Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Điều tra hiện trạng và đề xuất biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả ở một số căn hộ chung cư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 90 trang )

Luận văn tốt nghiệp
Điều tra hiện trạng và đề xuất biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả ở một số căn hộ chung cư

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................... v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................iii
MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN .............................................................................................. 7
1.1 TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG ĐIỆN ............................................................... 7
1.1.1 Khái niệm............................................................................................................. 7
1.1.2 Vai trò của năng lượng điện ................................................................................ 7
1.1.3 Mối liên hệ giữa sử dụng điện năng và phát thải CO2 ......................................... 8
1.1.4 Tình hình sử dụng năng lượng điện ở nước ta hiện nay ...................................... 8
1.2 TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG .................................................................................. 12
1.2.1 Khái niệm tiết kiệm năng lượng ........................................................................ 12
1.2.2 Lợi ích của việc tiết kiệm năng lượng ............................................................... 13
1.3 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG
NĂNG LƯỢNG ĐIỆN .................................................................................................. 14
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................................... 14
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................................... 15
1.3.3 Các chứng chỉ năng lượng ................................................................................. 17
CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG KHU VỰC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 19
2.1 GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU......................................................... 19
2.1.1 Sơ lược về quận Tân Phú................................................................................... 19
2.1.2 Giới thiệu về khu vực nghiên cứu...................................................................... 21
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................ 25
2.2.1 Phương pháp luận .............................................................................................. 25
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu được sử dụng ............................................................ 26
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................... 30


SVTH: Phạm Hoàng Thu Na
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

i


Luận văn tốt nghiệp
Điều tra hiện trạng và đề xuất biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả ở một số căn hộ chung cư

3.1 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN Ở CÁC CĂN HỘ CHUNG CƯ
TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU.................................................................................... 30
3.1.1 Kết quả khảo sát khu vực Sơn Kỳ ..................................................................... 30
3.1.2 Kết quả khảo sát khu vực Khang Gia Tân Hương............................................. 34
3.1.3 So sánh điện năng tiêu thụ của đối tượng khảo sát với điều tra ECC ............... 37
3.2 MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY LÃNG PHÍ ĐIỆN TẠI CÁC HỘ
GIA ĐÌNH TRONG PHẠM VI KHU VỰC KHẢO SÁT ............................................ 41
3.2.1 Thời tiết.............................................................................................................. 41
3.2.2 Sử dụng các thiết bị kém hiệu quả..................................................................... 42
3.2.3 Cấu trúc nhà ở.................................................................................................... 45
3.2.4 Số lượng thành viên và ý thức con người.......................................................... 46
3.2.5 Yếu tố khách quan và lỗi kỹ thuật ..................................................................... 48
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƯ ỢC ÁP DỤNG KHU VỰC..................................... 48
3.4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU
QUẢ CHO KHU VỰC NGHIÊN CỨU. ....................................................................... 49
3.4.1 Lựa chọn các thiết bị tiết kiệm điện, hợp lý hóa thời gian sử dụng và bố trí
hợp lý, khoa học.......................................................................................................... 49
3.4.2 Thay đổi cấu trúc căn nhà .................................................................................. 62
3.4.3 Đẩy mạnh công tác quản lý ............................................................................... 64
3.5 ĐÁNH GIÁ LƯỢNG ĐIỆN NĂNG CẮT GIẢM KHI ÁP DỤNG BIỆN PHÁP
SỬ DỤNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG. ......................................... 64

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 71
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 73

SVTH: Phạm Hoàng Thu Na
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

ii


Luận văn tốt nghiệp
Điều tra hiện trạng và đề xuất biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả ở một số căn hộ chung cư

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CASBEE:

Hệ thống đánh giá toàn diện để xây dựng môi trường hiệu quả
(Comprehensive Assessment System for Built Environment Efficiency).

ECC:

Trung tâm tiết kiệm năng lượng TPHCM (Energy Conservation Center).

EVN:

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Vietnam Electricity)

IPCC:

Ủy ban Liên Quốc gia về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on

Climate Change).

LEED:

Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về kiến trúc xanh (Leadership in Energy &
Environmental Design).

LOTUS:

Tiêu chuẩn của Hội đồng Công trình xanh Việt Nam.

USGBC:

Hội Đồng Công Trình Xanh Của Mỹ (US Green Building Council).

UBND:

Ủy ban nhân dân.

TPHCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

SVTH: Phạm Hoàng Thu Na
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

iii


Luận văn tốt nghiệp

Điều tra hiện trạng và đề xuất biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả ở một số căn hộ chung cư

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Hiện trạng nhà ở theo đầu người ................................................................... 30
Bảng 3.2 Điện năng tiêu thụ hàng ngày của các đối tượng nghiên cứu so với điều
tra của ECC cho gia đình có mức thu nhập trung bình (kWh/ngày/hộ).................... 37
Bảng 3.3 Điện năng tiêu thụ hàng ngày của các đối tượng nghiên cứu so với điều
tra của ECC cho gia đình có mức thu nhập khá (kWh/ngày/hộ)................................ 39
Bảng 3.4 Bảng so sánh công suất 3 loại đèn sử dụng thông dụng hiện nay ............... 50
Bảng 3.5 Bảng so sánh đặc tính 3 loại đèn sử dụng thông dụng ................................. 50
Bảng 3.6 Bảng so sánh tính chất 3 loại đèn sử dụng thông dụng................................ 51
Bảng 3.7 Bảng so sánh thiết bị tivi màn hình CRT và LCD (17inch)......................... 54
Bảng 3.8 Điện năng tiêu thụ hằng ngày của gia đình từ quá trình khảo sát.............. 65
Bảng 3.9 Điện năng tiêu thụ hàng ngày của hộ gia đình sau khi áp dụng biện
pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả........................................................... 67

SVTH: Phạm Hoàng Thu Na
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

iv


Luận văn tốt nghiệp
Điều tra hiện trạng và đề xuất biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả ở một số căn hộ chung cư

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Các lĩnh vực sử dụng năng lượng ở Việt Nam. ............................................... 9
Hình 1.2 Tương quan kinh tế và năng lượng giai đoạn 2005 – 2030 .......................... 10
Hình 1.3 Cơ cấu nguồn điện năm 2016 và năm 2020 ................................................... 11

Hình 1.4 Sơ đồ tính toán hiệu quả sử dụng năng lượng. ............................................. 13
Hình 1.5 Hệ thống chứng chỉ môi trường...................................................................... 17
Hình 2.1 Chung cư Khang Gia Tân Hương. ................................................................. 21
Hình 2.2 Thiết kế căn hộ 87.9m2 Chung cư Khang Gia quận Tân Phú..................... 22
Hình 2.3 Lô E Chung cư Sơn Kỳ.................................................................................... 23
Hình 2.4 Thiết kế chi tiết một căn hộ thuộc lô E chung cư Sơn Kỳ............................ 24
Hình 2.5 Phương pháp nghiên cứu được sử dụng. ....................................................... 25
Hình 2.6 Bảng câu hỏi khảo sát...................................................................................... 26
Hình 2.7 Khảo sát ý kiến người dân. ............................................................................. 28
Hình 3.1 Tình hình sử dụng năng lượng điện tại 20 hộ được chọn làm mẫu của
chung cư Sơn Kỳ.............................................................................................................. 32
Hình 3.2 Tình hình sử dụng năng lượng điện tại 20 hộ chọn làm mẫu của chung
cư Khang Gia Tân Hương .............................................................................................. 35
Hình 3.3 So sánh mức điện năng tiêu thụ hàng ngày của 2 khu vực nghiên cứu với
điều tra ECC của hộ gia đình trung bình...................................................................... 38
Hình 3.4 So sánh mức điện năng tiêu thụ hàng ngày của 2 khu vực nghiên cứu với
điều tra ECC của hộ gia đình khá. ................................................................................. 40
Hình 3.5 Máy quạt sử dụng tại ở các chung cư khảo sát. ............................................ 41
Hình 3.6 Máy đi ều hòa sử dụng ở các khu chung cư khảo sát. ................................... 42
Hình 3.7 Tivi màn hình CRT.......................................................................................... 43
Hình 3.8 Tủ lạnh cũ và t ủ lạnh của hộ gia đình có 3 ngư ời......................................... 44
Hình 3.9 Nồi cơm điện cũ và n ồi cơm cắm điện liên tục. ............................................. 45
Hình 3.10 Đèn hu ỳnh quang được mở vào ban ngày. .................................................. 46
SVTH: Phạm Hoàng Thu Na
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

v


Luận văn tốt nghiệp

Điều tra hiện trạng và đề xuất biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả ở một số căn hộ chung cư

