Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

thiết kế hệ thống xử lý nước thải trang trại chăn nuôi heo công ty tnhh mtv sản xuất thương mại chăn nuôi kim hợi, công suất 300 m3 ngày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.59 MB, 136 trang )

Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trang trại chăn nuôi heo Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại chăn nuôi
Kim Hợi công suất 300 m3/ngày đêm.

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU................................................................................................... 12
1.1 Đặt vấn đề.......................................................................................................... 12
1.2 Mục đích của đồ án............................................................................................12
1.3 Nội dung thực hiện............................................................................................ 12
1.4 Phương pháp thực hiện......................................................................................13
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO KIM HỢI..........14
2.1 Mô tả tóm tắt trang trại......................................................................................14
2.1.1 Vị trí trang trại.........................................................................................14
2.1.2 Mục tiêu trang trại...................................................................................15
2.1.3 Tổ chức quản lý và thực hiện trang trại..................................................16
2.2 Điều kiện môi trường tự nhiên khu vực thực hiện trang trại............................ 16
2.2.1 Điều kiện về địa lý, địa chất................................................................... 16
2.2.1.1 Điều kiện địa lý............................................................................ 16
2.2.1.2 Điều kiện địa chất, thổ nhưỡng.................................................... 16
2.2.2 Điều kiện về khí hậu, khí tượng............................................................. 16
2.2.2.1 Nhiệt độ không khí....................................................................... 16
2.2.2.2 Chế độ mưa...................................................................................17
2.2.2.3 Độ ẩm không khí.......................................................................... 18
2.2.3 Điều kiện thủy văn/hải văn..................................................................... 19
2.2.3.1 Nguồn nước mặt........................................................................... 19
2.2.3.2 Nguồn nước ngầm........................................................................ 19
2.2.4 Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí19
2.2.4.1 Chất lượng không khí...................................................................19
2.2.4.2 Chất lượng nước ngầm................................................................. 19
2.2.4.3 Chất lượng môi trường đất........................................................... 20
2.2.5 Hiện trạng tài nguyên sinh học............................................................... 20


2.2.5.1 Hệ sinh thái trên cạn.....................................................................20
2.2.5.2 Hệ sinh thái dưới nước................................................................. 20
2.3 Quy trình chăn nuôi heo.................................................................................... 20
2.3.1 Quy trình chăn nuôi heo nái....................................................................20
2.3.2 Quy trình chăn nuôi heo hậu bị...............................................................22
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phượng - MSSV: 0450020455

3


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trang trại chăn nuôi heo Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại chăn nuôi
Kim Hợi công suất 300 m3/ngày đêm.

2.4 Nhu cầu sử dụng nước của trang trại................................................................ 22
2.5 Nguồn gốc phát sinh chất thải........................................................................... 24
2.5.1 Bụi, khí thải.............................................................................................24
2.5.1.1 Bụi, khí thải phát ra từ các phương tiện vận tải ra vào trang trại 24
2.5.1.2 Bụi và khí thải máy phát điện dự phòng...................................... 24
2.5.1.3 Khí thải từ lò đốt nhau thai và xác heo........................................ 24
2.5.1.4 Khí thải từ hầm biogas................................................................. 24
2.5.1.5 Quá trình xuất nhập cám.............................................................. 24
2.5.2 Mùi.......................................................................................................... 24
2.5.3 Chất thải rắn và chất thải nguy hại......................................................... 24
2.5.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt..................................................................24
2.5.3.2 Chất thải rắn không nguy hại....................................................... 25
2.5.3.3 Chất thải rắn nguy hại.................................................................. 25
2.5.4 Nước thải.................................................................................................26
2.5.4.1 Nước thải từ quá trình chăn nuôi................................................. 26

2.5.4.2 Nước thải sinh hoạt của công nhân.............................................. 26
2.5.4.3 Nước mưa chảy tràn..................................................................... 26
2.6 Tác động của nước thải chăn nuôi heo đến môi trường....................................26
2.6.1 Ô nhiễm môi trường nước...................................................................... 26
2.6.2 Ô nhiễm môi trường không khí.............................................................. 26
2.6.3 Ô nhiễm môi trường đất..........................................................................26
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN
NUÔI HEO......................................................................................................................28
3.1 Thành phần, tính chất của nước thải chăn nuôi................................................ 28
3.1.1 Các chất hữu cơ và vô cơ........................................................................28
3.1.2 N và P...................................................................................................... 28
3.1.3 Vi sinh vật gây bệnh................................................................................28
3.1.4 Phân và nước tiểu gia súc....................................................................... 28
3.2 Các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo............................................. 28
3.2.1 Phương pháp xử lý cơ học...................................................................... 28
3.2.1.1 Song chắn rác............................................................................... 29
3.2.1.2 Lưới lọc.........................................................................................29
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phượng - MSSV: 0450020455

4


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trang trại chăn nuôi heo Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại chăn nuôi
Kim Hợi công suất 300 m3/ngày đêm.

3.2.1.3 Bể lắng cát.................................................................................... 29
3.2.1.4 Bể điều hòa................................................................................... 29
3.2.1.5 Bể lắng.......................................................................................... 29

3.2.1.6 Bể vớt dầu mỡ.............................................................................. 29
3.2.1.7 Bể lọc............................................................................................ 30
3.2.2 Phương pháp xử lý hóa lý....................................................................... 30
3.2.2.1 Keo tụ - tạo bông.......................................................................... 30
3.2.2.2 Tuyển nổi...................................................................................... 30
3.2.2.3 Hấp phụ.........................................................................................31
3.2.2.4 Khử trùng......................................................................................31
3.2.3 Phương pháp xử lý sinh học................................................................... 32
3.2.3.1 Các hệ thống xử lý nhân tạo bằng phương pháp sinh học...........32
3.2.3.2 Các hệ thống xử lý tự nhiên bằng phương pháp sinh học........... 34
3.2.3.3 Ứng dụng thực vật nước để xử lý nước thải................................ 36
3.2.3.4 Ứng dụng lục bình để xử lý nước thải......................................... 37
3.3 Hiện trạng xử lý nước thải chăn nuôi................................................................38
3.3.1 Đối với quy mô hộ gia đình.................................................................... 39
3.3.2 Đối với cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ......................................................39
3.3.3 Đối với cơ sở chăn nuôi quy mô vừa và lớn.......................................... 40
CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT, LỰA CHỌN CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ........................... 41
4.1 Thành phần và tính chất nước thải tại trang trại Kim Hợi................................41
4.2 Cơ sở lựa chọn...................................................................................................41
4.3 Đề xuất các phương án xử lý nước thải của trang trại......................................41
4.4 Lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp...................................................................44
4.4.1 So sánh giữa bể Aerotank và SBR..........................................................44
4.4.2 Lựa chọn phương án xử lý......................................................................45
4.5 Thuyết minh công nghệ xử lý lựa chọn (Phương án 2).................................... 45
CHƯƠNG 5 TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ........................................... 48
5.1 Lưu lượng tính toán........................................................................................... 48
5.2 Song chắn rác.....................................................................................................51
5.2.1 Nhiệm vụ................................................................................................. 51
5.2.2 Tính toán................................................................................................. 51
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phượng - MSSV: 0450020455

5


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trang trại chăn nuôi heo Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại chăn nuôi
Kim Hợi công suất 300 m3/ngày đêm.

