Tải bản đầy đủ (.doc) (250 trang)

Hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 250 trang )

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Tài chính

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------

HOÀNG THỊ NGÀ

HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP ĐÓNG TÀU TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2019


Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Tài chính

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------

HOÀNG THỊ NGÀ

HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP ĐÓNG TÀU TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Chuyên ngành: Kế toán


Mã số: 9.34.03.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
1- PGS,TS. Nguyễn Ngọc Quang
2- TS. Nguyễn Văn Hậu

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Hoàng Thị Ngà


MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu....................................................................1
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài..............................................................................9
4. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài................................................................................9
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.......................................................10
6. Thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu................................................11
7. Bố cục của luận án...............................................................................................17
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT..............................................................................18
1.1 Bản chất, vai trò phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất.......18
1.1.1 Bản chất phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất...............18
1.1.2 Vai trò phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất..................27
1.2 Nội dung và phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản
xuất.......................................................................................................................... 29
1.2.1 Nội dung phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất..............29
1.2.2 Phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất........47
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản
xuất.......................................................................................................................... 60
Tóm tắt chương 1....................................................................................................62
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP ĐÓNG TÀU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG. . .64
2.1 Tổng quan các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng.........64
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn
thành phố Hải Phòng...............................................................................................64
2.1.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng
ảnh hưởng tới phân tích hiệu quả hoạt động...........................................................66
2.2 Thực trạng phân tích hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đóng tàu trên địa
bàn thành phố Hải Phòng.........................................................................................79


2.2.1 Thực trạng về quy trình và vai trò phân tích hiệu quả hoạt động của các

doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng.....................................79
2.2.2 Thực trạng về nội dung và phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động của
các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng..............................84
2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng..............................................104
2.3 Đánh giá thực trạng phân tích hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đóng
tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng....................................................................106
2.3.1 Những kết quả đạt được................................................................................106
2.3.2 Những mặt tồn tại và nguyên nhân...............................................................108
Tóm tắt chương 2...................................................................................................112
Chương 3. HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP ĐÓNG TÀU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG. 113
3.1 Định hướng, quan điểm và nguyên tắc hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động
tại các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng..........................113
3.1.1 Định hướng phát triển của các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố
Hải Phòng.............................................................................................................. 113
3.1.2 Quan điểm và nguyên tắc hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại các
doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng...................................117
3.2 Giải pháp hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp đóng
tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng....................................................................121
3.2.1 Nhóm giải pháp chung..................................................................................121
3.2.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện quy trình và vai trò phân tích hiệu quả hoạt động
............................................................................................................................... 125
3.2.3 Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích hiệu quả hoạt
động....................................................................................................................... 131
3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp....................................................................161
3.3.1 Về phía Nhà nước.........................................................................................161
3.3.2 Về phía các đơn vị chủ quản.........................................................................163
3.3.3 Về phía các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng......164
Tóm tắt chương 3..................................................................................................164

PHẦN KẾT LUẬN...............................................................................................165
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 01. Phiếu khảo sát doanh nghiệp................................................................A1


Phụ lục 02. Bảng mã hóa các câu hỏi khảo sát dùng thang đo Likert.....................A1
Phụ lục 03. Danh sách các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng...........A5
Phụ lục 04. Danh sách các DN đóng tàu thuộc phạm vi nghiên cứu trọng tâm của
luận án..................................................................................................................A11
Phụ lục 05. Cơ cấu tổ chức của các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng
(đại diện)..............................................................................................................A13
Phụ lục 06. Danh sách cán bộ tham gia phỏng vấn...............................................A16
Phụ lục 07. Bảng câu hỏi phỏng vấn.....................................................................A17
Phụ lục 08. Bảng tổng hợp kết quả trả lời phỏng vấn...........................................A20
Phụ lục 09. Kiểm định về quy trình và vai trò phân tích hiệu quả hoạt động........A25
Phụ lục 10. Kiểm định về nội dung phân tích hiệu quả hoạt động........................A26
Phụ lục 11. Kiểm định về chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động..........................A27
Phụ lục 12. Kiểm định về phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động.................A31
Phụ lục 13. Báo cáo Kết quả thực hiện công tác tài chính năm 2017 của Công ty
TNHH MTV 189 (Trích dẫn)...............................................................................A32
Phụ lục 14. Báo cáo Giám sát tài chính năm 2017 của Công ty TNHH MTV 189
(Trích dẫn)............................................................................................................A34
Phụ lục 15. Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm 2017 của Công ty TNHH MTV
189 (Trích dẫn).....................................................................................................A39
Phụ lục 16. Báo cáo Kết quả công tác hậu cầu năm 2017 của Công ty TNHH MTV
189........................................................................................................................ A40
Phụ lục 17. Báo cáo Kết quả công tác bảo vệ môi trường năm 2016-2017 của Công
ty TNHH MTV 189..............................................................................................A43

Phụ lục 18. Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động đề xuất áp dụng cho các
DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng...................................................A46


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH

Bảo hiểm xã hội

DN

Doanh nghiệp

DNSX

Doanh nghiệp sản xuất

GTGT

Giá trị gia tăng

KH&CN

Khoa học và công nghệ

MTV

Một thành viên

NSNN


Ngân sách Nhà nước

QTDN

Quản trị doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ
TT

Số hiệu và tên gọi

Trang

01

Bảng 1.1. Triển khai thực hiện BSC trong DNSX

44

02

Bảng 1.2. Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động của DNSX

45


03

Bảng 2.1. Tương quan Pearson giữa quy mô DN và một số đặc điểm khác

71

04

Bảng 2.2. Mức độ quan tâm tới quy trình và vai trò phân tích hiệu quả
hoạt động

79

05

Bảng 2.3. Mức độ thực hiện quy trình và vai trò phân tích hiệu quả hoạt
động

81

06

Bảng 2.4. Mức độ quan tâm tới nội dung phân tích hiệu quả hoạt động

85

07

Bảng 2.5. Mức độ thực hiện nội dung phân tích hiệu quả hoạt động


86

08

Bảng 2.6. Mức độ quan tâm tới chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động

89

09

Bảng 2.7. Mức độ sử dụng chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động

91

10

Bảng 2.8. Mức độ quan tâm tới phương pháp phân tích hiệu quả hoạt
động

95

11

Bảng 2.9. Mức độ sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động

96

12


Bảng 2.10. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả hoạt động

99

13

Bảng 3.1. Đề xuất BSC của DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải
Phòng

132

14

Bảng 3.2. Phân tích tổng quan Công ty TNHH MTV 189 năm 2017

140

15

Bảng 3.3. Hiệu quả hoạt động về mặt kinh tế ở phương diện tài chính của
Công ty TNHH MTV 189 giai đoạn 2013-2017

143

16

Bảng 3.4. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay của Công ty TNHH MTV 189
giai đoạn 2013-2017