Hình 3.11 Sử dụng đèn compact, Led thay thế đèn sợi đốt. ........................................ 52
Hình 3.12 Sử dụng sản phẩm có nhãn năng lượng....................................................... 52
Hình 3.13 So sánh điện năng tiêu thụ và mức giá của tủ lạnh TOSHIBA. ................ 56
Hình 3.14 Sản phẩm có nhãn năng lượng và vệ sinh tủ lạnh. ..................................... 57
Hình 3.15 Máy lạnh lắp đặt không hợp lý..................................................................... 59
Hình 3.16 Các sản phẩm tiết kiệm năng lượng............................................................. 59
Hình 3.17 Trồng cây xanh trong và ngoài không gian sống ........................................ 63
Hình 3.18 Cửa sổ lấy ánh sáng tự nhiên. ....................................................................... 63

SVTH: Phạm Hoàng Thu Na
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

vi


Luận văn tốt nghiệp
Điều tra hiện trạng và đề xuất biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả ở một số căn hộ chung cư

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tài nguyên năng lượng đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế và
bảo vệ môi trường của mỗi quốc gia, đây là đầu vào của rất nhiều nguồn sản xuất, hoạt
động dịch vụ cũng như hoạt động của các thiết bị gia dụng sử dụng ở các hộ gia đình.
Việt Nam có nguồn tài nguyên nhiên liệu và năng lượng đa dạng, đầy đủ các chủng
loại như than đá, dầu mỏ, thủy điện.. và các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng
mặt trời, năng lượng sinh khối, năng lượng địa nhiệt, năng lượng biển..trong đó đáng
chú ý tiềm năng lớn là năng lượng mặt trời và năng lượng sinh khối. Tuy nhiên, trong
những năm trở lại đây, thực tiễn “rừng vàng biển bạc” đã không còn đư ợc nhắc đến,

thị trường Việt Nam có nhiều biến động về giá nguyên, nhiên liệu và năng lượng diễn
ra khá phức tạp, bên cạnh việc xuất khẩu than và dầu thô, chúng ta vẫn phải nhập khẩu
sản phẩm dầu qua chế biến và điện năng.
Tài nguyên nhiên liệu và năng lượng là nguồn lực cơ bàn và cần thiết đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của mỗi đất nước, lợi thế về nguồn tài nguyên là cơ
sở tiền đề tốt nhất để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, mang lại nguồn lợi
đáng kể cho công cuộc đổi mới đất nước, tuy nhiên nó cũng đặt ra nhiều thách thức về
kinh tế và vấn đề môi trường, mà đáng chú ý nhất là tình trạng biến đổi khí hậu hiện
nay. Bên cạnh đó, việc sử dụng năng lượng không hiệu quả đã làm tăng đáng k ể những
tác nhân gây hiệu ứng khí nhà kính, làm trái đất nóng lên và gây ra hàng loạt những
thay đổi bất lợi cho môi trường sống tự nhiên như: cạn kiệt nguồn năng lượng hóa
thạch, xâm nhập mặn, nước biển dâng, sự cố từ lò phản ứng hạt nhân..đang đe dọa sự
sống của con người và vạn vật trên Trái Đất.
Theo dự báo của Ủy ban Liên Quốc gia về biến đổi khí hậu (IPCC), đến năm
2100 nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm từ 1.40C tới 5.80C. Sự nóng lên của bề mặt trái đất
sẽ làm băng tan ở hai cực và các vùng núi cao, làm mực nước biển dâng cao thêm
khoảng 90 cm (theo kịch bản cao), sẽ nhấn chìm một số đảo nhỏ và nhiều vùng đồng
bằng ven biển có địa hình thấp. Theo dự báo cái giá mà mỗi quốc gia phải trả để giải
quyết hậu quả của biến đổi khí hậu trong một vài chục năm nữa sẽ vào khoảng từ 520% GDP mỗi năm, trong đó chi phí và tổn thất ở các nước đang phát triển sẽ lớn hơn
nhiều so với các nước phát triển.
Trong bối cảnh giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, thực hiện chiến
lược tăng trưởng xanh theo quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012, nhiệm vụ
SVTH: Phạm Hoàng Thu Na
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

1


Luận văn tốt nghiệp
Điều tra hiện trạng và đề xuất biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả ở một số căn hộ chung cư


Chiến lược nước ta đã đặt ra là giai đoạn 2011-2020 “giảm cường độ phát thải khí nhà
kính 8-10% so với mức 2010, giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP trong khoảng 11.5% mỗi năm. Giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng từ
10% đến 20% so với phương án phát triển bình thường”; Định hướng đến năm 2030
“giảm mức phát thải khí nhà kính mỗi năm ít nhất 1.5 - 2%, giảm lượng phát thải khí
nhà kính trong các hoạt động năng lượng từ 20% đến 30% so với phương án phát triển
bình thường”; Định hướng đến năm 2050 “giảm mức phát thải khí nhà kính mỗi năm
1.5 - 2%”. Để đạt được những mục tiêu đã đề ra ở trên, đứng về khía cạnh năng lượng
cần phải có những giải pháp mang tính đột phá và quyết tâm lớn mới thực hiện được
các yêu cầu đặt ra đối với sự đáp ứng nhu cầu năng lượng của nền kinh tế.
Nước ta hiện nay đã ban hành nhi ều chính sách có liên quan đến việc sử dụng
hiệu quả năng lượng, khuyến khích sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, phát triển kinh
tế đi kèm tăng trưởng xanh, việc xây dựng các ngôi nhà xanh đạt chứng chỉ năng
lượng trong lĩnh vực nhà ở khu chung cư cũng đư ợc đẩy mạnh, đồng thời khuyến
khích người dân sử dụng tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên công tác này vẫn chưa thực
sự hiệu quả, trong phạm vi nhà ở khu chung cư nhiều người nghĩ rằng chi phí năng
lượng hàng tháng của họ là không đáng kể trong khi ở thực tế, chi phí năng lượng
trung bình trên 30 năm chiếm khoảng 20% giá trị của một căn nhà. Những người mua
nhà hoặc đang sử dụng nhà ở thường không coi trọng lợi ích tài chính của chi phí năng
lượng thấp trong tương lai, họ chưa sẵn sàng trả giá cao hơn cho một ngôi nhà được
thiết kế sử dụng năng lượng hiệu quả hơn so với tổng chi phí của một ngôi nhà bình
thường có giá thấp hơn.
Xuất phát từ thực tế về nhu cầu giảm thiểu phát thải khí nhà kính từ việc sử dụng
năng lượng, đề tài “Điều tra hiện trạng và đề xuất biện pháp sử dụng năng lượng hiệu
quả ở một số căn hộ chung cư ” giúp làm rõ hiện trạng sử dụng năng lượng tại các hộ
gia đình ở khu chung cư với những khảo sát thực tiễn, đồng thời từ đó đưa ra các giải
pháp thiết thực để người dân có cái nhìn tổng thể và sâu sắc hơn trong vấn đề sử dụng
năng lượng. Cụ thể, đề tài sẽ tiến hành tiếp xúc khảo sát thực tế, xây dựng bộ cơ sở dữ
liệu sử dụng năng lượng cho các hoạt động sinh sống thường ngày của người dân ở
Cao ốc Khang Gia Tân Hương và Khu chung cư Sơn Kỳ (lô E và lô D), bên cạnh đó

xây dựng kịch bản mới từ những đề xuất, kiến nghị và giải pháp nhằm giúp sử dụng
hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, cải thiện cuộc sống người dân đồng thời giảm lượng
phát thải ra môi trường bên ngoài.

