Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã dìn chin huyện mường khương tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.01 KB, 68 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------

GIÀNG SEO PHỪ
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ DÌN CHIN, HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH
LÀO CAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa học

: 2014-2018

Thái Nguyên, năm 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------

GIÀNG SEO PHỪ
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ DÌN CHIN, HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH
LÀO CAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Lớp

: K46 - QLĐĐ - N01

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa học

: 2014-2018


Giảng viên hướng dẫn

: TS. Nguyễn Thu Thùy

Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập
của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lại hệ thống những kiến thức đã
học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, bước đầu làm quen với kiến thức khoa
học. Qua đó, sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận,
phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của
công việc sau này.
Trong suốt quá trình thực tập, em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy
cô giáo và anh chị nơi em thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên và các thầy, cô
giáo Bộ môn đặc biệt là cô giáo TS. Nguyễn Thu Thùy người đã trực tiếp
hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin cám ơn các cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
Mường Khương, nơi em thực hiện đề tài đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em
học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại cơ quan.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều song bản khóa luận của em không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của
các thầy cô giáo, ý kiến đóng góp của bạn bè để bài khóa luận tốt nghiệp của
em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày .... tháng ..... năm 2018
Sinh viên
Giàng Seo Phừ


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất cả nước tính đến ngày 31/12/2015.............. 9
Bảng 4.1. Cơ cấu nông nghiệp xã Dìn Chin ................................................... 30
Bảng 4.2. Dân số, lao động của xã Dìn Chin năm 2016 ................................. 31
Bảng 4.3. Thực trạng sử dụng đất xã Dìn Chin tính đến ngày 31 tháng 12
năm 2016 ......................................................................................................... 32
Bảng 4.4. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Dìn Chin năm 2016 ....... 37
Bảng 4.5. Năng suất, sản lượng một số cây trồng chính năm 2016................ 38
Bảng 4.6. Các loại hình sử dụng đất chính của xã Dìn Chin năm 2016 ......... 39
Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính của xã Dìn Chin ...... 40
Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất của xã Dìn Chin .......... 41
Bảng 4.9. Bảng phân cấp hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất nông
nghiệp tính bình quân/ha ................................................................................. 41
Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất .................................. 42
Bảng 4.11. Bảng phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội các kiểu sử
dụng đất ........................................................................................................... 44
Bảng 4.12. Hiệu quả xã hội của các LUT xã Dìn Chin ................................. 44
Bảng 4.13. Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất xã Dìn Chin................ 45
Bảng 4.14. Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả môi trường sử dụng đất ...... 46
Bảng 4.15. Đánh giá hiệu quả môi trường các loại hình sử dụng đất xã Dìn
Chin ................................................................................................................. 46



3

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
FAO
LUT

Nguyên nghĩa
Food and Agricuture Organnization Tổ chức nông lương Liên hiệp quốc
Land Use Type (loại hình sử dụng
đất)

STT

Số thứ tự

C

Cao

TB

Trung bình

TH

Thấp

BTNMT


Bộ tài nguyên Môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

RRA

Đánh giá nhanh nông thôn

PRA

Đánh giá nông thôn có người dân
tham gia

KH

Kế hoạch

THCS

Trung học cơ sở

GDMN


Giáo dục mầm non

ĐVT

Đơn vị tính

TBVTV

Thuốc bảo vệ thực vật

BCH

Ban chỉ huy


4

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4

2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 5
2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam ................
7
2.2.1. Trên Thế giới........................................................................................... 7
2.2.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 8
2.2.3. Khái quát về tình hình sử dụng đất của tỉnh Lào Cai............................ 10
2.3. Hiệu quả trong sử dụng đất ...................................................................... 11
2.3.1. Khái quát hiệu quả sử dụng đất............................................................. 11
2.3.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất................................... 14
2.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất............................................ 14
2.4.Định hướng sử dụng đất nông nghiệp .......................................................
15
2.4.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong định hướng sử dụng đất .................
15
2.4.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ......................
15
2.4.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp ...................................................
16


