Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Đánh giá tác động môi trường khu dự án đô thị sinh thái ECO VILAGE tại thị trấn đức hòa tỉnh long an và đề xuất các biện pháp quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 85 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

MỞ ĐẤU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay nhu cầu nhà ở, du lịch nghỉ dưỡng và có cuộc sống thân thiện với môi trường
đang phát triển mạnh mẽ. Điều này được minh chứng có rất nhiều dự án xây dựng các khu
đô thị, khu dân cư…
Cùng với xu hướng phát triển đất nước, nước ta đang từng bước đô thị hoá mạnh mẽ ra
các vùng lân cận trung tâm thành phố. Quá trình hiện đại hoá, đô thị hoá và đời sống dân
trí được nâng cao… do đó nhu cầu có cuôc sống thoải mái thân thiện với thiên nhiên. Vì
thế, ngày này có rất nhiều dự án xây dựng các khu đô thị thân thiện với môi trường hay còn
gọi là khu đô thị sinh thái. Nhằm đáp ứng cho nhu cầu chung của xã hôi và cũng là theo kịp
sự phát triển của đất nước.
Tuy nhiên, sự phát triển các khu đô thị sinh thái cũng gây ra những tác động rất lớn đến
môi trường trong suốt quá trình xây dựng và hoạt động của các khu đô thị đó.
Những tác động đến môi trường trong quá trình xây dựng cũng như khi đi vào hoạt
động:
- Giải phóng và san lấp mặt bằng với diện tích rộng lớn gây mất cân bằng
sinh thái trên diện rộng.
- Ô nhiễm môi trường xây dựng và đi vào hoạt động như : bụi, các chất
thải rắn và nguy hại.
- Các tác động khác.
Những nguyên nhân trên cho thấy rằng: Sự tác động xấu đến môi trường của các dự án
xây dựng mới các khu đô thị sinh thái là rất lớn.
GVDH: TS. Thái Văn Nam
SVTH : Phan Hải Thắng _ 103108169
1
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
“Luật bảo vệ môi trường được Chủ tịch nước đã ký lệnh ban hành ngày 29/11/2005 quy
định tất cả các dự án sắp được xây dựng và các cơ sở sản xuất đang tồn tại phải tiến
hành đánh giá tác động môi trường (ĐTM)”.


Hiện nay dự án xây dựng mới khu đô thi sinh thái (hay Làng sinh thái) Eco – Village tại
thi trấn Đức Hoà tỉnh Long An đang trong quá trình triển khai xây dựng.
Vì thế. đề tài: “Đánh giá tác động môi trường khu dự án đô thi sinh thái Eco Village
tại thị trấn Đức Hoà tỉnh Long An và đề xuất các biện pháp quản lý” đã được thực
hiện nhằm đánh giá các tác động có thể có của dự án và đề xuất các biện pháp nhằm hạn
chế các tác động đó.
2. MỤC TIÊU VÀ NÔI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
a. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các hiện trạng môi trường
nền khu vực thực hiện dự án.
- Phân tích và dự báo những tác động tích cực và tiêu cực, các tác động trực
tiếp và gián tiếp do hoạt động xây dựng và khi đi vào hoạt động của dự án tới môi
trường tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án và các vùng lân cận.
- Đề xuất các giải pháp tổ chứa quản lý và kỹ thuật công nghệ giúp phòng
tránh và giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường xung quanh trong quá trình
xây dựng và hoạt động của dự án nhằm bảo vệ môi sinh và đảm bảo sức khoẻ
cộng đồng dân cư trong khu vực.
b. Nội dung
- Mô tả sơ lược về dự án.
- Hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án.
- Dự báo, đánh giá các tác động của dự án đến môi trường khu vực.
- Đề xuất các biện pháp khắc phục, giảm thiểu các tác động tiêu cực.
- Chương trình quản lý, giám sát môi trường.
GVDH: TS. Thái Văn Nam
SVTH : Phan Hải Thắng _ 103108169
2
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố gây tác động môi trường trong suốt quá trình xây dưng vá khi đi vào hoạt

động của khu đô thị sinh thái Eco Village tại thi trấn Đức Hoà tỉnh Long An.
Biện pháp giảm các tác động xấu phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường.
Chương trình quản lý môi trường, chương trình giám sát môi trường
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn trong việc dự báo đánh giá các yếu tố gây tác động môi trường và đề
xuất các biện pháp giảm thiểu trong suốt quá trình xây dựng, hoạt động của dự án.
4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐTM
4.1. Phương pháp nhận dạng
o Mô tả hệ thống môi trường.
o Xác định các yếu tố của dự án gây ảnh hưởng đến môi trường.
o Nhận dạng đầy đủ các dòng thải, các vần đề môi trường liên quan phục vụ cho công
tác đánh giá chi tiết.
4.2. Phương pháp thông kê
Nhằm thu thập và xử lý khí tượng thuỷ văn, kinh tế - xã hội cũng như các số liệu khác
tại khu vực thực hiện dự án.
Được sử dụng rộng rãi và khá phổ biến và mang lại nhiều kết quả khả quan do có nhiều
ưu điểm như trình bày cách tiếp cận rõ ràng, cung cấp tính hệ thống trong suất quá trình
phân tích và đánh giá hệ thống.
Gồm 2 dạng chính:
o Bảng liệt kê mô tả: Phương pháp này liệt kê các thành phần môi trường cần
nghiên cứu cùng với các thông tin về đo đạc, dự đoán, đánh giá.
GVDH: TS. Thái Văn Nam
SVTH : Phan Hải Thắng _ 103108169
3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
o Bảng liệt kê đơn giản: Phương pháp này liệt kê các thành phần môi trường cần
nghiên cứu có khả năng bị tác động.
4.3. Phương pháp so sánh
Là phương pháp không thể thiếu trong công tác ĐTM, được sử dụng rộng rãi trên thế
giới

