Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Điều tra hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ, khai thác hợp lý nguồn lợi nghêu lụa ven biển tây tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6 MB, 98 trang )

1


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án này chính tôi nghiên cứu dưới sự giúp đỡ của các thầy
giáo hướng dẫn khoa học.
Luận án này không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã công bố trong và
ngoài nước.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng về lời cam đoan của mình.
Trân trọng cảm ơn!

Học viên
2


LỜI CÁM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy TS. Phan trọng Huyến, TS. Nguyễn Văn Lục đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi về kiến thức và phương pháp nghiên cứu khoa học để tôi hoàn
thành bản luận án này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Sở Thuỷ
sản, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản tỉnh Cà Mau đã tạo điều kiện cho tôi thu thập
số liệu và hợp tác nghiên cứu.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến một số bà con ngư dân ở các cửa biển Khánh Hội,
Sông Đốc, Cái Đôi Vàm đã tạo điều kiện cho tôi đi thực tế trên tàu, thu thập số liệu để
thực hiện đề tài.
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN
3



MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, ẢNH, ĐỒ THỊ 6
1. Danh mục bảng 6
2. Danh mục hình 6
3. Danh mục đồ thị: 8
LỜI NÓI ĐẦU 9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 12
1.1. Điều kiện tự nhiên 12
1.1.1. Đặc điểm khí hậu 12
1.1.1.1. Nhiệt độ không khí 12
1.1.1.2. Độ ẩm không khí và lượng bốc hơi 12
1.1.1.3. Chế độ gió, bão 12
1.1.2. Đặc điểm thủy văn 13
1.1.3. Đặc điểm thủy hóa 14
1.1.3.1. Nhiệt độ nước 14
1.1.3.2. Độ muối 15
1.1.3.3. Độ pH 15
1.1.3.4. Nồng độ ôxy hòa tan trong nước 15
1.1.4. Đặc điểm về trầm tích 15
1.2. Tổng quan nghề khai thác hải sản tỉnh Cà Mau 16
1.2.1. Tổng quan về tàu thuyền 16
1.2.2. Tổng quan về ngư trường, nguồn lợi 27
1.3. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 18
1.4. Tình hình nghiên cứu trong nước 18
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.1. Cơ sở dữ liệu của Luận văn 21
2.2. Phương pháp khảo sát và xử lý dữ liệu 23
4


2.2.1. Ước tính trữ lượng 23
2.2.2. Thiết lập phiếu điều tra 23
2.2.3. Phương pháp phân tích môi trường và sinh học … 23
2.2.3.1. Phương pháp phân tích mẫu vật 23
2.2.3.2. Phương pháp phân tích sinh học sinh sản 24
2.2.3.3. Phương pháp phân tích sinh học dinh dưỡng 26
2.2.3.4. Phương pháp tính toán và biểu diễn dữ liệu 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
3.1. Thực trạng ngư trường nguồn lợi Nghêu Lụa
ở vùng biển Tây Cà Mau 27
3.1.1. Giới thiệu các bãi Nghêu Lụa ở biển Tây Cà Mau 27
3.1.1.1. Bãi Nghêu Lụa ở huyện U Minh 27
3.1.1.2. Bãi Nghêu Lụa huyện Trần Văn Thời 28
3.1.1.3. Bãi Nghêu Lụa huyện Phú Tân 30
3.1.1.4. Phân bố trên toàn bãi ven bờ biển Tây Cà Mau 31
3.1.2. Kết quả nghiên cứu cập nhật thông tin về môi trường vùng khai thác
Nghêu Lụa 33
3.1.2.1. Nhiệt độ nước tầng mặt 33
3.1.2.2. Độ mặn nước tầng mặt 34
3.1.2.3. Sự biến đổi của các yếu tố khác
trong nước tầng mặt 34
3.1.2.4. Thành phần cơ học của trầm tích đáy 34
3.1.2.5. Đánh giá trung 38
3.1.3. Một số đặc điểm chính của Nghêu Lụa
ở biển Tây Cà mau 39

3.1.3.1. Kích thước Nghêu Lụa 39
3.1.3.2. Đặc điểm sinh trưởng của Nghêu Lụa 40
3.1.3.3. Đặc điểm dinh dưỡng của Nghêu Lụa 41
3.1.3.4. Đặc điểm sinh sản của Nghêu Lụa 42
3.1.3.5. Nhận xét, đánh giá 42
3.2. Thực trạng hoạt động khai thác Nghêu
Lụa tại vùng biển Tây Cà Mau 43
5


3.2.1. Phương tiện khai thác 43
3.2.2. Ngư cụ khai thác 44
3.2.2.1. Ngư cụ Cào Lụa 44
3.2.2.2. Ngư cụ Cào Lồng 47
3.2.3. Kỹ thuật khai thác 50
3.2.3.1. Nghề Cào Lụa 50
3.2.3.2. Nghề Cào Lồng 55
3.2.4. Sản lượng khai thác, thành phần sản phẩm 57
3.2.4.1. Tổng quan nghề khai thác
Nghêu Lụa tỉnh Cà Mau 57
3.2.4.2. Ngư trường, sản lượng 62
3.2.4.3. Nhu cầu thị trường, giá trị kinh tế 62
3.2.5. Hiệu quả sản xuất 62
3.2.5.1. Hiệu quả về nguồn lơi, môi trường, xã hội 62
3.2.5.2. Hiệu quả về kinh tế 62
3.2.5.3. Tình hình tiêu thụ Nghêu Lụa 63
3.2.5.4. Về lao động nghề khai thác Nghêu Lụa 63
3.2.6. Về quản lý nguồn lợi Nghêu Lụa ở Cà Mau 63
3.2.6.1. Hệ thống văn bản pháp quy
của UBND tỉnh Cà Mau 63

3.2.6.2. Hệ thống văn bản pháp quy của Trung ương 64
3.2.6.3. Bộ máy quản lý 64
3.3. Giải pháp bảo vệ, phát triển và khai thác
hợp lý nguồn lợi Nghêu Lụa 65
3.3.1. Quy hoạch vùng bảo vệ Nghêu Lụa con (Nghêu giống) 65
3.3.2. Quy hoạch vùng bảo vệ Nghêu Lụa bố mẹ 65
3.3.3. Một số quy định bảo vệ cải
tiến ngư cụ khai thác Nghêu 65
3.4. Đề xuất giải pháp kha thác hợp lý nguồn lợi Nghêu Lụa 66
3.4.1. Phương pháp khai thác 66
3.4.2. Số lượng, cở loại tàu 66
3.4.3. Mùa vụ khai thác 66
6


3.4.4. Sản lượng khai thác 67
3.5. Đề xuất giải pháp quản lý 67
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
DỰ THẢO QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ KHAI THÁC
NGHÊU LỤA TRÊN NGƯ TRƯỜNG TỈNH CÀ MAU 72


























7


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. ĐBSCL – Đồng bằng sông Cửu Long.
2. ppt – Đơn vị tính độ mặn bằng phần nghìn (mg/ml; g/lít,…).
3. RNM – Rừng ngập mặn.
4. VVB – Vùng ven bờ: Được tính từ bờ biển (khi ngấn nước khi thủy triều thấp
nhất) đến đường nối liền các điểm cách bờ biển 24 hải lí (Nghị định số
123/2006/NĐ-CP ngày 27/10/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai
thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển).
5. ĐNB – Đông Nam bộ.
6. TNB – Tây Nam bộ.
7. TVPD – Thực vật phù du.

