Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về vấn đề đoàn kết quốc tế trong việc giải quyết các xung đột tranh chấp trong vấn đề biển đảo việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.75 KB, 17 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


BÀI THUYẾT TRÌNH
MÔN: Tư tưởng Hồ Chí Minh

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đoàn kết quốc
tế trong việc giải quyết các xung đột tranh chấp trong
vấn đề biển đảo Việt Nam
GVHD: Thầy Nguyễn Hà Tiên


I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế:
1. Sự cần thiết xây dựng đoàn kết quốc tế
• Nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo
sức mạnh tổng hợp cho cách mạng. Cách mạng Việt Nam là
một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. “Đem sức ta
mà giải phóng cho ta", nhưng cũng cần tranh thủ sự ủng bộ
của thế giới.
• Nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi
các mục tiêu Cách mạng. Chúng ta không chỉ chiến đấu vì
độc lập, tự do của đất nước mình mà còn vì độc lập, tự do
của các nước khác, không chỉ bảo vệ những lợi ích sống còn
của dân tộc mình mà còn vì những mục tiêu cao cả của thời
đại.


2. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế
• Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường. Để
đoàn kết tốt phải có nội lực tốt. “Muốn người ta giúp cho, thì


trước mình phải tự giúp lấy mình đã”.
• Để đoàn kết với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế,
cần dựa trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích đó là dựa
trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản,
có lý, có tình.
• Để đoàn kết với các dân tộc trên thế giới, cần dựa trên
quyền độc lập tự do và bình đẳng giữa các dân tộc.
• Để đoàn kết với các lực lượng tiến bộ trên thế giới, cần dựa
trên quyền hòa bình trong công lý.


II. Các xung đột tranh chấp đáng chú ý hiện nay:
1. Giữa Việt Nam với các nước:
 Việt Nam – Trung quốc: Tranh chấp trên biển đông
• Tranh chấp trên Biển Đông
giữa Việt Nam và Trung Quốc
năm
2011 là
một
phần
trong tranh chấp chủ quyền Biển
Đông.
• Bắt đầu từ vụ tàu Bình Minh
02 bị các tàu tàu hải giám Trung
Quốc cắt cáp thăm dò diễn ra
vào ngày 26 tháng 5 năm 2011.

Biểu trưng phong trào
chống sự hiện diện bất
hợp pháp của Trung

Quốc tại Biển Đông.


Ngày 9 tháng 6 năm 2011, 2 tuần sau vụ tàu Bình Minh 02,
một tàu thăm dò dầu khí khác của Việt Nam thuê lại tiếp
tục bị tàu Trung Quốc phá hoại thiết bị.



 Các tranh chấp nội vùng đường chín đoạn giữa Việt Nam và
Trung Quốc
• Năm 2007, TQ cản trở hợp đồng của BP với VN tại khu
vực bồn trũng Nam Côn Sơn. Tàu TQ bắn ngư dân VN
• Năm 2008, TQ cản trở hợp đồng của Exxon Mobil với VN
• Ngày 23 tháng 6 năm 2012, Tổng công ty Dầu khí hải
dương TQ (CNOOC) mời thầu quốc tế với chín lô dầu khí
chiếm diện tích tới 160.129 km2, thuộc nội vùng biển của
đường chín đoạn nhưng nằm sâu trên thềm lục địa của VN.
Chồng lên các lô từ 128 đến 132 và từ 145 đến 156 mà Tập
đoàn Dầu khí Quốc gia VN đã và đang tiến hành các hoạt
động dầu khí cùng đối tác của mình.


2. Giữa các nước với nhau:
 Thái Lan – Campuchia: Đền Preah Vihear
• Tháng 6 năm 2008, tại biên giới Thái Lan – Campuchia
diễn ra hàng loạt các cuộc đối đầu liên quan đến tranh chấp
khu đát chung quanh ngôi đền Preah Vihear xây vào thế kỷ
11.
• Xung đột xảy ra khi Chính phủ Thái Lan và Campuchia cáo

buộc lẫn nhau vi phạm chủ quyền lãnh thổ ở khu vực biên
giới tranh chấp giữa hai nước, quanh ngôi đền Preah Vihear.


