểm soát tốt gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng MTKK. Sự gia tăng dân
số, gia tăng đột biến về số lượng phương tiện giao thông trong khi cơ sở hạ tầng còn
thấp, làm cho vấn đề ô nhiễm không khí càng trở nên trầm trọng.
Công nghiệp cũ (được xây dựng trước năm 1975) đều là công nghiệp vừa và nhỏ,
công nghệ sản xuất lạc hậu, một số cơ sở sản xuất có thiết bị lọc bụi, hầu như chưa có
thiết bị xử lý khí thải độc hại. Nói chung, công nghiệp cũ không đạt tiêu chuẩn về chất
lượng môi trường. Công nghiệp cũ lại rất phân tán, do quá trình đô thị hoá, phạm vi

thành phố ngày càng mở rộng nên hiện nay phần lớn công nghiệp cũ này nằm trong nội
thành của nhiều thành phố. Hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm không khí còn từ các
khu, cụm công nghiệp cũ, như các khu công nghiệp: Thượng Đình, Minh Khai - Mai
Động (Hà Nội), Thủ Đức, Tân Bình (thành phố Hồ Chí Minh), Biên Hoà I (Đồng Nai),
Khu Công nghiệp Việt Trì, Khu Gang thép Thái Nguyên,... và ô nhiễm không khí cục

SVTH: Trịnh Thị Thu Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

4


Luận văn tốt nghiệp:
Khảo sát, đánh giá điều kiện vi khí hậu, CO, CO2
tại thư viện trường đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh

bộ ở xung quanh các xí nghiệp, nhà máy xi măng (đặc biệt là xi măng lò đứng), các lò
nung gạch ngói, xí nghiệp sản xuất đồ gốm, các nhà máy nhiệt điện đốt than và đốt dầu
FO, các nhà máy đúc đồng, luyện thép, các nhà máy sản xuất phân hoá học,... Các chất
ô nhiễm không khí chính do công nghiệp thải ra là bụi, khí SO2, NO2, CO, HF và một
số hoá chất khác.
Ô nhiễm môi trường không khí ở nhiều làng nghề đã tới mức báo động, một số bài
báo đã đánh giá một cách đáng lo ngại là "sống giàu, nhưng chết mòn" đối với làng tái
chế nilông Minh Khai (Như Quỳnh, Hưng Yên); "hít khói ăn tiền" ở xã Chỉ Đạo (Văn
Lâm, Hưng Yên) - tái chế chì, hay là "những làn khói độc" ở làng gốm Bát Tràng (Gia
Lâm, Hà Nội). Ở rất nhiều làng nghề, đặc biệt là các làng nghề ở vùng Đồng bằng Bắc
Bộ, đang kêu cứu về ô nhiễm môi trường không khí.
Giao thông với xu hướng số lượng phương tiện giao thông gia tăng mạnh mẽ qua
các năm được đánh giá là nguồn đóng góp đáng kể gây suy giảm chất lượng MTKK.
Trong đó, các khí CO, VOC, tổng bụi lơ lửng chủ yếu do các loại xe máy phát thải còn

đối với ô tô thì nguồn ô nhiễm chính gồm các khí SO2 và NO2. Nguồn thải từ giao thông
vận tải đã trở thành một nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường không khí ở đô
thị, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng.
Theo đánh giá của chuyên gia môi trường, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông
vận tải gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%.[1]
Tại các đô thị, nồng độ CO vẫn nằm trong ngưỡng cho phép của QCVN
05:2013/BTNMT và ô nhiễm thường mang tính cục bộ. Tuy nhiên tại các nút giao thông
chính, hoặc gần một số khu công nghiệp, hay xí nghiệp nung gạch ngói thì nồng độ khí
CO đã xấp xỉ bằng hoặc hơn trị số cho phép, có nơi lên đến 2-4 lần [1]. Và nồng độ khí
CO có xu hướng tăng qua các năm. Điều này cho thấy, tại các đô thị vẫn chưa nhận thức
được sự ô nhiễm khí CO đồng thời cũng chưa có các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu
ô nhiễm môi trường không khí hiệu quả.
1.2 KHÁI QUÁT VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ
1.2.1 Chất lượng môi trường trong nhà
Hiện nay, phần lớn thời gian của con người (hơn 90%) dành cho các hoạt động
trong nhà, chính vì vậy mà nhu cầu về việc duy trì điều kiện làm việc thoải mái đi đôi
với việc cải thiện hiệu quả năng lượng là một trong những vấn đề trọng tâm cần giải
quyết.
Chất lượng môi trường trong nhà (Indoor Environment Quality – IEQ), được định
nghĩa là trạng thái phức hợp của nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh, độ rung, công thái học,
và chất lượng không khí trong nhà (Indoor Air Quality – IAQ) có ảnh hưởng mạnh mẽ

SVTH: Trịnh Thị Thu Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

5


Luận văn tốt nghiệp:
Khảo sát, đánh giá điều kiện vi khí hậu, CO, CO2

tại thư viện trường đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh

đến mọi vật chất trong nhà, hiệu suất làm việc và môi trường làm việc và các chi phí
năng lượng liên quan.
1.2.2 Chất lượng không khí trong nhà
a. Khái niệm
Chất lượng không khí trong nhà là thuật ngữ nói đến chất lượng không khí bên
trong và xung quanh những tòa nhà và công trình kiến trúc, đặc biệt là khi nó liên quan
đến sức khỏe và sự thoải mái của những người ở bên trong.
Chất lượng không khí trong nhà là một chỉ số đặc trưng về loại và số lượng của
các chất ô nhiễm trong không khí có thể gây khó chịu hoặc có nguy cơ ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe con người hoặc động vật, hoặc thiệt hại cho thực vật.
b. Cảm nhận về chất lượng không khí trong nhà
Tỷ lệ người không hài lòng với chất lượng không khí chưa thể đo trực tiếp bằng
một công cụ nào đó mặc dù đã có nhiều nghiên cứu cho vấn đề này. Phương pháp sử
dụng bảng đối tượng đánh giá là phương pháp khả thi được sử dụng nhiều nhất hiện nay
nhằm đánh giá mức độ nhạy cảm của đối tượng được nghiên cứu. Phương pháp này
được thể hiện qua Bảng 1.1, và được thu thập qua việc tổng hợp các khảo sát khách
quan.
Bảng 1.1 Phân loại mức độ nhạy cảm của đối tượng khảo sát
Loại
I