8. ĐVPD – Động vật phù du.
9. MUN – Mùn bã.
10. NTTS – Nuôi trồng thủy sản.
11. TCVN – Tiêu chuẩn Việt Nam.
















8


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, ẢNH, ĐỒ THỊ
1. Danh mục bảng:
Bảng 1.1: Tổng hợp nghề theo công suất tỉnh Cà Mau tính đến 31/3/2008
Bảng 2.1: Tọa độ khảo sát môi trường và nguồn lợi Nghêu Lụa
Bảng 3.1: Thống kê diện tích, mật độ, trữ lượng tức thời tại bãi Nghêu Lụa ở
ven biển Tây Cà Mau
Bảng 3.2: Quan trắc chất lượng môi trường nước tại vùng ven biển tây Cà Mau

- Ngày 15 - 17/11/2007
Bảng 3.3: Quan trắc chất lượng môi trường nước tại vùng ven biển tây Cà Mau,
ngày 19/2/2008.
Bảng 3.4: Thống kê giá trị biến đổi một số yếu tố môi trường tại bãi Nghêu Lụa
ở ven biển Tây Cà Mau.
Bảng 3.5: Thống kê giá trị biến đổi thành phần chất đáy tại bãi Nghêu Lụa ở
ven biển Tây Cà Mau.
Bảng 3.6: Tổng hợp sản lượng 16 phương tiện (185 - 350CV) khai thác Nghêu
Lụa năm 2005 - 2007.
Bảng 3.7: Tổng hợp 38 phương tiện khai thác Nghêu Lụa bằng cào lồng
(<30CV).
Bảng 3.8: Thành phần dinh dưỡng của Nghêu Lụa.
2. Danh mục hình:
Hình 3.1: Vị trí bãi Nghêu Lụa huyện U Minh vào mùa mưa (tháng 11/2007).
Hình 3.2: Vị trí bãi Nghêu Lụa huyện U Minh vào mùa mưa (tháng 03/2008).
Hình 3.3: Vị trí bãi Nghêu Lụa huyện Trần Văn Thời vào mùa mưa (tháng
11/2007).
Hình 3.4: Vị trí bãi Nghêu Lụa huyện Trần Văn Thời vào mùa mưa (tháng
03/2008).
Hình 3.5: Vị trí bãi Nghêu Lụa huyện Phú Tân vào mùa mưa (tháng 11/2007).
Hình 3.6: Vị trí bãi Nghêu Lụa huyện Phú Tân vào mùa mưa (tháng 03/2008).
Hình 3.7: Phân bố năng suất (con/390m
2
) đánh bắt Nghêu Lụa - tháng 11/2007
(dao động 0-90; trung bình 25,5; độ lệch chuẩn 28,5).
Hình 3.8: Phân bố năng suất (con/390m
2
) đánh bắt Nghêu Lụa - tháng 03/2008
(dao động 0 - 150; trung bình 44,1; độ lệch chuẩn 49,2).
9



Hình 3.9: Đo kích thước Nghêu Lụa tại vùng biển Tây Cà Mau
Hình 3.10: Tàu Cào Lụa.
Hình 3.11: Tàu Cào Lồng.
Hình 3.12: Ngư cụ Cào Lụa tàu công suất trên 90CV.
Hình 3.13: Hệ thống khung chịu lực
Hình 3.14: Con lăn hướng cáp.
Hình 3.15: Hệ thống tang ma sát.
Hình 3.16: Cây phục vụ cho việc thả cào.
Hình 3.17: Móc phục vụ khi thả cào.
Hình 3.18: Ngư cụ Cào Lồng tàu công suất ≤30CV.
Hình 3.19: Hệ thống cẩu chữ A tàu Cào Lồng.
Hình 3.20: Cây ngáng tàu Cào Lồng.
Hình 3.21: Hệ thống tang ma sát tàu Cào Lồng.
Hình 3.22: Tổng thể ngư cụ Cào Lụa ở Cà Mau.
Hình 3.23: Một số chi tiết Cào Lụa.
Hình 3.24: Tổng thể ngư cụ Cào Lồng ở Cà Mau.
3. Danh mục đồ thị:
Đồ thị 3.1: Phân bố kích thước Nghêu Lụa tại bãi Phú tân (vị trí 6b) vào tháng
03/2008.
Đồ thị 3.2: Phân bố kích thước Nghêu Lụa tại bãi U Minh (vị trí 2a) vào tháng
03/2008.
Đồ thị 3.3: Sản lượng khai thác Nghêu Lụa năm 2005.
Đồ thị 3.4: Sản lượng khai thác Nghêu Lụa năm 2006.
Đồ thị 3.5: Sản lượng khai thác Nghêu Lụa năm 2007.
Đồ thị 3.6: Tổng sản lượng khai thác Nghêu Lụa 2005 – 2007.






10


LỜI NÓI ĐẦU
Cà Mau là tỉnh ven biển nằm ở cực Nam của đất nước, là tỉnh duy nhất vừa tiếp
giáp với biển Đông (chiều dài bờ 107 km) và với biển Tây (chiều dài bờ 147 km).
Dự báo chiến lược phát triển kinh tế, xã hội ở tỉnh Cà Mau vào những thập
niên đầu của thế kỷ XXI, kinh tế thủy sản chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt là khai
thác tự nhiên hợp lý và bảo vệ, phát triển các nguồn lợi thủy sản ở các thủy vực ven bờ
biển.
Tỉnh Cà Mau hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển khai thác
hải sản, là một trong bốn ngư trường khai thác trọng điểm, diện tích thăm dò khai thác
trên 80.000 km
2
, nền đáy tương đối bằng phẳng, khí hậu ôn hòa, ít bão, sóng gió, dòng
chảy, thủy triều rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất trên biển. Diện tích vùng đặc
quyền kinh tế biển gấp 13 lần diện tích đất liền. Có nhiều cửa sông, rạch thuận lợi cho
việc phát triển nghề khai thác thuỷ sản, xây dựng bến, cảng cá. Có hai đảo lớn Hòn
Khoai và Hòn Chuối là điều kiện tốt cho việc xây dựng các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề
cá.
Đối tượng khai thác chủ yếu là cá biển (trên 237 loài cá thuộc 137 giống và 82
họ), mực các loại (khoảng 5 loài chủ yếu), động vật giáp xác (chủ yếu là tôm, cua,
ghẹ), động vật thân mềm hai mảnh vỏ (nghêu, sò,…).
Từ năm 2006 trở lại đây, Nghêu Lụa xuất hiện khá nhiều và trở thành đối tượng
khai thác mới ở vùng biển ven bờ Tây tỉnh Cà Mau. Sản lượng khai thác đạt 800 -
1.500 tấn vào năm 2006 và khoảng 2.000 - 2.500 tấn vào năm 2007, ở các bãi thuộc
vùng biển huyện U Minh và huyện Phú Tân. Tuy vậy, theo thông tin từ ngư dân, loài
này đã có mặt ở vùng biển Cà Mau từ nhiều năm nay, nhưng không được chú trọng

