Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Chuyên đề môn bóng ném

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.92 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

---o0o---

CHUYÊN ĐỀ MÔN
BÓNG NÉM
GV hướng dẫn:
Ths. Trịnh Huy Cường
Ths. Nguyễn Đắc Thịnh
Sinh viên: Nguyễn Thảo Tâm
Lớp: Liên thông VLVH 12A1
Năm học: 2017 - 2018


Chuyên đề môn bóng ném

CHUYÊN ĐỀ: Phân tích kỹ thuật di động ném
cầu môn và phương pháp giảng dạy. Cho biết các
yếu tố cấu thành thành tích môn thể thao, cho
biết tố chất đặc thù của môn bóng ném , vì sao ?
I/ KỸ THUẬT DI ĐỘNG NÉM CẦU MÔN
VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
*Phân tích kỹ thuật:
- Tư thế chuẩn bị : đứng chân trước chân sau
khoảng cách hai chân rộng bằng vai, chân thuận đặt trước, gối chân trước
hơi khụy, trọng tâm dồn đều hai chân. Hai tay cầm bóng ở hai bên, hơi lùi
về nữa sau của bóng . Các ngón tay xòe đều tự nhiên, bóng tiếp xúc với
các chai tay và lòng các ngón tay, lòng bàn tay không chạm bóng. Cánh
tay thả lỏng tự nhiên, giử bóng ở phía trước bụng trên. Măt nhìn về hướng
bóng.


- Khi ném bóng : Từ tư thế chuẩn bị, người tập chạy bước đà( trái, phải, trái
đối với người ném tay phải) hơi chéo so với hướng ném . Ngườ ném tay
phải sẽ bật nhảy ở bước thứ ba bằng chân trái . Với sự bột phát của chân
bật nhảy phối hợp với tay vung đưa trọng tâm lên cao thì giai đoạn chính
của kỹ thuật bắt đầu được thực hiện. cùng với sự bật nhảy thì động tác ra
sức cuối cùng củng được thực hiện ngay, tay cầm bóng đưa ra phía saulên trên vai, vai của tay ném củng hoàn toàn xoay và hướng về phía sau.
Động tác ném bóng được thực hiến sau khi cơ thể đạt tới độ cao nhất của
sự bật nhảy với sự chuyển động nhanh mạnh của tay ném bóng . Riêng
trong động tác nhảy vào khu vực cấm của thủ môn thì thời điểm bóng rời
tay ném sẽ được thực hiện ở giai đoạn chót trước khi tiếp đất nhằm chờ
đợi phản ứng của thủ môn. Trong tất cả các trường hợp trên đều đòi hỏi
2


Chuyên đề môn bóng ném
bóng phải rời tay ném trước khi tiếp đất va tiếp đất theo quy luật chân dậm
nhảy chạm đất trước.
 Phương pháp giảng dạy.
- Giới thiệu kỹ thuật :
o Khái quát tên, đặc điểm và cách vận dụng kỹ thuật
o Giảng dạy , phân tích và làm mẫu kỹ thuật . Sau đó thị phạm một số
động tác sai thường gặp và nêu biện pháp sửa chữa cụ thể để học sinh
có ý thức phòng và tránh sai sót ngay khi bắt đầu tập luyện động tác.
o Ký hiệu ném cầu môn: A
- Tiến hành tập luyện:
o Tập không bóng: cho học sinh đứng tai chỗ thực hiện mô phỏng từng
phân đoạn của động tác ném cầu môn, sau khi đã thuần thục thì tiến
hành tập luyện động tác hoàn chỉnh.
o Tập cảm giác bóng : cho học sinh đứng tai chỗ tự ném bóng lên cao rồi
bắt lại nhiều lần để làm quen với cách tiếp xúc, cách ra lực phù hợp với

trọng lượng và chu vi quả bóng.
o Cho học sinh đứng hai hàng ngang, hai người một bóng tập ném bóng
qua lại cho nhau để hình thành cẩm giác bóng và điều khiển hướng bay
của bóng.
*
GV (X)