148


17

Bảng 3.5. Dữ liệu đầu vào được sử dụng để minh họa về phương pháp
DEA

159

18

Bảng 3.6. Kết quả tính năng suất tổng hợp Malmquist VRS O

160

19

Biểu 2.1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh

70

20

Biểu 2.2. Đặc điểm quy mô doanh nghiệp

70

21

Biểu 2.3. Đặc điểm số lượng lao động


72

22

Biểu 2.4. Đặc điểm thời gian hoạt động

72

23

Biểu 2.5a. Đặc điểm loại hình DN

73

TT

Số hiệu và tên gọi

Trang

24

Biểu 2.5b. Đặc điểm tính chất sở hữu vốn

73

25

Biểu 2.6. Đặc điểm tổ chức bộ máy phân tích kinh tế


73


TT

Số hiệu và tên gọi

Trang

26

Biểu 3.1. Lợi nhuận của Công ty TNHH MTV 189 giai đoạn 2013-2017

144

27

Biểu 3.2. Hiệu suất sử dụng vốn của Công ty TNHH MTV 189 giai đoạn
2013-2017

144

28

Biểu 3.3. Hiệu suất sử dụng một số loại vốn ngắn hạn của Công ty TNHH
MTV 189 giai đoạn 2013-2017

145

29


Biểu 3.4. Khả năng sinh lời của Công ty TNHH MTV 189 giai đoạn
2013-2017

145

30

Biểu 3.5. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay của Công ty TNHH MTV 189
giai đoạn 2013-2017

148

31

Biểu 3.6. Biến động ROE của công ty TNHH MTV 189 trong giai đoạn
2013-2017

152

32

Hình 1.1. Mô hình BSC 4 viễn cảnh

42

33

Hình 1.2. Cấu trúc BSC


43

34

Hình 1.3. Mô hình phân tích SWOT

52

35

Hình 1.4a. Đường PPF trong trường hợp tối đa hóa đầu ra

54

36

Hình 1.4b. Đường PPF trong trường hợp tối thiểu hóa đầu vào

54

37

Sơ đồ M.1. Thiết kế nghiên cứu

11

38

Sơ đồ M.2. Phương pháp nghiên cứu


13

39

Sơ đồ 1.1. Tổng hợp các cách phân loại hiệu quả hoạt động của DNSX

21

40

Sơ đồ 1.2. Phân loại hiệu quả hoạt động của DNSX sử dụng trong luận án

22

41 Sơ đồ 1.3. Kết hợp nội dung và phương pháp phân tích hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp sản xuất

57

42 Sơ đồ 2.1. Quy trình đóng tàu

74

43

Sơ đồ 2.2a. Quy trình đóng tàu khi hợp đồng chưa có hồ sơ thiết kế

75

44


Sơ đồ 2.2b. Quy trình đóng tàu khi hợp đồng đã có hồ sơ thiết kế

76

45

Sơ đồ 3.1. Các cấp độ hoàn thiện bộ máy phân tích

121

46

Sơ đồ 3.2. Quy trình phân tích hiệu quả hoạt động

126

47

Sơ đồ 3.3. Phân tích ROE của công ty TNHH MTV 189 theo mô hình
Dupont 3 bước

151


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phân tích hiệu quả hoạt động của DN là cần thiết vì nó cung cấp thông tin cho

người sử dụng để ra quyết định nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Trong thời gian
qua, hiệu quả hoạt động của các DN đóng tàu Việt Nam nói chung và trên địa bàn
thành phố Hải Phòng nói riêng có xu hướng sụt giảm mạnh. Điển hình là sự tan rã
của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và hàng loạt các doanh
nghiệp lớn, nhỏ khác trong ngành rơi vào tình trạng: phá sản, giải thể, ngừng hoạt
động, hoạt động cầm chừng, sắp xếp lại,… Nguyên nhân cơ bản là do ảnh hưởng
của suy thoái kinh tế, do khủng hoảng chu kỳ của ngành đóng tàu và biến động về
nhu cầu của ngành vận tải biển, do hệ quả phát triển quá nóng của ngành đóng tàu
Việt Nam những năm trước đó.
Mặc dù đang trải qua thời kỳ hết sức khó khăn nhưng công nghiệp đóng tàu
vẫn được xác định là một ngành kinh tế trọng điểm của quốc gia biển Việt Nam, là
ngành công nghiệp then chốt của thành phố cảng Hải Phòng. Hiệu quả hoạt động
của các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng luôn là mối quan tâm hàng
đầu của nhiều đối tượng sử dụng thông tin. Song, thực tế cho thấy, phân tích hiệu
quả hoạt động của các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện nay tồn
tại nhiều bất cập nên vai trò của công cụ này còn mờ nhạt. Hệ thống lý thuyết về
phân tích hiệu quả hoạt động của DNSX cũng đã khá phổ biến, nhưng chưa được
khảo sát và ứng dụng ở các DN đóng tàu tại địa phương này.
Từ tính cấp thiết của đề tài, kết hợp với định hướng của tập thể cán bộ hướng
dẫn, tác giả đã đề xuất và nhận quyết định nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện phân tích
hiệu quả hoạt động tại các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng” làm
đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu
Trong thời gian qua, tổng hợp tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, tác giả nhận
thấy có nhiều công trình nghiên cứu về phân tích hiệu quả hoạt động của các DN,
song chưa có công trình nghiên cứu nào hoàn toàn trùng lặp với đề tài “Hoàn thiện
phân tích hiệu quả hoạt động tại các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải
Phòng”. Để làm rõ khoảng trống trong nghiên cứu, tác giả tiến hành đánh giá tổng
quan những nghiên cứu tiêu biểu và có một số nhận xét cơ bản như sau:



2
Những nghiên cứu trước đây (gắn với nền kinh tế kế hoạch tập trung, tiếp đó
là giai đoạn đầu chuyển đổi sang kinh tế thị trường) chủ yếu xem xét đến hiệu quả
kinh tế vĩ mô.
Trong nền kinh tế kế hoạch tập trung, hiệu quả hoạt động được đồng nhất với
việc hoàn thành kế hoạch. Theo đó, Chính phủ quyết định hàng hóa và dịch vụ nào
sẽ được sản xuất, số lượng và giá cả mà hàng hóa, dịch vụ sẽ được bán. Trong thời
kỳ này, vấn đề hiệu quả hoạt động đã là mối quan tâm của các nhà nghiên cứu. Điển
hình là nghiên cứu của tác giả Ngô Đình Giao trong cuốn “Những vấn đề cơ bản về
hiệu quả kinh tế trong xí nghiệp công nghiệp” (1984) [18], hay nghiên cứu của
nhóm tác giả Nguyễn Sĩ Thịnh, Lê Sĩ Thiệp, Nguyễn Kế Tuấn trong cuốn “Hiệu
quả kinh tế trong xí nghiệp công nghiệp” (1985) [24],... Những nghiên cứu này đã
đề cập khá chi tiết về hiệu quả hoạt động (ở góc độ là hiệu quả kinh tế) với tiêu
chuẩn để đánh giá là việc “hoàn thành kế hoạch”, còn vấn đề lợi nhuận và giá trị
kinh tế gia tăng không được đề cập đến; mặt khác, mặc dù đề cập đến hiệu quả
trong các xí nghiệp công nghiệp nhưng các xí nghiệp này đều được chỉ huy tập
trung từ Trung Ương, nên thực chất đó là hiệu quả kinh tế vĩ mô. Những sản phẩm
khoa học này hoàn toàn phù hợp với thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao
cấp, nhưng không còn đầy đủ ý nghĩa thực tiễn trong cơ chế thị trường hiện nay.
Tiếp đó, trong giai đoạn chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị
trường, các nghiên cứu liên quan thường xem xét về hiệu quả nền kinh tế. Trong
cuốn “Kinh tế học” (1997), Paul Anthony Samuelson và William D. Nordhaus đã
nêu rõ “Hiệu quả tức là sử dụng một cách hữu hiệu nhất các nguồn lực của nền
kinh tế để thỏa mãn nhu cầu mong muốn của con người” [37]. Hoặc trong nghiên
cứu của A. Allan Schmid “Economic Analysis and Efficiency in Public Expenditure”
(2004), tác giả đã sử dụng phân tích chi phí – lợi ích (Cost-benefit analysis_CBA)
để phân tích kinh tế và hiệu quả chi tiêu công [55]; theo đó, “hiệu quả nghĩa là làm
sao để sản xuất được sản phẩm với chất lượng không đổi mà tiết kiệm chi phí”; tuy
nhiên, đánh giá này đặt các công cụ phân tích chi phí - lợi ích trong một khuôn khổ