trong khai thác; nguyên nhân có lẽ do vì mật độ và trữ lượng không lớn, sự phân bố
của chúng biến động nhanh giữa các năm và thay đổi theo vị trí bãi sinh sống,….
Vấn đề cấp thiết và mang tính thời sự hiện nay đối với công tác quản lý khai
thác nguồn lợi hải sản ở tỉnh Cà Mau là:
+ Tài nguyên và nguồn lợi thủy hải sản ven bờ biển bị giảm sút nghiêm trọng.
Năng suất đánh bắt hiện tại vượt quá mức cho phép, phần tài nguyên thủy hải sản còn
lại không đủ sức tái tạo và phục hồi nguồn lợi như trạng thái vốn có tự nhiên của nó.
Môi trường thủy sản ở nhiều vùng ven bờ, cửa sông xấu đi rõ rệt và có dấu hiệu suy
thoái chất lượng.
11


+ Trong khi tài nguyên và môi trường thủy sản ven biển ngày càng xấu đi; các
vấn đề về dân số, việc làm và nhu cầu khai thác tự nhiên thủy hải sản đang gia tăng
nhanh chóng để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa kinh tế địa
phương; mâu thuẫn này ngày một trầm trọng và gay gắt, đặt ra nhiều thách thức đối
với các cộng đồng dân cư ven biển.
Trước tình hình bức xúc về công tác quản lý nguồn lợi thủy sản nói chung và
Nghêu Lụa nói riêng tại địa phương; cùng với sự cho phép và phê duyệt của Trường
Đại học Nha Trang tại Quyết định số 998/QĐ-ĐHNT ngày 23/10/2007 của Hiệu
trưởng Trường Đại học Nha Trang về việc giao Đề tài luận văn thạc sĩ, tôi thực hiện
Luận văn cao học, chuyên ngành khai thác thủy sản với tiêu đề “Điều tra hiện trạng
và đề xuất giải pháp bảo vệ, khai thác hợp lý nguồn lợi Nghêu Lụa ven biển Tây
tỉnh Cà Mau” với các mục tiêu và nội dung sau:
Kết quả nghiên cứu sẽ giải quyết được một số vấn đề sau:
Góp phần hiểu biết về nguyên nhân biến động nguồn lợi Nghêu Lụa - một đối
tượng khai thác mới và có ý nghĩa kinh tế khá cao tại địa phương hiện nay. Đánh giá
hiện trạng nguồn lợi và tình hình khai thác Nghêu Lụa tại các bãi khai thác chủ yếu ở
vùng biển Tây Cà Mau.
Trên cơ sở điều tra cập nhật nguồn lợi và tình hình khai thác Nghêu Lụa, Luận

văn xây dựng các giải pháp bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn lợi Nghêu Lụa, nhằm
góp phần vào phát triển bền vững nghề cá tại địa phương.
Nội dung của Luận văn:
a. Điều tra đánh giá hiện trạng nguồn lợi Nghêu Lụa (bao gồm mật độ phân bố,
vị trí và các bãi tập trung, sự biến động số lượng Nghêu Lụa theo mùa vụ và theo vị trí
khai thác, ước tính trữ lượng và khả năng khai thác cho toàn vùng biển, cũng như cho
các bãi khai thác chủ yếu).
b. Đề xuất biện pháp bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn lợi Nghêu Lụa (như ngư
cụ khai thác, mùa vụ và số lượng khai thác, kích thước khai thác hợp lý, tổ chức quản
lý cộng đồng, …), nhằm tăng năng suất, giảm thiểu mức chết và đem lại hiệu quả kinh
tế cao cho cộng đồng địa phương.
Đây là đề tài có nội dung rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực: kĩ thuật khai
thác, sinh học nguồn lợi, thủy văn, trầm tích…. Nhưng do có giới hạn về chuyên môn,
12


thời gian thực hiện, kinh phí… nên phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn như nội dung nêu
trên.
Trong quá trình thực hiện Luận văn, với sự chỉ dẫn tận tình của Thầy hướng
dẫn, tôi đã cố gắng tìm tòi, học hỏi và hoàn tất các nội dung của Luận văn. Tuy nhiên,
vì hạn chế về thời gian và công tác quản lý của ngành, chắc chắn Luận văn không
tránh khỏi các thiếu sót, rất mong sự phê bình, đóng góp của các thầy và các đồng
nghiệp.
Cà Mau, ngày tháng năm 2008
Người thực hiện



Đỗ Chí Sĩ



















13


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Về điều kiện tự nhiên
1.1.1. Đặc điểm khí hậu
Nhìn chung, vùng bán đảo Cà Mau có nhiệt độ không khí và lượng bức xạ cao,
phân bố đều theo không gian và thời gian. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là
2.226 giờ. Tháng có số giờ nắng nhiều từ tháng 01 đến tháng 04. Lượng bức xạ trung
bình năm tại Cà Mau nhỏ hơn so với toàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Số giờ
nắng bình quân trong ngày là 6,1 giờ/ngày.
Tổng lượng mưa bình quân là 2.390 mm/năm, năm thấp nhất là 2.000mm/năm.

