Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

đánh giá chất lượng nước dưới đất khu vực lân cận bãi chôn lấp thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 65 trang )

MỤC LỤC
TÓM TẮT ....................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 3
1. Tính cấp thiết của đồ án tốt nghiệp .......................................................... 3
2. Mục tiêu của đồ án tốt nghiệp ................................................................... 4
3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 4
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN ............................................................................ 5
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC ..... 5
1.1.1. Ngoài nước ........................................................................................ 5
1.1.2. Trong nước ........................................................................................ 7
1.2. GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................... 10
1.2.1. Tổng quan khu vực nghiên cứu ........................................................ 10
1.2.2. Sơ lược về BCL trong khu vực TP. HCM ........................................ 14
1.3. GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC CÁC THÔNG SỐ PHÂN TÍCH................. 19
1.3.1. Các thông số đo nhanh (pH, Ec, TDS) ............................................. 19
1.3.2. Thông số Amonia ............................................................................ 20
1.3.3. Thông số Nitrat ................................................................................ 20
1.3.4. Thông số Sắt .................................................................................... 20
1.3.5. Thông số Mangan ............................................................................ 20
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 22
2.1. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU ........................................... 22
2.2. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRA KHẢO SÁT ......................................... 22
2.3. PHƢƠNG PHÁP LẤY MẪU ............................................................... 23
2.3.1. Cơ sở lựa chọn vị trí lấy mẫu ........................................................... 23
2.3.2. Dụng cụ chứa mẫu ........................................................................... 26
2.3.3. Kĩ thuật lấy mẫu............................................................................... 26
2.4. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH – THÍ NGHIỆM ............................... 26
2.4.1. Các thông số đo nhanh (pH, Ec, TDS) ............................................. 27
2.4.2. Thông số Amonia (N-NH4+)............................................................. 28
2.4.3. Thông số Nitrat (N-NO3-) ................................................................. 30


iii


2.4.4. Thông số Sắt (Fe) ............................................................................. 31
2.4.5. Thông số Mangan (Mn) ................................................................... 32
2.4.6. Đảm bảo và kiểm soát chất lượng (QA/QC) ..................................... 33
2.5. PHƢƠNG PHÁP BẢN ĐỒ................................................................... 33
2.6. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ..................................................... 34
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................. 31
3.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT .................................................... 31
3.1.1. Hiện trạng sử dụng nước giếng tại khu vực lân cận BCL.................. 31
3.1.2. Chất lượng NDĐ qua cảm quan của người dân ................................ 32
3.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƢỢNG NDĐ KHU VỰC LÂN CẬN BCL TP.
HCM ............................................................................................................ 35
3.2.1. BCL Đông Thạnh ............................................................................ 36
3.2.2. BCL Gò Cát ..................................................................................... 39
3.2.3. BCL Đa Phước................................................................................. 42
3.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NDĐ KHU VỰC LÂN CẬN BCL TP.
HCM ............................................................................................................ 45
3.4. ĐÁNH GIÁ NGUỒN TÁC ĐỘNG ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT
LƢỢNG NDĐ KHU VỰC LÂN CẬN BCL TP. HCM .............................. 48
3.4.1. BCL Đông Thạnh ............................................................................ 48
3.4.2. BCL Gò Cát ..................................................................................... 50
3.4.3. BCL Đa Phước................................................................................. 51
3.5. MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA CÁC THÔNG SỐ PHÂN TÍCH .......... 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 53
KẾT LUẬN .................................................................................................. 53
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 54
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 55


iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCL

Bãi chôn lấp

BVMT

Bảo vệ Môi Trường

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

KLN

Kim loại nặng

NDĐ

Nước dưới đất

PTN


Phòng thí nghiệm

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc tính hóa lý của nước rỉ rác tại một số BCL ở Ấn Độ ................... 5
Bảng 1.2. Thành phần chung của nước rỉ rác ..................................................... 7
Bảng 1.3. Thành phần nước rỉ rác có trong một số BCL khu vực TP. HCM ...... 8
Bảng 1.4. Chất lượng nước ngầm khu vực xung quanh BCL ............................. 9
Bảng 1.5. Đặc điểm và tính chất đặc trưng tại ba BCL .................................... 18
Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu NDĐ tại các BCL khu vực TP. HCM........................ 23
Bảng 2.2. Bảng các phương pháp phân tích ..................................................... 27
Bảng 3.1. Thống kê giá trị các thông số phân tích khu vực lân cận các BCL ... 35
Bảng 3.2. So sánh số liệu qua các năm tại BCL Đông Thạnh .......................... 47
Bảng 3.3. So sánh số liệu tại BCL Gò Cát ....................................................... 47
Bảng 3.4. So sánh số liệu tại BCL Đa Phước ................................................... 48

Bảng 3.5. Mối tương quan giữa các thông số phân tích ................................... 52

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. BCL Đông Thạnh ............................................................................ 15
Hình 1.2. BCL Gò Cát..................................................................................... 16
Hình 1.3. BCL Đa Phước ................................................................................ 17
Hình 2.1. Quy trình đo pH............................................................................... 28
Hình 2.2. Quy trình phân tích Amonia b ng phương pháp Phenate ................. 29
Hình 2.3. Quy trình phân tích Amonia theo phương pháp chưng cất ............... 29
Hình 2.4. Quy trình phân tích Nitrat b ng phương pháp cột Cadimi ................ 30
Hình 2.5. Quy trình phân tích Nitrat b ng phương pháp trắc phổ..................... 31
Hình 2.6. Quy trình phân tích Sắt .................................................................... 32
Hình 2.7. Quy trình phân tích Mangan ............................................................ 33
Hình 3.1. Mục đích sử dụng nước giếng tại khu vực lân cận BCL ................... 32
Hình 3.2. Nhận xét chất lượng NDĐ b ng cảm quan ....................................... 33
Hình 3.3. NDĐ bị nhiễm phèn tại xã Đa Phước ............................................... 34
Hình 3.4. Dụng cụ nấu ăn bị rỉ sét và dụng cụ chứa bị đóng phèn.................... 34
Hình 3.5. Giá trị pH tại các giếng lân cận BCL Đông Thạnh ........................... 37
Hình 3.6. Hàm lượng Amonia có trong các giếng lân cận BCL Đông Thạnh ... 37
Hình 3.7. Hàm lượng Nitrat có trong các giếng lân cận BCL Đông Thạnh ...... 38
Hình 3.8. Hàm lượng Sắt có trong các giếng lân cận BCL Đông Thạnh .......... 38
Hình 3.9. Hàm lượng Mangan có trong các giếng lân cận BCL Đông Thạnh .. 39
Hình 3.10. Giá trị pH tại các giếng lân cận BCL Gò Cát ................................. 40
Hình 3.11. Hàm lượng Amonia có trong các giếng lân cận BCL Gò Cát ......... 40
Hình 3.12. Hàm lượng Nitrat có trong các giếng lân cận BCL Gò Cát............. 41
Hình 3.13. Hàm lượng Sắt có trong các giếng lân cận BCL Gò Cát ................. 41
Hình 3.14. Hàm lượng Mangan có trong các giếng lân cận BCL Gò Cát ......... 42

