Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp quản lý môi trường sau khi đóng cửa bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cam ly – đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 73 trang )

MỤC LỤC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP .........................................................................
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................
TÓM TẮT LUẬN VĂN ....................................................................................................
ABSTRACT ......................................................................................................................
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN ...........................................................
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN...............................................................
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................v
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 2
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................3
1.1 Giới thiệu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn
sinh hoạt. ......................................................................................................................3
1.1.1 Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Thành phố Đà Lạt ..............3
1.1.2 Giới thiệu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại Phƣờng 5 và khu vực bãi
chôn lấp chất thải sinh hoạt Cam Ly ........................................................................8
1.2 Tổng quan tài liệu.................................................................................................12
1.2.1 Giới thiệu chất thải rắn và bãi chôn lấp chất thải rắn ....................................12
1.2.2 Giới thiệu về đóng cửa Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ......................... 20
1.2.3 Giới thiệu về Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt Cam Ly........................... 30
CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 36
2.1 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................36
2.1.1 Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................36
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 36
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................... 36
i



2.2.1 Phƣơng pháp thu thập thông tin, tổng hợp tài liệu ........................................36
2.2.2 Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa ........................................................ 36
2.2.3 Phƣơng pháp so sánh .....................................................................................36
2.2.4 Phƣơng pháp lấy mẫu ....................................................................................37
2.3 Ý nghĩa đề tài .......................................................................................................42
2.3.1 Ý nghĩa khoa học ........................................................................................... 42
2.3.2 Ý nghĩa thực tiễn............................................................................................ 42
CHƢƠNG 3 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG TẠI BÃI CHÔN LẤP CAM
LY – ĐÀ LẠT ...............................................................................................................43
3.1 Khối lƣợng chất thải rắn tính đến năm 2013........................................................ 43
3.2 Hiện trạng môi trƣờng nƣớc. ................................................................................45
3.3 Hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng không khí ...................................................... 50
3.4 Hiện trạng môi trƣờng đất. ...................................................................................54
CHƢƠNG 4 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT MÔI
TRƢỜNG SAU KHI ĐÓNG CỬA BÃI CHÔN LẤP CAM LY .................................55
4.1 Bảo dƣỡng chung .................................................................................................55
4.2 Hệ thống thu và xử lý nƣớc rỉ rác ........................................................................56
4.3 Xử lý ô nhiễm đất .................................................................................................60
4.4 Xử lý khí thải và mùi hôi .....................................................................................60
4.5 Thu gom và thoát khí ........................................................................................... 61
4.6 Biện pháp trồng cây hoàn thổ cải tạo phục hồi môi trƣờng bãi chôn lấp sau khi
đóng cửa. ....................................................................................................................63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 64
1. Kết luận ..................................................................................................................64
2. Kiến nghị ................................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 66

ii



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BCL

Bãi chôn lấp

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

BKHCNMT

Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

BXD

Bộ Xây dựng

COD

Nhu cầu oxy sinh học

CTR

Chất thải rắn


NĐ-CP

Nghị định – chính phủ

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXDVN

Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TTLT

Thông tƣ liên tịch

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

VSV


Vi sinh vật

iii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Nhiệt độ không khí các tháng trong năm tại Đà Lạt từ năm 2011 - 2015 .......4
Bảng 1.2 Lƣợng mƣa các tháng trong năm tại Đà Lạt từ 2011 - 2015............................ 5
Bảng 2.1 Phƣơng pháp phân tích mẫu nƣớc rỉ rác....................................................... 38
Bảng 2.2 Phƣơng pháp phân tích mẫu nƣớc ngầm ........................................................ 38
Bảng 2.3 Phƣơng pháp phân tích mẫu không khí.......................................................... 40
Bảng 2.4 Phƣơng pháp phân tích mẫu đất .....................................................................41
Bảng 3.1 Khối lƣợng CTR sinh hoạt năm 2013 ......................................................... 43
Bảng 3.2 Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc ngầm ...................................................... 46
Bảng 3.3 Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc rỉ rác ....................................................... 48
Bảng 3.4 Kết quả phân tích chất lƣợng không khí ........................................................ 51
Bảng 3.5 Kết quả phân tích chất lƣợng đất ...................................................................54

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Địa hình thành phố Đà Lạt. .............................................................................4
Hình 1.2: Rừng thông ba lá - đặc trƣng Thành phố Đà Lạt.............................................6
Hình 1.3: Vị trí BCL CTR Cam Ly trên địa bàn Phƣờng 5. ...........................................9
Hình 1.4 Bãi chôn lấp hở tại Nghệ An ......................................................................... 13
Hình 1.5 BCL hợp vệ sinh của TP Pleiku, Gia Lai ....................................................... 15
Hình 1.6 Công nghệ chi tiết khai thác và đóng cửa BCL ..............................................22

Hình 1.7 Mô hình minh họa sự hình thành nƣớc rỉ rác .................................................26
Hình 1.8 Bãi chôn lấp chất thải rắn Cam Ly .................................................................35
Hình 3.1: Hiện trạng bãi chôn lấp CTR Sinh hoạt Cam Ly......................................... 45
Hình 4.1 Công nghệ đề xuất xử lý nƣớc rỉ rác……………………………………… 58
Hình 4.2 Các kiểu thu khí Bãi chôn lấp……………………………………………. 62

v


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp quản lý sau khi đóng cửa Bãi
chôn lấp Chất thải rắn sinh hoạt Cam Ly – Đà Lạt
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cuộc sống ngày càng
đƣợc nâng cao, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của loài ngƣời là nguyên nhân
chủ yếu gây ra những vấn đề ô nhiễm môi trƣờng. Các hoạt động này một mặt tạo ra
nguồn của cải vật chất phục vụ cho đời sống của con ngƣời, mặt khác phát sinh các
phế thải làm thay đổi tính chất trong lành của môi trƣờng, ảnh hƣởng tới sự phát triển
của sinh vật nói chung và con ngƣời nói riêng.
Ở nƣớc ta, trong những năm gần đây do quá trình công nghiệp hóa – hiện đại
hóa đất nƣớc và quá trình đô thị hóa đã làm cho lƣợng chất thải phát sinh ngày càng
tăng, đây là vấn đề cần đƣợc quan tâm và giải quyết. Một trong những nguồn gây ô
nhiễm chủ yếu là chất thải rắn sinh ra từ các hoạt động sản xuất, kinh tế và sinh hoạt
hằng ngày.
Đô thị là nơi thải ra nhiều rác thải một cách tập trung và cũng do đó, cộng với
mật độ dân cƣ cao, sự ảnh hƣởng do chất thải gây ra đối với con ngƣời và môi trƣờng
cũng rõ rệt hơn. Chính vì vậy, các vấn đề về quản lý chất thải, đặc biệt là chất thải rắn
đã đƣợc các quốc gia trên thế giới và nƣớc ta quan tâm và trong từng quốc gia thì vấn
đề quản lý môi trƣờng có những cách riêng trong việc tổ chức thực hiện từ quy mô,

