MỤC LỤC
1
Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc sống trên Trái Đất bắt nguồn từ trong nước. Tất cả các sự sống
trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nước và vòng tuần hoàn nước.
Nước là thành phần quan trọng của các tế bào sinh học và là môi
trường của các quá trình sinh hóa cơ bản như quang hợp.
Hơn 70% diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Lượng nước
trên Trái Đất có vào khoảng 1,38 tỉ km³. Trong đó 97,4% là nước mặn trong
các đại dương trên thế giới, phần còn lại, 2,6%, là nước ngọt, tồn tại chủ yếu
dưới dạng băng tuyết đóng ở hai cực và trên các ngọn núi, chỉ có 0,3% nước
trên toàn thế giới (hay 3,6 triệu km³) là có thể sử dụng làm nước uống. Việc
cung cấp nước uống sẽ là một trong những thử thách lớn nhất của loài người
trong vài thập niên tới đây.
Nước được sử dụng trong công nghiệp từ lâu như là nguồn nhiên liệu
(cối xay nước, máy hơi nước, nhà máy thủy điện), Như là chất trao đổi nhiệt.
Với tình trạng ô nhiễm ngày một nặng và dân số ngày càng tăng, nước
sạch dự báo sẽ sớm trở thành một thứ tài nguyên quý giá không kém dầu mỏ
trong thế kỷ trước. Nhưng không như dầu mỏ có thể thay thế bằng các loại nhiên
liệu khác như điện, nhiên liệu sinh học, khí đốt , nhưng nước thì không thể thay
thế và trên thế giới tất cả các dân tộc đều cần đến nó để bảo đảm cuộc sống của
mình, cho nên vấn đề nước trở thành chủ đề quan trọng trên các hội đàm quốc tế
và những mâu thuẫn về nguồn nước đã được dự báo trong tương lai.
1
Nước uống luôn luôn là một thức uống quan trọng và duy trì cuộc sống
cho con người và là điều kiện cần thiết cho sự sống còn của tất cả các sinh
vật trên địa cầu này. Nước chiếm khoảng 70% khối lượng của cơ thể con người
và là một thành phần quan trọng của quá trình trao đổi chất, một dung môi cho
nhiều chất hòa tan của cơ thể. Con người cần uống 2,0 lít mỗi ngày (tức khoảng
8 ly cối nước) để tốt cho sức khỏe và cần lưu ý uống nước hợp vệ sinh.
Trong phần lớn thế giới, con người có thể không tìm kiếm được đầy đủ
nước uống và các nguồn nước sử dụng có thể bị nhiễm các mầm bệnh, tác
nhân gây bệnh hoặc mức độ không thể chấp nhận được do sự tồn tại các chất
độc hoặc chất rắn dạng lỏng. Uống hoặc sử dụng nước như vậy để chuẩn bị
thực phẩm dẫn đến các bệnh cấp tính và mãn tính phổ biến và là nguyên nhân
chính gây tử vong và bệnh tật ở nhiều nước. Giảm các bệnh đường nước là
một mục tiêu của chính sách y tế công cộng ở các nước đang phát triển.
Việt Nam là quốc gia có nguồn nước ngầm khá phong phú về trữ lượng
và khá tốt về chất lượng. Nước ngầm tồn tại trong các lỗ hổng và các khe nứt
của đất đá, được tạo thành trong giai đoạn trầm tích đất đá hoặc do sự thẩm
thấu, thấm của nguồn nước mặt nước mưa nước ngầm có thể tồn tại cách mặt
đất vài mét, vài chục mét, hay hàng trăm mét. Đối với các hệ thống cấp nước
cộng đồng thì nguồn nước ngầm luôn là nguồn nước được ưa thích. Bởi vì,
các nguồn nước mặt thường bị ô nhiễm và lưu lượng khai thác phải phụ thuộc
vào sự biến động theo mùa. Nguồn nước ngầm ít chịu ảnh hưởng bởi các tác
động của con người. Chất lượng nước ngầm thường tốt hơn chất lượng nước
mặt nhiều. Trong nước ngầm hầu như không có các hạt keo hay các hạt lơ
lửng, và vi sinh, vi trùng gây bệnh thấp. Nhưng ngày nay, tình trạng ô nhiễm
và suy thái nước ngầm đang phổ biến ở các khu vưc đô thị và các thành phố
2
lớn trên TG. Không ít nguồn nước ngầm do tác động của con người dã bị ô
nhiễm bởi các hợ chất hữu cơ khó phân hủy, các vi khuẩn gây bệnh, nhất là các
chất độc hại như kiêm loại nặng. Nước bị ô nhiễm kim loại nặng thường gặp
trong các lưu vực nước ngầm các khu công nghiệp, các thành phố lớn và khu
vực khai thác khoáng sản. Ở tầng nước sâu hơn, từ 18 đến 20m thì nước ngầm ít
bị ảnh hưởng nhưng đôi khi bị nhiễm mặn nên cũng không thể sử dụng được. Vì
thế hơn ở đâu hết, khát khao được dùng nguồn nước sạch là cấp thiết to lớn nhất.