*

*

*

*

*

*

*

*

6-7m
*

o Cho học sinh tập ném cầu môn 7m , sau đó kéo cự ly ra xa dần và sau
khi học sinh thưc hiện tương đối tốt thì cho ném ở các góc độ khác
nhau.
o Đứng tại chổ với chân bên tay ném đặt phía sau, bước lên ném

o Di động bắt bóng và thực hiện kỹ thuật chạy ném .
o Kết hợp với các kỹ thuật khác như: Di động dẫn bóng kết hợp chạy
ném , di động chuyền bắt bóng kết hợp chay ném. [1]
3


Chuyên đề môn bóng ném
*Cách vận dụng : Đây là kĩ thuật dược sử dụng chủ yếu trong thi đấu
bóng ném . Nó là kết luận của những pha phối hợp bóng ném phạt hoặc
phối hợp chiến thuật và kỹ thuật này có tác dụng như sau rất lớn như :
- Ném cao hơn hàng phòng thủ từ khu vực xa vào cầu môn và vượt qua
hàng phòng ngự của đối phương vào sát khu vực cầu môn để ném
bóng .
- Mở rộng được góc ném khi nhảy ném từ các khu vực phía hai góc vào
cầu môn.
- Một số bài tập bổ trợ :
o Bài tập giằng bóng: Cũng giống như bóng rổ, bóng ném cần phải giẳng
để di chuyển bóng. Người chơi tập giằng bóng bằng một tay, rồi hai
tay, tập giằng qua chướng ngại vật. Trong trận đấu, nếu việc giằng để di
chuyển bóng có khó khăn thì nên chuyền cho đồng đội để di chuyển
bóng dễ dàng hơn.
o Bài tâp bật cao: Để cướp bóng từ đối phương cũng như để cản bóng
dứt điểm vào lưới nhà, việc luyện tập bật cao là rất có ý nghĩa trước
những đường bóng dứt điểm trên không. Đồng thời việc tập bật cao
cũng là một thao tác quan trọng trong việc ghi bàn.

4


Chuyên đề môn bóng ném


Kỹ thuật bật cao giúp nâng cao khả năng ghi bàn

o Bài tập dứt điểm: hay gọi đơn giản là 3 bước ném, đây là kỹ thuật cơ
bản nhất, mỗi người chơi đều phải thuần thục. Vì việc có cơ hội ghi
bàn là rất quan trọng, nếu người chơi vì bị lỗi ở kỹ thuật 3 bước ném
này mà không thể ghi bàn là rất uổng cho đội nhà.

II. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH THÀNH TÍCH MÔN THỂ THAO :
A/ YẾU TỐ KỸ – CHIẾN THUẬT:
- KỸ THUẬT :
- Gồm có kỹ thuật chuyên môn và kỹ thuật chung:
+ Kỹ thuật chung là một quá trình giáo dưỡng làm tăng vốn kỷ năng kỹ xảo
hữu ích cho VĐV.
+ Kỹ thuật chuyên môn là quá trình giáo dưỡng làm cho VĐV nắm vững và
hoàn thiện các kỹ năng kỹ xảo của môn thể thao đó.
+ Trong tập luyện chúng ta cần phải sử dụng các phương pháp và phương
tiện nhằm để hoàn thiện kỹ thuật một cách tốt nhất và phù hợp với từng cá
nhân.

