Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã đồng xoài tỉnh bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.34 MB, 83 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ v
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ vi
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................. 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................ 1
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 2
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC ĐỀ TÀI .................................................................. 2
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN ........................................ 4
1.1 KHÁI NIỆM VỀ CHẤT THẢI RẮN ...................................................... 4
1.2 NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI, THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT, TỐC
ĐỘ PHÁT SINH CTR .................................................................................... 4
1.2.1 Nguồn gốc phát sinh............................................................................. 4
1.2.2 Phân loại chất thải rắn .......................................................................... 5
1.2.3 Thành phần của chất thải rắn .............................................................. 8
1.2.4 Tính chất của CTR ............................................................................... 9
1.2.5 Tốc độ phát sinh chất thải rắn: ........................................................... 16
1.2.6 Hệ thống thu gom, vận chuyển CTR đô thị ....................................... 17
1.2.7 Các phương pháp xử lý chất thải rắn trên thế giới và ở Việt Nam .... 20
1.3 ẢNH HƢỞNG CỦA CHẤT THẢI RẮN ĐẾN MÔI TRƢỜNG ........ 22
1.3.1 Ảnh hưởng đến môi trường nước ....................................................... 22
1.3.2 Ảnh huởng đến môi truờng không khí ............................................... 23
1.3.3 Ảnh hưởng đến môi trường đất .......................................................... 23
1.3.4 Ảnh hưởng tới sức khỏe con người .................................................... 23
1.3.5 Ảnh hưởng đến cảnh quan ................................................................. 24
1.4 HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở MỘT SỐ NƢỚC
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM .............................................................. 25
i




1.4.1 Hệ thống quản lý chất thải rắn ở một số nước trên thế giới............... 25
1.4.2 Hệ thống quản lý chất thải rắn ở Việt Nam ....................................... 28
1.5 CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM ........................................... 30
CHƢƠNG 2 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TẠI THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI .............................................................................. 31
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI THỊ XÃ ĐỒNG
XOÀI............................................................................................................... 31
2.1.1 Lịch sử hình thành và vị trí địa lý ...................................................... 31
2.1.2 Đặc điểm địa hình .............................................................................. 32
2.1.3 Đặc điểm địa chất ............................................................................... 32
2.1.4 Đặc điểm khí hậu ............................................................................... 32
2.1.5 Đặc điểm thuỷ văn ............................................................................. 33
2.1.6 Tài nguyên thiên nhiên ....................................................................... 33
2.1.7 Điều kiện kinh tế ................................................................................ 34
2.1.8 Dân số ................................................................................................. 37
2.1.9 Giáo dục- Đào tạo .............................................................................. 38
2.2 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở THỊ
XÃ ĐỒNG XOÀI ........................................................................................... 38
2.2.1 Đặc điểm chất thải rắn........................................................................ 38
2.2.2 Hiện trạng quản lý CTR tại thị xã Đồng Xoài ................................... 41
2.3 HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ XÃ
ĐỒNG XOÀI .................................................................................................. 47
2.4 ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở THỊ
XÃ ĐỒNG XOÀI ........................................................................................... 50
2.4.1 Những mặt làm được .......................................................................... 50
2.4.2 Những mặt chưa làm được ................................................................. 53
2.5 DỰ BÁO LƢỢNG RÁC THẢI SINH HOẠT PHÁT SINH ............... 55

CHƢƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ..................................................... 58
3.1 GIẢM THIỂU LƢỢNG RÁC THẢI PHÁT SINH ................................ 58
3.1.1 Giảm thiểu tại nguồn .......................................................................... 58
ii


3.1.2 Giảm thiểu trong quá trình thu gom và xử lý rác ............................... 59
3.2 GIẢI PHÁP TRONG QUÁ TRÌNH THU GOM VẬN CHUYỂN ..... 59
3.2.1 Giải pháp trong quá trình thu gom ..................................................... 59
3.2.2 Giải pháp trong quá trình vận chuyển ................................................ 60
3.3 GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA NGƢỜI DÂN .... 62
3.3.1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ môi
trường .......................................................................................................... 62
3.3.2 Xây dựng mô hình khu phố không rác ............................................... 63
3.3.3 Thành lập tổ bảo vệ môi trường ......................................................... 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 66
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 67

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Các chữ viết tắt

Cụm từ đầy đủ

CTR


Chất thải rắn

UBND

Uỷ ban nhân dân

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

VSV

Vi sinh vật

CTCC

Công trinh công cộng

BVMT

Bảo vệ môi trường

NĐ-CP

Nghị đinh – Chính phủ



Quyết định


QL

Quốc lộ

BVMT

Bảo vệ môi trường

DTM

Đánh giá tác động môi trường

CTRCN

Chất thải rắn công nghiệp

VSMT

Vệ sinh môi trường

KCN

Khu công nghiệp

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân loại chất thải rắn theo vị trí hiện hành .......................................... 6
Bảng 1.2 Phân loại chất thải rắn theo công nghệ quản lý - xử lý ......................... 6