SVTH: Phạm Hoàng Thu Na
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

2


Luận văn tốt nghiệp
Điều tra hiện trạng và đề xuất biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả ở một số căn hộ chung cư

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Điều tra hiện trạng sử dụng năng lượng điện tại các hộ gia đình ở các chung cư
cao tầng được chọn làm mẫu trên địa bàn quận Tân Phú.
Tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng lãng phí điện năng, từ đó đề ra các giải
pháp cụ thể cho việc sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, phù hợp với đặc thù
khu vực khảo sát.
Mục tiêu cụ thể
Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu từ các thông tin thu thập được liên quan đến công
suất, thời gian, tần suất sử dụng và điện năng tiêu thụ hàng ngày của mỗi loại thiết bị.
Tìm hiểu hiện trạng sử dụng năng lượng cho các thiết bị sử dụng năng lượng phục vụ
cho mục đích chiếu sáng, nước nóng, làm mát, nấu ăn.. của mỗi hộ gia đình.
Mô phỏng hiện trạng sử dụng năng lượng điện tại những hộ gia đình đư ợc chọn
làm mẫu dựa trên những dữ liệu đã đi ều tra, lượng điện năng tiêu thụ tính toán được,
cho cái nhìn cụ thể về tình hình sử dụng điện của các khu vực nghiên cứu. Từ những
kinh nghiệm và dữ liệu thu thập được từ quá trình điều tra, làm rõ nguyên nhân gây
hao tốn điện năng và đề xuất một số biện pháp liên quan để giảm phát thải theo hướng

cacbon thấp.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Trong báo cáo khóa luận này sẽ chỉ tập trung vào khảo sát các khu chung cư,
trong đó hai chung cư cao tầng là “Khang Gia Tân Hương” và Sơn Kỳ ( lô E và lô D)”
trên địa bàn khu vực quận Tân Phú.
Tiến hành thực hiện nghiên cứu, đánh giá dựa trên việc khảo sát 40 hộ cụ thể tại
2 chung cư đã được chọn (mỗi chung cư 20 hộ).
Phạm vi nghiên cứu
Vì thời gian thực hiện báo cáo khóa luận này có hạn nên khảo sát và đánh giá sẽ
chỉ nghiên cứu cho năng lượng điện sử dụng cho từng căn hộ, về các khu vực khác
như hành lang, thang máy, trạm bơm nước, hệ thống xử lý nước thải khu chung cư sẽ
không được bao gồm trong báo cáo này.

SVTH: Phạm Hoàng Thu Na
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

3


Luận văn tốt nghiệp
Điều tra hiện trạng và đề xuất biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả ở một số căn hộ chung cư

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài có 3 nội dung nghiên cứu chính:
Nội dung 1: Tổng quan khu vực nghiên cứu và hiện trạng sử dụng năng lượng
điện của các đối tượng được chọn làm mẫu.
Điều tra các thông tin về vị trí địa lý, đặc điểm thời tiết, khí hậu cũng như tình
hình kinh tế xã hội của quận Tân Phú trong mối quan hệ với các đối tượng được chọn
nghiên cứu. Tiến hành thu thập các tài liệu, bản đồ, vị trí địa lý cũng như mạng lưới

giao thông, đi lại trong phạm vi chung cư Sơn Kỳ và Khang Gia Tân Hương trên địa
bàn quận. Điều tra các dữ liệu liên quan đến diện tích xây dựng, quy mô và thành phần
dân cư, tổng số căn hộ hoặc dân số của từng đối tượng. Trong quá trình tham gia khảo
sát, phỏng vấn thực tế, xem xét các hệ thống tiện ích bao gồm các cửa hàng tiện lợi,
nhà hàng, bể bơi, hệ thống bảo vệ..đồng thời tìm hiểu các cơ quan chịu trách nhiệm
pháp lý trong việc quản lý chung cư, cũng như tìm hi ểu các cơ chế, chủ trương về tiết
kiệm năng lượng và các công cụ pháp lý, các biện pháp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả
năng lượng đã đư ợc áp dụng tại khu vực. Đây là nguồn thông tin bổ ích và quan trọng,
giúp người đọc dễ dàng hình dung ra đặc điểm khu vực nghiên cứu và các tiện ích
cũng như nhu c ầu sử dụng năng lượng tại khu vực.
Xây dựng bộ phiếu khảo sát cho các hộ gia đình được chọn làm mẫu, các thông
tin thu thập được trả lời các câu hỏi liên quan đến tên thiết bị, thời gian, công suất và
tần số sử dụng, ngoài ra, bộ phiếu khảo sát còn cung cấp một số thông tin liên quan
đến nghề nghiệp, số thành viên trong gia đình cũng như m ức thu nhập hàng tháng,
nhằm mục đích đánh giá được thành phần và chất lượng dân cư. Trong quá trình khảo
sát, tiếp xúc thực tế, tìm hiểu các thói quen sử dụng điện năng của các hộ gia đình, có
cơ hội quan sát trực tiếp các thiết bị điện đang sử dụng cũng như kết cấu, thiết kế nhà
ở và đặc điểm khu vực, tìm hiểu được nguyên nhân gây tổn thất và hao phí điện năng
thường ngày của các hộ gia đình. N ắm bắt được cơ chế quản lý liên quan đến lĩnh vực
năng lượng cũng như các bi ện pháp, chính sách đã đư ợc người dân áp dụng cụ thể
trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng điện.
Nội dung 2 : Xử lý số liệu – mô phỏng kết quả
Phân loại, thống kê các dữ liệu thu thập từ phiếu khảo sát . Lập ma trận đánh giá
mục tiêu bao gồm các tham số: tên thiết bị, công suất sử dụng, thời gian sử dụng, tần
suất sử dụng và các thông tin liên quan (dán nhãn năng lư ợng..). Xử lý sai số và tính
toán điện năng tiêu thụ cho các thiết bị điện trong từng mục đích sử dụng bao gồm

SVTH: Phạm Hoàng Thu Na
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương


4


Luận văn tốt nghiệp
Điều tra hiện trạng và đề xuất biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả ở một số căn hộ chung cư

mục đích chiếu sáng, làm mát, nấu ăn và các mục đích khác. Tính toán điện năng tiêu
thụ mỗi ngày và hàng tháng của các hộ được chọn làm mẫu.
Mô phỏng lượng điện năng tính toán được của chung cư Sơn Kỳ và chung cư
Khang Gia Tân Hương để có cái nhìn tổng quát về hiện trạng sử dụng năng lượng tại
các hộ gia đình, nhận xét đánh giá từ các kết quả có được. Kết quả mô phỏng biểu diễn
trực quan lượng điện năng được sử dụng trong từng mục đích sử dụng, đồng thời cho
thấy mức chênh lệch sử dụng điện năng giữa các hộ gia đình cùng sinh sống trong
từng khu vực cụ thể.
Nội dung 3: Đề xuất giải pháp
Từ những thông tin thu thập được trong quá trình khảo sát, các số liệu tính toán
được trong phần kết quả và những nguyên nhân gây hao tổn và lãng phí điện năng từ
thực tế, đưa ra các đề xuất giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại khu
vực. Các giải pháp được đề xuất liên quan đến việc chuyển giao công nghệ trong việc
loại bỏ các thiết bị cũ và l ạc hậu, thay thế bằng các sản phẩm mới, có dán nhãn năng
lượng để tạo hiệu suất năng lượng cao hơn. Bên cạnh đó thay đổi thói quen sinh hoạt,
giảm tần suất, số lượng cũng như th ời gian sử dụng của thiết bị điện vẫn được chú
trọng, phương pháp này dễ áp dụng và tiết kiệm được một lượng điện năng đáng kể.
Khuyến khích phát huy những sáng tạo trong thiết kế mới xây dựng, trang trí nội thất,
không gian đồng thời kiến tạo mảng xanh tạo môi trường sống trong lành.
Việc sử dụng tiêu chuẩn quốc tế để đánh giá chất lượng của mỗi đối tượng chung
cư cho thấy chất lượng, tình trạng hiện tại của các đối tượng, nhìn nhận những ưu,
nhược điểm cũng như những điều đạt hoặc chưa đạt để đưa ra biện pháp khắc phục kịp
thời. Từ đó, báo cáo còn khuyến khích các chủ đầu tư trùng tu sửa chữa lại công trình
theo các tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng hiện nay để đạt được hiệu quả tốt.