5.3 Bể thu gom.........................................................................................................55
5.3.1 Nhiệm vụ................................................................................................. 55
5.3.2 Tính toán................................................................................................. 55
5.4 Bể điều hòa........................................................................................................ 57
5.4.1 Nhiệm vụ................................................................................................. 57
5.4.2 Tính toán................................................................................................. 57
5.5 Bể lắng đợt 1 (lắng đứng)..................................................................................62
5.5.1 Nhiệm vụ................................................................................................. 62
5.5.2 Tính toán................................................................................................. 62
5.6 Bể UASB........................................................................................................... 67
5.6.1 Nhiệm vụ................................................................................................. 67
5.6.2 Tính toán................................................................................................. 67
5.7 Bể Anoxic.......................................................................................................... 77
5.7.1 Nhệm vụ.................................................................................................. 77
5.7.2 Tính toán................................................................................................. 77
5.8 Bể Aerotank....................................................................................................... 83
5.8.1 Nhiệm vụ................................................................................................. 83
5.8.2 Tính toán................................................................................................. 84
5.9 Bể lắng đợt 2 (lắng đứng)..................................................................................90
5.9.1 Nhiệm vụ................................................................................................. 90
5.9.2 Tính toán................................................................................................. 90

5.10 Bể khử trùng.................................................................................................... 95
5.10.1 Nhiệm vụ...............................................................................................95
5.10.2 Tính toán............................................................................................... 95
5.11 Bể chứa bùn..................................................................................................... 97
5.11.1 Nhiệm vụ............................................................................................... 97
5.11.2 Tính toán................................................................................................97
5.12 Bể nén bùn....................................................................................................... 99
5.12.1 Nhiệm vụ...............................................................................................99
5.12.2 Tính toán............................................................................................... 99
5.13 Máy ép bùn.................................................................................................... 103
5.13.1 Nhiệm vụ.............................................................................................103
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phượng - MSSV: 0450020455

6


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trang trại chăn nuôi heo Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại chăn nuôi
Kim Hợi công suất 300 m3/ngày đêm.

5.13.2 Tính toán............................................................................................. 103
CHƯƠNG 6 DỰ TOÁN KINH PHÍ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI.................. 105
6.1 Dự toán kinh phí đầu tư...................................................................................105
6.1.1 Dự toán chi phí xây dựng..................................................................... 105
6.1.2 Dự toán chi phí phần thiết bị................................................................ 106
6.2 Tính toán chi phí vận hành hệ thống............................................................... 110
6.2.1 Chi phí nhân công................................................................................. 110
6.2.2 Chi phí sửa chữa và bảo dưỡng............................................................ 110
6.2.3 Chi phí hóa chất.................................................................................... 110

6.2.4 Chi phí khấu hao................................................................................... 111
6.2.5 Chi phí xử lý 1m3 nước thải.................................................................. 111
CHƯƠNG 7 TỔ CHỨC VẬN HÀNH......................................................................... 112
7.1 Tổ chức vận hành.............................................................................................112
7.1.1. Chạy thử............................................................................................... 112
7.1.2 Vận hành hằng ngày..............................................................................112
7.2 Nguyên nhân và biện pháp khắc phục sự cố trong vận hành hệ thống xử lý. 112
7.2.1 Đối với thiết bị...................................................................................... 112
7.2.2 Đối với bể..............................................................................................115
7.3 Tổ chức quản lý và kĩ thuật an toàn................................................................ 118
7.3.1 Tổ chức quản lý.....................................................................................118
7.3.2 Kĩ thuật an toàn..................................................................................... 118
7.3.3 Bảo trì.................................................................................................... 119
CHƯƠNG 8 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................120
8.1 Kết luận............................................................................................................120
8.2 Kiến nghị......................................................................................................... 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 121
PHỤ LỤC......................................................................................................................122

GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phượng - MSSV: 0450020455

7


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trang trại chăn nuôi heo Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại chăn nuôi
Kim Hợi công suất 300 m3/ngày đêm.

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty............................................................................... 16
Hình 2.2 Quy trình chăn nuôi heo nái của Công ty TNHH MTV SX TM Chăn nuôi
Kim Hợi...........................................................................................................................21
Hình 2.3 Quy trình chăn nuôi heo hậu bị....................................................................... 22
Hình 3.1 Quy trình xử lý chất thải chăn nuôi heo quy mô hộ gia đình 1...................... 39
Hình 3.2 Quy trình xử lý chất thải chăn nuôi heo quy mô hộ gia đình 2...................... 39
Hình 3.3 Quy trình xử lý chất thải chăn nuôi heo đối với cơ sở chăn nuôi nhỏ............40
Hình 3.4 Quy trình xử lý chất thải chăn nuôi heo đối với cơ sở vừa và lớn 1...............40
Hình 3.5 Quy trình xử lý chất thải chăn nuôi heo đối với cơ sở vừa và lớn 2...............40
Hình 4.1 Đề xuất công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo theo phương án 1............ 42
Hình 4.2 Đề xuất công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo theo phương án 2............ 43
Hình 5.1 Sơ đồ xử lý Nitơ...............................................................................................77

GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phượng - MSSV: 0450020455

8


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trang trại chăn nuôi heo Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại chăn nuôi
Kim Hợi công suất 300 m3/ngày đêm.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tọa độ vị trí trang trại......................................................................................14
Bảng 2.2 Thống kế nhiệt độ theo từng năm................................................................... 17
Bảng 2.3 Thống kê lượng mưa của các tháng trong năm...............................................17
Bảng 2.4 Độ ẩm không khí trung bình những tháng trong các năm.............................. 18
Bảng 2.5 Nhu cầu sử dụng nước cho heo toàn trại.........................................................23
Bảng 2.6 Đối tượng, phạm vi mức độ chịu tác động từ nước thải.................................27