Bảng 1.3 Thành phần phân loại chất thải rắn đô thị ............................................. 9
Bảng 1.4 Phần trăm khồi lượng ướt trong chất thải sinh hoạt tại TP. HCM ...... 11
Bảng 1.5 Khối lượng riêng và hàm lượng ẩm của các chất thải có trong rác sinh
hoạt ...................................................................................................................... 11
Bảng 2.1 Thành phần rác thải sinh hoạt tại thị xã Đồng Xoài .............................. 39
Bảng 2.2 Trang thiết bị công nhân được nhận theo định mức năm………………42
Bảng 2.3 Lượng rác thải thu gom trong những năm qua tại thị xã Đồng Xoài .. 44
Bảng 2.4 Số lượng xe và tổng số chuyến vận chuyển trong ngày ………………..47
Bảng 2.5 Số lượng rác vận chuyển dịp tết Nguyên Đán 2017............................... 47
Bảng 2.6 Khối lượng chất thải rắn phát sinh....................................................... 55
Bảng 2.7 Tốc độ phát sinh CTR theo % dân số hưởng dịch vụ .......................... 56

v


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn ...........................................................................5
Hình 1.2 Thùng rác được sử dụng hiện nay ..................................................................19
Hình 2.1 Sơ đồ vị trí Thị xã Đồng Xoài ........................................................................31
Hình 2.2 Biểu đồ cơ cấu kinh tế thị xã qua các năm .....................................................35
Hình 2.3 Biểu đồ thu nhập bình quân đầu người qua các năm .....................................36
Hình 2.4 Sơ đồ tổ chức hành chính quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Đồng
Xoài ............................................................................................................................... 40
Hình 2.5 Sơ đồ tổ chức xí nghiệp công trình công cộng thị xã Đồng Xoài...............41
Hình 2.6 Thu gom rác tại chợ Đồng Xoài .....................................................................44
Hình 2.7 Quy trình thu gom rác tại Thị xã Đồng Xoài .................................................45
Hình 2.8 Sơ đồ quy trình xử lý chất thải tại nhà máy....................................................49
Hình 2.9 Biểu đồ thể hiện hình thức thu gom và sự hài lòng trên địa bàn thị xã ….51
Hình 2.10 Thu gom rác thải theo mô hình xã hội hóa tại xã Tiến Hưng.......................52

Hình 2.11 Đội thu gom rác thải sinh hoạt tại Phường Tân Bình ...................................52
Hình 2.12 Đổ rác bừa bãi tại Quốc lộ 14 thuộc địa bàn xã Tiến Thành ........................ 54
Hình 2.13 Dự báo khối lượng CTR phát sinh và thu gom trên địa bàn Thị xã năm 2022
.......................................................................................................................................56
Hình 3.1 Sơ đồ tuyến thu gom đề xuất đường vòng hồ suối Cam ................................ 61
Hình 3.2 Tuyên truyền về bảo vệ môi trường tại trường học ........................................63

vi


vii


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình
Phước

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thị xã Đồng Xoài là trung tâm tỉnh Bình Phước với diện tích là 168.70 km² và dân
số khoảng 100.000 người (năm 2016) [1], là vùng có mật độ dân cư đông đúc, tốc độ đô
thị hóa cao, được xác định là một trong những vùng để tạo động lực phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh Bình Phước. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế
xã hội của tỉnh Bình Phước nói chung và Thị xã Đồng Xoài nói riêng đang có những
bước phát triển nhanh chóng, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 29.85 triệu
đồng/năm (2011) đến 52.12 triệu đồng/năm (2015) [2], đời sống nhân dân không ngừng
được cải thiện và nâng cao. Bên cạnh sự phát triển kinh tế xã hội thì việc đô thị hóa công nghiệp hóa sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về môi trường đặc biệt là vấn đề CTR sinh
hoạt.
Theo thống kê của cơ quan chức năng bình quân mỗi ngày lượng CTR sinh hoạt
phát sinh tại thị xã Đồng Xoài khoảng 70 tấn. Với tỷ lệ CTR sinh hoạt được thu gom

đạt khoảng 88% lượng CTR sinh hoạt còn lại chưa được thu gom thì người dân vứt bỏ
bừa bãi hoặc đốt tại sân vườn [3]. Việc này đã gây ra các tác động tiêu cực đến môi
trường đất, nước, không khí, làm giảm chất lượng môi trường sống, gây khó khăn cho
công tác xử lý CTR sinh hoạt của nhà máy và đặc biệt là sức khỏe của người dân trên
địa bàn thị xã.
Do lượng CTR sinh hoạt thải ra môi trường ngày càng nhiều nếu không xử lý kịp
thời, không có những biện pháp quản lý hữu hiệu thì CTR sinh hoạt sẽ ảnh hưởng rất
lớn đối với con người và môi trường. Trong khi đó, công tác quản lý và xử lý CTR sinh
hoạt trên địa bàn thị xã chưa được quan tâm đúng mức. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để
có thể quản lý và xử lý tốt CTR sinh hoạt trong quá trình hình thành và phát triển các
khu đô thị mới văn minh nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Từ đó, có thể
hình thành một hệ thống quản lý, kiểm soát CTR sinh hoạt phù hợp, hiệu quả và hướng
người dân đến một ý thức cao, tự giác về xây dựng một khu đô thị xanh, sạch, đẹp.
Chính vì đó đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải
rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước” được thực hiện.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Tìm hiểu về hệ thống quản lý CTR sinh hoạt tại thị xã Đồng Xoài.
- Phân tích và đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn thị
xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước.