SVTH: Phạm Hoàng Thu Na
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

5


Luận văn tốt nghiệp
Điều tra hiện trạng và đề xuất biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả ở một số căn hộ chung cư

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học
Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu tương đối chính xác và đáng tin cậy về hiện trạng sử
dụng năng lượng điện ở một số căn hộ chung cư trên địa bàn quận Tân Phú.
Kết quả công việc mà đề tài hướng đến sẽ góp phần hiểu rõ bản chất của việc sử
dụng năng lượng thực tiễn tại các hộ gia đình tại các khu chung cư, những nguyên
nhân chủ quan gây thất thoát năng lượng và phát thải khí nhà kính.
Đề tài này sẽ làm cơ sở phương pháp luận, định hướng cho những nghiên cứu sâu
hơn về nghiên cứu khảo sát hiện trạng sử dụng năng lượng tại khu vực nghiên cứu
cũng như ở những khu vực khác của Việt Nam.
Đề tài này cũng sẽ là cơ sở khoa học hữu ích cho việc xây dựng các phương tiện
truyền thông môi trường thiết thực và hiệu quả để đưa thông tin về hiện trạng sử dụng
năng lượng và các giải pháp được đề xuất của khu chung cư đến cho cộng đồng.
Ý nghĩa th ực tiễn
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, đề tài sẽ xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu
về hiện trạng sử dụng năng lượng bao gồm các loại thiết bị gia dụng, công suất của
từng thiết bị, thời gian, tần số sử dụng và điện năng tiêu thụ của từng thiết bị trong các
hộ gia đình. Đây chính là nguồn dữ liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu sau này
cho lĩnh vực năng lượng khu chung cư.
Với nguồn dữ liệu đầu vào đáng tin cậy, kết hợp với các phương pháp chọn lọc,

khảo sát thực tế, xử lý số liệu, thống kê khoa học, kết quả của đề tài và các thông tin,
số liệu về hiện trạng sử dụng năng lượng tại khu chung cư sẽ là nguồn tài liệu tham
khảo đáng tin cậy.
Báo cáo cũng cung cấp các phương pháp sử dụng điện hiệu quả, giải pháp tiết
kiệm năng lượng, tăng hiệu suất sử dụng điện góp phần cải thiện chất lượng cuộc
sống, góp phần bình ổn kinh tế và đảm bảo phát triển bền vững.

SVTH: Phạm Hoàng Thu Na
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

6


Luận văn tốt nghiệp
Điều tra hiện trạng và đề xuất biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả ở một số căn hộ chung cư

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG ĐIỆN
1.1.1 Khái niệm
Năng lượng điện không phải là một nguồn năng lượng tự nhiên và không tái tạo
được, năng lượng điện là một sản phẩm được sản xuất. Trên thực tế, điện là một
"nguồn năng lượng thứ cấp", chúng được chuyển đổi từ "nguồn năng lượng sơ cấp"
được tạo ra bằng việc chuyển đổi các nguồn năng lượng khác như than đá, khí tự
nhiên, dầu, điện hạt nhân và các nguồn tự nhiên khác (Nguồn: Electricityforum).
Năng lượng điện được sản xuất trong các máy phát điện chủ yếu là do hoạt động
cơ nhiệt thúc đẩy bởi quá trình đốt cháy chất hóa học hoặc phân hạch hạt nhân, nhưng
cũng bằng các phương tiện khác như đốt than, khí, hoặc năng lượng động học của
nước chảy và gió. Năng lượng điện cũng có thể được cung cấp bởi các thiết bị như pin
điện, sau đó truyền qua đường dây tải điện tuỳ vào khoảng cách dài hay ngắn để sử

dụng nguồn điện được triệt để. Trong xu thế phát triển đất nước hiện nay, năng lượng
điện ngày càng trở nên quan trọng, nó được xem như là “máu” của các ngành công
nghiệp cũng như các hoạt động sống của con người trong xã hội.
1.1.2 Vai trò của năng lượng điện
Ngày nay, điện năng không thể thiếu trong sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày của
con người. Năng lượng điện đem lại sự sống vạn vật, phục vụ các nhu cầu thiết yếu
như sưởi ấm, nấu chín thức ăn, thắp sáng, sử dụng phương tiện giao thông. Đảm bảo
các hoạt động cho sinh hoạt, học tập, vui chơi và các hoạt động giải trí. Điện năng giúp
con người làm được nhiều việc, đem lại sự tiện nghi và tạo cuộc sống thoải mái, tiện
lợi cho người sử dụng. Đồng thời, năng lượng điện tạo tiền đề cho sự ra đời của các
phát minh khoa học, phục vụ quá trình học tập nghiên cứu, các hoạt động trong cuộc
sống con người.
Tăng trưởng kinh tế gắn liền với gia tăng nhu cầu tiêu thụ năng lượng, đặc biệt là
điện năng. Tăng trưởng kinh tế càng nhanh đòi hỏi nguồn năng lượng sử dụng càng
lớn. Việt Nam nằm trong top những nước tiêu thụ năng lượng tương đối lớn so với khu
vực và trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế liên tục với tốc độ khá cao của Việt Nam
giúp cải thiện mức sống của người dân và làm tăng nhu cầu sử dụng năng lượng, tuy
nhiên, với tốc độ phát triển và nhu cầu tiêu thụ năng lượng ở Việt Nam hiện nay,
nguồn năng lượng điện vẫn còn lãng phí. Trong những năm trờ lại đây, tình trạng an
ninh năng lượng đã đư ợc nhà nước chú trọng, tuy nhiên, nhu cầu sử dụng ngày càng
SVTH: Phạm Hoàng Thu Na
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

7


Luận văn tốt nghiệp
Điều tra hiện trạng và đề xuất biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả ở một số căn hộ chung cư

tăng nhưng ý thức sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn năng lượng vẫn chưa được

người dân quan tâm và thực hiện.
1.1.3 Mối liên hệ giữa sử dụng điện năng và phát thải CO2
Khi một thiết bị điện tiêu thụ điện năng, năng lượng đó phải được tạo ra từ các
nguồn sơ cấp như việc đốt cháy than, hay làm quay quạt gió... Một máy phát điện có
thể thực hiện chuyển đổi này từ năng lượng hóa học hoặc cơ học thành năng lượng
điện. Máy phát điện giống như "máy bơm điện", đẩy năng lượng điện trong cùng một
dây hoặc mạch để nó có thể được sử dụng bởi một thiết bị như một bóng đèn, một máy
tính hoặc một máy giặt.
Năng lượng dùng để chạy máy phát điện có thể là than, dầu hoặc hạt nhân, hoặc
nó có thể được cung cấp bởi các nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời, hoặc nước
để di chuyển điện qua dây truyền tải. Bất kỳ máy phát điện chạy bằng nhiên liệu hóa
thạch như than đá, dầu, sẽ phát hành thêm carbon dioxide (CO2) vào khí quyển và tạo
ra hiệu ứng nhà kính làm ấm lên toàn cầu. Điện năng tạo ra không thể được lưu trữ,
hoặc lưu trữ không hoàn toàn, do đó càng sử dụng nhiều năng lượng điện càng đòi hỏi
tiêu thụ nhiều nhiên liệu hóa thạch và do đó phát thải nhiều CO2. Mối tương quan này
là lý do để giải thích cho việc đánh giá phát thải (khí CO2) từ việc sử dụng năng lượng
điện được trình bày trong phần kết quả.
1.1.4 Tình hình sử dụng năng lượng điện ở nước ta hiện nay
Theo Quy hoạch phát triển điện lực 2011-2020 (Tổng sơ đồ VII) được thông qua
từ năm 2009, với tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm khoảng 7.5%, tốc độ tiêu thụ
điện tăng 14% năm. Các nhà hoạch định chính sách năng lượng Việt Nam thì với tốc
độ tăng trưởng kinh tế và điện năng, đến năm 2020, Việt Nam cần 290 tỷ kWh. Để đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế những năm tới, nhất là từ nay đến năm 2030, Việt Nam
đã có những kịch bản về tăng trưởng kinh tế và dự báo nhu cầu năng lượng, đặt trong
bối cảnh thể chế kinh tế thị trường có tính cạnh tranh quyết liệt và thực thi hiệu quả
chiến lược tăng trưởng xanh trong việc cắt giảm khí nhà kính. Mục tiêu trong những
năm sắp đến được trình bày rõ trong quy hoạch, ưu tiên phát triển nguồn năng lượng
tái tạo cho sản xuất điện; tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo
(không kể nguồn thủy điện lớn và vừa, thủy điện tích năng) đạt khoảng 7% năm 2020
và trên 10% năm 2030. Điều đáng nói, nước ta bắt đầu chú trọng cho các nguồn năng