Số ngày mưa bình quân hàng năm là 165 ngày (dao động từ 130-200 ngày). Mùa mưa
kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung vào tháng 8, tháng 9 với tổng lượng mưa
bình quân thường đạt trên 350mm/tháng. Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 1,
tháng 2 (lượng mưa dưới 20mm/tháng). Mùa mưa ở đây thường bắt đầu sớm hơn và
cũng kết thúc sớm hơn 10 đến 15 ngày so với các khu vực khác của ĐBSCL. Dưới đây
là một số thông tin chi tiết về yếu tố khí hậu tại Cà Mau:
1.1.1.1. Nhiệt độ không khí:
Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Cà Mau là 26,8
0
C. Chênh lệch so với các tháng
khác là 2,7
0
C. Nhiệt độ thấp nhất hàng năm thường quan sát được trong tháng 01 (24-
26
0
C), nhiệt độ trung bình cao nhất hàng năm quan sát được trong tháng 4 (27,5-
28,5
0
C), biên độ dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm và giữa các mùa là 6,6-7
0
C.
1.1.1.2. Độ ẩm không khí và lượng bốc hơi:
Độ ẩm không khí trung bình năm là 85,9%, độ ẩm cao có thể trên 89%. Độ ẩm
lớn nhất thường quan sát được trong tháng 9 và tháng 10 là 88%. Lượng bốc hơi bình
quân là 73 mm/tháng. Trong mùa mưa, chỉ số ẩm ướt (lượng mưa/lượng bốc hơi)
thường đạt đến 4,1 lần. Độ ẩm bình quân của không khí là 81% trong mùa mưa. Trong
mùa khô, chỉ số khô hạn (lượng bốc hơi/lượng mưa) bằng 2,2 lần.
1.1.1.3. Chế độ gió, bão:
Khu vực Mũi Cà Mau chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính trong năm là gió
mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 4) còn gọi là mùa gió Chướng và gió mùa Tây

Nam (từ tháng 5 đến tháng 10) còn gọi là mùa gió Nam. Tháng 5 và tháng 10 là hai
tháng chuyển tiếp của hai mùa gió.
14


Tốc độ bình quân hàng năm từ 1,5 đến 2,0 m/s; ngoài khơi là 2,5 đến 3,5 m/s.
Mùa gió chướng (gió mùa Đông Bắc) bắt đầu vào tháng 9 - 10 hàng năm, kéo dài đến
tháng 4 năm sau. Mùa gió chướng làm cho thủy triều xâm nhập vào nội địa. Bão ít
xuất hiện, nhưng thường có giông với tần suất từ 50 đến 90 ngày trong năm. Giông
thường xảy ra vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10).
1.1.2. Đặc điểm thủy văn
Cà Mau có chế độ thủy triều khá đặc biệt so với các vùng khác của ĐBSCL, do
tiếp giáp với 2 vùng biển có chế độ thủy triều khác nhau. Bờ phía Đông có chế độ bán
nhật triều không đều, biên độ thủy triều có trị số lớn (3m ở Gành Hào); bờ phía Tây có
chế độ nhật triều với biên độ triều 1 đến 1,5m. Thủy triều ở phía Đông đẩy nước triều
vào sâu nội địa, còn thủy triều ở phía Tây có xu thế hút nước triều ra phía biển.
Thông thường, mực thủy triều phía biển Đông luôn luôn cao hơn ở phía vịnh
Thái Lan, nên các rạch tự nhiên thường có xu thế chảy từ phía Nam (biển Đông) lên
phía Bắc (sông Cửa Lớn), đồng thời sông Cửa Lớn dốc dần từ Đông sang Tây tạo nên
dòng chảy từ sông Bồ Đề (phía biển Đông) sang phía Tây (vịnh Thái Lan).
Chế độ thủy triều đóng vai trò quan trọng, quyết định dòng chảy của kênh rạch
và sự vận chuyển phù sa ở trong vùng. Quá trình bồi lắng phù sa tạo ra một lượng lớn
các vật liệu được chuyển tải từ biển Đông sang vịnh Thái Lan theo sông Cửa Lớn bồi
lắng tại vùng cửa sông Ông Trang với lượng phù sa trung bình khoảng 70-80 mg/l
trong mùa khô và 30 mg/l trong mùa mưa. Theo ước tính, hàng năm sông Cửa Lớn
mang lượng phù sa là 1,03 triệu tấn từ phía biển Đông sang phía vịnh Thái Lan.
Mạng lưới kênh rạch chằng chịt thuận lợi cho việc giao thông đường thủy. Tuy
nhiên chế độ dòng chảy của các kênh rạch trong khu vực này rất phức tạp do chịu ảnh
hưởng của các chế độ thủy triều. Điều kiện tự nhiên và chế độ thủy văn trong khu vực
có tác động tích cực đến môi trường đất, môi trường sinh thái của vùng và các hoạt

động kinh tế xã hội trong khu vực.
Thủy triều lên xuống hàng ngày có tác dụng đáng kể đến quá trình hình thành
đất, các vật chất sinh phèn làm cho đất không chuyển hóa từ dạng phèn tiềm tàng
chuyển sang dạng hoạt động. Điều hòa sự tích lũy độ mặn trong đất, duy trì hoạt động
của sinh vật trong môi trường nước và đất, đồng thời cũng là môi trường vận chuyển
nguồn giống thủy sản và hải sản từ biển vào sâu trong nội đồng.
15


Do ảnh hưởng của thủy triều, toàn bộ diện tích ngập mặn Đất Mũi bị ngập tùy
thuộc vào chế độ bán nhật triều (triều lên xuống 02 lần trong ngày), biên độ triều là
khoảng 0,5 m lúc triều thấp và 1 m khi triều cường. Nồng độ muối khoảng 25ppt giảm
xuống còn 18 - 20ppt sau khi mưa lớn. Sự lắng đọng bùn trên diện tích Đất Mũi rất
nhanh, vùng phía Tây Bắc có tốc độ bồi lắng hàng năm có khi tới 100m, nhưng bờ
biển phía Nam lại chịu xói mòn, lở hàng năm khoảng 30 - 50m.
Tính chất giao động của mực nước khu vực ven biển phía bờ Đông hoàn toàn
khác ven biển phía bờ Tây của Mũi Cà Mau. ở khu vực bãi bồi phía Tây của Mũi Cà
Mau, dao động của mực nước mang tính nhật triều không đều, với độ lớn của biên độ
thủy triều là 1 mét. Còn phía biển Đông có chế độ bán nhật triều không đều với biên
động thủy triều từ 2 đến 2,5 mét.
Trong mùa mưa, tại khu vực phía bờ Tây, dòng chảy có hướng Tây- Tây Nam,
dòng chảy hướng vào bờ với vận tốc dòng chảy tầng mặt biến đổi từ 10 cm/s - 30cm/s.
Bờ phía Đông dòng chảy có hướng Đông - Đông Bắc và có xu hướng chuyển dịch xa
bờ, tốc độ dòng chảy khoảng 20 - 50 cm/s.
Trong mùa khô, ở phía bờ Tây dòng chảy gần như song song với đường bờ, ở
khu vực Bãi Bồi hình thành xoáy nghịch tạo ra sự lắng động phù sa khá lớn trong mùa
khô là điều kiện hình thành nên bãi bồi. Trong thời kỳ này, bờ biển phía Đông dòng
chảy đổi hướng Tây và Tây Bắc, tốc độ dòng chảy khoảng 22- 60 cm/s.
Quá trình hoạt động của các dòng chảy tạo ra nguồn cung cấp các loài phiêu
sinh động thực vật dồi dào cho môi trường rừng ngập mặn đồng thời cũng làm cho quá

trình lắng đọng phù sa diễn ra nhanh chóng làm cho Mũi Cà Mau không ngừng vươn
ra phía vịnh Thái Lan với tốc độ hàng năm từ 50 đến 80 mét.
1.1.3. Đặc điểm thuỷ hoá
1.1.3.1. Nhiệt độ nước:
Nhiệt độ nước có ảnh hưởng nhất định đến quá trình trao đổi chất và sinh
trưởng của thuỷ sinh. Nghêu Lụa thường sống ở vùng nước có nhiệt độ 20 - 28
0
C; nếu
nhiệt độ xuống thấp, Nghêu Lụa sẽ phát triển chậm, khi nhiệt độ tăng cao, Nghêu Lụa
sẽ tăng cường khả năng bắt mồi và sinh trưởng nhanh hơn. Nếu nhiệt độ nước vượt
quá xa “ngưỡng” chịu đựng của Nghêu Lụa, sẽ gây ra hiện tượng “sốc” nhiệt, dẫn đến
Nghêu Lụa chết hàng loạt.
16