hiến pháp và thể chế, nó không phải là một phân tích tài chính hay kinh tế độc lập
với vấn đề chính trị. Trong cuốn “Economic Efficiency in Transition : The Case of
Ukraine” (2006) của Anatoliy G. Goncharuk [56], tác giả đã phân tích về hiệu quả
kinh tế từ việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường tại
Ukraine; theo đó, “Hiệu quả kinh tế là có được lợi ích tối đa từ việc sử dụng tối
thiểu các yếu tố sản xuất đầu vào”, bao gồm “hiệu quả kỹ thuật” (phản ánh khả
năng tạo ra một sản lượng tối đa từ một tập hợp các yếu tố đầu vào giới hạn) và
“hiệu quả phân bổ” (phản ánh khả năng sử dụng các nguồn lực trong sự kết hợp tối


3
ưu giữa chúng và công nghệ sản xuất được ứng dụng); tuy nhiên, nghiên cứu của
ông cũng chủ yếu đề cập tới hiệu quả kinh tế vĩ mô “hiệu quả kinh tế được xác định
là khi nhu cầu của tất cả các thành viên trong xã hội được thỏa mãn đầy đủ với
nguồn lực hạn chế nhất định”. Nhìn chung, những nghiên cứu này có giá trị cao đối
với quản lý vĩ mô, nhưng ít có giá trị tham khảo đối với từng DN.
Khi thực hiện những nghiên cứu của mình, các tác giả trước đây thường thiên
về việc sử dụng các phương pháp phân tích truyền thống, như: phương pháp so
sánh, phương pháp chi tiết, phương pháp loại trừ, phương pháp liên hệ đối chiếu,
phương pháp Dupont,... Các phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện
(có thể làm thủ công),... ; nhưng đó là những phân tích tĩnh nên chất lượng thông tin
cung cấp bị hạn chế. Về nội dung phân tích, các nghiên cứu trước đây tập trung giải
quyết vấn đề hiệu quả kinh tế vĩ mô được đưa ra trong điều kiện nền kinh tế kế
hoạch tập trung hoặc nền kinh tế thị trường chưa phát triển toàn diện, kinh tế Nhà
nước là thành phần kinh tế chủ yếu nên điểm chung về hiệu quả ở các quan điểm
trên là hiệu quả chung của nền kinh tế khi sử dụng các nguồn lực xã hội để đáp ứng
nhu cầu của xã hội loài người. Hay nói cách khác, quan điểm này chú trọng đến
hiệu quả hoạt động của kinh tế vĩ mô, chưa chú trọng đến hiệu quả hoạt động của
kinh tế vi mô, mà cụ thể là hoạt động của các DN, trong khi DN là chủ thể đóng vai
trò quan trọng trong nền kinh tế.

Trong cơ chế thị trường, các nghiên cứu mới về hiệu quả hoạt động đã được
nhiều nhà nghiên cứu thực hiện. Sản phẩm của các nghiên cứu này phần lớn được
thể hiện dưới dạng giáo trình, tài liệu chuyên khảo, luận án, công trình nghiên cứu
khoa học các cấp, bài báo khoa học,...
Về giáo trình, phần lớn các nghiên cứu liên quan đến phân tích hiệu quả hoạt
động đều có điểm chung là đề cập đến ba vấn đề cơ bản của phân tích, đó là tổ chức
phân tích, phương pháp phân tích và nội dung phân tích. Giữa các tài liệu này, về cơ
bản giải quyết khá giống nhau các vấn đề về tổ chức phân tích và phương pháp
phân tích, còn về nội dung phân tích có nhiều điểm riêng. Hầu hết các tài liệu này
xem xét về hiệu quả hoạt động ở góc độ là hiệu quả kinh tế của DN (hay là hiệu quả
kinh doanh). Do đó, các chỉ tiêu biểu hiện nội dung phân tích cũng chủ yếu là hiệu
quả kinh tế, một số chỉ tiêu về hiệu quả xã hội cũng được đề cập đến nhưng không
chuyên sâu, tất cả các chỉ tiêu hiệu quả được đề cập đến dù là hiệu quả kinh tế hay
hiệu quả xã hội đều được xem xét ở góc độ là hiệu quả tài chính. Điển hình là các
cuốn: “Giáo trình Phân tích hoạt động kinh tế của DN” (2002) của tác giả Nguyễn
Thế Khải [26]; “Giáo trình Phân tích hoạt động kinh tế” (2012) của tác giả Nguyễn


4
Ngọc Quang [21]; “Giáo trình Phân tích hoạt động DN” (2011) của tác giả Nguyễn
Tấn Bình [25]; “Giáo trình Phân tích tài chính DN” (2015) của tác giả Ngô Thế Chi
và Nguyễn Trọng Cơ [19]; “Giáo trình Phân tích kinh doanh” (2015) của tác giả
Nguyễn Văn Công [35];...
Về tài liệu chuyên khảo, cuốn “Financial statement analysis” (2008) thuộc
chương trình giảng dạy CFA của Viện CFA [57], đã trình bày cụ thể các vấn đề
thuộc phân tích tài chính (trong đó có phân tích hiệu quả tài chính), tuy nhiên phân
tích hiệu quả phi tài chính không thuộc phạm vi nghiên cứu của cuốn sách này.
Về luận án, có những luận án tập trung giải quyết một hoặc một số mặt thuộc
phân tích hiệu quả hoạt động, cũng có những luận án giải quyết các mặt thuộc phân
tích hiệu quả hoạt động nói chung. Trong đó, xét về công tác phân tích, có những