Tác động :
- Kỹ thuật quyết định gần như 70% thành tích của vân động viên .Tuy
nhiên ,kỹ thuật yêu cầu vận động viên rèn luyện nghiêm túc trong suốt
quá trình tập .
- CHIẾN THUẬT:

5


Chuyên đề môn bóng ném

- Là nghệ thuật tranh tài trong thi đấu thể thao. Rèn luyện các chiến thuật trong
thể thao, thực hiện thành thục các thủ đoạn chiến thuật và các thủ đoạn vận dụng
các chiến thuật đó.
- Khai thác các điểm mạnh, yếu của đối phương và điều kiện cuộc thi .
Tác động :
Đi kèm với kỹ thuật và không thể thiếu là chiến thuật . Là phần đóng góp không
hề nhỏ trong thành tích của vân động viên . Nắm vững chiến thuật làm vận động
viên tự tin hơn trong thi đấu , chiến thuật đa đạng sẽ tạo lợi thế không hề nhỏ
trong thi đấu . Vì vậy , rèn luyện chiến thuật ngay trong quá trình ập luyện là
hết sức cần thiết.
B/ THỂ LỰC:
-Sức Nhanh:
Trong thể thao sức nhanh có thể hiểu là năng lực thực hiện nhiệm vụ vận
động với thời gian ngắn nhất. Sức nhanh biểu hiện ở 3 hình thái cơ bản: Phản ứng
nhanh, tần số động tác nhanh và thực hiện động tác đơn nhanh.
+ Phản ứng nhanh. Ví dụ: Khi nghe thấy tín hiệu dừng thì dừng lại ngay
hoặc đang chạy có tín hiệu thì chạy ngược lại ngay chiều vừa chạy… Khi nghe thấy
tiếng súng phát lệnh hoặc hiệu lệnh “Chạy” người chạy phản ứng nhanh bằng động
tác xuất phát. Trong đời sống, khi chúng ta đi xe đạp, xe máy trên đường bất ngờ có
một tình huống xảy ra như có người chạy qua đường, người đi xe đạp phản ứng
nhanh bằng cách thắng gấp hoặc điều khiển tay lái để tránh…
+ Tần số động tác. Ví dụ: Số lần bước chạy trong 1 giây, số lần bước đi
bộ trong 1 phút, số lần tâng cầu hay nhảy dây trong 15s,20s,30s hoặc số lần quạt
tay của VĐV bơi 50m,100m…

6


Chuyên đề môn bóng ném


+ Động tác đơn nhanh. Ví dụ: Trong đấu võ đấu kiếm…xuất đòn
nhanh,khi đối phương ra đòn tấn công nhanh hoặc trong thi đấu bóng chuyền, khi
đối phương đập bóng, lập tức bên bị tấn công có động tác đỡ bóng…
- Sức mạnh :
      Sức mạnh là nền tảng cho tất cả mọi khả năng vật lí của con người. Khi mọi yếu
tố bằng nhau, người nào có nền tảng sức mạnh cao hơn sẽ luôn là người hoạt động
hiệu quả và bền bỉ hơn trong mọi tình huống. Trong thể thao, khi tất cả mọi yếu tố
bằng nhau, vận động viên nào mạnh hơn sẽ luôn luôn là người giành chiến thắng, ở
bất kì hoàn cảnh nào.
Trong môi trường thể thao chuyên nghiệp, tầm quan trọng của sức mạnh càng phải
được chú trọng. Các vận động viên chuyên nghiệp là những đối tượng buộc phải
học cách để tăng cường và sử dụng sức mạnh một cách hiệu quả nhất để thể hiện
được hết các kĩ năng hoặc tiềm năng của mình. Mình xin nhấn mạnh, sức mạnh
không thể giúp bạn có được kĩ năng, nó chỉ có thể giúp bạn thể hiện được kĩ năng
sẵn có ở một tầm cao hơn. Ví dụ, nếu kĩ thuật sút bóng của bạn không tốt, thì việc
tập luyện sức mạnh không thể cải thiện kĩ năng này; nhưng nếu bạn sút bóng tốt, thì
phát triển sức mạnh sẽ làm tăng thêm sự nguy hiểm cho từng cú sút của bạn, thông
qua tốc độ ra chân và lực đi của bóng. Lí thuyết này có thể áp dụng cho hầu hết các
kĩ năng khác trong bóng đá, như việc giúp bạn chạy nhanh hơn, va chạm tốt hơn,
bật cao hơn, bền bỉ hơn, vâng vâng … Nói tóm lại, sức mạnh sẽ giúp các vận động
viên trở thành một phiên bản tốt hơn của chính họ.
- Sức bền:
Sức bền là khả năng thực hiện lâu dài một hoạt động nào đó. Khái niệm sức
bền như một tố chất thể lực, vì vậy, có tính tương đối rất cao, nó được thể hiện
trong một loại hoạt động nhất định. Hay nói cách khác, sức bền là một khái niệm
chuyên biệt thể hiện khả năng thực hiện lâu dài một hoạt động chuyên môn nhất
định Là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể
chịu được
- Sức bền trong vận động thể lực bị chi phối bởi rất nhiều nhân tố:
+ Kỹ thuật thể thao hợp lý, đảm bảo phát huy hiệu quả và đồng thời tiết