Vì vậy cần phải tiến hành đồng bộ các công tác điều tra, thăm dò trữ lượng và
chất lượng nguồn nước ngầm, xử lý nước thải và chống ô nhiễm nguồn nước
mặt, quan trắc thường xuyên trữ và chất lượng nước ngầm. Bảo vệ tài nguyên
nguồn nước, xử lý kim loại nặng trong nước ngầm là vô cùng cấp thiết.
Theo báo cáo hiện trạng môi trường nước của trung tâm nước sạch và
vệ sinh môi trường, (2010) (1) thì nhu cầu về nước trong cơ thể con người
phụ thuộc vào khả năng chuyển hóa và vận động, do vậy đối với mỗi con
người nhu cầu nước là khác nhau:
* Trẻ bú mẹ cần từ 0,3 đến 1 lít nước (sữa)/ngày.
* Trẻ từ 1-15 tuổi cần từ 1 đến 1,8 lít nước/ngày.
* Người lớn cần từ 1,8 đến 2,5 lít nước/ngày.
* Lượng nước thu nạp hàng ngày đó có tới 50% là nước uống, 40-45%
là từ thức ăn và phần còn lại là từ chuyển hóa.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và sự nhất trí của Khoa Môi trường
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh
giá chất lượng nước sinh hoạt khu vực khai thác than An Khánh - Đại Từ -
Thái nguyên" dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thế Hùng.
1.2. Lí do chọn đề tài
3
Hiện nay vấn đề ô nhiễm nói chung và vấn đề ô nhiễm môi trường
nước nói riêng đang là một thực trạng đáng lo ngại. Vấn đề xử lý nước và
cung cấp nước sạch đang là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia, tổ chức xã
hội, bản thân mỗi cộng đồng dân cư, nước ta cũng không ngoại lệ.
Nhằm góp phần nhỏ vào việc bảo vệ môi trường sống của người dân
em chọn đề tài để:
- Biết được chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã.
- Khuyến cáo người dân sử dụng nước sạch trong sinh hoạt nhằm đảm
bảo sức khỏe.
1.3. Mục tiêu của đề tài
- Xác định hàm lượng các chất có trong nguồn nước sinh hoạt tại địa
bàn xã An Khánh - Đại Từ - Thái Nguyên.
- Một số phương pháp xử lý nước ô nhiễm.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Nâng cao kiến thức thực tế.
- Tích lũy kinh nghiệm trong quá trình thực tập cho công việc sau
khi ra trường.
- Áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.
- Bổ sung tài liệu cho học tập.
- Tập cho sinh viên bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định hàm lượng các chất ô nhiễm có trong nguồn nước sinh hoạt.
- Khuyến cáo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt
- Giảm bệnh tật do sử dụng nước không hợp vệ sinh.
Phần 2
4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Cơ sở lý luận
* Môi trường là gì?
- "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Điều 1,
Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).
- Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các
thực thể của tự nhiên mà ở đó, cá thể, quần thể, loài có quan hệ trực tiếp
hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình (Vũ Trung Tạng, 2000).
- Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao
gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những
cái hữu hình (đô thị, hồ chứa ) và những cái vô hình (tập quán, niềm tin, nghệ
thuật ), trong đó con người sống bằng lao động của mình, họ khai thác các tài
nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình.
* Chức năng của môi trường:
1. Môi trường là không gian sống cho con người và thế giới sinh
vật.
2. Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời
sống và sản xuất của con người.
3. Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra
trong quá trình sống.
4. Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
5. Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài.