Theo các tài liệu điều tra trước đây, nhiệt độ nước trung bình tại tầng mặt ở
vùng biển Tây Cà Mau 28 - 29,2
0
C vào mùa mưa, đạt 28,5 - 30,8
0
C vào mùa khô.
1.1.3.2. Độ muối:
Đối với thuỷ sinh, nồng độ muối trong nước có vai trò quan trọng trong việc
điều hoà áp suất thẩm thấu và xác định nơi cư trú, phân bố của chúng. Nhất là đối với
Nghêu Lụa, sự biến đổi của nồng độ muối theo mùa khí hậu có vai trò quan trọng đối
với sự sống sót và phát triển của Nghêu Lụa.
Theo các tài liệu khảo sát khác nhau, Nghêu Lụa thường sống ở vùng có độ
muối lớn hơn 15ppt, nếu độ muối thấp hơn 5ppt diễn ra trong thời gian khoảng 10 - 15
ngày, Nghêu Lụa sẽ ngừng ăn và chết dần.
Nồng độ muối tại vùng ven biển Tây Cà Mau dao động 2 - 25ppt vào mùa mưa;

đạt 29,3 - 32,4ppt vào mùa khô. Vì sự biến đổi đột ngột của độ muối theo mùa khí hậu
như nói trên, dẫn đến hiện tượng Nghêu Lụa chết hàng loạt vào các tháng chuyển tiếp
mùa.
1.1.3.3. Độ pH:
Đối với vùng biển Tây Cà Mau, giá trị pH trung bình 7,1 ± 1,13 vào mùa mưa
và đạt 7,7 ± 0,17 vào mùa khô. Nói chung, giá trị pH ở vùng nghiên cứu có ảnh hưởng
không lớn đến đời sống của Nghêu Lụa.
1.1.3.4. Nồng độ ôxy hoà tan trong nước:
Tương tự như nhiệt độ và độ muối, nồng độ ô xy hoà tan trong nước có ảnh
hưởng nhất định đến đời sống Nghêu Lụa. Nhất là đối với Nghêu Lụa là đối tượng
sống vùi mình trong đáy biển, nồng độ ôxy sẽ có ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của
chúng.
ở vùng ven biển Tây Cà Mau, nồng độ ôxy hoà tan trong nước biển tầng mặt
đạt giá trị 5,1 ± 1,3 mg/l (dao động 3,2 - 6,8 mg/l) vào mùa mưa và đạt 5,5 ± 0,9 mg/l
(dao động 4,3 - 6,7 mg/l) vào mùa khô.
1.1.4. Đặc điểm trầm tích
Mũi Cà Mau là vùng bãi bồi trẻ, toàn bộ bề mặt trầm tích của vùng này được
hình thành trong thời kỳ biển tiến thuộc kỷ Holocen. Từ đất liền ra biển có các dạng
địa mạo sau đối với vùng phía Tây Cà Mau:
17


+ Bề mặt tích tụ biển - đầm lầy: Thuộc các xã Đất Mũi, Viên An, và Đất Mới.
Bề mặt được tạo thành các từ các vật liệu trầm tích từ sông mang tới, đọng trong môi
trường biển ven bờ dần chuyển sang môi trường đầm lầy biển.
+ Bề mặt tích tụ bãi bồi cửa sông, ven biển: Địa hình thấp dưới 1 mét, rải rác có
cây rừng ngập mặn, kéo dài từ mũi Bãi Bồi đến cửa sông Bảy Háp. Cấu trúc từ những
thành phần sét bột xám.
+ Bề mặt tích tụ biển - sông được hình thành do lắng đọng vật liệu sông, biển,
phân bố ở phía Tây xã Đất Mới.

Đặc điểm cơ bản của lớp trầm tích tầng mặt ven biển phía Tây Cà Mau là bột
sét rất mịn, màu xám.
1.2. Tổng quan về nghề khai thác hải sản tỉnh Cà Mau:
1.2.1. Tổng quan về tàu thuyền: (Bảng 1.1)
Tỉnh Cà Mau hiện có 3.625 phương tiện khai thác hải sản với 350.679CV và
21.061 thuyền viên, hoạt động theo 08 nhóm nghề gồm: câu mực, câu mồi, lưới kéo,
lưới rê, lưới vây, đáy biển, te, hậu cầm dịch vụ. Cụ thể như sau:
Về nhóm tàu:
Nhóm có công suất <40CV: 1.980 phương tiện với 40.629CV và 7.410 thuyền
viên.
Nhóm có công suất từ 40CV đến < 90CV: 471 phương tiện với 26.400CV và
2.948 thuyền viên.
Nhóm có công suất >90CV: 1.174 phương tiện với 283.649CV và 10.703
thuyền viên.
Về nhóm nghề:
Nghề câu mực: 912 phương tiện với 98.315CV và 7.828 thuyền viên.
Nghề câu mồi: 73 phương tiện với 2.695CV và 248 thuyền viên.
Nghề lưới kéo: 859 phương tiện với 148.468CV và 5.338 thuyền viên.
Nghề lưới rê: 776 phương tiện với 23.660CV và 2.719 thuyền viên.
Nghề lưới vây: 112 phương tiện với 35.886CV và 1.806 thuyền viên.
Nghề đáy biển: 312 phương tiện với 11.403CV và 1.165 thuyền viên.
Nghề te: 493 phương tiện với 11.802CV và 1.379 thuyền viên.
Nghề dịch vụ: 88 phương tiện với 18.451CV và 578 thuyền viên.