kiệm đươc năng lượng trong khi vận động.
Năng lượng duy trì trong thời gian dài trạng thái hưng phấn của các trung tâm thần
kinh.
7


Chuyên đề môn bóng ném
+ Khả năng hoạt động cao của hệ tuần hoàn và hô hấp
+ Tiết kiệm của các quá trình trao đổi chất
+ Cơ thể có nguồn năng lượng lớn
+ Sự phối hợp hài hòa các yếu tố sinh lý
+ Khả năng chịu đựng chống lại sự mệt mỏi nhờ sự nỗ lực của ý chí
- Mềm dẻo :
+Mềm dẻo là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn.
Biên độ tối đa của động tác là thước đo của năng lực mềm dẻo.
+Năng lực mềm dẻo được phân thành hai loại: Mềm dẻo tích cực và mềm
dẻo thụ động.
+Mềm dẻo tích cực: Là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn ở các
khớp nhờ sự nỗ lực của cơ bắp.
+Mềm dẻo thụ động: Là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn ở các
khớp nhờ tác động của ngoại lai như: Trọng lượng của cơ thể, lực ấn, lực ép của
HLV hoặc bài tập.
+Năng lực mền dẻo phụ thuộc vào tính đàn hồi của cơ bắp và dây chằng
- Khéo léo:
Khéo léo là khả năng hoạt động phối hợp cơ thể của VĐV để cùng một lúc
thực hiện có hiệu quả cao nhiều nhiệm vụ vận động nhờ vốn tích lũy kĩ xảo, kỹ
thuật và khả năng thu nhận xử lý tổng hợp nhiều thông tin, tình huống trong vận
động.
Khéo léo được hình thành và phát triển trong tập luyện.
Có mối quan hệ chặt chẽ các phẩm chất tâm lý và năng lực khác như sức mạnh, sức

nhanh và sức bền.

C/ YẾU TỐ SINH LÝ, TÂM LÝ:
- Sinh lý: Các hiện tượng thường gặp trong tập luyện thể dục thể thao là do các
phản ứng rất mạnh của cơ thể đối với việc tập luyện thể dục thể thao gây ra, dẫn
8