giải pháp quản lý, điều kiện quản lý, thành phần và tính chất rác thải, trình độ dân trí
và tập quán sống của ngƣời dân…
Thành phố Đà Lạt là Trung tâm du lịch của tỉnh Lâm Đồng, có vị trí địa lý thuận
lợi, khí hậu mát mẻ quanh năm đã thu hút đƣợc một lƣợng khách khá đông trong nƣớc
cũng nhƣ quốc tế. Vấn đề quản lý chất thải rắn đang là mối quan tâm của các nhà quản
lý, các nhà nghiên cứu của cộng đồng dân cƣ tại thành phố Đà Lạt. Bãi chôn lấp chất
thải rắn sinh họat Cam Ly đƣợc đƣa vào hoạt động từ lâu, tuy nhiên tình trạng ô nhiễm
tại bãi chôn lấp này đang ngày càng nghiêm trọng và lƣợng rác đƣợc đƣa đến để chôn
lấp thì đã quá tải.
Để bảo vệ môi trƣờng và đảm bảo sự phát triển bền vững theo chủ trƣơng của
Nhà nƣớc và xu hƣớng của toàn cầu, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Đô thị Thành Phố
Đà Lạt đã thực hiện công tác giám sát chất lƣợng môi trƣờng và tiến hành cho đóng
cửa bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt Cam Ly. Sau khi đóng cửa Bãi chôn lấp, vấn
đề ô nhiễm môi trƣờng sẽ vẫn còn diễn ra lâu dài. Đề tài “Đánh giá hiện trạng môi
trƣờng và đề xuất biện pháp quản lý sau khi đóng cửa tại Bãi Chôn Lấp chất thải rắn

SVTH: Dương Thị Phương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

1


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp quản lý sau khi đóng cửa Bãi
chôn lấp Chất thải rắn sinh hoạt Cam Ly – Đà Lạt
sinh hoạt Cam Ly – Đà Lạt” là tiền đề cho việc giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng ở các
bãi chôn lấp sau khi đóng cửa.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng môi trƣờng tại BCL Chất thải rắn sinh hoạt Cam Ly – Đà Lạt
sau khi đóng cửa và đề xuất biện pháp quản lý và kiểm soát môi trƣờng.

3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt đƣợc các mục tiêu đề ra cần thực hiện các nội dung sau:
- Tìm hiểu về dự án đóng cửa BCL Chất thải rắn sinh hoạt Cam Ly
- Đánh giá hiện trạng môi trƣờng tại Bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt Cam Ly –
Đà Lạt, những ảnh hƣởng tiêu cực sau khi đóng cửa bãi chôn lấp đến môi trƣờng xung
quanh.
- Đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý giảm thiểu ô nhiễm

SVTH: Dương Thị Phương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

2


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp quản lý sau khi đóng cửa Bãi
chôn lấp Chất thải rắn sinh hoạt Cam Ly – Đà Lạt

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giới thiệu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực bãi chôn lấp chất thải
rắn sinh hoạt.
1.1.1 Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Thành phố Đà Lạt
Đà Lạt là một thành phố trực thuộc tỉnh và tỉnh lị tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao
nguyên lâm viên, ở độ cao 1500m so với mặt nƣớc biển và diện tích tự nhiên
394,64km2. Đà Lạt nằm trọn trong tỉnh Lâm Đồng, phía Bắc giáp huyện Lạc Dƣơng,
phía Nam giáp Huyện Đức Trọng, phía Đông và Đông Nam giáp Huyện Đơn Dƣơng,
phía Tây và Tây Nam giáp Huyện Lâm Hà [1].
a. Điều kiện tự nhiên
 Địa hình

Địa hình Đà Lạt đƣợc phân thành 2 dạng rõ rệt: địa hình núi và địa hình bình
nguyên trên núi. Địa hình núi phân bố xung quanh vùng cao nguyên trung tâm thành
phố. Các dãy núi cao khoảng 1700m tạo thành một vành đai chắn gió che cho khu vực
lòng chảo trung tâm. Từ Thành phố nhìn về hƣớng Bắc, dãy Lang Biang nhƣ một
trƣờng thành theo hƣớng đông bắc – tây nam, kéo dài từ suối Đạ Sar đến hồ Dankia.
Trung tâm Đà Lạt nhƣ một lòng chảo hình bầu dục dọc theo hƣớng bắc nam với chiều
dài khoảng 18km, chiều rộng khoảng 12km. Những dãy đồi đỉnh tròn ở đây có độ cao
tƣơng đối đồng đều nhau, sƣờn thoải về hƣớng hồ Xuân Hƣơng và dần cao về phía các
vùng núi bao quanh.
Trên địa phận thành phố Đà Lạt, xen giữa vùng đồi núi thấp trung tâm thành phố
và các dãy núi bao quanh, có thể thấy hơn 20 dòng suối có chiều dài trên 4km, thuộc
các hệ thống suối Cam Ly, Đa Tam và hệ thống sông Đa Nhim. Đây đều là những con
suối đầu nguồn thuộc lƣu vực sông Đồng Nai, trong đó hơn một nữa là các con suối
cạn, chỉ chảy vào mùa mƣa và cạn kiệt vào mùa khô.

SVTH: Dương Thị Phương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

3


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp quản lý sau khi đóng cửa Bãi
chôn lấp Chất thải rắn sinh hoạt Cam Ly – Đà Lạt

Hình 1.1: Địa hình thành phố Đà Lạt [1]
 Khí hậu
Do nằm ở độ cao 1500m và đƣợc các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng bao
quanh, nên đối lập với khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền trung và khí hậu nhiệt đới
xavan ở miền nam, thành phố Đà Lạt có một khí hậu miền núi ôn hòa dịu mát quanh

năm.
 Nhiệt độ không khí
Bảng 1.1 Nhiệt độ không khí các tháng trong năm tại Đà Lạt từ năm 2011 - 2015
Đơn vị: độ C
2011

2012

2013

2014

2015

Bình quân năm

18.5

18.5

18.4

18.2

18.5

Tháng 1

16.3


16.9

16.1

14.9

15.5

Tháng 2

17.5

17.4

17.7

16.5

16.5

Tháng 3

18.7

18.0

18.8

18.4


18.0

Tháng 4

19.4

19.3

19.8

18.7

18.9

SVTH: Dương Thị Phương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

4


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp quản lý sau khi đóng cửa Bãi
chôn lấp Chất thải rắn sinh hoạt Cam Ly – Đà Lạt
Tháng 5

20.4

19.8

20.1


19.8

20.1

Tháng 6

20.1

19.0

19.4

19.6

19.4

Tháng 7

19.2

18.3

19.3

18.9

19.4

Tháng 8


18.4

18.6

18.9

18.9

19.7

Tháng 9

18.9

18.5

18.3

18.8

19.2

Tháng 10

18.5

18.5

18.1


18.4

18.8

Tháng 11

17.8

17.8

17.8

18.1

18.4

Tháng 12

16.8

16.2

16.2

17.1

17.7
Nguồn [2]


Nhiệt độ bình quân tại Đà Lạt mỗi năm từ 2011 đến 2015 nằm trong khoảng 18.2
độ C đến 18.5 độ C. Nhiệt độ trung bình tháng không quá 20oC, ngay cả trong những
tháng nóng nhất. Tuy vậy, Đà Lạt cũng không phải là nơi có nhiệt độ trung bình thấp
nhất nếu so với các tỉnh thành phố Miền Bắc có khí hậu cận nhiệt đới. Biên độ nhiệt
giữa các tháng trong năm nhỏ.
 Lƣợng mƣa.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới xavan, Đà Lạt có hai mùa rõ rệt: mùa mƣa và
mùa khô. Lƣợng mƣa trung bình mỗi năm đƣợc trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.2 Lƣợng mƣa các tháng trong năm tại Đà Lạt từ 2011 - 2015
Đơn vị: mm
2011