5
* Tiêu chuẩn môi trường:
Theo luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005: "Tiêu chuẩn môi
trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn
cứ để quản lý môi trường".
* Ô nhiễm môi trường nước:
Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng
nước không đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu
chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật.
* Nước ngầm:
Là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở
rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt trái
đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người".
Theo độ sâu phân bố, có thể chia nước ngầm thành nước ngầm tầng
mặt và nước ngầm tầng sâu. Ðặc điểm chung của nước ngầm là khả năng di
chuyển nhanh trong các lớp đất xốp, tạo thành dòng chảy ngầm theo địa hình.
Nước ngầm tầng mặt thường không có lớp ngăn cách với địa hình bề mặt. Do
vậy, thành phần và mực nước biến đổi nhiều, phụ thuộc vào trạng thái của
nước mặt. Loại nước ngầm tầng mặt rất dễ bị ô nhiễm. Nước ngầm tầng sâu
thường nằm trong lớp đất đá xốp được ngăn cách bên trên và phía dưới bởi
các lớp không thấm nước Theo không gian phân bố, một lớp nước ngầm
tầng sâu thường có ba vùng chức năng:
+ Vùng thu nhận nước.
+ Vùng chuyển tải nước.
+ Vùng khai thác nước có áp.
6
Khoảng cách giữa vùng thu nhận và vùng khai thác nước thường khá
xa, từ vài chục đến vài trăm km. Các lỗ khoan nước ở vùng khai thác thường
có áp lực. Ðây là loại nước ngầm có chất lượng tốt và lưu lượng ổn định.
Trong các khu vực phát triển đá cacbonat thường tồn tại loại nước ngầm caxtơ
di chuyển theo các khe nứt caxtơ. Trong các dải cồn cát vùng ven biển thường
có các thấu kính nước ngọt nằm trên mực nước biển.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa họp XI kỳ 8 thông qua ngày 29 tháng
11 năm 2005 và có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 07 năm 2006.
- Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII kỳ họp 3 thông qua ngày 21 tháng
06 năm 2012.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ sung nghị định 80/2006/NĐ-
CP về việc quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điiều của lậu bảo vệ
môi trường.
- Thông tư số 04/2009/TT-BYT về ban hành " Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước uống" có hiệu lực ngày 01 tháng 12 năm 2009.
- Thông tư 05/2009/TT-BYT về ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước sinh hoạt" có hiệu lực này 01 tháng 12 năm 2009.
- Thông tư 26/2009/TT-BTNMT ban hành ngày 30 tháng 11 năm 2009
quy định về mức kinh tế kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước.
- TCVN 5992:1995(ISO 5667-2:1991) - Chất lượng nước- lấy mẫu.
Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
7
- TCVN 6000:1995 Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu
nước ngầm.
- QCVN 01:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ăn uống.
- QCVN 02:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước sinh hoạt.
- QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm.
2.2. Tình hình ô nhiễm và các vấn đề môi trường trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Hiện trạng ô nhiễm nước sinh hoạt tại các quốc gia trên thế giới
Nước, bao gồm cả nước ngọt và nước mặn, là nhu cầu thiết yếu đối với
sản xuất và cuộc sống. Nước do thiên nhiên ban tặng, là nguồn tài nguyên vô
tận và quốc gia nào cũng có. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế và xã hội, gia
tăng dân số, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu khiến nguồn "vàng trắng"
trở thành một vấn đề báo động toàn cầu.
Nhiều quốc gia, kể cả một số nước thuộc vùng nhiệt đới, thiếu nước
sạch cho sản xuất và sinh hoạt. Không ít nước rất khốn khổ vì quá nhiều
nước, như lũ lụt, lở đất Có những lúc, tại một số nước trong khi vùng này bị
khô hạn, vùng khác phải lo thoát nước đi. Kinh tế, đời sống và xã hội phát
triển thì nhu cầu về nước càng nhiều. Trong khi, nguồn nước bị ô nhiễm ngày
càng nguy hiểm. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu làm đảo lộn việc "phân phối"
nguồn nước tự nhiên.
Trước tình trạng đó, chính phủ nhiều nước kêu gọi tiết kiệm nước, sử
dụng và khai thác nước hợp lý.