II
III
IV

Giải thích
Mức độ kỳ vọng cao và được khuyến khích cho không gian phòng
bởi người rất nhạy cảm với các yêu cầu đặc biệt như người bị tàn

phế, người bệnh, trẻ rất nhỏ và người cao tuổi.
Mức độ bình thường được sử dụng cho các tòa nhà mới và vừa sửa
chữa
Mức độ kỳ vọng trung bình và được sử dụng cho các tòa nhà thông
thường
Các giá trị bên ngoài các tiêu chuẩn cho các danh mục ở trên. Loại
này chỉ được chấp nhận trong một phần giới hạn nào đó trong một
năm.
Nguồn: Indoor Climate Quality Assessment, Rehva Guidebook, 30.

Các yếu tố tác động đến sự cảm nhận về chất lượng không khí của con người
Nhiệt độ và độ ẩm là hai yếu tố vi khí hậu mà con người có thể nhận thức bằng
cảm giác khi hai thông số này có sự thay đổi. Nhận thức về chất lượng không khí cũng
bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và nhiệt độ của không khí hít vào, ngay cả khi các thành phần

SVTH: Trịnh Thị Thu Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

6


Luận văn tốt nghiệp:
Khảo sát, đánh giá điều kiện vi khí hậu, CO, CO2
tại thư viện trường đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh

hóa học của không khí là không đổi, và cảm giác nhiệt cho toàn bộ cơ thể được giữ ở
mức trung lập. Không khí khô và mát làm tăng tỷ lệ hài lòng của con người đối với chất
lượng không khí.
Thời gian phơi nhiễm cũng là một thông số quan trọng. Thời gian tiếp xúc càng
lâu thì độ nhạy cảm của giác quan sẽ giảm (sự thích ứng – đặc biệt với mùi).

Gunnarsen và Fanger đã quan sát các sự thích ứng của con người khi có sự tác
động của nguồn ô nhiễm không khí (khói thuốc lá và vật liệu xây dựng). Có thể do các
sự tác động này chủ yếu là các loại mùi nên sự thích ứng là vừa phải khi gặp phải khói
thuốc lá và hầu như không có sự thích ứng nào khi không khí bị ô nhiễm bởi vật liệu
xây dựng.
Việc đánh giá chất lượng không khí trong nhà bằng cảm nhận còn bị ảnh hưởng
bởi các chất kích thích (con người nhạy cảm với > 1/2 triệu chất) và chất hóa học ( con
người nhạy cảm với > 100.000 chất). Một số chất gây ô nhiễm có hại nhưng con người
lại không thể cảm nhận được như radon và cacbon monoxide. Điều này có nghĩa là phải
cảnh giác với các chất gây ô nhiễm mà con người không thể cảm nhận được. Mặc dù
một số chất gây ô nhiễm có hại không thể cảm nhận được, các hiệu ứng cảm giác trong
nhiều trường hợp cũng cung cấp những dấu hiệu đầu tiên của nguy cơ bệnh tật.
c. Ảnh hưởng của chất lượng không khí trong nhà đến con người.
Theo cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (USEPA): ‘Không khí trong nhà cũng có thể
bị ô nhiễm và gây hại hơn cả không khí ngoài trời’. Nguyên nhân của điều này xuất phát
từ việc không khí trong nhà ít được lưu thông và nó còn bị tác động bởi các nguồn khí
thải trong nhà như khói thuốc lá, khí thải đun nấu, mùi hôi từ toilet, hóa chất tẩy rửa,
nấm mốc, hay hóa chất từ các đồ gia dụng trong nhà...
Mặc dù trên thực tế chưa có cơ sở khẳng định rằng chất lượng không khí trong nhà
có ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc, tuy nhiên có thể kết luận rằng con người luôn cảm
thấy không khỏe trong một môi trường ô nhiễm, và có thể mắc các triệu chứng bệnh
trong nhà SBS (Sick Building Syndrome) như đau đầu và khó tập trung. Các nghiên cứu
cho thấy, sự gia tăng ô nhiễm không khí gây nên bởi chất ô nhiễm phát sinh từ các thiết
bị trong nhà, nội thất, v.v… có thể gây trở ngại cho việc hô hấp do sự giảm tiếp xúc với
khí O2 trong không khí, từ đó làm gia tăng nồng độ CO2 trong máu là nguyên nhân gây
triệu chứng đau đầu, khó thở, tức ngực.
1.2.3 Chất lượng nhiệt trong nhà
a. Khái niệm
Sự thoải mái về nhiệt là tình trạng của tâm lý bày tỏ sự hài lòng của con người với
môi trường nhiệt. Nhiệt độ trung lập đối với một người được xác định là tình trạng mà