SVTH: Lê Đại Học
PGS.TS.Nguyễn Đinh Tuấn

1


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình
Phước


- Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường xuống mức thấp nhất trong tương lai.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Thu thập về tình hình phát triển kinh tế xã hội của thị xã Đồng Xoài.
- Thu thập các văn bản pháp lý liên quan quản lý CTR sinh hoạt.
- Thu thập các tài liệu, thông tin liên quan đến quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn
thị xã Đồng Xoài và tỉnh Bình Phước.
- Khảo sát các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn
thị xã Đồng Xoài.
- Phân tích và đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý CTR sinh hoạt của thị xã Đồng
Xoài.
- Đề xuất các giải pháp quản lý và xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn thị xã Đồng
Xoài.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp kế thừa: Nghiên cứu tài liệu tham khảo, sách, báo và những công
trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài để làm cơ sở dữ liệu cho đề tài.
- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: thu thập thông tin về hiện trạng môi
trường, số liệu về lượng CTR sinh hoạt thu gom, thông tin về quy hoạch phát triển đô
thị…từ các cơ quan ban ngành của tỉnh Bình Phước và thị xã Đồng Xoài trên cơ sở đó
điều tra đánh giá tình hình quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn thị xã Đồng Xoài.
- Phân tích và xử lý số liệu trên cơ sở các số liệu đã tiến hành thu thập được.
- Tham vấn ý kiến cộng đồng.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan về tình hình quản
lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Đồng Xoài.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học: đề tài này được xây dựng từ kết hợp giữa kết quả khảo sát, thu
thập số liệu thực tế với tổng hợp và phân tích số liệu khoa học. Trên cơ sở đánh giá
hiện trạng CTRSH trên địa bàn thị xã và dự báo phát sinh CTRSH đến năm 2022,
nghiên cứu đã đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả và bền vững CTRSH trên địa

bàn thị xã Đồng Xoài.

SVTH: Lê Đại Học
PGS.TS.Nguyễn Đinh Tuấn

2


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình
Phước

Ý nghĩa thực tế: Là tài liệu tham khảo phục vụ UBND thị xã Đồng Xoài định
hướng trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt của thị xã đến năm 2022.

SVTH: Lê Đại Học
PGS.TS.Nguyễn Đinh Tuấn

3


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình
Phước

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
1.1 KHÁI NIỆM VỀ CHẤT THẢI RẮN
Theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ ban hành về
quản lý chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt được định nghĩa như sau:

Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông
thường và chất thải rắn nguy hại.
Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi
chung là chất thải rắn sinh hoạt.
Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ hoặc
các hoạt động khác được gọi chung là CTR công nghiệp.
1.2 NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI, THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT, TỐC ĐỘ
PHÁT SINH CTR
1.2.1 Nguồn gốc phát sinh
Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn bao gồm:
- Rác sinh hoạt từ khu dân cư đô thị và nông thôn.
- Rác sinh hoạt từ các trung tâm thương mại.
- Rác từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, các công trình công cộng.
- Rác từ các trạm xử lý nước thải và từ các ống thoát nước của thành phố.
- Rác từ các KCN, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp ngoài
KCN, các làng nghề.
- Rác từ các dịch vụ đô thị.
- Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công
nghiệp và nông nghiệp.

SVTH: Lê Đại Học
PGS.TS.Nguyễn Đinh Tuấn

4


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình
Phước


Chợ, bến xe

Cơ quan trường
học

Nơi vui chơi,
giải trí

Giao thông, xây
dựng

Chất thải rắn

Bệnh viên, cơ sở
y tế

Nhà dân, khu dân


Nông nghiệp hoạt
động xử lý rác
thải

Khu công
nghiệp, nhà máy

(Nguồn: moitruongviet.edu.vn)
Hình 1.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn
1.2.2 Phân loại chất thải rắn

Mỗi nguồn thải khác nhau có các loại chất thải đặc trưng khác nhau cho từng
nguồn thải, nên việc phân loại chất thải rắn cũng được tiến hành theo nhiều cách.
a. Phân loại theo vị trí hiện hành
Gồm các loại chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ...

SVTH: Lê Đại Học
PGS.TS.Nguyễn Đinh Tuấn

5


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình
Phước

Bảng 1.1 Phân loại chất thải rắn theo vị trí hiện hành
Nguồn

Các hoạt động và khu vực
liên quan đến việc sản sinh ra
rác

Khu dân cư

Các hộ gia đình

Khu
Thương mại

Cửa hiệu, nhà hàng, chợ, văn

phòng, khách sạn, xưởng in...

Đô thị

Kết hợp cả hai thành phần trên

Các thành phần của rác
Thức ăn thừa, rác, tro và
các loại khác
Thức ăn thừa, rác, tro,
CTR do quá trình phá vỡ,
xây dựng và các loại khác
Kết hợp cả hai thành phần
trên

Khu
Đường phố, khu vui chơi, công
CTR và các loại khác
công cộng
viên,...
Khu vực sản
CTR sinh hoạt, rác từ quá trình
xuất công
sản xuất công nghiệp.
nghiệp
(Nguồn: Nguyễn Văn Phước, Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn)
b. Phân loại chất thải rắn theo công nghệ quản lý - xử lý
Bảng 1.2 Phân loại chất thải rắn theo công nghệ quản lý - xử lý
Thành phần


Định nghĩa

Ví dụ

- Các vật liệu làm từ

- Các túi giấy, mảnh

giấy.

bìa, giấy vệ sinh….

1. Các chất cháy được:
- Giấy

- Vải len,….

