Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy chế biến sữa nutifood công suất 400m3 ngày đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 127 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .........................................................................1
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ...............................................................................................1
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .....................................................................................1
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................2
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SỮA NUTIFOOD ...............................3
1.1 ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG ........................................................................................3
1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN......................................................3
1.2.1

Lịch sử thương hiệu: ......................................................................................3

1.2.2

Những thành tích nổi bật ...............................................................................7

1.3 CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY ......................................................................7
1.4 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM VÀ PHÁT THẢI: ..............................8
1.4.1

Quy trình công nghệ và phát thải: ..................................................................8

1.4.2

Thuyết minh quy trình ....................................................................................9

1.5 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY ...............................................11
1.5.1


Hiện trạng môi trường ..................................................................................11

1.5.2

Công tác bảo vệ, quản lý vấn đề vệ sinh tại công ty ....................................11

1.5.3

Tác động môi trường: ...................................................................................13

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT
CÁC PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN XỬ LÝ NƯỚC THẢI .........................................16
2.1GIỚI THIỆU CHUNG NƯỚC THẢI NGÀNH CHẾ BIẾN SỮA .........................16
2.1.1

Nguồn gốc phát sinh nước thải .....................................................................16

2.1.2

Thành phần, tính chất của nước thải ngành chế biến sữa .............................16

2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO NGÀNH CHẾ BIẾN SỮA
2.2.1 Phương pháp cơ học ............................................................................................17
a.Song chắn rác ......................................................................................................18
b.Thiết bị nghiền rác...............................................................................................18
c.Bể lắng cát ...........................................................................................................19
d.Bể điều hòa ..........................................................................................................19
e.Bể lắng .................................................................................................................20
iv



f.Lọc ........................................................................................................................22
g.Bể tách dầu mỡ ...................................................................................................23
2.2.2 Phương pháp xử lý hóa lý ....................................................................................23
a.Bể keo tụ, tạo bông ..............................................................................................23
b.Bể tuyển nổi .........................................................................................................24
2.2.3 Phương pháp hóa học ..........................................................................................25
2.2.4 Phương pháp sinh học .........................................................................................26
a.Xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên ...............................................................26
b.Xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo ..............................................................28
2.2.5 Phương pháp khử trùng .......................................................................................35
a.Clo hóa sơ bộ .......................................................................................................35
b.Khử trùng nước bằng Clo và các hợp chất của nó .............................................35
2.2.6 Phương pháp xử lý cặn .......................................................................................36
2.3 HIỆU SUẤT XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP .....................37
2.4 MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH CHẾ BIẾN SỮA ......38
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ40
3.1 THÀNH PHẦN NƯỚC THẢI...............................................................................40
3.2 ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI .................................................41
3.2.1

Phương án 1 ..................................................................................................42

3.2.2

Phương án 2 ..................................................................................................47

3.2.3

So sánh và lựa chọn phương án ....................................................................51


CHƯƠNG 4 TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ ................52
4.1 TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ .......................................................52
4.1.1 Tính toán các lưu lượng thiết kế: .........................................................................52
4.1.2 Giỏ chắn rác .........................................................................................................52
4.1.3 Hố thu gom ..........................................................................................................53
4.1.4 Bể điều hòa ..........................................................................................................55
4.1.5 Bể tuyển nổi khí hòa tan: .....................................................................................59
4.1.6 Bể kỵ khí UASB ..................................................................................................65
4.1.7 Bể aerotank: .........................................................................................................76
4.1.8 Bể lắng đứng đợt 2: .............................................................................................88
4.1.9 Bể khử trùng: .......................................................................................................92
v


4.1.10 Bể chứa bùn………………………………………………………………....121
4.1.11 Bể nén bùn (kiểu lắng đứng): ............................................................................96
4.1.12 Máy ép bùn băng tải: .........................................................................................99
4.2 BỐ TRÍ ĐƯỜNG ỐNG CÔNG NGHỆ: .............................................................101
4.3 BỐ TRÍ MẶT BẰNG: ..........................................................................................101
CHƯƠNG 5 TÍNH KINH TẾ...................................................................................102
5.1 CHI PHÍ ĐẦU TƯ: ..............................................................................................102
5.1.1 Dự toán chi phí xây dựng………………………………………………….......102
5.1.2 Dự toán chi phí phần thiết bị..............................................................................104
5.2 CHI PHÍ XỬ LÝ………………………………………………………………..107
5.2.1 Chi phí xây dựng…………………………………………………………........107
5.2.2 Chi phí vận hành................................................................................................108
5.2.3Chi phí xử lý 1m3 nước thải................................................................................110
CHƯƠNG 6 QUẢN LÝ – VẬN HÀNH – SỰ CỐ VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC
PHỤC ..........................................................................................................................111

6.1 GIAI ĐOẠN ĐƯA CÔNG TRÌNH VÀO HOẠT ĐỘNG................................111
6.2 CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐO ĐẠC HẰNG NGÀY.........................................113
6.3 MỘT SỐ SỰ CỐ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC...........................................115
6.4 TỔ CHỨC QUẢN LÝ, KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ BẢO TRÌ......................116
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................118
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................121

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1 Thông tin, địa điểm xây dựng Nhà máy..........................................................3
Bảng 2. 1 Hiệu suất xử lý của các phương pháp xử lý nước thải khác nhau.. ..............37
Bảng 3. 1 Đặc trưng nước thải Nhà sữa Nutifood.........................................................47
Bảng 3. 2 Bảng hiệu suất xử lý của từng công trình đơn vị phương án 1. ....................45
Bảng 3. 3 Hiệu suất xử lý của các công trình đơn vị phương án 2 ...............................50
Bảng 3. 4 So sánh hai phương án xử lý. ........................................................................51
Bảng 4. 1 Thông số thiết kế hầm tiếp nhận...................................................................54
Bảng 4. 2 Các dạng khuấy trộn ở bể điều hòa ...............................................................56
Bảng 4. 3 Thông số thiết kế bể điều hòa .......................................................................59
Bảng 4. 4 Các thông số tính toán ...................................................................................60
Bảng 4. 5 Độ hòa tan của khí ........................................................................................61
Bảng 4. 6 Thông số thiết kế bể tuyển nổi ......................................................................64
Bảng 4. 7 Thông số thiết kế bể UASB ..........................................................................75
Bảng 4. 8 Thông số thiết kế bể aerotank .......................................................................87
Bảng 4. 9 Thông số thiết kế bể lắng 2. ..........................................................................92
Bảng 4. 10 Thông số thiết kể bể khử trùng ...................................................................94
Bảng 4. 11 Thông số thiết kể bể chứa bùn ....................................................................96
Bảng 4. 12 Thông số thiết kế bể nén bùn. .....................................................................99
Bảng 4. 13 Catalogue của thiết bị máy ép lọc băng tải. ..............................................100

Bảng 5. 1: Dự toán chi phí xây dựng.......................................................................... 102
Bảng 5. 2: Dự toán chi phí phần thiết bị......................................................................104
Bảng 5. 3 Chi phí điện năngcho các thiết bị ................................................................108