SVTH: Trịnh Thị Thu Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

7


Luận văn tốt nghiệp:
Khảo sát, đánh giá điều kiện vi khí hậu, CO, CO2
tại thư viện trường đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh

người đó ưa thích môi trường không ấm hơn cũng không mát hơn. Đối với một số người
nhiệt độ trung lập không phải lúc nào cũng là điều kiện ưa thích nhất, điều kiện nhiệt
khiến họ thoải mái nhất là nhiệt độ hơi lạnh hơn so với nhiệt độ trung lập hoặc ngược
lại.
Trong thực tế, khi có một số lượng người sinh sống nhất định trong một tòa nhà
với chất lượng môi trường không khí như nhau, không thể luôn làm hài lòng tất cả. Bởi
sự khác biệt lớn về tâm lý và sinh lý giữa mỗi người cũng như sự khác biệt trong hoạt
động sống và quần áo của họ. Vì vậy bước đầu tiên trong việc thiết kế và cải tạo chất
lượng môi trường trong nhà, là việc tìm ra và tạo nên một môi trường tối ưu nhất đối
với đa số người nhằm tạo ra sự thoải mái lớn nhất và hiệu quả làm việc cao nhất.
-

-

b. Các nguồn phát sinh nhiệt trong nhà.
Lượng nhiệt do các thiết bị điện, máy móc trong nhà tỏa ra khi hoạt động như: tivi,
laptop, máy sấy tóc, bóng đèn (dây tóc và huỳnh quang),…
Từ các hoạt động sinh hoạt, nấu nướng của người.
Nhiệt tỏa ra từ cơ thể người. Lượng nhiệt cơ thể sinh ra và toả ra không khí phụ

thuộc vào đặc điểm sinh lý, lứa tuổi, và cường độ vận động. Nó dao động từ mức
70 Cal/h cho trạng thái ngủ, 100 – 120 Cal/h cho người đọc sách, làm việc trí óc
và tối đa là 420 Cal/h cho người lao động thủ công nặng nhọc.
Nhiệt do bức xạ mặt trời vào trong phòng (phụ thuộc nhiều vào thiết kế trong
phòng, cửa sổ, vật liệu xây dựng phòng,…)
c. Cơ chế điều nhiệt trên cơ thể người

Cơ thể con người có nhiệt độ trung bình khoảng 370C và có thể tăng giảm trong
khoảng 10C tùy theo thời gian trong ngày. Yếu tố quan trọng và thường thấy ở cơ thể
nhằm điều hòa và cân bằng nhiệt độ là sự tuần hoàn của máu chảy qua các mao mạch
dưới da. Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao, các mạch máu giãn ra và đi cùng với sự giãn nở
các lỗ chân lông, đưa nhiệt thoát ra khỏi cơ thể. Khi nhiệt độ cơ thể giảm, áp suất máu
giảm xuống và lưu lượng máu đến da giảm cùng với việc co chân lông nhằm tránh thất
thoát nhiệt (gây nên sự tím tái dưới da).
d. Điều kiện để đạt được sự thoải mái về nhiệt
Có hai yếu tố thuộc về cá nhân quyết định sự thoải mái về nhiệt, cụ thể là: tỷ lệ
trao đổi chất và sự cách nhiệt của quần áo, và bốn thông số thuộc về môi trường: nhiệt
độ không khí, (nhiệt độ bức xạ), tốc độ thực hiện công và độ ẩm tương đối đều có sự tác
động đến sự thoải mái của con người về nhiệt độ. Sự cân bằng nhiệt độ cơ thể có thể đạt
được trong các kết hợp khác nhau của các yếu tố cá nhân và các thông số môi trường.
Một trong các chỉ số được sử dụng rộng rãi nhằm đánh giá độ thỏa mãn về nhiệt
độ là chỉ số PMV (Predicted Mean Vote - Chỉ số dự đoán cảm giác nhiệt trung bình)

SVTH: Trịnh Thị Thu Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

8


Luận văn tốt nghiệp:

Khảo sát, đánh giá điều kiện vi khí hậu, CO, CO2
tại thư viện trường đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh

được công bố bởi Fanger. Giá trị này đưa ra các điều kiện cân bằng nhiệt độ với sáu yếu
tố chính đã kể trên nhằm đạt được sự thoải mái về nhiệt. 7 thang điểm đánh giá sự thoải
mái về nhiệt theo tiêu chuẩn ASHRAE bao gồm: -3 cực lạnh, -2 lạnh, -1 mát, 0 cân
bằng, +1 ấm, +2 nóng, +3 cực nóng.
e. Ảnh hưởng của chất lượng nhiệt đối với con người
Chất lượng nhiệt có thể tác động lên hiệu quả làm việc theo nhiều cách:
- Nhiệt độ không phù hợp có thể gây nên các triệu chứng bệnh SBS và có tác động
tiêu cực đến sự tập trung của con người.
- Không thỏa mãn về nhiệt độ làm sao lãng sự tập trung và gia tăng những phản
ứng trái chiều, điều này làm gia tăng các chi phí duy trì khác nhau.
- Điều kiện nhiệt độ lạnh làm giảm nhiệt độ ngón tay từ đó có ảnh hưởng đến độ
chuẩn xác khi thao tác bằng tay.
- Nhiệt độ thay đổi nhanh có cùng một tác động lên các công việc tại văn phòng
và thường gây nên sự khó chịu.
- Sự thay đổi nhiệt độ theo chiều dọc gây nên sự mất thăng bằng nhiệt ở vùng gần
mặt sàn. Các dữ liệu phân tích cho thấy hiệu suất làm việc trong trường hợp này có thể
giảm từ 5% đến 15%. Dựa trên các kết quả từ 24 bài báo nghiên cứu về tác động của
nhiệt độ đến hiệu suất làm việc, Seppänen đã đưa ra một mối tương quan giữa nhiệt độ
và hiệu suất lao động. Nghiên cứu này chỉ ra rằng cứ mỗi 10C thay đổi (tăng hoặc giảm)
thì năng suất lao động lại giảm đi 1%.
1.2.4 Chất lượng độ ẩm trong nhà.
a. Khái niệm về độ ẩm
Cũng như chất lượng nhiệt độ, độ ẩm cũng là một trong những yếu tố đánh giá của
chất lượng môi trường trong nhà và có mối tương quan với nhiệt độ không khí lưu thông
trong tòa nhà. Do đó trong một số nghiên cứu, chất lượng nhiệt trong tòa nhà có thể bao
gồm chung cả chất lượng nhiệt độ, nhiệt độ bức xạ, độ ẩm và chất lượng dòng không
khí lưu thông trong tòa nhà.

