Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về vấn đề đoàn kết quốc tế trong việc giải quyết các xung đột tranh chấp trong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.95 KB, 11 trang )

1

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

Đề tài: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đoàn kết
quốc tế trong việc giải quyết các xung đột tranh chấp trong
vấn đề biển đảo Việt Nam
GVHD: Thầy Nguyễn Hà Tiên


2

I. Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế:
Hồ Chí Minh là người đầu tiên đã gắn phong trào cách mạng Việt
Nam với cách mạng thế giới đưa nhân dân ta đi đúng quỹ đạo
1. Sự cần thiết xây dựng đoàn kết quốc tế
a. Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng
Khi tìm thấy con đường cứu nước, HCM đã sớm xác định CM
Việt Nam là một bộ phận của CM thế giới, CM việt Nam chỉ thành
công đến nơi khi "đem sức ta mà giải phóng cho ta", nhưng cũng
cần tranh thủ sự ủng bộ của thế giới
Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng
hộ, giúp đõ của bạn bè quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng.
Từ rất sớm Người đã tìm thấy một trong những nguyên nhân
dẫn đến thất bại của phong trào Việt Nam trước khi Đảng ra đời là
"nhân dân ta không hiểu tình hình thế giới". Người còn chỉ rõ tình
hình biệt lập, khép kín không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn là tình
trạng chung của những nước phương Đông.


Khác với các nhà yêu nước tiền bối, Hồ Chí Minh khẳng định
cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế
giới. .
b. Thực hiện đoàn kết quốc tế, nhằm góp phần cùng nhân dân thế
giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu Cách mạng:
Tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ quốc tế, huy động sức
mạnh trào lưu cách mạng thời đại làm cho sức mạnh dân tộc được
nhân lên gấp bội, chiến thắng được những kẻ thù có sức mạnh to
lớn hơn mình về nhiều mặt. Như vậy góp phần thực hiện thắng lợi
các mục tiêu Cách Mạng của dân tộc.


3

2. Một số luận điểm về đoàn kết quốc tế Hồ Chí Minh:
 Theo Người, muốn thực hiện đoàn kết quốc tế điều đầu tiên
là phải xác lập vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. Mỗi một
quốc gia, dân tộc không thể phát triển được nếu như không mở
rộng quan hệ với thế giới bên ngoài. Vậy muốn quan hệ được trước
hết phải làm cho thế giới hiểu biết Việt Nam
Năm 1919, Nguyễn ái Quốc đã gửi đến Hội nghị "hòa bình"
Vecxây "bản yêu sách của nhân dân An Nam" trong đó có điểm yêu
sách là: Người Việt Nam có quyền tự do xuất ngoại và đi du lịch
nước ngoài. Sự kiện này đã gây tiếng vang lớn, hướng sự chú ý
của thế giới vào Việt Nam. Qua việc đưa yêu sách không chỉ Pháp,
các nước tham dự hội nghị và nhiều nước khác đã biết đến Việt
Nam. Cũng từ đây đã làm cho vị trí Việt Nam trên trường quốc tế
ngày càng củng cố và phát triển.
 Tư tưởng đoàn kết quốc tế Hồ Chí Minh đòi hỏi phải định rõ
đoàn kết với ai, chống lại ai, đây là vấn đề có tầm quan trọng đặc

biệt ảnh hưởng trực tiếp đến thắng lợi của cách mạng.
Nguyễn ái Quốc chỉ rõ: chủ nghĩa đế quốc hiện tại đặt nền móng
trên sự bóc lột hàng triệu người lao động ở các nước thuộc địa và
nửa thuộc địa. Bởi thế, nó chỉ tan rã khi nào chúng ta phá bỏ được
nền móng đó của lâu đài đế quốc chủ nghĩa. Vì lẽ đó, các nước
thuộc địa và phụ thuộc muốn được giải phóng khỏi ách áp bức bóc
lột của chủ nghĩa tư bản thì chỉ bằng cách đoàn kết chặt chẽ để
chống kẻ thù chung.
 Xác định lập trường của đoàn kết quốc tế. Theo Hồ Chí
Minh, muốn xây dựng được khối đoàn kết quốc tế phải dựa trên cơ
sở chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Chỉ có đứng
trên lập trường chủ nghĩa Mác-Lênin thì mới đảm bảo sự đoàn kết
thực sự chân chính.