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1 Quy trình công nghệ sản xuất ..........................................................................8
Hình 2. 1: Song chắn rác...............................................................................................18
Hình 2. 2: Bể điều hòa ...................................................................................................20
Hình 2. 3: Bể lắng đứng.................................................................................................21
Hình 2. 4: Bể lắng ngang ...............................................................................................21
Hình 2. 5: Bể lắng ly tâm...............................................................................................22
Hình 2. 6: Bể tách dầu mỡ .............................................................................................23
Hình 2. 7: Bể keo tụ tạo bông ........................................................................................24
Hình 2. 8: Bể tuyển nổi ..................................................................................................25
Hình 2. 9: Bể Aerotank ..................................................................................................30
Hình 2. 10: Mương Oxy hóa .........................................................................................31
Hình 2. 11: Công nghệ SBR ..........................................................................................31
Hình 2. 12: Bể lọc sinh học nhỏ giọt .............................................................................33
Hình 2. 13: Bể lọc sinh học tiếp xúc tay quay ...............................................................33
Hình 2. 14: Công nghệ xử lý nước thải Nhà máy chế biến sữa TH True Milk Nghệ
An..................................................................................................................................38
Hình 2. 15 Công nghệ xử lý nước thải Nhà máy chế biến sữa Vinamilk Thủ Đức ......39
Hình 3. 1 Sơ đồ công nghệ 1.........................................................................................42
Hình 3. 2 Sơ đồ công nghệ 2 .........................................................................................47
Hình 4. 1: Sơ đồ cấu tạo bể UASB................................................................................66
Hình 4. 2 Tấm hướng dòng trong UASB ......................................................................69
Hình 4. 3: Sơ đồ làm việc của hệ thống bể Aerotank ....................................................78


viii


DANH MỤC TỬ VIẾT TẮT
BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

KCN

Khu công nghiệp

HVNCLC

Hàng Việt Nam chất lượng
cao


ix


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Sữa Nutifood công
suất 400m3/ngày đêm.

MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong nhiều năm qua nhu cầu sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa ngày càng tăng,
ngành công nghiệp chế biến sữa từ đó mà cũng ngày càng phát triển
Tuy nhiên, bên cạnh những sản phẩm dinh dưỡng cần thiết cho cuộc sống con
người, công nghiệp chế biến sữa cũng tạo ra nhiều chất thải làm ô nhiễm môi trường tự
nhiên. Nhiều nhà máy chưa chú trọng đầu tư hệ thống xử lý nước thải của mình, đã
gây ra ô nhiễm môi trường trầm trọng cho những khu vực xung quanh. Việc thúc đẩy
đầu tư, lựa chọn và áp dụng những kỹ thuật xử lý nước thải phù hợp nhằm thường
xuyên hạn chế và loại trừ các tác động xấu đến môi trường xung quanh, thật cần thiết.
Nutifood là một trong những công ty sản xuất sữa hàng đầu của nước ta. Để giữ
vững và củng cố hình ảnh của Công ty trên thị trường trong xu thế hiện nay, việc đầu
tư một hệ thống xử lý nước thải là một yêu cầu cấp thiết nhằm góp phần bảo vệ môi
trường xung quanh và nâng cao hình ảnh thân thiện với môi trường cho sản phẩm của
Công ty.
Đề tài “Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà máy chế biến sữa
Nutifood công suất 400 m3/ngày.đêm” được em chọn thực hiện, đầu tiên là để hoàn
thành đồ án tốt nghiệp của mình, sau là để thử nghiệm tính toán thiết kế một hệ thống
xử lý nước thải phù hợp với điều kiện sản xuất và những tồn tại về xử lý nguồn thải ra
từ Công ty trong bối cảnh hiện nay.
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
• Tìm hiểu thành phần, tính chất đặc trưng của nước thải ngành chế biến sữa nói
chung và nhà máy chế biến sữa Nutifood nói riêng.

• Tìm hiểu tình hình hoạt động và quy trình sản xuất của nhà máy chế biến sữa
Nutifood.
• Từ đó, đề xuất công nghệ xử lý nước thải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà
máy chế biến sữa Nutifood đạt tiêu chuẩn đầu ra và tính toán, thiết kế chi tiết
công trình đơn vị.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
• Giới hạn về mặt không gian: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nước thải của
nhà máy chế biến sữa Nutifood.
• Ngoài ra đề tài còn có thể áp dụng cho các cơ sở chế biến sữa khác trên cả nước
với qui mô tương tự.
• Giới hạn về mặt thời gian: Đề tài được thực hiện từ 4/7/2017 – 1/12/2017.
SVTH: Nguyễn Nhật Linh
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

1


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Sữa Nutifood công
suất 400m3/ngày đêm.
• Giới hạn về mặt nội dụng: Đề xuất công nghệ xử lý phù hợp và tính toán thiết kế
các công trình đơn vị cho hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến sữa
Nutifood.
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
• Thu thập tài liệu, giới thiệu Công ty sữa Nutifood.
• Tìm hiểu thành phần, tính chất và đặc trưng của nước thải ngành chế biến sữa và
các phương pháp xử lý nước thải ngành chế biến sữa, tìm hiểu một số công nghệ
xử lý nước thải điển hình của ngành nước thải chế biến sữa hiện nay.
• Thu thập một số thông tin về tình hình sản xuất, công nghệ sản xuất của Nhà máy
chế biến sữa Nutifood.

• Nghiên cứu lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp cho Nhà máy chế biến
sữa Nutifood.
• Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải đã đề xuất cho Nhà máy chế biến sữa
Nutifood, công suất 400m3/ngày.đêm.
• Dự trù kinh phí thực hiện cho việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải Nhà máy
chế biến sữa Nutifood.
• Thực hiện các bản vẽ kỹ thuật cho các công trình đơn vị trong hệ thống.
• Hướng dẫn vận hành và đưa ra một số biện pháp khắc phục sự cố cho hệ thống
xử lý.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
• Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu về công nghệ sản xuất, thành
phần và tính chất nước thải và một số công nghệ đang được áp dụng hiện nay.
• Tổng hợp và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nước thải Nhà máy chế
biến sữa Nutifood.
• Phương pháp so sánh: So sánh ưu khuyết điểm của các công nghệ xử lý để đưa ra
giải pháp xử lý có hiệu quả hơn.
• Phương pháp trao đổi ý kiến: Trong quá trình thực hiện đề tài đã tham khảo ý
kiến của giáo viên hướng dẫn và các anh chị trong ngành về các vấn đề có liên
quan.
• Phương pháp tính toán: Sử dụng các công thức để tính toán các công trình đơn vị
của hệ thống xử lý nước thải, chi phí xây dựng và vận hành hệ thống theo quy
định hiện hành.
• Phương pháp đồ họa: Dùng phần mềm Autocad để vẽ các công trình xử lý nước
thải đã tính toán.

SVTH: Nguyễn Nhật Linh
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

2



Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Sữa Nutifood công
suất 400m3/ngày đêm.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SỮA NUTIFOOD
1.1 ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG [11]
Bảng 1. 1 Thông tin, địa điểm xây dựng nhà máy
Tên đầy đủ

CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM DINH DƯỠNG
NUTIFOOD

Nhà máy sản
xuất

Đường D1, Lô E3_E4, KCN Mỹ Phước I, Bến Cát, Bình Dương
ĐT: (84-650) 3 567 420 - Fax: (84-650) 3 567 190

Trụ sở công ty

281-283 Hoàng Diệu, P.6, Q.4, TP. HCM

Điện thoại, Fax

(08)38.267.999 - Fax: (08)39.435.949

Website, Email

Website: www.nutifood.com.vn Email:


Năm đạt
HVNCLC

2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011,
2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017

Sản phẩm đạt
HVNCLC

Ngành sữa và các sản phẩm từ sữa

1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1.2.1 Lịch sử thương hiệu: [11]
Năm 1989: Trạm Nghiên Cứu Dược Liệu chuyển thành Trung Tâm Dinh Dưỡng
TP.HCM, Tổ hợp Đồng Tâm trở thành Cơ sở Thực phẩm Đồng Tâm, nơi ứng dụng
các đề tài nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng để sản xuất các sản phẩm phòng
chống suy dinh dưỡng trẻ em và nuôi ăn bệnh nhân năng trong bệnh viện. Sản phẩm
tiêu biểu trong thời kỳ này là Enalaz – thực phẩm nuôi ăn qua ống thông dạ dầy đầu
tiên tại Việt Nam, góp phần hỗ trợ điều trị bệnh nhân nặng tại bệnh viện khắp cả nước
với giá thành chỉ bằng 1/10 sản phẩm ngoại nhập.
29-03-2000: Xuất phát từ thành công của các nghiên cứu và ứng dụng lâm sàng
của Trung tâm Dinh dưỡng Tp. HCM, Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Đồng
Tâm (tên ban đầu của NutiFood) đã được thành lập.

