Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Vai trò môi trường của các hệ sinh thái đất ngập nước ở Việt Nam đối với đa dạng sinh học trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.54 KB, 4 trang )

Vai trò môi trường của các hệ sinh thái đất ngập nước ở Việt Nam đối với đa dạng sinh học
trong bối cảnh biến đổi khí hậu
GS.TSKH. Đặng Huy Huỳnh
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
KS. Nguyễn Minh Đức
Đại học Thủy Lợi
Đặt vấn đề
Đất ngập nước (ĐNN) ở Việt Nam có diện tích khoảng 10 triệu ha, phân bố trên tất cả 8
vùng sinh thái. Trong đó hai vùng là đồng bằng sông Cửu Long và châu thổ sông Hồng có diện
tích ĐNN lớn nhất. Các hệ sinh thái (HST) - ĐNN trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng
không những có vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, mà còn có chức năng
vô cùng quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, vui chơi giải trí phục
vụ đời sống xã hội hiện tại và tương lai. Các HST ĐNN của Việt Nam cũng là nơi tích lũy đa dạng
sinh học (ĐDSH) cao có tiềm năng lớn để sản xuất và cung cấp các nguồn năng lượng xanh, sạch,
lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh. Đồng thời, sự phong phú của các loài động vật, thực vật
còn có vai trò rất quan trọng về tinh thần và văn hóa truyền thống của dân tộc, đặc biệt đối với
cộng đồng có cuộc sống dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu (BĐKH). ĐDSH ở vùng biển và
vùng ĐNN nội địa không chỉ là vấn đề cốt lõi trong sinh kế hướng tới sự thịnh vượng, mà còn
được xem như là vật chỉ thị cho chất lượng môi trường nước, chất lượng rừng, chất lượng ổ sinh
thái bị biến đổi trong bối cảnh BĐKH hiện nay.
1. Sự phong phú về nguồn tài nguyên ĐDSH trong các HST ĐNN ở Việt Nam
1.1. Đặc trưng HST ĐNN ở Việt Nam rất đa dạng:
*Các vùng có các HST hoàn toàn nước ngọt như sông, suối, hồ, ao, ruộng lúa, thủy vực
ngầm trong hang đá, trảng cỏ ngập nước theo mùa.
*HST vùng nước lợ: đầm lầy, kênh rạch, đầm lầy than bùn, cửa sông.
*HST vùng biển, ven bờ, đảo trên vùng biển như: rừng ngập mặn, bãi triều, vũng - vịnh...
Việt Nam có trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ trong đó nhiều đảo có diện tích lớn như Cô Tô, Bạch
Long Vĩ, Cát Bà, Hòn Mê, Cồn Cỏ, Sơn Trà, Lý Sơn, Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quý, Phú Quốc,
Côn Đảo...
HST ĐNN vùng biển đảo và vùng nội địa được đánh giá có tính ĐDSH cao bởi sự cấu trúc
thành phần các loài thực vật, động vật. Chính từng loại thảm thục vật có đặc tính thích ứng riêng