Là so sánh các kết quả đo đạc, phân tích. Tính toán dự báo nồng độ các chất gây ô
nhiễm do hoạt động của dự án gây ra so với các Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) về môi
trường và Tiêu chuẩn ngành (TCN) của Bộ y tế, Bộ Xây Dựng và đặc biệt là các tiêu chuẩn
của Bộ Tài Nguyên Môi Trường (BTNMT).
4.4. Phương pháp đánh giá nhanh
Là xác định và đánh giá tải lượng ô nhiễm từ các hoạt động xây dựng của dự án cũng
như đánh giá các tác động của dự án đến môi trường.
Phương pháp này rất hữu dụng để xác định nhanh và dự báo hàm lượng và tải lượng các
chất ô nhiễm (như không khí, nước thải) dựa trên các số liệu có được từ dự án.
Phương pháp này sử dụng các hệ số phát thải đã được thống kê bởi các cơ quan, tổ chức
và các chương trình có uy tín trên thế giới như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cơ quan bảo
vệ môi trường…
4.5. Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trường
Là khảo sát hiện trường là điều bắt buộc khi thực hiện công tác ĐTM để xác định hiện
trạng khu đất và môi trường đặc thù của dự án nhằm làm cơ sở cho việc đo đạc, lấy mẫu
phân tích cũng như làm cơ sở cho việc đánh giá và đề xuất các biện pháp kiểm soát và làm
giảm thiểu các yếu tố gây tác động môi trường và các chương trình quản lý, giám sát môi
trường… Do vậy, quá trình khảo sát hiện trường càng tiến hành chính xác và đầy đủ thì
quá trình nhận dạng các đối tượng bị tác động được chính xác hơn cũng như đề xuất các
biện pháp giảm thiểu các yếu tố gây tác động môi trường chính xác hơn và xác thực hơn và
có khả thi hơn.
4.6. Phương pháp đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu
GVDH: TS. Thái Văn Nam
SVTH : Phan Hải Thắng _ 103108169
4
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Việc lấy mẫu và phân tích các mẫu của các thành phần môi trường là không thể thiếu
trong việc xác định và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực triển khai
dự án.
Sau khi khảo sát hiện trường chương trình lấy mẫu và phân tích mẫu sẽ được lập ra với

các nôi dung chính như: vị trí lấy mẫu, thông số đo đạc và phân tích,nhân lực, thiết bị và
dụng cụ cần thiết, thời gian thực hiện, và kế hoạch bảo quản mẫu và kế hoạch phân tích
mẫu.
Các phương pháp đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu áp dụng cho từng thành phần môi
trường và phụ thuộc và các yếu tố môi trường đó (môi trường đất, nước, không khí).
4.7. Phương pháp lập bảng liệt kê và ma trận
Là lập mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án và các tác động đến các thành phần
môi trường để đánh giá tổng hợp ảnh hưởng của các tác động do hoạt động của dự án đến
môi trường.
4.8. Phương pháp mô hình hoá
Dự báo quy mô và phạm vi ành hưởng của các tác động đến môi trường.
5. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Cấu trúc đề tài được chia thành các phân sau:
Phần mở đầu:
• Mục tiêu và nội dung của đề tài.
• Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
• Các phương phgáp đánh giá.
Chương 1: Các cơ sở pháp lý và kỹ thuật thực hiện DTM
• Các khái niệm về đánh giá tác động môi trường.
• Các cơ sở pháp lý.
• Các cơ sở kỹ thuật.
• Các nghiên cứu liên quan.
GVDH: TS. Thái Văn Nam
SVTH : Phan Hải Thắng _ 103108169
5
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Chương 2: Tổng quan về dự án khu đô thị sinh thái Eco Village
• Tên và vị trí địa lý của dự án trên bản đồ
• Các điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế của khu dự án.
Chương 3: Đánh giá tác động môi trường

• Nguồn gốc tác động ở giai đoạn thi công và đánh giá các tác động ở giai đoạn thi
công.
• Nguồn gốc tác động ở giai đoạn khi dự án đi vào hoạt động và đánh giá các tác động
ở giai đoạn khi dự án đi vào hoạt động.
Chương 4: Đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động xấu, chương trình quản lý, giám sát môi
trường
• Đề xuất các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn thi công và khi dự án đi vào hoạt
động.
• Chương trình quản lý môi trường
• Chương trình giám sát môi trường.
GVDH: TS. Thái Văn Nam
SVTH : Phan Hải Thắng _ 103108169
6
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 1
CÁC CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT THỰC HIỆN ĐTM
1.1. CÁC KHÁI NIỆM ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC)
Tiếng Anh là Strategic Environmental Assessment (SEA) là “việc phân tích, dự báo các
tác động đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi
phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững”.
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Là “Việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa
ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”. Theo chương trình môi trường
của Liên hiệp quốc, ĐTM "là một quá trình nghiên cứu được sử dụng để dự báo những hậu
quả môi trường có thể gây ra từ một dự án phát triển quan trọng được dự kiến thực thi".
Những định nghĩa khác nhau nên qui trình thực hiện ở các nước cũng khác nhau. Tuy
nhiên, ĐTM ở các quốc gia đều là quá trình nghiên cứu nhằm
• Dự đoán những tác động về môi trường có thể gây ra từ dự án.
• Tìm cách hạn chế những tác động không thể chấp nhận và định hướng để dự án có