SVTH: Nguyễn Nhật Linh
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

3



Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Sữa Nutifood công
suất 400m3/ngày đêm.
Năm 2001: Sản phẩm của Công ty CP Thực phẩm Dinh Dưỡng Đồng Tâm đã
được người tiêu dùng VN bình chọn vào Top 5 Hàng VN chất lượng cao và liên tục
các năm về sau.
Năm 2002, cuộc đi bộ từ thiện đầu tiên tại VN "Vì phụ nữ nghèo và bệnh tật" tổ
chức thành công tại TP. HCM với hơn 4.000 người tham dự đã đạt kỷ lục VN.
Năm 2003, cuộc đi bộ từ thiện “Đồng hành chống hiểm họa tiểu đường” trong
khuôn khổ cao trào truyền thông “Đồng lòng chống hiểm họa tiểu đường” của Sở Y tế
TP. Hồ Chí Minh, góp Quỹ từ thiện “Hỗ trợ dinh dưỡng bệnh nhân nghèo” huy động
thành công hơn 20.000 quần chúng tham gia.
Đêm giao thừa năm 2004, kết hợp cùng TW Hội Thanh niên VN, hơn 7.000 bánh
tét Tết đã được các văn nghệ sĩ, người nổi tiếng tổ chức thi gói và tặng quà tận tay
người lao động nghèo trên đường phố, các mái ấm tình thương của người khuyết tật.
Năm 2005, cầu truyền hình trực tiếp "Vì tương lai Việt" cùng lúc tại 3 thành phố
lớn: Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của NutiFood với
các hoạt động vươn ra cộng đồng vì thế hệ trẻ em Việt Nam, qua đó huy động hơn 3,1
tỷ đồng đóng góp vào Quỹ bảo trợ trẻ em nghèo VN...
Công ty NutiFood tham gia sáng lập và điều hành Quỹ “Hỗ trợ dinh dưỡng bệnh
nhân nghèo Tp. HCM”, qua đó cung cấp thực phẩm dinh dưỡng miễn phí đến hơn
10.000 bệnh nhân nghèo thương tâm tại các bệnh viện trên toàn quốc.
Trong những năm gần đây, NutiFood luôn là nhà tài trợ chính cho nhiều hoạt động
xã hội, các cao trào truyền thông, các Hội nghị chuyên đề về sức khỏe của Ngành Y tế
Việt Nam và TP. Hồ Chí Minh như: “chương trình uống Vitamin A toàn Thành Phố
HCM; ”Ngày uống sữa Thế giới”; ”Ngày hội trẻ thơ”; ”Ngày hội dinh dưỡng và vận
động hợp lý phòng chống đái tháo đường”; “Nhịp cầu Y tế”;“Câu lạc bộ bệnh nhân
tiểu đường”; “Hỗ trợ hoạt động truyền thông sức khỏe cho công nhân trong các khu
chế xuất”,… tạo nên một hình ảnh chuyên gia dinh dưỡng thân thiện với các hoạt động

cộng đồng thiết thực.
NutiFood cũng là một thành viên tích cực trong cuộc vận động “Người Việt Nam
ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tham gia tích cực các đợt “Bán hàng về nông thôn”,
tham gia “Chương trình bình ổn thị trường”.
Để có được các sản phẩm chất lượng cao tương đương hàng ngoại nhập, NutiFood
đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tại khu CN Mỹ Phước, Bình Dương, với hệ
thống dây chuyền thiết bị hiện đại theo công nghệ Đức, Thụy Điển... bảo đảm chất
lượng sản phẩm, môi trường an toàn vệ sinh thực phẩm. Các nguồn nước, khí, nhiệt độ
môi trường, chất thải,v.v… đều được kiểm soát chặt chẽ và lưu lại hồ sơ để quản lý.…,
SVTH: Nguyễn Nhật Linh
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

4


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Sữa Nutifood công
suất 400m3/ngày đêm.
quy trình sản xuất khép kín từ chọn lọc kiểm tra nguyên liệu đầu vào cho đến khi vận
chuyển đến nhà phân phối sản phẩm, với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
GMP, HCCP, ISO 22.000 và dưới sự giám sát chất lượng của tổ chức ABS-QE Hoa
Kỳ. Chính vì vậy, NutiFood luôn “đứng ngoài cuộc” các khủng hoảng về chất lượng
sữa xảy ra trong những năm qua như “sữa nhiễm melamin”, “sữa nhiễm khuẩn
Clostridium Botulinum” mà nhiều doanh nghiệp kể cả công ty đa quốc gia phải điêu
đứng.
Năm 2006, Nhà Máy NutiFood Bình Dương mở rộng (sữa bột + sữa nước) được
chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP thực phẩm, tiêu chuẩn HACCP và liên tục các năm về
sau.
Năm 2008, NutiFood đã rở thành Công ty Cổ phần đại chúng và IPO thành công
trên thị trường chứng khoán.

Năm 2010, ký kết hợp tác với Tổ chức ABS-QE Hoa Kỳ nhằm xây dựng và giám
sát Hệ thống Quản lý Chất lượng và gia hạn liên tục cho đến nay.
Tham gia Chương trình Bình ổn Thị trường của TP. HCM – Chương trình Hàng Việt
về nông thôn
Năm 2011, tổ chức nhiều sự kiện lớn về sức khỏe cộng đồng thể hiện vai trò
“Chuyên Gia Dinh Dưỡng” như Ngày Hội Sức Khỏe Tuổi Thơ” tại Công viên Lê Văn
Tám TP.HCM thu hút hơn 35.000 lượt trẻ em – Ngày Hội “Dinh dưỡng hợp lý và vận
động trong phòng ngừa đái tháo đường” thu hút truyền thông và hơn 2.000 lượt người
tham gia.
Năm 2012, đổi tên Công ty CP Thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm thành Công ty
CP Thực phẩm Dinh dưỡng NutiFood và thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu, bao
bì sản phẩm
Được UBND TP.HCM xét chọn là Doanh Nhân Saigon Tiêu Biểu và đón nhận Bằng
khen, Kỷ niệm chương từ UNESCO vì những đóng góp cho sức khỏe Thiếu niên – Nhi
đồng.
Năm 2013, đưa nhà máy thứ 2 của NutiFood tại Khu CN Phố Nối - Hưng Yên đi
vào hoạt động.
Ký kết hợp đồng tài trợ dinh dưỡng toàn diện cho Học Viện Hoàng Anh Gia LaiArsenal – JMG, tài trợ dinh dưỡng cho đội bóng U 19 Việt Nam thi đấu quốc tế. Lần
đầu tiên có chuyên gia dinh dưỡng NutiFood và đầu bếp đồng hành cùng các cầu thủ U
19 Việt Nam đi thi đấu quốc tế cho đến hết năm 2014, tạo sự quan tâm của dư luận.

SVTH: Nguyễn Nhật Linh
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

5


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Sữa Nutifood công
suất 400m3/ngày đêm.

