Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện an toàn lao động tại công ty cổ phần phân bón bình điền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.55 MB, 94 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện an toàn lao động tại Công ty Cổ phần phân bón
Bình Điền

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………………………i
DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………………..iii
DANH MỤC HÌNH…………………………………………………………………...iv
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................1
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ....................................................................................................1
3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................................... 1
4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ..................................................................................2
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN ............................................................... 2
CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN..................................................................................................................3
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN BÌNH ĐIỀN ..................... 3
1.1.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền .............................................3
1.1.2 Lĩnh vực hoạt động .................................................................................................6
1.1.3 Cơ cấu tổ chức, nhân sự ......................................................................................... 7
1.1.4 Nguyên, nhiên liệu sản xuất phân bón NPK ........................................................... 9
1.1.5 Quy trình công nghệ ............................................................................................. 10
1.2 TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG .......................................................... 12
1.2.1 Khái niệm về an toàn lao động .............................................................................12
1.2.2 Các nguyên nhân gây ra tai nạn lao động thường gặp trong quá trình làm việc ..13
1.2.3 Các yếu tố nguy hại thường gặp ...........................................................................14
1.2.4 Tình hình an toàn lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh .....................................14
1.3 VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG
NGÀNH SẢN XUẤT PHÂN BÓN ..............................................................................16
CHƯƠNG 2 ................................................................................................................... 19
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC VÀ CÔNG TÁC AN TOÀN


LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY PHÂN BÓN BÌNH ĐIỀN .............................................19

SVTH: Lê Mỹ Dung
GVHD: Lê Bảo Việt


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện an toàn lao động tại Công ty Cổ phần phân bón
Bình Điền

2.1 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI
CÔNG TY PHÂN BÓN BÌNH ĐIỀN ...........................................................................19
2.1.1 Môi trường lao động ............................................................................................. 19
2.1.2 Điều kiện vệ sinh lao động ................................................................................... 28
2.2 CÁC YẾU TỐ AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY ......................................48
2.2.1 Thống kê tình hình tai nạn lao động tại công ty ................................................... 48
2.2.2 Công tác an toàn PCCC tại công ty ......................................................................49
2.2.3 Công tác an toàn máy móc - thiết bị và nơi làm việc ...........................................62
2.2.4 Công tác an toàn điện và hệ thống chiếu sáng ..................................................... 71
2.2.5 Đánh giá thực trạng tổ chức và quản lý ................................................................ 73
CHƯƠNG 3 ................................................................................................................... 80
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIÊN CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ VỆ
SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP PHÂN BÓN BÌNH ĐIỀN ............................. 80
3.1 NHÓM GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ...........................................................................80
3.2 NHÓM GIẢI PHÁP TỔ CHỨC QUẢN LÝ........................................................... 83
3.3 NHÓM GIẢI PHÁP HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO ...........................................84
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 86
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 87


SVTH: Lê Mỹ Dung
GVHD: Lê Bảo Việt


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện an toàn lao động tại Công ty Cổ phần phân bón
Bình Điền

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATVSLĐ: An toàn vệ sinh lao động
ATLĐ: An toàn lao động
BNN: Bệnh nghề nghiệp
BCT: Bộ công thương
BLDTBXH: Bộ lao động thương binh xã hội
BCA: Bộ công an
BHYT: Bảo hiểm y tế
BYT: Bộ y tế
BTNMT: Bộ tài nguyên môi trường
BHTN: Bảo hiểm tai nạn
BVMT: Bảo vệ môi trường
CP: Cổ phần
CHXHCN VN : Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
CTNH: Chất thải nguy hại
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
HTXLNT: Hệ thống xử lý nước thải
KHKT: Khoa học kỹ thuật
KD: Kinh doanh
MT: Môi trường
NL: Nguyên liệu
NLĐ : Người lao động

PCCC: Phòng cháy chữa cháy
PCCN: Phòng chống cháy nổ
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
QH: Quốc hội
QĐ: Quyết định
SVTH: Lê Mỹ Dung
GVHD: Lê Bảo Việt

i


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện an toàn lao động tại Công ty Cổ phần phân bón
Bình Điền

QLMT : Quản lý môi trường
SX-DV-TM : Sản xuất-Dịch vụ-Thương mại
TNLĐ: Tai nạn lao động
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TT: Thông tư
TTLT: Thông tư liên tịch
TCVS: Tiêu chuẩn vệ sinh
TCVSLĐ: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động

SVTH: Lê Mỹ Dung
GVHD: Lê Bảo Việt

ii



Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện an toàn lao động tại Công ty Cổ phần phân bón
Bình Điền

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Danh sách văn bản pháp luật..........................................................................16
Bảng 2.1 Phân tích đánh giá điều kiện vệ sinh lao động tại công ty ............................. 21
Bảng 2.2 Kết quả mẫu nước thải trước và sau hệ thống xử lý ......................................24
Bảng 2.3 Kết quả mẫu khí thải tại ống khói lò sấy và lò hơi ........................................25
Bảng 2.4 Kết quả phân tích các mẫu không khí xung quanh nhà máy ......................... 25
Bảng 2.5 Thành phần ô nhiễm chất thải rắn sản xuất.................................................... 27
Bảng 2.6 Thành phần chất thải rắn nguy hại .................................................................27
Bảng 2.7 Khảo sát điều kiện làm việc tại công ty ......................................................... 31
Bảng 2.8 Kết quả phân tích mức ồn ..............................................................................34
Bảng 2.9 Kết quả phân tích nồng độ bụi sillic .............................................................. 35
Bảng 2.10 Kết quả phân tích nồng độ bụi khác ............................................................. 36
Bảng 2.11 Kết quả phân tích nồng độ hơi, khí độc ....................................................... 37
Bảng 2.12 Kết quả phân tích các yếu tố vi khí hậu ....................................................... 39
Bảng 2.13 Kết quả phân tích ánh sáng (Lux) ................................................................ 41
Bảng 2.14 Các biện pháp công ty phân bón Bình Điền đã thực hiện ............................ 43
Bảng 2.15 Thống kê số vụ tai nạn lao động tại công ty ................................................48
Bảng 2.16 Đánh giá nguy cơ cháy nổ tại công ty phân bón Bình Điền ........................ 52
Bảng 2.17 Danh mục máy móc, thiết bị sản xuất ......................................................... 62
Bảng 2.18 Phân tích các rủi ro về an toàn máy móc, thiết bị và nơi làm việc ..............65
Bảng 2.19 An toàn điện và hệ thống chiếu sáng ........................................................... 71
Bảng 2.20 Hồ sơ an toàn, vệ sinh lao động ...................................................................74
Bảng 2.21 Khảo sát và đánh giá hoạt động quản lý và tuyên truyền, giáo dục .............76
Bảng 2.22 Phân tích SWOT cho công tác quản lý môi trường lao động và điều kiện lao
động ............................................................................................................................... 78
Bảng 2.23 Đề xuất nhóm giải pháp kỹ thuật .................................................................80

