Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định lập kế hoạch cấp nước an toàn cho thành phố hồ chí minh trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 82 trang )

Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định lập Kế hoạch cấp nước an toàn cho thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh
Biến đổi khí hậu

MỤC LỤC

-----------MỤC LỤC .......................................................................................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................vi
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................1
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ....................................................................................................2
3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI ...................................................................................................2
4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ..................................................................................2
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................ 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ......................................................................................... 4
1.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH NƯỚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH............................................................................................................................... 4
1.1.1 Sơ lược về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM................................ 4
1.1.2 Tình hình kinh doanh nước tại TP.HCM và những thách thức trong tương lai mà
thành phố phải đối mặt ....................................................................................................6
1.2 HỆ THỐNG CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG
LAI...................................................................................................................................7
1.2.1 Hệ thống cấp nước hiện tại .....................................................................................7
1.2.2 Theo quy hoạch cấp nước TP.HCM .......................................................................8
1.3 ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CÔNG TÁC CẤP NƯỚC Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................................................................................12
1.3.1 Định nghĩa biến đổi khí hậu .................................................................................13
1.3.2 Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam............................... 13
1.3.3 Các kịch bản xâm nhập mặn cho TP. Hồ Chí Minh .............................................19


1.3.4 Đánh giá tác động do xâm nhập mặn đến chất lượng nước đầu vào ....................28
SVTH: Trương Công Trí
GVHD: Th.s Phạm Thị Diễm Phương

i


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định lập Kế hoạch cấp nước an toàn cho thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh
Biến đổi khí hậu

1.3.5 Đánh giá tác động do xâm nhập mặn đến hệ thống cấp nước .............................. 29
1.3.6 Kết luận và khuyến nghị về tác động của BĐKH đến nguồn nước .....................33
1.4 KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN CHO TP.HCM TRONG BỐI CẢNH BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU ..............................................................................................................36
1.4.1 Mục tiêu CNAT ....................................................................................................37
1.4.2 Cơ sở pháp lý của CNAT .....................................................................................38
1.4.3 Các thông số kiểm soát CNAT .............................................................................38
1.4.4 Các bước tiến hành thực hiện một KHCNAT ......................................................40
1.4.5 Tình hình thực hiện KHCNAT tại Việt Nam ....................................................... 40
1.5 HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH ............................................................................41
1.5.1 Sự phát triển của hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS) ..................................................41
1.5.2 Khái niệm, phân loại DSS ....................................................................................42
1.5.3 Hệ hỗ trợ ra quyết định trong lĩnh vực môi trường (Environmental Decision
Support System - EDSS) ............................................................................................... 43
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ........................................................ 49
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ......................................................................................... 49
2.2 XÂY DỰNG BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ ............................................................... 50
2.2.1 Bộ câu hỏi cho Bảng 1 – Mô tả hệ thống ............................................................. 50
2.2.2 Bộ câu hỏi cho Bảng 2 – Xác định mối nguy và đánh giá rủi ro liên quan tới Biến

đổi khí hậu .....................................................................................................................51
2.2.3 Bộ câu hỏi cho Bảng 3 – Các biện pháp kiểm soát và kiểm chứng hiệu lực .......53
2.2.4 Bộ câu hỏi cho Bảng 4 – Kế hoạch cải thiện........................................................ 56
2.2.5 Phần nhận xét ở mỗi câu hỏi ................................................................................57
2.3 XÂY DỰNG CÔNG CỤ ......................................................................................... 57
2.5 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN CỦA SAWACO .......57
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ...........................................58
3.1 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC .......................................................................................... 58
3.1.1 Xây dựng một công cụ hỗ trợ đánh giá tiến độ thực thi KHCNAT .....................58
3.1.2 Xây dựng các câu hỏi đánh giá định tính và định lượng cho từng bảng ..............60
3.1.3 Chi tiết công cụ hỗ trợ đánh giá tiến độ thực thi KHCNAT ................................ 64
SVTH: Trương Công Trí
GVHD: Th.s Phạm Thị Diễm Phương

ii


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định lập Kế hoạch cấp nước an toàn cho thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh
Biến đổi khí hậu

3.1.4 Đánh giá sơ bộ KHCNAT của SAWACO ........................................................... 69
3.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ........................................................................................... 73
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 74
KẾT LUẬN ...................................................................................................................74
KIẾN NGHỊ ...................................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 75

SVTH: Trương Công Trí
GVHD: Th.s Phạm Thị Diễm Phương


iii


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định lập Kế hoạch cấp nước an toàn cho thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh
Biến đổi khí hậu

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu

CNAT

Cấp nước an toàn

CNSHNT

Cấp nước sinh hoạt nông thôn

DSS

Decision Support System – Hệ hỗ trợ ra quyết định

EDSS

Environmental Decision Support System
– Hệ hỗ trợ ra quyết định trong lĩnh vực Môi trường.


NMN

Nhà máy nước

SAWACO

Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn

KHCNAT

Kế hoạch cấp nước an toàn

HTCN

Hệ thống cấp nước

TP

Thành phố

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

IWA

International Water Association – Hiệp hội cấp nước Thế giới

UBND


Uỷ ban nhân dân

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

SVTH: Trương Công Trí
GVHD: Th.s Phạm Thị Diễm Phương

iv


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định lập Kế hoạch cấp nước an toàn cho thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh
Biến đổi khí hậu

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tổng quan nguồn nước cấp ở TP.HCM ........................................................... 7
Bảng 1.2 Đặc trưng của các kịch bản ............................................................................14
Bảng 1.3 Kết quả tính toán mực nước biển dâng từ mô hình SIMCLIM (cm) .............22
Bảng 1.4 Xu thế mặn trên lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai vào năm 2020 ..............24
Bảng 1.5 Xu thế mặn trên lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai năm 2030 .....................26
Bảng 1.6 Xu thế mặn trên lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai vào năm 2070 ..............28
Bảng 3.1 Ví dụ về bảng 3 .............................................................................................. 59
Bảng 3.2 Mã hoá màu sắc trong Công cụ ......................................................................67
Bảng 3.3 Tiến độ các bước KHCNAT ..........................................................................71
Bảng 3.4 Tiến độ theo công đoạn, cấu phần..................................................................72

SVTH: Trương Công Trí
GVHD: Th.s Phạm Thị Diễm Phương


v


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định lập Kế hoạch cấp nước an toàn cho thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh
Biến đổi khí hậu