Chuyên đề môn bóng ném
đến sự rối loạn chức năng sinh lý bình thường của cơ thể. Vì vậy những nguyên
nhân chính dẫn đến các bệnh trong thể dục thể thao là việc tổ chức tập luyện chưa
đúng khoa học, phương pháp sai dẫn đến lượng vận động vượt giới hạn sinh lý cho
phép của cơ thể người tập.
* Đặc điểm sinh lý của cơ thể:
+ Hệ thần kinh: Trong thi đấu, tình hình trên sân thay đổi bất ngờ và nhanh chóng
nên phải tìm biện pháp thay đổi nhịp độ, phương hướng động tác, thậm chí còn
thay đổi kỹ năng. Do vậy, trong thi đấu vận động viên cần tập trung chú ý cao, thần
kinh rất căng thẳng, do đó cần năng cao tính linh hoạt và ổn định của vỏ não.
+ Thị giác đóng vai trò quan trọng trong việc quan sát bóng, sự di chuyển của
đồng đội và đối phương nên tính nhạy cảm thị giác trong môn bóng tương đối cao.
+ Hệ tuần hoàn: Hình thức chuyển động của cơ thể đa dạng, thời gian hoạt động
và cường độ hoạt động cũng không giống nhau; vị trí đứng không giống nhau, cơ
thể phải vận động rất nhiều nên ảnh hưởng đến chức năng tim mạch. Mức độ biến
đổi phụ thuộc vào chiến thuật sử dụng, sự thay đổi tình huống, vị trí đối phương, sự
thay đổi nhiệt tình trong thi đấu. Khi qui mô thi đấu khác nhau, mức độ hứng thú
khác nhau, phản ứng chức năng tim mạch cũng khác nhau.
+ Tần số mạch yên tĩnh của vận động viên bóng đá là 50-60 lần/phút, bóng rổ là
48-60 lần/phút. Trong thi đấu, tần số mạch có thể tăng cao lên 140-180 lần/phút,
huyết áp tối đa 150-180 mmHg. Sự thay đổi các chỉ số trên còn phụ thuộc vào qui
mô thi đấu và cường độ trận đấu.

+ Hệ hô hấp: Khi thi đấu bóng đá, bóng rổ, hô hấp có thể đạt mức giới hạn. Tần
số hô hấp lên đến 30- 60 lần/phút, hấp thụ oxy đạt 60-95%, nợ oxy kéo dài.

9


Chuyên đề môn bóng ném
+ Năng lượng: mỗi môn bóng khác nhau sự tiêu hao năng lượng khác nhau,
trong đó bóng đá tiêu hao năng lượng nhiều nhất. Theo Pharphell, năng lượng tiêu
hao trong bóng đá 1500 kcal/trận, bóng rổ 900 kcal/trận, bóng chuyền 10
kcal/trận./.[2]
- Tâm lý : Trong quá trình tập luyện và thi đấu thể thao thường xuất hiện những
trạng thái tâm sinh lý gây ảnh hưởng xấu đến thành tích thể thao.
-Để khắc phục tinh trạng đó:
+ Ta sử dụng các yếu tố giáo dục như tạo lòng tin trong tập luyện và thi đấu,
xây dựng tính đồng đội, rèn luyện ý chí.
+ Sử dụng các phương pháp và thủ thuật chuyên môn để điều chỉnh tâm lý của
VĐV, làm quen với những điều kiện thi đấu.
+ Sử dụng các điều kiện môi trường tự nhiên và các điều kiện vệ sinh có tác
động đến giải tỏa trạng thái tâm lý.[3]
D/ YẾU TỐ DINH DƯỠNG:
- Dinh dưỡng là yếu tố trọng yếu đảm bảo cho sự thành công của thành tích
của các vận động viên. Đây là điều đã được các huấn luyện viên cũng như
nhiều chuyên gia dinh dưỡng công nhận.
- Dinh dưỡng thể thao có thể giúp nâng cao hiệu suất thể thao. Một lối sống và tập
thể dục thường xuyên hoạt động, cùng với ăn uống tốt, là cách để giữ gìn sức khỏe
tốt nhất.
- Ăn một chế độ ăn uống tốt có thể giúp cung cấp năng lượng bạn cần để chơi thể
thao thể hình. Bạn có nhiều khả năng bị mệt mỏi và hoạt động kém trong thể thao
khi bạn không có đủ:

+ Năng lượng
+ Carbohydrates
+ Chất lỏng
+ Sắt, vitamin và các khoáng chất khác
+ Protein
E/ YẾU TỐ TẬP LUYỆN:
10