4

II. Các vụ xung đột tranh chấp hiện nay:
1. THÁI LAN CAMPUCHIA với đền Đền Preah Vihear 2008
Vụ đối dầu biên giới Thái Lan-Campuchia giữa Campuchia và
Thái Lan bắt đầu vào tháng 6 năm 2008 là sự gia tăng cường độ
mới nhất sau một thế kỷ dài tranh chấp liên quan đến khu đất
chung quanh ngôi Đền Preah Vihear xây vào thế kỷ 11, vốn có kiến
trúc giống như (Angkor Wat) ở vùng Ðông Bắc Campuchia, nằm
giữa tỉnh Sisaket và ở tỉnh Preah Vihear thuộc miền bắc
Campuchia. Xung đột xảy ra khi Chính phủ Thái Lan và
Campuchia cáo buộc lẫn nhau vi phạm chủ quyền lãnh thổ ở khu
vực biên giới tranh chấp giữa hai nước, quanh ngôi đền Preah
Vihear.
Hôm 11-11, Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) đã phán quyết chủ

quyền khu vực xung quanh ngôi đền cổ Preah Vihear trên biên giới
Campuchia và Thái Lan thuộc về Campuchia, kết thúc nhiều năm
tranh chấp giữa 2 nước về mặt pháp lý.
2. Xung đột Hàn Quốc - Triều Tiên

Năm 2010, quân đội Triều Tiên đánh đắm một chiếc tàu hộ tống
của Hàn quốc (làm 46 lính thủy thiệt mạng) và năm sau đó pháo
kích đảo Yeonpyeong làm 4 người thiệt mạng và 18 người bị
thương.


5

Ngày hôm đó, không quân Hàn Quốc đã suýt không kích trả đũa
Triều Tiên và từ đó có thể dẫn đến tình trạng xung đột leo thang
không thể kiểm soát nổi. Mối nguy hiểm là khi xảy ra đụng độ, các
nhà lãnh đạo không có đủ bình tĩnh để kiểm soát tình hình.
Đối với Hàn Quốc, những tuyên bố gần đây nhất của nhà lãnh đạo
Kim Jong Un có thể chỉ là một trò khuấy động không mấy thuyết
phục, "làm rầm rĩ lên nhưng không để làm gì" như Shakespeare
từng nói.

3. Tranh chấp biển Đông ở Châu Á:
Thời gian qua, cộng đồng khu vực và thế giới ngày càng quan
tâm nhiều hơn tới Biển Đông bởi ý nghĩa quan trọng của vùng biển
này đối với hòa bình, ổn định và phát triển, không chỉ của khu vực
Đông Á mà của toàn Châu Á - Thái Bình Dương.
Biển Đông vẫn tiềm ẩn những bất ổn mà nếu không có sự kiềm chế
của các bên liên quan, sự tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật
pháp quốc tế và những nỗ lực có trách nhiệm của cộng đồng quốc

tế thì xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
………………..Hà bổ sung thêm
 Nguyên nhân gây ra căng thẳng về Biển Đông:
Cuộc tranh chấp bắt nguồn từ thực tế rằng một vài nước
trong khu vực có yêu sách chủ quyền chồng lấn nhau đối với các
hòn đảo ở Biển Đông.
Biển Đông có tầm quan trọng về chiến lược. Đây là một
trong những tuyến đường thương mại quan trọng nhất trên thế giới.
Các nước ven biển là thị trường tiềm năng cho các nước phát
triển.Thêm vào đó, khu vực này có trữ lượng dầu khí khá lớn.Vì
thế, các nước ven biển đều muốn có phần trong khu vực này.