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Dinh Độc Lập, công trình lịch sử tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh. ......4
Hình 1.2 Thay đổi của cưỡng bức bức xạ so với thời kỳ tiền công nghiệp. .................14
Hình 1.3 Sơ đồ chi tiết hóa động lực độ phân giải cao cho Việt Nam. ......................... 15
Hình 1.4 Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (oC) .....................................................17
Hình 1.5 Biến đổi của lượng mưa trung bình năm (%) .................................................18
Hình 1.6 Nguy cơ ngập ứng với mức nước biển dâng 100cm ......................................19
Hình 1.7 Diễn biến xâm nhập mặn tại TP.HCM năm 2010 ..........................................21
Hình 1.8 Diễn biến xâm nhập mặn tại TP.HCM năm 2020 ..........................................23
Hình 1.9 Diễn biến xâm nhập mặn tại TP.HCM năm 2030 ..........................................25
Hình 1.10 Diễn biến xâm nhập mặn tại TP.HCM năm 2070 theo kịch bản RCP 8.5
(A1FI). ........................................................................................................................... 27
Hình 1.11 Một ví dụ về hệ hỗ trợ ra quyết định trong lĩnh vực môi trường. ................44
Hình 2.1 Các bước thực hiện đề tài. ..............................................................................49
Hình 3.1 Tiến độ các bước theo công đoạn, cấu phần của Bảng 3. .............................. 60
Hình 3.2 Câu hỏi định lượng trong công cụ. .................................................................61
Hình 3.3 Kết quả đánh giá được thể hiện trong biểu đồ................................................62
Hình 3.4 Giao diện bảng 4 trong công cụ. .....................................................................64
Hình 3.5 Giao diện khởi động công cụ hỗ trợ đánh giá KHCNAT. .............................. 64
Hình 3.6 Giao diện nhập liệu của công cụ.....................................................................65
Hình 3.7 Đánh giá tiến độ thực hiện bước mô tả hệ thống............................................69
Hình 3.8 Tiến độ hiện xác định mối nguy hại và đánh giá rủi ro liên quan BĐKH......70

Hình 3.9 Các biện pháp kiểm soát và kiểm chứng hiệu lực. .........................................70
Hình 3.10 Kết quả của Kế hoạch cải thiện. ...................................................................71
Hình 3.11 Đánh giá tiến độ KHCNAT theo các bước...................................................72
Hình 3.12 Đánh giá KHCNAT theo công đoạn, cấu phần. ...........................................73

SVTH: Trương Công Trí
GVHD: Th.s Phạm Thị Diễm Phương

vi


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định lập Kế hoạch cấp nước an toàn cho thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh
Biến đổi khí hậu

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi
trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của một đất nước; mặt khác nước
cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường. Tài nguyên nước là thành
phần chủ yếu của môi trường sống, quyết định sự thành công trong các chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.
Hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và quan trọng này đang phải đối mặt
với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt dưới tác động của con người gây nên.
Quy hoạch tài nguyên nước là những việc làm cấp bách và cần thiết hiện nay, nhằm
đánh giá tổng hợp nguồn tài nguyên nước, định hướng các phương án phát triển kinh
tế, có kế hoạch phân bổ tài nguyên nước một cách hợp lý.
Sử dụng và khai thác nguồn tài nguyên nước một cách khoa học, có kế hoạch và theo
quy hoạch bền vững là việc làm hết sức quan trọng và cấp thiết, là cơ sở cho việc quản
lý, sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên nước, bảo vệ cảnh quan và môi

trường, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, bảo đảm cân bằng hệ sinh thái, ổn định xã hội dài lâu.
Trong bối cảnh phát triển không ngừng của thành phố Hồ Chí Minh về nhiều mặt, kéo
theo đó là sự gia tăng không ngừng về nhu cầu sử dụng nước. Theo ước tính của Tổng
công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) thì nhu cầu sử dụng nước từ nay đến năm
2015 là hơn 3,700,000 m3/ngày đêm. Do đó, việc xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn,
đảm bảo an ninh nguồn nước, phát triển và bảo tồn nguồn nước bền vững là một trong
những mục tiêu quan trọng của thành phố trong tương lai.
Hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS) được xem là một trong những công cụ hiệu quả để hỗ
trợ xây dựng một kế hoạch cụ thể. Tính hiểu quả của DSS được thể hiện thông qua khả
năng kết hợp nhiều thông tin, tính mềm dẻo và linh hoạt của dữ liệu.Việc xây dựng
một hệ hỗ trợ ra quyết định sẽ giúp ích cho công tác lập kế hoạch cấp nước an toàn,
giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, nhân lực vì hệ hỗ trợ ra quyết định hoạt động dựa trên
nguồn dữ liệu có sẵn, nhưng phương án tối ưu nhất cho từng mục tiêu đầu vào cụ thể.
Vì giới hạn kiến thức cũng như thời gian thực hiện, nghiên cứu này chỉ xây dựng một
phần mềm đưa ra có quyết định cụ thể dựa trên cơ sở dữ liệu có sẵn liên quan đến một
số mục tiêu cụ thể được nêu ra dưới đây.

SVTH: Trương Công Trí
GVHD: Th.s Phạm Thị Diễm Phương

1


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định lập Kế hoạch cấp nước an toàn cho thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh
Biến đổi khí hậu

2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
 Xây dựng công cụ hỗ trợ đánh giá, ra quyết định cho KHCNAT.

3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Để thực hiện các mục tiêu trên, đề tài gồm các nội dung sau:
Thu tập tài liệu liên quan






Tổng quan về Hệ thống cấp nước thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng quan về Hệ hỗ trợ ra quyết định.
Tác động của của Biến đổi khí hậu đến hệ thống cấp nước TP. Hồ Chí Minh.
Kế hoạch Cấp nước an toàn của WHO.
Cấp nước an toàn trong bối cảnh Biến đổi khí hậu.

Xây dựng công cụ hỗ trợ đánh giá tiến độ thực thi KHCNAT trong bối cảnh
BĐKH
Xây dựng công cụ hỗ trợ đánh giá tiến độ thực thi KHCNAT trong bối cảnh BĐKH
được thực hiện trên nền phần mềm Microsoft Excel với các giao diện nhập liệu và các
kết quả xuất ra dưới dạng bảng tổng kết và biểu đồ.
Đánh giá sơ bộ KHCNAT của Tổng công ty cấp nước Sài Gòn SAWACO và cải
thiện hiệu quả của công cụ
 Đánh giá sơ bộ về tiến độ thực thi KHCNAT của SAWACO qua các câu hỏi
định tính và định lượng.
 Đề xuất một số nội dung nhằm cải thiện công cụ hiện tại.
4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu: thu thập các tài liệu liên quan đến hệ thống
cấp nước của TP. Hồ Chí Minh, tài liệu của Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn
SAWACO, các tài liệu hướng dẫn thực thi KHCNAT của WHO, IWA, tài liệu về Hệ
hỗ trợ ra quyết định tiếng Việt và tiếng Anh.