Năm 2014, tổ chức giải U19 quốc tế - Cup NutiFood lần 1 tại TP. HCM gồm U19
Nhật Bản – U19 AS Roma, U19 Tottenham Hotspur và U19 VN, gây một cơn sốt
bóng đá chưa từng thấy của người hâm mộ cả nước.
Tài trợ chính Giải U19 Đông Nam Á mở rộng - Cup NutiFood lần 2 tại Hà Nội, gây
một hiệu ứng tốt khi U 19 Việt Nam thi đấu hay, đẹp, mang lại một không khí cuồng
nhiệt cho người hâm mộ cả nước.
Ký kết với Tập Đoàn Hoàng Anh Gia Lai trong Dự án Chăn Nuôi 120.000 bò sữa.
Khởi công xây dựng Nhà máy NutiFood Cao Nguyên tại Khu CN Trà Đa TP. Pleiku
có công suất chế biến 500 triệu lít sữa/năm.
Năm 2015, khởi công xây dựng Nhà Máy NutiFood Việt Nam tại Cụm Công
Nghiệp Kiện Khê, Hà Nam với công suất chế biến 200 triệu lít sữa tươi và 31.000 tấn
sữa bột, là Nhà Máy có quy mô lớn nhất Miền Bắc.
Ký kết hợp đồng thành lập Học viện bóng đá Nutifood - Hoàng Anh Gia Lai - Arsenal
JMG, bắt đầu tuyển sinh khóa 1 từ tháng 6/2015 tại các tỉnh thành cả nước.
29-6-2015: Công bố kết quả nghiên cứu thị trường của Tổ chức Nielson: GrowPLUS+
của NutiFood là sản phẩm bán chạy số 1 tại Việt Nam trong phân khúc sữa dành cho
trẻ suy dinh dưỡng thấp còi.
Với slogan “Giải pháp dinh dưỡng của chuyên gia”, được coi là kim chỉ nam
cho định hướng hoạt động của mình, NutiFood đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu phát
triển sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt. Với sự hợp tác của các chuyên gia dinh dưỡng
trong và ngoài nước, NutiFood là công ty đầu tiên trong nước đưa ra thị trường các
loại sữa đặc trị dành cho người bệnh có thể nuôi ăn qua ống thông dạ dày với giá chỉ
hơn phân nửa so với sản phẩm nhập ngoại; sản phẩm đặc trị cho người bệnh tiểu
đường, cho trẻ biếng ăn, cho người béo phì; các dòng sản phẩm theo vòng đời từ trẻ sơ
sinh, đến các lứa tuổi cần phát triển trí não, phát triển chiều cao, cho bà mẹ mang thai
và cho con bú, cho đến người già cần bổ sung canxi…Gần đây, nghiên cứu thành công
Grow PLUS + là sản phẩm duy nhất trên thị trường dành cho trẻ suy dinh dưỡng thấp
còi, được người tiêu dùng nhiệt tình ủng hộ.
Trong các chương trình quảng bá trên truyền hình gần đây, mẫu quảng cáo của
NutiFood tạo ra nhiều cảm xúc sâu lắng do đề cập dịu dàng về tình mẫu tử trong câu

chuyện kể về vị bác sĩ dinh dưỡng là sáng lập viên của NutiFood. Bằng hình ảnh chiếc
máy xay sinh tố giúp cứu sống hàng ngàn bệnh nhi trong giai đoạn đất nước khó khăn,
NutiFood đã thuyết phục người tiêu dùng đồng cảm với một công ty “được xây dựng
bằng tình thương vô tận cho các em nhỏ” và có niềm tin vào đội ngũ chuyên gia dinh
dưỡng của công ty dù 100% là Việt Nam, với một thông điệp hết sức nhân văn tới
SVTH: Nguyễn Nhật Linh
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

6


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Sữa Nutifood công
suất 400m3/ngày đêm.
người tiêu dùng Việt Nam: “Trước khi là một chuyên gia, chúng tôi nhìn cuộc sống
bằng trái tim của người làm cha, làm mẹ”.
Hiện nay các sản phẩm của công ty CP Thực phẩm Dinh dưỡng NutiFood có bán tại
khắp 64 tỉnh thành trên cả nước. Quý khách hàng có thể tìm mua những sản phẩm này
tại các cửa hàng, siêu thị... gần nhất.
1.2.2 Những thành tích nổi bật [11]
• Sự nỗ lực vì cộng đồng, sự đổi mới, đa dạng về san phẩm, và đặc biệt la sự đảm
bảo về chất lượng đã liên tục mang lại cho Nutifood những thành tích, những
giải thưởng nổi bật:
• Top 100 thương hiệu Sao Vàng Đất Việt do các cơ quan ban ngành, đoàn thể
TW & Hội Doanh Nghiệp trẻ VN kết hợp với công ty Kiểm toán Quốc tế tổ
chức bình chọn, xét tuyển.
• Bằng khen của Bộ y tế về thành tích & những đóng góp cho ngành dinh dưỡng.
• Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UB chăm sóc & bảo vệ bà mẹ, trẻ em
VN về thành tích & những đóng góp cho công tác chăm sóc bà mẹ & trẻ em
VN.

• Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP HCM về thành tích xuất sắc &
những đóng góp quan trọng cho ngành dinh dưỡng.
• Bằng khen của Bộ Công thương về những thành tích xuất sắc trong công tác
tham gia chương trình đưa hàng Việt về nông thôn.
• Bằng khen của Chủ tịch UB NDTP về thành tích xuất sắc trong công tác tham
gia tích cực, cung ứng sản phẩm chất lượng & hoạt động hiệu quả, sáng tạo
phục vụ trị trường trong chương trình bình quốc gia “Người Việt Nam ưu tiên
dùng hàng VN”.
• Bằng khen của Liên đoàn Lao động các cấp TW & TP. HCM & quận Tân bình
nhiều năm liền vể thành tích chăm sóc người lao động.
• Giải thường “Thương hiệu mạnh VN” do Thời báo KTVN và Bộ Thương mại
tổ chức.
• Giải thưởng “Thương hiệu An toàn Vệ sinh thực phẩm” do Cục AT VSTP / Bộ
y tế tổ chức bình chọn, xét tuyển.
1.3 CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY [11]
• Nutifood chuyên sản xuất và kinh doanh các loại thực phẩm dinh dưỡng, bao
gồm:
• Nhóm bột dinh dưỡng dành cho trẻ ăn dặm
• Nhóm sữa bột dinh dưỡng
• Nhóm sản phẩm dinh dưỡng cao năng lượng
• Nhóm sản phẩm dinh dưỡng hỗ trợ điều trị
• Nhóm sản phẩm sữa uống tiệt trùng (UHT)

SVTH: Nguyễn Nhật Linh
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

7


Đồ án tốt nghiệp

Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Sữa Nutifood công
suất 400m3/ngày đêm.
1.4 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM VÀ PHÁT THẢI:
1.4.1 Quy trình công nghệ và phát thải: [11]
Sữa bột, đường, vitamin, phụ gia