Bảng 3.1 Vai trò của các bộ phận của thực vật nước trong hệ thống xử lý (Chongrak
Polparsert, 1997)............................................................................................................. 37
Bảng 4.1 Thông số nước thải đầu vào của trang trại chăn nuôi heo Kim Hợi...............41
Bảng 4.2 So sánh giữa bể Aerotank và SBR.................................................................. 44
Bảng 5.1 Hệ số không điều hòa chung........................................................................... 48
Bảng 5.2 Hiệu suất xử lý từng bể................................................................................... 48
Bảng 5.3 Thông số thiết kế Song chắn rác..................................................................... 54
Bảng 5.4 Thông số thiết kế Hố thu gom.........................................................................56
Bảng 5.5 Các dạng khuấy trộn ở bể điều hòa.................................................................58
Bảng 5.6 Thông số thiết kế Bể điều hòa.........................................................................61
Bảng 5.7 Thông số thiết kế bể lắng đứng đợt 1..............................................................66
Bảng 5.8 Tải trọng thể tích hữu cơ của bể UASB bùn hạt và bùn bông ở các hàm lượng
COD vào và tỉ lệ chất không tan khác nhau................................................................... 68
Bảng 5.9 Thông số thiết kế bể UASB.............................................................................76
Bảng 5.10 Thông số động học của hệ vi sinh dị dưỡng và tự dưỡng.............................78
Bảng 5.11 Thông số thiết kế bể Anoxic..........................................................................83
Bảng 5.12 Thông số thiết kế bể Aerotank...................................................................... 89
Bảng 5.13 Thông số thiết kế bể lắng 2........................................................................... 94
Bảng 5.14 Thông số thiết kế bể khử trùng......................................................................96
Bảng 5.15 Thông số thiết kế bể chứa bùn...................................................................... 98
Bảng 5.16 Thông số thiết kế bể nén bùn...................................................................... 102
Bảng 5.17 Thông số thiết kế máy ép bùn..................................................................... 104
Bảng 6.1 Chi phí xây dựng........................................................................................... 105
Bảng 6.2 Chi phí thiết bị............................................................................................... 106
Bảng 7.1 Các sự cố máy móc thiết bị thường gặp........................................................113
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phượng - MSSV: 0450020455

9



Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trang trại chăn nuôi heo Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại chăn nuôi
Kim Hợi công suất 300 m3/ngày đêm.

Bảng 7.2 Những sự cố thường gặp và cách khắc phục................................................ 115

GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phượng - MSSV: 0450020455

10


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trang trại chăn nuôi heo Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại chăn nuôi
Kim Hợi công suất 300 m3/ngày đêm.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD

(Biochemical oxygen demand): Nhu cầu oxy sinh hoá

CBOD

(Cacbonaceous biochemical oxygen demand): Nhu cầu oxy sinh hoá
để khử hợp chất hữu cơ chứa carbon.

COD

(Chemical oxygen demand): Nhu cầu oxy hoá học


DO

(Dissolved oxygen): Hàm lượng Oxy hoà tan

F/M

Tỷ lệ thức ăn trên vi sinh vật

MLSS

(Mixed liquor suspended solids): Nồng độ bùn hoạt tính tính theo SS

MLVSS

(Mixed liquor volatile spended solids): Nồng độ bùn hoạt tính tính
theo VSS.

NBOD

(Nitrogenous oxygen demand): Nhu cầu oxy sinh hoá để khử hợp
chất hữu cơ chứa nitơ.

SS

(Suspended solids) :Chất rắn lơ lửng

TSS

(Total suspended solids): Chất rắn lơ lửng tổng cộng


SVI

(Sludge volume index): Chỉ số bùn - thể tích 1 g bùn chiếm chỗ ở trạng
thái lắng.

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXD

Tiêu chuẩn xây dựng

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

UASB

(Upflow anaerobic sludge blanket): Bể phân huỷ kỵ khí tầng lơ lửng
ngược dòng

VSS

(Volatile suspended solids): Chất rắn lơ lửng có khả năng hoá hơi

XLNT

Xử lý nước thải


GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phượng - MSSV: 0450020455

11


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trang trại chăn nuôi heo Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại chăn nuôi
Kim Hợi công suất 300 m3/ngày đêm.

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Từ ngàn năm nay cuộc sống của người nông dân Việt Nam gắn liền với cây lúa và
chăn nuôi gia súc. Chăn nuôi heo không chỉ cung cấp phần lớn thịt tiêu thụ hằng ngày,
là nguồn cung cấp phân hữu cơ cho cây trồng, mà còn tận dụng thức ăn và thu hút lao
động dư thừa trong nông nghiệp. Với những đặc tính riêng như tăng trọng nhanh, vòng
đời ngắn, chăn nuôi heo luôn được quan tâm và nó trở thành con vật không thể thiếu
được của cuộc sống hằng ngày trong hầu hết các gia đình nông dân. Trong những năm
gần đây, đời sống của nhân dân ta không ngừng được cải thiện và nâng cao, nhu cầu
tiêu thụ thịt, trong đó chủ yếu là thịt heo, ngày một tăng cả về số lượng và chất lượng
đã thúc đẩy ngành chăn nuôi heo bước sang bước phát triển mới. Hiện nay, trên cả
nước ta đã xây dựng nhiều mô hình trang trại chăn nuôi heo với quy mô lớn, chủ yếu
phân bố tại 5 vùng trọng điểm là: Mộc Châu (Sơn La), Hà Nội và các vùng phụ cận,
khu vực TP.HCM và các tỉnh xung quanh, Lâm Đồng và một số tỉnh duyên hải miền
Trung.
Bên cạnh những mặt tích cực, vấn đề môi trường do ngành chăn nuôi gây ra đang
được dư luận và các nhà làm công tác môi trường quan tâm. Ở các nước có nền chăn
nuôi phát triển mạnh như Hà Lan, Anh, Mỹ, Hàn Quốc,... thì đây là một trong những

nguồn gây ô nhiễm lớn nhất. Ở Việt Nam, khía cạnh môi trường của ngành chăn nuôi
chỉ được quan tâm trong vài năm trở lại đây, khi tốc độ phát triển chăn nuôi ngày càng
tăng, lượng chất thải do chăn nuôi đưa vào môi trường ngày càng nhiều, đe dọa đến
môi trường đất, nước, không khí xung quanh một cách nghiêm trọng. Vì vậy, việc thiết
kế hệ thống xử lý nước thải cho các trại chăn nuôi heo là hoạt động cần thiết.
1.2 Mục đích của đồ án
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trang trại chăn nuôi heo Công ty TNHH MTV
sản xuất thương mại chăn nuôi Kim Hợi có công suất 300 m3/ngđ, chất lượng nước sau
xử lí đạt loại B (theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT).
1.3 Nội dung thực hiện
 Giới thiệu về trang trại chăn nuôi heo Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại
chăn nuôi Kim Hợi.
 Tổng quan về thành phần, tính chất và đặc trưng nước thải chăn nuôi heo.
 Tìm hiểu các phương pháp và công nghệ xử lý nước thải cho trang trại.
 Đề xuất 02 phương án xử lý nước thải cho trang trại trên từ đó phân tích lựa chọn
công nghệ cho thích hợp.
 Tính toán các công trình đơn vị theo phương án đề xuất.
 Khái toán chi phí hệ thống xử lí nước thải.
 Xây dựng phương án vận hành và bảo trì.

GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phượng - MSSV: 0450020455

12


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trang trại chăn nuôi heo Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại chăn nuôi
Kim Hợi công suất 300 m3/ngày đêm.


 Bố trí mặt bằng và vẽ mặt bằng tông thể, măt cắt công nghệ, và 3 công trình đơn vị
trạm xử lí theo phương án đã chọn.
1.4 Phương pháp thực hiện
 Phương pháp thu thập số liệu: Tìm hiểu thành phần, tính chất nước thải và các số
liệu cần thiết khác.
 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu những công nghệ xử lý nước thải
chăn nuôi heo.
 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: Thống kê, tổng hợp số liệu và phân
tích để đưa ra công nghệ xử lý phù hợp.
 Phương pháp tính toán: Sử dụng công thức toán học để tính toán các công trình
đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải.
 Phương pháp đồ họa: Dùng phần mềm Autocard để mô tả kiến trúc công nghệ xử
lý nước thải.

GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phượng - MSSV: 0450020455

13


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trang trại chăn nuôi heo Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại chăn nuôi
Kim Hợi công suất 300 m3/ngày đêm.

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO KIM HỢI
2.1 Mô tả tóm tắt trang trại
- Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH MTV SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI CHĂN NUÔI
KIM HỢI
- Trụ sở chính: 25 Hà Huy Tập, khu phố Phú Tân, phường Tân Phú, thị xã Đồng Xoài,

tỉnh Bình Phước.
- Đại diện: Ông Trần Quang Tuấn. - Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại: 091 394 2666
- Địa điểm thực hiện trang trại: Ấp Tân Phú, xã Phú Thuận, huyện Đồng Phú, tỉnh
Bình Phước
- Loại hình doanh nghiệm: Công ty TNHH Một thành viên
- Ngành nghề kinh doanh: chăn nuôi lợn, trồng cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản nội địa,
kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc quyền sở hữu, chủ sử dụng, hoặc
cho thuê (chi tiết: cho thuê trang trại).
2.1.1 Vị trí trang trại
Trang trại được xây dựng trên khu đất thuộc địa bàn ấp Tân Phú, xã Thuận Phú,
huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, nằm trên tuyến đường vào ấp Tân Phú, xã Thuận
Phú, cách thị xã Đồng Xoài khoảng 15km.
Hiện trạng: khu vực thực hiện trang trại nằm trong khu vực đất trồng cây lâu năm
(cao su 10 năm tuổi).
Diện tích xây dựng: 256 421 m2
Vị trí tiếp giáp:
- Phía Đông giáp: nông trường cao su Tân Thành
- Phía Tây giáp: nông trường cao su Tân Thành
- Phía Nam giáp: nông trường cao su Tân Thành
- Phía Bắc giáp: đường đất
Bảng 2.1 Tọa độ vị trí trang trại
Điểm

Tọa độ hệ VN 2000 Bình Phước, múi 3 độ
X (m)

Y (m)

1


0561490

01279609

2

0561392

01279645

GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phượng - MSSV: 0450020455

14


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trang trại chăn nuôi heo Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại chăn nuôi
Kim Hợi công suất 300 m3/ngày đêm.

3

0561310

01279591

4

0561457


01279327

5

0561342

01279654

6

0561368

01279587

 Các đối tượng xung quanh trang trại
- Dân cư: trong bán kính 300m không có dân cư sinh sống.
- Gần khu vực trang trại không có vườn quốc gia, khu bảo tồn, di tích, những vùng
nhạy cảm môi trường.
- Mô tả chi tiết đường đi vào trang trại: đường đi vào trang trại là đường đất, do xã
quản lý. Đường vào trang trại có chiều rộng 6m.
- Những thuận lợi khi thực hiện trang trại: tình hình phát triển của tỉnh Bình Phước,
được tỉnh đồng ý phê duyệt, khu vực trang trại không nằm trong khu dân cư, thuận lợi
cho việc xây dựng và giai đoạn hoạt động.
- Khu đất thuộc quy hoạch đất trồng cây lâu năm, trang trại đã đăng ký nhu cầu sử
dụng vào kế hoạch sử dụng đất 2016 của huyện Đồng Phú, đã được UBND tỉnh Bình
Phước chấp thuận chủ trương cho Công ty TNHH Một thành viên Sản xuất Thương
mại Chăn nuôi Kim Hợi thuê đất để xây dựng Trang trại chăn nuôi 1200 heo nái sinh
sản và 12000 heo hậu bị theo công văn số 2818/QĐ-UBND ngày 01/11/2016 của
UBND tỉnh Bình Phước.

2.1.2 Mục tiêu trang trại
Chăn nuôi heo không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho tiêu dùng
trong nước, mà sản pẩm thịt heo còn là nguồn thực phẩm xuất khẩu có giá trị. Với ý
nghĩa kinh tế trên, ngành chăn nuôi heo ở nước ta đã sớm phát triển ở khắp mọi vùng
nông thôn với phương thức chăn nuôi gia đình là chủ yếu, nguồn thức ăn chăn nuôi
không ổn định và không đòi hỏi đầu tư nhiều. Khi chăn nuôi heo chuyển sang phương
thức chăn nuôi tập trung và chăn nuôi theo phương thức thâm canh đầu tư lớn để đẩy
nhanh hiệu suất tăng trọng thì giống heo nuôi được thay dần bằng giống các loại heo
lai kinh tế, lai ngoại với đặc tính sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn cao và chất lượng
thức ăn phải ổn định và sử dụng thức ăn tổng hợp chế biến sẵn.
Trang trại được triển khai với mục tiêu giúp người chăn nuôi có được nguồn cung
cấp con giống bảo đảm chất lượng, an toàn về dịch bệnh và từng bước tạo thành vùng
chăn nuôi heo nái sinh sản để chủ động cung ứng con giống cho các hộ dân chăn nuôi
heo thiệt trên địa bàn huyện Đồng Phú.
Ngoài ra trang trại đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi heo còn giúp tạo công ăn
việc làm và giúp tăng thu nhập cho người dân địa phương sống quanh khu vực trang
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phượng - MSSV: 0450020455

15


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trang trại chăn nuôi heo Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại chăn nuôi
Kim Hợi công suất 300 m3/ngày đêm.

trại.
2.1.3 Tổ chức quản lý và thực hiện trang trại
Sơ đồ tổ chức của Công ty
Quản đốc trại chăn nuôi