Phương pháp tạo lập công cụ hỗ trợ đánh giá, ra quyết định cho KHCNAT: xây
dựng giao diện người dùng trên nền ngôn ngữ lập trình C#, xây dựng bảng đánh giá
dựa trên phần mềm Microsoft Excel 2010.
Phương pháp đánh giá hiệu quả thực thi KHCNAT: dựa vào tài liệu hướng dẫn
thực thi KHCNAT của WHO, các câu hỏi đánh giá hiệu quả thực thi KHCNAT của
các Tổng công ty cấp nước…
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng
SVTH: Trương Công Trí
GVHD: Th.s Phạm Thị Diễm Phương

2


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định lập Kế hoạch cấp nước an toàn cho thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh
Biến đổi khí hậu

Hệ hỗ trợ ra quyết định dưới dạng một công cụ hỗ trợ hiệu quả trong việc ra đánh giá
tiến độ thực thi KHCNAT cho TP. Hồ Chí Minh trong bối cảnh BĐKH.
Phạm vi
Các yếu tố liên quan đến BĐKH trong KHCNAT cho HTCN của TP. Hồ Chí Minh.

SVTH: Trương Công Trí
GVHD: Th.s Phạm Thị Diễm Phương

3


Luận văn tốt nghiệp

Xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định lập Kế hoạch cấp nước an toàn cho thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh
Biến đổi khí hậu

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH NƯỚC THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
1.1.1 Sơ lược về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ
Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,06 km². Theo
kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số
thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ trung bình
3.419 người/km². Đến năm 2011 dân số thành phố tăng lên 7.521.138 người. Theo
thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2014 thì dân số thành phố Hồ Chí Minh là
7.981.900 người.Tuy nhiên nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực
tế của thành phố vượt trên 10 triệu người Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt
Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 21,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và
29,38% tổng thu ngân sách của cả nước.
Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao
thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt,
đường thủy và đường không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du
lịch quốc tế, tức 70% lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông,
thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất.

Hình 1.1 Dinh Độc Lập, công trình lịch sử tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy vậy, Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối diện với những vấn đề của một đô thị
lớn có dân số tăng quá nhanh. Trong nội ô thành phố, đường sá trở nên quá tải, thường
SVTH: Trương Công Trí
GVHD: Th.s Phạm Thị Diễm Phương


4


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định lập Kế hoạch cấp nước an toàn cho thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh
Biến đổi khí hậu

xuyên ùn tắc. Hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả. Môi trường thành phố
cũng đang bị ô nhiễm do phương tiện giao thông, các công trường xây dựng và công
nghiệp sản xuất.
Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng chưa kịp quy hoạch nâng cấp tổng
thể, ý thức một số người dân lại quá kém trong nhận thức và bảo vệ môi trường
chung... Vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề ô
nhiễm môi trường rất lớn. Hiện trạng nước thải không được xử lý đổ thẳng vào hệ
thống sông ngòi còn rất phổ biến. Nhiều cơ sở sản xuất, bệnh viện và cơ sở y tế chưa
có hệ thống xử lý nước thải là một thực trạng đáng báo động. Tại cụm công nghiệp
Tham Lương, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi chất thải công nghiệp với tổng lượng nước
thải ước tính 500.000 m³/ngày. Sông Sài Gòn, mức độ ô nhiễm vi sinh chủ yếu do hoạt
động nuôi trồng thuỷ sản gây ra vượt tiêu chuẩn cho phép đến 220 lần. Cho tới 2008,
vẫn chưa có giải pháp cụ thể nào để chấm dứt tình trạng ô nhiễm này.
Lượng rác thải ở Thành phố Hồ Chí Minh lên tới 6.000 tấn/ngày, trong đó một phần
lượng rác thải rắn không được thu gom hết. Kết quả quan trắc năm 2007 cho thấy, so
với năm 2006, sự ô nhiễm hữu cơ tăng 2 đến 4 lần. Các phương tiện giao thông, hoạt
động xây dựng, sản xuất... còn góp phần gây ô nhiễm không khí. Khu vực ngoại thành,
đất cũng bị ô nhiễm do tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật từ sản xuất nông nghiệp gây
nên.
Tình trạng ngập lụt trong trung tâm thành phố đang ở mức báo động cao, xảy ra cả
trong mùa khô. Diện tích khu vực ngập lụt khoảng 140 km2 với 85% điểm ngập nước
nằm ở khu vực trung tâm thành phố. Thiệt hại do ngập nước gây ra ước tính 8 tỷ đồng
mỗi năm. Nguyên nhân là do hệ thống cống thoát nước được xây cách đây 50 năm đã

xuống cấp. Ngoài ra, việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị ở khu vực phía nam
– khu vực thoát nước của thành phố này đã làm cho tình hình ngập càng nghiêm trọng
hơn. Việc thoát nước ở Sài Gòn vốn dựa vào hệ thống sông và kênh, rạch tự nhiên
nhưng khoảng 30% diện tích kênh rạch đã bị chính quyền thành phố ra lệnh lấp. Theo
một nghiên cứu của Viện Khoa Học Thủy Lợi miền Nam thì chỉ trong 12 năm từ 1996
đến 2008, tại Sài Gòn đã có hơn 100 kênh, rạch với tổng diện tích khoảng 4000 hecta
bị lấp và bị lấn chiếm.
Trước những bức xúc về thực trạng môi trường, Thành phố Hồ Chí Minh đang khẩn
trương tìm mọi cách nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn. Việc
trích ra một nguồn vốn lớn nhiều tỷ đồng đầu tư xây dựng hồ sinh học cải tạo nước
kênh Ba Bò là một ví dụ.
Mật độ cây xanh của thành phố chỉ khoảng 1–2 m²/người, thuộc hàng rất thấp so với
các thành phố trên thế giới (Stockholm trên 70 m²/người). Việc thiếu cây xanh đã gây
ảnh hưởng đến chất lượng không khí của thành phố.
SVTH: Trương Công Trí
GVHD: Th.s Phạm Thị Diễm Phương

5


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định lập Kế hoạch cấp nước an toàn cho thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh
Biến đổi khí hậu