vói môi trường nước ngọt, nước lợ và nước mặn, để hình thành nên những dải rừng ven suối, ven
sông, ven hồ và ven biển như rừng ngập mặn. Ví dụ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có những
khu rừng đước, vẹt, mắm đã từng có diện tích lớn hàng 100 nghìn ha với những cây thân gỗ cao từ
15 - 20 m, và có đường kính 30 - 40 cm với cành, tán lá xum xuê... là môi trường sống thuận lợi
cho một số loài động vật thích nghi với môi trường ĐNN như: dơi ngựa lớn, dơi ngựa Thái Lan,
các loài khỉ, voọc, sóc, lợn rừng, rái cá và các loài chim, các loài bò sát (cá sấu, kỳ đà, trăn, rắn,
rùa).... Dưới tán lá rừng của HST: ĐNN chứa đựng một nguồn tài nguyên thực vật, động vật phong
phú là mắt xích quan trọng trong chuỗi quan hệ dinh dưỡng của HST là nguồn cung cấp thức ăn và
là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật hoang dã. Trong đó có các sân chim lớn ở đồng bằng sông
Cửu Long và đồng bằng sông Hồng (30 sân chim).
Kết quả của các công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế cho
đến nay đã thống kê sơ bộ có khoảng 12.115 loài thủy sinh vật phân bố ở môi trường biển, môi
trường nước lợ và các vùng nước nội địa cùng với hơn 300 loài động vật có xương sống chuyên
sống trong môi trường nước, hoặc có chu kỳ sống thích nghi liên quan với các HST ĐNN. Chẳng
hạn, thú có 47 loài thuộc 11 họ, 4 bộ; chim có 170 - 180 loài thuộc 42 họ nằm trong 20 bộ; bò sát
có 35 loài thuộc 6 họ và hầu hết 162 loài lưỡng cư thường sống và phát triển trong môi trường
ĐNN. Trong số này đã ghi nhận 60 loài thuộc diện có nguy cơ bị đe dọa có tên trong Sách đỏ Việt
Nam năm 2007 như rái cá lông mượt, rái cá vuốt bé, mèo cá, hươu đầm lầy, voọc bạc, voọc mông
trắng, voọc đầu vàng, dơi ngựa lớn, bò biển, cá ông chuông, cá heo, sếu cổ trụi, vạc hoa... Đây là
nguồn gen tự nhiên có giá trị bảo tồn cao đang hiện hữu trong các HST ĐNN ở Việt Nam, là nguồn
tài nguyên vô cùng quý, là sinh kế sản xuất sinh học trong môi trường nước.
Tục ngữ có câu "Đất lành chim đậu", các vùng ĐNN Việt Nam từ xa xưa đã hình thành nên
nhiều sân chim. Đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng có khoảng hơn 30
sân chim, trong đó phải kể đến các sân chim lớn nhất như: Cà Mau, Bạc Liêu (40 ha), Đầm Dơi
(120 ha), Cái Nước (13 ha), Tràm Chim hơn 5.000 ha; sân chim Chi Lăng Nam - Hải Dương (8,3
ha), sân chim Ngọc Nhị - Ba Vì - Hà Nội (4 ha)... Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, có ý
nghĩa to lớn về khoa học, văn hóa giáo dục và phục vụ du lịch sinh thái, mang lại lọi ích về kinh tế
và xã hội. Trong các loài chim làm tổ ở rừng tràm thì loài già đẫy Java có số lượng rất ít, là loài
quý hiếm không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với khu vực ASEAN và thế giới. Nhưng hiện
nay, Việt Nam chỉ gặp chúng làm tổ ở Vườn quốc gia U Minh, Cà Mau; Loài sếu đầu đỏ cũng là