Bảng 2.24 Đề xuất nhóm giải pháp quản lý ..................................................................83
Bảng 2.25 Đề xuất nhóm giải pháp giáo dục, huấn luyện .............................................85
SVTH: Lê Mỹ Dung
GVHD: Lê Bảo Việt

iii


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện an toàn lao động tại Công ty Cổ phần phân bón
Bình Điền

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Logo của Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền. ............................................3
Hình 1.2 Tổng mặt bằng nhà máy phân bón Bình Điền – Long An. .............................. 4
Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức cơ cấu, nhân sự của Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền. .....7
Hình 1.4 Sơ đồ công nghệ trộn. ..................................................................................... 11
Hình 1.5 Sơ đồ công nghệ tạo hạt. ................................................................................12
Hình 1.6 Hiện trường sau vụ nổ. ................................................................................... 16
Hình 2.1 Công đoạn trộn nguyên liệu. ..........................................................................19
Hình 2.2 Công đoạn sàng. ............................................................................................. 20
Hình 2.3 Thùng sấy. ......................................................................................................28
Hình 2.4 Thiết bị nghiền. ............................................................................................... 29
Hình 2.5 Lò hơi..............................................................................................................29
Hình 2.6 Thiết bị sàng. ..................................................................................................30
Hình 2.7 Quạt điện. .......................................................................................................31
Hình 2.8 Cửa sổ nhà xưởng. .......................................................................................... 31
Hình 2.9 Thiết bị lọc bụi tay áo.
Hình 2.11 Ống khói sấy.


Hình 2.10 Ống khói lò hơi. ..................................45

Hình 2.12 Trạm xử lý nước thải đang nâng cấp. .............46

Hình 2.13 Cống thoát nước mưa. ..................................................................................46
Hình 2.14 Kho chứa chất thải rắn nguy hại. ..................................................................47
Hình 2.15 Mái tôn được thiết kế để tận dụng nguồn sáng tự nhiên. ............................. 47
Hình 2.16 Kho chứa bao bì. ........................................................................................... 50
Hình 2.17 Kho nguyên liệu. .......................................................................................... 50
Hình 2.18 Dây điện được bảo vệ bằng vật liệu cách điện. ............................................51
Hình 2.19 Thùng sấy. ....................................................................................................51
Hình 2.20 Phân xưởng sản xuất. .................................................................................... 52
Hình 2.21 Thiết bị làm nguội. ....................................................................................... 53
Hình 2.22 Thiết bị chống sét. ........................................................................................ 54
SVTH: Lê Mỹ Dung
GVHD: Lê Bảo Việt

iv


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện an toàn lao động tại Công ty Cổ phần phân bón
Bình Điền

Hình 2.23 Nhà kho. .......................................................................................................54
Hình 2.24 Nguyên liệu để gần các lối đi. ......................................................................54
Hình 2.25 Thùng dầu nhớt để gần nguồn điện. ............................................................. 55
Hình 2.26 Công nhân đang tập huấn PCCC. .................................................................55
Hình 2.27 Bình cứu hoả. ................................................................................................ 56
Hình 2.28 Tủ cứu hoả. ...................................................................................................56

Hình 2.29 Nhân viên kỹ thuật điện kiểm tra hệ thống điện...........................................57
Hình 2.30 Tiêu lệnh chữa cháy và thiết bị pccc tại nhà kho. ........................................57
Hình 2.31 Biển cấm hút thuốc. ...................................................................................... 58
Hình 2.32 Tiêu lệnh chữa cháy. ..................................................................................... 58
Hình 2.33 Hệ thống chống sét. ...................................................................................... 59
Hình 2.34 Kho chứa sản phẩm. ..................................................................................... 59
Hình 2.35 Đầu dò báo khói............................................................................................ 60
Hình 2.36 Bảng quy trình vận hành hệ thống sấy. ........................................................ 60
Hình 2.37 Cán bộ có chuyên môn đang vận hành thiết bị trong phòng kỹ thuật. .........61
Hình 2.38 Đèn chiếu sáng sự cố. ................................................................................... 61
Hình 2.39 Giá đỡ dây chuyền trộn rỉ sét........................................................................69
Hình 2.40 Búa đập thùng sấy. ....................................................................................... 69
Hình 2.41 Vỏ bao bì vứt bừa bãi tại khu xổ liệu. .......................................................... 70
Hình 2.42 Thiết bị làm nguội. ....................................................................................... 70
Hình 2.43 Khu máy đóng bao........................................................................................ 71
Hình 2.44 Điểm rò rỉ trên hệ thống khí nén. .................................................................72
Hình 2.45 Biển cảnh báo an toàn điện. ..........................................................................72
Hình 2.46 Bóng đèn không có chụp bảo vệ...................................................................73
Hình 2.47 Hệ thống ánh sáng được bố trí tại nhà xưởng. .............................................73

SVTH: Lê Mỹ Dung
GVHD: Lê Bảo Việt

v


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện an toàn lao động tại Công ty Cổ phần phân bón
Bình Điền


MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quá trình lao động sản xuất, sáng tạo tìm tòi, con người đã phát minh ra rất
nhiều máy móc thiết bị nhằm giảm nhẹ sức lao động, tăng năng suất lao động, cải tiến
điều kiện sống và làm việc. Chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của
những thiết bị này cho nền kinh tế quốc dân và cho sự tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, có
nhiều thiết bị bên cạnh những ứng dụng, đóng góp to lớn của mình thì chúng cũng đem
lại không ít nguy hiểm, mất an toàn, đe doạ đến tính mạng của người lao động. Bảo hộ
lao động là một bộ phận quan trọng và không thể tách rời của chiến lược phát triển
kinh tế xã hội. Vì vậy, muốn lao động sản xuất được tiếp tục, giảm nguy cơ mất an
toàn cho người lao động, nhất thiết phải có Bảo hộ lao động. Vì lẽ đó, Bảo hộ lao động
luôn là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước.
Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền là công ty chuyên sản xuất phân bón, với
đặc thù công việc, người lao động thường xuyên tiếp xúc với môi trường có yếu tố bất
lợi như tiếng ồn, bụi, mùi,…gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động, song công
tác Bảo hộ lao động trong Công ty luôn được chú trọng và nâng cao, tỷ lệ tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp đều giảm đi đáng kể. Với thực tế của công tác Bảo hộ lao
động và nhận thức được tầm quan trọng của công tác Bảo hộ lao động nên tôi chọn đề
tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện an toàn lao động tại
công ty cổ phần phân bón Bình Điền” nhằm cải thiện môi trường làm việc, ngăn ngừa
ô nhiễm cũng như điều kiện lao động cho công nhân viên, phòng tránh tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp, giúp nâng cao uy tín và hình ảnh của công ty đối với khách
hàng.
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
- Nâng cao kiến thức, tích lũy các kinh nghiệm thực tế về công tác an toàn lao
động, an toàn thiết bị.
- Cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân viên.
3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá hiện trạng môi trường lao động, điều kiện vệ sinh lao động và từ đó đề
xuất giải pháp cải thiện điều kiện an toàn lao động tại công ty cổ phần phân bón Bình

Điền.

SVTH: Lê Mỹ Dung
GVHD: Lê Bảo Việt

1


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện an toàn lao động tại Công ty Cổ phần phân bón
Bình Điền

4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
- Tổng quan tài liệu: phương pháp này nhằm kế thừa và thu thập thông tin về
hiện trạng an toàn lao động tại Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền.
- Khảo sát điều tra: phương pháp này được áp dụng nhằm thu thập và bổ sung
các thông tin về hiện trạng an toàn lao động tại Công ty phân bón Bình Điền.
- Điều tra, phỏng vấn công nhân viên làm việc trực tiếp tại nhà xưởng.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN
- Cơ quan: Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền
Địa chỉ: C12/21 QL1A, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí
Minh.
- Phạm vi: Nhà máy sản xuất phân bón Bình Điền – Long An.
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Long Định - Long Cang, ấp 4, xã Long Định, huyện
Cần Đước, tỉnh Long An.

SVTH: Lê Mỹ Dung
GVHD: Lê Bảo Việt


2


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện an toàn lao động tại Công ty Cổ phần phân bón
Bình Điền

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN BÌNH ĐIỀN
1.1.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền

Hình 1.1 Logo của Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền.
Tên Công ty: Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền – Nhà máy phân bón Bình
Điền Long An.
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Long Định - Long Cang, ấp 4, xã Long Định, huyện
Cần Đước, tỉnh Long An.
Số điện thoại: 072.3725566.

Số fax: 072.3725566.

Mã số thuế: 0302975517 – 002.
E-mail: hoặc
Website: www.binhdien.com
Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền là một doanh nghiệp nhà nước, nhà sản
xuất chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam về phân hỗn hợp NPK. Đặc biệt ở khu vực
Miền Nam, vựa lương thực chính của cả nước, Công ty luôn đứng đầu về sản lượng
sản xuất cũng như doanh số phân NPK.
Nhà máy phân bón Bình Điền Long An tọa lạc tại thửa đất số 397, tờ bản đồ số 4,
Cụm công nghiệp Long Định - Long Cang, ấp 4, xã Long Định, huyện Cần Đước, tỉnh

Long An. Có các hướng tiếp giáp như sau:
SVTH: Lê Mỹ Dung
GVHD: Lê Bảo Việt

3


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện an toàn lao động tại Công ty Cổ phần phân bón
Bình Điền

Phía Bắc

: giáp khu đất Nhà máy xi măng Hà Tiên.

Phía Nam

: giáp Công ty gas Thành Tài.

Phía Đông

: giáp trục đường Long Cang – Long Định.

Phía Tây

: giáp với sông Vàm Cỏ Đông.

Tổng diện tích mặt bằng: 156.303 m2, với các hạng mục sau:
Diện tích nhà máy


: 20.160 m2.

Diện tích kho nguyên liệu

: 9.504 m2.

Diện tích kho thành phẩm

: 10.800 m2.

Diện tích văn phòng

: 640 m2.

Diện tích nhà vệ sinh

: 100 m2.

Diện tích khu xử lý nước thải

: 1.000 m2.

Diện tích còn lại xây dựng khu vực đặt lò hơi, mảng xanh, đường nội bộ,...

Hình 1.2 Tổng mặt bằng nhà máy phân bón Bình Điền – Long An.
Công ty được hình thành từ những năm 1973, với tên gọi là Thành Tài Phân
bón Công ty (Thataco). Sau giải phóng Miền Nam 1975, Thataco được chuyển cho
Nhà nước và năm 1976 được đổi tên thành Xí nghiệp Phân bón Bình Điền II, trực
thuộc Công ty Phân bón Miền Nam. Bằng sự phát triển lớn mạnh của mình, đến ngày
6/5/2003 Xí nghiệp Phân bón Bình Điền II đã được Bộ trưởng Bộ Công nghiệp thừa


SVTH: Lê Mỹ Dung
GVHD: Lê Bảo Việt

4


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện an toàn lao động tại Công ty Cổ phần phân bón
Bình Điền

ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ ký quyết định chuyển thành Công ty Phân bón
Bình Điền, trực thuộc Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam (nay là Tập đoàn Hóa chất
Việt Nam) và đến năm 2011, Công ty được cổ phần hóa và có tên gọi Công ty cổ phần
phân bón Bình Điền. Trong quá trình phát triển của mình, Công ty cổ phần phân bón
Bình Điền với thương hiệu phân bón Đầu Trâu luôn luôn là đơn vị dẫn đầu của ngành
sản xuất phân bón trong cả nước về năng suất, chất lượng, hiệu quả. Doanh số năm sau
cao hơn năm trước, đến năm 2004, Bình Điền chính thức gia nhập những doanh
nghiệp có doanh số trên 1000 tỷ đồng. Liên tiếp trong 4 năm 2007, 2008, 2009 và
2010, Bình Điền đã đứng đầu về doanh số trong các đơn vị thành viên của Tập đoàn
Hóa chất Việt Nam. Năm 2010, với doanh số trên 3700 tỷ đồng, Bình Điền được xếp
hạng 168 trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất nước. Công ty cũng được bình chọn là
1 trong 129 thương hiệu mạnh Việt Nam và là doanh nghiệp tiêu biểu 3 nước Đông
Dương: Việt Nam, Lào, Campuchia.
Từ một đơn vị sản xuất phân bón nhỏ với sản lượng hàng năm vài ngàn tấn,
Công ty cổ phần phân bón Bình Điền đã không ngừng nghiên cứu, cải tiến công nghệ,
thiết bị, phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường, sắp xếp lại tổ chức và đào tạo nguồn
nhân lực để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng ngày càng cao hơn. Công ty cổ
phần phân bón Bình Điền đã được Chủ tịch nước CHXHCN VN tặng thưởng "Huân
chương lao động hạng hai" năm 1999 và "Huân chương Lao động hạng nhất" năm

2008. Và thương hiệu Phân bón Đầu Trâu của Công ty cũng đã trở thành thương hiệu
uy tín đối với bà con nông dân, đã đạt nhiều danh hiệu và giải thưởng chất lượng như:
Hàng Việt Nam chất lượng cao (10 năm liên tục), giải Vàng Chất lượng Việt Nam (5
năm), cúp vàng Doanh nghiệp tiêu biểu, Topten Phân bón, Cúp vàng Vì sự nghiệp
xanh Việt Nam (4 năm), Cúp vàng nông nghiệp Việt Nam, ... và hơn 100 danh hiệu,
giải thưởng, huy chương vàng các loại khác.
Với các nhà máy sản xuất và mạng lưới phân phối rộng khắp trên toàn quốc và
các nước lân cận; đặc biệt với đội ngũ cán bộ 70 người có trình độ kỹ sư, thạc sĩ và
tiến sĩ, cộng với 300 công nhân lành nghề, Công ty cổ phần phân bón Bình Điền đã
phát triển nhanh chóng và là nhà tiên phong trong việc xuất khẩu phân bón "made in
Vietnam" ra các nước trong khu vực với bao bì in ấn bằng tiếng bản địa nên được nông
dân nước bạn ưa chuộng.
Công ty là đơn vị đầu tiên và duy nhất trong ngành phân bón có Hội đồng Cố
vấn KHKT gồm các Giáo sư, Tiến sĩ hàng đầu về nông nghiệp, Công ty cũng quan hệ
chặt chẽ với các Viện Nghiên cứu, Trường Đại học để từ đó ứng dụng các tiến bộ công
nghệ mới nhất vào sản phẩm của mình. Công ty luôn đa dạng về chủng loại sản phẩm,

SVTH: Lê Mỹ Dung
GVHD: Lê Bảo Việt

5


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện an toàn lao động tại Công ty Cổ phần phân bón
Bình Điền

đến nay Công ty có hơn 100 loại sản phẩm phù hợp với từng loại đất đai và thời kỳ
sinh trưởng của từng loại cây trồng, phong phú về mẫu mã. Hầu hết các sản phẩm mới
về phân bón NPK sản xuất trong nước, Công ty cổ phần phân bón Bình Điền luôn là

đơn vị đi đầu. Và là đơn vị đầu tiên đưa ra các loại sản phẩm chuyên dùng cho cây
trồng như: Chuyên dùng cho cây lúa, cà phê, cao su, mía, cây ăn trái, điều, rau - màu,
chè, ngô, lạc v.v.v làm tăng năng suất và chất lượng nông sản. Để tăng chu kỳ sống
của sản phẩm, các sản phẩm của Công ty ngày càng được bổ sung về hàm lượng kỹ
thuật, chất lượng sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn, để người nông dân khi sử dụng
các sản phẩm của Công ty luôn đạt hiệu quả cao nhất.
1.1.2 Lĩnh vực hoạt động
Sản xuất, kinh doanh các loại phân bón vô cơ, hữu cơ, vi sinh, vi lượng và các
chất kích thích tăng trưởng cho cây trồng, vật nuôi.
Kinh doanh xuất, nhập khẩu các sản phẩm phân bón, các thiết bị và công nghệ
sản xuất phân bón, công cụ máy nông nghiệp, giống, cây trồng và các loại nông sản.
Nghiên cứu sản xuất các sản phẩm phân bón. Thiết kế các thiết bị, công nghệ sản
xuất phân bón. Thực hiện các dịch vụ có liên quan.
Liên kết, liên doanh sản xuất phân bón với các đối tác trong và ngoài nước.
Mua bán, sản xuất, gia công sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật.
Kinh doanh bất động sản, địa ốc (kinh doanh nhà ở, văn phòng) và cho thuê kho
bãi (chỉ thực hiện đối với các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
Công ty Phân bón Bình Điền hiện có 1 nhà máy chính, 3 công ty cổ phần và 1 chi
nhánh phía Bắc (tỉnh Ninh Bình):
- Nhà máy Phân bón Bình Điền – Long An
- Công ty Cổ phần Bình Điền – Lâm Đồng
- Công ty Cổ phần Bình Điền Quảng Trị
- Công ty Cổ phần Bình Điền Mekong
- Chi nhánh Ninh Bình.
Hiện tại, Công ty sản xuất trên 100 mặt hàng thuộc các loại như: Đầu Trâu
Agrotain, phân NPK chuyên dùng, phân NPK TE cao cấp , phân bón NPK thông dụng,
phân khoáng hữu cơ và phân bón lá. Các sản phẩm này thuộc các nhóm phân bón dạng
hạt, phân bón dạng 3 màu, phân dạng bột và phân dạng nước và thuốc BVTV.