1.1.2 Tình hình kinh doanh nước tại TP.HCM và những thách thức trong tương
lai mà thành phố phải đối mặt
Tại thành phố Hồ Chí Minh, công tác cấp nước hiện tại được cung cấp bởi Tổng công
ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO). Tại TP.HCM, công ty cấp nước đầu tiên được
chính quyền Pháp thành lập vào năm 1874. Và công ty Cấp nước TP. HCM thành lập
vào năm 1975, đến năm 2005, được tái cơ cấu thành Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn

SAWACO.
Hệ thống cung cấp nước sạch TP.HCM được xây dựng từ thời Pháp thuộc, phát triển
không ngừng qua các thời kỳ. Bắt đầu là hệ thống cấp nước nhỏ Sài Gòn – Gia Định,
hiện nay công suất cấp nước là 1.8 triệu m3/ ngày đêm và sẽ lên đến gần 4 triệu m3/
ngày đêm (Quy hoạch tổng thể….). Tình hình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô
nhiễm gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước thô cho các nhà máy xử lý nước hiện
tại và tương lai.
Hệ thống đường ống cỡ lớn truyền tải nước sạch và hệ thống đường ống phân phối
nước sạch của 6 vùng cấp nước đan xen phức tạp, xuống cấp, cập nhật không đầy đủ,
không thể quản lý dẫn tới rò rỉ ngầm, tỷ lệ thất thoát nước rất cao đến 40 – 50%, ảnh
hưởng lớn đến việc cung cấp nước sạch cho TP. HCM.
Với tình hình cấp nước hiện nay của TP.HCM, năng lực cấp nước hiện nay còn bất
cập, sự gia tăng nhanh chóng theo dự kiến về nhu cầu sử dụng nước đòi hỏi có thêm
nhiều thách thức trong tương lai. Các vấn đề cụ thể như sau:
 Tại TP.HCM, khả năng cấp nước là 1.500.000 m3/ ngày đêm và còn chưa đủ
(tỷ lệ bao phủ dịch vụ cấp nước là 85%), do lượng nhu cầu sử dụng nước
hiện tại ước tính là 1.800.000 m3/ ngày đêm (tháng 9/2010).
 Về khả năng cấp nước, với khoảng 290l/ngày cho mỗi đầu người được tính
toán theo khả năng cấp nước, nhưng tỷ lệ nước không doanh thu ước tính là
vào khoảng 40% và tỷ lệ thất thoát (khoảng 35%) lý giải cho tỷ lệ nước thất
thoát trên nước không doanh thu là ở mức 88%, công tác cấp nước thực tế sẽ
ở mức 188l/ngày trên mỗi đầu người.
 Tỷ lệ mức tăng dân số của TP.HCM là cao, mức tăng dân số trong tương lai
(hiện tại vào khoảng 2% mỗi năm) do sự phát triển kinh tế và v.v…, từ mức
6,9 triệu người dân hiện nay (2007) dự kiến đến 2025 sẽ lên đến 13 triệu dân
(tăng khoảng 1,65 lần).
 Sông Đồng Nai và sông Sài Gòn hiện là nguồn nước cấp chủ yếu, đã bị ảnh
hưởng bởi sự xâm nhập nước mặn theo sự biến động của mực nước biển, và
sự ô nhiễm nước gây ra do sự phát triển trên mỗi bờ con sông do hệ thống
thoát nước tại hầu hết các khu vực này bị quá tải do tình trạng xả nước chưa

qua xử lý, hoặc xử lý chưa đầy đủ vào nguồn nước chung.
SVTH: Trương Công Trí
GVHD: Th.s Phạm Thị Diễm Phương

6


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định lập Kế hoạch cấp nước an toàn cho thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh
Biến đổi khí hậu

Bảng 1.1 Tổng quan nguồn nước cấp ở TP.HCM
Hiện nay (2015)

QHTT đến 2025

Cung cấp bởi

SAWACO

-

Nguồn nước

Nước sông, nước ngầm

-

Dân số


Khoảng 8 triệu dân

Khoảng 13 triệu dân

Năng lực

2,4 triệu m3/ngày

3,4 triệu m3/ngày

Tỷ lệ cấp nước

Khoảng 89,45%

100%

Tỷ lệ NRW

Khoảng 40%

25%

Đơn vị tiêu thụ

Khoảng 180l/người/ngày

Khoảng 200l/người/ngày

1.2 HỆ THỐNG CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN TẠI VÀ
TƯƠNG LAI

1.2.1 Hệ thống cấp nước hiện tại
HTCN TP.HCM có thể phân chia danh định thành các hệ thống thành phần gồm đầy
đủ 3 yếu tố: nguồn nước, các nhà máy nước (NMN) và mạng lưới cấp nước (MLCN)
như sau:
 HTCN sông Đồng Nai (sĐN): khai thác nguồn nước thô sông Đồng Nai với
tổng công suất xấp xỉ 1.450.000 m3/ngày đêm, với nhiều NMN có công suất
lớn (NMN Thủ Đức 750.000 m3/ngày đêm, NMN BOO Thủ Đức 300.000
m3/ngày đêm, NMN Bình An 100.000 m3/ngày đêm, NMN Thủ Đức giai đoạn
III 300.000 m3/ngày đêm). Hệ thống mạng lưới truyền tải và phân phối nước
cung cấp nước sạch cho khu vực phía đông, nam và trung tâm thành phố, hiện
đã được phân vùng phục vụ theo từng nhà máy nhưng chưa tách mạng độc lập
hoàn toàn cho từng nguồn.
 HTCN Sông Sài Gòn (sSG): khai thác nguồn nước thô từ sông Sài Gòn với
tổng công suất nước thô thiết kế cho giai đoạn 1 là 310.000 m3/ngày đêm.Hiện
có 1 NMN Tân Hiệp giai đoạn 2 có công suất thiết kế 300.000 m3/ngày đêm.
Hệ thống mạng lưới cấp nước cho khu vực phía tây và tây bắc TPHCM (chưa
tách mạng độc lập hoàn toàn với các hệ thống cấp nước khác).
 NMN Kênh Đông ( khai thác nguồn nước Kênh Đông từ Hồ Dầu Tiếng –
thượng nguồn sông Sài Gòn) công suất 150.000 m3/ngày đêm. Nước sạch từ
SVTH: Trương Công Trí
GVHD: Th.s Phạm Thị Diễm Phương

7


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định lập Kế hoạch cấp nước an toàn cho thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh
Biến đổi khí hậu