Chuyên đề môn bóng ném
- Tập luyện: Để có được thành tích cao trong thể thao chúng ta cần thông qua
việc rèn luyện, tập luyện thường xuyên để nâng cao thành tích ngoài ra còn cần
xem trình độ tập luyện của mỗi cá nhân và cải thiện, nâng cao từng các bài tập
sao cho phù hợp với thể chất của mỗi VĐV.
- Trình độ tập luyện: hiện nay người ta cho rằng trình độ tâp là những biến
đổi thích nghi trong y – sinh hoc TDTT. Trình độ tập luyện là những biến đổi
thich nghi trong cơ thể của VĐV do tác động của tập luyện . Người ta đánh giá
trình độ tập luyện thông qua các chỉ số hình thái chức năng cơ thể ở trạng thái
tĩnh: Hình thái và cấu trúc của cơ, hoạt động của hệ thống tuần hoàn và hô hấp
v.v…. đó là dấu hiệu của trình độ tập luyện. Ngoài ra người ta còn đánh giá
trình độ tập luyện thông qua các bài test và trình độ tập luyện được thể hiện
thông qua sự tiết kiệm hóa chức năng hoặc đạt được kết quả cao nhất và khả
năng phục hồi nhanh.
- Bài tập:
+ Bài tập chuyên môn: là các bài tập hô trợ cho việc tiếp thu kỹ thuật của
các môn thể thao cũng như hổ trợ cho việc phát triển các tố chất thể lực chuyên
môn, nên người ta chia thành 2 loại : Bài tập hổ trợ kỹ thuật (bài tập dẫn dắt) và
bài tập hổ trợ thể lực( bài tập phát triển).
Bài tập chuyên môn rất phong phú. Chúng có thể là bài tập chi tiết của một
môn thể thao hoặc có thể là các động tác tương tự của môn thể thao đó, ví dụ:

chạy các đoạn ngắn đối với VĐV chạy, VĐV nhảy cầu tập các bài tập nhào lộn.
Như vây một bài tập chỉ có thể là bài tập chuẩn bị chuyên môn khi nó có những
nét cơ bản giống với môn thể thao mà bạn đang tập luyện và thi đấu. Nhưng
không phải tất cả các bài tập chạy đều là bài tập chuẩn bị cho VĐV chạy( bởi vì
còn phụ thuộc vào phương án sử dụng). Mặt khác các bài tập chuẩn bi chuyên
môn củng không nhất thiết giống hệt môn thể thao mà bạn tâp luyện. Nhưng
chúng phải được lựa chon sao cho tác động có chủ đích và có hiệu quả đến sự
phát triển các tố chất thể lực và kỹ xảo vận động ở ngay chính môn thể thao mà
11


Chuyên đề môn bóng ném
bạn tập luyện, ví dụ: sử dụng các bài tập gánh tạ đứng lên ngồi xuống cho VĐV
cử tạ
+ Bài tâp chuẩn bị chung: Nhằm phát triển toàn diện của cơ thể, tạo vốn
kỹ năng kỹ xảo phong phú làm tiền đề cho tiếp tu kỹ thuật ở môn thể thao mà
ban tập luyện. Các bài tập chuẩn bị chung thường rất đa dạng về tính chất , có
thể trùng hợp hoặc không trùng hợp với bài tập chuẩn bị chuyên môn, nhưng
khi chọn các bài tập chuận bi chung thì cần tuân thủ các yêu cầu sau.
Phải bao gồm các phương tiện giáo dục thể chất toàn diện , đặt biệt là các
bài tập có các động tác có hiệu quả đến phát triển các tố chất thể lực và làm
phong phú vốn kỹ năng kỹ xảo vận động cợ bản trong cuộc sống.
Nội dung huấn luyện khi sử dụng các bài tập phải phản ánh được đặt điểm
của chuyên môn hóa thể thao và tạo tiền đề cho các bài tập chuẩn bị chuyên
môn. Ranh giới giữa các bài tập đều mang tính quy ước , bởi vì trong thực tế có
những bài tập đứng giữa hai loại bài tập chuẩn bị chung và bài tập chuẩn bi
chuyên môn( được gọi là bài tập trung gian: bơi các kiểu, chạy các kiểu hoặc
chạy ở các cự lý khác cự ly thi đấu) đó là những bài tập có hình thức giống với
thi đấu nhưng có phương thức thực hiện khác thi đấu .
* Chính nhờ vào 2 loại bài tập này chúng gắn kết đan xen và bổ sung cho