Lượng độ ẩm trong không khí có ảnh hưởng trực tiếp sự thoải mái của con người
mà tác động lần lượt vào sức khỏe và khả năng lao động của người dân sinh sống trong
các tòa nhà. Duy trì mức độ ẩm trong nhà giữa 30-70% là điều cần thiết trong không
gian mà con người lao động vì nó cho phép họ hoạt động một cách hiệu quả nhất.[9]
Như lý thuyết về cơ chế cân bằng nhiệt trong cơ thể người đã đưa ra ở trên, sự điều
nhiệt trên cơ thể người luôn gắn liền với quá trình thoát hơi nước qua da và lượng nước
mất đi trong cơ thể. Nhiệt độ cảm nhận của cơ thể người do đó cũng thay đổi tùy theo

SVTH: Trịnh Thị Thu Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

9


Luận văn tốt nghiệp:
Khảo sát, đánh giá điều kiện vi khí hậu, CO, CO2
tại thư viện trường đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh

lượng nước mất đi. Có thể nói sự điều khiển chất lượng nhiệt và thông khí trong tòa nhà
luôn gắn liền với sự điều chỉnh độ ẩm. Chính vì điều này, ngày nay rất nhiều máy điều
hòa không chỉ có cơ chế làm mát không khí mà còn có khả năng điều chỉnh độ ẩm nhằm
tạo ra sự thoải mái nhất định cho con người trong một không gian hữu hạn.
b. Tác động của chất lượng độ ẩm đến sức khỏe con người.
Độ ẩm có tác động trực tiếp vào cấu trúc và kết cấu của tòa nhà (nấm mốc phát
triển, loại vải và đồ nội thất). Kiểm soát độ ẩm trong các tòa nhà là điều cần thiết cho
sức khỏe người cư ngụ. Mức độ ẩm chỉ định trong tòa nhà nên ở mức khoảng 30-40%
tùy thuộc vào yêu cầu của con người. Ở mức này, con người không chỉ cải thiện được
sức khỏe, sự thoải mái mà còn giảm được phần lớn lượng chi tiêu điện năng của tòa nhà.
Các ảnh hưởng chính của độ ẩm về sức khỏe là thông qua các chất ô nhiễm hóa
học và sự tồn tại của chúng trong không khí (ở nhiệt độ 210C, virus cảm cúm trong

không khí là thấp nhất tại độ ẩm trung bình 40% đến 60%). Đa số virus truyền nhiễm
lây lan giữa con người với con người thông qua các dạng sol khí lơ lửng tạo ra từ hô hấp
(hắt hơi, hít thở, ho,…). Chất ô nhiễm sinh học bao gồm các tác nhân gây bệnh như vi
khuẩn (ví dụ, Streptococcus, Legionella), virus (ví dụ, cảm lạnh thông thường, cảm
cúm), và nấm (ví dụ, Aspergillusfumigatus). Phản ứng dị ứng (ví du như hen suyễn,
viêm mũi) và bụi đều bị ảnh hưởng bởi chất lượng độ ẩm trong không khí. Giá trị độ ẩm
dưới 50% là độ ẩm an toàn khi sự hoạt động của virus và vi khuẩn, bụi bị suy giảm.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng một môi trường có độ ẩm tương đối thấp
hơn 50% sẽ làm tăng tốc độ lây lan của virus cảm cúm. Gần đây, Viện Quốc gia Hoa
Kỳ về An toàn và sức khỏe nghề nghiệp đã cũng chứng minh rằng độ ẩm tương đối có
thể là một yếu tố trong việc kiểm soát sự lây lan của cúm.[9]
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về điều kiện vi khí hậu nói chung và độ ẩm nói riêng
đã xuất hiện nhiều trong những năm gần đây. Các nghiên cứu đa số chỉ ra tác động của
độ ẩm không khí đối với cây trồng trong nông nghiệp, trong môi trường lao động tại các
nhà máy, phân xưởng. Theo TCVN 5687:2010 của Bộ xây dựng về Thông khí và điều
hòa trong xây dựng, thì các tòa nhà cần phải tận dụng thông gió tự nhiên, thông gió
xuyên phòng trong công nghiệp, nhà ở và phải có biện pháp tránh gió lùa vào mùa đông
nhằm đảm bảo độ ẩm cần thiết trong tòa nhà.
Các nghiên cứu tại Việt Nam về tác động của độ ẩm lên sức khỏe con người vẫn
còn nhiều hạn chế. Đa số các ứng dụng về công nghệ thông gió và điều hòa là công nghệ
từ nước ngoài (điều hòa, hệ thống thông khí đa phần nhập khẩu công nghệ) có nhiều
khác biệt so với điều kiện tại Việt Nam. So với TCVN 5687:2010, nhiều kiến trúc xây
dựng còn chưa tuân thủ nghiêm ngặt, nhận thức của con người về tác hại của độ ẩm và
không khí ẩm mốc chưa đầy đủ khiến họ phớt lờ, bỏ qua hoặc không quan tâm chú trọng