thể chấp nhận được về mặt môi trường địa phương.
Đánh gá tác động môi trường (ĐTM) là quá trình xác định, đánh giá và dự báo các tác
động môi trường tiềm tàng (bao gồm các tác động địa-sinh-hóa, kinh tế-xã hội và văn hóa)
của các dự án, chính sách, chương trình và thông tin đến các nhà hoạch định chính sách
tước khi ban hành quyết định về dự án, chính sánh hoặc chương trình đó (Harvey 1995)
GVDH: TS. Thái Văn Nam
SVTH : Phan Hải Thắng _ 103108169
7
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐTM là quá trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả về mặt môi trường của một dự án
phát triển (Chương trình môi trường của Liên hợp quốc/UNEP).
ĐTM là xác định, dự báo và đánh giá tác động của một dự án, một chính sách đến môi
trường (Ủy ban kinh tế Châu Á Thái Bình Dương/ECASP).
ĐTM là một phần của quy hoạch dự án và được tiến hành xác định và đánh giá các hậu quả
môi trường quan trọng và đánh giá các yếu tố xã hội liên quan đến quá trình thiết kết và
hoạt động của dự án (Bô môi trườn và tài nguyên Philppines).
ĐTM là một nghiên cứu để xác định, dự báo, đánh giá và thông báo về tác động môi
trường của một dự án và nêu ra các biện pháp giảm thiêu trước khi thẩm định và thực hiện
dự án (Bộ khoa học, công nghệ và môi trường Malaysia).
Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam do Quốc Hội thông qua ngày 27/12/1993và được
ban hành theo sắc lệnh số 29-L/CTN của Chủ tịch nước ngày 10/01/1994 định nghĩa: ĐTM
là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án quy
hoạch phát triển KT-XH của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học,
kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh-quốc phòng và các công trình khác, đề xuất giải
pháp thích hợp về bảo vệ môi trường.
Theo sắc lệnh bảo vệ môi trường được quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và sắc lệnh
của chủ tịch nước ngày 12/12/2005 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006): ĐTM là
việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các
biện pháp bảo vệ môi trường khi triễn khai dự án đó.
Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi

trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh
GVDH: TS. Thái Văn Nam
SVTH : Phan Hải Thắng _ 103108169
8
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và
các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường.
Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở đây có loại mang tính kinh tế - xã hội của quốc gia,
của một địa phương lớn, hoặc một ngành kinh tế văn hóa quan trọng (luật lệ, chính sách
quốc gia, những chương trình quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch quốc gia dài
hạn), có loại mang tính kinh tế - xã hội vi mô như đề án xây dựng công trình xây dựng cơ
bản, quy hoạch phát triển, sơ đồ sử dụng một dạng hoặc nhiều dạng tài nguyên thiên nhiên
tại một địa phương nhỏ. Tuy nhiên, một hoạt động có ý nghĩa vi mô đối với cấp quốc gia,
nhưng có thể có ý nghĩa vĩ mô đối với xí nghiệp. Hoạt động vi mô nhưng được tổ chức một
cách phổ biến trên địa bàn rộng có khi lại mang ý nghĩa vĩ mô.
Tác động đến môi trường có thể tốt hoặc xấu, có lợi hoặc có hại nhưng việc đánh giá tác
động môi trường sẽ giúp những nhà ra quyết định chủ động lựa chọn những phương án khả
thi và tối ưu về kinh tế và kỹ thuật trong bất cứ một kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
nào.
1.2. CÁC CƠ SỞ PHÁP LÝ
Đánh giá tác động môi trường của dự án được lập trên cơ sở của các văn bản pháp
lý hiện hành sau đay:
- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định. “ Các cơ
quan nhà nước, doành nghiệp, hợp tác xã đơn vị vũ trang nhân dân đều có
nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các tài nguyên thiên
nhiên, bảo vệ vá cải tạo môi trường sống”.
- Luật bảo vệ môi trường được Chủ tịch nước đã ký lệnh ban hành ngày
29/11/2005 quy định tất cả các dự án sắp được xây dựng và các cơ sở sản
xuất đang tồn tại phải tiến hành đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
- Luật bảo vệ môi trường của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số

52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, theo :
 Điều 15. Lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
GVDH: TS. Thái Văn Nam
SVTH : Phan Hải Thắng _ 103108169
9
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1. Cơ quan được giao nhiệm vụ lập dự án quy định tại Điều 14 của Luật
này có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
2. Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược là một nội dung của dự án và
phải được lập đồng thời với quá trình lập dự án.
 Điều 16. Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược
1. Khái quát về mục tiêu, quy mô, đặc điểm của dự án có liên quan đến môi
trường.
2. Mô tả tổng quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường có
liên quan đến dự án.
3. Dự báo tác động xấu đối với môi trường có thể xảy ra khi thực hiện dự
án.
4. Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá.
5. Đề ra phương hướng, giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề về môi
trường trong quá trình thực hiện dự án.
- Nghị định số 80/2006/NĐ – CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều luật của Luật bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 05/ 2008/TT – BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ tài nguyên môi
trường về việc hướng dẫn đánh giá môi trược chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Luật Đầu tư 2005 được kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XI thông qua ngày 29
tháng 11 năm 2005.
- Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư
- Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 của Chính phủ về thoát nước