Hình 3.15. Giá trị pH tại các giếng lân cận BCL Đa Phước ............................. 42
Hình 3.16. Hàm lượng Amonia có trong các giếng lân cận BCL Đa Phước ..... 43
Hình 3.17. Hàm lượng Nitrat có trong các giếng lân cận BCL Đa Phước ........ 43
Hình 3.18. Hàm lượng Sắt có trong các giếng lân cận BCL Đa Phước ............ 44
Hình 3.19. Hàm lượng Mangan có trong các giếng lân cận BCL Đa Phước..... 44
Hình 3.20. Tần suất xuất hiện các thông số phân tích ...................................... 45
vii


Hình 3.21. Tỉ lệ số mẫu vượt QCVN giữa các BCL ........................................ 46
Hình 3.22. Mô tả thạch học đặc tính chứa nước tại BCL Đông Thạnh ............. 49
Hình 3.23. Mô tả thạch học đặc tính chứa nước tại BCL Gò Cát ..................... 51

viii


TÓM TẮT
Để đánh giá chất lượng NDĐ trong khu vực nghiên cứu, đề tài tiến hành thu
thập các tài liệu có liên quan, lấy mẫu phân tích các thông số amonia, nitrat, sắt và
mangan. Bên cạnh đó, đề tài còn tiến hành lấy phiếu khảo sát ý kiến của người dân
sống lân cận các BCL về chất lượng nguồn nước giếng mà họ đang sử dụng, đồng thời
vẽ các sơ đồ vị trí nghiên cứu và vị trí lấy mẫu tại mỗi BCL.
Đề tài thực hiện lấy mẫu nước gồm 14 giếng tại khu vực BCL Đông Thạnh, 07
giếng tại khu vực BCL Gò Cát và 14 giếng tại khu vực BCL Đa Phước. Mẫu sau khi
lấy được bảo quản lạnh và đưa về phòng thí nghiệm Chất lượng Môi Trường – IER để
tiến hành phân tích các thông số trên b ng các phương pháp như so màu, chưng cất và
khử cột Cadimi. Bên cạnh đó, đề tài còn khảo sát lấy ý kiến người dân với số lượng là
20 phiếu tại mỗi BCL.
Kết quả phân tích mẫu nước cho thấy, trong 03 BCL tại TP. HCM, chất lượng
NDĐ trong khu vực lân cận BCL Gò Cát tương đối tốt, hàm lượng amonia, nitrat, sắt

và mangan chưa đến mức báo động. Phần lớn giếng ở khu vực này khai thác ở độ sâu
40 - 80 m, n m dưới lớp sét cách nước dày 20m ở độ sâu 27m. Ngoài ra, BCL Gò Cát
là BCL có công nghệ tiên tiến, hợp vệ sinh nên ít ảnh hưởng đến chất lượng NDĐ
trong khu vực.
Tại BCL Đông Thạnh, NDĐ trong khu vực có bị nhiễm amonia (trung bình
4,91 mg/L) và nitrat (trung bình 1,6 mg/L), một số vị trí bị nhiễm phèn sắt (cao nhất là
62,35 mg/L). Nguyên nhân là do trong khoảng độ sâu giếng khai thác từ 35 – 50m,
thành phần thạch học của các tầng chứa nước chủ yếu là cát và sét pha nên NRR của
BCL có nguy cơ ngấm vào mạch nước ngầm cao. Thêm vào đó, đây là BCL đã hoạt
động lâu năm (1991 – 2002), lại là BCL không hợp vệ sinh, không có lớp lót đáy và hệ
thống thu gom NRR. Do đó, NDĐ tại một số vị trí giếng có thể bị ảnh hưởng bởi BCL.
Ngoài ra, một số hoạt động nhân sinh khác (trồng trọt, chăn nuôi, ủ phân gia súc,…)
cũng có nguy cơ gây ảnh hưởng đến chất lượng NDĐ trong khu vực.
Tại BCL Đa Phước, NDĐ trong khu vực có hàm lượng sắt (trung bình 9,91
mg/L) và mangan (trung bình 0,54 mg/L) cao. Mặt khác, trong NDĐ tại khu vực có bị
nhiễm amonia và nitrat, tuy nhiên hàm lượng của chúng không nhiều. Do các giếng
khoan trong khu vực có độ sâu từ 180 – 220m, BCL Đa Phước cũng là BCL hợp vệ
1


sinh và đang trong giai đoạn hoạt động nên các chất ô nhiễm khó ngấm vào mạch nước
ngầm. Đồng thời, Đa Phước là vùng đất trầm tích có nguồn gốc sông - biển nên
thường có chứa một lượng đáng kể các khoáng vật nhóm sulfua như pyrit,
chancopyrit,… ở dạng xâm tán. Do đó, NDĐ trong khu vực chưa bị ảnh hưởng bởi
BCL.