luận án tập trung nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu phân tích; có những luận án tập
trung nghiên cứu về phương pháp phân tích tương ứng với nội dung phân tích; có
những luận án nghiên cứu về tổ chức phân tích, nội dung phân tích và phương pháp
phân tích. Xét về phạm vi hiệu quả hoạt động, có những luận án chỉ chú trọng vào
một hoặc một số mặt hiệu quả hoạt động (chủ yếu là hiệu quả kinh tế hoặc hiệu quả
kinh doanh), cũng có những luận án đề cập đến mọi mặt hiệu quả hoạt động (kể cả
hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội). Xét về tính chất hiệu quả hoạt động, phần lớn
các luận án tập trung nghiên cứu về hiệu quả tài chính, bên cạnh đó cũng có những
luận án nghiên cứu về hiệu quả phi tài chính bên cạnh hiệu quả tài chính. Xét về
không gian nghiên cứu, các luận án thường có không gian nghiên cứu là một nhóm
DN có những đặc trưng giống nhau (cùng ngành, cùng lĩnh vực, cùng quy mô, cùng
địa bàn hoạt động,...).
Những luận án tập trung nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả
hoạt động ở góc độ là hiệu quả kinh tế (hoặc hiệu quả kinh doanh) điển hình như:
luận án “Hoàn thiện chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Nhà
nước” (1999) của tác giả Huỳnh Đức Lộng [15]; luận án “Hoàn thiện hệ thống chỉ
tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp cổ phần phi tài chính ở Việt Nam” (năm
1999) của tác giả Nguyễn Trọng Cơ [33]; luận án “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu
phân tích tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng của Việt Nam” (2002) của tác
giả Nguyễn Ngọc Quang [20]; luận án “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài
chính trong doanh nghiệp thương mại phục vụ quản trị kinh doanh” (2009) của tác
giả Nguyễn Văn Hậu [36]; luận án “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích của các
công ty tài chính ở Việt Nam” (2011) của tác giả Hồ Thị Thu Hương [14]; luận án
“Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các Công ty cổ phần niêm


5
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” (2012) của tác giả Nguyễn Thị Quyên
[28]; luận án “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các
doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông Vận tải” (2013)

của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hải [32];... Những nghiên cứu này chủ yếu tập trung
vào các chỉ tiêu tài chính, còn các chỉ tiêu phi tài chính hầu như chưa được đề cập
đến. Gần đây, có những nghiên cứu mới về hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt
động của DN không chỉ ở góc độ tài chính, mà còn đưa ra những chỉ tiêu phi tài
chính để đánh giá hiệu quả hoạt động (cả về hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội).
Điển hình là luận án “Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động tại
các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định” (2015) của tác
giả Nguyễn Ngọc Tiến [23],...
Những luận án không chỉ tập trung vào việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân
tích, mà còn tập trung giải quyết về phương pháp phân tích, điển hình như: luận án
“Vận dụng phương pháp phân tích hệ thống và mô hình hoá trong phân tích hoạt
động kinh tế”(2000) của tác giả Phạm Đình Phùng [38]; luận án “Phương pháp
phân tích hiệu quả sử dụng vốn và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn của doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng trong cơ chế thị
trường” (1995) của tác giả Lê Quang Bính [16]; luận án “Hoàn thiện nội dung và
phương pháp phân tích tài chính trong các tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình
công ty mẹ - công ty con ở Việt Nam” (2012) của tác giả Nguyễn Thị Thanh [29];...
Các luận án này, phần nhiều chú trọng đến việc nghiên cứu và đề xuất sử dụng các
phương pháp phân tích truyền thống như phương pháp so sánh, phương pháp chi
tiết, phương pháp loại trừ, phương pháp Dupont,...
Những luận án bao hàm cả tổ chức phân tích, chỉ tiêu phân tích và phương
pháp phân tích, điển hình như: luận án “Phân tích hiệu quả kinh doanh trong các
doanh nghiệp khai thác khoáng sản Việt Nam” (2008) của tác giả Nguyễn Thị Mai
Hương [27]; luận án “Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các Công ty
cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” (2012) của tác giả Trần
Thị Thu Phong [45]; luận án “Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các
doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Khu vực Nam Trung bộ” (2013) của tác giả Đỗ
Huyền Trang [13];... Song, các nghiên cứu đó giải quyết vấn đề nghiên cứu để áp
dụng phù hợp với những đặc thù khác với phạm vi nghiên cứu của tác giả.
Một số luận án, luận văn không cùng lĩnh vực chuyên môn nhưng có những

liên quan nhất định tới đề tài luận án tiến sĩ của tác giả, cần được đánh giá. Tác giả
chia những tài liệu này thành hai nhóm. Một là, những luận án có giá trị tham khảo


6
tốt về phương pháp phân tích, điển hình như: luận án “Phân tích đối thủ cạnh tranh
tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” (2011) của tác giả Phạm Quốc
Khánh [39] đã nghiên cứu và đề xuất việc áp dụng phương pháp SWOT để phân
tích đối thủ cạnh tranh; luận án “Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận của
mô hình thẻ điểm cân bằng trong quản trị chiến lược tại các DN Việt Nam” (2013)
của tác giả Trần Quốc Việt [44] đã nghiên cứu và đề xuất việc áp dụng phương pháp
BSC trong quản trị chiến lược tại các DN Việt Nam; luận án “Nâng cao năng lực
cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”
(2009) của tác giả Vũ Hùng Phương [49] đã sử dụng phương pháp DEA để ước
lượng và phân tích hiệu quả kỹ thuật của ngành giấy Việt Nam;... Hai là, các luận
văn, luận án có giá trị tham khảo cao về sự phát triển và đặc điểm ngành của các
DN đóng tàu, điển hình như: luận văn thạc sỹ “Research on sustainable
development strategy of Korean shipping companies” (2010) của tác giả Duck Hee
Won B.S., Seoul National University [59], được trình bày tại viện Công nghệ
Massachusetts; luận án “Đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hóa ở các công ty đóng tàu
Việt Nam trong tiến trình hội nhập” (2016) của tác giả Lê Thị Kim Chi [17],...
Các nghiên cứu là công trình khoa học các cấp cũng đã phần nào giải quyết
vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án của tác giả ở những góc độ nhất
định. Chẳng hạn như, đề tài khoa học cấp thành phố “Giải pháp chủ yếu nâng cao
hiệu quả hoạt động của các DNSX tại Hà Nội sau khủng hoảng tài chính” (2014)
của tác giả Nguyễn Ngọc Quang [22] đã nghiên cứu và đề xuất những giải pháp chủ
yếu nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNSX tại Hà Nội sau khủng hoảng tài
chính; một số đề tài cấp Học viện: “Phân tích tài chính tại Tập đoàn Dầu Khí Việt
Nam. Thực trạng và giải pháp” (2012), “Phân tích tài chính trong các Công ty Tài
chính thuộc Tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam. Thực trạng và giải pháp”