2012

2013

2014

2015

Bình quân năm

2003

1859

2029

2072


1955

Tháng 1

71

19

5

6

0

Tháng 2

4

88

1

1

27

Tháng 3

63


49

126

26

5

Tháng 4

261

280

244

337

156

Tháng 5

146

315

268

325


281

Tháng 6

246

127

356

184

259

Tháng 7

254

215

194

270

284

Tháng 8

115


130

139

284

225

SVTH: Dương Thị Phương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

5


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp quản lý sau khi đóng cửa Bãi
chôn lấp Chất thải rắn sinh hoạt Cam Ly – Đà Lạt
Tháng 9

196

406

390

339

263

Tháng 10


355

156

129

255

334

Tháng 11

230

69

175

14

72

Tháng 12

62

5

2


31

49
Nguồn [2]

Mùa mƣa tại Đà Lạt bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 10 đến
tháng 4 năm sau. Mùa hè thƣờng có mƣa vào buổi chiều, đôi khi có mƣa đá. Khoảng
cuối tháng 10 sang đầu tháng 11 mùa mƣa đã chấm dứt, mùa khô lạnh bắt đầu khi gió
mùa Đông Bắc từng đợt tràn đến, thời tiết Đà Lạt dần dần tốt lên và khô hanh. Khi
không khí cực đới biến tính đã chế ngự hoàn toàn trên cao nguyên lâm viên thì cũng là
thời kì ở nơi đây luôn luôn có bầu trời trong sáng, dịu mát dễ chịu lạ thƣờng. Ban ngày
trời sáng đẹp và ấm, lạnh chủ yếu về đêm.
Do đặc điểm về khí hậu và địa hình nên sự phân bố thảm thực vật tự nhiên tại Đà
Lạt rất phong phú và đa dạng với nhiều kiểu rừng khác nhau. Chúng vừa mang tính
chất của thảm thực vật nhiệt đới, vừa mang tính chất của vùng nhiệt đới ẩm. Trong đó
chiếm ƣu thế là rừng lá kim với đặc trƣng là rừng thông ba lá.

Hình 1.2: Rừng thông ba lá - đặc trƣng Thành phố Đà Lạt. [1]

SVTH: Dương Thị Phương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

6


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp quản lý sau khi đóng cửa Bãi
chôn lấp Chất thải rắn sinh hoạt Cam Ly – Đà Lạt
 Địa chất

Các loại đất ở Đà Lạt thuộc hai nhóm chính: nhóm đất feralit vàng đỏ phân bố ở
độ cao 1000 - 1500m và nhóm mùn vàng đỏ trên núi phân bố ở độ cao 1000 – 2000m.
Các nhóm khác nhƣ đất phù sa, đất than bùn, đất bồi tụ chiếm diện tích không đáng kể.
Ngoài các dòng suối nhỏ nhƣ: Phƣớc Thành, Đa Phú, Đạ Prenn, Suối Tía,…dòng
suối dài nhất ở Đà Lạt là suối Cam Ly, bắt nguồn từ núi You Boggey (1642m), chảy
qua hồ Than Thở, Xuân Hƣơng, sau đó đổ về thác Cam Ly. Từ đây, suối chuyển dòng
chảy từ Đông sang Tây rồi xuôi về Nam, đổ vào sông Đa Dâng ở huyện Lâm Hà.
b. Kinh tế xã hội
Quy mô kinh tế Đà Lạt lớn nhất so với các địa phƣơng trong tỉnh Lâm Đồng.
Những năm gần đây, nền kinh tế xã hội Đà Lạt đang có những bƣớc chuyển mình
mạnh mẽ và phù hợp với xu hƣớng phát triển của đất nƣớc. Xét trên bình diện chung,
năm 2016 tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn bởi thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng
nhƣng với sự nổ lực của toàn hệ thống chính trị và các tâng lớp nhân dân đã góp phần
giữ vững đà tăng trƣởng của nền kinh tế. Các lĩnh vực đề đạt đƣợc những kết quả đáng
khích lệ, tạo tiền đề để tăng trƣởng trong các năm tiếp theo. Cụ thể là:
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, diện tích, năng suất các loại cây trồng
chính đều đạt và vƣợt kế hoạch; thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên cây
trồng và trên đàn gia súc, gia cầm. Chƣơng trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao, Chƣơng trình chuyển đổi giống và kế hoạch tái canh và cà phê tiếp tục đƣợc các
địa phƣơng quan tâm chỉ đạo, thực hiện và mang lại hiệu quả thiết thực.
Sản xuất công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến ổn định và phát triển; tổng
mức đầu tƣ xã hội tăng so với cùng kỳ và đạt kế hoạch đề ra; ngành dịch vụ tiếp tục
tăng trƣởng ổn định; dịch vụ vận tải, bƣu chính viễn thông tiếp tục duy trì và ngày
càng đáp ứng nhu cầu của nhân dân; khách nội địa đến Đà Lạt tăng.
Các hoạt động văn hóa, tuyên truyền, thể dục, thể thao tiếp tục đƣợc duy trì; tổ
chức nhiều hoạt động văn hóa, tuyên truyền và các phong trào thi đua chào mừng các
ngày lễ lớn của dân tộc.
Cơ sở hạ tầng của Thành phố Đà Lạt đã đƣợc quan tâm đầu tƣ, nhất là hệ thống
giao thông nội thị, hệ thống giao thông tại các khu dân cƣ nông thôn, khu sản xuất
nông nghiệp, các khu vực tham quan du lịch và các khu vực dự kiến phát triển đô thị.

Chính quyền địa phƣơng đang tiến hành quy hoạch các khu vực phát triển kinh tế tại
các địa phƣơng vùng ven đô thị và vùng nông thôn nhằm khuyến khích phát triển kinh
tế theo định hƣớng du lịch, dịch vụ - công nghiệp, xây dựng – nông, lâm nghiệp.
SVTH: Dương Thị Phương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

7


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp quản lý sau khi đóng cửa Bãi
chôn lấp Chất thải rắn sinh hoạt Cam Ly – Đà Lạt
Về dân cƣ, từ năm 2010 đến nay, dân số Đà Lạt mỗi năm đều tăng. Năm 2016,
Đà Lạt có khoảng 223.135 ngƣời, trong đó, dân số sống ở khu vực thành thị là 61%,
sống ở các khu vực nông thôn là 39%. Mặt bằng dân trí trong những năm gần đây tăng
lên đáng kể nhƣng vẫn có khoảng cách nhất định giữa cƣ dân sống ở khu vực thành thị
và nông thôn [3].
1.1.2 Giới thiệu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại Phƣờng 5 và khu vực bãi
chôn lấp chất thải sinh hoạt Cam Ly
a. Điều kiện tự nhiên
 Địa hình, địa mạo
Bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt Cam Ly thuộc khu vực Phƣờng 5, Tp Đà Lạt, có
độ cao > 500m so với mặt bằng Thành phố Đà Lạt. Khu vực này không có dân cƣ sinh
sống và cách khu vực dân cƣ khoảng 1km, trong khu vực và xung quanh Dự án không
có di tích lịch sử, văn hóa. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng dự án.
Phƣờng 5 thuộc thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng:
- Phía Bắc giáp Phƣờng 7
- Phía Nam giáp xã Tà Nung và Phƣờng 4
- Phía Đông giáp Phƣờng 1 và Phƣờng 6
- Phía Tây giáp huyện Lâm Hà.