lượng tái tạo, thay thế cho các nguồn năng lượng hóa thạch trong tương lai. Trong quy
hoạch phát triển nguồn điện, ưu tiên phát triển nguồn thủy điện, nâng cao hiệu suất của
các hệ thống điện để đạt được tổng công suất theo chỉ tiêu đề ra khoảng 21.600 MW

SVTH: Phạm Hoàng Thu Na
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

8


Luận văn tốt nghiệp
Điều tra hiện trạng và đề xuất biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả ở một số căn hộ chung cư

vào năm 2020, 24.600 MW vào năm 2025 (thủy điện tích năng 1.200 MW) và 27.800
MW vào năm 2030 (thủy điện tích năng 2.400 MW). Điện năng sản xuất từ nguồn
thủy điện chiếm tỷ trọng hoảng 29,5% vào năm 2020, 20,5% vào năm 2025 và 15,5%
vào năm 2030.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh công suất của các nhà máy điện gió, đẩy nhanh phát triển
nguồn điện sử dụng năng lượng mặt trời, phát triển các nhà máy nhiệt điện với tỷ lệ
thích hợp, phù hợp với khả năng cung cấp và phân bố của các nguồn nhiên liệu. Chỉ
tiêu đề ra cho các nhà máy nhiệt điện và khí thiên nhiên hóa lỏng đến năm 2020 đạt
công suất 9.000 MW, sản xuất khoảng 44 tỷ kWh điện, chiếm 16,6% sản lượng điện
sản xuất; năm 2025, tổng công suất khoảng 15.000 MW, sản xuất khoảng 76 tỷ kWh
điện, chiếm 19% sản lượng điện sản xuất; năm 2030, tổng công suất khoảng 19.000
MW, sản xuất khoảng 96 tỷ kWh điện, chiếm 16,8% sản lượng điện sản xuất.

Hình 1.1 Các lĩnh vực sử dụng năng lượng ở Việt Nam.
(Nguồn: MPI, UNDP, Nghiên cứu, xây dựng các mục tiêu định lượng giảm phát thải
khí nhà kính trong ngành năng lượng Việt Nam, giai đoạn 2013- 2030).
Hình 1.1 cho thấy, nhìn chung trong giai đo ạn 2010- 2030, để phục vụ quá trình

phát triển kinh tế xã hội, đa số các ngành đều sử dụng nhiều năng lượng, trong đó
nhiều nhất là ngành công nghiệp, tiếp đến là giao thông vận tải và sau đó là dân dụng
và dịch vụ thương mại. Đáng chú ý, tăng trư ởng sử dụng năng lượng đối với ngành
công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ thương mại có sự gia tăng nhanh hơn so với
SVTH: Phạm Hoàng Thu Na
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

9


Luận văn tốt nghiệp
Điều tra hiện trạng và đề xuất biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả ở một số căn hộ chung cư

dân dụng và nông nghiệp, tuy nhiên riêng ngành dân dụng có thể thấy nhu cầu sử dụng
năng lượng có xu hướng tăng đều qua các năm.
Thực tế phát triển trong những năm vừa qua cho thấy tình hình biến động liên tục
và giá nguyên liệu và năng lượng, bên cạnh việc xuất khẩu than và dầu thô nước ta vẫn
phải nhập khẩu sản phẩm dầu qua chế biến và điện năng. Vậy làm thế nào để nguồn tài
nguyên nhiên liệu và năng lượng của Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội trong những năm tới mà chúng ta còn có thể xuất khẩu nguồn tài
nguyên này dưới dạng năng lượng và thành phẩm đã chế biến, thích ứng với sự biến
động của thị trường, phát triển kinh tế và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hình 1.2 Tương quan kinh tế và năng lượng giai đoạn 2005 – 2030.
(Nguồn: MPI, UNDP, Nghiên cứu, xây dựng các mục tiêu định lượng giảm phát thải
khí nhà kính trong ngành năng lượng Việt Nam, giai đoạn 2013- 2030).
Hình 1.2 cho thấy so sánh tương quan giữa tăng trưởng kinh tế GDP và tổng nhu
cầu năng lượng, từ năm 2005 đến năm 2030 khả năng sẽ thiếu năng lượng đáp ứng nhu
cầu tăng trưởng kinh tế là không thể tránh khỏi. Do đó, nước ta cần chú trọng tập trung
giải quyết tình trạng sử dụng năng lượng hiện nay để đáp ứng kịp thời nhu cầu trong

tương lại sắp đến.
Dưới cái nhìn trực quan thông qua hai biểu đồ, năng lượng là một điều tất yếu và
cần thiết cho công cuộc phát triển đất nước và phục vụ cuộc sống con người, khả năng
SVTH: Phạm Hoàng Thu Na
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

10


Luận văn tốt nghiệp
Điều tra hiện trạng và đề xuất biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả ở một số căn hộ chung cư

Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn năng lượng trong tương lai
không xa. Tuy nhiên, hoạt động của con người trong nhiều thập kỷ gần đây, xuất phát
từ việc sử dụng không hiệu quả và tiết kiệm năng lượng đã gây thất thoát và tốn kém
hàng trăm tỷ đồng cho nguồn tài nguyên này, mà cho đến thời điểm hiện tại thực trạng
này vẫn chưa được giải quyết một cách hiệu quả nhất.
Theo tính toán quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia, trong giai đoạn 20102020 nước ta sẽ mất cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu cầu sử dụng nguồn điện
năng. Từ một nước xuất khẩu thành nước nhập khẩu năng lượng.

Hình 1.3 Cơ cấu nguồn điện năm 2016 và năm 2020.
(Nguồn : Báo cáo của EVN năm 2016)
Báo cáo của EVN cho biết, mùa khô năm 2016, thủy điện được EVN chỉ chiếm
tỷ lệ 10% cơ cấu nguồn toàn hệ thống. Nhiệt điện than chiếm 20% cơ cấu nguồn toàn
hệ thống. Nhiệt điện khí chiếm 30% cơ cấu nguồn toàn hệ thống; còn lại là nhập khẩu
từ nước ngoài. Dự kiến năm 2020, cơ cấu nguồn điện: Thủy điện lớn, vừa và thủy điện
tích năng chỉ còn chiếm khoảng 25,2%, nhiệt điện than tăng lên 49,3%, nhiệt điện khí
16,6%... Có thể thấy, cơ cấu nguồn điện cũng bị biến thiên theo nhu cầu và phát triển
xã hội, đồng thời sự thay đổi của thời tiết, vì vậy có biến động ít nhiều trong giá điện
bán ra.