Phó quản đốc trại chăn nuôi

Phòng sản xuất

Quản lý

Kế toán

Phòng sản xuất

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty.
Công ty TNHH Một thành viên Sản xuất Thương mại Chăn nuôi Kim Hợi chịu trách
nhiệm trực tiếp tổ chức quản lý và thực hiện trang trại.
2.2 Điều kiện môi trường tự nhiên khu vực thực hiện trang trại
2.2.1 Điều kiện về địa lý, địa chất
2.2.1.1 Điều kiện địa lý
Thuận Phú là một xã thuộc huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, Việt Nam.
Xã Thuận Phú có diện tích 87.35 km2, dân số năm 2014 là 10253 người, mật dộ dân số
đạt 117 người/km2. Trang trại được tiến hành tại ấp Tân Phú, xã Thuận Phú, huyện
Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
2.2.1.2 Điều kiện địa chất, thổ nhưỡng
Trên địa bàn Đồng Phú có 2 loại mẫu đá mẹ tạo đất là mẫu chất phù sa cổ và đá
mẹ bazan. Riêng địa bàn xã Thuận Phú cũng có 2 loại mẫu chất là mẫu phù sa cổ và đá
mẹ bazan.
2.2.2 Điều kiện về khí hậu, khí tượng
Khí hậu thị xã Thuận Phú mang tính chất đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mù cận
xích đạo, có nền nhiệt độ cao đều quanh năm, ít ảnh hưởng gió bão và không có mùa
đông giá lạnh. Khí hậu thời tiết khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thích hợp
cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

2.2.2.1 Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ trung bình của khu vực trong 2015 khoảng 27.50C/năm. Tổng giờ nắng
trong năm trung bình 2969 giờ.
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phượng - MSSV: 0450020455

16


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trang trại chăn nuôi heo Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại chăn nuôi
Kim Hợi công suất 300 m3/ngày đêm.

Bảng 2.2 Thống kế nhiệt độ theo từng năm
Bình quân năm 2010

2011

2012

2013

2014

2015

Trung bình

26.7


27.2

27.2

27.0

27.5

27.3

Tháng 1

26.1

25.6

26.5

26.2

24.7

25.1

Tháng 2

27.6

26.6


27.1

27.9

26.1

26.0

Tháng 3

28.7

26.9

28.5

28.7

28.5

28.1

Tháng 4

29.1

27.8

27.9


29.1

28.2

29.3

Tháng 5

29.8

27.8

28.1

28.4

28.9

29.3

Tháng 6

27.2

27.1

27.4

27.5


27.2

27.9

Tháng 7

27.1

26.6

26.7

27.0

26.4

27.3

Tháng 8

26.7

26.9

27.4

26.8

27.2


27.6

Tháng 9

27.1

26.1

26.0

26.5

26.6

27.3

Tháng 10

26.2

26.4

27.0

27.0

26.8

27.4


Tháng 11

26.1

26.7

27.1

26.7

27.0

27.4

Tháng 12

25.7

25.5

27.1

25.1

26.0

26.8

Đơn vị: 0C
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước, năm 2016 - trạm Đồng Phú)

Nhận xét: từ kết quả thống kê nhiệt độ của tỉnh Bình Phước - Trạm Đồng Phú từ
năm 2010 đến năm 2015, có nhiệt độ trung bình từ 26.7 - 27.5 0C, chênh lệch nhiệt độ
không cao.
2.2.2.2 Chế độ mưa
Lượng mưa trung bình năm của khu vực được thống kê các năm gần nhất như sau:
Bảng 2.3 Thống kê lượng mưa của các tháng trong năm
Đơn vị: mm
Bình quân năm 2010

2011

2012

2013

2014

2015

Trung bình

2758.1

2794.0

2494.6

3243.0

1827.2


1724.1

GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phượng - MSSV: 0450020455

17


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trang trại chăn nuôi heo Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại chăn nuôi
Kim Hợi công suất 300 m3/ngày đêm.

Tháng 1

9.9

0.5

20.9

1.7

0.1

-

Tháng 2

-


25.2

21.7

4.2

-

7.6

Tháng 3

67

145.4

38.7

27.5

4.6

-

Tháng 4

91.6

187.6


352.5

156.3

300.8

57.2

Tháng 5

69.4

226.3

162.9

306.5

320.9

134.6

Tháng 6

151.5

370.1

310


279.7

323.2

217.6

Tháng 7

252.2

562.4

659.3

448.7

451.6

303.4

Tháng 8

293.9

337.6

257.3

412.7


172.4

146.6

Tháng 9

352.7

338.9

529.9

290.1

655.6

328.7

Tháng 10

298.2

286.4

223.5

465.0

485


258.5

Tháng 11

130.3

208.3

197.5

92.7

466.4

305.5

Tháng 12

7.4

69.4

19.8

9.5

62.4

67.5


(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước, năm 2016 - trạm Đồng Phú)
Nhận xét: từ kết quả thống kê lượng mưa các năm của tỉnh Bình Phước - trạm
Đồng Phú, có lượng mưa trung bình của năm thay đổi từ 1724.1 - 3243 mm. Đến năm
2015, lượng mưa tương đối giảm, với lượng mưa trung bình còn 1827.2 mm, giảm hơn
so với năm 2014 là 1415.8 mm. Lượng mưa thay đổi theo năm và có sự chênh lệch
giữa mùa mưa và mùa nắng.
2.2.2.3 Độ ẩm không khí
Bảng 2.4 Độ ẩm không khí trung bình những tháng trong các năm
Đơn vị: %
Bình quân năm 2010

2011

2012

2013

2014

2015

Trung bình

79.8

78.0

79.1


77.8

77.2

76.3

Tháng 1

73.0

67

75

69

65

68.0

Tháng 2

71.0

67

73

65


68

67.0

Tháng 3

68

70

68

69

65

69.0

Tháng 4

76

74

77

77

76


68.0

GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phượng - MSSV: 0450020455

18


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trang trại chăn nuôi heo Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại chăn nuôi
Kim Hợi công suất 300 m3/ngày đêm.