Chuẩn bị nguyên liệu

Nước,năng lượng

Phối trộn

Chất màu, hương
liệu, năng lượng

Phối hương

Nước thải, ồn,
CTR
Nước thải, Ồn,
Mùi
Nước thải, Ồn,
Mùi
Nước thải, khí thải

Năng lượng

Làm lạnh

Năng lượng


Trữ lạnh

Năng lượng

Đồng hóa

Nước thải

Tiệt trùng

Nước thải

Năng lượng

Trữ vô trùng

Nước thải

Năng lượng

Rót vô trùng

Năng lượng

Năng lượng

Hoàn thiện

Nước thải, khí thải


Nước thải
Tiếng ồn, CTR

Sản phẩm
Hình 1. 1 Quy trình công nghệ sản xuất

SVTH: Nguyễn Nhật Linh
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

8


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Sữa Nutifood công
suất 400m3/ngày đêm.
1.4.2 Thuyết minh quy trình[11]
a) Chuẩn bị nguyên liệu
Mục đích: chuẩn bị, hòa tan hoàn toàn các nguyên liệu để quá trình phối trộn được
thực hiện dễ dàng.
Phương pháp thực hiện:
❖ Cân vi lượng và nguyên liệu lẻ (Vitamin, hương liệu, màu, đường, bột sữa, chất
ổn định)
❖ Cân nguyên liệu chẵn
❖ Kiểm tra tình trạng thiết bị trước khi sản xuất:
❖ Hâm AMF: AMF được nhập về, chứa trong thùng kín, bị đông ở nhiệt độ thường
nên trước khi phối trộn, các thùng AMF được đưa vào buồng hâm gia nhiệt cho
AMF chảy ra, dễ dàng hút được AMF ra khỏi phuy vào bồn phối trộn.
❖ Chuẩn bị dung dịch màu
❖ Chuẩn bị dung dịch chất ổn định

❖ Chuẩn bị sữa tái chế
b) Phối trộn
Mục đích: Phối trộn đều các nguyên liệu sữa bột, nước, đường RE, AMF, chất ổn
định, chất nhũ hóa, màu, hương... nhằm tạo ra sữa hoàn nguyên có thành phần các
chất, tỷ trọng, độ nhớt như yêu cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đồng hóa.
c) Phối hương
Mục đích: Tạo hương thơm đặc trưng cho từng sản phẩm, làm tăng giá trị cảm quan
và đa dạng hóa sản phẩm như ca cao, hương vani, hương dâu.
d) Làm lạnh
Mục đích: Đưa dịch sữa từ nhiệt độ 45 – 500 C về 4 – 60 C với mục đích đưa vào trữ
lạnh chuẩn bị cho quá trình đồng hóa tiệt trùng.
e) Trữ lạnh
Mục đích:
• Ức chế phát triển của vi sinh vật.
• Tiêu diệt một phần vi sinh vật không chịu được nhiệt độ thấp.

SVTH: Nguyễn Nhật Linh
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

9


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Sữa Nutifood công
suất 400m3/ngày đêm.
• Làm chức năng là bồn trung gian, ổn định lưu lượng, chờ chuyển sang công
đoạn đồng hóa tiệt trùng.
f) Đồng hóa
Mục đích: Hoàn thiện và chuẩn bị cho quá trình tiệt trùng
• Cải thiện sản phẩm, làm cho sữa được đồng nhất.

• Làm hiện tượng lắng, tách lớp, tách béo, tăng độ ổn định trong thời gian bảo
quản.
• Tăng hiệu quả truyền nhiệt cho quá trình nâng nhiệt và tiệt trùng.
• Các sản phẩm sữa sau khi đồng hóa được cơ thể hấp thu dễ dàng.
g) Tiệt trùng UHT
Mục đích: Quá trình tiệt trùng nhằm tiêu diệt toàn bộ các hệ vi sinh vật có mặt trong
sữa, đồng thời góp phần loại bỏ những hợp chất gây mùi khó chịu còn sót lại trong
sữa. Nhờ vậy thời gian bảo quản sản phẩm được kéo dài, chất lượng của sản phẩm
ổn định.
h) Trữ vô trùng
Mục đích: Trữ ở 200C nhằm ngăn chặn và ức chế vi sinh vật và là nơi chuẩn bị cho
quá trình rót hộp tiếp theo.
i) Rót vô trùng
Mục đích: Bảo quản và hoàn thiện
• Bảo quản sản phẩm sữa.
• Phân chia sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển và phân
phối sản phẩm.
• Làm giảm tối thiểu lượng oxy hòa tan, giảm sự nhiễm khuẩn từ môi trường vào.
• Làm tăng giá trị cảm quan, tạo vẻ mỹ quan cho sản phẩm.
j) Hoàn thiện
• In hạn sữ dụng: Hộp sữa sau khi rót ghép mí được chạy qua dây chuyền đóng
gói đến thiết bị in HSD. Thiết bị in phun ngày sản xuất và HSD lên phần đầu
hộp sữa tránh lỗ cắm ống hút.
• Dán ống hút: Ống hút được tiệt trùng và đóng kín trong màng nhựa mỏng, trong
và kín trước khi được dán vào hộp, 1 ống hút cho mỗi hộp.
• Đóng màng co: mục đích tạo điều kiện thuận lợi qua trình vận chuyển và phân
phối. Các hộp được tạo thành lốc 4 hộp. Màng co là màng PVC trong suốt.
• Vô thùng: Công nhân nhân đứng cuối dây chuyền xếp từng lốc sữa vào thùng rồi
xếp thùng lên pallet, vận chuyển đến kho lưu trữ.
SVTH: Nguyễn Nhật Linh

GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

10


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Sữa Nutifood công
suất 400m3/ngày đêm.
1.5 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY
1.5.1 Hiện trạng môi trường
• Công ty được xây dựng nơi cao ráo, thông thoáng, dễ thoát nước, xa khu dân cư
và các công trình công cộng khác. Có đường ô tô ra vào rộng rãi, xung quanh
khuôn viên trồng nhiều cây xanh.
• Công ty có sàn nhà bằng phằng, lát gạch, xung quanh có cửa mở ra phía ngoài,
cửa ra vào không khóa, có đủ lối thoát hiểm và ánh sáng tự nhiên. Đối với ngành
sữa cần đảm bảo vệ sinh nghiêm ngặt nên xung quanh các cửa sổ có lắp khung
lưới chắn bụi.
• Tường nhà chắc chắn, lắp trần chống nóng, nhà hai mái thông thoáng. Mái lợp
bằng vật liệu cách nhiệt, những nơi ồn ào được xây dựng cách xa với khu vực
khác.
• Có đủ nước sinh hoạt, các công trình vệ sinh, phòng thay đồ, thiết bị bảo hộ lao
động, có hệ thống ngắt điện tự động trong tòan bộ công ty.
• Có hệ thống thoát nước, mặt bằng luôn khô ráo.
• Có hệ thống xử lý nước thải.
1.5.2 Công tác bảo vệ, quản lý vấn đề vệ sinh tại công ty [11]
a. Vệ sinh nhà xưởng:
Vệ sinh ngày:
• Khu phối trộn: Sau mỗi mẻ phối trộn công nhân vận hành làm nhiệm vụ vệ sinh
nguyên vật liệu rơi vãi trên sàn nhà, bồn. Sau khi kết thúc phối trộn công nhân
vận hành dùng xà phòng chà rửa sạch khu vực này, nhặt rác trong khu phối trộn.

• Khu bồn phối trộn, bồn buffer, bồn vô trùng và UHT: khi phát hiện có sữa rơi
vãi công nhân vận hành sẽ dùng vòi nước rửa sạch ngay. Sau mỗi ca công nhân
vận hành làm sạch khu vực này, rửa sạch rãnh thoát nước.
• Khu CIP: khi có phát hiện trào bọt công nhân dùng nước làm sạch ngay.
Vệ sinh tuần:








Vào ngày cuối tuần tổng vệ sinh toàn xưởng bằng Topax66 nồng độ 2%.
Rửa sạch rãnh thoát nước, nhặt bỏ các loại rác trong rãnh thoát nước.
Rửa sạch bồn rửa tay tại lối đi vào khu chế biến tại khu bồn.
Khu chế biến
Cửa tự động đóng mở, tường phòng hương liệu khô, không có bụi.
Dụng cụ sử dụng để cân, múc phân mẻ không có bụi, khô ráo trước khi sử dụng.
Nhiệt độ, độ ẩm phòng hương liệu đảm bảo

SVTH: Nguyễn Nhật Linh
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

11


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Sữa Nutifood công
suất 400m3/ngày đêm.