SVTH: Trịnh Thị Thu Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

10



Luận văn tốt nghiệp:
Khảo sát, đánh giá điều kiện vi khí hậu, CO, CO2
tại thư viện trường đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh

trong thiết kế xây dựng, làm suy giảm sức khỏe và chất lượng lao động trong làm việc
và sinh sống tại các tòa nhà.
1.3 TỔNG QUAN VỀ KHÍ CACBON DIOXIT – CO2 VÀ KHÍ CACBON
MONOXIT - CO
1.3.1 Tổng quan về khí Cacbon dioxit – CO2
a. Đặc tính chung
Cacbon dioxit là một khí không màu mà khi hít thở phải ở nồng độ cao tạo ra vị
chua trong miệng và cảm giác nhói ở mũi và họng (nguy hiểm do nó gắn liền với rủi ro
ngạt thở). Các phản ứng này do khí hòa tan trong màng nhầy và nước bọt tạo ra dung
dịch của axit cacbonic.
Tỷ trọng riêng của nó ở 25°C là 1,98 kg m−3, khoảng 1,5 lần nặng hơn không khí.
Phân tử cacbon dioxit (O=C=O) chứa hai liên kết đôi và có hình dạng tuyến tính. Nó
không có lưỡng cực điện. Do nó là hợp chất đã bị ôxi hóa hoàn toàn nên về mặt hóa học
nó không hoạt động lắm và cụ thể là không cháy.
Ở nhiệt độ dưới -78°C, cacbon dioxit ngưng tụ lại thành các tinh thể màu trắng gọi
là băng khô. Cacbon dioxit lỏng chỉ được tạo ra dưới áp suất trên 5,1 barơ; ở diều kiện
áp suất khí quyển, nó chuyển trực tiếp từ các pha khí sang rắn hay ngược lại theo một
quá trình gọi là thăng hoa.
b. Nguồn phát thải khí Carbon dioxide – CO2.
b1. Ngoài trời
-

Hoạt động của núi lửa

Cacbon dioxit nguyên thủy trong khí quyển của Trái Đất được tạo ra từ hoạt động

của các núi lửa; nó là hoạt động cốt yếu để làm ấm và ổn định khí hậu dẫn đến sự sống.
Hoạt động núi lửa ngày nay giải phóng khoảng 130-230 triệu tấn cacbon dioxit mỗi năm.
Lượng khí này xấp xỉ 1% lượng cacbon dioxit do các hoạt động của con người tạo ra.
-

Chu trình cacbon

Các nhà khoa học tính toán rằng, khoảng 4,5 tỷ năm trước, khi Trái Đất bắt đầu
hình thành, CO2 có thể chiếm đến 80% trong khí quyển. Nhưng cách đây 2 tỷ năm thì
lượng CO2 chỉ còn khoảng 20-30%. Trong khí quyển còn nhiều CO2 nên sự sống vẫn
còn tồn tại. Cây cối quang hợp rất mạnh làm nồng độ CO2 giảm xuống và lượng oxi
trong khí quyển tăng lên.
Quá trình quang hợp tạo ra phản ứng:
CO2 + H2O + năng lượng mặt trời  O2 + đường.
Cây cối cũng như các loài động vật khi hô hấp tạo ra phản ứng:

SVTH: Trịnh Thị Thu Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

11


Luận văn tốt nghiệp:
Khảo sát, đánh giá điều kiện vi khí hậu, CO, CO2
tại thư viện trường đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh

Đường + O2 CO2 + H2O + năng lượng.
Ngoài ra, khi cây cối và động vật chết, xác chết bị phân hủy làm CO2 thoát ra.
Lượng CO2 ra khỏi khí quyển hàng năm được cân bằng với lượng CO2 sinh ra do thở và
phân hủy. Nhờ cơ chế này mà môi trường được ổn định.

-

Đốt phá rừng

Khi cây cối chết, chúng thải ra CO2, đó là quá trình bình thường của chu trình
cacbon. Nhưng khi cây cối bị đốn chặt để làm chất đốt thì CO2 sẽ phát thải nhiều hơn
nhiều lần. Vì thế, cháy rừng hay việc chặt cây để làm chất đốt làm gia tăng lượng CO2
trong không khí một cách nhanh chóng. Nếu cây bị đốn hà để làm vật liệu xây dựng,
nhà cửa… mà không đốt thì lượng CO2 phát thải không nhiều, nhưng do mất một lượng
cây xanh nên sự hấp thụ CO2 trong không khí bị giảm và nồng độ CO2 trong không khí
cũng tăng lên. Theo thống kê của Liên hợp quốc, việc phá rừng mạnh trong 2 thập kỷ
80 và 90 (thế kỷ XX) đã làm cho lượng CO2 trong không khí tăng lên, đồng thời lượng
O2 trong không khí giảm đi rõ rệt.
-

Sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Nguồn cacbon trong nhiên liệu hóa thạch được lưu trữ từ hàng triệu năm trước
trong lòng đất. Trong quá trình khai thác và đốt nhiên liệu hóa thạch, CO2 được phát
thải ra nhiều. Việc đốt nhiên liệu hóa thạch chiếm khoảng 80% lượng phát thải khí CO2
do các hoạt động của con người. Đây là nguyên nhân lớn nhất làm ô nhiễm không khí.
b2. Trong nhà
Nguồn CO2 trong nhà chủ yếu từ hoạt động hô hấp hít thở của con người và động
vật nuôi trong nhà (theo Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA - United States Department of
Agriculture) thì mỗi ngày 1 người trung bình hô hấp sinh ra khoảng 450 lít (khoảng 900
gam) cacbon dioxit). Hay từ các hoạt động nấu nướng, sưởi ấm (đặc biệt khi sử dụng
than, củi để đốt).
c. Tầm quan trọng của việc quan trắc nồng độ Cacbon dioxit môi trường trong
nhà.
Hầu hết các hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí (HVAC) tuần hoàn

đáng kể lượng không khí trong nhà để duy trì sự thoải mái và giảm chi phí năng lượng
kết hợp với hệ thống sưởi hoặc làm mát không khí bên ngoài. Lượng khí CO2 càng lớn,
năng lượng sử dụng cho việc tuần hoàn không khí là lớn hơn do tốn năng lượng sử dụng
hơn. Công nghệ hiện đại cho phép đo lường khí CO2 dễ dàng và tương đối rẻ tiền. Nhằm
đưa ra các chỉ số biểu thị sự an toàn của hệ thống thông gió (đối với khu vực có mật độ
người cao).
d. Tác hại của khí CO2 trong không khí đối với con người
SVTH: Trịnh Thị Thu Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