đô thị và khu công nghiệp
- Quyết định số 29/1999/QĐ-BXD ngày 22/10/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng ban hành Quy chế bảo vệ môi trường trong ngành xây dựng
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi
trường.
GVDH: TS. Thái Văn Nam
SVTH : Phan Hải Thắng _ 103108169
10
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1.3. CÁC CƠ SỞ KỸ THUẬT THỰC HIỆN ĐTM
Các tài liệu được sử dụng khi đang thực hiện ĐTM cho dự án khu đô thi sinh thái Eco
Village gồm :
1. Dự án đầu tư hay báo cáo nghiên cứu khả thi của chính dự án.
2. Quy hoạch thiết kế xây dựng của chính dự án;
3. Thuyết minh thiết kế của chính dự án;
4. Báo cáo địa chất công trình và địa chất thủy văn của chính dự án;
5. Các bản vẽ của chính dự án như:
• Sơ đồ qui hoạch tổng mặt bằng;
• Sơ đồ qui hoạch hệ thống giao thông;
• Sơ đồ qui hoạch hệ thống cấp điện;
• Sơ đồ qui hoạch hệ thống cấp nước;
• Sơ đồ qui hoạch hệ thống thoát nước mưa;
• Sơ đồ qui hoạch hệ thống thu gom và xử lý nước thải;
• Sơ đồ qui hoạch hệ thống bãi trung chuyển chất thải rắn;
6. Báo cáo hiện trạng môi trường của tỉnh / thành nơi dự án triển khai thực hiện;
7. Báo cáo hiện trạng kinh tế - xã hội của xã / phường và huyện / thị / quận nơi dự
án triển khai thực hiện;
8. Báo cáo hiện trạng và qui hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh / thành
nơi dự án triển khai thực hiện;

9. Các hướng dẫn thực hiện báo cáo ĐTM của Ngân hàng Thế giới và của một số
nước trên thế giới;
10. Các hệ số phát thải của Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới cũng như
các tổ chức, Quốc gia khác;
11. Các mô hình đánh giá và dự báo ô nhiễm;
12. Các tài liệu liên quan khác.
GVDH: TS. Thái Văn Nam
SVTH : Phan Hải Thắng _ 103108169
11
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1.4. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng
Do công ty TNHH liên doanh Phú Mỹ Hưng đầu tư. Khu đô thị Phú Mỹ Hưng là
một khu đô thị mới ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 6 km². Tuy nhiên, nếu
kể cả các khu đô thị liền kề nó dọc theo Đại lộ Nguyễn Văn Linh, khu vực đô thị mới này
có diện tích lớn hơn nhiều. Khu đô thị này hiện nay được xem là kiểu mẫu đô thị sinh thái
tốt nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh. Có cuộc sống rất tiện nghi và thân thiện với môi
trường, các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường được quản lý và giám
sát rất chặn chẽ để sự tác động đến môi trường là mưc thấp nhất
Hình 1.1. Quan cảnh khu đô thị Phú Mỹ Hưng
GVDH: TS. Thái Văn Nam
SVTH : Phan Hải Thắng _ 103108169
12
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Khu đô thị mới Đông Tăng Long
Dự án nằm trong khu vực có tốc độ đô thị hóa cao của TP Hồ Chí Minh với nhiều
công trình hạ tầng giao thông đang được triển khai như dự án Đại lộ Đông – Tây, tuyến
đường vành đai ngoài, tuyến xa lộ Long Thành - Dầu Giây, Về mặt quy hoạch, Khu đô
thị mới Đông Tăng Long được quy hoạch theo tiêu chí của một khu đô thị mới hiện đại.
Đặc biệt khu công viên tập trung với diện tích 27 ha, trong đó diện tích hồ nước là 7 ha,

đóng vai trò như “lá phổi xanh” của dự án và khu vực lân cận.
Toạ lạc tại: Phường Trường Thạnh, Quận 9, Tp.Hồ Chí Minh. Do Tập đoàn Phát
triển Nhà và Đô thị Việt Nam HUD đầu tư.
Hình 1.2. Quan cảnh khu đô thị hiện đại Đông Tăng Long
Trên là những khu đô thị sinh thái điển hình đã được xây dựng và đang hoạt động
tốt với tiêu chí là khu đô thị sinh thái.
Hiện nay cũng và đang có rất nhiều dự án xây dựng các khu đô thị sinh thái với mục
tiêu: Có cuộc sống rất tiện nghi và thân thiện với môi trường.
GVDH: TS. Thái Văn Nam
SVTH : Phan Hải Thắng _ 103108169
13
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI
ECO VILLAGE
2.1. TÊN DỰ ÁN
2.1.1. Tên dự án
Dự án xây dựng mới khu đô thi sinh thái (hay Làng sinh thái) Eco Village tại thi trấn Đức
Hoà tỉnh Long An.
2.1.2. Nôi dung dự án
Khai thác mặt bằng diện tích rộng xây dưng khu đô thi mới. Khu nghi dưỡng thân thiện với
môi trường.
2.1.3. Vị trí xây dựng dự án
Tại thị trấn Đức Hoà tỉnh Long An
2.2. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ DỰ ÁN
Khu thương mại, du lịch nghỉ dưỡng và nhà ở cao cấp được xây dựng trên khu đất
quy hoạch thuộc thị trấn Đức Hoà tỉnh Long An.
Vị trí trên bản đồ:
Ranh giới:
- Một bên giáp với huyện Bình Chánh, TP. HCM.