Kênh Đông được bơm về bể chứa nước sạch tại NMN Tân Hiệp trước khi hòa
vào MLCN của thành phố.
HTCN ngầm Tân Phú: bao gồm hệ thống các giếng khai thác nước ngầm tầng
sâu (100-200m), NMN ngầm Tân Phú (công suất thiết kế 70.000 m3/ngày đêm
và hệ thống mạng lưới truyền tải, phân phối nước cung cấp cho khu vực phía tât
thành phố).
NMN ngầm Bình Hưng: Công suất thiết kế 15.000 m3/ngày đêm.
Trạm cấp nước Tân Túc: công suất vận hành 5.000 m3/ngày đêm.
Hệ thống các trạm giếng và giếng lẻ: bao gồm các giếng khai thác nước ngầm
tập trung và nhỏ lẻ phân bố trên địa bàn TPHCM, các trạm xử lý nước tập trung
(Bình Trị Đông 12.000 m3/ngày đêm, Gò Vấp 10.000 m3/ngày đêm, giếng Bà
Huyện Thanh Quan, giếng Phạm Thế Hiển,…). Các trạm giếng này đã ngưng
hoạt động và đưa vào dự phòng cho cấp nước an toàn.
Hệ thống trạm giếng của Xí nghiệp Cấp nước Sinh hoạt nông thôn (Xí
nghiệp CNSHNT): bao gồm 123 trạm cung cấp nước cho khu vực ngoại thành
TPHCM (Bình Chánh, Củ Chi, Hóc môn, Nhà Bè, Quận 2, Quận 8, Quận 9,
Quận 12, Bình Tân, Tân Phú, Thủ Đức). Trong đó có một số trạm đã ngưng
hoạt động.

1.2.2 Theo quy hoạch cấp nước TP.HCM
a. Các nhà máy nước
Công suất (m3/ngđ)
TT


Nhà máy nước

Hiện
trạng năm
2010

Giai đoạn
đến 2015

Giai
đoạn đến
năm
2025

I

Nguồn sông Đồng Nai/Hồ Trị AN

1

Nhà máy nước Thủ Đức

750.000

750.000

750.000

2


Nhà máy nước Thủ Đức II (BOO)

300.000

300.000

300.000

3

Nhà máy nước Thủ Đức III (năm 2012)

300.000

300.000

4

Nhà máy nước Thủ Đức IV (năm 2018)

300.000

5

Nhà máy nước Thủ Đức V (năm 2024)

500.000

SVTH: Trương Công Trí

GVHD: Th.s Phạm Thị Diễm Phương

8


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định lập Kế hoạch cấp nước an toàn cho thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh
Biến đổi khí hậu

6

Nhà máy nước Bình An
Tổng công suất

II

Nguồn sông Sài Gòn/Hồ Dầu Tiếng

1

Nhà máy nước Tân Hiệp I

2

Nhà máy Tân Hiệp II (2015)

3

Nhà máy nước Tân Hiệp III (2020)


4

100.000
1.150.000

300.000

100.000

1.450.000 2.250.000

300.000

300.000

300.000

300.000
300.000

Nhà máy nước Kênh Đông I (2012)

200.000

200.000

+ Cấp cho nội thành

150.000


150.000

50.000

50.000

150.000

250.000

+ Cấp cho Củ Chi
5

100.000

Nhà máy nước Kênh Đông II (năm
2015 cấp cho Củ Chi và Long An)
Tổng công suất

300.000

950.000 1.350.000

III Nguồn nước ngầm
1

Nhà máy nước Tân Bình

2


65.000

75.000

75.000

Các giếng lẻ nội thành

2.000

0

0

3

Nhà máy nước Gò Vấp

10.000

10.000

10.000

4

Nhà máy nước Bình Trị Đông

8.000


8.000

0

5

Nguồn xã hội hoá (nước ngầm)

3.000

2.000

0

6

Nhà máy nước Bình Hưng

15.000

15.000

7

Công nghiệp (đã cấp phép)

350.861

190.000


0

8

Sinh hoạt/dân cư/hộ gia đình

256.000

140.000

0

Tổng công suất

694.861

440.000

100.000

Tổng cộng công suất toàn thành phố:
SVTH: Trương Công Trí
GVHD: Th.s Phạm Thị Diễm Phương

2.144.861

2.840.000 3.700.000

9



Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định lập Kế hoạch cấp nước an toàn cho thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh
Biến đổi khí hậu

b. Nguồn nước
 Sông Đồng Nai (có sự điều tiết của hồ Trị An): Khai thác với lưu lượng 2,5
triệu m3/ngày đêm để cung cấp nước thô cho các nhà máy nước sử dụng nguồn
nước sông Đồng Nai.
 Sông Sài Gòn (có sự điều tiết của hồ Dầu Tiếng và hồ Phước Hoà): Khai thác
với lưu lượng 01 triệu m3/ngày đêm để cung cấp nước thô cho các nhà máy
nước sử dụng nguồn nước sông Sài Gòn.
 Kênh chính Đông (có sự điều tiết của hồ Dầu Tiếng và từ hồ Phước Hoà): Khai
thác với lưu lượng 0,5 triệu m3/ngày đêm cung cấp nước thô cho các nhà máy
nước sử dụng nguồn nước Kênh Đông.
 Nghiên cứu sử dụng nguồn nước trực tiếp từ các hồ Dầu Tiếng, Trị An, Phước
Hoà đáp ứng yêu cầu sản xuất và cấp nước an toàn, hiệu quả.
 Nước ngầm trên địa bàn Thành phố: Giai đoạn đến 2025 khai thác quy mô công
nghiệp với lưu lượng khoảng 100.000 m3/ngày. Các giếng khoan công nghiệp
quy mô nhỏ, giếng khoan hộ gia đình phải ngừng hoạt động theo lộ trình hạn
chế khai thác nước ngầm của thành phố Hồ Chí Minh.
c. Công trình dẫn nước thô
 Tuyến ống nước thô Hóa An – Nhà máy nước Thủ Đức: Xây dựng và lắp đặt bổ
sung máy bơm, trang thiết bị và các công trình phụ trợ để tổng công suất đạt
2.500.000 m3/ngày đêm giai đoạn 2025; xây dựng thêm tuyến ống nước thô
D2400 mm dài 11 km từ Hóa An về Nhà máy nước Thủ Đức.
 Tuyến ống nước thô Hòa Phú – Nhà máy nước Tân Hiệp: Xây dựng và lắp đặt
bổ sung máy bơm, trang thiết bị và các công trình phụ trợ để tổng công suất đạt
1.000.000 m3/ngày đêm giai đoạn 2025; xây dựng thêm tuyến ống nước thô
D2000 mm dài 9,1 km từ Hòa Phú về Nhà máy nước Tân Hiệp ngay từ giai

đoạn 2015.
d. Công nghệ xử lý nước
Công nghệ xử lý đối với nước ngầm và nước mặt, bảo đảm chất lượng nước theo tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Đối với nước ngầm là Làm thoáng - Lắng - Lọc - Khử
trùng, đối với nước mặt là Keo tụ - Lắng - Lọc - Khử trùng.
Áp dụng công nghệ tiến tiến, hiện đại để nâng cao hiệu quả của công tác khai thác, vận
hành, quản lý cấp nước và tiết kiệm năng lượng.