2


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đồ án tốt nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa – đô thị
hóa với tốc độ cao, số lượng người dân nhập cư và khu dân cư ngày càng nhiều (8,426
triệu người năm 2016), nhiều nhà máy, xí nghiệp và các cụm khu công nghiệp ngày
càng phát triển mạnh, do đó lượng rác thải h ng ngày đang tạo sức ép không nhỏ cho
thành phố. Hầu hết lượng rác ở khu vực nội thành của thành phố Hồ Chí Minh được
tập trung chôn lấp ở các bãi rác như Đông Thạnh, Gò Cát, Đa Phước,... n m ở các
quận huyện ngoại ô thành phố.
BCL Đông Thạnh hoạt động trong giai đoạn 1991 – 2002 có diện tích 45ha với
công suất lên đến 2.000-2.500 tấn/ngày. Đây là BCL không có hệ thống lớp lót đáy, hệ
thống thu gom nước rò rỉ, khí bãi chôn lấp và hệ thống xử lý nước rỉ rác. Khác với
BCL Đông Thạnh, BCL Gò Cát và Đa Phước là BCL hợp vệ sinh, được xây dựng hệ
thống thu gom và xử lý hiện đại. BCL Gò Cát hoạt động từ 2001 – 2007 có diện tích
25 ha với công suất 2000 tấn/ngày. BCL Đa Phước hoạt động từ năm 2007 có diện tích
lớn nhất (128ha) với công suất tiếp nhận rác trung bình 5.000 tấn/ngày, hiện vẫn còn
đang hoạt động. Với diện tích và công suất lớn như trên thì lượng nước rỉ rác phát sinh
rất nhiều. Lượng nước rỉ rác này có nguy cơ ngấm vào NDĐ làm ảnh hưởng đến chất
lượng nước ngầm và sức khỏe của người dân sống xung quanh. Đặc biệt là vào mùa
mưa, mực nước ngầm dâng lên, đồng thời nước rỉ rác tràn ra, làm tăng nguy cơ ô
nhiễm mạch nước ngầm.
Hiện nay, một số BCL đang hoạt động hoặc đã dừng hoạt động, nhưng tác động
của nước rỉ rác không dừng lại, nguy cơ gây ô nhiễm đất, nước mặt và đặc biệt là
nguồn nước dưới đất vẫn có thể đang xảy ra. Theo khảo sát thực tế, ngoại trừ khu vực
BCL Gò Cát, tại khu vực nghiên cứu có 95% hộ dân vẫn còn sử dụng nước giếng
khoan cho sinh hoạt, chỉ khoảng 5% hộ dân sử dụng nước máy. Vì vậy triển khai
nghiên cứu đề tài “Đánh giá chất lượng nước dưới đất khu vực lân cận bãi chôn lấp
TP. HCM” là cần thiết.

3



2. Mục tiêu của đồ án tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng chất lượng nước dưới đất khu vực lân cận bãi chôn lấp
Đông Thạnh, Gò Cát và Đa Phước tại TP. HCM.

3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài thực hiện những nội dung nghiên cứu sau:
- Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở khu vực nghiên
cứu, bản đồ địa hình, địa chất thủy văn, tài liệu về các BCL Đông Thạnh, Gò Cát, Đa
Phước và các bài nghiên cứu, báo cáo khoa học có liên quan đến đề tài.
- Điều tra khảo sát lấy ý kiến của người dân để đánh giá hiện trạng sử dụng
NDĐ ở vị trí xung quanh khu vực nghiên cứu và lựa chọn vị trí lấy mẫu phù hợp.
- Lấy mẫu nước giếng ở các vị trí xung quanh BCL để phân tích các thông số
đánh giá chất lượng nước: pH, Ec, TDS, amonia, nitrat, sắt và mangan.
- Đánh giá chất lượng NDĐ khu vực lân cận bãi chôn lấp TP. HCM.
- Thể hiện mối tương quan giữa các thông số phân tích.
 Phạm vi nghiên cứu
Khu vực lân cận bãi chôn lấp Đông Thạnh, Gò Cát và Đa Phước (TP. HCM).

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu.
- Phương pháp điều tra khảo sát.
- Phương pháp lấy mẫu.
- Phương pháp phân tích – thí nghiệm.
- Phương pháp bản đồ.
- Phương pháp xử lý số liệu.

4



CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC
1.1.1. Ngoài nƣớc
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của NRR đến chất lượng NDĐ
ở khu vực lân cận BCL đã được thực hiện, trong đó tiêu biểu ở một số quốc gia như
Ấn Độ, Ai Cập, Nigeria,…
Tại Ấn Độ: Trong tạp chí khoa học và kĩ thuật môi trường của tác giả Rajkumar
đã cho thấy thành phần của nước rỉ rác tại một số BCL ở Tamil Nadu, đặc tính hóa lý
của NRR phụ thuộc chủ yếu vào thành phần chất thải và hàm lượng nước trong tổng
lượng chất thải. Các đặc tính này thu được từ BCL Vendipalayam, Semur và
Vairapalayam được trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Đặc tính hóa lý của nƣớc rỉ rác tại một số BCL ở Ấn Độ
Thành phần

Đơn vị

Vendipalayam

Semur

Vairapalayam

pH

-

6,9


6,9

6,7

TDS

mg/L

25.514

22.961

24.123

COD

mgO2/L

25.102

22.148

23.900

BOD

mgO2/L

17.552


15.478

15.691

Na+

mg/L

532

462

393

K+

mg/L

1.392

1.241

1.136

NH4+

mg/L

1.932


1.622

2.231

NO2-

mg/L

-

-

-

NO3-

mg/L

361

321

352

Phenol

mg/L

0,02


0,01

316

Cd

mg/L

0,05

0,02

0,05

Cr

mg/L

0,23

0,28

0,14

Cu

mg/L

0,89


0,71

0,71

5


Thành phần

Đơn vị

Vendipalayam

Semur

Vairapalayam

Fe

mg/L

63,41

58,91

58,4

Ni

mg/L


0,38

0,31

0,31

Pb

mg/L

1,1

1,2

1,31

Zn

mg/L

2,1

1,29

1,29

(Nguồn: Rajkumar và cộng sự, 2012)
Từ bảng 1.1 cho thấy nồng độ amonia (1.622 - 2.231 mg/l) và nitrat (321 - 361
mg/l) cao. Nồng độ Fe trong nước rỉ rác cũng cao (58,4 – 63,41 mg/L) chứng tỏ r ng