- Một bên giáp với thị trân Đức Hoà tỉnh Long An.
Vị trí lý tưởng:
- Được bao bọc xung quanh là hệ thống kênh rạch.
- Lân cận là các khu công nghiệp lớn của tỉnh Long An.
GVDH: TS. Thái Văn Nam
SVTH : Phan Hải Thắng _ 103108169
14
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Từ Eco Village đi tới quận 1 là khoảng 22 km.
- Từ Eco Village đi ra sân bay Tân Sơn Nhất chỉ mất 20 km.
- Từ Eco Village đi ra ngã tư An Sương là khoảng 18 km.
- Từ Eco Village đi ra quốc lộ 1A và đường cao tốc Trung Lương là khoảng 10
km.
- Từ Eco Village đi ra Đại Lộ Đông Tây cũng khoảng 10 km .
- Từ Eco Village đi vào Chợ Lớn là khoảng 15 km.
GVDH: TS. Thái Văn Nam
SVTH : Phan Hải Thắng _ 103108169
15
Eco - Village
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Hình 2.1. Vị trí của dự án trên bản đồ
2.3. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
2.3.1. Hình thức đầu tư
Xây dựng mới 100%
2.3.2. Quy mô và quy hoạch của dự án
a. Quy hoạch mặt bằng tổng thể
Với diện tích 95 ha Eco Village thích hợp cho cuộc sống an cư cũng như nghỉ dưỡng.
Trong đó yếu tố thân thiện với thiên nhiên được chú trọng đặt lên hàng đầu nhằm tạo một
không gian sống trong lành và tràn đầy nắng gió.
 Tổng diện tích : 95 ha.

 Diện tích đất ở : 40 ha.
GVDH: TS. Thái Văn Nam
SVTH : Phan Hải Thắng _ 103108169
16
Hình 2.2. Vị trí nằm giữa các khu công nghiệp lớn của tỉnh Long An
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
 Đất trồng cây xanh và mặt nước : 26,6 ha.
 Đất dùng cho giao thông: 23,4 ha.
 Đất dùng cho các công trình công cộng : 4,7 ha.
 Diện tích cho một căn biệt thự : 166 – 200 m
2
.
 Diện tích cho một căn nhà phố : 80 – 114 m
2
.
 Khu vui chơi, Pinic.
 Trung tâm thương mại lớn.
GVDH: TS. Thái Văn Nam
SVTH : Phan Hải Thắng _ 103108169
17
Hình 1.3. Mặt bằng tổng thể khu đô thị sinh thái Eco Village
b. Tiện ích vượt trội
Cuộc sống tiện nghi và nghỉ dưỡng hằng ngày không thể thiếu các dịch vụ tiện ích. Nằm
bắt được nhu thiết yếu nên ở dự án Eco Village đươc thiệt kế đầy đủ các dịch vụ như :
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
 Trường học quốc tế.
 Nhà hàng thuỷ tạ.
 Bến du thuyền.
 Câu cá giải trí .
 Văn phòng dự án

c. Độc đáo và duy nhất
Mang hình dáng cánh bườm căng gió, trong trái tim là hồ sinh thái rộng khoản 15 ha.
Eco Village được xem là dự án độc đáo nhất và duy nhất hiện nay khoác trên mình chiếc
áo thiên nhiên tươi đẹp. Ngoài ra, Eco Village còn được hai dòng kênh nước sạch êm đềm
ôm trọn như bao bọc và tưới mát cuộc sống nơi đây cũng như giúp cho giao thông đường
thuỷ được thông liền từ Eco Village ra sông Vàm Cỏ Đông cũng như biển Đông.
Hé mở cánh cửa đón nắng bình minh cho mỗi ngày mới, ngắm mặt hồ lấp lánh sương
mai, bạn sẽ cảm nhận được một không gian tràn đầy sinh khí, với tâm huyết tạo nên cuộc
sống hoà quyện cùng với thiên nhiên, với các kiến trúc được thiết kế theo kiểu Pháp tạo ra
sự thiết kế rất tuyệt hảo và rất thân thiện với các yếu tố thiên nhiên tạo không gian sống
thoải mái và thân thiện môi trường.
Ý tưởng về quy hoạch tổng thể mặt bằng công trình bám sát vào hiện trạng khu đất, chú
ý đến bề mặt đô thị và cảnh quan chung quanh, tạo ra không gian đệm để ngăn cách giữa
khu ở và khu thương mại. Để gia tăng tối đa sự hữu dụng của công trình, các khối và mặt
bằng được thiết kế xoay góc nhằm tạo cho công trình có một nét riêng, tạo cảm giác về sự
ổn định (sự luân hồi) bằng cách thay đổi các khối hướng ra mặt đường tạo hướng nhìn
rộng, thoáng mát đem lại cảm giác thoải mái cho người ở. Ngoài ra còn tạo cho công trình
một hình ành giầu cảm xúc và tính thời đại bằng cách sử dụng những loại vật liệu và màu
sắc một cách thích hợp.
Phía trước có khoảng sân rộng làm công viên công cộng cho mội người có thể dạo bộ
quanh hồ sinh thái và cũng được dùng làm giao thông trong khu vực tiền sảnh và trồng cây
xanh cách ly đường phố. Việc bố trí quy hoạch phân khu để đảm bảo sự liên kết chặt chẽ
giữa công trình, sân vườn, giao thông nôi và ngoại tạo ra tổng thể quy hoạch có tính thống
GVDH: TS. Thái Văn Nam
SVTH : Phan Hải Thắng _ 103108169
18
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
nhất cao, phù hợp và đáp ứng nhu cầu đặt ra. Việc kết nối giữa quảng trường trung tâm với
đường dành cho người đi bộ tạo nên mặt đứng đường phố đông đúc, nhộp nhịp làm cho
khu thương mại có sức sống. Để hạn chế các khoảng không tối đa của quảng trường trung