12


Luận văn tốt nghiệp:
Khảo sát, đánh giá điều kiện vi khí hậu, CO, CO2
tại thư viện trường đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh

Sự gia tăng ô nhiễm không khí do các các chất ô nhiễm phát sinh từ các thiết bị
trong nhà, nội thất,.. có thể gây cản trở sự tiếp xúc với O2 của cơ thể từ đó làm tăng nồng
độ CO2 trong máu là nguyên nhân gây ra các triệu chứng đau đầu, tức ngực, khó thở.
Bảng 1.2 Triệu chứng khi tiếp xúc với khí CO2 ở các nồng độ khác nhau
Nồng độCO2

Biểu hiện độc tính

5%

Khó thở, nhức đầu

10%


Ngất, ngạt thở

Nguồn: Trịnh Thị Thanh; Độc học, Môi trường và sức khỏe con người; NXB DHQG
Hà Nội
1.3.2

Tổng quan về khí Cacbon monoxit - CO

a. Đặc tính chung
Khí CO là một khí độc không màu, không mùi, không vị và không có sự kích ứng
da nào. Nhẹ hơn không khí, d=0,967. 1 lít CO nặng 1,254 ở 0oC, hóa lỏng ở -191oC.
CO ít tan trong nước: 3,54 ml/100 ml ở 0oC, 1 atm, 2,14 ml/100 ml ở 25oC, 1 atm . CO
không bị hấp phụ bởi than hoạt tính.
Phân tử khối của CO gần bằng với khối lượng riêng của không khí (28 so với 29
của không khí). Do đó, khí CO có thể trộn lẫn với không khí ở bất kỳ tỷ lệ nào và có thể
di chuyển chung với luồng không khí. Khí CO có thể cháy được, chúng thường được
trộn với nguyên liệu cháy hoặc làm thành phần trong vật liệu nổ. Khí CO có thể phản
ứng với oxi, acetylen, khí clo, khí flo và nito oxit. Khí CO là loại khí không thể nhận
biết được với khả năng của con người bằng thị giác, vị giác hay khứu giác.
b. Nguồn phát sinh khí CO
Phần lớn khí CO phát sinh do các hoạt động của con người (2/3 thể tích khí CO),
phần còn lại là do các quá trình tự nhiên sinh ra. Cơ thể con người có thể sinh ra một
lượng nhỏ khí CO. Tuy nhiên, phần lớn khí CO được sinh ra từ giao thông, từ các động
cơ xăng và diesel. Đường giao thông và các khu đậu xe là nơi phát thải khí CO nhiều
nhất.
Khí CO được sinh ra ở môi trường trong nhà bởi các nguồn cháy (cháy không hoàn
toàn, do nấu nướng và sưởi ấm) và cũng có thể do sự xâm nhập từ không khí bên ngoài
vào. Ở các quốc gia phát triển, các nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà chủ yếu là
do sự lắp đặt sai, thiếu sót và không đầy đủ của hệ thống thông khí và duy trì không khí


SVTH: Trịnh Thị Thu Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

13


Luận văn tốt nghiệp:
Khảo sát, đánh giá điều kiện vi khí hậu, CO, CO2
tại thư viện trường đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh

cho các thiết bị nấu nướng và sưởi ấm sử dụng nguyên liệu hóa thạch. Còn tại các quốc
gia đang phát triển, khí CO sinh ra do quá trình đốt các nhiên liệu sinh khối và do khói
thuốc lá. Thêm vào đó là hệ thống thông khí, ống khói, ống thông khí bị tắc nghẽn hoặc
không đầy đủ, có thể làm gia tăng nồng độ khí CO trong nhà.
Tỷ lệ phối trộn các nhiên liệu cháy không hợp lý cũng gây ra sự cháy không hoàn
toàn, điều này luôn có thể xảy ra mỗi ngày và tác động trực tiếp tới con người, tuy nhiên
thường thì chúng ta không nhận ra. Bếp ga cũ, bếp than, bếp củi (củi ẩm, ướt), bếp sưởi
củi hay các động cơ xe máy, ô tô đã quá niên hạn sử dụng luôn là nguồn gây phát thải
lớn CO trong không khí.
Theo nghiên cứu của Jetter và cộng sự, nghiên cứu về thành phần khí thải của 23
loại nguyên vật liệu khác nhau như hương đốt, dây thường, gỗ, đá, bột,… thường xuất
hiện trong các quá trình sinh hoạt trong nhà, thì tỷ lệ phát thải khí CO là từ 144 đến 531
mg/giờ. Cao nhất là từ việc đốt nhang quá nhiều (khoảng 9.6mg/m3) và có thể vượt qua
ngưỡng giới hạn về chất lượng không khí của USEPA là 10mg/m3 cho khoảng trung
bình 8 giờ, tùy thuộc vào diện tích phòng, tỷ lệ không khí và số lượng nhang đốt. Điều
này cần được chú trọng ở Việt Nam, nơi mà nền văn hóa, tôn giáo gắn liền với nhang
đèn.
c. Mối liên hệ giữa phát thải CO ngoài trời và môi trường trong nhà
Theo WHO, các tài liệu nghiên cứu về việc đo đạc, so sánh nồng độ khí CO ngoài