Quy hoạch điện VII (Báo cáo của EVN) tính toán, bình quân hàng năm, ngành
điện sẽ cần khoảng 6,8 tỷ USD bao gồm đầu tư thuần và lãi xây dựng. Ước tổng vốn
đầu tư cho phát triển hệ thống điện trong 20 năm tới khoảng 124 tỷ USD. Trong đó,
giai đoạn 2011 - 2020 sẽ dành 67,4% vốn cho các nhà máy điện và 33,6% cho xây
dựng lưới điện. Đến năm 2020, giá thành trung bình dài hạn cho sản xuất, truyển tải và
phân phối điện sẽ tăng lên khoảng trên 8,8 US cent/kWh.
SVTH: Phạm Hoàng Thu Na
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

11


Luận văn tốt nghiệp
Điều tra hiện trạng và đề xuất biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả ở một số căn hộ chung cư

Theo đánh giá của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hiện nay, Việt Nam có tỉ
lệ điện dùng cho ánh sáng sinh hoạt chiếm tỉ lệ 41,7%. Trong khi đó tỉ lệ này ở các
nước chiếm 15-23%, Vân Nam - Trung Quốc: 12-13%, Hàn Quốc: 14,4%, Đài Loan:
21,7%, Thái Lan: 22%, Ba Lan: 22,5%. Tỷ lệ điện dùng cho ánh sáng sinh hoạt cao là
một yếu tố chính gây mất cân đối của hệ thống điện trong giờ cao điểm mỗi buổi tối,
ảnh hưởng xấu đến hiệu quả đầu tư hệ thống điện. Điện sử dụng cho chiếu sáng chiếm
một tỷ trọng lớn và ngày càng gia tăng là do khả năng tiếp cận với nguồn điện quốc
gia ngày càng mở rộng trong cả nước, do đời sống dân cư ngày càng được nâng cao và
quá trình đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ. Thực trạng đó đã đ ặt ra thách thức cho các
ngành chức năng là làm thế nào để giảm tải lượng điện tiêu thụ, đảm bảo duy trì nguồn
điện cho mọi lĩnh v ực.
1.2 TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
1.2.1 Khái niệm tiết kiệm năng lượng
Theo Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của chính phủ về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là sử dụng năng lượng

một cách hợp lý, nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm chi phí năng lượng cho
hoạt động của các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng mà vẫn đảm bảo nhu cầu
năng lượng cần thiết cho các quá trình sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt”.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nghĩa là gi ảm bớt số năng lượng sử
dụng bằng cách loại bỏ việc tiêu thụ năng lượng lãng phí không cần thiết và không
đúng cách. Điều đó có nghĩa là sử dụng năng lượng phù hợp với mục đích sử dụng,
không gây lãng phí, sử dụng những thiết bị ít tiêu hao năng lượng; sử dụng năng lượng
hiệu quả nghĩa là giảm mức tiêu thụ cho cùng một nhu cầu, một công việc hoặc cùng
một đơn vị sản phẩm.
Sử dụng hiệu quả: đúng cách, dùng một lượng ít nhất mà vẫn đáp ứng nhu cầu sử
dụng. Ví dụ: sử dụng các loại đèn tiết kiệm như đèn compact, LED cho độ sáng như
đèn sợi đốt, nhưng điện năng tiêu thụ thấp hơn.
Sử dụng không lãng phí: sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đủ nhu cầu, không dùng
nữa thì tắt ngay. Ví dụ: chỉ bật đèn tại những vị trí sinh hoạt, cần chiếu sáng và bật vừa
đủ, dùng xong thì tắt ngay.

SVTH: Phạm Hoàng Thu Na
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

12


Luận văn tốt nghiệp
Điều tra hiện trạng và đề xuất biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả ở một số căn hộ chung cư

Hình 1.4 Sơ đồ tính toán hiệu quả sử dụng năng lượng.
1.2.2 Lợi ích của việc tiết kiệm năng lượng
Tiết kiệm năng lượng đồng nghĩa với việc đã tiết kiệm được một khoảng tiền
đáng kể cho gia đình, bên cạnh đó giảm nguồn ngân sách cho nhà nước, ích nước lợi
nhà. Tiết kiệm điện là cách dễ dàng nhất, dễ sử dụng và hiệu quả nhất cho các hộ gia

đình tiết kiệm được tiền, chi phí năng lượng sử dụng trong gia đình cũng như là chi phí
đi lại. Xuất khẩu năng lượng là một hoạt động quan trọng và mang lại nhiều lợi nhuận
về kinh tế. Bằng việc sử dụng năng lượng một cách khôn ngoan, sẽ có thêm nhiều
nguồn năng lượng cho những nhà xuất khẩu năng lượng đưa ra thị trường toàn cầu và
tăng lợi nhuận tổng thể góp phần vào việc xây dựng đất nước.
Ngày nay, khi bối cảnh đất nước đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt nguồn năng
lượng một cách trầm trọng, nguồn nguyên – nhiên liệu bị suy giảm một cách đáng kể,
tình hình điện, khí đốt, xăng dầu biến động liên tục. Tình trạng biến thiên giá cả, hay
mất điện thường xuyên gây ảnh hưởng, thiệt hại và tổn thất to lớn trong các hoạt động
sản xuất, sinh hoạt của người dân. Do đó, việc tiết kiệm năng lượng được xem như
một việc làm nhỏ nhưng lợi ích lớn, góp phần đảm bảo nhu cầu điện, gas, xăng...cho
gia đình và các thế hệ tương lai. Bên cạnh đó, tiết kiệm điện nghĩa là đã góp ph ần bảo
vệ sự trong lành của môi trường, bảo vệ sức khỏe cho gia đình. Tiết kiệm năng lượng
có thể giảm lượng khí thải có hại ra môi trường từ những nhiên liệu như dầu hoặc củi
đốt. Cũng như là giảm lượng khí thải có tác dụng không tốt đến trái đất nói chung và
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nói riêng. Đảm bảo một môi trường sống
xanh, sạch, đẹp, trong lành và phát triển bền vững.

SVTH: Phạm Hoàng Thu Na
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

13


Luận văn tốt nghiệp
Điều tra hiện trạng và đề xuất biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả ở một số căn hộ chung cư

1.3 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG
NĂNG LƯỢNG ĐIỆN
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, đứng trước nguy cơ thiếu hụt năng lượng trong tương lai, nước ta
đã có nhiều chiến lược trong công tác sử dụng hiệu quả năng lượng và giảm phát thải,
hạn chế ảnh hưởng đến môi trường.
Tháng 10/2013, lãnh đạo hai thành phố TP HCM và TP Osaka đã ký kết Biên
bản ghi nhớ về thực hiện Chương trình Phát triển thành phố phát thải carbon thấp dựa
trên cơ chế tín dụng chung JCM do Chính phủ Nhật Bản đề xuất từ năm 2011 với các
lĩnh v ực ưu tiên hợp tác gồm: Quy hoạch, hiệu quả sử dụng năng lượng, phát triển giao
thông công cộng, quản lý nguồn nước bền vững, xử lý tổng hợp chất thải rắn theo
hướng tái sinh năng lượng, xử lý nư ớc thải công nghiệp và đô thị trên cơ sở TP Osaka
hỗ trợ TP HCM triển khai các dự án theo cơ chế tín dụng chung JCM. Tuy nhiên, biên
bản trong ký kết này còn chưa cho th ấy được cụ thể hiện trạng sử dụng năng lượng tại
các khu chung cư hoặc cao ốc, văn phòng, n hìn chung các đề xuất và giải pháp được
đề cập sát với thực tế hiện nay tuy nhiên vẫn còn mang tính chất chung chung trong
mọi lĩnh vực.
Trong các Hội thảo quốc tế về chính sách hiệu quả năng lượng tổ chức vào ngày
09 và 10 tháng 04 năm 2008 tại TPHCM (Việt Nam), trong khuôn khổ Tuần lễ Pháp
tại Việt Nam cũng đề cập đến vấn đề sử dụng hiệu quả năng lượng cho toàn thành phố.
Tại hội thảo có đề cập đến vấn đề năng lượng trong chương trình đô thị và nhà ở, học
hỏi các công nghệ tiến tiến trong tiết kiệm năng lượng ở các nước trên thế giới như lắp
đặt hệ thống sưởi (Paris), hay các dự án của AFD tại Trung Quốc và Thái Lan, các dự
án chiếu sáng công cộng..Tại hội thảo, nhiều sáng kiến cho việc sử dụng hiệu quả năng
lượng trong các lĩnh vực đã được đề xuất. Bên cạnh đó, hội thảo cũng không quên thảo
luận việc đưa các công cụ chính sách, pháp lý, tài chính và cộng đồng vào công cuộc
khuyến khích sử dụng tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải ở Việt Nam. Theo nhìn
nhận, hội thảo chủ yếu nêu ra các hiện trạng về việc sử dụng năng lượng tại các hộ gia
đình ở chung cư dưới cách nhìn tổng thể và đưa ra các giải pháp khắc phục, bên cạnh
đó hiện trạng chưa được đánh giá cụ thể và mô phỏng từ thực tế ở từng khu vực và
chưa có các giải pháp trong việc sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng cho các đối
tượng nhà ở chung cư.
Theo tin tức đã đưa t ừ trang tin điện tử ngành điện ICON, việc áp dụng Mô hình