SVTH: Lê Mỹ Dung

GVHD: Lê Bảo Việt

6


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện an toàn lao động tại Công ty Cổ phần phân bón
Bình Điền

Với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008, tất cả các nguyên
liệu trước khi đưa vào sản xuất đều phải qua hệ thống kiểm tra nghiêm ngặt nhằm đảm
bảo chất lượng đầu vào. Từng công đoạn trong quá trình sản xuất cũng được quản lý
chất lượng một cách chặt chẽ, chính vì vậy tất cả các sản phẩm phân bón Đầu Trâu đều
đạt tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế.
1.1.3 Cơ cấu tổ chức, nhân sự

Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức cơ cấu, nhân sự của Công ty Cổ phần phân bón Bình
Điền.
Tổng số công nhân viên làm việc tại Nhà máy Phân bón Bình Điền Long An là
khoảng 465 người; trong đó lao động trực tiếp khoảng 395 người, còn lại là lao động
gián tiếp: 70 người.
 Phòng Tổng hợp
Phòng Tổng hợp chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc Công ty, có chức
năng tham mưu, giúp việc và tổ chức quản lý để đảm bảo sự chỉ đạo điều hành thông
suốt của Tổng Giám đốc về các mặt: tổ chức bộ máy quản lý và đào tạo cán bộ; quản
lý lao động tiền lương, thi đua khen thưởng; công tác tổng hợp – thống kế; quản lý
SVTH: Lê Mỹ Dung
GVHD: Lê Bảo Việt

7



Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện an toàn lao động tại Công ty Cổ phần phân bón
Bình Điền

hành chính và quản trị; công tác bảo vệ chính trị nội bộ; công tác thông tin tổng hợp
của công ty.
 Phòng KD
Phòng KD chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Giám đốc phụ trách KD và
marketing, có chức năng tham mưu các cơ chế, chính sách, kế hoạch KD phù hợp với
từng giai đoạn phát triển cụ thể. Phối hợp với các phòng chức năng khác triển khai các
chiến lược, chính sách, kế hoạch KD đã được Tổng Giám đốc Công ty phê duyệt.
 Marketing
Bộ phận Marketing chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Phó Giám đốc phụ
trách KD và Marketing, có chức năng tham mưu các chiến lược, cơ chế, chính sách
phát triển sản phẩm và thị trường của Công ty. Phối hợp với các phòng chức năng của
Công ty triển khai các chính sách, kế hoạch phát triển thị trường tiêu thụ của Công ty đã
được Tổng Giám đốc Công ty phê duyệt; thực hiện các chương trình phục vụ cho bà
con nông dân.
 Phòng Tài chính – Kế toán
Phòng Tài chính – Kế toán chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Tổng Giám
đốc Công ty, có chức năng tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty các cơ chế, chính
sách quản lý tài chính của công ty; thực hiện công tác thống kê kế toán theo quy định
của pháp luật; kiểm tra, kiểm soát các khoản thu chi theo quy định; theo dõi và báo cáo
kịp thời cho Tổng Giám đốc các biến động về tài chính của Công ty.
 Phòng Vật tư xuất nhập khẩu
Phòng Vật tư xuất nhập khẩu chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Phó tổng
Giám đốc phụ trách vật tư và xuất nhập khẩu, có nhiệm vụ cung ứng vật tư, nguyên
liệu... bảo đảm cho công tác sản xuất được thông suốt theo kế hoạch đã đặt ra; thực

hiện các thủ tục xuất, nhập khẩu nguyên liệu, sản phẩm hàng hóa; kiểm tra, giám sát
việc nhập, xuất nguyên liệu, vật tư, thành phẩm và hàng hóa tồn kho của công ty theo
đúng quy định hiện hành.
 Phòng Kỹ thuật sản xuất
Phòng Kỹ thuật sản xuất chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Phó Tổng
Giám đốc phụ trách Kỹ thuật sản xuất, có nhiệm vụ thực hiện công tác khoa học kỹ
thuật, nghiên cứu và ứng dụng vào công tác sản xuất; kiểm tra, giám sát chất lượng sản
phẩm, vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động; đề xuất các định mức kinh tế kỹ thuật

SVTH: Lê Mỹ Dung
GVHD: Lê Bảo Việt

8


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện an toàn lao động tại Công ty Cổ phần phân bón
Bình Điền

của sản phẩm; thực hiện công tác sửa chữa, đầu tư xây dựng cơ bản; nghiên cứu, cải
tiến và hoàn thiện công nghệ sản xuất của Công ty.
1.1.4 Nguyên, nhiên liệu sản xuất phân bón NPK
a) Nguyên liệu
Gồm 5 loại nguyên liệu chính:
Phân DAP: có công thức hóa học là (NH4)2HPO4
Công dụng: là loại phân bón cung cấp hai thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất
cho cây trồng là Đạm (Nitơ) và Lân (P2O5). Phân DAP với ưu điểm dễ tiêu, phù hợp
với mọi loại thổ nhưỡng ở Việt Nam, được dùng để bón trực tiếp cho tất cả các loại
cây trồng và dùng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón NPK.
Phân Kali (K2O): là nhóm phân cung cấp dinh dưỡng Kali cho cây. Kali có vai

trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng hoá các chất dinh
dưỡng của cây, làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không có
lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh. Kali giúp cho cây cứng chắc,
ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét. Kali làm tăng phẩm chất nông
sản và góp phần làm tăng năng suất của cây trồng. Kali làm tăng hàm lượng đường
trong quả làm cho màu sắc quả đẹp tươi, làm cho hương vị quả thơm và làm tăng khả
năng bảo quản của quả. Kali làm tăng chất bột trong củ khoai, làm tăng hàm lượng
đường trong mía….
Cao lanh (Kaolin): là một loại khoáng sét. Khoáng kaolin ngậm nước và có thành
phần xấp xỉ 2H2O.Al2O3.2SiO2. Kaolinit là khoáng kaolin thông dụng nhất.
Công dụng: là chất phụ gia chống vón cục, chống hút ẩm, (cao lanh làm chất kết
dính) kết dính trong quá trình tạo hạt, kéo dài thời gian lưu trữ sản phẩm, điều chỉnh
thành phần dinh dưỡng của NPK. Sử dụng cao lanh để bọc áo cho sản phẩm nhằm tăng
cường độ bóng, độ tròn cho sản phẩm.
Phân Urea (Urê): Có hai loại phân U-rê chính là loại hạt trong (Prilled UREA) và
Hạt đục (Granular UREA), cả hai loại đều có công thức hóa học và hàm lượng ni-tơ
như nhau, tối thiểu là 46%.
Phân Urê hạt trong: dùng bón trực tiếp cho cây trồng, phân rất dễ tan, có màu
trắng trong, dạng hạt tròn. Đây là loại phân rất khó làm giả, tuy nhiên đã xuất hiện loại
kém chất lượng bằng cách trộn phân SA vào phân Urê theo một tỷ lệ nhất định do
phân SA rẻ hơn phân Urê.

SVTH: Lê Mỹ Dung
GVHD: Lê Bảo Việt

9


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện an toàn lao động tại Công ty Cổ phần phân bón

Bình Điền

Phân Urê hạt đục: đây là loại phân rất tốt, do chậm tan và ít bị bay hơi hơn so
với loại Urê hạt trong nên hiệu suất sử dụng cao hơn, được bón trực tiếp cho cây trồng
hoặc dùng làm nguyên liệu sản xuất các loại phân hỗn hợp khác như NPK. Phân có
dạng hạt to, đường kính hạt 2- 4mm, cứng, màu trắng đục như sữa, là loại phân của
Nhà máy đạm Cà Mau sản xuất.
Phân SA (Phân Amoni Sunfat): Phân Sun-phát A-môn (NH4)2SO4 có màu
trắng trong hoặc trắng ngà, dạng tinh thể lấp lánh như đường kính trắng, nhưng cỡ hạt
lớn hơn, hoặc dạng hạt nhỏ, mịn. Dễ tan và tan hết trong nước, khi tan hấp thu nhiệt rất
mạnh. Dùng để bón trực tiếp cho cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày, hoặc
dùng làm nguyên liệu sản xuất phân hỗn hợp NPK. Đây là loại phân trong nước chưa
sản xuất được, phải nhập khẩu 100%.
b) Nhiên liệu
Điện: khoảng 3.000.000 Kwh/năm, được cấp từ lưới điện quốc gia thông qua
đường dây hạ thế của cụm công nghiệp Long Định.
Nước: khoảng 70 m3/ngày, sử dụng chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của 395
công nhân. Nguồn nước sử dụng do nhà máy cấp nước Gò Đen cung cấp.
Than đá: khoảng 150 tấn/tháng, sử dụng để đốt lò hơi.
Dầu DO: khoảng 69.406 lít/tháng, sử dụng để chạy xe vận chuyển, xe nâng và
máy phát điện dự phòng.
Dầu nhờn: khoảng 80 lít/tháng, dùng bôi trơn các loại máy móc thiết bị sản xuất
trong nhà máy và các phương tiện vận chuyển..
1.1.5 Quy trình công nghệ
a) Sơ đồ công nghệ trộn
Các nguyên liệu dạng hạt sau khi nhập về được lưu vào kho tại nhà máy, sau đó
được đem đi phối trộn như sau: các loại nguyên liệu được nạp vào các bunke chứa
bằng hệ thống các băng tải, sử dụng hệ thống định lượng bằng cánh khế, nguyên liệu
được phối trộn theo tỷ lệ nhất định và được trộn đều bằng guồng trộn 2 cấp. Sau đó
được đóng bao bằng cân điện tử tự động.


SVTH: Lê Mỹ Dung
GVHD: Lê Bảo Việt

10


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện an toàn lao động tại Công ty Cổ phần phân bón
Bình Điền

NL chứa P

NL chứa N

NL chứa K

Bán thành phẩm

Định lượng + Trộn cấp 1

Trộn cấp 2

Ồn, bụi, mùi

Đóng bao thành phẩm

Hình 1.4 Sơ đồ công nghệ trộn.
b) Sơ đồ công nghệ tạo hạt
Các nguyên liệu dạng hạt và bột sẽ được nghiền mịn đạt kích thước d <1mm

trước khi đưa vào nạp liệu cho quá trình. Nguyên liệu mịn sẽ được nạp vào thiết bị tạo
hạt bằng hệ thống cấp phối liệu tự động. Trong thiết bị tạo hạt, dưới tác dụng của dung
dịch keo các hạt bám dính vào nhau tạo thành viên. Sau đó được cho vào thiết bị sấy,
hạt phân NPK được sấy khô đạt độ ẩm < 1%. Trong giai đoạn này do sử dụng tác nhân
sấy là khí nóng được đốt bằng than, nên lượng khí đi vào và ra là rất lớn (50.000m 3/h).
Khí thải được tách bụi trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Dòng sản phẩm sau khi
được sấy khô sẽ được sàng để loại bỏ các hạt không đạt yêu cầu và được qua thiết bị
làm nguội trước khi được đóng bao bằng hệ thống tự động.

SVTH: Lê Mỹ Dung
GVHD: Lê Bảo Việt

11


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện an toàn lao động tại Công ty Cổ phần phân bón
Bình Điền

Nguyên liệu
Bụi, ồn, mùi
Trộn
Nghiền
Tạo hạt

Ồn, mùi

Sấy sơ bộ
To=300oC
Sấy nóng

Hạt <2 mm

Hạt >4 mm
Sàng

Bụi, ồn, mùi

Bụi, ồn, mùi
Làm nguội

Bọc áo

Đóng gói
Hình 1.5 Sơ đồ công nghệ tạo hạt.