- Hàng dệt
- Rác thải

- Có nguồn gốc từ sợi.
- Các chất thải ra từ đồ

- Các rau củ quả, thực
phẩm

ăn, thực phẩm.
- Cỏ, rơm, gỗ củi

- Chất dẻo


- Các thực phẩm và vật

- Đồ dùng bằng gỗ như

liệu được chế tạo từ gỗ

bàn ghế vỏ dừa

và tre.
- Các vật liệu và sản

-

Phim

cuộn,

bịch

nilon...

phẩm từ chất dẻo.

SVTH: Lê Đại Học
PGS.TS.Nguyễn Đinh Tuấn

6



Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình
Phước

Thành phần

Ví dụ
Định nghĩa

1. Các chất cháy được
- Da và cao su

- Các vật liệu và sản

- Túi xách da, cặp, vỏ

phẩm từ thuộc da và cao

ruột xe….

su.
2. Các chất không cháy
được:

- Các loại vật liệu và sản

- Kim loại sắt

- Hàng rào, nắp lọ….


phẩm chế tạo từ sắt.
- Vỏ hộp nhôm, đồ

- Kim loại không phải sắt

- Các kim loại không bị

đựng bắng kim loại..

nam châm hút.
- Chai lọ, đồ dùng bằng
- Các sản phẩm và vật

- Thủy tinh

thủy tinh, bóng đèn..

liệu chế tạo bằng thủy
tinh.
- Các vật liệu không
- Đá và sành sứ

cháy khác ngoài kim loại
và thủy tinh.

3. Các chất hỗn hợp

- Tất cả các vật liệu khác

- Vỏ trai, ốc, gạch đá và

gốm sứ.
- Đá, đất, cát.

không phân loại ở phần
1và 2 đều thuộc loại này.
(Nguồn: moitruongdanang.com, Giáo trình quản lý chất thải rắn)

SVTH: Lê Đại Học
PGS.TS.Nguyễn Đinh Tuấn

7


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình
Phước

c. Phân loại theo bản chất nguồn tạo thành
Chất thải rắn sinh hoạt: Là các loại chất thải rắn sinh ra từ các hoạt động của con
người, được tạo ra trong quá trình sinh hoạt, nguồn gốc chủ yếu từ các khu dân cư, khu
đô thị, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại...
Chất thải rắn xây dựng: Là các chất thải trong quá trình xây dựng các công trình
(đất, đá, gạch, ngói, bê tông vỡ,...).
Chất thải rắn nông nghiệp: Là các chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản xuất
nông nghiệp như trồng trọt, thu hoạch cây trồng, các sản phẩm thải ra từ các lò giết mổ
gia súc, gia cầm...
Chất thải rắn công nghiệp: Là chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
d. Phân loại theo mức độ nguy hại
Chất thải rắn nguy hại: Là các chất có chứa các chất hoặc hợp chất mang một trong

các đặc tính nguy hại (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các
đặc tính gây nguy hại khác) hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại đến môi
trường và sức khỏe con người.
Chất thải rắn không nguy hại: Là các chất thải rắn không chứa các chất và hợp chất
có một trong các đặc tính nguy hại hoặc các tương tác gây nguy hại.
e. Phân loại theo khu vực phát sinh
Chất thải rắn đô thị: Là vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ trong khu vực
đô thị không đòi hỏi sự bồi thường cho sự bỏ đi đó. Thêm vào đó chất thải được coi là
chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải
có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy.
Chất thải rắn nông thôn: Là chất thải rắn được sinh ra trong quá trình sinh hoạt, sản
xuất nông nghiệp, chăn nuôi, làng nghề, các phụ phẩm nông nghiệp (rơm, rạ, trấu ...) ở
khu vực nông thôn.
1.2.3 Thành phần của chất thải rắn
Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn đô thị rất khác nhau tùy thuộc vào từng
địa phương, vào các mùa khí hậu, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Thông
thường được tính bằng phần trăm (%) khối lượng của các phần riêng biệt tạo nên dòng
thải.

SVTH: Lê Đại Học
PGS.TS.Nguyễn Đinh Tuấn

8


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình
Phước

Bảng 1.3 Thành phần phân loại chất thải rắn đô thị


Hợp phần

Trọng luợng
%
KGT
Trung
(khoản
bình
giá trị)

Độ ẩm
%
KGT
(khoản
giá trị)

Trọng lƣợng riêng
kg/m3
KGT
Trung
Trung
(khoản giá
bình
bình
trị)

Chất thải thực
6-25
15

50-80
70
128-80
228
phẩm
Giấy
25-45
40
4-10
6
32-128
81,6
Carton
3-15
4
4-8
5
38-80
49,6
Chất dẻo
2-8
3
1-4
2
32-128
64
Vải vụn
0-4
2
6-15

10
32-96
64
Cao su
0-2
0,5
1-4
2
96-192
128
Da vụn
0-2
0,5
8-12
10
96-256
160
Sản phẩm vườn
0-20
12
30-80
60
84-224
104
Gỗ
1-4
2
15-40
20
128-20

240
Thủy tinh
4-16
8
1-4
2
160-480
193,6
Can hộp
2-8
6
2-4
3
48-160
88
Kim loại không
0-1
1
2-4
2
64-240
160
thép
Kim loại thép
1-4
2
2-6
3
128-1120
320

Bụi, tro gạch
0-10
4
6-12
8
320-960
480
Tổng hợp
100
15-40
20
180-420
300
(Nguồn: GS.TS.Trần Hiếu Nhuệ, Giáo trình quản lý chất thải rắn đô thị, 2001)
1.2.4 Tính chất của CTR
a. Tính chất vật lý
- Khối lượng riêng.
- Độ ẩm.
- Kích thước.
- Sự cấp phối hạt.
- Khả năng giữ ẩm thực tế.
- Độ xốp của CTR.
a1. Khối lượng riêng
Khối lượng riêng là trọng lượng của một đơn vị vật chất trên một đơn vị thể tích
chất thải (kg/m3).[4]
Chất thải đô thị: 180-400 kg/m3, điển hình khoảng 300 kg/m3.