loài chim vô cùng quý ở Đông Nam Á đã xuất hiện và thích nghi với môi trường ở Vườn quốc gia
Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp; Vạc hoa chỉ gặp ở hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - khu
Ramsar vừa được công nhận năm 2011; Cò thìa cũng chỉ có ở khu Ramsar Xuân Thủy, tỉnh Nam
Định... Nhờ sự định cư và phát triển của các loài sinh vật quý, hiếm, độc đáo này đã là một nguyên
nhân thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế ngày càng đông.
2. Tác động tiềm ẩn của BĐKH đối với ĐDSH trong các HST ĐNN Việt Nam
HST ĐNN là hệ rất nhạy cảm bải sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của tự nhiên và con
người, trong khi HST ĐNN của Việt Nam ở một số vùng được xác định quan trọng ở tầm quốc gia
và quốc tế như các khu Ramsar ở Vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định), Bàu sấu (Đồng Nai),
Tràm Chim (Đồng Tháp), khu hồ Ba Bể (Bắc Kạn). Đó là nơi nhằm bảo tồn HST, là nơi cư trú của
các loài thực vật, động vật có giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn các nguồn gen quý tự nhiên tạo nên
sự ĐDSH cao của hệ. Đặc biệt là nơi sinh sống và phát triển của các loài chim có cuộc sống gắn
với môi trường nước, nơi dừng chân của các loài chim di cư từ các nước trên thế giói, trong khi
BĐKH, thời tiết cực đoan xảy ra ngày càng rõ cùng với tình trạng ô nhiễm môi trường nước ngày
càng trầm trọng, hiện tượng chặt phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản cũng như phương thức
chuyển đổi sử dụng tốt, nuôi tôm trên cát cho các mục lích kinh tế khác đã và sẽ gây tác lộng xấu
đến nơi cư trú của các loài lặc biệt các rạn san hô, cỏ biển, các loài thú biển, chim các loại. Các
loài sóc, khỉ, voọc, các loài dơi như dơi ngựa chỉ phân bố ở các tỉnh phía Nam, tập trung nhất là ở
Vườn quốc gia U Minh, tại các sân chim Ngọc Hiển, Cái Nước (Cà Mau), dơi, khỉ, sóc và các loài
chim nước có tập tính di chuyển nhiều để kiếm ăn và tìm nơi làm tổ. Các loài chim thường chỉ làm
tổ trên các cành cây còn các loài dơi ngựa lớn, dơi ngựa Thái Lan và các loài sóc là những động
vật sống phụ thuộc vào các tảng rừng và thân cây gỗ để kiếm ăn và nghỉ ngơi. Trong trường hợp
có sự tác động của BĐKH, các khu rừng ngập mặn sẽ bị chia cắt, phân mảnh thì khả năng tuyệt
chủng của các loài voọc, khỉ, chim, dơi, sóc đỏ, sóc côn đảo, voọc bạc, sếu đầu đỏ, già đẩy... là rất
cao, đây là những loài động vật rất nhạy cảm khi yếu tố môi trường và các HST bị thay đổi. Các
nhà khoa học cảnh báo rằng, nếu không có giải pháp phù hợp để ngăn chặn, tạo thích ứng kịp thời
thì với tình trạng BĐKH hiện nay thì chỉ đến giữa thế kỷ 21 này sẽ có khoảng 1/3 các loài động
vật trên thế giới bị đe dọa tuyệt chủng.
Theo các kịch bản dự báo về BĐKH, nhiệt độ trái đất nóng lên, mực nước biển sẽ dâng từ 75
cm đến 1 m vào năm 2100 thì có khoảng 20 đến 30% diện tích vùng thấp đồng bằng sông Cửu

Long và 11% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng bị ngập và sẽ có khoảng 78 sinh cảnh tự nhiên
quan trọng, trong đó có 36 khu bảo tồn thiên nhiên, 8 vườn quốc gia và 11 khu dự trữ thiên nhiên
kể cả các khu Ramsar sẽ bị ảnh hưởng. Có nghĩa là thành phần các loài thực vật, động vật hoang
dã nêu ở trên sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp như mất nơi sống, hoặc mất nguồn dinh
dưỡng. Chẳng hạn các loài voọc, khỉ, dơi ngựa, các loài sóc, các loài chim ở vùng ĐNN chỉ sống
và làm tổ trên các cành cây. Nguồn thức ăn chủ yếu là quả, lá, côn trùng, nhưng khi thời tiết thay
đổi, nắng mưa bất thường làm biến động nguồn thức ăn nơi ở sẽ là mối nguy cho sự tồn tại phát
triển của các loài.
3. Đề xuất một số giải pháp ngăn ngừa, thích ứng đối với các loài sinh vật trong bối cảnh
BĐKH
*Cần có dự báo cụ thể trên cơ sở khoa học các vùng sẽ bị ảnh hưởng nặng (khoanh trên bản
đồ) để có biện pháp ngăn ngừa, thích ứng khi có khí hậu cực đoan xảy ra.
*Bảo vệ hiệu quả các rạn san hô, thảm cỏ biển những khu rừng ngập mặn còn sót lại hiện
nay. Đồng thời, trồng gia cố, chăm sóc bảo vệ diện tích rừng ngập mặn đã được trồng trong những
năm gần đây. Đó là nơi sông, trú ẩn của các loài thực, động vật hoang dã, đặc biệt các loài quý,
hiếm, các loài có giá trị kinh tế. Quá trình thích ứng của các loài có sự đan xen chặt chẽ của quá
trình thích nghi - tiến hóa của loài và môi trường sống.
*Kiểm soát thường xuyên để kịp thời loại trừ có hiệu quả các loài sinh vật ngoại lai xâm hại
(cây mai dương, ốc bươu vàng, rùa tai đỏ) trong HST ĐNN vì loài ngoại lai sẽ xâm chiếm môi
trường sống của các loài bản địa, đẩy lùi loài bản địa ra khỏi khu sinh cư.
*Bảo đảm nguồn nước sạch, lưu thông chống ô nhiễm nguồn nước tại các khu ĐNN của
vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu Ramsar trong các vùng miền của đất nước.
*Bảo vệ và trồng thật nhiều cây ven các sông, suối lớn, hồ lớn bằng các loài thực vật ưa ẩm,
chịu được các điều kiện thay đổi về độ mặn, tạo hành lang xanh vững chắc để ngăn ngừa và làm
nơi thích ứng cho cuộc sống của các loài khi thời tiết thay đổi thất thường.
Triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ theo dõi kiểm kê và giám sát
sự diễn biến của ĐDSH : thảm cỏ, các rạn san hô, các loài chim, voọc, khỉ, sóc, dơi, các loài thủy
sinh vật và các khu rừng ngập mặn dưới tác động của BĐKH qua từng thời kỳ.
*Xây dựng các tiêu chí hướng dẫn cộng đồng địa phương sử dụng khôn khéo các loài có giá
trị kinh tế ở HST ĐNN ở các địa phương.