5

PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 18
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 18
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 18
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 18
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 18
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18
3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất của xã Dìn

Chin, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai .................................................... 18
3.3.2. Thực trạng loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã
Dìn Chin, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai ............................................. 18
3.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Dìn Chin,
huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai .............................................................. 19
3.3.4. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất (LUT) đạt hiệu quả kinh tế xã hội
môi trường và giải pháp .................................................................................. 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 19
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu................................................... 19
3.4.2. Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất. ......................... 20
3.4.3. Phương pháp tính toán phân tích số liệu ............................................... 21
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 22
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và sử dụng đất của xã Dìn Chin, huyện
Mường Khương, tỉnh Lào Cai......................................................................... 22
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 22
4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ....................................................................... 24
4.1.3. Tình hình sử dụng đất ........................................................................... 32
4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và sử dụng đất xã
Dìn Chin, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai ............................................. 34


6

4.2. Thực trạng loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Dìn
Chin, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai .................................................... 37
4.2.1. Thực trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp................. 37
4.2.3. Một số loại cây trồng của xã Dìn Chin năm 2016 ................................ 38
4.2.3. Mô tả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ......................... 38
4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Dìn Chin,
huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai .............................................................. 40

4.3.1. Hiệu quả kinh tế .................................................................................... 40
4.3.2. Hiệu quả xã hội ..................................................................................... 43
4.3.4. Hiệu quả môi trường ............................................................................. 45
4.4. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất (LUT) đạt hiệu quả kinh tế - xã hội,
môi trường và giải pháp .................................................................................. 47
4.4.1. Tiêu chuẩn lựa chọn LUT sử dụng đất bền vững ................................. 47
4.4.2. Căn cứ lựa chọn..................................................................................... 47
4.4.3. Lựa chọn LUT sử dụng có hiệu quả...................................................... 48
4.4.4. Đề xuất giải pháp .................................................................................. 49
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 52
5.1. Kết luận .................................................................................................... 52
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan
trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố của các khu dân cư, xây dựng
các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng [11]. Chúng ta biết
rằng không có đất thì không có quá trình sản xuất, cũng như không có sự tồn
tại của con người và đất có vai trò đặc biệt quan trọng với sản xuất nông
nghiệp.
Nông nghiệp là một hoạt động có từ xa xưa của loài người và hầu hết
các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển
nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp cho việc

phát triển của các ngành khác. Vì vậy việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên
đất đai hợp lý, có hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng đảm bảo cho nông nghiệp
phát triển bền vững [10].
Cùng với sự phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa làm cho mật độ dân
cư ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu về nhà ở cũng như đất xây dựng các công
trình công cộng, khu công nghiệp trong nước ngày càng tăng cao. Đây là vấn
đề gây “bức xúc” và “nhức nhối” không chỉ đối với nước ta mà còn là vấn đề
nan giải đối với các nước đã và đang phát triển trên thế giới. Để giải quyết
vấn đề này, mỗi quốc gia đều xây dựng cho trình những chương trình, kế
hoạch, chiến lược riêng phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình để sử
dụng đất đai được hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Trong những năm qua, đã có
nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai như: giao quyền sử
dụng đất lâu dài, ổn định cho người sử dụng đất, hoàn thiện hệ thống thủy lợi,


2

chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa các giống cây trồng có năng suất
cao đưa vào sản xuất, nhờ đó mà hiệu quả sử dụng đất tăng lên rõ rệt. Tuy
nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn có những hạn chế trong việc
khai thác và sử dụng đất đai. Vì vậy để sử dụng đất có hiệu quả cao nhất là
việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển sản xuất
nông nghiệp cũng như sự phát triển chung của nền kinh tế, cần phải có nghiên
cứu khoa học, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nói
chung và sử dụng đất ruộng nói riêng nhằm phát hiện ra các yếu tố tích cực và
hạn chế, từ đó làm cơ sở để định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp, thiết
lập các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Dìn Chin là xã biên giới thuộc vùng thượng của huyện Mường Khương,
tỉnh Lào Cai, cách trung tâm huyện 28km về phía đông bắc . Phía đông bắc và
đông nam giáp với xã Tả Gia Khâu và nước bạn Trung Quốc, phía Tây giáp