(2013) của tác giả Nguyễn Thị Thanh [30], [31] đã xem xét hiệu quả hoạt động của
tổ chức ở góc độ tài chính một cách khá cụ thể; ...
Các nghiên cứu là bài báo khoa học thường chú trọng làm rõ việc sử dụng
phương pháp nào để phân tích nội dung gì. Nội dung phân tích được đề cập đến khá
phong phú, đó có thể là hiệu quả của nền kinh tế, hiệu quả của ngành, hiệu quả của
DN được đặt trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển toàn diện hơn; tuy
nhiên, đa phần các nghiên cứu này vẫn tập trung vào hiệu quả kinh tế ở phương
diện tài chính; bên cạnh đó, những nghiên cứu có đề cập đến hiệu quả xã hội thường
chỉ tập trung vào các khía cạnh như: hiệu quả môi trường, hiệu quả giải quyết việc
làm cho lao động,… Các phương pháp phân tích truyền thống vẫn tiếp tục được sử
dụng trong các nghiên cứu gần đây. Bên cạnh đó, xu hướng sử dụng các phương


7
pháp phân tích hiện đại, như: phương pháp SWOT, phương pháp DEA, phương
pháp BSC,… có xu hướng gia tăng mạnh mẽ.
Trong bài viết “Balanced Scorecard: Myth And Reality” (2005) của GS.TS IM
Pandey, Ấn Độ [61], tác giả giới thiệu về phương pháp BSC và việc ứng dụng nó ở
một số công ty lớn trên thế giới, như: Philips Electronics, Tata Steel. BSC khi được
kết nối với KPI1 giúp DN đẩy nhanh tốc độ phát triển bền vững bằng việc quản lý
và đo lường hiệu suất thông qua các chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ảnh hiệu quả
hoạt động của từng bộ phận, cá nhân trong DN. Nghiên cứu này có thể tham khảo
trong việc xây dựng, lượng hóa và phân tích các chỉ tiêu với những điều chỉnh phù
hợp với ngành đóng tàu vào điều kiện cụ thể của các DN đóng tàu thuộc phạm vi
nghiên cứu của đề tài.
Trong bài viết “Improving flow to achieve lean manufacturing in shipbuilding”
(2010) của tác giả Richard Lee Storch & Sanggyu Lim đăng trên tạp chí
“Production Planning & Control” [62], nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp điều
tra thực nghiệm để đánh giá hiệu quả môi trường trong công nghiệp đóng tàu. Tuy
nhiên, các phương pháp phân tích khác không được đề cập đến, và hiệu quả được

xem xét chỉ riêng ở góc độ là hiệu quả môi trường.
Trong bài viết “Selection of construction enterprises management strategy
based on the SWOT and multi-criteria analysis”
(2011), nhóm tác giả
E.K.Zavadskas, Z.Turskis, J.Tamosaitiene [60] đã sử dụng phương pháp SWOT để
phân tích nhằm xây dựng chiến lược quản lý trong các DN xây dựng, qua đó giúp
cho các DN này hoạt động hiệu quả hơn. DN xây dựng có những đặc điểm khá
tương đồng với DN đóng tàu nên nghiên cứu này cũng có giá trị tham khảo tốt, bên
cạnh đó các DN đóng tàu còn có nhiều đặc trưng khác cần nghiên cứu bổ sung để
hoàn thiện.
Trong bài viết “Analysis of Chinese Shipbuilding Industry: Strategic Lessons
for India” (2011), tác giả SN Krishnan [64], đã phân tích công nghiệp đóng tàu
Trung Quốc và đưa ra những bài học chiến lược cho Ấn Độ. Nghiên cứu này chủ
yếu sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp liên hệ đối chiếu trong ngành công
nghiệp đóng tàu của Ấn Độ và Trung Quốc nhằm phát huy vai trò của Chính phủ
trong hỗ trợ và cải cách các chính sách kinh tế. Do đó, nghiên cứu này chủ yếu đóng
góp về điều kiện thực hiện các giải pháp từ phía Nhà nước; mặt khác, các phương
pháp được sử dụng trong nghiên cứu này có hạn chế nhất định về chất lượng thông
tin cung cấp, vì vậy cần nghiên cứu bổ sung các phương pháp phân tích hiện đại.

1

KPI là viết tắt của “Key Performance Indicators” (Các chỉ tiêu hiệu quả chính)


8
Trong bài viết “Measurement and Evaluation Model of Shipbuilding
Production Efficiency” (2017) của nhóm tác giả Shi Guofu, Liu Xiaobing, Xu
Yizhuang, Yao Nailong, đăng trên tạp chí “International Journal of Economic
Behavior and Organization” [63], nhóm tác giả phát biểu rằng, hiệu quả của nhà

máy đóng tàu bị ảnh hưởng toàn diện bởi việc quản lý, các hoạt động kỹ thuật và
sản phẩm cuối cùng; được đo bằng các chỉ tiêu hiệu quả tương ứng phản ánh mức
hiệu quả hoặc năng suất thay đổi trên toàn hệ thống sản xuất. Đây là một cách tiếp
cận phù hợp để phân tích hiệu quả của hệ thống đóng tàu tổng thành trong việc tìm
ra nguyên nhân bên trong của sự kém hiệu quả và các biện pháp thích hợp để cải
thiện. Ưu điểm của nghiên cứu này là sử dụng phương pháp DEA, một phương
pháp phân tích động, cho phép dự đoán khá chính xác về hiệu quả hoạt động. Tuy
nhiên, các thuật toán trong phương pháp DEA khá phức tạp để có thể hiểu và vận
dụng ở những DN mà điều kiện thực hiện công tác phân tích chưa tốt.
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã phát triển mở rộng mô hình
tích hợp nhiều công cụ phân tích khác nhau. Chẳng hạn: trong bài viết “Evaluating
and Managing Tramp Shipping Lines Performances: A New Methodology
Combining Balanced Scorecard and Network DEA” (2014), của nhóm tác giả YingChen Hsu, Cheng-Chi Chung, Hsuan-Shih Lee, H. David Sherman, đăng trên
INFOR, Vol. 51, No. 3, ISSN 0315-5986| EISSN 1916-0615 [66]. Bài viết sử dụng
kết hợp DEA và BSC áp dụng cho một bộ dữ liệu hoạt động hoàn chỉnh có tiềm
năng hỗ trợ các công ty vận tải cải thiện và nâng cao hiệu suất hoạt động. Việc tích
hợp các công cụ phân tích hiện đại làm tăng chất lượng thông tin phân tích, tuy
nhiên với điều kiện của các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện nay
khó vận dụng ngay những kết quả nghiên cứu đó.
Như vậy, tổng quan các công trình nghiên cứu cho thấy: Các nghiên cứu có
liên quan gần với đề tài luận án tiến sĩ của tác giả đã được các nhà khoa học giải
quyết ở nhiều góc độ khác nhau, mang lại những giá trị tham khảo nhất định cho
bản luận án này. Những nghiên cứu chỉ tập trung vào chỉ tiêu phân tích hoặc nội
dung phân tích hoặc phương pháp phân tích hoặc kết hợp một vài khía cạnh nêu
trên thường xem xét hiệu quả hoạt động không chỉ ở phương diện kinh tế, mà cả
phương diện xã hội; không chỉ là hiệu quả tài chính mà cả hiệu quả phi tài chính.
Giải quyết vấn đề theo hướng này một mặt làm rõ khía cạnh được đề cập đến, mặt
khác hiệu quả hoạt động được nhìn nhận ở nhiều phương diện nên đảm bảo tính
chỉnh thể hơn trong việc nhìn nhận về hiệu quả hoạt động của đơn vị. Tuy nhiên, do
chỉ tập trung vào một hoặc một vài khía cạnh của phân tích hiệu quả hoạt động (như