SVTH: Trương Công Trí
GVHD: Th.s Phạm Thị Diễm Phương

10


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định lập Kế hoạch cấp nước an toàn cho thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh
Biến đổi khí hậu

e. Mạng lưới đường ống cấp nước
 Các tuyến ống chuyển tải:
 Các tuyến ống chuyển tải từ Nhà máy nước Thủ Đức: Cải tạo tuyến D2000 mm
hiện hữu trên xa lộ Hà Nội; hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng tuyến
D2000 mm BOO Thủ Đức, tuyến ống D2400 mm Thủ Đức - Bình Thái.
 Các tuyến ống chuyển tải từ Nhà máy nước Tân Hiệp: Tuyến ống D1500 mm
hiện hữu; hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng tuyến ống D2000 mm.
 Mạng đường ống cấp 1:
 Giai đoạn 2015:
- Xây dựng mới tuyến ống D2400 mm từ Bình Thái đến cầu Điện Biên Phủ;
- Xây dựng mới tuyến ống D1800 mm - D1500 mm từ Bình Thái đến cầu Phú
Mỹ (vành đai 2);

- Xây dựng mới tuyến ống D800 mm xa lộ Hà Nội từ Nhà máy nước Thủ Đức
đến cầu vượt Suối Tiên;
- Tuyến D900 mm Lũy Bán Bích hiện hữu của Nhà máy nước ngầm Tân Bình sẽ
đấu nối với D1500 mm hiện hữu tại ngã ba Trường Chinh - Cộng Hòa;
- Cải tạo các tuyến cấp 1 hiện hữu: D2000 mm từ Bình Thái đến cầu Điện Biên
Phủ, D900 mm Phan Đăng Lưu, D1500 mm Nguyễn Bỉnh Khiêm, D1200 D1050 mm Trần Hưng Đạo, D1200 - D1050 mm Võ Thị Sáu - đường 3/2,
D800 - 1.000 mm Nguyễn Thị Minh Khai... và các tuyến khác.
 Giai đoạn 2025:
- Xây dựng mới tuyến D800 mm Kha Vạn Cân - Xuyên Á - Lê Văn Khương;
- Xây dựng mới tuyến D1000 mm Nguyễn Duy Trinh - đại lộ Đông Tây;
- Xây dựng mới tuyến D1000 mm Cầu Phú Mỹ - Nguyễn Văn Linh;
- Xây dựng mới tuyến Trục Bắc, Ung Văn Khiêm - Nguyễn Xí;
- Xây dựng mới tuyến Nguyễn Hữu Cảnh;
- Xây dựng mới tuyến Vành đai 3;
- Xây dựng mới tuyến tỉnh lộ 15, dọc sông Nhà Bè.
 Mạng đường ống cấp 2
 Dự kiến xây dựng mới các tuyến cấp 2 đường kính D400 - D600 với tổng chiều
dài khoảng 250 km; cải tạo, sửa chữa khoảng 120 km đường ống cấp 2 hiện
hữu.
f. Các dự án ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2010 - 2015:
Các dự án ưu tiên về nguồn nước thô:
 Dự án 1: Nghiên cứu khả năng và quy mô khai thác nguồn nước từ hồ Trị An,
hồ Dầu Tiếng, hồ Phước Hoà thay thế cho nguồn nước sông Đồng Nai và sông
SVTH: Trương Công Trí
GVHD: Th.s Phạm Thị Diễm Phương

11


Luận văn tốt nghiệp

Xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định lập Kế hoạch cấp nước an toàn cho thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh
Biến đổi khí hậu

Sài Gòn (trong trường hợp sông Đồng Nai và sông Sài Gòn bị ô nhiễm và
nhiễm mặn) để cung cấp nước cho thành phố Hồ Chí Minh.
 Dự án 2: Xây dựng hệ thống chuyển tải nước thô từ hồ Trị An cung cấp nước
cho các nhà máy nước sử dụng nguồn nước sông Đồng Nai.
 Dự án 3: Xây dựng hệ thống chuyển tải nước thô từ hồ Dầu Tiếng đến cung cấp
nước cho các nhà máy nước sử dụng nguồn nước sông Sài Gòn.
Các dự án 2 và 3 được thực hiện sau khi hoàn thành Dự án 1 và khẳng định sự cần
thiết, quy mô và thời gian đầu tư.
Các dự án ưu tiên đầu tư xây dựng nhà máy nước:
 Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nước Thủ Đức III công suất 300.000 m3/ngày
đêm.
 Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nước Tân Hiệp giai đoạn II công suất 300.000
m3/ngày đêm.
Các dự án ưu tiên phát triển mạng lưới đường ống:
 Các dự án đầu tư giảm thất thoát, thất thu nước thành phố Hồ Chí Minh, mở
rộng mạng lưới đường ống và phạm vi cấp nước sử dụng.
 Dự án nghiên cứu tái cấu trúc mạng lưới đường ống cấp nước thành phố Hồ Chí
Minh theo các nhánh lớn.
 Các dự án cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các đường ống chuyển tải, cấp 1,
2.
 Các dự án cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các đường ống cấp 3.
1.3 ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CÔNG TÁC CẤP NƯỚC Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam được Bộ Tài nguyên và
Môi trường công bố lần đầu vào năm 2009 trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu trong
và ngoài nước. Mức độ chi tiết của các kịch bản mới chỉ giới hạn cho 7 vùng khí hậu
và dải ven biển Việt Nam để kịp thời phục vụ các Bộ, ngành và các địa phương thực

hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
Năm 2011, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu được ban hành, xác định mục tiêu
cho các giai đoạn và các dự án ưu tiên. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cập nhật kịch
bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng dựa trên các nguồn dữ liệu, các điều kiện khí
hậu cụ thể của Việt Nam và các sản phẩm của các mô hình khí hậu.
Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2015 được cập nhật
theo lộ trình đã được xác định trong Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, nhằm
cung cấp những thông tin mới nhất về những biểu hiện, xu thế biến biến đổi của khí
SVTH: Trương Công Trí
GVHD: Th.s Phạm Thị Diễm Phương