với xã Nấm Lư và xã Tung Chung Phố, phía bắc giáp với xã Pha Long và xã
Tả ngài Chồ, phía nam giáp với xã Tả Gia Khâu và huyện Si Ma Cai. Nằm
trên trục đường Tỉnh lộ 153 là một xã vùng cao biên giới của huyện Mường
Khương có 11 thôn Bản với tổng diện tích đất tự nhiên là 3019,80ha, bằng
5,46% tổng diện tích tự nhiên

của huyện Mường Khương. Trong đó đất

sản xuất nông nghiệp là
1301,79ha. Hiện nay dù đã qua nhiều năm đổi mới nhưng với trình độ dân trí
thấp, nhận thức về sản xuất hàng hóa trong cơ chế thị trường cò rất hạn chế.
Vì vậy để giúp xã có hướng đi đúng trong phát triển nền kinh tế nông nghiệp
bền vững, giúp người dân lựa chọn phương thức sản xuất phù hợp, nâng cao
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu về lương thực phát
triển nông nghiệp bền vững là việc hết sức cần thiết.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu
trường Đại học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, dưới sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Thu Thùy, em tiến
"Đánh

hành nghiên cứu đề tài


3

giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Dìn Chin,
huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai”
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, từ đó lựa chọn

loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả cao phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế
- xã hội của xã Dìn Chin, huyện Mường Khương, tỉnh Lào cai
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất
của xã Dìn chin, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai
- Thực trạng loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
xã Dìn Chin, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai
- Ðánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Dìn
Chin, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai
- Lựa chọn các loại hình sử dụng đất (LUT) đạt hiệu quả kinh tế xã hội môi trường và giải pháp.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
- Củng cố kiến thức đã tiếp thu trong quá trình học tập và những kiến
thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở.
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập số liệu và xử lý thông tin
trong quá trình làm đề tài.
*Ý nghĩa trong thực tiễn:
Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng nhóm đất nông nghiệp từ đó đề
xuất các loại hình và những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.1.Khái niệm đất nông nhiệp
Đất nông nghiệp là tất cả những diện tích được sử dụng vào mục đích
sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, diện tích

nghiên cứu thí nghiệm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Kể cả diện tích đất
lâm nghiệp và các công trình xây dựng cơ bản phục vụ cho sản xuất nông
lâm nghiệp.
2.1.1.2.Phân loại đất nông nghiệp
Điều 10 khoản 1 luật đất đai 2013 [11] nhóm đất nông nghiệp gồm các
loại sau đây:
- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm
khác;
- Đất trồng cây lâu năm;
- Đất rừng sản xuất;
- Đất rừng phòng hộ;
- Đất rừng đặc dụng;
- Đất nuôi trồng thủy sản;
- Đất làm muối;
- Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các
loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt
không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và
các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo
cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;


5

2.1.2. Cơ sở thực tiễn
2.1.2.1.Thực trạng đất nông nghiệp Việt Nam
Hiện nay Việt Nam có khoảng 27.302,206 ha nghìn ha đất nông nghiệp
chiếm 82,4% diện tích tự nhiên [14]. Trong đó:
- Đất trồng cây hàng năm: 6.997,965 nghìn ha chiếm 25,6% diện tích
đất nông nghiệp.