SVTH: Lê Đại Học
PGS.TS.Nguyễn Đinh Tuấn


9


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình
Phước

Phụ thuộc: Vị trí địa lý, mùa trong năm, thời gian lưu trữ chất thải.
Phương pháp xác định khối lượng riêng của CTR:
Mẫu CTR dùng để xác định khối lượng riêng có thể tích khoảng 500 lít sau khi xáo
trộn đều bằng kỹ thuật “một phần tư”. Các bước như sau:
Bước 1: Đổ nhẹ mẫu CTR vào thùng thí nghiệm có thể tích đã biết (tốt nhất là
thùng có thể tích 100 lít) cho đến khi chất thải đầy đến miệng thùng.
Bước 2: Nâng thùng lên cách mặt sàn khoảng 30 cm và thả rơi tự do uống 4 lần.
Bước 3: Đổ nhẹ mẫu CTR vào thùng thí nghiệm để bù vào phần thất thải đã nén
xuống.
Bước 4: Cân và ghi khối lượng của cả vỏ thùng thí nghiệm và CTR.
Bước 5: Trừ khối lượng cân được ở trên cho khối lượng của cả cỏ thùng thí nghiệm
ta được khối của CTR thí nghiệm.
Chia khối lượng CTR cho thể tích của thùng thí nghiệm ta được khối lượng riêng
của CTR.
Bước 6: Lập lại thí nghiệm ít nhất 2 lần và lấy giá trị trung bình.
a2. Độ ẩm
Độ ẩm của CTR được xác định bằng một trong 2 phương pháp sau: Phương pháp
khối lượng ướt và phương pháp khối lượng khô của CTR.
- Phương pháp khối lượng ướt: độ ẩm tính theo khối lượng ướt của vật liệu là phần
trăm khối lượng ướt của vật liệu.
- Phương pháp khối lượng khô: độ ẩm tính theo khối lượng ướt của vật liệu là phần
trăm khối lượng khô của vật liệu.
Phương pháp khối lượng ướt được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực quản lý CTR.

Độ ẩm theo phương pháp khối lượng ướt được tính như sau:
a= {(w – d)/ w} × 100
Trong đó: a : độ ẩm, % khối lượng
w

: khối lượng mẫu ban đầu, kg

d

: khối lượng mẫu sau khi sấy khô ở 105C, kg

SVTH: Lê Đại Học
PGS.TS.Nguyễn Đinh Tuấn

10


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình
Phước

Bảng1.4 Phần trăm khồi lƣợng ƣớt trong chất thải sinh hoạt tại TP. HCM
STT

Khối lượng ướt (%)

Thành phần

1


Chất hữu cơ dễ phân hủy

62,24

2

Gíấy các loại

0,59

3

Túi xách, que tre, giẻ rách

4,25

4

Nhựa, cao su, da

0,46

5

Vỏ sò, ốc

0,5

6


Thủy tinh

0,02

7

Đá sỏi, sành sứ

16,4

8

Kim loại

0,27

9

Tạp chất đường kính 10mm trở xuống

15,27

Tổng cộng

100

( Nguồn: Công ty Dịch vụ Môi trường đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, 2006)
Bảng 1.5 Khối lƣợng riêng và hàm lƣợng ẩm của các chất thải có trong rác sinh
hoạt.
Loại chất thải

Rác khu dân cư (Không
nén)
Thực phẩm
Giấy
Carton
Nhựa
Vải
Cao su
Da
Rác vườn
Gỗ
Thuỷ tinh
Lon thiếc

SVTH: Lê Đại Học
PGS.TS.Nguyễn Đinh Tuấn

Khối lượng riêng (lb/yd3)
Khoảng
Đặc trưng
dao
động
220-810
70-220
70-135
70-220
70-170
170-340
170-440
100-380

220-540
270-810
85-270

490
150
85
110
110
220
270
170
400
330
150

Độ ẩm (% khối lượng)
Khoảng
Đặc trưng
dao
động
50-80
4-10
4-8
1-4
6-15
1-4
8-12
30-80
15-40

1-4
2-4

70
6
5
2
10
2
10
60
20
2
3

11


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình
Phước

Loại chất thải
Rác khu dân cư (Không
nén)
Các kim loại khác
Bụi, tro
Tro
Rác rưởi
Rác vườn

Lá (xốp và khô)
Cỏ tươi (xốp và ướt)
Cỏ tươi (ướt và nén)
Rác vườn (vụn)
Rác vườn (composted)
Rác khu đô thị
Xe ép rác
Tại bãi rác
- Nén bình thường
- Nén tốt
Rác khu thương mại
Rác thực phẩm
Thiết bị gia dụng
Rác khu thƣơng mại
(tt)
Thùng gỗ
Phần rẻo cây
Rác cháy được
Rác không cháy
Rác hỗn hợp
Rác xây dựng và phá dỡ
Rác khu phá dỡ (không
cháy)
Rác khu phá dỡ (cháy
được)
Rác xây dựng (cháy
được)
Bê tông vỡ