18


Bng 1.1: Tng hp ngh theo cụng sut tnh C Mau tớnh n 31/3/2008
<40 40-89 >89 <40 40-89 >89 <40 40-89 >89
PT 263 212 401 876 28 0 8 36 291 212 409 912

CS 7.380 11.402 77.102 95.884 471 0 1.960 2.431 7.851 11.402 79.062 98.315
TV 1.916 1.762 3.869 7.547 204 0 77 281 2.120 1.762 3.946 7.828
PT 58 2 3 63 9 0 1 10 67 2 4 73
CS 1.183 129 880 2.192 213 0 290 503 1.396 129 1.170 2.695
TV 172 16 25 213 27 0 8 35 199 16 33 248
PT 146 103 471 720 100 3 36 139 246 106 507 859
CS 3.426 5.697 127.373 136.496 2.732 215 9.025 11.972 6.158 5.912 136.398 148.468
TV 510 484 3.698 4.692 349 14 283 646 859 498 3.981 5.338
PT 451 68 34 553 220 1 2 223 671 69 36 776
CS 8.615 4.148 6.891 19.654 3.509 55 442 4.006 12.124 4.203 7.333 23.660
TV 1.451 331 212 1.994 708 5 12 725 2.159 336 224 2.719
PT 0 0 111 111 0 0 1 1 0 0 112 112
CS 0 0 35.636 35.636 0 0 250 250 0 0 35.886 35.886
TV 0 0 1.789 1.789 0 0 17 17 0 0 1.806 1.806
PT 187 32 30 249 59 1 3 63 246 33 33 312
CS 3.529 1.813 4.542 9.884 1.000 74 445 1.519 4.529 1.887 4.987 11.403
TV 615 170 164 949 194 6 16 216 809 176 180 1.165
PT 117 32 9 158 332 2 1 335 449 34 10 493
CS 2.214 1.830 1.465 5.509 6.053 110 130 6.293 8.267 1.940 1.595 11.802
TV 322 102 31 455 914 6 4 924 1.236 108 35 1.379
PT 10 15 62 87 0 0 1 1 10 15 63 88
CS 306 927 16.968 18.201 0 0 250 250 306 927 17.218 18.451
TV 28 52 490 570 0 0 8 8 28 52 498 578
PT 1.232 464 1.121 2.817 748 7 53 808 1.980 471 1.174 3.625
CS 26.652 25.946 270.857 323.455 13.978 454 12.792 27.224 40.630 26.400 283.649 350.679
TV 5.014 2.917 10.278 18.209 2.396 31 425 2.852 7.410 2.948 10.703 21.061
TT Nghề VT
Tàu đã đăng ký Tàu cha đăng ký
Tổng tàu đã đăng ký và cha
đăng ký

Phân loại công suất
Tổng số
Phân loại công suất
Tổng số
Phân loại công suất
Tổng số
1 Câu mực
2 Câu mồi
3 Lới kéo
4 Lới rê
5 Lới vây
6 Đáy biển
Tng
7 Te
8
Hậu cần
dịch vụ

1.2.2. Tng quan v ng trng, ngun li:
Tnh C Mau cú ngun li hi sn phong phỳ vi nhiu loi cú giỏ tr kinh t
cao, h sinh thỏi vựng ngp mn ven bin l bi v ni nuụi dng, cung cp ging
ca nhiu loi hi sn. Ng trng C Mau rt thun tin cho cỏc hot ng nuụi tụm,
khai thỏc hi sn quanh nm.
Tuy cú ngun li phong phỳ nhng khụng phi l bt tn. Trong nhng nm
qua vựng bin C Mau ó t n ngng khai thỏc cho phộp ca ngun li v cng
nh cỏc khu vc bin khỏc ca Vit Nam, vựng bin C Mau ang ng trc nguy c
19


cạn kiệt nguồn lợi nếu không có những biện pháp quản lý hữu hiệu để phát triển bền

vững hơn.
1.3. Tình hình nghiên cứu Nghêu Lụa ở nước ngoài:
Nghêu Lụa - Paphia undulata (Born, 1778) là động vật thân mềm có 2 mảnh
vỏ (thuộc Họ VENERIDAE) sống ở vùng nước ven biển, độ mặn > 20ppt, nước trong,
đáy cát hoặc cát - bùn và khá phổ biển ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng
là đối tượng có giá trị thực phẩm khá cao, có giá trị xuất khẩu và đang được khai thác
tự nhiên ở nhiều nước (như Thái Lan, Indonesia, Philipin, …).
Sản lượng khai thác tự nhiên vào năm 2004 của Nghêu Lụa đạt trên 30 ngàn
tấn/năm ở Thái Lan, trên 50 ngàn tấn/năm ở Indonesia,…
Về mặt khoa học, Nghêu Lụa đã được quan tâm điều tra, nghiên cứu tương đối
nhiều về các đặc tính sinh học cơ bản phục vụ cho khai thác ở nước ngoài; do đó, các
điều tra đánh giá về hiện trạng và biện pháp bảo vệ, khai thác hợp lý nguồn lợi Nghêu
Lụa cũng rất khác nhau ở từng khu vực trên thế giới.
1.4. Tình hình nghiên cứu Nghêu Lụa trong nước:
Dựa vào tài liệu công bố gần đây (Nguồn lợi thủy sản thân mềm thường gặp ở
Việt Nam, Bộ Thủy sản xuất bản, Hà Nội - 2001) và một số các tài liệu khác, cho thấy:
- Nguồn lợi thủy sản thân mềm (Mollusca) là một trong những nhóm đối tượng
có giá trị kinh tế và mức độ đa dạng sinh học vào bậc nhất ở nước ta. Người ta ước
tính có khoảng 2.500 loài thân mềm và trong đó có khoảng trên 155 loài thường gặp
trong các thủy vực ở nước ta.
- Cho đến nay, các kết quả điều tra nghiên cứu về nhóm động vật thân mềm nói
chung và Nghêu Lụa nói riêng còn chưa đầy đủ và cập nhật kịp thời. Phần lớn tập
trung điều tra, nghiên cứu xác định thành phần loài và giá trị kinh tế thực phẩm của
các đối tượng có số lượng lớn. Việc nghiên cứu sâu về sinh học phục vụ cho bảo vệ
nguồn lợi và khai thác hợp lý chỉ dừng lại ở khoảng dưới 20 loài (Ví dụ, Nghêu, Sò
Huyết, Vẹm Xanh, Điệp, Bào Ngư, Trai Ngọc, Hàu, ốc Hương, ). Riêng Nghêu Lụa,
chỉ mới bắt đầu điều tra nguồn lợi và đánh giá khả năng khai thác vào năm 2004 -
2005 tại tỉnh Bình Thuận.
Nghêu Lụa mới được quan tâm đến trong vài năm gần đây ở tỉnh Bình Thuận,
mặc dù chúng phân bố khá rộng ở vùng ven biển nước ta (Quảng Nam, Bình Định,

Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kiên Giang,…). Nguyên nhân là
20


chúng mới xuất hiện với số lượng lớn trong vài năm gần đây và đặc biệt là từ năm
2005 đến nay, Nghêu Lụa là đối tượng mới được đưa vào trong danh mục hàng xuất
khẩu thủy sản của nước ta từ năm 2005. Sản lượng khai thác Nghêu Lụa ở Bình Thuận
vào khoảng 25 - 45 ngàn tấn/năm (thống kê trong khoảng năm 2001 - 2006).
Kết quả nghiên cứu nguồn lợi Nghêu Lụa ở vùng nước ven biển tỉnh Bình
Thuận cho thấy:
Nghêu Lụa phân bố từ cửa Phan Rí kéo dài đến khu vực Hàm Tân. Độ sâu phân
bố từ 5 - 24m. Chất đáy của vùng phân bố là cát, cát bùn, cát mịn và cả ở những nơi
cát có pha vỏ sinh vật cùng mùn bã hữu cơ. Đối tượng này sống vùi trong nền đáy, có
khi đến độ sâu 10-15cm. ở một số khu vực, Nghêu Lụa phân bố lẫn với các đối tượng
khác như Sò Lông, Bàn Mai, Dòm Nâu, Điệp Quạt hoặc cũng có một vài khu vực
chúng phân bố độc lập tạo nên mật độ cao (như ở vài điểm ngoài khơi vùng Phan Rí).
Chiều cao trung bình của toàn bộ mẫu Nghêu Lụa là 29,04mm (lớn nhất là
44mm và nhỏ nhất là 15mm). Chiều cao trung bình mẫu Nghêu Lụa vào năm 2002 lớn
hơn so với các năm tiếp theo. Mẫu ở vùng Phan Rí có kích thước lớn nhất so với hai
khu vực còn lại (trung bình 35,56mm so với 27,07 ở Hàm Tân và 27,36mm ở vùng
Phan Thiết).
Chiều cao phổ biến của Nghêu Lụa khai thác ở Phan Rí khoảng 30-45mm, ở
Phan Thiết là 30-35mm và ở Hàm Tân là 25-30mm.
Tốc độ tăng trưởng chiều cao (H), chiều dài (L) và chiều dày (D) của vỏ Nghêu
Lụa cũng biến đổi khác nhau ở các bãi khai thác khác nhau. Nghêu Lụa ở vùng Phan
Thiết có tốc độ tăng của chiều dài (L) chậm hơn so với vùng Hàm Tân và Phan Rí.
Nghêu Lụa ở vùng Hàm Tân có chiều dày ban đầu nhỏ hơn, nhưng sau đó nó có tốc độ
tăng trưởng nhanh hơn so với hai vùng còn lại.
Độ béo của Nghêu Lụa (thông qua hệ số K) cũng biến đổi theo vị trí các vùng
khai thác. Nghêu Lụa ở Hàm Tân có độ béo tương đối thấp và độ béo cao nhất là

Nghêu Lụa ở Phan Rí.
Tốc độ và số lượng Nghêu Lụa thành thục sinh dục biến đổi khá rõ theo các
năm và vị trí khảo sát, dẫn đến Nghêu Lụa sinh sản kéo dài hầu như quanh năm, nhưng
tập trung vào tháng 6 - 9 hàng năm.
Nghêu Lụa ở nhóm chiều cao 11 - 15mm đã có tuyến sinh dục phát triển ở giai
đoạn I. Tuy nhiên, nhóm kích thước chiều cao 16 - 20mm mới xuất hiện trong một số
21


cá thể (khoảng 29% tổng số mẫu) thành thục sinh dục và tham gia sinh sản lần đầu. Rõ
ràng kích thước thành thục sinh dục và tham gia sinh sản lần đầu của Nghêu Lụa sẽ
biến đổi khá lớn theo thời gian và vị trí khảo sát. Điều đó đặt ra vấn đề xác định kích
thước khai thác hợp lý cho từng bãi khai thác là điều cần tiếp tục trong thời gian tới?




























22


CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở dữ liệu của Luận văn
Được sự hỗ trợ kinh phí và nhân lực của Đề tài “Điều tra, nghiên cứu và đề
xuất giải pháp bảo vệ, khai thác hợp lý nguồn lợi Nghêu Lụa (Paphia undulata
Born, 1778) tại vùng biển Tây tỉnh Cà Mau”, được tiến hành trong năm 2007 - 2008,
Luận văn đã sử dụng các nguồn dữ liệu cơ bản dưới đây:
Toàn bộ sơ đồ, tọa độ khảo sát môi trường và nguồn lợi Nghêu Lụa được trình
bày ở Bảng 2.1; Hình 1a,b - Phụ lục.
Sơ đồ khảo sát chia thành 7 mặt cắt, mỗi mặt cắt có 03 điểm khảo sát, mỗi điểm
cách nhau 3 - 4 km, trên mỗi điểm khảo sát này dùng tàu khảo sát cào Nghêu Lụa với
diện tích cào (150m x 2,6m = 390m
2
). Thuê thợ lặn cào, vét lấy mẫu trong diện tích
khoảng 1m
2
, kết hợp lấy mẫu phân tích (tại điểm đầu của 7 mặt cắt) một số chỉ tiêu

môi trường liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Như vậy tổng số là 21 điểm khảo sát
bằng tàu, thợ lặn và 7 điểm lấy mẫu phân tích chỉ tiêu môi trường nước.
Vùng khảo sát là vùng nước biển ven bờ (gọi tắt là vùng ven bờ - VVB), kéo
dài khoảng 100km dọc bờ phía Tây Cà Mau, từ đường bờ biển ra đến độ sâu khoảng
15-20m.
Đây là vùng nước mặn lợ và mặn nằm ven bờ biển, kéo dài từ cửa Tiểu Dừa (xã
Khánh Tiến, huyện U Minh) đến cửa Bảy Háp (huyện Năm Căn).
Môi trường và nguồn lợi thuỷ sinh mang tính chất biển là chủ yếu, nhưng chịu
ảnh hưởng mạnh bởi các biến đổi trong vùng nội đồng (đặc biệt là hệ sinh thái RNM
ven bờ - cửa sông).
Nếu xét trên quan điểm nghề cá, VVB là vùng khai thác chủ yếu của các loại
tàu thuyền có công suất nhỏ hơn 90CV và tập trung trên 80% số tàu thuyền khai thác
thủy sản của địa phương. Các loại nghề khai thác chủ yếu trong vùng này là lưới rê,
lưới kéo tôm và cá, đáy biển,
Tổng cộng gồm có 02 chuyến khảo sát theo mùa khí hậu trên biển (tháng
11/2007, 2/2008) và 5 chuyến thu mẫu sinh học nguồn lợi hàng tháng (tại các bãi khai
thác Nghêu Lụa) được thực hiện từ tháng 11/2007 đến tháng 4/2008, ở VVB phía Tây
Cà Mau, nhằm thu thập dữ liệu về chất lượng môi trường thủy sản, kinh tế xã hội nghề
cá và nguồn lợi Nghêu Lụa.
23