- Đất trồng cây lâu năm: 4.532,195 nghìn ha chiếm 16,6% diện tích đất
nông nghiệp.
- Đất vườn tạp: 2.854,869 nghìn ha chiếm 10,4% diện tích đất nông
nghiệp.
- Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản: 797,759 nghìn ha chiếm 0,29%
diện tích đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp nước ta có xu hướng ngày càng tăng (so với
năm 2014 tăng 985 nghìn ha).
2.1.2.2. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã
hội. Khác với công nghiệp, sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng bởi
sự chi phối của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Những đặc điểm đó là :
 Đất đai đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp
- Trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và
không thể thay thế.
- Đất đai là sản phẩm của tự nhiên và có giới hạn nhất định.
 Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật
Trong nông nghiệp, đối tượng sản xuất là các sinh vật, bao gồm: các
loại cây trồng, vật nuôi và các loại cây trồng khác. Chúng sinh trưởng và phát
triển theo một quy luật sinh lý nội tại và đồng thời chịu tác động rất nhiều
như thời tiết, khí hâu, môi trường. Giữa sinh vật và môi trường sống của
chúng là một khối thống nhất, mỗi một biến động của môi trường lập tức sinh


6

vật biến đổi để thích nghi nếu quá giới hạn chịu đựng chúng sẽ bị chết. Các
quy luật sinh học và điều kiện ngoại cảnh tồn tại độc lập với ý muốn chủ quan
của con người.

 Sản xuất nông nghiệp tiến hành trên phạm vi không gian
rộng
lớn và mang tính chất khu vực rõ rệt
Các nhà máy, khu công nghiệp dù có lớn thế nào đi chăng nữa thì cũng
đều bị giới hạn về mặt không gian nhưng đối với nông nghiệp thì khác hẳn ở
đâu có đất ở đó có sản xuất nông nghiệp. Phạm vi của sản xuất nông nghiệp
rộng khắp có thể ở đồng bằng rộng lớn, có thể ở suối, triền núi, vì đất nông
nghiệp phân tán kéo theo việc sản xuất nông nghiệp mang tính phân tán.
Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên phạm vi không gian rộng lớn,
do đó ở mỗi vùng địa lí nhất định của lãnh thổ các yếu tố sản xuất ( đất đai,
khí hậu, nguồn nước, các yếu tố xã hội ) là hoàn toàn khác nhau. Mỗi vùng
đất có một hệ thống kinh tế sinh thái riêng vì vậy mỗi vùng có lợi thế so sánh
riêng. Việc lựa chọn vấn đề kinh tế trong nông nghiệp trước hết phải phù hợp
với đặc điểm của tự nhiên kinh tế - xã hội của khu vực. Như việc lựa chọn
giống cây trồng vật nuôi, bố trí cây trồng, quy trình kĩ thuật, là nhằm khai
thác triệt để các lợi thế của vùng.
 Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ
Đó là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp. Tính thời
vụ này không những thể hiện ở nhu cầu về đầu vào như: lao động, vật tư,
phân bón rất khác nhau giữa các thời kì của quá trình sản xuất mà còn thể
hiện ở khâu thu hoạch, chế biến, dự trữ và tiêu thụ trên thị trường.


7

2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam
2.2.1. Trên Thế giới
Tổng diện tích đất trên thế giới 14.777 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất
đóng băng và 13.251 triệu ha đất không phủ băng )[19].
Trong đó, 12% tổng diện tích là đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là

đất rừng và 32% là đất cư trú, đầm lầy. Diện tích đất có khả năng canh tác là
3.200 triệu ha, hiện mới khai thác hơn 1.500 triệu ha. Tỷ lệ đất có khả năng
canh tác ở các nước phát triển là 70%; ở các nước đang phát triển là 36%.
Trong đó, những loại đất tốt, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp như đất phù
sa, đất đen, đất rừng nâu chỉ chiếm 12,6%; những loại đất quá xấu như đất
vùng tuyết, băng, hoang mạc, đất núi, đất đài nguyên chiếm đến 40,5%; còn
lại là các loại đất không phù hợp với việc trồng trọt như đất dốc, tầng đất
mỏng, vv[19].
Sản xuất nông nghiệp thế giới đang phải đối mặt với những thách thức
to lớn, nhu cầu sử dụng sản phẩm nông nghiệp để nuôi sống nhân loại tăng,
trong khi đó hai yếu tố quan trọng của sản xuất nông nghiệp là đất và nước
đang bị suy giảm nghiêm trọng. Để ứng phó với vấn đề này trên thế giới đã có
nhiều nước tìm ra con đường khác nhau để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng
đói nghèo. Cụ thể như:
Hà Lan tận dụng công nghệ: Đất nông nghiệp ở Hà Lan ít lại trũng,
thường xuyên bị uy hiếp của ngập lụt nhưng Hà Lan đã tìm tòi, tự khẳng định
những lợi thế của chính mình để phát triển nền nông nghiệp theo hướng chiến
lược một nền nông nghiệp hướng ra xuất khẩu. Hà Lan đã sử dụng vốn và
công nghệ cao để thay thế quỹ đất hiếm hoi: sử dụng nhà kính để sản xuất cà
chua, ớt, dưa quanh năm, tiết kiệm đất, tăng hiệu suất đất. Phương thức sản
xuất gà đẻ trứng, lợn thịt cũng được cải tiến để bảo vệ môi trường, đảm bảo
sức khỏe động vật và chất lượng quốc tế, có hiệu quả cao. Nhà nước rất coi