sắt và phế liệu thép cũng bị đổ tại bãi chôn lấp với một số lượng lớn. Sự hiện diện của
Zn (1,29 - 2,10 mg/L) trong nước rỉ có thể từ các pin và đèn huỳnh quang. Sự hiện
diện của Pb (1,10 - 1,31 mg/L) cũng được phát hiện trong các mẫu nước rò rỉ nhưng
nồng độ tương đối thấp. Một số KLN khác như Cr (0,14 - 0,28 mg/L),
Cu (0,71 - 0,89 mg/L) và Ni (0,31 - 0,38 mg/L) cũng có mặt trong nước rỉ rác tại ba
BCL điển hình ở Ấn Độ (Rajkumar và cộng sự, 2012).
Về chất lượng nước ngầm trong các giếng khoan gần các BCL ở Tamil Nadu
(Ấn Độ) cũng có mức độ nhiễm bẩn cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả 43 mẫu
nước ngầm được phân tích có sắt dao động từ 0,02 đến 0,39 mg/L, một số mẫu cao
hơn giới hạn cho phép của WHO (0,3 mg/l); nồng độ Zn (0,011 - 0,11 mg/L), thấp hơn
giới hạn cho phép của WHO (5 mg/l). Tuy nhiên, hàm lượng Cu thấp hơn giới hạn
phát hiện trong tất cả các mẫu. Nguyên nhân nồng độ Fe cao hơn trong một số mẫu có
thể là kết quả của nước rỉ rác qua sự thẩm thấu.
Tại Ai Cập: Ở khu vực Alexandria, chất thải rắn đô thị khoảng 2.700 tấn được
thu gom hàng ngày và vận chuyển đến BCL Borg El-Arab vào mùa đông và BCL ElHammam vào mùa hè. Lượng nước rỉ rác phát sinh tại các BCL của Borg El-Arab và
El-Hammam khoảng 6.000 m3/tháng cho mỗi khu vực. Nghiên cứu cho thấy chất
lượng NDĐ ở khu vực này có hàm lượng clorua (4.685 – 6.890 mg/l), sunfat (543 784 mg/l), mangan (0,257 - 0,377 mg/l) và sắt (0,456 - 1,23 mg/l) so với tiêu chuẩn
của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (www.ncbi.nlm.nih.gov).
Tại Nigeria: Một nghiên cứu khác tại Akure đã phân tích mẫu nước từ ba lỗ
khoan n m gần BCL nh m xác định ảnh hưởng của BCL đến chất lượng NDĐ trong

6


khu vực. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số KLN như chì (1,1 - 1,2 mg/l) và kẽm
(3 - 5,4 mg/l) vượt chuẩn so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
(Christopher Oluwakunmi AKINBILE, 2012).
1.1.2. Trong nƣớc
Ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về các BCL và chất lượng NDĐ
xung quanh khu vực BCL. Các nghiên cứu đều cho thấy r ng, một trong những nguồn

ô nhiễm lớn nhất sinh ra từ các BCL là nước rỉ rác. Thành phần của nước rỉ rác thay
đổi theo các giai đoạn khác nhau của quá trình phân hủy sinh học. Sau giai đoạn háo
khí ngắn (một vài tuần) là hai giai đoạn phân hủy hiếm khí tùy tiện tạo ra acid và giai
đoạn phân hủy yếm khí tuyệt đối tạo ra khí metan. Đặc trưng của nước rỉ rác trong giai
đoạn tạo acid là BOD, COD, nồng độ amonia và nito hữu cơ cao.
Bảng 1.2. Thành phần chung của nƣớc rỉ rác
BCL mới

BCL lâu năm

(dƣới 2 năm)

(trên 10 năm)

mg/l

2.000 – 20.000

100 – 200

TOC

mg/l

1.500 – 20.000

80 – 160

COD


mg/l

3.000 – 60.000

100 – 500

TSS

mg/l

200 – 2.000

100 – 400

Nito hữu cơ

mg/l

10 – 800

80 – 120

Amonia

mg/l

10 – 800

20 – 40


Nitrat

mg/l

5 – 40

5 – 10

Phosphor ortho

mg/l

4 – 80

4–8

Thành phần

Đơn vị

BOD5

Độ kiềm

mgCaCO3/l 1.000 – 10.000

200 – 1.000

pH


-

4,5 – 7,5

6,6 – 7,5

Canxi

mg/l

50 – 1.500

50 – 200

Clorua

mg/l

200 – 3.000

100 – 400

Sắt tổng

mg/l

50 – 1.200

20 – 200


Sunfate

mg/l

50 – 1.000

20 – 50

( Nguồn: Dự án BCL Đa Phước, 2005)
Thành phần nước rỉ rác phát sinh ở các BCL Đông Thạnh, Gò Cát, Phước Hiệp
đã được nghiên cứu và tổng hợp thành bảng sau:

7


Bảng 1.3. Thành phần nƣớc rỉ rác có trong một số BCL khu vực TP. HCM
Thành phần

Đơn vị

Đông Thạnh

Gò Cát

Phƣớc Hiệp

pH

-


8-8,2

7,8-8,6

7,6-7,9

TDS

mg/L

9.100-11.100

16.120

-

Độ cứng tổng

mgCaCO3/L

1.520-1.860

590

-

Ca2+

mg/L


134-140

40

-

SS

mg/L

169-240

111

-

COD

mgO2/L

916-1.702

1.127-4.000

1.375-2.683

BOD

mgO2/L


235-735

275-1.425

355-1.073

Humic

mg/L

317-378

297-359

767,4

Lignin

mg/L

36,2-52,6

52-86

74,7

Dầu tổng

mg/L


40-460

-

-

Phenol

mg/L

0,32-0,6

-

-

Phospho tổng

mg/L

4,7-9,5

32,9

12,5-17,1

Nitơ tổng

mg/L


600-2.190

-

403-547

N-NH3

mg/L

520-1.970

-

369-391

N-Organic

mg/L

-

-

33,6-158,9

Mg2+

mg/L


373

119

-

Fe tổng

mg/L

64-120

13

-

Zn

mg/L

4,4-4,8

KPH

-

Cr

mg/L


0-0,05

KPH

-

Cu

mg/L

1,41-1,8

0,22

-

Pb

mg/L

0,2-0,25

0,076

-

Cd

mg/L


0-0,02

KPH

-

Mn

mg/L

0,66-0,73

0,204

-

8


Thành phần

Đơn vị

Đông Thạnh

Gò Cát

Phƣớc Hiệp

Ni


mg/L

0,65-1,18

0,458

-

Hg

mg/L

0,01-0,04

-

-

As

mg/L

0,01-0,022

-

-

Sn


mg/L

2,2-2,5

-

-

(Nguồn: CENTEMA, 2003)
Theo bảng tổng hợp 1.3, thành phần nước rỉ rác tại ba BCL ở TP. HCM có hàm
lượng nito tổng (403 - 2.190 mg/l) và amonia (369 - 1.970 mg/l) cao. Hàm lượng một
số KLN cũng cao như sắt (64 - 120 mg/l), kẽm (4,4 - 4,8 mg/l), niken (0,65 - 1,18
mg/l), mangan (0,66 - 0,73 mg/l) và chì (0,2 - 0,25 mg/l).
Theo kết quả quan trắc chất lượng nước dưới đất của Chi cục bảo vệ môi trường
năm 2015 cho thấy, nước ngầm tại khu vực BCL Đông Thạnh có hàm lượng sắt cao
(24,2 mg/L) so với QCVN 09-MT:2015 /BTNMT. Theo kết quả khảo sát chất lượng
NDĐ tại BCL Gò Cát sau khi đóng cửa của Trung tâm nghiên cứu Ứng Dụng Về Công
Nghệ & Quản Lý Môi Trường (CENTEMA), chỉ tiêu pH, COD và hàm lượng sắt (1,912 mg/l) không đạt chuẩn so với QCVN (CENTEMA, 2009). Về BCL Đa Phước, đây
là BCL mới vẫn còn trong giai đoạn hoạt động, chất lượng NDĐ trước khi xây dựng
BCL được khảo sát có hàm lượng sắt (7,7 - 15,6 mg/l), chì (0,01 - 0,03 mg/l), cadimi
(0,018 - 0,045 mg/l) và mangan (0,32 - 0,56 mg/l) cũng không đạt chuẩn so với QCVN
(Báo cáo dự án BCL Đa Phước, 2005). Chất lượng NDĐ tại các khu vực xung quanh
BCL được tổng hợp ở bảng 1.4.
Bảng 1.4. Chất lƣợng nƣớc ngầm khu vực xung quanh BCL
Chỉ tiêu

Đơn vị

Đông

Thạnh

Gò Cát

Đa Phƣớc

QCVN
09:2015

pH

-

6,79

4,6 - 5,9

6 - 7,2

5,5 - 8,5

TDS

mg/L

588

40 – 79

82 - 106


1.500

Độ cứng tổng

mgCaCO3/L

194,53

5 – 48

46 - 64

500

Clorua

mg/L

-

-

4 - 17

250

9



Chỉ tiêu

Đơn vị

Đông
Thạnh

Gò Cát

Đa Phƣớc

QCVN
09:2015

Amonia

mg/L

-

-

0,29 - 1,05

1

Nitrit

mg/L


-

-

0 - 0,01

1

Nitrat

mg/L

2,4

-

0,03 - 0,08

15

Sunfat

mg/L

-

-

2-3


400

Sắt tổng

mg/L

24,82

1,9 – 12

7,7 - 16,1

5

Cu

mg/L

-

-

0,01 - 0,02

1

Ni

mg/L


-

-

0,003 - 0,008

0,02

Pb

mg/L

-

0,003

0,01 - 0,03

0,01

Cd

mg/L

-

-

0,018 - 0,045


0,005

Mn

mg/L

-

0,320

0,32 - 0,56

0,05

CENTEMA
2009

Báo cáo
dự án BCL
Đa Phước,
2005.

Tài liệu tham khảo

Chi cục
BVMT,
2015

Nhận xét: Dựa vào thành phần nước rỉ rác và chất lượng NDĐ xung quanh khu
vực BCL ở nước ngoài & khu vực TP. HCM đã được nghiên cứu cho thấy các thông

số đáng quan tâm ảnh hưởng đến chất lượng NDĐ khu vực xung quanh BCL gồm các
thông số: pH, Ec, TDS, amonia, nitrat, sắt và mangan.
1.2. GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Tổng quan khu vực nghiên cứu
 Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh n m trong tọa độ địa lý 10010’B – 10038’B, 106022’Đ –
106054’Đ. Đây là một thành phố lớn thuộc vùng Đông Nam Bộ có diện tích là
2.095,239 km2, với địa giới hành chính:
+ Phía Bắc, Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương, tỉnh Tây Ninh.
+ Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai.
+ Phía Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu và biển Đông.
10


+ Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
Chiều dài thành phố từ Tây Bắc xuống Đông Nam là 102 km, từ Đông sang Tây
là 75 km. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 1.738 km đường bộ về phía Bắc;
cách bờ biển Đông 59 km đường chim bay. TP. HCM có bờ biển dài 15 km.
 Điều kiện tự nhiên
o Địa hình
TP. HCM n m trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ và đồng b ng
sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông
sang Tây. Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình: vùng cao n m ở phía Bắc - Ðông
Bắc và một phần Tây Bắc; vùng thấp trũng ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam; và
vùng trung bình phân bố ở khu vực trung tâm thành phố. Nhìn chung, địa hình TP.
HCM không phức tạp, song cũng khá đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt.
o Khí hậu
TP. HCM n m trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Khí hậu được chia
làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau).

Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm. Nhiệt độ không khí
trung bình 270C (cao nhất là tháng 4 (28,80C) và thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và
tháng 1 (25,70C)).
Lượng mưa: Cao, bình quân 1.949 mm/năm. Năm cao nhất 2.718 mm (1908) và
năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958). Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày.
Ðộ ẩm: Tương đối của không khí bình quân 79,5%/năm; bình quân mùa mưa
80% và mùa khô 74,5%.
Gió: Chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây - Tây
Nam và Bắc - Ðông Bắc. Ngoài ra có gió tín phong, thổi theo hướng Nam - Ðông
Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5. Về cơ bản TP.HCM thuộc vùng không có gió
bão.
o Địa chất khu vực
Ðất đai TP. HCM được hình thành trên hai tướng trầm tích - trầm tích Pleistocen
và trầm tích Holocen.

11


Trầm tích Pleistocen (trầm tích phù sa cổ): Là nhóm đất xám chiếm hầu hết phần
phía Bắc, Tây Bắc và Ðông Bắc thành phố. Ở TP. HCM, đất xám có ba loại: đất xám
cao, có nơi bị bạc màu; đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và đất xám gley. Thành phần
cơ giới chủ yếu là cát pha đến thịt nhẹ, khả năng giữ nước kém; mực nước ngầm tùy
nơi và tùy mùa biến động sâu từ 1-2m đến 15m. Ðất chua, độ pH khoảng 4,0-5,0. Ðất
xám tuy nghèo dinh dưỡng, nhưng đất có tầng dày, nên thích hợp cho sự phát triển của
nhiều loại cây trồng nông lâm nghiệp, có khả năng cho năng suất và hiệu qủa kinh tế
cao, nếu áp dụng biện pháp luân canh, thâm canh tốt. Nền đất xám, phù hợp đối với sử
dụng bố trí các công trình xây dựng cơ bản.
Trầm tích Holocen (trầm tích phù sa trẻ): Có nguồn gốc từ ven biển, vũng vịnh,
sông biển, aluvi lòng sông và bãi bồi,... nên hình thành nhiều loại đất khác nhau như
nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn và đất phèn mặn. Ngoài ra có một diện tích nhỏ