6

 Giải pháp về căng thăng Biển Đông:
o Mặc dù các bên liên quan đã thống nhất về tầm quan trọng
của việc giải quyết tranh chấp bằng đàm phán hòa bình
nhưng họ cũng cần phải tránh tất cả các hành động có thể góp
phần gia tăng căng thẳng.
o Cho tới khi tranh chấp được giải quyết, tất cả các bên liên
quan tới tranh chấp đều nên tuân thủ vào TUYÊN BỐ ỨNG
XỬ BIỂN ĐÔNG(DOC 2002) và BỘ QUY TẮC ỨNG
XỬ(COC).
o Xây dựng một cơ chế quản lý xung đột để đảm bảo việc thi
hành nghiêm túc QUY TĂC ỨNG XỬ.
o Tất cả các nước đều phải đồng ý rằng cuộc tranh chấp này
liên quan đến nhiều nước và vì vậy, cần phải có một thỏa
thuận đa phương.
 Vai trò của đoàn kết quốc tế để giải quyết xung đột:

Đoàn kết quốc tế phải là nền tảng cho các giải pháp vượt qua
các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, đói nghèo, dịch
bệnh, ĐB là xung đột.... Trong thế giới đầy rẫy những thách thức
chung, không nước nào có thể thành công bằng nỗ lực của riêng
mình, một tương lai an toàn và thịnh vượng hơn có thể thành công
nhờ tình đoàn kết và hợp tác quốc tế vì sự nghiệp chung.
Tổng thống Bankimoon kêu gọi lãnh đạo các nước trên thế
giới chú ý nhiều hơn đến 5 thách thức cấp bách bao gồm phát triển
bền vững; ngăn chặn xung đột; chấm dứt lạm dụng quyền con
người; giảm tác động của các thảm họa tự nhiên; Không có đoàn
kết quốc tế, không một thách thức nào trong 5 thách thức trực tiếp
này có thể vượt qua.
1.TRIỂN VỌNG GIẢI QUYẾT BẰNG TRỌNG TÀI HAY Ý


7

KIẾN
Mặc dù sự dẫn chiếu các tranh chấp về các vấn đề pháp lý
không thể giải quyết được các tranh chấp về chủ quyền, nhưng các
phán quyết của các tòa hoặc ý kiến tư vấn của ITLOS (Tòa Quốc tế
về Luật Biển) có thể đóng góp cho việc giải quyết hòa bình các vấn
đề cốt lõi bằng cách làm rõ các yêu sách hoặc hành động đơn
phương của các bên yêu sách có phù hợp với UNCLOS(Công ước
LHQ về Luật Biển) và luật pháp quốc tế hay không.
2.VAI TRÒ QUỐC TẾ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT
XUNG ĐỘT
ASEAN là một chủ thể có vai trò quan trọng, đóng góp cho
hòa bình, ổn định ở Biển Đông, vì ASEAN có 8 nước ven Biển
Đông, trong đó có 4 nước yêu sách chủ quyền lãnh thổ tại đây.