8

trọng nhiệm vụ cải tạo đất nên đầu tư nhiều tiền cho vấn đề này (khoảng 4000
euro/ha/năm). Nhà nước còn biến các thửa đất nhỏ liền kết thành thửa lớn liền
nhau, xây dựng hệ thống kênh rạch, đảm bảo yêu cầu cơ giới hóa bằng cách
nhập khẩu hạt ngũ cốc, hạt đậu, hạt có dầu nhất là thức ăn chăn nuôi để sản

xuất hàng xuất khẩu. Nhờ có vốn lớn nên ở Hà Lan đã hình thành hệ thống
nhà kính với công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới, cùng với các biện pháp
thâm canh cao đã đưa năng suất nông nghiệp của Hà Lan cao gấp nhiều lần
năng suất bình quân thế giới (Duy Hưng, 2013)[17].
Israel: là một trong những đất nước khô hạn nhất với 60% diện tích đất
liền là sa mạc, nhưng ít ai biết được rằng, đây cũng là một trong những đất
nước có ngành nông nghiệp thành công nhất trên thế giới. Với lượng mưa
trung bình chỉ khoảng 50mm/năm, tưởng chừng như không thể canh tác trồng
trọt được nhưng lại trở thành một cường quốc nông nghiệp, nhà cung cấp
lương thực hàng đầu thế giới. Tất cả là nhờ có hệ thống tưới tiêu sáng tạo của
những người nông dân. Nhờ có hệ thống tưới tiêu này, Israel đã biến hoang
mạc khô cằn thành những vùng đất tốt để trồng rau xanh và trang trại chăn
nuôi cá. Nhờ hệ thống tưới nhỏ giọt người dân có thể canh tác 3 vụ/năm thay
vì một vụ vào mùa mưa như trước đây. Kết quả tương tự cũng đạt được tại
Kenya, Nam Phi, Nigeria Những quốc gia có điều kiện tương tự Israel
(Nguyễn Duy Vinh, 2013) [18].
2.2.2. Ở Việt Nam
Theo quyết định số 455/QĐ-BTNMT ngày 21 tháng 3 năm 2017 quyết
định phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2015 [14].
Điều 1. Phê duyệt và cô bố kết quả thống kê diện tích đất đai của cả
nước năm 2015 (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2015) như sau:
Tổng diện tích tự nhiên:
- Diện tích nhóm đất nông nghiệp:

33.123.077 ha, bao gồm:
27.302.206 ha;


9


- Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp: 3.696.829 ha;
- Diện tích nhóm đất chưa sử dụng:

2.123.042 ha.

Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất cả nước tính đến ngày 31/12/2015
STT

Loại đất



Tổng diện tích tự nhiên

Diện tích

Cơ cấu

(ha)

(%)

33.123.077

100

1

Đất nông nghiệp


NNP

27.302.206

82.43

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

11.530.160

34.81

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

6.997.965

21.13

1.1.1.1 Đất trồng lúa

LUA


4.143.096

12.51

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

2.854.869

8.62

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

4.532.195

13.68

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

14.923.560


45.06

1.2.1

Rừng sản xuất

RSX

7.460.315

22.52

1.2.2

Rừng phòng hộ

RPH

5.287.367

15.96

1.2.3

Rừng đặc dụng

RDD

2.175.878


6.58

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

797.759

2.41

1.4

Đất làm muối

LMU

17.505

0.05

1.5

Đất nông nghiệp khác

NKH

33.223


0.10

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

3.697.829

11.16

3

Đất chưa sử dụng

CSD

2.123.042

6.41

( Nguồn: Tổng cục thống kê)


10

Từ bảng 2.1 cho ta thấy:
- Diện tích nhóm đất nông nghiệp là: 27.302,206 ha chiếm 82,43% tổng
diện tích tự nhiên. Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp 3.697,829 ha chiếm

11,16% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích nhóm đất chưa sử dụng 2.123,042
ha chiếm 6,14% tổng diện tích tự nhiên. ( Quyết định số 455/QĐ-BTNMT
năm 2016 phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2015
do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành) [14].
- Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thỏa mãn nhu cầu cho
xã hội về sản phẩm nông nghiệp đang trở thành vấn đề cấp bách được các nhà
quản lí và sử dụng đất quan tâm. Thực tế cho thấy, trong những năm qua do
tốc độ công nghiệp hóa cũng như đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở nhiều địa
phương trên phạm vi cả nước làm cho diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam
có nhiều biến động.
2.2.3. Khái quát về tình hình sử dụng đất của tỉnh Lào Cai
Vị trí nằm ở các điểm :Phía Bắc giáp với tỉnh Vân Nam-Trung Quốc;
phía Nam giáp với tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp với tỉnh Hà Giang; phía tây
giáp với tỉnh Lai Châu. Lào Cai có 203 km đường biên giới với tỉnh Vân
Nam - Trung Quốc.
Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Việt Nam, diện tích tự
nhiên 6.383,88 Km² độ phì nhiêu cao, rất màu mỡ , đa dạng bao gồm 10
nhóm đất với 30 loại đất chính, phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau.
Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp có 135.527,45 ha, đất lâm nghiệp có
358747,69 ha, đất chuyên dùng 17.975,66 ha, đất ở 4.888,66 ha. Là một tỉnh
chủ yếu là sản xuất nông nghiệp , còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông
nghiệp thu nhập của người dân thấp.Trong những năm gần đây với tốc độ đô
thị hóa diễn ra mạnh, làm cho diện tích đất nông nghiệp của toàn tỉnh bị thu
hẹp. Vì vậy đánh giá hiệu quả sử dụng đất đai nhằm đưa ra được biện pháp


11

và phương hướng sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả là rất cần thiết (Cổng
thông tin điện tử tỉnh Lào Cai) [5].

2.3. Hiệu quả trong sử dụng đất
2.3.1. Khái quát hiệu quả sử dụng đất
Để xác định bản chất và khái niệm hiệu quả cần xuất phát từ những
luận điểm của Mac và những luận điểm lý thuyết hệ thống sau [10]:
- Thứ nhất: Bản chất của hiệu quả là thực hiện yêu cầu tiết kiệm thời
gian, thể hiện trình độ sử dụng nguồn lực xã hội. C.Mac cho rằng quy luật tiết
kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều
phương thức sản xuất.
- Thứ hai: Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã
hội là một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành
giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. Đó là quá trình trao
đổi vật chất giữa sản xuất xã hội và môi trường.
- Thứ ba: Hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu
cuối cùng mà là mục tiêu xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong quy hoạch
và quản lý kinh tế nói chung hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu vào
và đầu ra, là lợi ích lớn hơn thu được với một chi phí nhất định, hoặc một kết
quả nhất định với chi phí lớn.
 Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới
nền sản xuất hàng hóa và với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác.
Vì thế hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề [10]:
- Một là: Mọi hoạt động của con người đều phải tuân theo quy luật tiết
kiệm thời gian.
- Hai là: Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm lí thuyết
hệ thống.