khoảng hơn 400 ha (0,2%) là "giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn
trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.
o Địa chất thủy văn
TP. HCM n m ở vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn, có mạng lưới
sông ngòi kênh rạch rất phát triển.
Dựa vào tài liệu địa chất thủy văn của khu vực nghiên cứu, NDĐ trong khu vực
TP. HCM có 5 đơn vị tầng chứa nước sau:
- Tầng 1 (Holocen) (qh): Tầng chứa nước Holocen (qh) bao gồm các trầm tích đa
nguồn gốc (sông, sông biển và sông biển đầm lầy). Thành phần đất đá chủ yếu là bùn
sét, bột sét, bột lẫn cát mịn và các thấu kính cát hạt mịn lẫn mùn thực vật có màu xám
tro, xám nâu. Độ sâu thường gặp từ 15-20m. Tầng chứa nước này có nguồn cấp là
nước mưa, nước mặt và là tầng nông nên tầng này dễ bị ô nhiễm.
- Tầng 2 (Pleistocen) (qp): Thành phần thạch học của lớp này là sét bột, bột đến
bột cát, cát bột lẫn cát mịn, màu xám xanh, xám vàng, nâu đỏ, nhiều nơi bị phong hóa
có nhiều kết vón laterit. Phần dưới là đất đá chứa nước, gồm cát hạt mịn đến trung và
thô, nhiều nơi lẫn sạn sỏi, màu xám tro, xám xanh, xám vàng trắng xen lẫn nhau. Độ
sâu phân bố từ hơn 20 - 50m. Nguồn cấp là nước mưa và nước mặt. Đây cũng là tầng
nước dễ bị ô nhiễm.

12


- Tầng 3 (Pliocen trên) (n22): Tầng chứa nước Pliocen trên phân bố trên toàn
TP. HCM, không lộ ra trên mặt, bị tầng chứa nước Pleistocen phủ trực tiếp lên và n m
trên tầng Pliocen dưới. Tầng chứa nước được chia thành hai phần, phần trên là lớp
cách nước yếu, phần dưới là lớp chứa nước. Thành phần thạch học của lớp thấm nước
yếu gồm bột, bột cát, cát bột xen lẫn cát mịn màu xám tro, xám xanh, vàng, nâu đỏ, tạo
thành lớp liên tục. Phần dưới là đất đá chứa nước gồm cát hạt mịn đến thô, nhiều nơi
lẫn sạn sỏi, cuội màu xám tro, xám xanh, xám vàng, tạo thành tầng chứa nước liên tục.
Độ sâu phân bố từ 50m đến 100m. Nguồn bổ cập từ xa và thấm từ các tầng chứa nước

kề nó.
- Tầng 4 (Pliocen dưới) (n21): Bị tầng chứa nước Pliocen trên phủ trực tiếp lên và
n m trên tầng chứa nước khe nứt các trầm tích Mezozoi (Mz). Tầng chứa nước được
cấu tạo thành hai phần: phần trên là lớp cách nước yếu, phần dưới là lớp chứa nước.
Thành phần đất đá chứa nước gồm cát hạt mịn đến thô, nhiều nơi lẫn sạn sỏi, cuội màu
xám tro, xám xanh, xám vàng, tạo thành tầng chứa nước liên tục trong TP. HCM.
Trong tầng chứa nước có xen kẹp các lớp sét, bột, cát bột mỏng. Độ sâu phân bố 100 –
200m.
- Tầng 5 (Đới chứa nước Mezozoi): Phân bố trên toàn TP. HCM. Các đá trầm
tích Mezozoi bị tầng chứa nước Pliocen dưới phủ trực tiếp lên. Thành phần đất đá chủ
yếu là cát kết, bột kết, tuff, xen kẹp sét kết, bột kết, mức độ nứt nẻ kém. Phân bố ở độ
sâu hơn 200m.
NDĐ ở TP. HCM nhìn chung khá phong phú (trữ lượng nhiều ở các tầng 2, tầng
3 và tầng 4), tập trung ở vùng nửa phần phía Bắc (trầm tích Pleistocen). Càng xuống
phía Nam (Nam Bình Chánh, quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ) (trầm tích Holocen), nước
dưới đất thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
Hiện nay, người dân đang khai thác và sử dụng nhiều ở tầng 2 phục vụ cho sinh
hoạt h ng ngày. Tầng 3 và tầng 4 là các tầng chứa nước đang được khai thác phục vụ
cho sản xuất, cho các nhà máy nước.
 Kinh tế - xã hội
o Giao thông vận tải
TP. HCM có nhiều loại hình giao thông đa dạng phục vụ nhu cầu đi lại trong
phạm vi thành phố, giữa thành phố với các vùng lân cận và toàn cầu. Các loại hình

13


giao thông gồm: đường bộ (là loại hình giao thông chính), đường thủy, đường sắt và
đường hàng không.
o Dân cư