Tháng 5

81

81

79

81

78

76.0

Tháng 6

83


83

81

85

85

77.0

Tháng 7

85

86

86

85

86

83.0

Tháng 8

87

86


84

85

83

84.0

Tháng 9

85

86

89

87

86

84.0

Tháng 10

88

85

79


81

82

83.0

Tháng 11

85

80

83

78

79

81.0

Tháng 12

75

71

75

72


73

75

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước, năm 2016 - trạm Đồng Phú)
Nhận xét: Từ kết quả thống kê độ ẩm theo năm của Bình Phước - trạm Đồng Phú,
có độ ẩm thay đổi theo năm từ 76.3 - 79.8. Độ ẩm trung bình khá cao và đồng đều
trong các tháng của năm.
2.2.3 Điều kiện thủy văn/hải văn
2.2.3.1 Nguồn nước mặt
Xung quanh khu vực trang trại không có các nguồn nước mặt.
2.2.3.2 Nguồn nước ngầm
Nguồn nước ngầm: Độ sâu trung bình từ 15-150m. Về cơ bản nguồn nước đáp ứng
được nhu cầu sinh hoạt.
2.2.4 Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí
2.2.4.1 Chất lượng không khí
Để đánh giá chất lượng môi trường nền tại khu vực trang trại, Công ty TNHH tư
vấn và xây dựng Môi trường VI TA kết hợp với Trung tâm phân tích môi trường Âu
Việt đã tiến hành khảo sát, lấy mẫu và phân tích các mẫu nước mặt, nước ngầm, không
khí, đất. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh cho thấy chất
lượng môi trường không khí xung quanh khu vực trang trại hiện tại khá tốt với các chỉ
tiêu đo đều đạt QCVN 05:2013/BTNMT: QCKTQG về chất lượng không khí xung
quanh và QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
2.2.4.2 Chất lượng nước ngầm
Theo kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực trang trại do Trung tâm
phân tích môi trường Âu Việt đã tiến hành khảo sát, lấy mẫu và phân tích cho thấy tất
cả các chỉ tiêu đều đạt Quy chuẩn cho pháp QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn
kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm.
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phượng - MSSV: 0450020455


19


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trang trại chăn nuôi heo Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại chăn nuôi
Kim Hợi công suất 300 m3/ngày đêm.

2.2.4.3 Chất lượng môi trường đất
Để đánh giá chất lượng đất khu vực trang trại, chủ đầu tư đã phối hợp với đơn vị
tư vấn tiến hành lấy mẫu và phân tích chất lượng đất tại khu vực thực hiện trang trại.
Kết quả phân tích theo Trung tâm phân tích môi trường Âu Việt là đơn vị khảo sát, lấy
mẫu, phân tích cho thấy các chỉ tiêu kim loại đều thấp hơn quy chuẩn về giới hạn cho
phép của kim loại nặng trong đất đối với đất công nghiệp QCVN
03-MT:2015/BTNMT. Như vậy, chất lượng môi trường đất tại khu vực trang trại chưa
có dấu hiệu bị ô nhiễm.
2.2.5 Hiện trạng tài nguyên sinh học
2.2.5.1 Hệ sinh thái trên cạn
Kết quả khảo sát thảm thực vật khu vực trang trại như sau:
Trong khu vực gần vùng trang trại, toàn bộ diện tích trồng cây cao su. Đây là cây công
nghiệp có giá trị tương đối cao. Đối với động vật: khu vực trang trại không có động vật
quý hiếm, động vật hoang dã.
2.2.5.2 Hệ sinh thái dưới nước
Xung quanh khu vực trang trại có các hệ sinh thái dưới nước như: cá suối, tép, cua,...
2.3 Quy trình chăn nuôi heo
2.3.1 Quy trình chăn nuôi heo nái

GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phượng - MSSV: 0450020455


20


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trang trại chăn nuôi heo Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại chăn nuôi
Kim Hợi công suất 300 m3/ngày đêm.

- Heo nái nhập từ
Công ty CP.
- Tiêm ngừa, cung
cấp thức ăn cho heo.

- Nuôi heo cách ly 3
tháng thì phải phối
giống.

- Khoảng 114 ngày
heo nái sinh sản.
- Cung cấp thức ăn
cho heo.
- Chuẩn bị dụng cụ
để đỡ cho heo đẻ.

- Heo con khoảng
21-25 ngày thì xuất
chuồng.
- Cung cấp thức ăn
cho heo.
- Tiêm ngừa cho heo
con lẫn heo mẹ.


Heo nái

Heo nái phối + mang
thai

Heo nái sinh sản +
heo con

Heo con 12 kg cung
cấp cho thị trường

Các vỏ chai, kim
tiêm, chất thải rắn,
nước thải, tiếng
ồn,...

Chất thải rắn (phân
heo, heo chết, các
chai lọ đựng tinh
trùng, nước thải,
tiếng ồn...

Chất thải rắn (phân
heo, nhau heo và
một phần heo con
chết...), nước thải,
tiếng ồn...

Chất thải rắn (phân

heo, dụng cụ tiêm
ngừa cho heo, heo
con chết...), nước
thải, tiếng ồn...

Hình 2.2 Quy trình chăn nuôi heo nái của Công ty TNHH MTV SX TM Chăn
nuôi Kim Hợi.
Heo giống mua về từ công ty C.P đã qua chọn lọc đặc biệt, kiểm tra nghiêm ngặt,
được chủng ngừa...Qua một hoặc hai chu kỳ sinh sản lại được tiến hành thanh lọc, loại
ra thay thế con giống không đạt. Khi heo đúng tuổi (sau khi nuôi được khoảng 3 tháng)
thì cho phối giống để mang thai. Thời gian mang thai của mỗi con heo sinh sản khoảng
114 ngày. Sau thời gian mang thai, mỗi con heo nái sinh sản khoảng 10 - 12 heo con.
Thời kỳ này heo con sống nhờ bú sữa mẹ nên lớn rất nhanh. Khoảng 2 tuần bắt đầu tập
cho heo con ăn thức ăn thô kết hợp với bú sữa mẹ, khi trọng lượng heo con có thể lên
đến 12 kg/con, lúc này có thể đem xuất bán cho công ty C.P theo hợp đồng nuôi gia
công heo giống (heo phải đảm bảo chất lượng trước khi xuất). Theo dự tính, mỗi năm
có khoảng 20.000 - 25.000 heo con được xuất chuồng. Toàn bộ lượng heo con sinh ra
đều được đem bán cho đơn vị có nhu cầu.
Qua bảy hoặc tám chu kỳ sinh sản heo nái lại được tiến hành kiểm tra, thanh lọc,
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phượng - MSSV: 0450020455

21


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trang trại chăn nuôi heo Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại chăn nuôi
Kim Hợi công suất 300 m3/ngày đêm.

những con giống không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại. Những heo nái loại sau bảy, tám chu

kỳ sinh sản sẽ bán làm heo thịt.
2.3.2 Quy trình chăn nuôi heo hậu bị
Heo hậu bị được công ty CP nhập mới hoàn toàn.
Heo con được nhập từ công ty CP với khối lượng từ
20 - 25 kg