12

- Ba là : hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của

các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường nguồn lực sẵn có phục vụ
cho lợi ích của con người.
Hiệu quả kinh tế phải được tính bằng tổng giá trị trong một giai đoạn,
phải trên mức bình quân của vùng, hiệu quả vốn đầu tư phải lớn hơn lãi suất
tiền cho vay vốn ngân hàng. Chất lượng sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ
trong, ngoài nước, hệ thống phải giảm mức thấp nhất thiệt hại (rủi ro) do thiên
tai, sâu bệnh,...
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mỗi tương quan so sánh giữa lượng kết
quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết
quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra
là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mỗi tương quang cần xét cả phần
so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mỗi quan hệ chặt chẽ giữa
hai đại lượng đó.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu
quả kinh tế và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và
giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông
nghiệp. Nếu đạt được một trong hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả
phân bổ mới có điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho đạt hiệu quả
kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật
và hiệu quả phân bổ thì khi đó mới đạt hiệu quả kinh tế.
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng; bản chất của phạm trù kinh
tế sử dụng đất là: Với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối
lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và
lao động tiết kiệm nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của
xã hội [10].


13

 Hiệu quả xã hội

Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã hội mà sản
xuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra. Loại hiệu quả này đánh
giá chủ yếu về mặt xã hội do hoạt động sản xuất mang lại.
“Hiệu qủa về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác
định bằng khả năng tạo việc làm trên một diên tích đất nông nghiệp” (Nguyễn
Duy Tính, 1995) [16].
 Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: loại hình sử dụng đất phải
bảo vệ được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn sự thoái hóa đất, bảo vệ môi
trường sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái
(>35%). Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài [10].
Trong thực tế tác động của môi trường diễn ra rất phức tạp và theo
chiều hướng khác nhau. Cây trồng được phát triển tốt khi phát triển phù hợp
với đặc tính, tính chất của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới tác
động của các hoạt động sản xuất, quản lý của con người hệ thống cây trồng sẽ
tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường.
Hiệu quả môi trường được phân theo nguyên nhân gây nên gồm: hiệu
quả hóa học môi trường, hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh học môi
trường [7].
Trong sản xuất nông nghiệp hiệu quả hóa học môi trường được đánh
giá thông qua mức độ hóa học trong nông nghiệp. Đó là việc sử dụng phân
bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất cho cây trồng sinh
trưởng tốt, cho năng suất cao mà không gây ô nhiễm môi trường đất.
Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại
giữa cây trồng với đất, giữa cây trông với các loại dịch hại trong các loại hình


14

sử dụng đất nhằm giảm thiểu việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp mà vẫn

đạt được mục tiêu đặt ra.
Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt
nhất tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử
dụng đất để đạt sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào.
2.3.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất
“ Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp.
Tiềm năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3 – 5 tỷ ha. Nhân loại đang
làm hư hại đất nông nghiệp khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiên nay có khoảng 6 – 7
triệu ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang do sói mòn và thoái hóa. Để giải quyết
nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp, con người phải thâm canh, tăng vụ tăng
năng suất cây trồng và mở rộng diện tích đất nông nghiệp” [10].
Để nắm vững số lượng và chất lượng đất đai cần phải điều tra thành lập
bản đồ đất, đánh giá phân hạng đất, điều tra hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất
hợp lí là điều rất quan trọng mà các quốc gia đặc biệt quan tâm nhằm ngăn
chặn những suy thoái tài nguyên đất đai do sự thiếu hiểu biết của con người,
đồng thời nhằm hướng dẫn về sử dụng đất và quản lí đất sao cho nguồn tài
nguyên này được khai thác tốt nhất mà vẫn duy trì sản xuất trong tương lai.
Phát triển nông nghiệp bền vững có tính chất quyết định trong sự phát
triển chung của toàn xã hội. Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp bền
vững là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sự tiếp xúc đúng đắn về môi
trường để giữ gìn tài nguyên cho thế hệ sau này.
2.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Trong quá trình sử dụng đất đai tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi
đánh giá hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu của xã hội và sự tiết kiệm lớn
nhất về chi phí các nguồn tài nguyên, sự ổn định lâu dài của hiệu quả. Do đó
tiêu chuẩn đánh giá việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông – lâm