8
Ban tổ chức Tuần Nước Thế giới năm nay cảnh báo, do tác động của
dân số gia tăng và tăng trưởng kinh tế, nước đang ngày càng bị lạm dụng. Quá
trình đô thị hóa, hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và biến đổi khí hậu càng
ngày càng gây áp lực nặng nề lên khối lượng và chất lượng nguồn nước.
Theo Viện Nước quốc tế Xtốc-khôm (SIWI), cơ quan tổ chức sự kiện
này, tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang gia tăng ở mọi nơi trên Trái đất, với
trung bình mỗi ngày khoảng hai triệu tấn chất thải sinh hoạt bị đổ ra sông, hồ
và biển. Nghiêm trọng nhất là tại các nước đang phát triển, có đến 70% lượng
chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước,
khiến nguồn nước cho sinh hoạt con người bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tại một
số nước, có tới một nửa số bệnh nhân phải vào điều trị tại bệnh viện là do
không được tiếp cận những điều kiện vệ sinh phù hợp vì thiếu nước và các
bệnh liên quan đến nước. Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân
gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm.
Theo Viện Nước quốc tế Xtốc-khôm (SIWI), cơ quan tổ chức sự kiện
này, tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang gia tăng ở mọi nơi trên Trái đất, với
trung bình mỗi ngày khoảng hai triệu tấn chất thải sinh hoạt bị đổ ra sông, hồ
và biển. Nghiêm trọng nhất là tại các nước đang phát triển, có đến 70% lượng
chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước,
khiến nguồn nước cho sinh hoạt con người bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tại một
số nước, có tới một nửa số bệnh nhân phải vào điều trị tại bệnh viện là do
không được tiếp cận những điều kiện vệ sinh phù hợp vì thiếu nước và các
bệnh liên quan đến nước. Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân
gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm.
9
Theo Viện Nước quốc tế Xtốc-khôm (SIWI), cơ quan tổ chức sự kiện
này, tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang gia tăng ở mọi nơi trên Trái đất, với
trung bình mỗi ngày khoảng hai triệu tấn chất thải sinh hoạt bị đổ ra sông, hồ
và biển. Nghiêm trọng nhất là tại các nước đang phát triển, có đến 70% lượng
chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước,
khiến nguồn nước cho sinh hoạt con người bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tại một
số nước, có tới một nửa số bệnh nhân phải vào điều trị tại bệnh viện là do
không được tiếp cận những điều kiện vệ sinh phù hợp vì thiếu nước và các
bệnh liên quan đến nước. Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân
gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm.
Hình 2.1: Tiết kiệm nguồn nước là bảo vệ chính chúng ta
Tổ chức FAO cảnh báo, trong 15 năm tới sẽ có gần hai tỷ người phải
sống trong tình trạng bị thiếu nước.
10
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo về vấn đề này với nhan
đề "Giữ gìn nước cho tất cả mọi người", trong đó kêu gọi cộng đồng thế giới
quản lý tốt hơn các nguồn nước trước nguy cơ khan hiếm nước trên toàn cầu.
Báo cáo của WB nhấn mạnh, các nguồn nước phục vụ sinh hoạt của con
người và sản xuất nông nghiệp đang bị giảm nghiêm trọng. Hiện có một phần
sáu số dân thế giới không được tiếp cận nguồn nước sạch và 30% không được
tiếp cận các điều kiện vệ sinh cơ bản. (Theo báo Nhân Dân, Nguồn: website
của Cục Môi Trường).
2.2.2. Hiện trạng ô nhiễm nước sinh hoạt tại Việt Nam
2.2.2.1. Tình hình chung
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng
trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình
trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại.
Dân số gia tăng, sự phát triển kinh tế và biến đổi khí hậu khiến nguồn
nước sạch đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt.
Việt Nam hiện có khoảng 17,2 triệu người (tương đương 21,5% dân số)
đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoang, chưa được kiểm nghiệm
hay qua xử lý, theo thống kê của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường.
Điển hình như tỉnh Tiền Giang, chỉ tính riêng xã Hưng Thạnh đã có hơn 50%
dân cư vẫn phải dùng nước chưa được an toàn (nước giếng nhiễm phèn, nước
sông ngòi ô nhiễm, nước mưa…) cho sinh hoạt hàng ngày.
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số
gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ.
Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô
11
nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. ở các thành phố lớn, hàng trăm
cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có
công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là
rất nặng. Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột
giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ô xy sinh
hoá (BOD), nhu cầu ô xy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và
2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép.
Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như
Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương… nước thải sinh hoạt cũng
không được xử lý độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt
quá tiểu chuẩn cho phép (TCCP), các thông số chất lơ lửng (SS), BOD; COD;
Ôxy hoà tan (DO) đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần TCCP. Về tình trạng
ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay Việt
Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn
lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên
thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về
mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ
1.500-3.500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới
3800-12.500MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu.
Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên - Môi trường, trung bình
mỗi năm Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều
kiện vệ sinh kém. Cũng theo đánh giá tổng hợp của Bộ, hàng năm gần
200.000 người mắc bệnh ung thư mới phát hiện mà một trong những nguyên
12
nhân chính bắt nguồn từ ô nhiễm môi trường nước. Trên thực tế, một số địa
phương như xã Hưng Thạnh, Thạnh Tân (Tiền Giang), Duy Hòa (Quảng
Nam), các ca nhiễm ung thư, viêm nhiễm ở phụ nữ do sử dụng nguồn nước ô
nhiễm chiếm đến gần 40% dân cư toàn xã, có nơi lên đến 50%.
Hình 2.2: Nguồn nước đang bị ô nhiễm bởi ý thức kém của nhiều người
Việt Nam hiện thuộc nhóm quốc gia “thiếu nước” do lượng nước mặt
bình quân đầu người mỗi năm chỉ đạt 3.840m3, thấp hơn chỉ tiêu 4.000m3
một người mỗi năm của Hội Tài nguyên Nước quốc tế (IWRA). Đây được
xem là một nghịch lý đối với một quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc
như nước ta. Một kết quả điều tra xã hội học trong cư dân sinh sống trên lưu
vực các con sông tại Việt Nam, đến hơn 30% số người được hỏi về sự ô
nhiễm và cạn kiệt nguồn nước sạch đều chưa nhận thức được hết hậu quả
nghiêm trọng, dù tình trạng này thường xuyên tác động đến sức khỏe, đời
sống không chỉ riêng bản thân mà cả gia đình họ. Điều đó cho thấy, nhận thức
13
về tầm quan trọng của nước sạch, thực trạng khan hiếm nước sạch cũng như ý
thức bảo vệ nguồn tài nguyên nước của người Việt Nam chưa cao, đây cũng
chính là một trong các tác nhân làm nước sạch đã hiếm lại đang bị hoang phí
ở nhiều nơi.
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô
nhiễm môi trường nước: như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, quá trình biến đổi khí hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém,
lạc hậu: nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa cao… Đáng
chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận thức
của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách
nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ; chưa
thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp,
hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người cũng như sự phát
triển bền vững của đất nước. Các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường
nước còn thiếu (chẳng hạn như chưa có các quy định và quy trình kỹ thuật
phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ nguồn nước). Cơ chế phân công và
phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa phương chưa đồng bộ, còn
chồng chéo, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng. Chưa có chiến lược, quy
hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước theo lưu vực và các vùng
lãnh thổ lớn. Chưa có các quy định hợp lý trong việc đóng góp tài chính để
quản lý và bảo vệ môi trường nước, gây nên tình trạng thiếu hụt tài chính, thu
không đủ chi cho bảo vệ môi trường nước.
Ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường nước còn rất thấp (một số nước
ASEAN đã đầu tư ngân sách cho bảo vệ môi trường là 1% GDP, còn ở Việt Nam
14
mới chỉ đạt 0,1%). Các chương trình giáo dục cộng đồng về môi trường nói chung
và môi trường nước nói riêng còn quá ít. Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường nước
còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng (Hiện nay ở Việt Nam trung bình có
khoảng 3 cán bộ quản lý môi trường/1 triệu dân, trong khi đó ở một số nước
ASEAN trung bình là 70 người/1 triệu dân)
Chiến lược lâu dài là có thể cung cấp những nguồn nước uống an toàn
đã qua xử lý và cải thiện hệ thống vệ sinh. Chiến lược ngắn hạn là sử dụng
những phương pháp xử lý nước đơn giản tại hộ gia đình như lọc nước, đun sôi
nước bằng lượng nhiệt thừa từ nấu nướng. Việc xây dựng thói quen rửa tay
cũng có thể bảo vệ hàng triệu con người.