• Tình trạng nguyên liệu: các nguyên liệu sử dụng dở dang phải được bao gói kín
và có dấu hiệu nhận biết.
• Các dụng cụ đo đều phải có kí hiệu chuẩn (đúng hạn định).
• Phòng thay đồ: quần áo BHLĐ treo đúng vị trí so với bảng treo qui định.
• Bình xịt cồn, nước rửa tay, giấy lau tay có đầy đủ.
• Lối vào khu chế biến khô, sạch.
• Tường, nền khu bồn Recombine, Buffer, thiết bị UHT, bồn Alsafe phải khô,
thoáng.
• Rãnh thoát nước không đọng nước và không có rác ở họng thoát.
• Các nắp bồn Recombine, Almix, phải kín (trừ khi lấy mẫu kiểm tra hoặc vệ
sinh), mục đích là tránh côn trùng hay bụi bẩn.
• Hệ thống đường ống phải kín (trừ khi lấy mẫu hoặc kiểm tra vệ sinh).
• Tường nền khu Alcip không động nước, không bụi.
• Các dụng cụ trong khu chế biến không bụi bẩn, khô sạch.
• Rác trong quá trình sản xuất được thu gom và định kì chuyển ra khu vực sản
xuất.
• Khu đóng gói sữa nước
• Bình xịt cồn, nước rửa tay, giấy lau tay có đầy đủ.
• Lối vào phòng đóng gói khô, sạch.
• Phòng thay đồ: quần áo BHLĐ treo đúng vị trí so với bảng qui định.
• Dép đi trong phòng rót khô, không bụi bẩn (dép trắng, sạch).
• Cửa đi vào các phòng tự động đóng mở.
• Tường, nền phòng để giấy khô, không bụi.
• Nhiệt độ, độ ẩm phòng để giấy phải đảm bảo: t0 ≤280C, W ≤ 60%.
• Có nhiệt kế, ẩm kế sẵn sàng treo ở đúng nơi vị trí (cho kết quả chính xác).
• Cửa kiếng được sáng (lau chùi).
• Tường khô, không bụi.
• Rãnh thoát nước trong phòng rót không đọng nước và không có rác trong họng
thoát.
• Các dụng cụ sử dụng trong phòng rót phải được vệ sinh trước và sau khi sử

dụng.
• Rác trong quá trình sản xuất được thu gom.
• Phòng để hóa chất ngăn nắp (mỗi hóa chất có ngăn, đặt đúng qui định).
b. Vệ sinh hệ thống thiết bị:
Chương trình CIP (clean – in- place) là quá trình rửa sạch hệ thống đường ống thiết
bị bằng nước hóa chất mà không cần phải tháo lắp thiết bị.
SVTH: Nguyễn Nhật Linh
12
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Sữa Nutifood công
suất 400m3/ngày đêm.
Nguyên lý của CIP: Một bồn nước sạch dùng để pha trộn các tác nhân tẩy rửa và
khử trùng, sau đó dung dịch được bơm theo hệ thống đường ống công nghệ với tốc
độ dòng chảy (của dung dịch tẩy rửa) phải cao hơn tốc độ sản phẩm (trong quá trình
sản xuất) tạo thành một chu trình khép kín.
Chương trình CIP:
+ Rửa sơ bộ bằng nước nóng: Làm sạch phần còn lại của sản phẩm trên thiết bị,
làm giảm chi phí hóa chất.
+ Rửa sạch bằng HNO3 được tuần hoàn trong hệ thống nhằm loại bỏ các chất cặn
có nguồn gốc từ các chất khoáng, chất béo, nồng độ 1-1.5%, nhiệt độ 700C.
+ Rửa sạch bằng NaOH: NaOH được tuần hoàn trong hệ thống nhằm loại bỏ các
chất bẩn có nguồn gốc từ protein (đạm), nồng độ 1,5-2,0%, nhiệt độ 800C.
+ Rửa sạch NaOH bằng nước: Loại bỏ hoàn toàn NaOH trong thiết bị.
+ Làm sạch cuối cùng bằng hơi
1.5.3 Tác động môi trường:
a. Phát thải vào nước:
Nước thải từ nhà máy sữa chứa chất hữu cơ và cặn bã của các chất tẩy rửa với

nồng độ và thành phần dao động tùy thuộc vào quy mô nhà máy và trọng tâm nhà
máy. Ở những nơi sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau, việc chuyển từ sản xuất một
sản phẩm này sang một sản phẩm khác cũng có ý nghĩa là nguy cơ về lượng các chất
tiêu thụ oxy và nước thải lớn hơn ở những nơi chỉ sản xuất ít chủng loại sản phẩm.
Tinh chế bằng tách chiết cũng làm tăng lượng cặn ở thiết bị tách. Các thiết bị tách
thường tự làm sạch và không gây ra cặn rắn. Cặn này được trôi khỏi thiết bị tách vào
hệ thống nước thải vào những chu kỳ hoạt động nhất định và vào lúc xả nước trước khi
rửa. Loại cặn nhỏ này chứa 95% nước và tỷ lệ tiêu thụ oxy hóa sinh dự tính là 30kg
BOD5/m3. Cứ 1m3 sữa tọa ra khoảng 1.3l cặn.
Việc sản xuất các chất béo thực phẩm có thể làm tăng hàm lượng chất béo trong
nước thải. Lượng nước thừa bỏ đi và cặn phomat được đổ vào nước thải là kết quả của
khâu sản xuất phomat.
Nước thải từ các nhà máy sữa phù hợp với các nhà máy xử lý nước thải địa
phương. Tuy nhiên, nếu lượng nước thải này quá lớn có thể gây vấn đề quá tải, ảnh
hưởng của vấn đề này đối với việc xử lý nước thải là sự hình thành một số lượng lớn
các vi khuẩn. Các cặn sẽ khó lắng. Trong vòng 24h, lưu lượng dòng chảy và lượng
chất gây ô nhiễm dao động rất nhiều, pH nước thải cũng dao động nhiều như một hậu
quả của việc thải ra các dung dịch tẩy tửa acid hoặc kiềm trong các giai đoạn khác
nhau của chu kì sản xuất.
SVTH: Nguyễn Nhật Linh
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