 Hàn Quốc – Triều Tiên:
Năm 2010, quân đội Triều Tiên đánh đắm một chiếc tàu hộ
tống của Hàn quốc (làm 46 lính thủy thiệt mạng) và năm
sau đó pháo kích đảo Yeonpyeong làm 4 người thiệt mạng
và 18 người bị thương.


• Ngày 12.2.2013, Triều Tiên tuyên bố thử hạt nhân lần thứ
ba thành công tại một địa điểm ngầm trong lòng đất ở phía
bắc đất nước. Cùng với đó, vào ngày 15.2, quân đội Hàn
Quốc tổ chức các cuộc tập trận quy mô lớn trên biển, trên
không.


2. Vai trò của đoàn kết quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề
tranh chấp:
• ASEAN kêu gọi Trung Quốc đàm phán khẩn về Biển Đông

Lãnh đạo các nước ASEAN chụp ảnh chung tại hội nghị thưởng
đỉnh diễn ra trong 2 ngày 24-25/4 ở Brunei


• Liên Hợp Quốc cũng Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc lên án
mạnh mẽ hoạt động thử hạt nhân của Triều Tiên do vi phạm
các nghị quyết của Hội đồng Bảo an. Các thành viên Hội
đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngay lập tức bắt đầu thảo luận

để đưa ra những biện pháp thích hợp chống lại Triều Tiên
trong một nghị quyết của hội đồng.


• Ngày 11 tháng 11, Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) đã phán quyết
chủ quyền khu vực xung quanh ngôi đền cổ Preah Vihear trên biên
giới Campuchia và Thái Lan thuộc về Campuchia.


III. Vận dụng tư tưởng HCM trong việc giải quyết các xung
đột, tranh chấp trong vấn đề biển đảo, biên giới hiện nay:
1. Quan điểm HCM về biển đảo và biên giới
• Chủ quyền quốc gia trên biển - là một bộ phận hữu cơ của
chủ quyền quốc gia. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là bảo vệ
lợi ích quốc gia.
• Biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, mỗi
người Việt Nam phải biết giữ gìn, bảo vệ. Biên giới quốc gia
(kể cả biên giới đất liền và biên giới biển) có nguồn tài
nguyên thiên nhiên to lớn, là nơi địa đầu - cửa ngõ của Tổ
quốc, địa bàn chiến lược cả về chính trị, kinh tế - xã hội, an
ninh - quốc phòng và đối ngoại


2. Vận dụng tư tưởng HCM trong giải quyết tranh chấp:
• Thực hiện các kênh ngoại giao với nhiều hình thức, làm
cho nhân dân thế giới hiểu rõ về cơ sở pháp lý, lịch sử, và
sự phù hợp Công ước Liên hợp quốc của chủ quyền biển,
đảo Việt Nam; biết rõ sự thật lịch sử về việc chủ quyền
biển, đảo Việt Nam đã và đang bị xâm phạm.
• Kiên trì giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp hòa bình,

tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc
về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và tinh thần Tuyên bố về ứng
xử của các bên ở Biển Đông (DOC), chủ trương không sử
dụng vũ lực trong các tranh chấp chủ quyền biển, đảo.


• Củng cố hơn nữa mối quan hệ với ASIAN và quan hệ với
Hoa Kỳ. Cần quán triệt tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh,
“sẵn sàng đặt mọi quan hệ thân thiện hợp tác với bất cứ một
nước nào trên nguyên tắc: tôn trọng sự hoàn chỉnh về chủ
quyền và lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau,
không can thiệp nội trị của nhau, bình đẳng cùng có lợi và
chung sống hoà bình”.
• Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị với các nước láng
giềng không những làm triệt tiêu cơ sở, điều kiện nảy sinh
các vi phạm về chủ quyền biên giới của nhau, mà còn tạo cơ
sở, điều kiện xây dựng “phên dậu” vững chắc, bảo vệ chủ
quyền, an ninh biên giới “từ xa”.


THE END



×