SVTH: Lê Đại Học

PGS.TS.Nguyễn Đinh Tuấn

Khối lượng riêng (lb/yd3) Độ ẩm (% khối lượng)
Khoảng
Khoảng
Đặc
dao
Đặc trưng
dao
trưng
động
động
220-1940
540-1685
1095-1400
150-305

540
810
1255
220

2-4
6-12
6-12
5-20

3
8
6

15

50-250
350-500
1000-1400
450-600
450-650

100
400
1000
500
550

20-40
40-80
50-90
20-70
40-60

30
60
80
50
50

300-760

500


15-40

20

610-840
995-1250

760
1010

15-40
15-40

25
25

800-1600
250-340

910
305

50-80
0-2

70
1

185-270
170-305

85-305
305-610
235-305

185
250
200
505
270

10-30
20-80
10-30
5-15
10-25

20
5
15
10
15

1685-2695

2395

2-10

4


505-675

605

4-15

8

305-605

440

4-15

8

2020-3035

2595

0-5

-

12


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình
Phước


Khối lượng riêng (lb/yd3) Độ ẩm (% khối lượng)
Khoảng
Đặc trưng
Khoảng
Đặc
dao
dao
trưng
động
động

Loại chất thải
Rác công nghiệp
Bùn hoá chất (ướt)
Tro
Vụn da
Vụn kim loại nặng
Trái cây thải bỏ (hỗn
hợp)
Phân bón (ướt)
Rau cỏ thải bỏ (hỗn
hợp)
Vụn kim loại nhẹ
Vụn kim loại (hỗn hợp)

1350-1855
1180-1515
170-420
2530-3370

420-1265

1685
1350
270
3000
605

75-99
2-10
6-15
0-5
60-90

80
4
10
75

1515-1770
340-1180

1685
605

75-96
60-90

94
75


840-1515
1180-2530

1245
1515

0-5
0-5

-

1600
490
305
840

0-5
10-40
6-15
30-60

2
20
10
25

945

40-80


50

605

-

Dầu, hắc ín, nhựa đường 1350-1685
Mạt cưa
170-590
Vải thải
170-370
Gỗ thải (hỗn hợp)
675-1140
Rác nông nghiệp
Rác nông nghiệp (hỗn
675-1265
hợp)
Xác súc vật
340-840
3
3
Lb/yd x 0.5933 = kg/m

-

(Nguồn: www.gree-vn.com)

a3. Kích thước hạt
Kích thước hạt và cấp phối hạt của các thành phần trong CTR đóng vai trò rất quan

trọng trong việc tính toán và thiết kế các phương tiện cơ khí trong thu hồi vật liệu, đặc
biệt là sàng lọc phân loại CTR bằng máy hoặc bằng phương pháp từ. Kích thước của
từng thành phần CTR có thể xác định bằng một hoặc nhiều phương pháp sau:
Sc = l
Sc = (l + w)/2
Sc = (l + w + h)/3
Sc = (l x w +h)1/2
Sc = (l x w x h)1/3
Trong đó: Sc : kích thước trung bình của các thành phần
l : chiều dài, mm

SVTH: Lê Đại Học
PGS.TS.Nguyễn Đinh Tuấn

13


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình
Phước

w: chiều rộng, mm
h: chiều cao, mm
a4. Khả năng giữ ẩm thực tế
Khả năng giữ ẩm thực tế là toàn bộ lượng nước mà nó có thể giữ lại trong mẫu chất
thải dưới tác dụng của trọng lực.
Ý nghĩa: định lượng nước rò rỉ từ bãi rác.
Phụ thuộc: áp lực nén và trang thái phân hủy của chất thải rắn.
a5. Độ thấm (tính thấm) của chất thải rắn đã được nén
Tính dẫn nước của CTR đã được nén là một tính chất vật lý quan trọng, chi phối và

điều khiển sự di chuyển của các chất lỏng (nước rò rỉ, nước ngầm, nước thấm) và chất
khí bên trong bãi rác. Hệ số thấm được tính như sau:
K = Cd2 = k
Trong đó: K: hệ số thấm, m2/s
C: hằng số không thứ nguyên
d: kích thước trung bình của các lỗ rỗng trong rác, m
: trọng lượng riêng của nước, kg.m/s2
: độ nhớt động học của nước, Pa.s
k: độ thấm riêng, m2
b. Tính chất hóa học
Các thông tin về thành phần hóa học các vật chất cấu tạo nên CTR đóng vai trò rất
quan trọng trong việc đánh giá, lựa chọn phương pháp xử lý và tái sinh chất thải. Nếu
CTR được sử dụng làm nhiên liệu cho quá trình đốt thì 4 tiêu chí phân tích hóa học
quan trọng nhất là:
- Phân tích gần đúng – sơ bộ (xác định sơ bộ hàm lượng chất hữu cơ).
- Điểm nóng chảy của tro.
- Phân tích thành phần nguyên tố CTR.
- Nhiệt trị của CTR.
c. Tính chất sinh học
Ngoại trừ nhựa, cao su, và da, phần chất hữu cơ của hầu hết chất thải rắn sinh hoạt
có thể được phân loại như sau: [5]
SVTH: Lê Đại Học
PGS.TS.Nguyễn Đinh Tuấn