tâm cũng như các không gian mở bằng việc bố trí đèn.
d. Giải pháp công nghệ
Đây là công trình lớn, mang tính chất trọng điểm. Vì vậy các hạng mục của công trình
phải đáp ứng được các tiểu chuẩn kỹ thuật, kinh tế và mãy thuật. với hệ thống điều hoà
không khí và thông gió và kiến trúc, nhà thiết kế đưa ra phương án tối ưu đảm bảo sự lựa
chọn mức đầu tư ban đầu phù hợp, khả năng đáp ứng tối da các yêu cầu kỹ thuật với độ tin
cậy cao, đồng thời kết hợp với kiến trúc của các dãy nhà theo kiễu Pháp mang lại tính thẩm
mỹ cho công trình, tiết kiệm trong quá trình hoạt động, bảo dưỡng.
e. Hiện trạng khu đất dự án
Khu đất dự án có hình tựa hình tam giác và được bao bọc bởi 2 kênh nước là kênh An
Hạ và kênh Xáng Nhỏ và các khu đất dành cho các dịch vụ tiện ích như:
- Tổng diện tích : 95 ha.
- Diện tích đất ở : 40 ha.
- Đất trồng cây xanh và mặt nước : 26,6 ha.
- Đất dùng cho giao thông: 23,4 ha.
- Đất dùng cho các công trình công cộng : 4,7 ha.
2.4. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VỊ CỦA DỰ ÁN
2.4.1. Mục đích của dự án
Xây dựng khu đô thi sinh thái với đầy đủ các tiện ích cho du lịch nghỉ dưỡng và ở.
Đặc biệt là có cuộc sống thân thiện với môi trường.
2.4.2. Phạm vi của dự án
Sự ảnh hưởng của dự án đến các khu vực lân cận là rất lớn mà đặc biệt là thị trấn
Đức Hoà của tỉnh Long An sẽ rất phát triển về mặt đô thi hoá.
GVDH: TS. Thái Văn Nam
SVTH : Phan Hải Thắng _ 103108169
19
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Thay đổi cục diện về môi trường từ vùng nông thôn trở thành khu đô thi sinh thái sầm uất
với tất cả những tiện ích nghỉ dưỡng sẽ làm đảo lộn sự cân bằng sinh thái và các hệ sinh
vật …

2.5. CÁC LỢI ÍCH KÍNH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN
Khu dự án được triển khai và đi vào hoạt động sẽ góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống và sự phát triển về mặt xã hội như:
 Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật : nâng cấp các con đường dẫn vào khu dự án
 Các dịch vụ ăn theo được phát triển rộng rãi khu ăn uống nhà hàng và các
dịch vụ giải trí…
 Nâng cao mức sống của xã hôi và các cơ sở giáo dục phát triển.
 Góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm nhất là góp phần làm giảm tỉ lệ thất
nghiệp của địa phương.
 Thu hút vốn đầu tư cũng như giá đất gia tăng góp phần thúc đẩy ngành Bất
Động Sản (BĐS) phát triển.
 Góp phần thúc đẩy quá trình đô thi hoá của tỉnh.
 Tạo động lực thúc đẩy các dịch vụ, thương mại và giao thương của tỉnh phát
triển.
2.6. HẠ TẦNG KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN
2.6.1. Công tác san lắp và giải phóng mặt bằng
Hiện trang khu đất dự án tương đối bằng phẳng, tiến hành giải phóng mặt bằng một
số nhà dân hiện hữu nằm trong khu dựa án.
San ủi nội bộ và thu dọn lớp cỏ và các rác thải khác.
Vạch tuyến và định vị những tuyến đường giao thông nội bộ của dự án.
Đào múc và cải tạo hồ sinh thái 15 ha ở trung tấm khu đất dự án.
San lắp và nâng nền cho toàn bộ khu đất dự án.
GVDH: TS. Thái Văn Nam
SVTH : Phan Hải Thắng _ 103108169
20
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
2.6.2. Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông của dự án phấn bố điều và như mạng lưới liên kết tất cả các
khu tiện ích trong dự án.
Độ rộng của mặt đường là từ 12m – 30m rất tiện cho các nhu cầu sinh hoạt của

