Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Lý thuyết và bài tập về Phản ứng nhiệt luyện có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.16 KB, 4 trang )

Gv: đẶNG ThỊ Hương Giang – THPT Đường An

BÀI TOÁN KHỬ OXIT KIM LOẠI BẰNG CHẤT KHỬ MẠNH
PHƯƠNG PHÁP NHIỆT LUYỆN
Oxit + C → chất rắn + CO2
Oxit + CO → chất rắn + CO2
Oxit + H2 → chất rắn + H2O
Phương pháp bảo toàn khối lượng:
moxit + mCO = mchất rắn + mCO2
moxit + mH2 = mchất rắn + mH2O
Trong đó:
nCO2 = nCO phản ứng = nC phản ứng
nH2O = nH2 phản ứng
Phương pháp bảo toàn nguyên tố
moxit = mrắn + nCO.16
moxit = mrắn + nH2.16
moxit = mrắn + nC.32

Bài 1: Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe 2O3, Fe3O4 đến Fe cần vừa

đủ 2,24 lit khí CO (đktc). Khối lượng sắt thu được là:
A. 15 gam
B. 16 gam
C. 17 gam
D. 18 gam
Bài 2: Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp gồm CuO, FeO, Fe 2O3, Fe3O4, Fe và MgO
cần dùng 5,6 lit khí CO (đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là:
A. 28 gam
B. 26 gam
C. 24 gam
D. 22 gam


Bài 3: Khử m gam hỗn hợp A gồm CuO, FeO, Fe 2O3, Fe3O4 bằng CO ở nhiệt đô cao
thu được 40 gam hỗn hợp rắn X và 13,2 gam khí CO2. Giá trị của m là:
A. 37,8
B. 43,8
C. 44,8
D. 83,7
Bài 4: Cho bột than dư vào hỗn hợp 2 oxit Fe 2O3 và CuO nung nóng để phản ứng xảy
ra hoàn toàn, thu được 2 gam hỗn hợp kim loại và 2,24 lit khí CO 2 (đktc). Khối
lượng 2 oxit ban đầu là:
A. 5,0 gam
B. 5,1 gam
C. 5,2 gam
D. 5,3 gam
Bài 5: Khử hoàn toàn 32g hỗn hợp CuO và Fe2O3 bằng khí H2, thấy tạo ra 9 g nước.
Khối lượng hỗn hợp kim loại thu được là :
A. 12 g
B. 16g
C. 24 g
D. 26 g
Bài 6: Cho V lit hỗn hợp khí gồm H 2 và CO phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn
gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng
hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là:


Gv: đẶNG ThỊ Hương Giang – THPT Đường An

A. 0,112
B. 0,224
C. 0,448
D. 0,560

Bài 7: Thổi từ từ V lit hỗn hợp khí gồm H 2 và CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp
CuO, Al2O3 và Fe3O4 nung nóng. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí và hơi nặng
hơn hỗn hợp H2 và CO ban đầu là 0,32 gam và 16,16 gam chất rắn. Giá trị của V
(đktc) và m là:
A. 0,112 lit và 12,28 gam
B. 0,224 lit và 14,48 gam
C. 0,448 lit và 18,46 gam
D. 0,448 lit và 16,48 gam
Bài 8: Cho V lít (đktc) khí H2 đi qua bột CuO đun nóng, thu được 32 g Cu. Nếu cho V
lít H2 đi qua bột FeO đun nóng thì lượng Fe thu được là:
A. 24g
B. 26 g
C. 28g
D.30g
Bài 9: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al 2O3 nung nóng
đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong
hỗn hợp ban đầu là:
A. 0,8 gam.
B. 8,3 gam.
C. 2,0 gam.
D. 4,0 gam.
Bài 10:
Hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe 2O3. Cho một luồng CO đi qua ống sứ
đựng m gam hỗn hợp X nung nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm, thu được 64 gam
chất rắn A trong ống sứ và 11,2 lit khí B (đktc) có tỉ khối so với H 2 là 20,4. Tính giá
trị m.
A. 35,2 gam
B. 70,4 gam
C. 105,6 gam
D. 140,8 gam