12


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định lập Kế hoạch cấp nước an toàn cho thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh
Biến đổi khí hậu

hậu trong quá khứ và kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong trong thế kỷ
21 ở Việt Nam.
Trong tính toán xây dựng đã kế thừa và bổ sung kịch bản công bố năm 2012. Việc tính
toán được dựa trên cơ sở: Các phát hiện mới trong Báo cáo đánh giá lần thứ 5 (AR5)
của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC); số liệu của mạng lưới quan trắc
khí tượng thủy văn cập nhật đến năm 2014; xu thế biến đổi gần đây của khí hậu Việt
Nam, các mô hình khí hậu toàn cầu và mô hình khí hậu khu vực phân giải cao cho khu
vực Việt Nam; các nghiên cứu có liên quan của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn
và Biến đổi khí hậu (bao gồm cả đề tài BĐKH-43 thuộc Chương trình KHCNBĐKH/11-15), Hội đồng tư vấn của Ủy ban Quốc gia về Biến đổi khí hậu, các Viện
nghiên cứu và các trường Đại học của Việt Nam.
1.3.1 Định nghĩa biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình

và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài
thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần
của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.
Kịch bản biến đổi khí hậu là giả định có cơ sở khoa học về sự tiến triển trong tương lai
của các mối quan hệ giữa kinh tế-xã hội, phát thải khí nhà kính, BĐKH và nước biển
dâng. Lưu ý rằng kịch bản BĐKH khác với dự báo thời tiết và dự báo khí hậu là nó chỉ
đưa ra quan điểm về mối ràng buộc giữa phát triển kinh tế-xã hội và hệ thống khí hậu.
Kịch bản phát thải là một cách trình diễn hợp lý sự phát triển tương lai về lượng phát
thải của các thực thể có hoạt động bức xạ tiềm năng, tức các khí nhà kính (KNK),
aerosols, dựa trên một loạt giả định nội tại nhất quán và chặt chẽ về động lực (chẳng
hạn phát triển dân số, kinh tế xã hội, thay đổi kỹ thuật) và quan hệ giữa chúng.
1.3.2 Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam
a. Phương pháp
Kịch bản nồng độ khí nhà kính (KNK):
Trong báo cáo lần thứ 5, IPCC đã xây dựng kịch bản dựa trên cách tiếp cận mới về
kịch bản phát thải là kịch bản phát thải chuẩn (Benchmark emissions scenarios)
hay đường nồng độ khí nhà kính đại diện“Representative Concentration Pathways RCP).
Kịch bản RCP chú trọng đến nồng độ khí nhà kính chứ không phải các quá trình phát
thải trên cơ sở các giả định về phát triển của kinh tế - xã hội, công nghệ, dân số,..
như trong SRES. Nói cách khác, RCP đưa ra giả định về đích đến, tạo điệu kiện cho
thế giới có có nhiều lựa chọn trong quá trình phát triển kinh tế, công nghệ, dân
SVTH: Trương Công Trí
GVHD: Th.s Phạm Thị Diễm Phương

13


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định lập Kế hoạch cấp nước an toàn cho thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh
Biến đổi khí hậu


số,…. Có 4 kịch bản RCP (RCP2.6, RCP4.5, RCP6.0, và RCP8.5) như được trình bày
trong Hình 1.2 và Bảng 1.2

Hình 1.2 Thay đổi của cưỡng bức bức xạ so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Bảng 1.2 Đặc trưng của các kịch bản

RCP

RCP8.5

Cưỡng bức Nồng độ
bức xạ năm CO2tđ năm
2100
2100 (ppm)

8.5 W/m2

1370

Tăng nhiệt độ
Đặc điểm đường
Kịch bản
toàn cầu năm
cưỡng bức bức xạ SRES tương
2100 (oC) so
tới năm 2100
đương
với 1986-2005
4.9


Tăng liên tục

RCP 8.5
(A1FI)

Tăng dần
RCP6.0

6.0 W/m2

850

3.0

và ổn định

RCP 6.0

Tăng dần
RCP4.5

4.5 W/m2

650

2.4

và ổn định


RCP 4.5 (B1)

RCP2.6

2.6 W/m2

490

1.5

Đạt cực đại 3.0
W/m2 và giảm

Không có
tương đương

Số liệu được sử dụng
Các số liệu dùng trong tính toán được cập nhật đến năm 2014, bao gồm: (i) Số liệu khí
tượng thủy văn của 150 trạm quan trắc trên đất liền và hải đảo; (ii) Số liệu mực nước
SVTH: Trương Công Trí
GVHD: Th.s Phạm Thị Diễm Phương

14


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định lập Kế hoạch cấp nước an toàn cho thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh
Biến đổi khí hậu

biển của 17 trạm hải văn ven biển và hải đảo; (iii) Số liệu mực nước biển đo đạc từ vệ

tinh; (iv) Số liệu địa hình của bản đồ tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000 được đo đạc
bởi các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
Phương pháp xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng
Phương pháp chi tiết hóa động lực được sử dụng dựa trên 5 mô hình khí hậu khu vực
độ phân giải cao, bao gồm: AGCM/MRI, PRECIS, CCAM, RegCM, và clWRF (Hình
1.3).
Tổng cộng có 16 phương án tính toán theo các kết quả cập nhật nhất của các mô hình
khí hậu toàn cầu (thuộc dự án “Đối chứng các mô hình khí hậu lần thứ 5” - CMIP5),
bao
gồm: NorESM1-M, CNRM-CM5,
GFDL-CM3, HadGEM2-ES, ACCESS10, CCSM4, CNRM-CM5, GFDL-CM3, MPI-ESM-LR,NorESM1-M, ACCESS10, NorESM1-M, NCAR, SSTHadGEM2, SSTGFDL-SST, và tổ hợp các SST.
Phương pháp thống kê được áp dụng để hiệu chỉnh kết quả tính toán của các mô hình
động lực theo số liệu thực đo tại các trạm quan trắc nhằm phản ánh điều kiện cụ thể
của địa phương và giảm sai số hệ thống của mô hình;

Hình 1.3 Sơ đồ chi tiết hóa động lực độ phân giải cao cho Việt Nam.
Kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam được xây dựng theo hướng dẫn của IPCC
trong báo cáo AR5, các nghiên cứu của Church (2013) và Slagen (2014), các kịch bản
nước biển dâng của các quốc gia như Úc, Hà Lan, Singapore. Mực nước biển dâng
tổng cộng tại khu vực được xác định là tổng của các thành phần đóng góp vào mực
nước biển dâng, bao gồm mực nước biển dâng do: (i) Giãn nở nhiệt và động lực; (ii)
SVTH: Trương Công Trí
GVHD: Th.s Phạm Thị Diễm Phương