Hiện nay, TP. HCM được chia thành 24 quận huyện, trong đó có 19 quận nội
thành và 5 huyện ngoại thành. TP. HCM có dân số trung bình là 8.247.829 người (năm
2015), mật độ dân số tại thành phố là 3.937 người/km2. Trong dân số thường trú tại
TP. HCM đã có đại diện của gần 50 tộc người trên tổng số 54 tộc người trong nước,
trong đó đông nhất là người Việt, kế đó là người Hoa, người Chăm, người Khmer,…
o Kinh tế - xã hội
TP. HCM là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng
kinh tế trọng điểm lớn nhất nước. Đây là trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại,
dịch vụ, khoa học kĩ thuật, văn hóa, giáo dục, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế
lớn của cả nước. TP. HCM còn là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam.
Ngoài ra, để thành phố luôn sạch đẹp và thoáng mát, TP. HCM đã xây dựng một số
BCL như BCL Đông Thạnh, Gò Cát, Phước Hiệp, Đa Phước,… để đáp ứng lượng rác
thải sinh hoạt h ng ngày của người dân và các hoạt động của thành phố.
Trong tương lai, thành phố sẽ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, có cơ cấu công
nông nghiệp hiện đại, có văn hoá khoa học tiên tiến, một thành phố văn minh hiện đại
có tầm cỡ ở khu vực Đông Nam Á.
1.2.2. Sơ lƣợc về BCL trong khu vực TP. HCM
Hiện nay, TP. HCM phát sinh một lượng CTR ước tính khoảng 5000 – 6000
tấn/ngày. Hầu hết lượng CTR trên được thu gom và vận chuyển lên các BCL, kể cả
chất thải nguy hại. Tại TP. HCM có rất nhiều BCL đã và đang hoạt động như BCL
Đông Thạnh, Gò Cát, Phước Hiệp, Đa Phước, Nhơn Đức,... nhưng trong đề tài này chỉ
nghiên cứu ba BCL Đông Thạnh, Gò Cát và Đa Phước vì chúng có đặc điểm và tính
chất đặc trưng rất khác nhau. Để hiểu rõ hơn đặc điểm của ba BCL này cần giới thiệu
sơ lược về ba BCL Đông Thạnh, Gò Cát và Đa Phước.
 BCL Đông Thạnh
Khu xử lý rác Đông Thạnh tọa lạc tại ấp 7 xã Đông Thạnh, phía Bắc huyện Hóc
Môn. BCL Đông Thạnh có vị trí địa lý như sau:
+ Phía Bắc: giáp kênh Xáng.

14



+ Phía Đông: giáp ấp 3, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn.
+ Phía Nam: giáp ấp 5, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn.
+ Phía Tây: giáp ấp 1, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn.

Hình 1.1. BCL Đông Thạnh
BCL Đông Thạnh bắt đầu hoạt động chôn CTRSH một cách tự phát từ năm
1989 (trước đó là các hố khai thác đất). Đến năm 1991, BCL Đông Thạnh chính thức
hoạt động với diện tích ban đầu là 10 ha. Hiện nay, tổng diện tích Công trường xử lý
rác Đông Thạnh là 45 ha. Đây là bãi đổ CTRSH lớn nhất tại TP. HCM trong thời gian
đó với công suất trung bình là 3.000 tấn/ngày. Cho đến cuối năm 2002, BCL Đông
Thạnh đã ngưng tiếp nhận CTRSH. Từ 1991 – 2002, tổng công suất tiếp nhận CTR
thực tế của BCL là 10.800.000 tấn. Hiện nay, BCL Đông Thạnh hiện vẫn còn tiếp
nhận CTR xây dựng (xà bần) (khoảng 100 – 500 tấn/ngày) và nội tạng động vật (da,
mỡ động vật,…) (khoảng 100 tấn/ngày trong thời gian 1-2 ngày/tuần).
Đây là BCL không vệ sinh do trước đây là BCL tự phát nên không có lớp lót
đáy, không có hệ thống thu gom và xử lý khí cũng như hệ thống thu gom và xử lý
nước rỉ rác. Nước rỉ rác chảy tràn ra ngoài tại bất cứ vị trí nào trong BCL có vết nứt.
Một phần nước rỉ rác được thu gom tại mương hở bao xung quanh dưới chân BCL và
dẫn về các hồ chứa (Lê Ngọc Tuấn, 2013). Đến năm 2003, nước rỉ rác phát sinh từ
BCL đã được quan tâm và thu gom, xử lý. Hiện nay, NRR tại BCL Đông Thạnh do
công ty TNHH Khoa học Công nghệ và Bảo vệ Môi trường Quốc Việt xử lý có diện
tích mặt b ng khu vực xử lý khoảng 7 ha với công suất xử lý dao động 500 – 600
m3/ngđ (Huỳnh Ngọc Phương Mai, 2012).
15


BCL Đông Thạnh hoạt động theo phương thức cổ điển, là BCL nửa chìm, nửa
nổi, quy trình chôn lấp liên tục, kéo dài liên tục nhiều năm (từ năm 1991 đến năm

2002) và gần như toàn bộ BCL Đông Thạnh đều được chôn lấp CTR. Quá trình chôn
lấp tùy tiện trước đây đã làm BCL Đông Thạnh có độ dốc rất lớn, mặt đỉnh của BCL
Đông Thạnh có cao độ rất khác nhau (dao động trong khoảng -23m đến +32m).
 BCL Gò Cát
BCL Gò Cát được xây dựng trên khu đất thuộc xã Bình Hưng Hòa A, quận
Bình Tân, có vị trí địa lý như sau:
+ Phía Bắc: khu dân cư hiện hữu và đường số 10.
+ Phía Nam: khu dân cư và trường trung cấp kinh tế - kĩ thuật Phương Nam.
+ Phía Đông: giáp kênh Đồng Đen.
+ Phía Tây: quốc lộ 1A, bên cạnh trạm thu phí An Sương – An Lạc.

Hình 1.2. BCL Gò Cát
BCL Gò Cát có thời gian hoạt động từ 2001 – 2007 có diện tích 25 ha với công
suất 2.000 tấn/ngày. Tính đến đầu năm 2007, BCL có tổng công suất tiếp nhận là
3.750.000 tấn.
BCL Gò Cát được thiết kế và xây dựng hoàn chỉnh b ng kĩ thuật và công nghệ
hiện đại của Hà Lan với hệ thống các lớp lót chống thấm, lớp đất phủ và tấm che, hệ
thống thu gom - xử lý khí thải và NRR đầu tiên của cả nước.
Đây là BCL đầu tiên của Việt Nam áp dụng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh.
CTR được chôn trong hố có độ sâu -7m so với mặt đất và được đổ thành 9 lớp, mỗi
lớp dày 2,2m. Giữa các lớp CTR được ngăn cách bởi 8 lớp đất phủ trung gian, mỗi lớp

16


có chiều dày 0,15m. Lớp phủ trên cùng dày 1,3m và lớp lót đáy dày 0,5m bao gồm:
lớp nhựa HDPE, cát, hệ thống thu gom nước thải, xà bần có tác dụng không cho nước
rác thấm vào đất. Tổng chiều cao của ô chôn lấp sau khi đổ là 23m (cao 16m so với
mặt đất) (Hoàng Hưng, 2013).
 Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước

Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước n m ở phía Nam thành phố thuộc ấp
1 và ấp 2 xã Đa Phước, huyện Bình Chánh có các mốc vị trí như sau:
+ Phía Bắc: giáp sông Rạch Chiểu.
+ Phía Nam: giáp rạch Ngã Ba Đình.
+ Phía Đông: giáp sông rạch Bà Lào.
+ Phía Tây: giáp rạch Ngã Cạy.