1.2 TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
1.2.1 Khái niệm về an toàn lao động
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào
của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền
với việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ lao động. Nhiễm độc đột ngột cũng là tai
nạn lao động.
Tai nạn lao động được phân ra: chấn thương, nhiễm độc nghề nghiệp và bệnh
nghề nghiệp:

SVTH: Lê Mỹ Dung
GVHD: Lê Bảo Việt

12



Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện an toàn lao động tại Công ty Cổ phần phân bón
Bình Điền

Chấn thương: là tai nạn mà kết quả gây nên những vết thương hay huỷ hoại
một phần cơ thể người lao động, làm tổn thương tạm thời hay mất khả năng lao động
vĩnh viễn hay thậm chí gây tử vong. Chấn thương có tác dụng đột ngột.
Bệnh nghề nghiệp: là bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại,
bất lợi (tiếng ồn, rung động,…) đối với người lao động. Bệnh nghề nghiệp làm suy yếu
dần dần sức khoẻ hay làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc và sinh hoạt của người
lao động. Bệnh nghề nghiệp làm suy yếu sức khoẻ người lao động một cách dần dần
và lâu dài.
Nhiễm độc nghề nghiệp: là sự huỷ hoại sức khoẻ do tác dụng của các chất độc
xâm nhập vào cơ thể người lao động trong điều kiện sản xuất.
1.2.2 Các nguyên nhân gây ra tai nạn lao động thường gặp trong quá trình làm
việc
Mặc dù chưa có phương pháp chung nhất phân tích chính xác nguyên nhân tai
nạn cho các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất nhưng có thể phân tích các nguyên nhân
theo các nhóm sau:
Nguyên nhân kỹ thuật:
- Thao tác kỹ thuật không đúng, không thực hiện nghiêm chỉnh những quy định
về kỹ thuật an toàn, sử dụng máy móc không đúng đắn.
- Thiết bị máy móc, dụng cụ hỏng.
- Chỗ làm việc và đi lại chật chội.
Các hệ thống che chắn không tốt, thiếu hệ thống tín hiệu, thiếu cơ cấu an toàn
hoặc cơ cấu an toàn bị hỏng.
- Dụng cụ cá nhân hư hỏng hoặc không thích hợp,…
Nguyên nhân tổ chức:
- Thiếu hướng dẫn về công việc được giao, hướng dẫn và theo dõi thực hiện các
quy tắc không được thấu triệt…

- Sử dụng công nhân không đúng nghề và trình độ nghiệp vụ.
- Thiếu và giám sát kỹ thuật không đầy đủ, làm các công việc không đúng quy
tắc an toàn.
- Vi phạm chế độ lao động.
Nguyên nhân vệ sinh môi trường:
SVTH: Lê Mỹ Dung
GVHD: Lê Bảo Việt

13


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện an toàn lao động tại Công ty Cổ phần phân bón
Bình Điền

- Môi trường không khí bị ô nhiễm hơi, khí độc, có tiếng ồn và rung động lớn.
- Chiếu sáng chỗ làm việc không đầy đủ hoặc quá chói mắt.
- Không thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu về vệ sinh cá nhân.
- Điều kiện vi khí hậu không tiện nghi.
1.2.3 Các yếu tố nguy hại thường gặp
Các mối nguy chính về an toàn và sức khỏe cho công nhân viên nhà máy chủ
yếu đến từ các vấn đề sau:
Mối nguy hiểm từ tai nạn giao thông: việc nhập và xuất các loại nguyên vật
liệu, hàng hóa vào và ra khỏi nhà máy có sự tham gia của số lượng lớn các loại xe
trọng tải lớn từ các nhà thầu, cũng như xe nâng của nhà máy để vận chuyển giữa các
kho xưởng.
Mối nguy từ sự hỏng hóc của các loại dụng cụ, thiết bị trong quá trình sản
xuất:
 Điện giật: Hầu hết các thiết bị trong dây chuyền công nghệ đều hoạt động từ
nguồn điện 3 pha như máy nghiền, trộn, thiết bị tạo tạo hạt, v.v... vậy nên rò điện là

một rủi ro lớn cho công nhân viên khi vận hành dây chuyền sản xuất.
 Phỏng: Nhiệt độ lò đốt cung cấp cho thiết bị sấy có thể lên tới 400oC. Nhiệt độ
lò hơi cũng nằm ở mức 100oC kèm với hệ thống ống hơi nước chạy khắp xung quanh
nhà xưởng nên mối nguy về nhiệt độ cao vừa có rủi ro tác động trực tiếp gây phỏng
mà cũng tác động gián tiếp làm cho môi trường vi khí hậu nhà xưởng thường xuyên
nóng bức, gây khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe cho công nhân ở khu vực xung
quanh.
 Cháy nổ: Dây chuyền sản xuất sử dụng lò hơi đốt than công suất 4 tấn/giờ, nên
các rủi ro do hệ thống lò gặp sự cố, gây nổ lò hơi là có thể xảy ra. Bên cạnh đó thì các
công việc nóng (hot-work) cũng đều có liên quan tới các loại nhiên liệu dễ cháy như
xăng dầu dự trữ để chạy xe, máy phát điện.
1.2.4 Tình hình an toàn lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong 06 tháng đầu
năm 2016 trên toàn quốc đã xảy ra 3.674 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 3.777 người
bị nạn, cụ thể:
- Số vụ TNLĐ chết người: 323 vụ
- Số vụ TNLĐ có từ hai người bị nạn trở lên: 54 vụ

SVTH: Lê Mỹ Dung
GVHD: Lê Bảo Việt

14


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện an toàn lao động tại Công ty Cổ phần phân bón
Bình Điền