SVTH: Dương Thị Phương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

8


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp quản lý sau khi đóng cửa Bãi
chôn lấp Chất thải rắn sinh hoạt Cam Ly – Đà Lạt

BCL CAM
LY

Hình 1.3: Vị trí BCL CTR Cam Ly trên địa bàn Phƣờng 5 [11]
SVTH: Dương Thị Phương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

9


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp quản lý sau khi đóng cửa Bãi
chôn lấp Chất thải rắn sinh hoạt Cam Ly – Đà Lạt
Do nằm trên cao nguyên nên địa hình của Phƣờng 5 đa phần có độ cao trung bình
từ 1.300 - 1.550m và đƣợc chia thành 2 khu vực rõ rệt:
- Khu vực đồi thấp: chiếm khoảng 15% tổng diện tích tự nhiên toàn phƣờng với
các dải đồi thấp – ít dốc (độ dốc dƣới 200), độ cao từ 1.500 – 1.550m, đây là địa bàn
chủ yếu để phát triển kinh tế xã hội phƣờng.
- Khu vực núi cao chiếm 85% tổng diện tích tự nhiên, độ cao phổ biến từ 1.300 –

1.500m, hầu hết diện tích có độ dốc lớn, chủ yếu là đất lâm nghiệp.
 Địa chất
Khu vực Dự án đƣợc hình thành trong lịch sử với nhiều loại đá mẹ khác nhau
theo thời gian đã phong hóa hình thành những lớp phủ thổ nhƣỡng với các loại đất
khác nhau. Khu vực Dự án đƣợc xếp vào loại đất feralit, có màu từ nâu đỏ, đỏ đến nâu
vàng, đỏ vàng, vàng đỏ và vàng do sự hiện diện của oxit sắt trong đất. Càng lên cao
quá trình feralit càng yếu đi, trong đất chỉ thấy tích lũy nhôm mà ít tích lũy sắt; vì vậy
tỷ lệ SiO2/Al2O3 trong cấp hạt sét cao hơn vành đai đất dƣới 1.000m
 Thủy văn
- Nguồn nƣớc mặt :
Phƣờng 5 thuộc lƣu vực của suối Cam Ly, bắt nguồn từ các dãy núi phía Đông –
Bắc của Thành phố, chảy qua khu vực trung tâm, sau đó đổ về sông Đa Dâng qua địa
phận Tà Nung và khu vực Nam Ban thuộc huyện Lâm Hà. Diện tích lƣu vực trong địa
phận Đà Lạt khoảng 150 km2, là nguồn cung cấp nƣớc chính và đồng thời là trục tiêu
chính cho khu vực trung tâm của Thành phố. Hiện nay, trên lƣu vực này đã xây dựng
nhiều hồ nƣớc có vai trò quan trọng trong phát triển kinh kinh tế - xã hội của Thành
phố nhƣ Cam Ly 1, Cam Ly 2, .....
Suối trên địa phận Phƣờng 5 có bậc thềm hẹp, sƣờn dốc, nhiều thác ghềnh, dòng
chảy mạnh và phân bố không đều trong năm. Lƣợng dòng chảy trung bình năm: 2328 l/s/km2, lƣợng dòng chảy kiệt từ 0,25 l/s/km2 [4]
Trên địa bàn Phƣờng 5 có nhiều vị trí thuận lợi cho xây dựng hồ chứa nƣớc để
phát triển du lịch, điều tiết dòng chảy và giữ nƣớc lại cho mùa khô phục vụ sản xuất
nông nghiệp.
- Nguồn nƣớc ngầm:
Trên địa bàn Phƣờng 5 chƣa có nghiên cứu chính thức về nƣớc ngầm, kế thừa kết
quả nghiên cứu nƣớc ngầm trên địa bàn thành phố Đà Lạt, cụ thể nhƣ sau:
+ Nƣớc ngầm tầng nông: Nƣớc ngầm tầng nông phụ thuộc chặt chẽ vào các hoạt
SVTH: Dương Thị Phương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

10



Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp quản lý sau khi đóng cửa Bãi
chôn lấp Chất thải rắn sinh hoạt Cam Ly – Đà Lạt
động khai thác tài nguyên trên bề mặt, ngƣỡng nƣớc ngầm tầng nông chỉ dao động
trong khoảng từ 3-7m, trữ lƣợng trung bình khoảng 0,1-1,0 l/s, chất lƣợng tốt.
+ Nƣớc ngầm tầng sâu: Nƣớc ngầm tầng sâu ở Đà Lạt đƣợc phát hiện bởi 2 tầng
chứa nƣớc:
+ Tầng chứa nƣớc lỗ hổng: Phân bố rải rác ở khu vực Cô Giang, Thái Phiên,
Cam Ly, Nam Thiên với diện tích hẹp, bề dày không quá 10 m, lƣu lƣợng mạch nƣớc
từ 0,1-0,2 l/s, thành phần hoá học thuộc kiểu Bicarbonnat, độ khoáng hoá từ 0,080,1g/l.
+ Tầng chứa nƣớc phun trào, trầm tích axit, riolit, cuội kết, sạn kết …, độ sâu
tầng nƣớc tĩnh khoảng 30-50m, mức độ giàu của nƣớc ở tầng này không đều, lƣu
lƣợng từ 0,1-1,0 l/s, nếu khoan sâu hơn cũng chỉ đạt 0,5-2,0 l/s, chất lƣợng tốt, hiện
chƣa đƣợc khai thác.
 Tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái
- Hệ thực vật:
Dự án nằm trong khu vực BCL với vị trí tiếp giáp nhƣ sau:
Phía Bắc: tiếp giáp rừng thông, đây là rừng trồng chủ yếu cây thông 3 lá (Pinus
kesiya Royle ex Gordon), có cấu trúc hỗn giao theo tầng. Bao gồm 2 tầng chính : tầng
trên chủ yếu là cây thông 3 lá có độ tuổi 10- 20 năm, độ cao trung bình 10 – 12 m.
Tầng dƣới là tầng thảm cỏ cây bụi nhỏ chiếm khoảng không gian 3 – 3,6m trên mặt đất
và 2 – 0,5m đến mặt đất. Tố thành loài cây rất phong phú. Họ Hoà Thảo (Poaceae) có
số loài nhiều nhất và chiếm ƣu thế, ngoài ra còn có nhiều bụi cỏ nhỏ mà các loài ƣu thế
là Aristida cumingiana, Dimeria sp., Eremochloa ciliaris, E. ciliaris, Fimbustylis
diphylia, Lantan camara, Malastoma villosum,...
Ở thảm cỏ, cỏ lâu năm giữ vị trí quan trọng, cỏ 2 lá mầm xuất hiện với số loài
khá nhiều, nhƣng lƣợng cá thể của từng loài ít, mọc rải rác với những loài 1 lá mầm.
Quyết thực vật với các loài Dicranopteris linearis, Pteridium aquilimum xuất hiện

từng đám lớn. Thảm cỏ phát triển theo mùa: mùa mƣa cỏ phát triển mạnh, đến mùa
khô cây chết tạo thành thảm khô dễ bắt lửa gây cháy rừng.
Phía Tây và phía nam tiếp giáp khu vực bãi rác thành phố. Phía Đông tiếp giáp
rừng cây tạp với mật độ phân bố trung bình.
Rừng có hai tầng, không có tầng vƣợt tán, tầng cao bao gồm các cây họ Dẻ
(Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Chè (Theaceae), họ Mộc Lan (Magnoliaceae)
chiếm ƣu thế rõ rệt. Cây thƣờng có tầm vóc trung bình cao, 8-12m .
Tầng cây dƣới tán không liên tục và có chiều cao khác nhau, bao gồm các cá thể
của những loại cây chịu bóng, xen lẫn với cây con của những loài ở tầng trên.
SVTH: Dương Thị Phương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