người dân.
Toàn bộ mặt đường được rải nhựa theo đúng tiêu chuẩn.
2.6.3. Hệ thống cấp điện
Sự dụng nguồn điện quốc gia cụ thể là Tổng công ty điện lực tỉnh Long An, nguồn
điện cấp vào gồm 1pha và 3 pha.
Hệ thống điện phân bổ trong dự án được phân bổ dọc theo các tuyến đường theo 2
phương thức đi ấm dưới đất và đi nổi trên các trụ điện.
2.6.4. Hệ thống cấp và thoát nước
Hiện trạng cấp nước: Tại khu vực dự án xây dựng hệ thống cung cấp nước chạy dọc
theo các con đường nên rất tiện đấu nôi vào các khu vực sử dụng như các nhà dân và các
khu tiện ích. Nguồn cấp là hệ thống cấp nước của tỉnh Long An.
Hiện trạng thoát nước, thu gom xử lý: Dự án xây dựng trạm xử lý nước thải sinh
hoạt. Toàn bộ nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của dự án sẽ được thu gom và dẫn
về trạm xử lý nước thải sinh hoạt để xử lý. Toàn bộ lượng nước mưa sẽ được dẫn vào hố
sinh thái và 2 kênh bao quanh khu dự án.
2.7. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN MÔI TRƯỜNG HUYỆN ĐỨC HOÀ
2.7.1. Vị trí địa lý
Theo thông kế năm 2009, huyện Đức Hoà có diện tích tự nhiên là 427,706 km
2
(chiếm 9,52% diện tích toàn tỉnh). Huyện có 20 đơn vị hành chính trong đó có 3 thị trấn
như: Thị trấn Hiềp Hoà, Hậu Nghĩa và Đức Hoà nơi có dự án. Và 17 xã là gồm xã Lộc
Giang, An Ninh Đông, An Ninh Tây, Hiệp Hoà, Tân Mỹ, Tân Phú, Đức lập Thường, Đức
GVDH: TS. Thái Văn Nam
SVTH : Phan Hải Thắng _ 103108169
21
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Lập Hạ, Mỹ Hạnh Bắc, Mỹ Hạnh Nam, Hựu Thạnh, Đức Hoà Thượng, Đức Hoà Hạ, Đức
Hoà Đông, Hoà Khánh Đông, Hoà Khánh Nam, Hoà Khánh Tây.
Đức Hoà là huyện vùng cao nằm ở phía Tây Bắc và là vùng kinh tế trọng điểm của
tỉnh Long An. Huyện có ranh giới hành chính xác định như sau:

- Phía Bắc giáp với tỉnh Tây Ninh.
- Phía Đông giáp với huyện Bình Chánh, TP.HCM.
- Phía Nam giáp với huyện Bến Lức.
- Phía Tây giáp với huyện Đức Huệ.
Đặc biệt ở huyện Đức Hoà có rất nhiều kênh rạch là vùng Vàm Cỏ Đông nên rất tiện
cho giao thông đường thuỷ như các kênh, kênh Thầy Cai, kênh An Hạ, và kênh Xáng Nhỏ.
Với vị trí là vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cưu Long, huyện
Đức Hoà có nhiều cơ hội thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế
trong vùng.
2.7.2. Địa chất - Địa hình
a. Địa chất
Huyện Đức Hoà của tỉnh Long An, nằm ở rìa Đông Nam của đới Đà Lạt. Đầy là
đới kiến tạo – sinh khoáng tương đối độc lập, có móng là vỏ lục địa tiền Cambri bị sụt lún
trong Jura sớm - giữa và trải qua chế độ rìa lục địa vào Mesozoi muộn. Các thành tạo trầm
tích sông gồm cuội, sỏi, sạn cát, đất sét và các trầm tích sông - đầm lầy như: bột, sét, di tích
thực vật và than bùn, chúng là các trậm tích thềm, bải bồi và tích tụ lòng sông cũng được
phân bố trên địa bàn huyện. Chính điều kiện địa chất như trên đã tạo nên tính chất đất ở
huyện Đức Hoà thuộc nhóm đất phù sa cổ.
b. Địa hình
Huyện Đức Hoà đặc trưng cho vùng rìa chuyển tiếp giữa giồng phù sa cổ với đồng
bằng ven sông Vàm Cỏ Đông và bưng phèn, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Nơi
có đỉnh cao nhất là vùng Lộc Gian. Huyện Đức Hoà có địa hình dạng bậc thang phù sa cổ,
địa hình biến đổi khá liên phức tạp nên đồng ruộng có kích thước nhỏ, gây khó khăn cho
cơ giới hoá bằng máy kéo lớn.
GVDH: TS. Thái Văn Nam
SVTH : Phan Hải Thắng _ 103108169
22
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Do địa hình thấp ven sông và bưng phen bị chia cắt mạnh bởi mật độ song rạch tư
nhiên nên vào mùa mưa dể bị dòng chảy mạnh gây xói mòn rữa trôi làm đất bị bạc màu.