- Số người chết: 356 người
- Số người bị thương nặng: 854 người

- Nạn nhân là lao động nữ: 1.176 người
Trong đó tại Thành phố Hồ Chí Mình:
- Tổng số vụ: 683 vụ
- Số người bị nạn: 702 người
- Số vụ chết người: 45 vụ
- Số người chết: 50 người
- Số người bị thương nặng: 178 người
Trong lao động sản xuất, người lao động luôn phải tiếp xúc với các yếu tố liên
quan đến an toàn, vệ sinh lao động và vệ sinh môi trường. Trên thực tế không có
ngành, nghề nào là an toàn tuyệt đối. Tuy nhiên, một số ngành, nghề có những công
việc nặng nhọc, độc hại và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh
nghề nghiệp (BNN) hơn những ngành, nghề khác như: khai thác khoáng sản; xây
dựng; sản xuất và sử dụng hoá chất, vật liệu nổ; đánh bắt thuỷ, hải sản;...
Hóa chất được xem là sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.
Công nghiệp sản xuất hóa chất như sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dược
phẩm,… không ngừng phát triển, kèm theo đó là rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn về an toàn
và sức khỏe con người cũng như nguy cơ hủy hoại môi trường sống.
Để bảo đảm ATVSLĐ trong ngành hóa chất, chính phủ và các Bộ, Ngành đã ban
hành nhiều văn bản pháp luật như: Luật Hóa chất, các Nghị định,Thông tư và các qui
trình, qui phạm kỹ thuật trong sản xuất và sử dụng hóa chất nhằm giảm thiểu những
nguy cơ tai nạn trong ngành hoá chất.
Trong những năm trở lại đây, trong ngành phân bón đã xảy ra một vụ tai nạn lao
động nghiêm trọng gây thiệt hại lớn về người và của, nguyên nhân do chủ cơ sở sản
xuất vi phạm về qui định an toàn lao động - vệ sinh lao động, an toàn ở những nơi
đông người.
Cụ thể: Công ty TNHH SX-DV-TM Đặng Huỳnh có trụ sở tại KP5, P.Thới An,
Q.12 và có chi nhánh tại đường Lê Thị Riêng, P.Thới An, Q.12, có chức năng kinh
doanh ngành nghề sản xuất và mua bán giống cây trồng, sản xuất phân bón, mua bán
hóa chất (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh), do Huỳnh Văn Hải làm giám đốc và là
đại diện theo pháp luật.

SVTH: Lê Mỹ Dung
GVHD: Lê Bảo Việt

15


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện an toàn lao động tại Công ty Cổ phần phân bón
Bình Điền

Ngày 17-10-2014, tại chi nhánh có ba công nhân là Huỳnh Thị Tâm, Nguyễn Thị
Cẩm Tú (con của bà Tâm) và Nguyễn Thị Ngọc Thạnh cùng làm việc. Tâm, Tú và
Thạnh tiến hành pha trộn hóa chất để sản xuất phân bón hiệu ĐH05, dùng phun cho
xoài ra hoa. Trong quá trình sản xuất, các công nhân này sử dụng bếp gas mini để
đóng gói phân bón gần nơi để hóa chất dễ cháy nổ như kali nitrat, kali clorat. Đến
15g30 cùng ngày thì xảy ra vụ nổ làm ba công nhân nêu trên chết. Trong đó, chỉ có thi
thể của Tú còn nhận dạng được. Ngoài ra tai nạn còn làm bị thương năm người dân ở
các nhà xung quanh, làm sập hoàn toàn nhà xưởng của chi nhánh, hư hỏng 86 căn nhà
lân cận.

Hình 1.6 Hiện trường sau vụ nổ.

1.3 VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG
NGÀNH SẢN XUẤT PHÂN BÓN
Dưới đây là bảng thống kê một số văn bản pháp luật liên quan đến an toàn lao
động trong ngành sản xuất phân bón.
Bảng 1.1 Danh sách văn bản pháp luật
Stt

Nhóm


Mã văn bản

Tiêu đề

1

Luật

84/2015/QH-13

Luật an toàn vệ sinh lao động

SVTH: Lê Mỹ Dung
GVHD: Lê Bảo Việt

16


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện an toàn lao động tại Công ty Cổ phần phân bón
Bình Điền

2

TT

33/2015/TT-BCT

Kiểm định an toàn thiết bị, dụng cụ

điện

3

QCVN

QCVN 25:2015/BLDTBXH

An toàn xe nâng hàng

4

QCVN

QCVN 22:2015/BLDTBXH An toàn hệ thống đường ống dẫn khí

5

TT

41/2015/TT-BCT

Danh mục sản phẩm, hàng hoá, có
nguy cơ gây mất an toàn

6

QCVN

QCVN 20:2015/BLĐTBXH


An toàn sàn nâng dùng nâng người

7

TT

61/2014/TT-BCT

Hướng dẫn vật liệu nổ

8

TT

31/2014/TT-BCT

Quy định một số chi tiết về an toàn
điện

9

TCVN

TCVN 5175:2014

Bóng đèn huỳnh quang hai đầu –
quy định về an toàn

10


TCVN

TCVN 9888-1:2013

Bảo vệ chống sét - phần 1 Nguyên
tắc chung

11

TCVN

TCVN 5181:1990

Thiết bị nén khí – yêu cầu an toàn

12

TT

54/2015/TT-BLĐTBXH

Quy định về thời gian làm việc, nghỉ
ngơi sản xuất theo mùa vụ

13

TT

40/2015/TT-BYT


Quy định đăng ký khám chữa bệnh
BHYT ban đầu

14

TT

52/2015/TTLT-BLĐTBXHBCA-BTC

Chế độ với người tham gia chữa
cháy

15

TT

48/2015/TT-BCA

Trang phục đội PCCC

16

TT

56/2014/TT-BCA

Trang bị phương tiện chữa cháy

17


TT

52/2014/TT-BCA

Quản lý, bảo dưỡng phương tiện
PCCC

SVTH: Lê Mỹ Dung
GVHD: Lê Bảo Việt

17


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện an toàn lao động tại Công ty Cổ phần phân bón
Bình Điền

18

TT

65/2013/TT-BCA

04/2016/TT-BYT
19

TT

20


QCVN

QCVN 15:2013/BLĐTBXH

Công tác cứu nạn, cứu hộ
Quy định về khám, chữa bệnh và
thanh toán chi phí khám, chữa bệnh
bảo hiểm y tế
liên quan đến khám, chữa bệnh lao
An toàn lao động đối với ủng hoặc
giày cách điện

(Nguồn: Công ty phân bón Bình Điền, 2015)

SVTH: Lê Mỹ Dung
GVHD: Lê Bảo Việt

18


×