14


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình
Phước


- Những chất tan được trong nước như đường, tinh bột, amino acids, và các acid
hữu cơ khác.
- Hemicellulose là sản phẩm ngưng tụ của đường 5 carbon và đường 6 carbon.
- Cellulose là sản phẩm ngưng tụ của glucose, đường 6-carbon.
- Mỡ, dầu và sáp là những ester của rượu và acid béo mạch dài.
- Lignin là hợp chất cao phân tử chứa các vòng thơm và các nhóm methoxyl (OCH3).
- Lignocellulose
- Proteins là chuỗi các amino acid.
Đặc tính sinh học quan trọng nhất của thành phần chất hữu cơ có trong chất thải rắn
sinh hoạt là hầu hết các thành phần này đều có khả năng chuyển hoá sinh học tạo thành
khí, chất rắn hữu cơ trơ, và các chất vô cơ. Mùi và ruồi nhặng sinh ra trong quá trình
chất hữu cơ bị thối rữa (rác thực phẩm) có trong chất thải rắn sinh hoạt.
c1. Khả năng phân hủy sinh học của các chất hữu cơ
Hàm lượng chất rắn bay hơi (VS), xác định bằng cách nung ở nhiệt độ 55000C,
thường được sử dụng để đánh giá khả năng phân huỷ sinh học của chất hữu cơ trong
chất thải rắn sinh hoạt. Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ tiêu VS để biểu diễn khả năng
phân huỷ sinh học của phần chất hữu cơ có trong chất thải rắn sinh hoạt là không
chính xác vì một số thành phần chất hữu cơ rất dễ bay hơi nhưng rất khó bị phân huỷ
sinh học (ví dụ giấy in báo, và nhiều loại cây kiểng).
c2. Sự hình thành mùi
Mùi sinh ra khi tồn trữ chất thải rắn trong thời gian dài giữa các khâu thu gom,
trung chuyển và thải ra bãi rác nhất là ở những vùng khí hậu nóng do quá trình phân
huỷ kỵ khí các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ có trong chất thải rắn sinh hoạt. Ví dụ, trong
điều kiện kỵ khí, sulfate có the bị khử thành sulfide (S2-), sau đó sulfide kết hợp với
hydro tạo thành H2S. Quá trình này có thể biểu diễn theo các phương trình sau:
2 CH3CHOHCOOH + SO42-  2 CH3COOH + S2- + H2O + CO2
Lactate

sulfate


Acetate

sulfide nước

khí cacbonic

Ion Sulfide có thể kết hợp với muối kim loại sẵn có, ví dụ muối sắt, tạo thành
sulfide kim loại:

S2- + Fe2+  FeS
Màu đen của chất thải rắn đã phân huỷ kỵ khí ở bãi chôn lấp chủ yếu là do sự hình

SVTH: Lê Đại Học
PGS.TS.Nguyễn Đinh Tuấn

15


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình
Phước

thành các muối sulfide kim loại. Nếu không tạo thành các muối này, vấn đề mùi của
bãi chôn lấp sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
c3. Sự sản sinh ruồi nhặng
Vào mùa hè cũng như tất cả các mùa của những vùng có khí hậu ấm áp, sự sinh
sản ruồi ở khu vực chứa rác là vấn đề đáng quan tâm. Quá trình phát triển từ trứng
thành ruồi thường ít hơn 2 tuần kể từ ngày đẻ trứng. Thông thường chu kỳ phát triển
của ruồi ở khu dân cư từ trứng thành ruồi có thể biểu diễn như sau:

Trứng phát triển

: 8 đến 12 giờ

Giai đoạn đầu của ấu trùng

: 20 giờ

Giai đoạn đầu thứ hai của ấu trùng : 24 giờ
Giai đoạn thứ 3 của ấu trùng

: 3 ngày

Giai đoạn nhộng

: 4 đến 5 ngày

Tổng cộng

: 9 đến 11 ngày

1.2.5 Tốc độ phát sinh chất thải rắn:
Việc tính toán tốc độ phát sinh chất thải rắn là một trong những yếu tố quan trọng
trong việc quản lý rác thải, bởi từ đó ta có thể xác định được lượng rác thải phát sinh
trong tương lai ở một khu vực để có kế hoạch quản lý thích hợp.
Người ta sử dụng một số loại phân tích sau đây để tính lượng rác thải ở một khu
vực:

-Đo khối lượng
-Phân tích thống kê

-Dựa trên các đơn vị thu gom rác (vd: thùng chứa)
-Phương pháp xác định tỉ lệ rác thải
-Tính cân bằng vật chất
Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát sinh chất thải rắn:

- Sự phát triển kinh tế và mức sống:
Các nghiên cứu cho thấy sự phát sinh chất thải rắn liên hệ trực tiếp với phát triển
kinh tế của cộng đồng. Lượng chất thải sinh hoạt đã được ghi nhận là có giảm đi khi
có sự suy giảm về kinh tế (rõ nhất là trong thời gian khủng hoảng kinh tế thế kỷ 17).
Phần trăm vật liệu đóng gói (đặc biệt là túi nilon) đã tăng lên trong 3 thập kỷ qua và
tương ứng là tỷ trọng khối lượng (khi thu gom) của chất thải cũng giảm đi.
SVTH: Lê Đại Học
PGS.TS.Nguyễn Đinh Tuấn