Hình 1.3. BCL Đa Phƣớc
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước hoạt động từ năm 2007 trên diện tích
128 ha, quy mô 24 triệu m3 chất thải. Thời gian hoạt động của BCL Đa Phước là 24
năm với công suất tiếp nhận rác trung bình 3.000 tấn/ngày. Năm 2015, bãi rác Đa
Phước tiếp nhận thêm 2.000 tấn rác/ngày từ bãi rác Phước Hiệp (Củ Chi), sau khi bãi
chôn lấp số 3 của Phước Hiệp đóng cửa, nâng mức xử lý rác của Đa Phước từ 3.000
tấn/ngày lên 5.000 tấn/ngày. Hiện nay BCL này vẫn còn đang hoạt động.
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước được thiết kế, xây dựng và vận hành
theo quy định và tiêu chuẩn cấp II của bang California (Mỹ) do Công ty TNHH Xử Lý
Chất Thải Việt Nam (VWS) chịu trách nhiệm. Các cơ sở xử lý CTR bao gồm BCL

17


kiểu mẫu đạt tiêu chuẩn vệ sinh, nhà máy tái chế (phân loại), khu vực làm phân
compost, trạm trung chuyển và dịch vụ thu gom chất thải rắn (www.vnwaste.com).
Tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước, CTR được chuyển ô chôn rác đã
được lót đáy b ng tấm nhựa HDPE và lắp đặt ống PE thu gom nước rác. Tại mỗi ô
chôn lấp được đổ 9 lớp rác (mỗi lớp dày 2,2m). Trên lớp CTR sau cùng sẽ được hoàn
thiện theo thứ tự: lớp đất sét, tấm nhựa VLDPE, lớp cát tiêu; lớp đất trên cùng dày
80cm để trồng cây xanh. Tổng chiều cao của ô chôn lấp sau khi đổ khoảng 23m (Vũ
Chí Hiếu, 2005).
 Đặc điểm riêng của ba BCL

Do ba BCL này n m ở ba vị trí khác nhau trong địa phận TP. HCM nên hầu hết
các đặc điểm địa hình, địa chất, địa chất thủy văn,… cũng rất khác nhau. Các đặc điểm
này được thể hiện cụ thể ở bảng 1.5.
Bảng 1.5. Đặc điểm và tính chất đặc trƣng tại ba BCL
Tên BCL
Đặc điểm

Địa hình

Địa chất

Đông Thạnh

Gò Cát

- Trung bình.

- Trung bình.

- Độ cao 5-10m.

- Cao độ 3-4m.

Đa Phƣớc
- Trũng thấp, tương
đối b ng phẳng.

- Thấp dần theo - Thấp dần theo - Cao độ: 0,1-0,5m.
hướng Nam – Bắc.
hướng Đông Bắc Tây Nam.

- Chủ yếu là đất - Chủ yếu là đất - Chủ yếu cấu tạo
trầm tích Pleistocen. trầm tích Pleistocen. bởi các trầm tích
- Thành phần gồm - Thành phần gồm hỗn hợp sông – biển
đất xám, có thành cát (chiếm 88%), bột – đầm lầy tuổi
phần cơ giới chủ yếu (chiếm 12%), xen Holocen.
là cát pha đến đất cát
thịt, khả năng giữ
nước kém, đất chua,
pH từ 4 -5.

kẹp thấu kính màu
xám vàng, trạng thái
dẻo mềm đến dẻo
cứng.

- Thành phần gồm
bùn sét, cát pha sét.

- Kênh Xáng n m ở
phía Bắc BCL Đông
Nước Thạnh, chảy ngang
mặt qua BCL hợp lưu
với sông Sài Gòn.

- Kênh Đen tiếp
nhận trực tiếp nguồn
xả thải của các trạm
xử lý nước rỉ rác
trong BCL Gò Cát.


- N m giữa nhiều ao
hồ và rạch nước
chảy qua sông lớn
như: Rạch Ngã Cạy,
Rạch Chiểu, Rạch
Bà Lào và Rạch Cần

- Bề dày trầm tích
đạt 45m.

18


Tên BCL
Đặc điểm

Đông Thạnh

Đa Phƣớc

Gò Cát

Giuộc.
- Khu vực BCL
thường xuyên bị
ngập nước khi thủy
triều lên.
- Khai thác chủ yếu - Khai thác chủ yếu - Khai thác chủ yếu
ở tầng Pleistocen.
ở tầng Pleistocen.

ở tầng Pliocen.
Địa
chất
thủy
văn

- Hướng dòng chảy:
hướng Tây Bắc
(hướng về phía sông
Rạch Tra).

- Hướng dòng chảy:
hướng Đông Bắc
(hướng về phía kênh
Đen).

- Hướng dòng chảy:
vận chuyển theo
hướng ngang.

- Mực nước ngầm
- Mực nước ngầm - Mực nước ngầm dao động từ +0,1m
Nước dao động từ -14m dao động từ -7m đến (mùa mưa) đến
ngầm đến -15m.
-8m, sâu hơn cao -0,4m (mùa khô).
trình thiết kế đáy
của BCL Gò Cát.
- Tuy nhiên vào mùa
mưa, mực nước
ngầm có thể dâng

cao hơn, làm tăng
nguy cơ ô nhiễm
nguồn nước ngầm.

(Nguồn: , Nghiên cứu tác động của các bãi chôn lấp
rác thải (Gò Cát, Đông Thạnh, Phước Hiệp) đến các tầng chứa nước TP.HCM và Báo
cáo dự án BCL Đa Phước
1.3. GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC CÁC THÔNG SỐ PHÂN TÍCH
1.3.1. Các thông số đo nhanh (pH, Ec, TDS)
Chỉ số pH được đặc trưng b ng hàm lượng của ion hidro trong nước. Đây là chỉ
số dùng để biểu diễn mức độ axit hoặc kiềm có trong dung dịch. Độ pH của nước có
liên quan đến sự hiện diện của một số kim loại hòa tan trong nước. Ở pH < 5, tùy
thuộc vào điều kiện địa chất, một số nguồn nước có thể chứa sắt, mangan, nhôm ở
dạng hòa tan. Trong lĩnh vực cấp nước, pH là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá
trình keo tụ hóa, khử trùng, làm mềm và kiểm soát tính ăn mòn của nước.

19


×