trời và trong nhà tại nhiều loại hình tòa nhà khác nhau với các chức năng, mục đích và
vị trí đo khác nhau, thì nồng độ CO ngoài trời tại thời điểm đo có thể cao hoặc thấp hơn
nồng độ tại điểm không khí bên trong nhà. Vì vậy, ngay cả khi không được sinh ra từ
bất kỳ nguồn phát sinh nào trong nhà, thì tỷ lệ I:O (Indoor:Outdoor – trong nhà: ngoài
trời) giữa nồng độ khí CO trong nhà và nồng độ khí CO ngoài trời trong khoảng 15 phút
đo dao động trong khoảng từ 0,2 - 4,1. Trong khoảng 1 ngày, thì tỷ lệ I:O dao động trong
khoảng 0,4 -1,2. Trong trường hợp có nguồn phát thải khí CO trong nhà như khói thuốc
và các thiết bị dùng khí gas, thì tỷ lệ I:O tăng cao hơn.[9]
Theo các nghiên cứu tổng hợp trên từ WHO cho thấy, luôn có sự liên hệ nhất định
giữa nồng độ khí CO trong nhà và ngoài trời cho dù không có nguồn thải đáng kể nào
trong nhà. Điều này là một yếu tố quan trong cho các nghiên cứu về nồng độ khí CO
trong nhà.
d. Tác hại của khí CO trong không khí đối với con người.
CO là chất khí không màu, không mùi và không gây kích ứng nên rất nguy hiểm
vì người ta không cảm nhận được sự hiện diện của CO trong không khí. CO có tính liên
kết với hemoglobin (Hb) trong hồng cầu mạnh gấp 230-270 lần so với ôxy. Nên khi
được hít vào phổi CO sẽ gắn chặt với Hb thành HbCO do đó máu không thể chuyên chở

SVTH: Trịnh Thị Thu Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

14


Luận văn tốt nghiệp:
Khảo sát, đánh giá điều kiện vi khí hậu, CO, CO2
tại thư viện trường đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh

ôxy đến tế bào. CO còn gây tổn thương tim do gắn kết với myoglobin của cơ tim. Khi
có từ 10-30% HbCO trong máu, con người sẽ có các triệu chứng như: đau đầu, buồn

nôn, mỏi mệt, choáng váng. Và khi đạt mức 50-60%, con người có thể bị ngất, co giật
và có thể dẫn đến hôn mê và chết. Vì vậy, với nồng độ 10.000ppmCO (1%CO) có trong
không khí thở thì con người sẽ bị chết trong vòng vài phút.
Trên thế giới mỗi năm có hàng ngàn người chết do ngạt khí CO, chủ yếu là công
nhân làm việc trong các điều kiện khắc nghiệt thiếu không khí sạch và có nguy cơ cháy
nổ cao như trong các hầm mỏ, lính cứu hỏa, thợ lặn và cả các nhà du hành vũ trụ,… Các
triệu chứng nhiễm độc CO theo nồng độ được trình bày ở bảng dưới:
Bảng 1.3 Triệu chứng nhiễm độc của người khi tiếp xúc với khí CO ở các nồng độ
khác nhau
Nồng độ (ppm)
200

Thời gian tiếp xúc
2-3 giờ

400
800
1600
3200
6400
12800

1-2 giờ
>3 giờ
45 phút
Trong vòng 2-3 giờ
20 phút
Trong vòng 1 giờ
Trong vòng 5-10 phút
Trong vòng 1 giờ

1-2 phút
25-30 phút

Triệu chứng và tác hại
Đau đầu nhẹ, mỏi mệt, buồn nôn và
choáng váng.
Đau đầu nặng.
Khó thở
Choáng váng, buồn nôn và co giật.
Chết
Choáng váng, buồn nôn và co giật.
Chết
Choáng váng, buồn nôn và co giật.
Chết
Choáng váng, buồn nôn và co giật.
Chết

Nguồn: Bế Hồng Thu, Bài giảng chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.
Mức độ nhiễm độc khí CO nặng hay nhẹ phụ thuộc vào nồng độ chất độc trong
không khí, thời gian tiếp xúc cũng như sức khỏe tại thời điểm tiếp xúc, hoàn cảnh nơi
làm việc.
Các nghiên cứu về sự xuất hiện của CO trong không khí đối với cơ thể con người
đã được nghiên cứu và báo cáo trong nhiều hội nghị quốc tế với các đối tượng khác nhau
như: người lao động, nhân viên văn phòng, học sinh, trẻ em. Ở Việt Nam, khí CO được
Bộ Tài nguyên và Môi trường liệt kê là một trong những độc chất nguy hiểm trong
không khí có ảnh hưởng đến con người. Theo đó, ngưỡng giới hạn của khí CO trong
QCVN05:2013/BTNMT về chất lượng môi trường không khí xung quanh tối đa là
30.000µg/m3/1 giờ và 10.000µg/m3/8 giờ. Tuy nhiên, các tài liệu nghiên cứu về tác động

SVTH: Trịnh Thị Thu Thảo

GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

15


Luận văn tốt nghiệp:
Khảo sát, đánh giá điều kiện vi khí hậu, CO, CO2
tại thư viện trường đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh

cụ thể của khí CO ở điều kiện phòng học, thư viện và môi trường tại các trường học và
đại học ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đầy đủ.
e. Tình hình nhiễm độc khí CO tại Việt Nam.
Nhiễm độc khí CO là một nhiễm độc thường gặp. Khả năng bị nhiễm độc khí CO
cả thể xảy ra đối với người lao động làm việc ở các môi trường như trong phòng đun
nấu, nhà máy bia, kho hàng, nhà máy lọc dầu, nhà máy sản xuất giấy và bột giấy, nhà
máy sản xuất thép, lò luyện kim loại, lò luyện than đá, lò gốm, các hầm, mỏ than, lính
cứu hỏa…
Tại Việt Nam hiện nay,hoạt động khai thác than và sử dụng các sản phẩm như khí
hóa than, khí ga, gỗ, xăng, dầu lửa, dầu hôi…có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự
nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong quá trình lao động, người công
nhân ở các mỏ than phải làm việc trong môi trường có tiếp xúc trực tiếp với loại hơi khí
độc là khí than. Do việc ngạt khí than có thể gây tức ngực, khó thở, buồn nôn, thậm chí
gây tử vong nên đã có nhiều trường hợp người công nhân mỏ bị ngộ độc khí và bị tử
vong. Tháng 3/2011, có 1 công nhân bị tử vong do ngạt khí hầm lò than trong khi làm
việc tại mỏ than Dương Huy, thị xã Cẩm Phả, Quảng Ninh. Tháng 2/2012 cũng tại
Quảng Ninh hàng chục công nhân mỏ phải nhập viện cấp cứu với nguyên nhân ban đầu
được xác định là bục túi khí CO. Gần đây nhất vào tháng 11/2013, tại tổ hóa khí của
công ty Cổ phần Xuân Hòa, Mê Linh, Hà Nội đã có 1 công nhân tử vong và 1 người
phải nhập viện cấp cứu do bị ngộ độc khí CO trong quá trình sàng than và tiếp than vào
phễu lò nung gạch.