Chọn lọc ngoại hình
Từ 31 - 40 kg

Chọn lọc cá thể
Khối lượng từ 65 - 70 kg

Chọn lọc lần cuối trước khi xuất phối giống ( 8
tháng tuổi) cân nặng 90 kg

Xuất bán

Hình 2.3 Quy trình chăn nuôi heo hậu bị.
Heo con được nhập về từ công ty CP với khối lượng 20 - 25 kg, heo cai sữa được
30 ngày tuổi. Sau khoảng 03 tháng sẽ chọn lọc ngoại hình với trọng lượng từ 31 - 40
kg. Tiếp tục nuôi đến 6 tháng tuổi sẽ chọn lọc kỹ từng con với khối lượng từ 65 - 70 kg.
Nuôi được 08 tháng sẽ lọc lần cuối trước khu xuất làm heo hậu bị, lúc này cân nặng
khoảng 90 kg.
2.4 Nhu cầu sử dụng nước của trang trại
Nước sinh hoạt: Theo TCXDVN 33-2006 về cấp nước - mạng lưới đường ống và
công trình - tiêu chuẩn thiết kế, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt là 100 lít/người/ngày.
Tổng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt:
50 người x 100l/người/ngày = 5000l/ngày = 5m3/ngày đêm.
Nước dùng cho sản xuất: Công ty sự kiến tiến hành khoan giếng để đáp ứng nhu
cầu sử dụng nước của trang trại. Công ty sẽ tiến hành xin phép cơ quan chức năng

đúng theo quy định tại Nghị định số 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật tài nguyên
nước. Sử dụng hệ thống cấp nước từ 04 giếng khoan bơm vào bể nước ngầm sau đó
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phượng - MSSV: 0450020455

22


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trang trại chăn nuôi heo Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại chăn nuôi
Kim Hợi công suất 300 m3/ngày đêm.

được bơm lên đài rồi từ đài nước được truyền đến các thiết bị cần cung cấp.
Trang trại nuôi heo theo công nghệ mới nhằm tiết kiệm nước, phun rửa chuồng
trại bằng máy phun nước áp lực cao Trang trại tính toán lượng nước sử dụng dựa trên
cơ sở tính toán lượng nước của các ĐTM trại heo có quy mô tương tự đã được phê
duyệt trước đó. Do đó, tiết kiệm lượng nước sử dụng trong chăn nuôi.
Bảng 2.5 Nhu cầu sử dụng nước cho heo toàn trại
STT

Định mức
(lít/con)

Phân loại

Đầu con (con)

Lượng nước sử
dụng ngày
(lít/ngày)


TRẠI 1200 NÁI
1

Nước uống heo nái

18 - 25

1200

30 000

2

Nước uống
đực giống

15 - 20

15

300

uống

heo

3

Nước

con

heo

4

Nước phun sương
làm mát chuồng,
rửa chuồng trại,
nước phun chế
phẩm khử mùi

5

Nước ngâm đan

3-5

1500 (Dự kiến
25000 con/năm, 1
lứa heo 20 ngày
xuất
chuồng; 7500
25000 x 20/ 365 =
1368). Chọn 1500
con

3-5

1200 + 15


6075

2 m3/bể

2 m3 x 11 bể

22 000

TRẠI 12000 CON HEO HẬU BỊ
6

Lượng nước tiêu
thụ (uống, ăn)

15

12 000

180 000

7

Lượng nước vệ
sinh (rửa chuồng,
làm mát, tắm heo)

5

12 000


60 000

8

Nước sát trùng cho
2 lít/người/lần
công nhân

50 người x 2 lần

200

GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phượng - MSSV: 0450020455

23


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trang trại chăn nuôi heo Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại chăn nuôi
Kim Hợi công suất 300 m3/ngày đêm.

9

Nước sát trùng cho
xe

20 lít/xe


6 xe x 3 lần/ngày

Tổng cộng

360
306 435

(Nguồn: Công ty TNHH SX TM Chăn nuôi Kim Hợi)
Như vậy, tổng lượng nước dùng cho toàn bộ trang trại = nước sinh hoạt + nước
dùng cho chăn nuôi = 5 + 306435 = 311435 m3/ngày.
2.5 Nguồn gốc phát sinh chất thải
2.5.1 Bụi, khí thải
2.5.1.1 Bụi, khí thải phát ra từ các phương tiện vận tải ra vào trang trại
Trong quá trình hoạt động của trang trại, các phương tiện vận chuyển heo, thức ăn,
thuốc thú ý...vào khu vực trang trại sẽ phát sinh lượng khí thải phát tán vào môi trường
xung quanh. Trung bình 1 ngày có khoảng 10 - 12 chuyến xe 10 - 12 tấn ra vào trang
trại.
2.5.1.2 Bụi và khí thải máy phát điện dự phòng
Để đảm bảo hoạt động của công ty được liên tục trong trường hợp mạng lưới điện
có sự cố, công ty dự kiến sử dụng 3 máy phát điện Diesel dự phòng với công suất 250
KVA. Khi chạy máy phát điện, định mức tiêu thụ nhiên liệu tối đa của mỗi máy là 56.9
lít dầu DO/giờ, tương đương 48.37 kg dầu DO/giờ (tỷ trọng dầu DO khoảng 0.8 kg/lít).
Lượng khí thải phát sinh khi đốt 1kg dầu DO khoảng 18 m3/kg.
2.5.1.3 Khí thải từ lò đốt nhau thai và xác heo
Khí từ hầm biogas sẽ được dùng làm nguyên liệu cho việc đốt lò cùng với dầu
DO.
2.5.1.4 Khí thải từ hầm biogas
Phân heo sau khi được thu gom từ chuồng trong đó 70% được đem đi ủ, lượng
phân còn lại hòa tan với nước vệ sinh chuồng trại (30% lượng phân heo) cho xuống
hầm biogas. Thành phần chính của Biogas là CH4 (58 đến 60%) và CO2 (>30%) còn

lại là các chất khác như hơi nước N2, O2, H2S, CO.
2.5.1.5 Quá trình xuất nhập cám
Bình quân 1 bao cám phát sinh khoảng 0.05 mg bụi cám thất thoái trong quá trình
vận chuyển.
2.5.2 Mùi
Mùi phát sinh trong quá trình chăn nuôi heo chủ yếu phát sinh từ quá trình xử lý
nước thải, quá trình ủ phân compost, quá trình chăn nuôi heo.
2.5.3 Chất thải rắn và chất thải nguy hại
2.5.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phượng - MSSV: 0450020455

24


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trang trại chăn nuôi heo Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại chăn nuôi
Kim Hợi công suất 300 m3/ngày đêm.