ASEAN có những lý do chiến lược để tham gia lâu dài trong
việc quản lí căng thẳng ở Biển Đông.Trước hết, Biển Đông nằm
trong phạm vi địa lí chính trị của ASEAN và ảnh hưởng trực tiếp
đến an ninh quốc gia của các thành viên
Một ASEAN đoàn kết và có vai trò trung tâm trong cấu trúc an
ninh khu vực, thực thi hiệu quả các nguyên tắc được nêu trong
Hiến chương ASEAN, như nguyên tắc tuân thủ luật pháp quốc tế
và chia sẻ trách nhiệm trong việc bảo đảm hòa bình và ổn định
chung của cả khu vực, sẽ giúp ASEAN có vai trò và đóng góp tích
cực cho việc kiểm soát và tìm kiếm giải pháp cho tranh chấp Biển
Đông.
3.HỢP TÁC VÌ AN NINH KHU VỰC
Nhìn chung các bên đã kiềm chế, không để xảy ra xung đột,
đồng thời thúc đẩy hợp tác để kiềm chế xung đột. Tuy nhiên, các
bên còn theo đuổi lợi ích trước mắt, diễn giải khác nhau về luật
quốc tế và trì hoãn việc xây dựng cơ chế hợp tác để quản lý tranh
chấp, ngăn ngừa xung đột trên Biển Đông.
Hội thảo không chính thức về Biển Đông không nhằm giải
quyết tranh chấp mà hướng tới 3 mục tiêu: Tạo ra các chươn trình
hợp tác giữa các nước có liên quan, thúc đẩy đối thoại giữa các bên
để tìm ra cách giải quyết cho vấn đề của mình, phát triển tiến trình
xây dựng lòng tin để mọi người đều cảm thấy thoải mái với nhau.


8

ASEAN kêu gọi Trung Quốc đàm phán khẩn về Biển Đông

Lãnh đạo các nước ASEAN chụp ảnh chung tại hội nghị thưởng
đỉnh diễn ra trong 2 ngày 24-25/4 ở Brunei

III. Vận dụng tư tưởng HCM trong việc giải quyết các xung
đột, tranh chấp trong vấn đề biển đảo, biên giới hiện nay:
Tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm về các vấn
đề quốc tế; về chiến lược, sách lược ngoại giao của Việt Nam trong
quan hệ với thế giới. Trong đó, nhiều nội dung có giá trị chỉ dẫn
cho công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, đường lối đối ngoại và hoạt
động ngoại giao Việt Nam phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên
trước hết, thực hành đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình
và hữu nghị với các nước
Quan điểm HCM về biển đảo và biên giới
 Chủ quyền quốc gia trên biển - là một bộ phận hữu cơ của
chủ quyền quốc gia. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là bảo vệ lợi ích
quốc gia - một mục tiêu đối ngoại cốt lõi theo tư tưởng Hồ Chí
Minh.


9

 Biên giới quốc gia (BGQG) là thiêng liêng, bất khả xâm
phạm, mỗi người Việt Nam phải biết giữ gìn, bảo vệ. Trong quan
niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, biên giới quốc gia (kể cả biên
giới đất liền và biên giới biển) có nguồn tài nguyên thiên nhiên to
lớn, là nơi địa đầu - cửa ngõ của Tổ quốc, địa bàn chiến lược cả về
chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và đối ngoại
 Quán triệt mục tiêu đối ngoại theo tư tưởng Hồ Chí Minh
cần thấm nhuần quan điểm có tính nguyên tắc - chủ quyền biển,
đảo, biên giới là lợi ích quốc gia - thiêng liêng, bất khả xâm phạm,
cần kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng
liêng nhất

Vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh, để tranh thủ sự
ủng hộ quốc tế trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới của
Việt Nam:
1) Thực hiện các kênh ngoại giao với nhiều hình thức, nhằm làm
cho nhân dân thế giới hiểu rõ về cơ sở pháp lý, cơ sở lịch sử, và sự
phù hợp Công ước Liên hợp quốc của chủ quyền biển, đảo Việt
Nam; biết rõ sự thật lịch sử về việc chủ quyền biển, đảo Việt Nam
đã và đang bị xâm phạm;
2) Thể hiện công khai, minh bạch lập trường của Việt Nam tôn
trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật
Biển 1982 (UNCLOS) và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các
bên ở Biển Đông (DOC); sự kiên trì của Việt Nam về chủ trương
giải quyết hòa bình, không sử dụng vũ lực trong các tranh chấp chủ
quyền biển, đảo;
3) Vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ cần được quốc tế hóa;
cần đưa tranh chấp phi lý xâm phạm chủ quyền biển, đảo Việt Nam
ra các thiết chế luật pháp quốc tế;
4) Phát huy xu thế toàn cầu hóa, xu thế hòa bình, phát triển, để đẩy