Bên cạnh đó, ngoài chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức, cũng
cần phải áp dụng những quy định nghiêm ngặt hơn đối với vấn đề kiểm soát ô
nhiễm, buộc tất cả mọi doanh nghiệp - từ quy mô nhỏ đến lớn phải đáp ứng
được những tiêu chuẩn tối thiểu. Xét cho cùng, nước sạch và không khí trong
lành là những điều thiết yếu để có được một cuộc sống khỏe mạnh.
Điều quan trọng nhất là Chính phủ cần đầu tư và xây dựng những dự án
nước sạch cũng như các công trình xử lý nước thải để hỗ trợ cho chiến dịch
này, thu hút người dân tham gia.
Đặc biệt, người dân cần được nâng cao nhận thức bằng các chiến dịch tuyên truyền
có giá trị thực tế. Nhờ đó, người dân có thể tiếp cận vấn đề một cách rõ ràng nhất, hiểu
được ích lợi của việc bảo vệ nguồn nước. Các trường phổ thông cũng nên có những
chương trình tuyên truyền về ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm nguồn nước nói
riêng để các bạn trẻ chung tay trong việc bảo vệ môi trường sống
2.2.2.2. Hiện trạng nguồn nước tại khu vực nghiên cứu.
15
Theo báo cáo hiện trạng môi trường của Sở Tài Nguyên và Môi
Trường tỉnh Thái Nguyên thì mẫu nước được lấy trên địa bàn huyện Đại Từ
năm 2010.
Bảng 2.1: Bảng kết quả phân tích mẫu nước dưới đất
trên địa bàn huyện Đại Từ năm 2010
STT Chỉ tiêu Phương
pháp
Đơn
vị
Lần 1 Lần 2 Lần
3
QCVN
09:2008
1 pH TCVN
6492-1999
-
5 6,25 5,8 5,5-8,5
2 Độ cứng
(tính theo
CaCO
3
)
TCVN
2672-78
mg/l 176,5 297,3 127,2 500
3 COD
(KMnO
4
)
TCVN618
0-1996
(ISO 7890-
1988)
mg/l 3,2 3,1 2,4 4
4 Amoni
(tính theo N)
TCVN
5988-1995
(ISO 5664-
1984)
mg/l <0,001 <0,001 0,018 0,1
5 Clorua
(Cl-)
TCVN
6194-1966
(ISO 9297-
1989)
mg/l 58,5 11 51,5 250
6 Florua
(F-)
TCVN
6195-1966
mg/l 0,183 0,664 0,196 1,0
16
STT Chỉ tiêu Phương
pháp
Đơn
vị
Lần 1 Lần 2 Lần
3
QCVN
09:2008
(ISO1035-
1-1992
7 Nitrat
(NO
3
-
)
(tính theo
N)
TCVN
6178-1996
(ISO 6777-
1984)
mg/l 3,2 2 6,5 15
8 Sunfat
(SO
4
)
TCVN
6200-1996
(ISO 9280-
1990)
mg/l 7,42 19,5 1,14 400
9 Phenol TCVN
6216-1996
(ISO 6439-
1990
mg/l <0,01 KPH <0,01 0,001
10 Asen(As) TCVN
6626-2000
(ISO11969
- 1996)
mg/l 0,006 <0,001 0,001 0,05
11 Cadimi
(Cd)
TCVN
6197-1996
(ISO 5961-
1994)
mg/l 0,0001 <0,000
1
0,004 0,005
12 Chì (Pb) TCVN
6193-1996
(ISO 8288-
1986)
mg/l 0,003 <0,000
5
0,006 0,01
17
STT Chỉ tiêu Phương
pháp
Đơn
vị
Lần 1 Lần 2 Lần
3
QCVN
09:2008
13 Crom VI TCVN
6222-1996
(ISO 9174-
1990)
mg/l <0,001 0,0294 <0,00
1
0,05
14 Kẽm (Zn) TCVN
6193-1996
(ISO 8288-
1986)
mg/l 0,5 1,5 1,1 3
15 Sắt (Fe) TCVN
6177-1996
(ISO 6332-
1988)
mg/l <0,005 1,023 0,04 5
16 E-coli TCVN
6187-1996
(ISO 9308-
1-1990)
mg/l KPH KPH KPH KPH
17 Coliform TCVN
6187-1-
1996
mg/l 22 6 40 3
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 2010)
Chú thích: + Lần 1: Kết quả phân tích tháng 10/2010
+ Lần 2: Kết quả phân tích tháng 12/2010
+ Lần 3: Kết quả phân tích tháng 2/2011
+ KPH: Không phát hiện
+ Kết quả chỉ đúng với mẫu phân tích
Nhìn chung, chất lượng nước tương đối tốt có thể phục vụ cho sinh
hoạt người dân tuy nhiên việc tận dụng nguồn tài nguyên này còn hạn chế.