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trung bình vào khoảng 0.42
kg/người/ngày (Quyết định số 20/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Phước ngày
04/01/2012). Thành phần chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các loại chất khác nhau như
rau, vỏ hoa quả xương, giấy, vỏ đồ hộp...Chất thải sinh hoạt có chứa 60 - 70% chất
hữu cơ và 30 - 40% các chất khác. Chất thải rắn sinh ra các chất khí độc hại như CO2,
CO, CH4, H2S, NH3...gây ô nhiễm cục bộ môi trường không khí khu vực trang trại.
2.5.3.2 Chất thải rắn không nguy hại
a. Phân heo
Đây là lượng chất thải phát sinh chủ yếu, và là loại chất thải rất nguy hiểm vì chứa
nhiều vi trùng gây bệnh. Ngoài ra, trong phân còn chứa một phần rất nhỏ rác, chất độn
và thức ăn dư thừa. Trung bình lượng phân 1 con heo nái thải ra là 2kg/ngày, heo hậu

bị khoảng 2kg/ngày, heo đực khoảng 2kg/ngày, heo con khoảng 0.15 kg/ngày. Lượng
phân heo này được thu gom khô khoảng 70% đem ủ phân khô.
b. Bao bì cám heo dự trữ và bao bì đựng các loại thuốc cho heo
Với 1 bao thức ăn 50kg sau khi sử dụng có cân nặng khoảng 0.015 kg. Bao bì
đựng kháng sinh và bao bì đựng các loại thuốc cho heo có khối lượng rất ít, ước tỉnh
khoảng 1 - 2kg/ngày bao gồm lọ thủy tinh, bao nhựa,...
c. Xác heo chết và nhau thai
Mỗi ngày có thể có từ 1 đến 2 con heo chết không do dịch bệnh. Lượng nhau thai
và heo con chết trung bình của mỗi con nái đẻ là 3kg. Lượng heo chết thường do các
nguyên nhân sau:
- Trong lúc heo đẻ, heo con sau khi sinh nằm lên nhau, heo mẹ đè heo con gây chết
heo.
- Thao tác trong quá trình heo đẻ thực hiện không đúng cũng là nguyên nhân dẫn đến
heo con bị chết.
Số lượng heo chết này nếu không được đem xử lý ngay sẽ phát sinh mùi, vi khuẩn
gây bệnh cho số lượng heo còn lại và lây lan thành dịch bệnh. Tuy nhiên số lượng heo
chết không nhiều do trong quá trình chăn nuôi, khi heo để hạn chế để heo con không
đè lên nhau, gây chết heo con.
d. Bùn thải
Trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh, sẽ sinh ra một lượng
bùn thải. Bùn thải chăn nuôi có đặc điểm dễ phân hủy, giàu dinh dưỡng, ước tính
lượng bùn lỏng phát sinh theo từng ngày khoảng 5 m3/ngày. Ngoài ra bùn thải còn phát
sinh từ bể biogas
2.5.3.3 Chất thải rắn nguy hại
Chất thải có thành phần nguy hại từ quá trình vệ sinh chuồng trại chủ yếu là bao
bì mềm thải chứa thành phần nguy hại phát sinh từ quá trình sát trùng xe và chuồng
trại, sau khi được sử dụng được thu gom và đem lưu giữ tại thùng chứa theo quy định.
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phượng - MSSV: 0450020455


25


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trang trại chăn nuôi heo Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại chăn nuôi
Kim Hợi công suất 300 m3/ngày đêm.

2.5.4 Nước thải
2.5.4.1 Nước thải từ quá trình chăn nuôi
Lượng nước thải trong quá trình chăn nuôi là khoảng 311.435 m3/ngày, bao gồm
nước thải ngâm rửa đan, nước thải sát trùng, nước vệ sinh chuồng trại và nước rỉ từ
nhà ủ phân. Nước thải từ quá trình ngâm rửa đan và nước rỉ từ quá trình ủ phân chứa
các thành phần, tính chất ô nhiễm giống nước thải chăn nuôi heo.
2.5.4.2 Nước thải sinh hoạt của công nhân
Với định mức cấp nước khoảng 100 lít/người (TCXDVN 33:2006). Lượng nước
thải bằng 100% lượng nước cấp sử dụng, lượng nước thải sinh hoạt sẽ được xử lý bằng
bể tự hoại 3 ngăm trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải chung của trại.
2.5.4.3 Nước mưa chảy tràn
Nước mưa được thu gom riêng bằng mạng lưới thoát nước mưa và một phần gom
về hồ chứa nước mưa phục vụ cho hoạt động chăn nuôi của trại. Trong thời gian mưa,
nước mưa chảy tràn trong thời gian 5 phút đầu có thể kéo theo một số chất bẩn, bụi
trên mái và đường nội bộ. Tuy nhiên lượng nước này không nhiều do đó gây tác động
không đáng kể đối với môi trường nước mặt trong khu vực.
2.6 Tác động của nước thải chăn nuôi heo đến môi trường
Nước thải từ quá trình chăn nuôi heo, nước ngâm rửa đan chứa hàm lượng Nitơ,
Photpho cao, chứa nhiều vi khuẩn, mùi khó chịu, nếu không xử lý, không thu gom, thu
gom triệt hoặc xử lý không đạt...gây tác động đến môi trường không khí, nước, đất.
2.6.1 Ô nhiễm môi trường nước
Nước thải chăn nuôi chứa nhiều chất dinh dưỡng nên chúng gây ra hiện tượng phú
dưỡng hóa gây ảnh hưởng đến đời sống của thủy sinh vật trong môi trường tiếp nhận.

Bên cạnh đó môi trường nước còn nơi thuận lợi để mầm bênh gây bệnh phát triển,
không những thế chúng còn thấm xuống mạch nước ngầm nhất là giếng mạch nông
nằm gần chuồng gia súc hay hồ chứa chất thải mà không có hệ thống thoát nước an
toàn.
2.6.2 Ô nhiễm môi trường không khí
Môi trường không khí khu vực chuồng trại và xung quanh cơ sở chăn nuôi luôn
có mùi rất đặc trưng và đây sẽ là một tác nhân ô nhiễm khó chịu nếu không có biện
pháp quản lý đúng cách. Các khí gây mùi chủ yếu từ quá trình phân hủy yếm khí chất
thải như NH3, H2S, các hợp chất của metan.
2.6.3 Ô nhiễm môi trường đất
Trong nước thải chăn nuôi heo có nhiều dinh dưỡng như nito photpho, gây phú
dưỡng đất. Phú dưỡng đất làm bảo hòa và quá bảo hòa dinh dưỡng gây mất cân bằng
sinh thái và thoái hóa đất. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất và
sản lượng cây trồng. Ngoài ra trong đất thừa dinh dưỡng sẽ dẫn đến hiện tượng rửa trôi
và thấm vào ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm.
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phượng - MSSV: 0450020455

26


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải trang trại chăn nuôi heo Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại chăn nuôi
Kim Hợi công suất 300 m3/ngày đêm.

Bảng 2.6 Đối tượng, phạm vi mức độ chịu tác động từ nước thải
Đối tượng bị
tác động

Mức độ


Phạm vi

Không khí

Trung bình, liên tục

Khu vực trang trại và vùng xung quanh

Nước mặt

Trung bình, liên tục

Khu vực trang trại và vùng xung quanh

Nước ngầm

Trung bình, liên tục

Khu vực trang trại và vùng xung quanh

Đất

Trung bình, liên tục

Khu vực trang trại và vùng xung quanh

GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng
SVTH: Nguyễn Thị Ánh Phượng - MSSV: 0450020455


27


×