16


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình
Phước

- Mật độ dân số:
Các nghiên cứu xác minh dần khi mật độ dân số tăng lên, kéo theo lượng rác thải
sẽ nhiều hơn
- Sự thay đổi theo mùa:
Trong những dịp như lễ giáng sinh, tết âm lịch (tiêu thụ đỉnh điểm) và cuối năm
(tiêu thụ thấp) thì sự thay đổi về lượng rác thải đã được ghi nhận.
Tần số và phương pháp thu gom: vì các vấn đề này nảy sinh với rác thải trong và
quanh nhà, các gia đình sẽ tìm cách khác để thải rác. Người ta phát hiện rằng nếu tần
số thu gom rác thải giảm đi, với sự thay đổi giữa các thùng 90 lít sang các thùng di

động 240 lít lượng rác thải đã tăng lên đặc biệt là rác thải vườn. Do đó vấn đề rất quan
trọng trong việc xác định lượng rác phát sinh không chỉ từ lượn rác được thu gom mà
còn xác định lượng rác được vận chuyển thẳng ra nơi chôn lấp, vì rác thải vườn đã
từng được xe vận chuyển đến nơi chôn lấp.
Ngoài ra còn có các yếu tố khắc như: dư luận, ý thức cộng đồng …Theo dự án môi
trường Việt Nam Canada (Viet Nam Canada Environment Project) thì tốc độ phát sinh
rác đô thị ở Việt Nam như sau:






Rác thải khu dân cư (Residential wastes): 0,3-0,7 Kg/người/ngày.
Rác thải thương mại ( commercial wastes): 0,1-0,2 Kg/người/ngày.
Rác quét đường (Steet sweeping wastes): 0,05- 0,2 Kg/người/ngày.
Rác thải công sở (Institution wastes): 0,05-0,2 kg/người/ngày.
Tính trung bình thì rác thải sinh hoạt của một người ở Việt Nam khoảng 0,5 0,7 Kg/ngày/người.

1.2.6 Hệ thống thu gom, vận chuyển CTR đô thị
Thu gom CTR là quá trình thu nhặt CTR sinh hoạt thải từ các hộ dân, các công sở,
các khu công cộng hay từ những điểm thu gom, chất chúng lên các phương tiện vận
chuyển và chở đến địa điểm xử lý, chuyển tiếp, trung chuyển. Thông thường, dịch vụ
thu gom CTR sinh hoạt có thể chia ra thành các dịch vụ “thu gom sơ cấp” và “thu gom
thứ cấp”.
a. Hệ thống thu gom sơ cấp
a.1 Thu gom sơ cấp:
Là thu gom từ nơi phát sinh đến thiết bị gom rác của thành phố, đô thị… Giai đoạn
này có sự tham gia của người dân và có sự ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thu gom. Hệ
thống thu gom này chủ yếu là bằng thủ công, bao gồm thu gom rác đường phố và thu

gom rác từ các hộ dân cư.
SVTH: Lê Đại Học
PGS.TS.Nguyễn Đinh Tuấn

17


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình
Phước

Trong thu gom sơ cấp có thể có sự phân loại rác tại nguồn (rác thải được phân cho
vào các thùng chứa khác nhau) hoặc không có sự phân loại đầu nguồn thông thường
rác thải được đổ chung vào trong một đống.
Khi phân loại rác thải thường phân ra các loại cơ bản sau: Rác kim loại, giấy, thủy
tinh, rác thải vườn và các loại khác.
Lợi ích của phân loại tại nguồn: Thuận lợi cho công tác phân loại sau cùng và đẩy
mạnh tái chế chất thải, giảm lượng chất thải, giảm khối lượng chất thải phải chuyển
đến các bải và nâng cao chất lượng của sản phẩm được tái chế. Tuy nhiên thu gom có
phân loại tại nguồn tốn kém hơn.
Thu gom không có phân loại tại nguồn: Nhược điểm của phương thức thu gom này
là rác thải trộn lẫn vào nhau  việc phân loại sau này chất thải rất tốn kém  chất
lượng tái chế của chất thải bị giảm sút.
a.2 Thu gom đối với nhà cao tầng:
Thường được thu gom bằng ống đứng, các ống đứng thường được xây dựng hình
tròn hoặc hình chữ nhật, đường kính các ống thu gom thường 300 - 900mm (trung
bình 500 - 600mm).
Yêu cầu thiết bị thùng đựng rác thu gom sơ cấp:
a.3 Ở mỗi hộ gia đình:
- Thùng đựng phải kín, không chảy nước để tránh nước rác chảy ra, ruồi nhặng,..

- Có thể dùng màu sắc để phân loại cho các thùng đựng các loại rác khác nhau.
Thùng có thể có quy định các màu như xanh (chứa chất thải có thể tái chế), vàng (chứa
các loại giấy), đen (các chất thải còn lại).
a.4 Thùng rác công cộng:
- Thùng làm bằng vật liệu bền, các chất liệu không thể tái chế được để tránh mất
cắp.
- Phải cố định thùng ở một vị trí nhất định thuận tiện để đổ rác vào thùng và xe đến
chuyển đi, vị trí dễ nhìn thấy.
- Chọn thùng rác phù hợp với đặc điểm địa hình từng vùng.
- Chế tạo những thùng rác không hấp dẫn những người lấy trộm.
- Những thùng rác này không ngăn cản những người thu nhặt rác.
 Ngoài ra thùng chứa rác còn phải đảm bảo một số điều kiện sau:
+ Chống sự xâm nhập của côn trùng, súc vật.
SVTH: Lê Đại Học
PGS.TS.Nguyễn Đinh Tuấn

18


×