9
đã nêu trên), nên các khía cạnh khác không được đề cập đến hoặc có đề cập nhưng
không cụ thể, không được giải quyết triệt để. Một số nghiên cứu khác tập trung
phát hiện và giải quyết hầu hết, thậm chí toàn bộ các khía cạnh của phân tích
nhưng hiệu quả được đề cập tới chủ yếu là hiệu quả kinh doanh, hoặc hiệu quả tài
chính. Giải quyết vấn đề theo hướng này cho thấy tổng thể về mặt kỹ thuật của phân
tích hiệu quả kinh doanh, hiệu quả tài chính, nhưng chưa cho thấy hiệu quả hoạt
động theo các phương diện phi kinh doanh, phi tài chính.
Tóm lại, ở góc độ chuyên môn kế toán, chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu
nào về phân tích hiệu quả hoạt động để ứng dụng trong các DN đóng tàu trên địa
bàn thành phố Hải Phòng. Đây là khoảng trống nghiên cứu cần được hoàn thiện.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
* Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của luận án là nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm
hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại các DN thuộc phạm vi nghiên cứu.
* Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu tổng quát nêu trên, mục tiêu nghiên cứu cụ thể của luận án được
xác định như sau:
- Hệ thống hóa lý thuyết về phân tích hiệu quả hoạt động của các DNSX;
- Khảo sát thực trạng phân tích hiệu quả hoạt động của các DN đóng tàu trên
địa bàn thành phố Hải Phòng (giai đoạn 2013-2017);
- Hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại các DN đóng tàu trên địa bàn
thành phố Hải Phòng, giúp cho các DN này phát triển bền vững trong thời gian tới.
4. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, luận án hướng tới việc tập trung nghiên cứu
và giải quyết các câu hỏi nghiên cứu đặt ra trong quá trình nghiên cứu như sau:
* Câu hỏi tổng quát
Các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng nên phân tích hiệu quả

hoạt động như thế nào để phát triển bền vững trong thời gian tới?
* Các câu hỏi cụ thể
- Bản chất phân tích hiệu quả hoạt động của DNSX là gì? Nó có vai trò như
thế nào đối với DNSX nhằm mục tiêu phát triển bền vững?


10
- Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phù hợp với nội dung phân tích?
- Thực trạng công tác phân tích hiệu quả hoạt động của các DN đóng tàu trên
địa bàn thành phố Hải Phòng đã và đang diễn ra như thế nào (có những ưu điểm và
hạn chế gì)?
- Định hướng, quan điểm và nguyên tắc nào cho việc đề xuất các giải pháp
hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố
Hải Phòng?
- Những giải pháp nào thích hợp để hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động
tại các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng, giúp cho các DN này phát
triển bền vững trong thời gian tới? Để thực hiện các giải pháp đó cần những điều
kiện gì?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu và giải quyết được các câu hỏi nghiên
cứu đặt ra, luận án xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu như sau:
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là “Phân tích hiệu quả hoạt động của các
DN đóng tàu”.
* Phạm vi nghiên cứu
- Luận án chú trọng vào “nội dung phân tích hiệu quả hoạt động”, làm rõ về
chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích phù hợp với chỉ tiêu ở mỗi nội dung
phân tích; bộ máy, phương tiện, tài liệu, quy trình phân tích là một số vấn đề cần
xem xét thêm để đảm bảo tính toàn diện của công tác phân tích.
- Luận án tập trung tới hiệu quả hoạt động về mặt kinh tế ở phương diện tài

chính, đặt trong mối quan hệ chỉnh thể với các phương diện khác như phương diện
khách hàng, phương diện quy trình nội bộ, phương diện học hỏi và phát triển; đồng
thời xem xét hiệu quả hoạt động về mặt xã hội ở phương diện trách nhiệm xã hội
của DN (cả góc độ tài chính và phi tài chính).
- Luận án thực hiện ở các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng, đây
là những DNSX có hoạt động “đóng tàu” là ngành nghề kinh doanh chính, trên cơ
sở khảo sát số liệu liên quan ở giai đoạn 2013-2017, hướng tới năm 2020, tầm nhìn
2030 nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững của các DN này trong tương lai.


11
6. Thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
* Thiết kế nghiên cứu
Từ mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, tác giả xây dựng khung lý thuyết của đề
tài; đồng thời ước lượng không gian nghiên cứu tổng trên cơ sở các nguồn thông tin
thực tiễn. Thực hiện các bước sàng lọc để thu hẹp không gian nghiên cứu. Tiến hành
khảo sát theo các cấp độ không gian nghiên cứu, tập trung vào không gian nghiên
cứu trọng tâm, tiến hành nghiên cứu trọng tâm và nghiên cứu điển hình để đưa ra
các đánh giá và giải pháp hoàn thiện vấn đề nghiên cứu (Sơ đồ M.1).
Khung lý thuyết

Không gian
nghiên cứu tổng

Cơ sở xác định

Tiêu chí đánh
giá
Căn cứ xây
dựng


Phiếu khảo sát

Sàng lọc bước 1
Khảo sát
chung

Không gian
nghiên cứu thực

Không gian
nghiên cứu ảo

Sàng lọc bước 2

Không gian
nghiên cứu hợp lệ

Không gian nghiên
cứu không hợp lệ

Loạ
i

Sàng lọc bước 3

Tiến hành

Không gian nghiên
cứu trọng tâm


Không gian nghiên
cứu không trọng tâm
Nghiên
cứu trọng
tâm

Phát triển ở
nghiên cứu sau

Nghiên
cứu điển
hình

Kết quả
nghiên cứu

Hoàn thiện
vấn đề nghiên
cứu

Sơ đồ M.1: Thiết kế nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở kết quả nghiên cứu)
Theo kết quả điều tra sơ bộ từ nhiều kênh thông tin [53], [54],… tính đến hết
tháng 12/2017, toàn thành phố Hải Phòng có khoảng trên 80 DN có đăng ký hoạt
động đóng tàu là ngành nghề chính thuộc diện người nộp thuế đang hoạt động, đây
là không gian nghiên cứu tổng của đề tài (Phụ lục 03). Tuy nhiên, thực tế có nhiều