10

mạnh các hợp tác quốc tế song phương và đa phương, nhằm bảo vệ
tự do hàng hải trên biển Đông và khai thác nguồn lợi kinh tế Biển
Đông, chia sẻ trách nhiệm, lợi ích, qua đó tạo lợi ích đan xen về
kinh tế Biển Đông với các nước;
Việt Nam đã ký với một số nước trong khu vực về những Hiệp định
quan trọng có ý nghĩa lịch sử như:
- Năm 2000 Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp định phân định
lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc

Bộ, Hiệp định về hợp tác nghề cá trong vịnh giữa hai nước.
- Ngày 26/6/2003 Việt Nam và Inđônêxia đã ký hiệp định về phân
định thềm lục địa giữa hai nước nhân dịp Tổng thống Inđônêxia
sang thăm Việt Nam.
5) Đối với tổ chức ASEAN, cần thể hiện sâu sắc hơn tư cách thành
viên chủ động, tích cực và trách nhiệm cao; nhằm góp phần củng
cố đoàn kết, tăng cường quan hệ hữu nghị với các thành viên, giữ
vững và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu
vực; củng cố mối quan tâm chung của ASEAN là hòa bình, ổn
định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông; thực hiện đầy đủ và
hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC),
thúc đẩy sớm xây dựng bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC);
6) Đặc biệt chú ý quan hệ với Hoa Kỳ - một cường quốc hàng hải,
đã nhiều lần tuyên bố họ có lợi ích ở Biển Đông. Lợi ích của Hoa
Kỳ gắn với hòa bình, ổn định và việc không quốc gia nào được độc
chiếm, chi phối Biển Đông.
Trong quan hệ với các nước lớn, cần quán triệt tư tưởng đối ngoại
Hồ Chí Minh, là “sẵn sàng đặt mọi quan hệ thân thiện hợp tác với
bất cứ một nước nào trên nguyên tắc: tôn trọng sự hoàn chỉnh về
chủ quyền và lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không
can thiệp nội trị của nhau, bình đẳng cùng có lợi và chung sống
hoà bình”;
7) Trong quan hệ với bên ngoài “Phải nhìn cho rộng, suy cho kỹ”,


11

tránh những hành động nóng vội; tránh tự ty mà bỏ lỡ thời cơ ;
tránh ảo tưởng, trông chờ vào bên ngoài
Thực tế lịch sử cho thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại đã

phát huy hiệu quả to lớn trong công cuộc đấu tranh giành độc lập
dân tộc, và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Ngày nay, trong sự nghiệp
bảo vệ chủ quyền biển, đảo, bên cạnh các lợi thế, việc nghiên cứu
sâu sắc tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh để vận dụng sáng tạo vào
hoàn cảnh cụ thể hiện nay, là việc làm có ý nghĩa thiết thực.
Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị với các nước láng giềng,
là giải pháp hữu hiệu góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền,
an ninh BGQG.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn cho rằng, mọi thắng lợi của cách
mạng nước ta gắn bó chặt chẽ với sự đoàn kết, ủng hộ quốc tế. Vì
vậy, thắng lợi của công tác bảo vệ, giữ gìn chủ quyền, an ninh
BGQG không thể tách rời việc xây dựng một đường biên giới hòa
bình, hữu nghị với các nước láng giềng.
Với quan điểm “giúp bạn là tự giúp mình”, việc xây dựng
cho được biên giới hòa bình, hữu nghị với các nước láng giềng có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng không những làm triệt tiêu cơ sở, điều
kiện nảy sinh các vi phạm về chủ quyền biên giới của nhau, mà
còn tạo cơ sở, điều kiện xây dựng “phên dậu” vững chắc, bảo vệ
chủ quyền, an ninh biên giới “từ xa”.



×