ESCO – Giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả đã đem l ại nhiều hiệu quả thiết thực

SVTH: Phạm Hoàng Thu Na
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

14


Luận văn tốt nghiệp
Điều tra hiện trạng và đề xuất biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả ở một số căn hộ chung cư

cho nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, mô hình này chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu lắp
đặt các thiết bị tiết kiệm điện, dán nhãn năng lượng, thay thế các bóng đèn cũ, vệ sinh
thiết bị…ở các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn nhưng chưa nhân rộng ra các đối
tượng là các tòa nhà hoặc khu dân cư.
Nhìn chung, ở Việt Nam, vấn đề sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng để
giảm lượng phát thải khí nhà kính đã và đang được nhà nước quan tâm hưởng ứng và
được quy định trong nhiều văn bản pháp luật. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong những
năm trở lại đây còn mang tính chất toàn diện cho toàn khu vực, các công cụ pháp lý
hay văn bản pháp luật vẫn chưa có những lĩnh vực cụ thể trong lĩnh vực nhà ở chung
cư, các hình th ức xử phạt cũng chưa thật sự triệt để, do đó còn gặp nhiều bất cập trong
việc thực thi và giải quyết các hiện trạng sử dụng năng lượng không hiệu quả và tiết
kiệm.
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trong khoảng thời gian trở lại đây, các nước trên thế giới đặc biệt quan tâm đến
vấn đề môi trường, nhu cầu sử dụng năng lượng và phát thải trung bình hàng năm từ
các hoạt động sản xuất, đi lại và cuộc sống con người. Liên quan đến lĩnh vực sử dụng
hiệu quả năng lượng và cắt giảm khí nhà kính khu chung cư có các nghiên cứu tiêu
biểu như:
Ru Guo và các cộng sự tiến hành nghiên cứu trường hợp giảm thiếu phát thải và

đảm bảo tính bền vững thông qua các phân tích tương đối dựa trên các tài liệu chuyên
sâu. Nghiên cứu này sử dụng phương đánh giá đa thuộc tính trong lĩnh vực xây dựng ở
Trung Quốc và đề xuất các biện pháp chuyển giao công nghệ tiết kiệm năng lượng tòa
nhà như việc sử dụng bơm địa nhiệt, sử dụng năng lượng mặt trời, pin năng lượng mặt
trời, điều hoà không khí và các vật liệu gia dụng tiết kiệm năng lượng. Các đánh giá
được sử dụng trong nghiên cứu này đều dựa vào phương pháp MATA-CDM, và các
chỉ số đều được thiết kế bằng cách tham khảo toàn diện các đánh giá bao gồm các cấp
ngành, các dự án và công nghệ. Đặc biệt số liệu được sửa đổi để phù hợp với lĩnh vực
xây dựng, các chỉ số thiết lập cũng ph ụ thuộc vào dữ liệu có sẵn để đơn giản phân tích
như các chỉ số lý thuyết về kinh tế, thiết bị và chỉ số môi trường để đưa ra các kết quả
mang tính chất định tính. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên các đặc tính của vật liệu
xây dựng và sự chuyển giao công nghệ tiên tiến ở các nhà máy, công trình xây dựng
công cộng, chưa được nhân rộng ở lĩnh v ực dân dụng, chưa có cái nhìn cụ thể về hiện
trạng sử dụng năng lượng trong các đối tượng này, nghiên cứu thiên về hướng làm
sáng tỏ các giải pháp hơn là phân tích thực trạng.

SVTH: Phạm Hoàng Thu Na
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

15


Luận văn tốt nghiệp
Điều tra hiện trạng và đề xuất biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả ở một số căn hộ chung cư

Roger Fay, Graham Treloar và Usha Iyer-Raniga đã sử dụng phương pháp LCEA
(Phân tích vòng đời năng lượng tòa nhà) và mô hình toán để tiến hành nghiên cứu các
khu chung cư ở Kyoto. Nghiên cứu dựa vào năng lượng hiện thân trên các thiết bị gia
dụng và năng lượng sử dụng, kết quả tính toán được từ mô hình mô phỏng để chứng
minh các lợi ích từ các vòng đời của các tòa nhà và đề xuất các chiến lược thiết kế để

tối ưu hóa năng lượng hoạt động hoặc năng lượng thể hiện trên tòa nhà. Nghiên cứu
cũng đưa ra các giải giải pháp để tiết kiệm năng lượng như sử dụng kính cách nhiệt,
mở cửa thông gió, thay thế vật liệu cường độ năng lượng thấp cho vật liệu cường độ
năng lượng cao, giảm thiểu chất thải xây dựng, tái sử dụng các sản phẩm, sử dụng các
sản phẩm có hàm lượng tái chế cao. Nghiên cứu đề cập cụ thể đến nhiều thiết bị gia
dụng đang được sử dụng hiện có trong các căn hộ gia đình tuy nhiên vi ệc mô phỏng
chưa quan tâm đến thời gian và tần suất sử dụng của các thiết bị và chưa có biện pháp
cụ thể cho việc tối ưu năng lượng sử dụng và lượng phát thải.
J.S.Park, Suk Joo Lee và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu dựa vào phương
pháp thực tiễn để đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng tòa nhà của dân cư thông
qua việc sử dụng các hóa đơn tiện ích trong ba năm 2009-2011, đã được lấy mẫu từ
128 căn hộ của các khu chung cư, bao gồm 52.731 đơn vị nhà ở cá nhân. Các dữ liệu
thanh toán thông qua các hóa đơn tiện ích hàng tháng liên quan đến sử dụng điện, khí
đốt tự nhiên, và nhiệt sưởi ấm toàn khu vực cho mỗi khu dân cư. Nghiên cứu này sử
dụng các mô hình biến cơ bản, đa biến và mô hình hồi quy, các mô hình thay đổi
điểm…giúp cung cấp các thống kê tốt nhất phù hợp giữa việc sử dụng năng lượng và
mức độ biến thiên trong ngày (VBDD) ở một thời gian đo. Bằng việc sử dụng mô hình
toán trong tính toán, phương pháp thực tế đã được phát triển để mô tả việc sử dụng
năng lượng của các tòa nhà chung cư, và xác định một cách tương đối tiềm năng tiết
kiệm năng lượng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiện
trạng sử dụng năng lượng tại 128 căn hộ, chưa xây dựng được một kịch bản mới sử
dụng tối đa và hiệu quả năng lượng đồng thời giảm phát thải để áp dụng vào thực tiễn.
Bên cạnh đó, trong nghiên cứu mới đây của Keer Vringer và các cộng sự đã nêu
rõ việc tiết kiệm năng lượng trong các toà nhà là không dễ dàng, nghiên cứu đã đ ề cập
các công cụ chính sách được ban hành bởi Chính Phủ Hà Lan trong việc khuyến khích
áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng để giảm nhu cầu năng lượng của các tòa
nhà, có trách nhiệm cắt giảm cho khoảng 20% lượng khí thải CO2 của Hà Lan. Trong
đó bao gồm công cụ tài chính, pháp luật và truyền thông đã đư ợc áp dụng không chỉ
cho các tòa nhà dân cư mà ngay tại các trường học và các công trình xây dựng đã
hưởng ứng mạnh mẽ. Nghiên cứu cũng cho thấy kết quả đạt được sau khi thực hiện là


SVTH: Phạm Hoàng Thu Na
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

16


Luận văn tốt nghiệp
Điều tra hiện trạng và đề xuất biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả ở một số căn hộ chung cư