hiện nay, vùng này bị ảnh hưởng của ngập lũ, úng do mưa và triều cương, việc đầu tư vào
hệ thống đê, cống để kiểm soát lũ và ngập úng là rất tốn kém dẫn đến sản xuất nông lâm
sản tại khu vực vùng ven sông và bưng phèn gặp rất nhiều khó khăn.
2.7.3. Đặc điểm khí hậu
Huyện Đức Hoà thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, mang đặc tính chuyển tiếp Đông và
Tây Nam Bộ. Do đo, nhiệt độ tại dây cao đều trong năm, lượng mưa lớn và phân hoá theo
mùa, ít gió bão và không có mùa đông lạnh.
Thời tiết rất thích hợp cho trồng cây ưa sáng, cho phép tăng vụ cây ngắn ngày (từ 2
– 3 vụ /năm, trên đất không có độc tố có thể trồng từ 6 – 7 vụ rau trong nhà lưới/năm) và
áp dụng kỹ thuật thâm canh trong điều kiện chủ động được tưới tiêu, có giống tốt, đủ phân
bón và nhân công lao động. Trên đất xám có thể chủ động luân canh, xen canh để tăng
năng suất sinh học và năng xuất kinh tế tối ưu. Ở đây còn có mùa khô rất thích hợp cho
nuôi trồng thuỷ sản nếu chủ động được nguồn và chất lượng nước.
Tuy nhiên, khí hậu ở Đức Hòa cũng mang lại những khó khăn cho hoạt động nông –
lâm – ngư nghiệp như : Gây rữa trôi, xói nòm, bạc màu đất ở địa hình cao và ngập úng ở
vùng thấp. Vào mùa khô, các độc tố tại các vùng đất phèn gia tăng, gây độc hại cho cây
trồng.
a. Mưa
Lượng mưa hàng năm của huyện Đức Hoà là khoảng 1.625 mm nhưng phân bố
không đều trong năm. Mùa mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 dến tháng 10, lượng mưa
chiếm tới 85% tổng lượng mưa của năm. Những tháng còn lại là mùa khô ít mưa chỉ
khoảng 15 % tổng lượng mưa của năm. Mưa nhiều và tập trung với cường độ lớn gây tràn
bề mặt gây ra rữa trôi, xói mòn ở các vùng đất cao, kết hợp với lũ và đỉnh triều cao gây ra
ngập úng các vùng đất ven sông Vàm Cỏ Đông. Vào mùa khô, do lượng mưa quá it nên
không thể canh tác nếu hệ thống thuỷ lợi không đảm bảo được nước tưới.
GVDH: TS. Thái Văn Nam
SVTH : Phan Hải Thắng _ 103108169
23
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
b. Gió

Nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa 2 vùng khí hậu Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ
nên hưóng gió trên địa bàn thay đổi liên tục trong năm, tuy nhiên cũng hình thành 2 mùa
gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.
c. Nắng
Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là khoảng 2.660 giờ vây nên trung bình mỗi
ngày có khoảng 7,3 giờ nắng.
Tháng có số giờ nắng nhiều nhất là tháng 2 và tháng 3 là khoảng 267 giờ, tháng có
giớ nắng ít nhất là tháng 8 là khoảng 189 giờ.
d. Nhiệt độ
- Nhiệt độ trung bình của huyện Đức Hòa là khoảng 27,7
0
C.
- Nhiệt độ trung bình tối cao năm là khoảng 39
0
C.
- Nhiệt độ trung bình tối thấp nhất là khoảng 17
0
C.
e. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình năm là 82,79%. Trong mùa khô độ ầm không khí trung
bình là khoảng 79,80%, còn mùa mưa thì độ ầm là 86,08%. Tháng khô nhất là tháng 1 và
tháng ẩm nhất là tháng 10
f. Bốc hơi
Lượng nước bốc hơi trung bình năm là khoảng 1.054mm. Những tháng khô cũng là
những tháng có lượng bốc hơi cao nhất chiếm tới 57,12% tồng lượng bốc hơi cả năm.
Tóm lại ở huyện Đức Hòa nhiệt độ cao đều trong năm, giàu ánh sáng, điều kiện khí
hậu hơi nóng và khắc nghiệt.
GVDH: TS. Thái Văn Nam
SVTH : Phan Hải Thắng _ 103108169
24

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
2.7.4. Điều kiện thuỷ văn
Khu vực dự án được bao bọc bởi 2 kenh nước sạch đó là kênh An Hạ và kênh Xáng
Nhỏ điều bắt nguồn từ sông Vàm Cỏ Đông và nối liền với các kênh rạch của huyện Bình
Chánh, TP.HCM.
Các kênh không chỉ dẫn nuớc từ sông Vàm Cỏ Đông mà còn thuận tiện cho các dịch
vụ giải trí trên sông ( dự án có chương trình cải tạo hồ sinh thái và 2 kênh làm dịch vụ giải
trí thuyền bườm) và thuận tiện cho vận tải trên sống (giao thông đường thuỷ vào dự án).
a. Chế độ mực nước
Đức Hòa là một trong những vùng thuộc đồng bằng sông Cữu Long nên bị ảnh
hưởng của ngập lũ thường xuyên. Mùa mưa lũ thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11. Độ
ngập sâu và thời gian ngập úng tuỳ thuộc vào mực nước của các kênh cũng như sông Vàm
Cỏ Đông, diễn biến thuỷ triều và chế độ mưa tại khu vức đó.
b. Chế độ thuỷ triều
Kênh rạch của huyện Đức Hòa chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều
của biển Đông qua sông Vàm Cỏ Đông. Biên độ triều biến đổi lớn theo không gian và theo
chu ký ngày, tháng, mùa trong năm nhưng biến đổi không lớn. Tháng có biên độ biến đổi
lớn nhất là tháng 4. Tuy nhiên, đỉnh triều cường vào các tháng 10, 11, thời gian ngập úng
liên tục từ 20 – 30 ngày với độ ngập sâu là khoảng 0,3 – 0,5 m gây ngập úng làm ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.
2.7.5. Hiện trạng môi trường
a. Môi trường không khí
Hiện trạng môi trường không khí ở khu vực trước khí có dự án tương đối chưa bị ô
nhiễm. Tuy nhiên, khi dự án triển khai xây dựng và khi dự án đi vào hoạt động sẽ gây ra
những tác động rất xấu đến môi trường không khí như: bụi và khí thải từ hoạt động của các
GVDH: TS. Thái Văn Nam
SVTH : Phan Hải Thắng _ 103108169
25

×