Bài 11:Cho một luồng CO dư đi qua ống sứ đựng 5,64 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO,
Fe3O4 và Fe2O3 đun nóng. Khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH) 2
dư, tạo ra 8 gam kết tủa. Khối lượng Fe thu được là:
A. 3,46 gam
B. 3,64 gam
C. 4,36 gam
D. 4,63 gam
Bài 12:
Thổi một luồng khí CO dư đi qua ống đựng hỗn hợp 2 oxit Fe 3O4 và CuO
nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,32 g hỗn hợp kim loại.
Khí thoát ra được đưa vào bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 dư thấy có 5g kết tủa
trắng. Khối lượng hỗn hợp 2 oxit kim loại ban đầu là:
A. 3,12g
B. 3,21g
C. 4g
D. 4,2g
Bài 13:
Cho khí CO qua ống đựng a gam hỗn hợp gồm CuO, Fe 3O4, FeO, Al2O3
nung nóng. Khí thoát ra được cho vào nước vôi có dư thấy có 30g kết tủa trắng. Sau
phản ứng, chất rắn trong ống sứ có khối lượng 202g. Khối lượng a gam của hỗn
hợp các oxit ban đầu là:
A. 200,8g
B. 216,8g
C. 206,8g
D. 103,4g
Bài 14:
Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp A gồm FeO và
Fe2O3 đốt nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm, thu được B gồm 4 chất nặng 4,784



Gv: đẶNG ThỊ Hương Giang – THPT Đường An

gam. Khí đi ra khỏi ống sứ cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH) 2 dư thì thu được
9,062 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Fe2O3 trong hỗn hợp A là:
A. 6,01%
B. 13,04%
C. 16,04%
D. 86,96%
Bài 15:
Đốt cháy không hoàn toàn 1 lượng sắt đã dùng hết 2,24 lít O 2 ở đktc, thu
được hỗn hợp A gồm các oxit sắt và sắt dư. Khử hoàn toàn A bằng khí CO dư, khí
đi ra sau phản ứng được dẫn vào bình đựng nước vôi trong dư. Khối lượng kết tủa
thu được là :
A. 10 g
B. 20g
C. 30g
D. 40 g
Tìm công thức oxit sắt
Bài 16:
Khử hoàn toàn 100 gam một oxit sắt bằng khí CO thu được 72,414 gam
Fe. Cho biết CTPT của oxit sắt đó:
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe3O4
D. FexOy
Bài 17:
Khử hoàn toàn a gam FexOy bằng khí CO ở nhiệt độ cao thu được 6,72
gam Fe và 7,04 gam khí CO2. Công thức của oxit sắt là:
A. FeO
B. Fe2O3

C. Fe3O4
D. không tìm
được
Bài 18:
Khử hoàn toàn 5,8g oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao. Sản phẩm khí dẫn
vào nước vôi trong dư tạo ra 10 gam kết tủa. CTPT của oxit sắt là:
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe3O4
D. FeO2
Bài 19:
Khử hoàn toàn một oxit sắt X ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (ở
đktc), sau phản ứng thu được 0,84 gam Fe và 0,02 mol khí CO2. Công thức của X và
giá trị V lần lượt là:
A. FeO và 0,224
B. Fe3O4 và 0,224
C. Fe3O4 và 0,448
D. Fe2O3 và
0,448
Bài 20:
Cho 4,48 lit CO ở đktc từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một
oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so
với H2 bằng 20. Công thức oxit sắt và % thể tích khí CO 2 trong hỗn hợp khí sau phản
ứng là:
A. FeO và 75%
B. Fe2O3 và 75% C. Fe2O3 và 65%
D. Fe3O4
và 65%
Bài 21:
Cho m gam một oxit sắt phản ứng hết với 0,2mol CO ở nhiệt độ cao thì

thu được 6,72 gam kim loại. Lượng khí sau phản ứng có tỉ khối so với metan bằng
2,55. Trị số m và công thức oxit sắt là:
A. 6,4; FeO
B. 6,4 ; Fe2O3
C. 9,28; Fe2O3
D. 9,28; Fe3O4
Bài 22:
Khử hoàn toàn một oxit sắt nguyên chất bằng CO dư nhiệt độ cao. Kết
thúc phản ứng khối lượng chất rắn giảm đi 27,58%. Oxit sắt đó là:


Gv: đẶNG ThỊ Hương Giang – THPT Đường An

A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe3O4
D. kết quả khác
Bài 23:
Khử hoàn toàn 24 gam hỗn hợp CuO, Fe xOy ở nhiệt độ cao bằng khí H 2
thu được hỗn hợp kim loại X và 7,2 gam H2O .Cho X tác dụng với dd H2SO4 loãng dư,
thu được 4,48 lit H2 (ở đktc). CTPT của FexOy:
A. FeO
B. Fe2O2
C. Fe3O4
D. Fe2O3
Bài 24:
Để khử hoàn toàn 23,2 gam một oxit kim loại cần dùng 8,96 lit H 2 (đktc).
Kim loại đó là:
A. Mg
B. Cu

C. Fe
D. Cr



×