11


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp quản lý sau khi đóng cửa Bãi
chôn lấp Chất thải rắn sinh hoạt Cam Ly – Đà Lạt
Tầng cây bụi thấp, khá dày gồm có các loài thuộc các họ Rubiaceae, Theaceae,
Myrta ceae, Euphorbiaceae. Trong tầng cây bụi thấp nhiều loài tre trúc mọc riêng rẽ
từng cây thuộc các chi Arundinaria và Phyllostachys, móc (Caryota ocflandra). Tầng
cỏ gồm có các loài dƣơng xỉ của các chi: Asplenium, Diplazium, Plagiogryria,
Polystichum, Tectaria, Angiopteris. Ở rìa rừng xuất hiện một loài guột lá to
(Dieranopteris splendida). Những thực vật phụ sinh gồm có nhiều loài dƣơng xỉ
thuộc các chi:Trichomanes, Hymenophylum, Vandseboschia, Asplenium, Vittaria,
Lemmophyllum.
- Hệ động vật:
Khu vực triển khai dự án nằm trong vị trí quy hoạch BCL, xung quanh tiếp giáp
rừng thông 3 lá non và rừng tạp tái sinh nên hệ động vật chủ yếu một số loại chim
nhƣ sẻ nhà (Passer montanus), quạ (Corvus macrorhynchos), chào mào (Pycnonotus

jocosus), trèo bẻo (Dicrurus macrocercus), gà rừng (Gallus gallus),...
b. Kinh tế xã hội
Phƣờng 5 nằm phía Tây Thành phố có diện tích tự nhiên: 34,74 km2, dân số
khoảng 13.938 ngƣời, hầu hết đất đai đã đƣợc đƣa vào sử dụng để phát triển kinh tế xã
hội.
1.2 Tổng quan tài liệu
1.2.1 Giới thiệu chất thải rắn và bãi chôn lấp chất thải rắn
a. Khái niệm
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) đƣợc thải ra từ
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thƣờng ngày của
con ngƣời [5]
Bãi chôn lấp chất thải rắn là một diện tích hoặc khu đất đƣợc quy hoạch, lựa
chọn, thiết kế để thải bỏ chất thải rắn nhằm giảm tối đa các tác động tiêu cực của BCL
tới môi trƣờng. Bãi chôn lấp bao gồm các ô chôn lấp chất thải, vùng đệm và các công
trình phụ trợ khác nhau nhƣ trạm xử lý nƣớc rác, khí thải cung cấp điện, nƣớc và
phòng điều hành [6]
Trong đó ô chôn lấp chất thải chính là phần thể tích chất thải rắn đƣợc đổ vào
BCL trong một khoảng thời gian. Ô chôn lấp bao gồm chất thải rắn và vật liệu che phủ
xung quanh nó.

SVTH: Dương Thị Phương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

12


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp quản lý sau khi đóng cửa Bãi
chôn lấp Chất thải rắn sinh hoạt Cam Ly – Đà Lạt

Trong ô chôn lấp phần lớn lớp che phủ chính là lớp vật liệu che phủ trên toàn bộ
BCL trong khi vận hành và khi đóng BCL nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tác động từ ô
chôn lấp tới môi trƣờng xung quanh và từ bên ngoài vào ô chôn lấp CTR.
Trong quá trình chôn lấp rác thì ngoài nƣớc rác còn có khí từ ô chôn lấp chất thải
rắn phát sinh chính nguồn khí này là hỗn hợp khí sinh ra từ ô chôn lấp chất thải do quá
trình tự phân hủy tự nhiên CTR.
Trong các hoạt động của bãi chôn lấp một hoạt động cũng diễn ra thƣờng xuyên
và quan trọng chính là hoạt động quan trắc môi trƣờng, là các hoạt động gắn liền với
việc phân tích đo đạc các số liệu về chấtt lƣợng không khí, nƣớc. Mục đích là theo dõi
sự di chuyển của khí và nƣớc trong bãi chôn lấp.
Một công đoạn khác trong chuỗi các công đoạn trong bãi chôn lấp là việc ngừng
hoàn toàn hoạt động chôn lấp CTR tại Bãi chôn lấp đó đƣợc gọi là công đoạn đóng cửa
Bãi chôn lấp sau một thời gian hoạt động của BCL tính từ khi bắt đầu chôn lấp đến khi
đóng Bãi chôn lấp. [7]
b. Phân loại bãi chôn lấp [8]
 Phân loại theo cấu trúc
Bãi chôn lấp hở: đây là phƣơng pháp xử lý hất thải rẻ tiền nhất, chỉ tốn chi phí
cho công việc thu gom và vận chuyển rác từ nơi phát sinh đến bãi rác. Thƣờng gặp ở
các vùng nông thôn, nơi tập trung ít dân cƣ hay diện tích đất dƣ thừa, chƣa đƣợc đầu tƣ
kinh phí cho việc quản lý rác nên thƣờng xuất hiện những bãi rác tự phát này.

Hình 1.4 Bãi chôn lấp hở tại Quỳnh Lƣu, Nghệ An [8]

SVTH: Dương Thị Phương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

13


Khóa luận tốt nghiệp

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp quản lý sau khi đóng cửa Bãi
chôn lấp Chất thải rắn sinh hoạt Cam Ly – Đà Lạt
BCL hở có nhiều nhƣợc điểm nhƣ:
- Tạo cảnh quan xấu, gây cảm giác khó chịu
- Khi đổ thành đống, rác thải sẽ là môi trƣờng thuận lợi cho các động vật gặm
nhấm, các loài côn trùng, vector gây bệnh sinh sôi, nảy nở gây nguy hiểm cho sức
khỏe con ngƣời.
- Các BCL hở lâu ngày bị phân hủy sẽ rỉ nƣớc và tạo nên vùng lầy lội, ẩm ƣớt và
từ đó hình thành những dòng nƣớc rò rỉ chảy thấm vào các tầng đất bên dƣới gây ô
nhiễm nguồn nƣớc ngầm, hoặc tạo thành dòng chảy tràn gây ô nhiễm nguồn nƣớc mặt.
- BCL hở sẽ gây ô nhiễm không khí do quá trình phân hủy rác tạo thành các khí
có mùi hôi thối, mặt khác ở các bãi rác hở còn có hiện tƣợng cháy ngầm hay có thể
cháy thành ngọn lửa và tất cả các quá trình trên sẽ dẫn đến vấn đề ô nhiễm không khí.
Phƣơng pháp này đòi hỏi một diện tích bãi rác lớn, do vậy ở các thành phố đông
dân cƣ và quỹ đất đai khan hiếm thì phƣơng pháp này trở nên đắt tiền cùng với nhiều
nhƣợc điểm nhƣ đã nêu trên.
Bãi chôn lấp dưới biển: theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc chôn rác dƣới
biển cũng có nhiều điều lợi. Ví dụ nhƣ ở thành phố New York, trƣớc đây chất thải rắn
đƣợc chở đến bến cảng bằng những đoàn xe lửa riêng, sau đó chúng đƣợc các xà lan
chở đem chôn dƣới biển ở độ sâu 100 feets, nhằm tránh tình trạng lƣới cá bị vƣớng
mắc. Ngoài ra ở San Francisco, New York và một số thành phố biển khác của Hoa Kỳ,
ngƣời ta còn xây dựng những bãi rác ngầm nhân tạo trên cơ sở sử dụng các khối gạch,
bê tông phá vỡ các tòa nhà thải bỏ. Điều này vừa giải quyết đƣợc vấn đề chất thải,
đồng thời tạo nên nơi trú ẩn cho các loài sinh vật biển. Bãi chôn lấp dƣới biển chƣa
phổ biến ở một số nơi, đặc biệt ở Việt Nam chƣa có loại bãi chôn lấp này.
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh chính là bãi chôn lấp đƣợc thiết kế để đổ chất thải rắn
sao cho mức độ gây độc hại đến môi trƣờng là nhỏ nhất. Tại đây rác đƣợc đổ bỏ bằng
cách trải rộng trên mặt đất, sau đó đƣợc nén và bao phủ một lớp đất dày 1,5cm (hay
vật liệu bao phủ) ở cuối mỗi ngày.