Đối với người lao động đang làm việc tại các tòa nhà nhất là các nhà cao tầng thì
khi xảy ra cháy lớn, việc say khói, ngạt thở, suy hô hấp do hít phải khí nóng lẫn khí độc
thoát ra từ đám khói là rất dễ xảy ra. Nguyên nhân là do trong khói độc có chứa carbon
monoxit, việc hít phải khí này dễ gây suy hô hấp do cơ thể bị chiếm mất oxy. Tháng
12/2011, đã có 29 công nhân làm việc tại tòa tháp đôi đang xây dựng của Tập đoàn Điện
lực EVN tại Hà Nội phải nhập viện cấp cứu sau khi bị ngạt khói thoát ra từ đám cháy
tòa nhà.
1.4 GIỚI THIỆU CẢM BIẾN(SENSOR) ĐO VI KHÍ HẬU, CO VÀ CO2 SỬ
DỤNG TRONG MÁY ĐO
1.4.1 Giới thiệu Sensor cảm biến nhiệt độ và độ ẩm - DHT22
DHT22 có đầu ra được hiệu chuẩn tín hiệu kỹ thuật số. Nó sử dụng kỹ thuật số tín
hiệu thu, công nghệ độc quyền cảm biến độ ẩm, đảm bảo độ tin cậy và tính ổn định. Đầu
dò cảm biến của nó được kết nối với máy tính chip đơn 8-bit. Mỗi cảm biến trong thiết
bị này là cảm biến nhiệt độ thông thường và hiệu chuẩn trong buồng hiệu chuẩn chính
xác và hiệu chỉnh hệ số được lưu trong chương trình bộ nhớ OTP, khi cảm biến được

SVTH: Trịnh Thị Thu Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

16


Luận văn tốt nghiệp:
Khảo sát, đánh giá điều kiện vi khí hậu, CO, CO2
tại thư viện trường đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh

kết nối, nó sẽ trích dẫn hệ số từ bộ nhớ. Kích thước nhỏ và tiêu thụ thấp và khoảng cách
truyền dẫn dài (20m) cho phép DHT22 để được phù hợp trong tất cả các điều kiện ứng
dụng khắc nghiệt. Sensor này chỉ gồm một hàng với bốn chân cắm, làm cho các kết nối
với thiết bị khác trở nên rất thuận tiện.

Bảng 1.4 Thông số kỹ thuật cảm biến nhiệt độ và độ ẩm – DHT22
Model

DHT22

Điện nguồn

3.3-6V DC

Tín hiệu đầu ra

Tín hiệu kỹ thuật số và tín hiệu thu đơn

Chất liệu

Polymer

Khoảng đo

Độ ẩm 0-100%RH; nhiệt độ -40~80Celsius

Độ chính xác
Độ phân giải và độ
nhạy

Độ ẩm +-2%RH(tối đa +-5%RH);
Nhiệt độ <+-0.5Celsius
Độ ẩm 0.1%RH; Nhiệt độ 0.1Celsius

Khả năng lặp


Độ ẩm +-1%RH; Nhiệt độ +-0.2Celsius

Độ ẩm trễ

+-0.3%RH

Độ sai lệch theo thời
gian

+-0.5%RH/năm

Khoảng đo

Trung bình mỗi 2s

Khả năng hoán đổi

Có khả năng hoán đổi đầy đủ

Kích thước

Kích cỡ nhỏ 14*18*5.5mm; kích cỡ lớn 22*28*5mm

SVTH: Trịnh Thị Thu Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

17



Luận văn tốt nghiệp:
Khảo sát, đánh giá điều kiện vi khí hậu, CO, CO2
tại thư viện trường đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh

Hình 1.1 Cấu trúc thiết kế của cảm biến DHT22.
1.4.2

Giới thiệu cảm biến nồng độ CO – MQ07

Độ nhạy của vật liệu cảm biến MQ07 là Sn02, trong đó khả năng dẫn điện của nó
thấp hơn khi ở trong không khí. Đó là phương pháp quyết định cho chu kỳ nhiệt độ cao
và thấp, phát hiện CO khi nhiệt độ thấp (nhiệt độ được làm nóng ở 1,5V). Độ dẫn điện
của cảm biến sẽ cao hơn khi nồng độ khí tăng ( nhiệt độ được làm nóng ở 0,5V), nó sẽ
làm sạch các khí đã được hấp thụ ở nhiệt độ thấp hơn trước đó. Sử dụng các mạch điện
đơn giản để chuyển đổi sự thay đổi độ dẫn điện tương ứng với tín hiệu đầu ra của nồng
độ khí. MQ07 cảm biến khí có độ nhạy cao Carbon Monoxide, các cảm biến có thể được
sử dụng để phát hiện chất khí khác nhau có chứa CO, khi chi phí thấp và phù hợp cho
các ứng dụng khác nhau.

SVTH: Trịnh Thị Thu Thảo
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

18


×