*Xây dựng một số mô hình phát triển nền kinh tế xanh thích ứng với BĐKH cũng như mô
hình bảo vệ rừng ngập mặn, rừng cộng đồng và một số loài động vật biển - đảo hoang dã (chim,
dơi, sóc, voọc, thú biển...).
*Cần có chính sách phù hợp giúp cộng đồng địa phương phát triển nền kinh tế xanh nhằm
góp phần cải thiện đời sống tinh thần và vật chất bằng các nguồn tài nguyên vùng ĐNN ở các địa
phương (du lịch sinh thái bền vững), nuôi trồng các loài thủy hải sản có giá trị kinh tế.
*Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý các cấp, Bộ, cộng đồng về vai trò, chức năng quan
trọng của HST ĐNN đối với cuộc sống hiện tại và tương lai. Có cơ chế phối hợp đồng bộ các cấp,
các ngành có liên quan từ Trung ương đến địa phương.
KẾT LUẬN
HST ĐNN ở Việt Nam có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với nguồn tài nguyên ĐDSH, cuộc
sống hiện tại và tương lai, sử dụng khôn khéo để duy trì sự bền vững các HST ĐNN là một vấn đề
mang tính chất tổng hợp. Với phương châm bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế vì lợi ích của
cộng đồng phải dựa trên những luận cứ khoa học nghiên cứu về đặc điểm của hệ sinh thái tự nhiên
và nhân tạo. Các cơ quan quản lý ở Trung ương và địa phương cần phải có chủ trương gắn phát
triển kinh tế với bảo vệ môi trường đồng thời củng cố nâng cao năng lực sẵn có của các HST ĐNN
ở Việt Nam. Cộng đồng 54 dân tộc anh em sống trên lãnh thổ Việt Nam hãy suy nghĩ và hành động
thiết thực để bảo vệ và phát huy những tiềm năng ĐDSH trong các HST ĐNN góp phần ngăn
ngừa, ứng phó với hiện tượng BĐKH ở Việt Nam. Đây cũng là hành động thiết thực hưởng ứng
Ngày Môi trường thế giới 5/6/2012.
TẢI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ KH&CN, Viện KH&CN Việt Nam, 2007. Sách đỏ Việt Nam phần Động vật,
NXB Khoa học Tự nhiên & Công nghệ VN.
2. Đặng Huy Huỳnh, 1992. Quản lý và bảo vệ sự ĐDSH ở HST - RNM của Đồng
bằng Sông cửu Long - Báo cáo khoa học - Hội thảo Khoa học Quốc gia UBKHNN, Bộ GD&ĐT.
3. Lê Diên Dực, Hoàng Văn Thắng, 1992. Một số kết quả nghiên cứu bước đầu về
chim di cư Khu bảo vệ Xuân Thủy Báo cáo Khoa học Hội thảo Khoa học Quốc gia, UBKHNN, Bộ
GD&ĐT.
4. Mai Đình Yên, 2009. Sơ bộ phân tích tác động của biến đối khí hậu đến ĐDSH và
hệ sinh thái cửa sông Hằng.

5.Đặng Huy Huỳnh, 1987. Vấn đề khai thác sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sinh vật ở
đồng bằng sông cửu Long Tạp chí KHKT thành phố Hồ Chí Minh.
TCMT 05/2012

×