SVTH: Dương Thị Phương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

14


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp quản lý sau khi đóng cửa Bãi
chôn lấp Chất thải rắn sinh hoạt Cam Ly – Đà Lạt

Hình 1.5 BCL hợp vệ sinh của TP Pleiku, Gia Lai
Nguồn [17]
Khi bãi chôn lấp vệ sinh đã sử dụng hết công suất thiết kế của nó, một lớp đất
(hay vật liệu bao phủ) sau cùng dày khoảng 60cm đƣợc phủ lên trên.
Ƣu điểm của bãi rác hợp vệ sinh:
- Ở những nơi có đất trống, BCL hợp vệ sinh thƣờng là biện pháp kinh tế nhất
cho việc đổ bỏ chất thải rắn.
- Đầu tƣ ban đầu và chi phí hoạt động của BCL hợp vệ sinh thấp so với các
phƣơng pháp khác nhƣ ủ phân, đốt...
- BCL hợp vệ sinh có thể nhận tất cả các loại chất rắn mà không cần thiết phải
thu gom riêng lẻ hay phân loai từng loại.
- BCL hợp vệ sinh rất linh hoạt trong khi sử dụng nhƣ khi khối lƣợng rác gia tăng
có thể tăng cƣờng thêm công nhân và thiết bị cơ giới, trong khi đó các phƣơng pháp
khác phải mở rộng nhà máy để tăng công suất.
- Do bị nén chặt và phủ đất lên trên nên các côn trùng, chuột bọ, ruồi muỗi khó
có thể sinh sôi nảy nở.
- Các hiện tƣợng cháy ngầm hay cháy bùng khó có thể xảy ra, ngoài ra giảm
thiểu đƣợc các mùi hôi thối gây ô nhiễm không khí.
- Góp phần làm giảm nạn ô nhiễm nƣớc ngầm và nƣớc mặt.
- Các bãi rác hợp vệ sinh khi bị chôn lấp đầy, chúng ta có thể xây dựng chúng

thành các công viên, các sân chơi, sân vận động, công viên giáo dục, sân golf, hay
công trình phục vụ nghỉ ngơi giải trí.
SVTH: Dương Thị Phương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

15


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp quản lý sau khi đóng cửa Bãi
chôn lấp Chất thải rắn sinh hoạt Cam Ly – Đà Lạt
Tuy nhiên cũng có một số đặc điểm sau:
- Các bãi rác hợp vệ sinh đòi hỏi diện tích đất đai lớn, một thành phố đông dân có
số lƣợng rác thải càng nhiều thì diện tích bãi thải càng lớn. Ngƣời ta ƣớc tính một
thành phố có quy mô 10.000 dân thì trong một năm thải ra một lƣợng rác có thể lấp
đầy diện tích một hecta với chiều sâu 3m.
- Các lớp đất phủ ở các bãi rác hợp vệ sinh thƣờng hay bị gió thổi mòn và phát
tán đi xa.
- Các bãi rác vệ sinh thƣờng tạo ra các khí CH4 hoặc khí H2S độc hại có khả năng
gây cháy nổ hay gây ngạt. Tuy nhiên CH4 có thể đƣợc thu hồi để làm khí đốt.
Nếu Bãi chôn lấp hợp vệ sinh không đƣợc xây dựng và quản lý tốt có thể gây ra
ô nhiễm nƣớc ngầm và ô nhiễm không khí.
 Phân loại theo chức năng
Bãi chôn lấp đƣợc phân loại theo chức năng thì đƣợc phân làm 3 loại:
- Bãi chôn lấp chất thải nguy hại: Đƣợc chôn lấp các chất thải nguy hại nhƣ chất
bảo vệ thực vật, vỏ đựng các chất nguy hại.
- Bãi chôn lấp chất thải chỉ định: tại đây các chất thải đƣợc chỉ định đƣợc chôn
tại đây mới đƣợc chôn.
- Bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị là bãi chứa toàn bộ lƣợng rác thải đô thị đƣợc
vận chuyển tới bãi chôn lấp.

 Phân loại theo địa hình
Phƣơng pháp đào hố/rãnh là phƣơng pháp lý tƣởng cho những khu vực có độ sâu
thích hợp, vật liệu che phủ sẵn có và mực nƣớc ngầm không gần bề mặt, thích hợp sử
dụng cho những loại đất đai bằng phẳng hay nghiêng đều và đặc biệt là những nơi có
chiều sâu lớp đất đào tại bãi đổ đủ để bao phủ lớp rác nén.
Phƣơng pháp chôn lấp trên khu vực đất bằng phẳng: phƣơng pháp này đƣợc sử
dụng khi địa hình không cho phép đào hố hoặc mƣơng. Khu vực bãi chôn lấp đƣợc lót
đáy và lắp đặt hệ thống thu nƣớc rò rỉ.
Phƣơng pháp hẻm núi/lồi lõm là các hẻm núi, khe núi, hố đào, nơi khai thác
mỏ...có thể đƣợc sử dụng làm bãi chôn lấp. Kỹ thuật đổ và nén chất khai thác trong
khe núi, mõm núi, mỏ đá phụ thuộc vào địa hình, địa chất, thủy văn của bãi đổ, đặc
điểm của vật liệu bao phủ, thiết bị kiểm soát nƣớc rò rỉ, khí thải rác và đƣờng vào khu
vực bãi chôn lấp.
 Phân loại theo chất thải rắn tiếp nhận
Bãi chôn lấp chất thải rắn khô là bãi chôn lấp các chất thải thông thƣờng (rác sinh
hoạt, rác đƣờng phố và rác công nghiệp).
SVTH: Dương Thị Phương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