18
Đối với các chỉ tiêu vượt quá tiêu chuẩn cho phép( coliform ) cần có các biện
pháp xử lý, khắc phục cho đạt tiêu chuẩn, tránh tạo ra các ảnh hưởng đến sức
khỏe của cộng đồng khi sử dụng.
Hiện nay, vẫn chưa có một nghiên cứu nào cụ thể về tình hình nguồn
nước xunh quanh khu vực khai thác than xã An Khánh .
19
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Nguồn nước sinh hoạt xung quanh khu vực khai thác than An Khánh -
Đại Từ - Thái Nguyên.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Tiến hành lấy mẫu tại xóm Tân Bình, Thác Vạng, Ngò, Sòng.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Đại Từ - Thái Nguyên.
- Thời gian thực hiện: Từ 01/2014 đến 04/2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội xã An Khánh - Đại Từ - Thái Nguyên.
- Hiện trạng sử dụng nước ăn uống, sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá hàm lượng các chất ô nhiễm có trong nguồn nước qua việc
khảo sát và phân tích tại địa bàn.
- Nhận xét hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân ở xã
An Khánh.
- Một số phương pháp làm giảm nông độ chất gây ô nhiễm có trong
nguồn nước sinh hoạt.
- Đề xuất phương án xử lý nước sinh hoạt.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp
20
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
- Tài liệu về thình hình khai thác và sử dụng nước sinh hoạt trên địa
bàn xã An Khánh - Đại Từ - Thái Nguyên.
- Tài liệu về công tác quản lý chất lượng môi trường trên địa bàn
nghiên cứu.
- Tài liệu về các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, quản lý tài
nguyên nước, TCVN, QCVN và các tài liệu có liên quan.
3.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Các xóm được tiến hành điều tra:
- Xóm Ngò
- Xóm Sòng
- Xóm Tân Bình
- Xóm Thác Vạng
3.4.3. Phương pháp khảo sát và lấy mẫu tại hiện trường
Thực hiện lấy mẫu nước giếng trên 4 xóm: Xóm Ngò, Tân Bình, Sòng,
Thác Vạng thuộc địa bàn xã An Khánh.
Trước khi lấy mẫu dụng cụ phải được tráng sạch bằng chính nước cần lấy.
Lấy mẫu: Bơm nước thẳng vào chai đựng cho trào ra ngoài 2-3 lần thể
tích để tráng chai. Nước lấy đầy chai, đậy nắp, ghi rõ biên bản lấy mẫu.
3.4.4. Phương pháp chuyên gia
Lấy ý kiến tham khảo từ những nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh
vực có liên quan như Cán bộ tại cơ sở thực tập, cán bộ môi trường phụ trách
khu vực nghiên cứu.
3.4.5. Phương pháp so sánh và dự báo dựa trên số liệu thu thập được
21
Qua những số liệu phân tích đưa ra dự báo về tình hình ô nhiễm trên
địa bàn nghiên cứu trong thời gian sắp tới. Đồng thời so sánh các kết quả với
QCVN để biết được mức độ ô nhiễm của nguồn nước sinh hoạt khu vực
nghiên cứu.
3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả thu thập được thống kê thành các bảng, sơ đồ, hiệu chỉnh hợp lý
và đưa vào báo cáo chủ yếu sử dụng 2 phần mềm Microsoft và Microsoft Excel.
3.4.7. Nghiên cứu các văn bản pháp luật
Quá trình nghiên cứu các luật, nghị định,các văn bản pháp luaatjcos
lien quan là cơ sở pháp lý, tạo tiền đề cho quá trình làm khóa luận, giúp cho
các thao tác, các công việc trong quá trình thực hiện được đúng theo quy định,
làm tăng độ chính xác.