13


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Sữa Nutifood công
suất 400m3/ngày đêm.
Các nhà máy có thiết bị hiện đại tạo ra lượng nước thải nhất định. Các nhà máy
sản xuất phomat, chất béo thực phẩm và các sản phẩm khác thường sử dụng nhiều

nước hơn, khoảng 2-3m3/tần sữa, hàm lượng BOD5 tăng tới 1-5kg BOD5/tấn sữa
Theo báo cáo, lượng chất béo trong nước hải đạt mức 45-230g chất béo/m3.
Nhưng sự khác nhau về lượng nước tiêu thụ và mức độ ô nhiễm, nhìn chung là do điều
kiện cụ thể của từng nơi như trang thiết bị, trọng tâm sản xuất… Do đó, cần có sự
đánh gía riêng cho từng trường hợp cụ thể.
Giá trị bình thường của nước thải từ các nhà máy sữa
Lượng nước thải 1-3m3/tấn sữa
BOD: 0.8-2.5 kg/tấn sữa
COD = 1.5BOD
BOD5: 500-3500 g/m3
Chất rắn lơ lửng: 100-1000 g/m3
Tổng lượng phospho: 10-100 g/m3
Tổng Nito vào khoảng 15-250g/m3
Các sản phẩm từ sữa, bơ, phomat, nước đọng lại trong sữa chua là nguồn chính
thải ra BOD trong nước thải. Sự tạo thành tương đương trong thành phần là 1kg chất
béo của sữa = 3kg COD, 1kg Lactose = 1.13kg COD, và 1kg protein = 1.36kg COD.
b. Phát thải vào không khí
Sự phát thải chất đặc biệt vào không khí chủ yếu liên quan đến khâu phun sấy sữa,
nước thừa và hoạt động của thiết bị đun trung tâm.
Không khí từ tháp phun sấy không được chứa quá 100mg bột/m3 gas khô. Các khí thải
có mùi thường không phát sinh, trừ trường hợp làm khô các loại sản phẩm thơm khác
nhau.
Các chất làm lạnh có thể bay ra trong trường hợp có rò rỉ hoặc có sự cố xảy ra. Các
chất làm lạnh thường dùng là CFC và ammoniac.
c. Tiếng ồn
Tiếng ồn từ nhà máy sữa chủ yếu phát sinh từ các quạt thông gió và ngưng tụ, tháp
làm lạnh và hoạt động vận chuyển đến/đi khỏi nhà máy.
d. Chất thải
Chất thải và các sản phẩm phụ được kể ra dưới đây nếu đổ vào hệ thống nước thải sẽ
làm tăng lượng BOD5.

Hỗn hợp sữa nước: thu được vào giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của quy trình sản
xuất.
SVTH: Nguyễn Nhật Linh
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

14


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Sữa Nutifood công
suất 400m3/ngày đêm.
Nước thừa: Một lượng lớn nước thừa được tạo ra là sản phẩm phụ của quá trình sản
xuất phomat (8-9l/kg phomat). Nước thừa chứa hàm lượng chất khô khoảng 6.4%.
Hàm lượng BOD5 khoảng 44000 g/m3
Lượng nước thừa đổ vào nước thải có thể không vượt quá 3% tổng lượng nước thừa.
Tuy nhiên, nên cố gắng để lượng này không qua 1%, đặc biệt với những nhà máy mới
hoạt động hoặc mới sửa chữa.
Cặn từ thiết bị tách: Phát sinh khi tinh chế sữa bằng phương pháp tách.
Dung dịch đậm đặc: Khi bốc hơi sữa hoặc nước thừa sẽ thu được một dịch đậm đặc.
Lượng dịch này phụ thuộc vào hàm lượng chất khô cần đạt khi bốc hơi.
Đối với sản xuất sữa bột, lượng dịch này khoảng 4-8 m3/tấn sữa bột. Đối với nước
thừa khi cô đặc cũng thu được 4-8m3/tấn cô đặc. Lượng chất gây ô nhiễm nằm trong
khoảng 4-40 g BOD5/m3.

SVTH: Nguyễn Nhật Linh
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

15



Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Sữa Nutifood công
suất 400m3/ngày đêm.

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT
CÁC PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN XỬ LÝ NƯỚC THẢI
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG NƯỚC THẢI NGÀNH CHẾ BIẾN SỮA
2.1.1 Nguồn gốc phát sinh nước thải
Như đã trình bày trong quy trình sản xuất và phát thải, nước thải của nhà máy chế
biến sữa nói chung là sự pha loãng của sữa và các sản phẩm từ sữa do sự rơi vãi từ các
công đoạn chế biến, hoặc do sự rò rỉ được phép của thiết bị công nghệ, cùng với các
hóa chất tẩy rửa, dầu mỡ dùng để vệ sinh thiết bị cũng như các dụng cụ lưu trữ,... Dựa
vào quy trình công nghệ sản xuất sữa, nước thải chung của nhà máy chế biến sữa bao
gồm:
Nước thải sản xuất:
+ Nước rửa các bồn chứa và can ở các trạm tiếp nhận.
+ Nước súc rửa các sản phẩm dư bên trong hoặc trên bề mặt của tất cả các đường ống,
bơm, bồn chứa, thiết bị công nghiệp, máy đóng gói,...
+ Nước rửa thiết bị, rửa sàn cuối mỗi chu kỳ hoạt động.
+ Sữa rò rỉ từ các thiết bị, hoặc do làm rơi vãi nguyên liệu và sản phẩm.
+ Một số chất lỏng khác như sữa tươi, sữa chua kém chất lượng, bị hư hỏng do quá
trình bảo quản và vận chuyển cũng được thải chung vào hệ thống thoát nước.
+ Nước thải từ nồi hơi, từ máy làm lạnh.
+ Dầu mỡ rò rỉ từ các thiết bị và động cơ.
Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân, nhân viên làm
việc tại nhà máy
2.1.2 Thành phần, tính chất của nước thải ngành chế biến sữa
Nếu loại trừ nước thải sinh hoạt, thành phần gây ô nhiễm chính trong quá trình sản
xuất sữa là sữa và các sản phẩm từ sữa (chiếm 90% tải lượng hữu cơ BOD). Vì vậy,

các chỉ số cần quan tâm đối với nước thải sản xuất là BOD, COD, SS và chất béo. Sữa
tươi nguyên chất có giá trị BOD cao (khoảng 100.000 mg/l), cho nên những dung dịch
sữa pha loãng cũng có ảnh hưởng ô nhiễm rõ rệt. Những thành phần chính tham gia
vào BOD của nước thải chế biến sữa là lactose, bơ sữa, protein và acid lactic.
Bản chất của chất thải sinh ra bởi các quá trình khác nhau của nhà máy chế biến
sữa nói chung hoàn toàn giống nhau, đều phản ánh sự ảnh hưởng lấn át của sữa. Tuy
SVTH: Nguyễn Nhật Linh
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

16


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Sữa Nutifood công
suất 400m3/ngày đêm.
nhiên các quá trình khác nhau làm ảnh hưởng đến thành phần chi tiết. Vì vậy, thành
phần và lưu lượng nước thải của mỗi nhà máy tùy thuộc vào các quá trình thực hiện,
điều kiện và công nghệ sản xuất. Muốn xác định chính xác thành phần nước thải của
mỗi nhà máy, chúng ta phải tiến hành khảo sát thực tế.
Nhìn chung, nước thải chế biến sữa ban đầu là trung tính hoặc hơi kiềm, nhưng có
khuynh hướng trở nên acid hoàn toàn một cách nhanh chóng do sự thiếu hụt của oxy
tạo điều kiện lên men của lactose thành acid lactic, khi đó pH giảm và có khả năng gây
ra sự kết tủa casein.
Nước thải chế biến sữa thường có hàm lượng chất hữu cơ hòa tan cao, ít chất lơ
lửng. Vì vậy, chúng là nguồn thức ăn cho vi khuẩn và các vi sinh vật, gây nên sự thiếu
hụt oxy nghiêm trọng do được vi khuẩn và các vi sinh vật tiêu thụ với tốc độ rất nhanh.
Ngoài ra sữa cũng chứa cả Nitơ và Photpho, là thức ăn tốt cho thực vật có thể dẫn đến
hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước.
Khả năng gây ô nhiễm của nước thải ngành chế biến sữa ở Việt Nam: Do thiếu
nguồn nguyên liệu tại chỗ nên các nhà máy chế biến sữa ở nước ta chủ yếu xuất phát