16


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp quản lý sau khi đóng cửa Bãi
chôn lấp Chất thải rắn sinh hoạt Cam Ly – Đà Lạt
Bãi chôn lấp chất thải rắn ƣớt là bãi chôn lấp dùng để chôn lấp chất thải dƣới
dạng bùn nhão.
Bãi chôn lấp chất thải rắn hỗn hợp là nơi dùng để chôn lấp chất thải thông thƣờng
và cả bùn nhão. Đối với các ô dành để chôn lấp ƣớt và hỗn hợp bắt buộc phải tăng khả
năng hấp thụ nƣớc rác của hệ thống thu nƣớc rác, không để cho rác thấm đến nƣớc

ngầm.
 Phân loại theo kết cấu
Bãi chôn lấp nổi đƣợc hiểu là bãi chôn lấp xây nổi trên mặt đất ở những nơi có
địa hình bằng phảng, không dốc lắm (vùng đồi gò). Chất thải đƣợc chất thành đống
cao đến 15m. Trong trƣờng hợp này xung quanh bãi chôn lấp phải có các đê không
thấm để ngăn chặn nƣớc mặt xung quanh xâm nhập vào bãi chôn lấp.
Bãi chôn lấp chìm khác với bãi chôn lấp nổi là loại bãi chìm dƣới mặt đất hoặc
tận dụng các hồ tự nhiên, mỏ khai thác cũ, hào, mƣơng, rãnh.
Bãi chôn lấp đƣợc hiểu là loại bãi xây dựng nữa chìm nữa nổi. Chất thải không
chỉ đƣợc chôn lấp đầy hố mà sau đó tiếp tục đƣợc chất đống lên trên.
Bãi chôn lấp khe núi là loại bãi đƣợc hình thành bằng cách tận dụng khe núi ở
các vùng đồi núi cao.
c. Công tác quản lý bãi chôn lấp trên thế giới và Việt Nam
 Công tác quản lý bãi chôn lấp trên thế giới
Chôn lấp vẫn là phƣơng pháp thông dụng nhất đã và đang áp dụng ở các nƣớc
phát triển. Ngay những nƣớc có trình độ tiên tiến nhƣ Mỹ, Anh, Thụy Điển, Đan Mạch
thì xử lý chất thải rắn bằng phƣơng pháp chôn lấp vẫn đƣợc sử dụng nhƣ là phƣơng
pháp chính. Toàn bộ lƣợng chất thải rắn đô thị ở Hy Lạp đƣợc xử lý bằng phƣơng
pháp chôn lấp. Ở Anh lƣợng CTR hàng năm khoảng 18 triệu tấn trong đó 6% đƣợc sản
xuất phân Compost, 28% đƣợc xử lý băng thiêu đốt, 69% đem chôn lấp.
Singapore là một nƣớc đang phát triển nhƣng đã sớm quan tâm đến việc xử lý
CTR. Tuy là một nƣớc nhỏ diện tích đát không nhiều vì vậy đất nƣớc này đã chọn biện
pháp xử lý rác thải của mình là đốt và chôn lấp. Singapore chỉ choon 2% lƣơngj chất
thải rắn còn 38% đƣợc đốt để tạo ra điện và 50% chất thải rắn còn lại đƣợc tái chế.
Những thành phần rác thải không cháy đƣợc chôn lấp ngoài biển. Bãi chôn lấp rác
Semakau đƣợc xây dựng bằng cách đắp đê ngăn nƣớc biển ở một hòn đảo nhỏ ngoài
khơi Singapore. Rác đƣợc chia làm hai loại, loại cháy đƣợc đem đốt còn loại không
cháy đƣợc chuyển tới chôn lấp rác trên biển tiết kiệm đƣợc diện tích đất trên đất liền
và mở rộng đất khi đóng bãi, môi trƣờng nƣớc thì bị thu hẹp lại. Khí thải đƣợc xử lý
nghiêm ngặt và tránh sự dịch chuyển chất ô nhiễm từ dạng lấp sang dạng khí.

SVTH: Dương Thị Phương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

17


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp quản lý sau khi đóng cửa Bãi
chôn lấp Chất thải rắn sinh hoạt Cam Ly – Đà Lạt
Tại Trung Quốc mức phát sinh trung bình lƣợng CTR là 0,4kg/ngƣời/ngày, ở các
thành phố mức phát sinh cao hơn là 0,9kg/ngƣời/ngày. Số chất thải không thu gom
đƣợc đổ vào các sông, đốt thành đống, đổ thành đống hoặc xử lý không theo quy định.
Tuy nhiên mấy năm gần đây hầu hết các thành phố lớn đều chuyển sang chôn lấp hợp
vệ sinh và sử dụng nhiều hơn công nghệ thiêu đốt. Hiện nay, 660 thành phố có khoảng
1000 bãi chôn lấp lớn, chiếm hơn 50.000 ha đất và ƣớc tính tỏng 30 năm tới Trung
Quốc mới bắt đầu xây dựng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh và phần lớn chất thải vẫn
đang gây ra các vấn đề nan giải về môi trƣờng ở nƣớc này.
Tại Nhật Bản, theo Waste Atlas, Nhật BẢn xả tổng cộng 45.360.000 tấn rác mỗi
năm, xếp thứ 8 trên thế giới. Do không có nhiều đất để chôn rác nhƣ Mỹ và Trung
Quốc, Nhật Bản buộc phải dựa vào giải pháp khác là đốt rác. Nhật Bản sử dụng đốt
băng tầng sôi, phƣơng pháp hiệu quả để đốt những vật liệu khó cháy. Chất thải rắn sau
khi phân loại sẽ đƣợc treo bên trên lớp đệm tro nóng sửi bọt để những luồng khí nóng
thổi qua, giúp truyền nhiệt nhanh và thúc đẩy các phản ứng hóa học diễn ra. 20% tổng
lƣợng CTR hằng năm đƣợc Nhật Bản đƣa vào tái chế, đặc biệt là các chai nhựa tổng
hợp polyethylene terephthalate (PET). PET là vật liệu phổ biến để sản xuất chai đựng
nƣớc uống trong các máy bán hàng tự động và cửa hàng tạp hóa trên khắp đất nƣớc
Nhật. Ngoài ra Nhật Bản cũng ứng dụng công nghệ lấp biển bằng đá nặng, xi măng,
bụi và rác để tạo thêm đất mới. Cả hai sân bay quốc tế là Chubu Centrair và Kansai
đều xây trên những hòn đảo nhân tạo đƣợc bồi lấp từ rác. Tại Tokyo, chính quyền
thành phố đã cải tạo 249 km2 đất dọc vịnh Tokyo từ các bãi rác.

Thụy Điển, sƣởi ấm bằng rác. Là một đất nƣớc lạnh giá nên biện pháp tái chế rác
ƣa thích của ngƣời Thụy Điển là đốt. Đốt để sản xuất nhiệt điện, đốt để cấp nhiệt cho
hệ thống sƣởi ấm. Thậm chí điện sinh hoạt của họ cũng từ các nhà máy nhiệt điện đốt
rác mà ra. Từ nhiều năm nay, đất nƣớc Bắc Âu này đã vƣơn lên dẫn đầu thế giới về tái
chế, tái sử dụng rác thải với tỉ lệ cao. Có tới 96% rác sẽ đƣợc tái chế, chỉ 4% đƣợc đem
chôn lấp. Tính theo đầu ngƣời, trung bình mỗi năm một ngƣời Thụy Điển chỉ chôn lấp
khoảng 7kg rác, trong khi con số này ở Anh là 260kg. Khi không còn đủ rác để sƣởi
ấm, Thụy Điển đã thƣơng lƣợng để nhập khẩu rác từ các nƣớc khác. Hằng năm, hơn
30 lò đốt đặt trên lãnh thổ Thụy Điển tiêu thụ tới 5,5 triệu tấn rác, chất thải, trong đó
20%, tƣơng đƣơng khoảng 1 triệu tấn, phải nhập khẩu từ Na Uy, Anh hoặc Italy.
Không dừng lại ở việc “làm sạch hộ nhà hàng xóm”, Thụy Điển đang nhắm tới một
nguồn rác giá rẻ khác – rác trên các đại dƣơng. Theo Cơ quan Bảo vệ môi trƣờng Thụy
Điển, việc tiếp cận các núi rác trên biển sẽ gặp khó khăn hơn là nhập khẩu các nguồn
rác thải trên lục địa. Dù vậy, một số phƣơng án đƣợc đƣa ra, trong đó khả thi nhất là
Thụy Điển sẽ tái chế rác đại dƣơng tại đảo Hawaii, Mỹ.
SVTH: Dương Thị Phương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