Phân bố thời gian các chuyến khảo sát và thu mẫu hàng tháng nhằm xác định sự
biến đổi môi trường, nguồn lợi Nghêu Lụa vào 2 mùa khí hậu chủ yếu ở VVB Cà
Mau: Mùa gió mùa Tây Nam (hay mùa mưa) từ nửa cuối tháng 5 đến cuối tháng 10
hàng năm và mùa gió mùa Đông Bắc (hay mùa khô) từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 5
của năm sau.
Bảng 2.1: Tọa độ khảo sát môi trường và nguồn lợi Nghêu Lụa
Mặt
cắt

Điểm

Vĩ độ Kinh độ Ghi chú
1
a 09
0
26
/
000N 104
0
49
/
000E
b 09
0
26
/
000N 104
0
47
/
000E
c 09
0
26
/
000N 104
0
44
/

500E
2
a 09
0
20
/
000N 104
0
47
/
500E
b 09
0
20
/
000N 104
0
45
/
500E
c 09
0
20
/
000N 104
0
44
/
000E
3

a 09
0
17
/
000N 104
0
48
/
500E
b 09
0
17
/
000N 104
0
46
/
500E
c 09
0
17
/
000N 104
0
44
/
500E
4
a 09
0

08
/
000N 104
0
45
/
000E
b 09
0
08
/
000N 104
0
43
/
500E
c 09
0
08
/
000N 104
0
41
/
500E
5
a 08
0
55
/

000N 104
0
47
/
500E
b 08
0
52
/
000N 104
0
45
/
500E
c 08
0
52
/
000N 104
0
43
/
500E
6
a 08
0
54
/
000N 104
0

44
/
000E
b 08
0
54
/
000N 104
0
42
/
500E
c 08
0
54
/
000N 104
0
41
/
000E
7
a 08
0
45
/
700N 104
0
43
/

650E
b 08
0
46
/
000N 104
0
42
/
000E
c 08
0
46
/
000N 104
0
40
/
000E
Ghi chú: Điểm 1a, 2a…7a là những điểm lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu môi
trường nước.

24


2.2. Phương pháp khảo sát và xử lý dữ liệu
Điều quan trọng đối với bất kỳ công tác điều tra, nghiên cứu biến đổi môi
trường và nguồn lợi thuỷ sản là xác định được cơ sở phương pháp luận khảo sát, có
nghĩa là xác định các đặc trưng cơ bản về qui mô biến động nguồn lợi, sơ đồ và thời
gian khảo sát, số lượng các dữ liệu cần quan trắc và thu thập.

2.2.1. Ước tính trữ lượng
Ước tính trữ lượng cá theo phương pháp diện tích quét lưới:
1

.
KKa
sP
B  (với K = 1 ; K
1
= 1)
Trong đó: B - Trữ lượng Nghêu cần tính.
P - Diện tích vùng biển (ô vuông) cần tính trữ lượng Nghêu.
s - Sản lượng đánh bắt Nghêu (kg/giờ kéo lưới).
a - Diện tích bị lưới quét trong một giờ.
K - Hệ thoát lưới theo phương thẳng đứng.
K
1
- Hệ số thoát lưới theo phương ngang.
2.2.2. Thiết lập phiếu điều tra nghề cá
Để xây dựng các chỉ tiêu khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi Nghêu Lụa cho
địa phương, thiết lập phiếu và phát ra - thu lại 54 phiếu điều tra các hộ khai thác
Nghêu Lụa tại các bãi khai thác chính (38 phiếu cho phương tiện có công suất <30CV,
16 phiếu cho phương tiện có công suất >185CV); nhằm đánh giá sản lượng, kích thước
Nghêu Lụa khai thác trong các mùa vụ chính trong năm (Xem Phụ lục).
2.2.3. Phương pháp phân tích môi trường và sinh học
2.2.3.1. Phương pháp phân tích mẫu vật:
a. Phân tích hóa học:
Tất cả các mẫu vật được quan trắc tại chỗ, một số yếu tố môi trường được bảo
quản và đưa về phòng thí nghiệm phân tích các chỉ tiêu sau:
(1) Nhiệt độ nước, (2) Độ mặn, (3) pH, (4) O

2
, (5) Hàm lượng vật lơ lửng (SS),
(6,7) Coliform/Vibro, (8) Fe, (9) Nhôm, (10) Đạm tổng số, (11) NH
3
, (12) NO
3
.
Tất cả dụng cụ, thiết bị, phương pháp thu mẫu nước/trầm tích và cách thức bảo
quản được tiến hành theo qui phạm của môi trường.
25


Các phương pháp phân tích được sử dụng là các phương pháp chuẩn đối với
chất lượng môi trường ven biển vủa Việt Nam và phương pháp chuẩn của Tổ chức môi
trường thế giới.
b. Đánh giá chất lượng môi trường:
Chất lượng môi trường vùng thực thi Đề tài, được đánh giá theo chỉ số (WQI):
%100)./()(
stdt
VVWQI 
Vstd - Giá trị của thông số môi trường theo TCVN.
Vt - Giá trị của thông số môi trường.
Chỉ số (WQI) được phân loại thành 3 nhóm tính chất - Sạch, Nhiễm bẩn nhẹ,
Nhiễm bẩn theo Chuẩn đánh giá theo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN 5943 -
1995) đối với chất lượng nước biển ven bờ (dành cho nuôi thủy sản).
c. Đối với phân tích sinh học:
Khảo sát nguồn lợi Nghêu Lụa được thực hiện bằng lưới kéo đáy như đã mô tả
trên hoặc lặn bắt.
Việc phân tích xử lý các dữ liệu sinh học nguồn lợi Nghêu Lụa được thực hiện
theo yêu cầu của từng Chuyên đề nghiên cứu và tiến hành thống nhất theo qui phạm

tạm thời về điều tra thuỷ sản Bộ Khoa học và Công nghệ (do Viện Hải dương học biên
soạn vào năm 1986).
Dưới đây, chúng tôi mô tả tóm tắt một số phương pháp xử lý dữ liệu theo các
chuyên đề nghiên cứu khác nhau:
2.2.3.2. Phương pháp phân tích sinh học sinh sản:
Mẫu vật được rửa sạch và tiến hành phân tích các chỉ tiêu sinh học như sau:
a. Các chỉ tiêu sinh học:
+ Xác định chiều cao (H), chiều dài (L) và chiều dày (D) bằng thước kẹp kỹ
thuật có độ chính xác 0,1mm.
+ Xác định trọng lượng toàn thân (gồm cả phần mềm và vỏ) (Wt), trọng lượng
phần mềm (Wpm) thấm khô bằng giấy hút nước, sử dụng cân điện Sartorius Portable
PT210 có độ chính xác 0,01g.
b. Phương pháp làm tiêu bản mô:
Phương pháp làm tiêu bản mô sinh sản Nghêu Lụa được tiến hành theo các
bước cơ bản sau:
+ Cố định mẫu.

×