12
DN đang tạm ngừng hoạt động, chỉ còn khoảng 60 DN đang hoạt động (trong đó
khoảng 27 DN quy mô lớn và vừa, 33 DN quy mô nhỏ), đây là không gian nghiên
cứu thực. Theo kết quả khảo sát, trong số 43/60 phiếu đạt (71,67%), có 13 DN quy
mô lớn và 04 DN quy mô vừa đã quan tâm và thực hiện phân tích hiệu quả hoạt
động (chiếm 62,96% nhóm DN cùng quy mô ở không gian nghiên cứu thực); các
DN còn lại đều chưa quan tâm và thực hiện công tác này; do vậy, để hoàn thiện vấn
đề nghiên cứu, 17 DN (Phụ lục 04) được chọn làm mẫu nghiên cứu trọng tâm của
luận án. Đồng thời, từ mẫu nghiên cứu trọng tâm, tác giả chọn Công ty TNHH
MTV 189 làm mẫu nghiên cứu điển hình.
Công ty TNHH MTV 189 (phiên hiệu quân sự: “Nhà máy Z189”) là một DN
quy mô lớn thuộc loại hình DN Quốc phòng an ninh 100% vốn Nhà nước, do Bộ
Quốc phòng quyết định thành lập, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng quản lý trực
tiếp. Công ty có trụ sở chính tại Khu công nghiệp Đình Vũ, phường Đông Hải 2,
quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Vốn điều lệ của Công ty 2 là 1.191,214 tỷ đồng.
Ngành nghề kinh doanh chính là “Đóng mới và sửa chữa tàu thủy” và một số ngành
nghề khác3. Tính đại diện của mẫu điển hình trong mẫu trọng tâm thể hiện như sau:
- Theo đặc điểm về quy mô: Nhìn chung các DN quy mô lớn đạt mức độ quan
tâm và thực hiện phân tích hiệu quả hoạt động cao hơn so với các DN quy mô vừa.
Lựa chọn Công ty TNHH MTV 189 (là 1 DN quy mô lớn) để nghiên cứu điển hình
sẽ cho kết quả nghiên cứu rõ nét hơn.
- Theo đặc điểm về loại hình DN: Đa số các DN thuộc phạm vi khảo sát của
luận án là công ty TNHH. Do vậy, Công ty TNHH MTV 189 có tính đại diện theo
số đông về phương diện này.
- Về tính chất sở hữu vốn: Trong số 17 DN được nghiên cứu tập trung, xét về
tính chất sở hữu vốn có 3 loại DN: DN nhà nước, DN có vốn Nhà nước và DN vốn
tư nhân. Trong đó, số lượng DN Nhà nước ưu thế hầu như mọi mặt (số lượng DN,
vốn, lao động, các điều kiện khác). Công ty TNHH MTV 189 là một DNNN nên có
thể là đại diện.
- Về nhiệm vụ chính trị: Trong số 17 DN phần lớn là các DN đóng tàu dân sự,

Công ty TNHH MTV 189 là một DN đóng tàu quân đội nhưng hoàn toàn có thể đại
diện tất cả các DN này, vì ngoài nhiệm vụ Quốc phòng an ninh, các DN đóng tàu
quân đội có những nhiệm vụ tương tự như đối với các DN đóng tàu dân sự.
2 Theo Quyết định số 1012/QĐ-BQP ngày 30/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
3 Sản xuất các cấu kiện kim loại; Kinh doanh vật tư kim khí; Xuất nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị tàu, xuồng các loại; Vận tải đường sông, đường bộ; Kho bãi và lưu giữ hàng hóa trong
kho; Bốc xếp hàng hóa cảng biển; Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp vận tải ven biển và viễn dương.


13
* Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài trên cơ sở thiết kế nghiên cứu, tác giả sử dụng tổng hợp
nhiều phương pháp khác nhau, được mô tả như sau (Sơ đồ M.2):
PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

Thực hiện

Phương pháp hệ

Chỉ đạo

Phương pháp thu
thập dữ liệu sơ cấp
Thu
thập dữ
liệu

Duy vật biện
chứng
Duy vật lịch sử


Phương pháp luận

Phương pháp
điều tra

Phương pháp thu
thập dữ liệu thứ cấp

Xử lý và
phân tích
dữ liệu

Phương pháp phân tích
và tổng hợp lý thuyết

Nghiên
Nghiên cứu
cứu
tổng
tổng quan
quan

Phương pháp phân loại
và hệ thống hóa lý thuyết

Nghiên
Nghiên cứu
cứu


luận
lý luận

Phương pháp phân tích
tổng kết kinh nghiệm

Nghiên
Nghiên cứu
cứu
thực
thực tiễn
tiễn

Phương pháp toán
thống kê

Mã hóa
dữ liệu

Nhập
liệu

Hiệu
chỉnh

Biến định tính (Tỷ lệ)

Mô tả
các biến
số


Phân tích
sự khác biệt

Phân tích mối liên
hệ giữa các biến số

Biến định lượng (Giá trị trung bình, phương
sai, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ
nhất)

Sơ đồ M.2: Phương pháp nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở kết quả nghiên cứu)


14
Theo sơ đồ M.2, phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật
lịch sử được dùng làm phương pháp luận, chỉ đạo việc sử dụng các phương pháp hệ.
Phương pháp hệ là nhóm phương pháp bao gồm các phương pháp cụ thể, được sử
dụng phối hợp để thực hiện quá trình nghiên cứu. Trong bản luận án này, tác giả sử
dụng hai phương pháp hệ: (1) phương pháp thu thập dữ liệu; (2) phương pháp xử lý
và phân tích dữ liệu.
- Phương pháp thu thập dữ liệu
+ Để thu thập dữ liệu thứ cấp, tác giả tiến hành nghiên cứu tài liệu từ nhiều
nguồn khác nhau. Nguồn dữ liệu thứ cấp được tác giả khai thác là các văn bản pháp
quy liên quan đến vấn đề nghiên cứu; các công trình nghiên cứu liên quan được lưu
trữ ở thư viện quốc gia và thư viện của các cơ sở đào tạo; các thông tin công bố trên
website, các tài liệu nội bộ của DN;… Các dữ liệu này ngay từ đầu được sắp xếp
theo mục đích sử dụng: dữ liệu nghiên cứu tổng quan, dữ liệu nghiên cứu lý luận,

dữ liệu nghiên cứu thực tiễn.
+ Để thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả sử dụng “phương pháp điều tra” qua hai
cách thức là điều tra qua phiếu khảo sát và điều tra qua phỏng vấn. Theo mục đích
sử dụng, các dữ liệu này dùng để nghiên cứu thực tiễn.
Công cụ để thực hiện phương pháp khảo sát là “Phiếu khảo sát DN” (Phụ lục
01) xây dựng trên docs.google.com4. Phiếu khảo sát gồm 85 câu hỏi, được chia làm
3 phần: phần 1 (15 câu) dùng để tập hợp các thông tin chung về DN, phần 2 (59
câu) dùng để khảo sát mức độ quan tâm và thực hiện phân tích hiệu quả hoạt động
của DN, phần 3 (11 câu) dùng để tập hợp các ý kiến đánh giá khác của DN. Tác giả
sử dụng thang đo Likert 5 điểm cho toàn bộ câu hỏi ở phần 2 và một số câu hỏi ở
phần 3 của phiếu khảo sát. Trong đó, các câu hỏi ở phần 2 được đánh giá trên 2 khía
cạnh là “Mức độ quan tâm” và “Mức độ thực hiện”, giá trị điểm số bằng nhau ở mỗi
nấc thang được hiểu là có sự tương đương giữa 2 khía cạnh này; một số câu hỏi ở
phần 3 về nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động được đánh giá trên khía cạnh
“mức độ ảnh hưởng”. Các điểm (theo thứ tự từ 1 đến 5) thuộc mỗi thang đo lần lượt
như sau: thang đo “Mức độ quan tâm” gồm “Hầu như không”, “Ít quan tâm”, “Bình
thường”, “Khá quan tâm”, “Rất quan tâm”; thang đo “Mức độ thực hiện” gồm “Hầu
như không”, “Thấp”, “Trung bình”, “Khá tốt”, “Rất tốt”; thang đo “Mức độ ảnh
hưởng” gồm “Không đáng kể”, “Thấp”, “Trung bình”, “Khá cao”, “Rất cao”.