15


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định lập Kế hoạch cấp nước an toàn cho thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh
Biến đổi khí hậu


Tan băng của các sông băng, núi băng trên lục địa; (iii) Cân bằng khối lượng bề mặt
băng ở Greenland; (iv) Cân bằng khối lượng bề mặt băng ở Nam Cực; (v) Động lực
băng ở Greenland; (vi) Động lực băng ở Nam cực; (vii) Thay đổi lượng trữ nước trên
lục địa; và (viii) Điều chỉnh đẳng tĩnh băng.
Thời kỳ cơ sở để so sánh sự biến đổi của khí hậu trong tương lai với khí hậu ở hiện tại
là giai đoạn 1986-2005 (thời kỳ cơ sở), đây cũng là giai đoạn được IPCC dùng trong
báo cáo lần thứ 5 (IPCC, 2013).
b. Một số kết quả chính
Kịch bản BĐKH cho Việt Nam có thể được tóm tắt như sau:
Về nhiệt độ trung bình:
Nhiệt độ không khí bề mặt (nhiệt độ) trung bình năm, mùa (đông, xuân, hè, thu) ở tất
cả các vùng của Việt Nam đều có xu thế tăng so với thời kỳ cơ sở (1986-2005); mức
tăng phụ thuộc vào các kịch bản RCP và vùng khí hậu.
Theo kịch bản RCP4.5, mức tăng nhiệt độ trung bình năm phổ biến từ 1,3 đến 1,7oC
vào giữa thế kỷ 21; từ 1,7 đến 2,4oC vào cuối thế kỷ. Nhìn chung, nhiệt độ phía Bắc
tăng cao hơn phía Nam. Theo kịch bản RCP8.5, vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ trung
bình năm ở phía Bắc có mức tăng phổ biến từ 2,0 đến 2,3 oC và ở phía Nam từ 1,8 đến
1,9oC. Đến cuối thế kỷ, mức tăng từ 3,3 đến 4,0oC ở phía Bắc và từ 3,0 đến 3,5oC ở
phía Nam (Hình 3).

SVTH: Trương Công Trí
GVHD: Th.s Phạm Thị Diễm Phương

16


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định lập Kế hoạch cấp nước an toàn cho thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh
Biến đổi khí hậu


Hình 1.4 Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (oC)
Về nhiệt độ cực trị: Trong thế kỷ 21, nhiệt độ cực trị có xu thế tăng so với trung bình
thời kỳ 1986-2005 ở tất cả các vùng của Việt Nam, tất cả các kịch bản. Theo kịch bản
RCP4.5, đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ tối cao trung bình năm có xu thế tăng từ 1,7 đến
2,7oC, tăng cao nhất là khu vực Đông Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ; thấp nhất là khu vực
Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trong khi đó, nhiệt độ tối thấp trung bình năm vào cuối
thế kỷ có xu thế tăng từ 1,8 đến 2,2oC.
Về lượng mưa năm và mưa cực trị: Lượng mưa trung bình năm có xu thế tăng so với
thời kỳ cơ sở ở tất cả các vùng và tất cả các kịch bản. Lượng mưa mùa khô ở một số
vùng có xu thế giảm. Mưa cực trị có xu thế tăng.Theo kịch bản RCP4.5, đến cuối thế
kỷ 21, lượng mưa trung bình năm có xu thế tăng ở hầu hết diện tích cả nước, phổ biến
từ 5 đến 15%. Một số tỉnh ven biển Đồng Bằng bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung
SVTH: Trương Công Trí
GVHD: Th.s Phạm Thị Diễm Phương

17


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định lập Kế hoạch cấp nước an toàn cho thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh
Biến đổi khí hậu

Bộ có thể tăng trên 20% (Hình 1.4). Đối với lượng mưa cực trị, lượng mưa một ngày
lớn nhất có xu thế tăng trên toàn lãnh thổ Việt Nam với mức tăng phổ biến từ 10 đến
70%. Mức tăng nhiều nhất ở Đông Bắc, Trung Bộ (từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng
Nam) và Đông Nam Bộ.

Hình 1.5 Biến đổi của lượng mưa trung bình năm (%)
Về mực nước biển dâng: Theo kịch bản RCP4.5, vào cuối thế kỷ 21 mực nước biển

dâng cao nhất ở khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: 58cm (33cm ÷ 83cm);
thấp nhất ở khu vực Móng Cái đến Hòn Dáu: 53cm (32cm ÷ 75cm). Theo kịch bản
RCP8.5, vào cuối thế kỷ 21 mực nước biển dâng cao nhất ở khu vực quần đảo Hoàng
Sa, Trường Sa: 78 cm (52 cm ÷ 107 cm); thấp nhất ở khu vực Móng Cái đến Hòn Dáu:
72 cm (49 cm ÷ 101 cm).

SVTH: Trương Công Trí
GVHD: Th.s Phạm Thị Diễm Phương

18


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định lập Kế hoạch cấp nước an toàn cho thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh
Biến đổi khí hậu

Nếu nước biển dâng 1m, khoảng 17,57% diện tích Đồng bằng sông Hồng, 1,47% diện
tích các tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, 17,84% diện tích
Tp. Hồ Chí Minh và 4,79% diện tích Bà Rịa - Vũng Tàu có nguy cơ bị ngập. Đồng
bằng sông Cửu Long là khu vực có nguy cơ ngập cao (39,40% diện tích), trong đó tỉnh
Kiên Giang có nguy cơ ngập cao nhất (75% diện tích). Các đảo có nguy cơ ngập cao
nhất là cụm đảo Vân Đồn, cụm đảo Côn Đảo và Phú Quốc. Nguy cơ ngập đối với
những đảo tự nhiên thuộc quần đảo Trường Sa là không lớn. Cụm đảo Hoàng Sa có
nguy cơ ngập lớn hơn, lớn nhất là tại cụm đảo Lưỡi Liềm và Tri Tôn (Hình 5).
a)

b)

c)


Hình 1.6 Nguy cơ ngập ứng với mức nước biển dâng 100cm
a) Khu vực ven biển Việt Nam; b) ĐB sông Hồng và Quảng Ninh; c) ĐB sông Cửu
Long
1.3.3 Các kịch bản xâm nhập mặn cho TP. Hồ Chí Minh
Báo cáo sử dụng kết quả nghiên cứu chuyên đề Dự báo xu thế diễn biến xâm nhập
mặn tại TP.HCM thuộc đề tài “Xây dựng mô hình tính toán một số thông số dưới tác
SVTH: Trương Công Trí
GVHD: Th.s Phạm Thị Diễm Phương

19


×