Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Lý thuyết và bài tập về Sự ăn mòn kim loại có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71 KB, 4 trang )

Gv: đẶNG ThỊ Hương Giang – THPT Đường An

SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
Bản chất: sự oxi hoá kim loại thành ion dương
M → Mn+ + ne
- Ăn mòn hoá học: do kim loại phản ứng hoá học với chất trong môi trường.
Kim loại càng hoạt động càng dễ bị ăn mòn.
Nhiệt độ càng cao, tốc độ ăn mòn càng nhanh.
- Ăn mòn điện hoá: do kim loại tiếp xúc với dung dịch chất điện li tạo nên dòng điện
(pin điện hoá)
Trong ăn mòn điện hoá, kim loại mạnh hơn (cực âm – anot) bị ăn mòn.
Anot: xảy ra sự oxi hoá kim loại thành ion dương
Catot: xảy ra sự khử
Tốc độ ăn mòn điện hoá phụ thuộc:
- Các điện cực: Các kim loại có tính khử càng khác nhau nhiều sự ăn mòn xảy ra
càng nhanh.
- Nồng độ dung dịch chất điện li: nồng độ càng cao, tốc độ ăn mòn càng lớn.
Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hoá:
- Có các điện cực khác nhau về bản chất (cặp kim loại - kim loại hoặc kim loại - phi
kim)
- Các điện cực phải tiếp xúc với nhau trực tiếp hoặc gián tiếp
- Các điện cực phải cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li
- Chống ăn mòn kim loại:
- Phương pháp bảo vệ bề mặt: cách li kim loại với môi trường
- Dùng hợp kim chống gỉ, hợp kim inox
- Dùng chất chống ăn mòn
- Dùng phương pháp điện hoá: cho tiếp xúc với kim loại mạnh hơn trong dung dịch
chất điện li.
SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
Câu 1:
Loại phản ứng hoá học nào xảy ra trong quá trình ăn mòn kim loại?


A. phản ứng thế
B. phản ứng phân huỷ
C. phản ứng hoá hợp
D. phản ứng oxi hoá khử
Câu 2:
Khí nào sau đây trong khí quyển là nguyên nhân gây ra sự ăn mòn kim
loại ?
A. Khí oxi
B. Khí cacbonic C. Khí nitơ
D. Khí Argon
Câu 3:
Kim loại nào sau đây có khả năng tạo ra màng oxit bảo vệ khi để ngoài
không khí ẩm?


Gv: đẶNG ThỊ Hương Giang – THPT Đường An

A. Zn

B. Fe
C. Na
D. Ca
Câu 4:
Ăn mòn điện hoá và ăn mòn hoá học khác nhau ở điểm
A. Kim loại bị phá huỷ
B. Có sự tạo dòng điện
C. Kim loại có tính khử bị ăn mòn
D. Kim loại bị oxi hoá thành ion
dương
Câu 5:

Hãy chọn câu đúng.
Trong ăn mòn điện hóa, xảy ra:
A. Sự oxi hóa ở cực dương
B. Sự oxi hóa ở 2 cực
C. Sự khử ở cực âm
D. Sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực
dương
Câu 6:
Một thanh Fe tiếp xúc với một thanh Zn trong dung dịch H 2SO4 loãng.
Hiện tượng nào sau đây xảy ra?
A. Thanh Fe tan, bọt khí xuất hiện ở thanh Zn
B. Thanh Zn tan, bọt khí xuất hiện ở thanh Fe
C. Cả 2 thanh đều tan và đều có bọt khí xuất hiện
D. Thanh Zn tan trước, khí thoát ra ở thanh Zn
Câu 7:
Ngâm một lá sắt nhỏ tinh khiết trong dung dịch H2SO4 loãng thấy khí H2
thoát ra. Nếu nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4 thì:
A. thấy bọt khí H2 không thoát ra nữa
B. thấy bọt khí hidro thoát ra chậm hơn
C. thấy xuất hiện lớp chất có màu đỏ bám vào lá sắt và bọt khí H 2 thoát ra chậm
hơn
D. Thấy bọt khí H2 thoát ra nhiều và nhanh hơn
Câu 8:
Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn hoá học:
A. Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm
B. Ngâm Zn trong dung dịch H2SO4 loãng có vài giọt dung dịch CuSO4
C. Thiết bị bằng thép của nhà máy sản xuất NaOH, Cl2, tiếp xúc với Cl2
D. Tôn lợp nhà xây sát, tiếp xúc với không khí ẩm.
Câu 9:
Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hoá?

A. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3
B . Đốt lá sắt trong khí clo
C. Thanh nhôm nhúng trong dd H2SO4 loãng
D. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4
Câu 10: Có các cặp kim loại sau tiếp xúc với nhau Al-Fe ; Zn-Fe ; Sn-Fe ; Cu-Fe
để lâu trong không khí ẩm. Cặp mà sắt bị ăn mòn là:
A. Chỉ có cặp Al-Fe ;
B. Chỉ có cặp Zn-Fe ;


Gv: đẶNG ThỊ Hương Giang – THPT Đường An

C. Chỉ có cặp Sn-Fe;
D. Cặp Sn-Fe và Cu-Fe
Câu 11: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn –Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi
tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn
trước là:
A. I, II và III.
B. I, II và IV.
C. I, III và IV.
D. II, III
và IV.
Câu 12: Cho các cặp kim loại sau đây tiếp xúc với nhau và tiếp xúc với dung dịch
chất điện li: (1) Zn-Fe; (2) Sn-Fe; (3) Al-Cu; (4) Fe-Cu. Ở các cặp (1), (2), (3),
(4) kim loại bị ăn mòn điện hoá là:
A. (1) Fe; (2) Fe; (3) Cu; (4) Cu
B. (1) Fe; (2) Sn; (3) Al; (4) Fe
C. (1) Zn; (2) Fe; (3) Al; (4) Fe
D. (1) Fe; (2) Fe; (3) Al; (4) Cu
Câu 13: Trong pin điện hoá Mg-Ni, phản ứng nào xảy ra ở cực âm?

A. Mg2+ + 2e → Mg

B. Pb2+ + 2e → Pb

C. Mg → Mg2+ + 2e

D. Pb → Pb2+ + 2e

Câu 14:

Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình

ăn mòn:
A. kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hoá
B. kẽm đóng vai trò anot và bị oxi
hoá
C. sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá D. sắt đóng vai trò catot và ion H + bị oxi
hoá
Câu 15: Trong quá trình pin điện hó Zn-Cu hoạt động, ta nhận thấy:
A. khối lượng điện cực Zn tăng lên
B. khối lượng điện cực Cu giảm
C. nồng độ ion Zn2+ trong dung dịch tăng lên
D. nồng độ ion Cu2+ trong dung dịch giảm
Câu 16: Một pin điện hoá có điện cực Zn nhúng trong dung dịch ZnSO 4 và điện
cực Cu nhúng trong dung dịch CuSO 4. Sau một thời gian pin điện hoá phóng điện
thì khối lượng:
A. cả 2 điện cực Zn và Cu đều tăng lên
B. điện cực Zn giảm còn điện cực Cu tăng
C. điện cực Zn tăng còn điện cực Cu giảm
D. cả 2 điện cực Zn và Cu đều giảm

Câu 17: Có những vật bằng Fe mạ bằng những kim loại khác nhau dưới đây, nếu
các vật này bị sây sát sâu đến lớp Fe thì vật nào bị gỉ nhanh nhất?
A. sắt tráng kẽm B. sắt tráng thiếc C. sắt tráng đồng D. sắt tráng niken


Gv: đẶNG ThỊ Hương Giang – THPT Đường An

Để bảo vệ nồi hơi bằng thép khỏi bị ăn mòn, có thể lót kim loại nào sau
đây vào mặt trong của lò hơi?
A. Pb hoặc Pt
B. Zn hoặc Sn
C. Zn hoặc Mg
D.
Ag
hoặc Mg
Câu 19: Vỏ tàu biển bằng thép thường được ghép những mảnh kim loại khác nhau
làm giảm sự ăn mòn vỏ tàu trong nước biển. Kim loại nào cho dưới đây phù hợp
nhất?
A. Zn
B. Pb
C. Mg
D. Cu
Câu 20:
Tiến hành 4 thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3
- Thí nghiệm 2: nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4
- Thí nghiệm 3: nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3
- Thí nghiệm 4: cho thanh Fe tiếp xúc với thành Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là:
A. 1

B. 2
C. 3
D. 4
Câu 21:
Có 4 dung dịch riêng biệt: HCl, CuCl 2, FeCl3, và HCl có lẫn CuCl2.
Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh sắt nguyên chất, số trường hợp xảy ra ăn mòn
điện hoá là:
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 22: Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO 4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi
dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 18:



×