4

Link: />

15
Đối tượng khảo sát là cán bộ phân tích kinh tế tại các đơn vị thuộc phạm vi
khảo sát; mục tiêu khảo sát nhằm đánh giá thực trạng phân tích hiệu quả hoạt động
của các DN thuộc phạm vi khảo sát đang ở mức độ nào; cách thực hiện: liên hệ
trước với người phụ trách trả lời để trao đổi về hình thức chuyển phiếu khảo sát, sau
đó chuyển phiếu khảo sát dưới hình thức phù hợp (gửi link qua email/facebook/zalo

hoặc gửi bản in), cuối cùng là nhận kết quả khảo sát theo cách thức phù hợp nhất do
hai bên thống nhất.
Bên cạnh đó, tác giả kết hợp phỏng vấn để làm rõ thêm về một số vấn đề liên
quan đến đối tượng nghiên cứu. Do đó, kết quả khảo sát còn được tổng hợp từ các
câu trả lời của các đối tượng được phỏng vấn là các nhà quản trị (đại diện cho người
sử dụng thông tin phân tích) và các cán bộ kế toán kiêm phân tích (là người cung
cấp thông tin phân tích) ở một số DN điển hình thuộc phạm vi khảo sát (Phụ lục
06). Phỏng vấn được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp hoặc phỏng vấn qua
điện thoại; mục tiêu phỏng vấn để thu thập thêm thông tin nhằm làm rõ hơn kết quả
nghiên cứu bằng phiếu khảo sát; công cụ để thực hiện phỏng vấn là “Bảng câu hỏi
phỏng vấn” (Phụ lục 07) được chuẩn bị sẵn.
- Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
Trên cơ sở dữ liệu đã thu thập được, tác giả tiến hành xử lý và phân tích dữ
liệu bằng việc sử dụng các phương pháp phù hợp, cụ thể như sau:
Trong nghiên cứu tổng quan và nghiên cứu lý luận, tác giả sử dụng kết hợp
“Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết” với “Phương pháp phân loại và hệ
thống hóa lý thuyết”. Ở nghiên cứu tổng quan, bằng việc sử dụng các phương pháp
nêu trên, tác giả đánh giá các nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài đã giải
quyết được vấn đề gì, chưa giải quyết được vấn đề gì, từ đó rút ra khoảng trống
nghiên cứu của đề tài. Ở nghiên cứu lý luận, với với sử dụng các phương pháp đó,
tác giả hệ thống hóa các vấn đề lý luận thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, từ đó
rút ra quan điểm cá nhân để làm rõ hơn lý luận vấn đề nghiên cứu.
Trong nghiên cứu thực tiễn, với các dữ liệu thu thập được là các phiếu khảo
sát, bên cạnh những phiếu được trả lời online, có những phiếu trả lời ở bản in sẵn.
Do vậy, để có thể thống kê kết quả một cách tự động, tác giả tiến hành nhập kết quả
khảo sát ở tất cả bản in sẵn vào phần mềm, sau đó dùng lệnh thống kê được tích hợp
sẵn trên mẫu phiếu ở phần mềm để đọc kết quả tổng thể.
Trong tổng số khoảng 60 DN thuộc không gian nghiên cứu thực được khảo
sát, có 43 DN trả lời hợp lệ (đạt 71,67%), các DN còn lại hoặc trả lời không hợp lệ



16
hoặc không trả lời. Trích thống kê kết quả ở phần 1 của phiếu khảo sát tác giả có
được thông tin về đặc điểm hoạt động kinh doanh của 43 DN đó, tỷ lệ phiếu hợp lệ
đạt 71,67% có thể coi là đủ lớn để suy rộng đặc điểm của mẫu nghiên cứu thành đặc
điểm chung của tổng thể.
Trong số 43 phiếu hợp lệ (tương ứng với 43 DN), chỉ có 17 phiếu cho thấy DN
có quan tâm và thực hiện phân tích hiệu quả hoạt động; 26 DN còn lại đều chưa
quan tâm và thực hiện công tác này. Với mục tiêu nghiên cứu nhằm “Hoàn thiện
phân tích hiệu quả hoạt động tại các DN đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải
Phòng”, chỉ những DN đã và đang thực hiện phân tích kinh tế là thuộc không gian
nghiên cứu trọng tâm của luận án.
Trên cơ sở thống kê kết quả từ phần 2 và phần 3 của 17 phiếu (tương ứng với
17 DN thuộc không gian nghiên cứu trọng tâm), tác giả thu được những thông tin
phản ánh thực trạng phân tích hiệu quả hoạt động của các DN này trong giai đoạn
2013-2017. Trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập được, tác giả sử dụng các tính năng
thích hợp trên Excel và SPSS 20 để xử lý. Trong đó, với những câu hỏi có sử dụng
thang đo Likert, tác giả tiến hành mã hóa câu hỏi (Phụ lục 02), nhập liệu kết quả
vào phần mềm SPSS, dùng “Phương pháp toán thống kê” được tích hợp trên phần
mềm SPSS để chạy lệnh và đọc kết quả nghiên cứu5. Cụ thể như sau:
Việc mã hóa câu hỏi dựa trên nguyên tắc “đơn giản” và “gợi nhớ” (ví dụ: câu
hỏi về mức độ quan tâm liên quan đến quy trình thì đầu mã sẽ là “QT”, liên quan
đến vai trò thì đầu mã sẽ là “VT”,…; câu hỏi về mức độ thực hiện thì ký hiệu tương
tự như câu hỏi về mức độ quan tâm nhưng cuối mã có thêm ký tự “T”; câu hỏi về
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thì đầu mã sẽ là “NT”.
Để thống kê “Mức độ quan tâm” đối tượng phân tích, tác giả sử dụng lệnh
“Phân tích thống kê mô tả” (Analyze > Descriptive Statistics > Descriptives); để
thống kê “Mức độ thực hiện” đối tượng phân tích, tác giả sử dụng lệnh “Phân tích
bảng tùy chỉnh” (Analyze > Tables > Custom Tables); để so sánh giá trị bình quân
về “Mức độ thực hiện” với “Mức độ quan tâm” của mỗi đối tượng phân tích, tác giả

sử dụng lệnh “Phân tích kiểm định một mẫu T” (Analyze > Compare Means > One
- Sample T Test); để thống kê “Mức độ ảnh hưởng” của các nhân tố tới hiệu quả
hoạt động, tác giả cũng sử dụng lệnh “Phân tích thống kê mô tả” (Analyze >
Descriptive Statistics > Descriptives) với các nhóm nhân tố này.

5

Trong các bảng tính của SPSS, dấu (.) ở các số liệu đóng vai trò thay dấu “phẩy”, dùng để phân biệt giữa
phần nguyên với phần thập phân.


×