15


nghiệp là mức độ tăng thêm các kết qủa sản xuất trong điều kiện nguồn lực
hiện có hoặc mức độ tiết kiệm về chi phí các nguồn lực khi sản xuất ra một
khối lượng sản phẩm nông nghiệp nhất định.
2.4.Định hướng sử dụng đất nông nghiệp
2.4.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong định hướng sử dụng đất
- Truyền thống, kinh nghiêm và tập quán sử dụng đất lâu đời của nhân
dân Việt Nam.
- Những số liệu, tài liệu thống kê định kì về sử dụng đất ( Diện tích,
năng suất, sản lượng), sự biến động và xu hướng phát triển.
- Chiến lược phát triển của các ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, công
nghiệp, xây dựng, giao thông…
+ Các dự án quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của các vùng và địa
phương.
+ Kết quả nghiên cứu tiềm năng đất đai và phân bố, sản lượng, chất
lượng và khả năng sử dụng ở mức độ thích nghi của đất đai.
+ Trình độ phát triển khoa học kĩ thuật phục vụ cho sản xuất đạt hiệu
quả kinh tế cao.
Tốc độ gia tăng dân số, dự báo dân số qua các thời kì.
2.4.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương, phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất
của các cấp chính quyền.
- Khai thác sử dụng đất phải đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và
tiến tới sự ổn định bền vững lâu dài.
- Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.


16


- Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo khai thác tối đa lợi thế so sánh,
tiềm năng của từng vùng trên cơ sở kết hợp giữa chuyên môn hóa và đa dạng
hóa sản phẩm và sản xuất hàng hóa.
- Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên trước hết cho mục tiêu
đảm bảo an ninh lương thực của các nông hộ và địa phương.
- Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế của các nông hộ,
nông trại phù hợp với trình độ dân trí, phong tục tập quán nhằm phát huy kiến
thức bản địa và nội lực của địa phương.
- Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ổn định về xã hội , an ninh quốc
phòng.
2.4.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp
Định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác định phương hướng sử
dụng đất nông nghiệp theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, điều kiện vật
chất xã hội, thị trường…đặc biệt là mục tiêu, chủ trương chính sách của Nhà
nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo
vệ môi trường. Nói cách khác , định hướng sử dụng đất nông nghiệp là việc
xác định một cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong đó cơ cấu cây trồng, cơ cấu
vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng lãnh thổ. Trên cơ sở nghiên
cứu hệ thống cây trồng và các mối quan hệ giữa chúng với môi trường để
định hướng sử dụng đất phù hợp với điều kiện từng vùng.
Căn cứ để định hướng sử dụng đất:
- Đặc điểm địa lí, thổ nhưỡng.
- Tính chất đất hiện tại.
- Dựa trên yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và các loại hình sử
dụng đất.
- Dựa trên các mô hình sử dụng đất phù hợp với yêu cầu sinh thái của
cây trồng, vật nuôi và đạt hiệu quả sử dụng đất cao ( lựa chọn loại hình sử
dụng đất tối ưu).



17

- Điều kiện sử dụng đất, cải tạo đất bằng các biện pháp thủy lợi, phân
bón và các tiến bộ khoa học kĩ thuật về canh tác.
- Mục tiêu phát triển của vùng nghiên cứu trong những năm tiếp theo
hoặc lâu dài.
Để đưa ra hệ thống sử dụng để sản xuất nông nghiệp tối ưu, hiệu quả
phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng địa phương cũng như
tận dụng và phát huy được tiềm năng của đất, nâng cao năng suất cây trồng,
góp phần từng bước cải thiện đời sống của nhân dân là rất cần thiết. Đề tài
“Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Dìn
Chin, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai” không nằm ngoài mục tiêu trên.


×