Dựa vào các quy định trong các văn bản pháp luật, pháp quy của Nhà
nước (Luật Bảo vệ Môi Trường 2005, Quy chuẩn Môi trường, Tiêu chuẩn
Môi trường và các văn bản khác…) làm tiêu chí đánh giá mức độ ô nhiễm
nguồn nước của xã An Khánh.
22
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội xã An Khánh -Đại Từ - Thái Nguyên
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị Trí địa lý
Xã An Khánh là một xã miền núi nằm ở phía Đông nam huyện Đại Từ,
có tổng diện tích tự nhiên 1,446.03ha, chiếm 12% diện tích toàn huyện.
+ Phía Bắc giáp Cổ Lũng - huyện Phú Lương;
+ Phía Đông Giáp xã Phúc Hà - Thành phố Thái Nguyên;
+ Phía Tây giáp xã Phúc Xuân, xã Quyết Thắng - Thành phố Thái Nguyên;
+ Phía Nam giáp xã Cù Vân - huyện Đại Từ.
Xã cách trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa huyện 16Km, cách
Thành phố Thái Nguyên 13Km, cách Hà Nội 100Km, có đường quốc lộ 3
chạy dọc theo chiều dài của xã , là khu cụm công nghiệp số 1 của huyện
Đại Từ, Thái Nguyên. Đường quốc lộ 3 chạy qua 6 xóm, đây là điều kiện
thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế với các xã, phường, huyện trong
tỉnh.
4.1.1.2. Địa hình
Xã An Khánh nằm ở phía đông nam của huyện Đại Từ. Địa hình phức
phức tạp, có nhiều rừng núi, xã có 2 con suối lớn chảy qua cắt ngang xã thành
2 khu vực và các khe nhỏ chảy đổ dồn ra 2 con suối và mùa mưa lũ lớn nước
to chia cắt 2 miền rõ rệt làm cho giao thông bị ngừng trệ.
4.1.1.3. Khí hậu
23
Xã An Khánh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Thời tiết chia làm
4 mùa, nhưng chủ yếu là 2 mùa chính là mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung
bình trong năm từ 22
0
C - 24
0
C. Về thủy văn với các suối chảy qua địa bàn từ
phía Đông xuống phía Bắc nam sang và một số con suối nhỏ và ao hồ tạo nên
hệ thống thủy văn của toàn xã.
4.1.1.4. Tài nguyên đất
Đất đai của xã tương đối màu mỡ chủ yếu là đất đồi thoải và 1 số ít đất
bằng phù hợp với sự phát triển nông nghiệp, trồng cây lương thực, cây ăn quả
lâu năm và cây trồng hàng năm.
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai xã An Khánh qua 3 năm 2008-2010
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh
Số
lượng
(ha)
Cơ
cấu
%
Số
lượng
(ha
Cơ
cấu
%
Số
lượng
(ha
Cơ
cấu
%
09/08
%
10/09
%
Tổng DT đất tự nhiên 1446,03 100 1.380,29 100 1.380,29 100 95 100
1. Đất nông nghiệp 1.266,56 87,5 1.231,42 89,21 1.231,42 89.21 97 100
2. Đất phi nông nghiệp 158,90 11,0 142,07 10,3 142,07 10,3 89 100
3. Đất chưa sử dụng 20,57 1,5 6,8 0,49 6,8 0,49 33 100
(Nguồn: Văn phòng - thống kê xã An Khánh)
Diện tích đất giảm 20,57ha là do trong năm 2008 theo chủ trương đầu
tư của tỉnh đưa nhà máy xi măng quan triều vào snar xuất tại địa phương xá
đã giả phóng mặt bằng cho nhà máy với diện tích như trên.
Tổng diện tích đất tự nhiên năm 2008 là 1446,03ha, năm 2009 giảm
xuống còn 1,308,29ha giảm 65,74ha là do giải phóng mặt bằng cắt đất cho dự
án nhà máy nhiệt điện An Khánh 62ha và 3,74 ha sử dụng vào hành lang
đường trục xã, năm 2010 diện tích đất tự nhiên vẫn ổn định.
Đất nông nghiệp năm 2008 là 1.266,56ha đến năm 2009 giảm xuống
còn 1.231,42ha giảm 35,14ha là do sử dụng vào giải phóng mặt bằng dự án
24