18


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp quản lý sau khi đóng cửa Bãi
chôn lấp Chất thải rắn sinh hoạt Cam Ly – Đà Lạt
 Công tác quản lý bãi chôn lấp ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay chất thải rắn đƣợc xử lý bằng nhiều cách khác nhau. Một
phần rất nhỏ đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp làm phân vi sinh – compost, phƣơng pháp
đổ bỏ chất thải bằng phƣơng pháp chôn lấp là phổ biến. Phƣơng pháp thiêu đốt đang
áp dụng cho chất thải nguy hại y tế và một phần chất thải công nghiệp. Nhƣ vậy có thể
nói nƣớc ta kỹ thuật xử lý chất thải rắn còn chƣa cao. Phần lớn rác thải sinh hoạt ở

Việt Nam vẫn đƣợc xử lý bằng hình thức chôn lấp.
Năm 2000, Bộ Khoa học và Công nghệ và môi trƣờng ban hành TCVN 66962000 chất thải rắn – bãi chôn lấp hợp vệ sinh – yêu cầu chung về bảo vệ môi trƣờng
đƣa ra các yêu cầu bảo vệ môi trƣờng, năm 2001 Bộ Khoa học và Công nghệ Môi
trƣờng – Bộ Xây dựng ban hành Thông tƣ liên tịch 01/2001/TTLT – BKHCNMT –
BXD – hƣớng dẫn các quy định về môi trƣờng đối với việc lựa chọn địa điểm, xây
dựng và vận hành BCL, tháng 12 năm 2001 Bộ Xây dựng đã ban hành TCXDVN
261:2001 – Bãi chôn lấp chất thải rắn – tiêu chuẩn thiết kế, năm 2009, Bộ TNMT đã
ban hành QCVN 25/2009/BTNMT – QCKTQL về nƣớc thải của bãi chôn lấp (thay thế
TCVN 5945:2005), năm 2009 Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành TCVN 6696 2009 thay thế cho TCVN 6696 – 2000.
Phƣơng pháp xử lý CTR băng chôn lấp hở, đỗ bãi vẫn phổ biến ở Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Hồng Tiến –cục trƣởng Cục hạ tầng kỹ thuật, bộ xây dựng nêu lên
tại diễn đàn hợp tác Phần Lan – Việt Nam về cấp thoát nƣớc và xử lý chất thải rắn thì
trong số các bãi chôn lấp rác không hợp vệ sinh, có 132 bãi chôn lấp rác gây ô nhiễm
môi trƣờng nghiêm trọng cần phải xử lý triệt để. Thống kê cho thấy trong 660 bãi chôn
lấp trên cả nƣớc với tổng diện tích hơn 4900 ha chỉ có 203 bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
Mặt khác phần lớn các bãi chôn lấp tiếp nhận rác thải hiện nay chƣa thực hiện phân
loại rác tại nguồn. Nghiêm trọng hơn, các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh lại là các bãi
rác lộ thiên, không có hệ thống thu gom và xử lý nƣớc rỉ rác, quá tải, không đƣợc che
phủ, phun hóa chất khử mùi. Các bãi chôn lấp này đang là nguồn gây ô nhiễm môi
trƣờng đất, nƣớc, không khí, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe, hoạt động sản
xuất của con ngƣời [9].
Việc quản lý bãi chôn lấp chất thải rắn bao gồm các công việc quy hoạch, thiết
kế, vận hành, đóng bãi và kiểm soát sau khi đóng bãi [12]
 Quy hoạch: Chuẩn bị mặt bằng để xây dựng bãi rác. Nơi chôn lấp rác cần thỏa
mãn những tiêu chí quy định về quy hoạch sử dụng đất và bảo vệ môi trƣờng.
 Thiết kế: Đào hố chôn lấp và chuẩn bị các kỹ thuật đáy bãi cũng nhƣ trên bề
mặt.
 Vận hành: Đổ rác, ban rác thành lớp mỏng, nén chặt rác. Xử lý rác và nƣớc rác
SVTH: Dương Thị Phương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng


19


Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp quản lý sau khi đóng cửa Bãi
chôn lấp Chất thải rắn sinh hoạt Cam Ly – Đà Lạt
 Đóng bãi: Khi bãi rác đạt đến chiều cao quy định thì sẽ tiến hành phủ lên trên
một lớp đất mỏng. Có thể trồng cây và một lớp thảm thực vật bên trên lớp phủ. Lắp đặt
các ống lấy khí rác theo phƣơng thẳng đứng.
 Kiểm soát sau khi đóng bãi: Quan trắc môi trƣờng và bảo trì bề mặt bãi rác.
Sự an toàn lâu dài của việc chôn lấp chất thải rắn là một yếu tố quan trọng trong
quản lý tổng hợp chất thải rắn. Các chất thải tồn đọng là các thành phần rác không thể
tái sinh, là những chất còn lại sau khi thu hồi vật chất, chuyển đổ sản phẩm hay thu hồi
năng lƣợng. Trƣớc đây chất thải rắn thƣờng vứt trên mặt đất hay trên biển. Ngày nay,
chôn lấp rác trong đất là giải pháp chính.
1.2.2 Giới thiệu về đóng cửa Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt
a. Khái niệm
Đóng cửa bãi chôn lấp là việc ngừng hoàn toàn hoạt động chôn lấp chất thải rắn
tại Bãi chôn lấp [6].
b. Nguyên nhân phải đóng cửa
Tại điều 3 khoản 2, Thông tƣ Liên tịch số 01/2001/TTLT – BKHCNMT – BXD
– Hƣớng dẫn các quy định về bảo vệ môi trƣờng đối với việc lựa chọn địa điểm, xây
dựng và vận hành Bãi chôn lấp chất thải rắn, quy định việc đóng cửa Bãi chôn lấp phải
đóng cửa khi:
- BCL gây ô nhiễm môi trƣờng xung quanh làm ảnh hƣởng đến cuộc sống của
ngƣời dân, rác chất từng đống cao, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.
- Lƣợng chất thải đã đƣợc chôn lấp trong BCL đã đạt đƣợc dung tích lớn nhất
nhƣ thiết kế kỹ thuật.
- Chủ vận hành không có khả năng tiếp tục vận hành BCL

- Đóng BCL vì một vài lý do khác
c. Yêu cầu khi đóng cửa Bãi chôn lấp
Khi lƣợng CTR chôn lấp đạt dung tích lớn nhất theo thiết kế kỹ thuật thì cần
đóng cửa BCL. Đơn vị quản lý BCL tại các địa phƣơng cần xây dựng kế hoạch đóng
cửa BCL và gửi công văn đến cơ quan quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng để thông báo
thời gian đóng BCL theo quy hoạch.
Yêu cầu chung về đóng cửa BCL đƣợc thực hiện theo hƣớng dẫn trong các mục
8.4, 8.5, 8.6 và 8.7 của TCVN 6696:2000, Chất thải rắn – Bãi chôn lấp hợp vệ sinh –
yêu cầu chung về bảo vệ môi trƣờng. Cụ thể nhƣ sau:
SVTH: Dương Thị Phương
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

20


×