với nguồn nguyên liệu là dạng sữa thành phẩm nhập ngoại, không sản xuất các loại sản
phẩm có nước thải ô nhiễm cao như: phô-mát, bơ, dịch sữa… Vì vậy hàm lượng COD,
BOD5 trong nước thải chế biến sữa ở nước ta nói chung tương đối thấp, lưu lượng và
thành phần nước thải ít thay đổi.
Tuy nhiên do trang thiết bị công nghệ, trình độ sản xuất còn kém nên mức độ tiêu
hao nguyên liệu cao làm gia tăng ô nhiễm bởi các sản phẩm hỏng hoặc thất thoát
nguyên liệu trong quá trình sản xuất.
Bên cạnh đó, các nhà máy chế biến sữa thường nằm gần hoặc trong khu vực dân
cư, chưa có hệ thống xử lý nước thải sản xuất do đó nước thải sản xuất chưa qua xử lý
được trộn lẫn với nước thải sinh hoạt trước khi đi vào hệ thống cống thoát chung. Điều
này gây ô nhiễm môi trường cho các khu vực xung quanh.
2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO NGÀNH CHẾ BIẾN SỮA
2.2.1 Phương pháp cơ học [4]
Những phương pháp loại các chất rắn có kích thước và tỷ trọng lớn trong nước
thải được gọi chung là phương pháp cơ học.
Xử lý cơ học là khâu sơ bộ chuẩn bị cho xử lý sinh học tiếp theo. Xử lý nước thải
bằng phương pháp cơ học thường thực hiện trong các công trình và thiết bị như song
chắn rác, bể lắng cát, bể tách dầu mỡ… Đây là các thiết bị công trình xử lý sơ bộ tại
chỗ tách các chất phân tán thô nhằm đảm bảo cho hệ thống thoát nước hoặc các công
trình xử lý nước thải phía sau hoạt động ổn định.
SVTH: Nguyễn Nhật Linh
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

17


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Sữa Nutifood công
suất 400m3/ngày đêm.
Để tách các hạt lơ lửng ra khỏi nước thải, người ta thường dùng các quá trình

thủy cơ (gián đoạn hoặc liên tục): lọc qua song chắn hoặc lưới, lắng dưới tác dụng của
lực trọng trường hoặc lực ly tâm và lọc. Việc lưa chọn phương pháp xử lý tùy thuộc
vào kích thước hạt, tính chất hóa lý, nồng độ lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ
làm sạch cần thiết.
Nếu kết hợp làm thoáng sơ bộ thì phương pháp xử lý cơ học có thể tăng hiệu quả xử lý.
Một số công trình xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học bao gồm:
a. Song chắn rác: [4]
Song chắn rác dùng để giữ lại các tạp chất thô như giấy, rác, túi nilon, vỏ cây và
các tạp chất có trong nước thải nhằm đảm bảo cho máy bơm, các công trình và thiết bị
xử lý nước thải ở phía sau hoạt động ổn định.
Các song chắn được làm bằng kim loại, đặt ở cửa vào của kênh dẫn, nghiêng một
góc 60 – 70%. Thanh song chắn có thể có tiết diện tròn, vuông hoặc hỗn hợp. Thanh
song chắn có tiết diện tròn có trở lực nhỏ nhất nhưng nhanh bị tắc bởi các vật bị giữ
lại. Do đó thông dụng hơn cả là thanh có tiết diện hỗn hợp, cạnh vuông góc ở phía sau
và cạnh tròn ở phía trước hướng đối diện với dòng chảy. Dựa vào khoảng cách giữa
các thanh, người ta chia song chắn thành 2 loại: song chắn thô có khoảng cách giữa
các thanh từ 60 – 100 mm và song chắn mịn có khoảng cách giữa các thanh từ 10 – 25
mm. Để tính kích thước song chắn, dựa vào tốc độ nước thải chảy qua khe giữa các
thanh, thường lấy bằng 0,8 – 1 m/s.
Thiết bị chắn rác bố trí tại các máng dẫn nước thải trước trạm bơm nước thải
và trước các công trình xử lý nước thải.

Hình 2. 1: Song chắn rác
b. Thiết bị nghiền rác [5]
Là thiết bị có nhiệm vụ cắt và nghiền vụn rác thành các hạt nhỏ lơ lửng trong nước
thải để không làm tắc ống, không gây hại cho bơm. Trong thực tế cho thấy việc sử
SVTH: Nguyễn Nhật Linh
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

18



Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Sữa Nutifood công
suất 400m3/ngày đêm.
dụng thiết bị nghiền rác thay cho thiết bị chắn rác đã gây nhiều khó khăn cho các công
đoạn xử lý tiếp theo do lượng cặn tăng lên sẽ làm tắc nghẽn hệ thống phân phối khí và
các thiết bị làm thoáng trong các bể (đĩa, lỗ phân phối khí và dính bám vào các tua
bin). Do vậy cần phải cân nhắc trước khi sử dụng.
c. Bể lắng cát [5]
Bể lắng cát đặt sau song chắn, lưới chắn và đặt trước bể điều hòa, trước bể lắng
đợt 1. Nhiệm vụ của bể lắng cát là loại bỏ cặn thô, nặng như cát, sỏi, mảnh vỡ thủy
tinh, mảnh kim loại, tro tán, thanh vụn, vải vụn… để bảo vệ các thiết bị cơ khí dễ bị
mài mòn, giảm cặn nặng ở các công đoạn xử lý tiếp theo. Bể lắng cát gồm các loại sau:
➢ Bể lắng ngang: có dòng nước chuyển động thẳng dọc theo chiều dài của bể. Bể
có tiết diện hình chữ nhật, thường có hố thu đặt ở đầu bể.
➢ Bể lắng cát đứng: Dòng nước chảy từ dưới lên theo chân bể. Nước được dẫn theo
ống tiếp tuyến với phần hình trụ vào bể. Chế độ dòng chảy khá phức tạp, nước
trong bể chuyển động vòng, vừa xoắn theo trục, vừa tịnh tiến đi lên, trong khi đó
các hạt cát dồn về trung tâm và rơi xuống đáy.
➢ Bể lắng cát tiếp tuyến: là loại bể có thiết diện hình tròn, nước thải được dẫn vào
bể theo chiều từ tâm ra thành bể và được thu vào máng tập trung rồi dẫn ra
ngoài.
➢ Bể lắng cát làm thoáng: để tránh lượng chất hữu cơ lẫn trong cát và tăng hiệu
quả xử lý, người ta lắp vào bể lắng cát thông thường một dàn thiết bị phun khí.
Dàn này được đặt sát thành bên trong bể tạo thành một dòng xoắn ốc quét đáy
bể với một vận tốc đủ để tránh hiện tượng lắng các chất hữu cơ, chỉ có cát và các
phẩn tử nặng có thể lắng.
d. Bể điều hòa [5]
Bể điều hòa là đơn vị khắc phục các vấn đề sinh ra do sự biến động về lưu lượng

và tải lượng dòng vào, đảm bảo hiệu quả các công trình xử lý phía sau, đảm bảo đầu ra
xử lý, giảm chi phí và kích thước của các thiết bị sau này.
Có 2 loại bể điều hòa:
• Điều hòa lưu lượng.
• Điều hòa lưu lượng và chất lượng.
Các phương án bố trí bể điều hòa có thể là bể điều hòa trên dòng thải hay ngoài
dòng thải xử lý. Phương án điều hòa trên dòng thải có thể làm giảm đáng kể dao động
thành phần nước thải đi vào công trình phía sau, còn phương án điều hòa lưu lượng
ngoài dòng thải chỉ giảm được một phần nhỏ đó. Vị trí tốt nhất để điều hòa cần được
xác định cụ thể cho từng hệ thống xử lý, phụ thuộc vào loại xử lý, đặc tính của hệ
SVTH: Nguyễn Nhật Linh
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

19


×