đáng kể, tuy nhiên chỉ dừng lại ở khía cạnh đánh giá thông qua các công cụ chính sách
mà chưa đi sâu và hiện trạng sử dụng năng lượng và các giải pháp thực tế của các hộ
gia đình này.Tình hình nghiên cứu trên thế giới.
1.3.3 Các chứng chỉ năng lượng
Liên quan đến lĩnh vực năng lượng, nhiều chứng chỉ quốc tế đã ra đời nhằm mục
đích hỗ trợ và khuyến khích đẩy mạnh vấn đề xây dựng các công trình tiết kiệm năng
lượng và bảo vệ môi trường sống của con người. Sự ra đời của LEED (hệ thống tiêu
chuẩn quốc tế về kiến trúc xanh) rất thuyết phục bởi sự linh hoạt vì nó dễ dàng áp
dụng cho tất cả các loại công trình – từ công trình thương mại cho đến dân cư. Mang
lại giá trị toàn cầu cho các bên liên quan bởi các công trình xây dựng đạt LEED cần
tuân thủ các tiêu chuẩn về tiết kiệm năng lượng và tạo ra một môi trường xanh như
tăng hiệu quả thoát nước, giảm lượng khí thải, nâng cao chất lượng môi trường sống,
tăng khả năng thích ứng của công trình với sự thay đổi của môi trường và sử dụng
nguồn năng lượng tái tạo một cách tối ưu. LEED hỗ trợ trong lĩnh v ực thiết kế các
công trình mới có lợi cho sức khỏe, tối ưu nguồn nguyên liệu và hiệu quả chi phí. Bên
cạnh đó, LEED tiến hành cải tiến các công trình cũ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
năng lượng, tiết kiệm chi phí ở mức độ cao nhất.

Hình 1.5 Hệ thống chứng chỉ môi trường.
Hình thức lâu đời nhất của việc đánh giá môi trường tại các tòa nhà ở Nhật Bản

là việc đánh giá hiệu suất của môi trường xây dựng, chủ yếu là môi trường trong nhà,
mà cơ bản là nhằm nâng cao tiện nghi cuộc sống và môi trường sống trong lành cho
con người. Việc dấy lên nhiều lo ngại về thực trạng ô nhiễm không khí hay tác hại của
biến đổi khí hậu ở những thập niên 60 đã dẫn đến sự ra đời của nhiều công cụ đánh giá
tác động môi trường, người dân bắt đầu quan tâm đến vấn đề môi trường sống, họ bắt
đầu “thiết kế lại môi trường và xây dựng nhãn môi trường” để bắt đầu thực hiện những
đánh giá cơ bản. Sự ra đời và phát triển của chứng chỉ CASBEE dần hình thành từ
những nhận thức rẳng tình hình ở trên là yêu cầu thiết yếu của khuôn khổ đánh giá
hiệu suất môi trường hiện tại thành một hệ thống mới rõ ràng dựa trên quan điểm phát
SVTH: Phạm Hoàng Thu Na
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

17


Luận văn tốt nghiệp
Điều tra hiện trạng và đề xuất biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả ở một số căn hộ chung cư

triển bền vững. Bốn lĩnh vực cơ bản trong đánh giá của CASBEE bao gồm sử dụng
hiệu quả năng lượng, hiệu quả nguồn tài nguyên, đảm bảo chất lượng môi trường địa
phương và cải thiện chất lượng môi trường sống trong nhà, giảm thiểu đến mức thấp
nhất lượng phát thải CO2 cũng như sử dụng hiệu quả năng lượng các tòa nhà. Đây là
một hệ thống chứng chỉ được xây dựng đầy đủ cho tất cả các lĩnh vực của ngành xây
dựng, các quy định cụ thể, các phương pháp, tiêu chí, mức độ đánh giá, cách tính điểm
của từng giai đoạn xây dựng được thể hiện một cách chi tiết, do đó nó được xem là
công cụ hỗ trợ đắc lực trong khuôn khổ đánh giá hiệu quả môi trường.
Ngoài ra, sự ra đời của LOTUS (hoặc Bộ công cụ đánh giá LOTUS) được xem
như là một bước tiến mới trong lĩnh v ực xây dựng tại Việt Nam, đây là một hệ thống
đánh giá mang tính tự nguyện theo định hướng thị trường do Hội đồng công trình xanh
dành riêng cho môi trường xây dựng của Việt Nam. Các công trình đ ạt chứng nhận

LOTUS xác định được hiệu quả của việc sử dụng năng lượng, hạn chế các tác dộng
đến môi trường và mang lại lợi ích cho người sử dụng. Bộ công cụ được thiết kế với 3
lĩnh v ực chính: công trình phi nhà ở, công trình nhà ở và các công trình đang v ận hành.
Mức độ đánh giá của bộ công cụ LOTUS dựa trên thang điểm sử dụng năng lượng
hiệu quả, việc sử dụng các vật liệu xây dựng, sử dụng nguồn nước, mức độ xả thải và
quy trình quản lý của mỗi công trình để nhận được các chứng nhận tương ứng.
Sự ra đời của mỗi loại chứng chỉ năng lượng môi trường khác nhau đều có những
ưu và nhược điểm riêng, tuy nhiên sự hình thành và phát triển của các chứng chỉ này
đã trở thành kim chỉ nam, làm định hướng cho các nhà xây dựng, tạo niềm tin đúng
đắn cũng như mang l ại những hiệu quả thiết thực cho người tiêu dùng.

SVTH: Phạm Hoàng Thu Na
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

18


Luận văn tốt nghiệp
Điều tra hiện trạng và đề xuất biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả ở một số căn hộ chung cư

CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG KHU VỰC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1.1 Sơ lược về quận Tân Phú
a. Địa giới hành chính của quận
Quận Tân Phú là quận nội thành mới được thành lập của TPHCM, trước năm
2003, quận Tân Phú là phần đất phía Tây của quận Tân Bình. Quận Tân Phú được
thành lập vào ngày 02/12/2003 theo Nghị định số 130/2003/NĐ-CP ngày 05/11/2003
của Chính phủ.
Địa giới hành chính: phía Đông giáp quận Tân Bình; phía Tây giáp quận Bình

Tân; phía Nam giáp các quận 6,11; phía Bắc giáp quận 12.
Quận Tân Phú phân chia thành 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường:
Tân Sơn Nhì, Tây Thạnh, Sơn Kỳ, Tân Quý, Tân Thành, Phú Thọ Hòa, Phú Thạnh,
Phú Trung, Hòa Thạnh, Hiệp Tân, Tân Thới Hòa.
Địa bàn quận có dân số cao, tính đến năm 2014 dân số toàn quận có 452,048
người với tổng diện tích tự nhiên là 1.606,98 ha (trong đó đất nông nghiệp là 7,98%,
đất ở 48,49% và dân nhập cư các tỉnh, thành đến chiếm 44,22%). Quận Tân Phú có tốc
độ đô thị hóa nhanh, tập trung nhiều cơ sở, doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh và có
đầy đủ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, thương maị, dịch vụ, du lịch,
khách sạn, nhà hàng, xây dựng, xây lắp, giao thông vận tải.
b. Địa hình và khí hậu
Địa hình quận tương đối bằng phẳng so về bề mặt chung địa hình, tuy nhiên đ ịa
hình thấp dần từ Bắc xuống phía Nam. Khí hậu quận Tân Phú mang kiểu đặc điểm
điển hình của khí hậu thành phố, đặc trưng của khu vực Đông Nam Bộ, nhiệt đới gió
mùa. Khí hậu hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 11 với lượng mưa trung
bình là 1.979 mm, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình từ 27,90C - 340C, lượng mưa cao nhất trong năm là 2178
mm/năm, lượng mưa trung bình là 1895,4 mm/năm, lượng mưa thấp nhất
1329mm/năm.
c. Đặc điểm xã hội
Với dân số đông, mật độ dân số cao cộng thêm lượng lớn dân vãng lai, đã phát
sinh nhu cầu lớn về nhà ở, trường học, y tế... và chăm sóc sức khỏe. Các tệ nạn xã hội,
SVTH: Phạm Hoàng Thu Na
GVHD: TS. Nguyễn Lữ Phương

19


×