nhau sẽ giúp cho VĐV có thể đạt được thành tích cao trong thể thao, thế nên
trong tập luyện không nên bỏ qua một bộ phận nào cả vì các phần chúng sẽ tạo
nên một cợ cấu tập luyện hoàn thiện và có hiệu quả .[4]

F/ YẾU TỐ HỒI PHỤC SAU VẬN ĐỘNG:
Đặc điểm của thể thao hiện đại là VĐV thường xuyên phải tập luyện và thi
đấu trong thời gian dài với cường độ và khối lượng vận động ở ngưỡng các khả
năng chức năng của mình đôi khi có thể vượt ngưỡng. Để cân bằng giữa mong
muốn tập luyện đạt thành tích thể thao cao với việc tập luyện gây căng thẳng các hệ
12


Chuyên đề môn bóng ném
thống của cơ thể dẫn đến xuất hiện các biến đổi bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe
VDV thì việc sử dụng các phương pháp hồi phục khác nhau có ý nghĩa quan trọng
hàng đầu

Hiện nay sự hồi phục đã được coi là một bộ phận hữu cơ của quá trình

huấn luyện. Do đó việc ứng dụng thực tế các phương pháp hồi phục khác nhau
trong hệ thống đào tạo VĐV là cơ sở để tiếp tục nâng cao hiệu quả tập luyện và
nhằm đạt được mức độ chuẩn bị thể lực tốt.
- Các nhóm phương pháp thông thường trong hồi phục:
Gồm 3 nhóm được sử dụng rộng rãi nhất trong thể thao là chia các phương
pháp hồi phục thành ba nhóm: Nhóm các phương pháp sư phạm; nhóm các
phương pháp tâm lý; nhóm các phương pháp y - sinh học.
+ Các phương pháp hồi phục sư phạm: là một nội dung bắt buộc trong
chương trình tập luyện của tất cả các đối tượng nhằm tăng cường cơ thể bằng
cách sử dụng các bài tập và chế độ tập luyện nghỉ nghơi hợp lý.Các phương
pháp này thường rất đa dạng và phong phú bao gồm từ sự phối hợp hợp lý giữa

lượng vận động và nghỉ nghơi trong chu kỳ luyện tập cũng như áp dụng các
buổi tập hồi phục các bài tập thả lỏng chuyên biệt đảm bảo tính tăng dần tính
chu kỳ của lượng vận động đa dạng hoá phương pháp và khối lượng cường độ
tập luyện phối hợp hợp lý giữa các bài tập chuyên môn và không chuyên môn
Xây dựng bài tập hợp lý nghĩa là lượng vận động thực hiện phải tương ứng
với trạng thái sức khoẻ mức độ chuẩn bị thể lực (khả năng chức năng) và tuổi
của người tập.
Kết hợp hợp lý huấn luyện chung và huấn luyện chuyên môn.
Sử dụng luân phiên xen kẽ các bài tập có cường độ và khối lượng khác
nhau.
Xây dựng kế hoach tập luyện và thi đấu hợp lý trong chu kỳ nhỏ chu kỳ
trung bình và chu kỳ lớn.
13


Chuyên đề môn bóng ném
Tập luyện ở vùng núi cao nhằm rèn khả năng thích nghi với thiếu oxy của
cơ thể VĐV.
Xây dựng chế độ sinh hoạt cá nhân hợp lý.
Xây dựng bài tập cụ thể hợp lý và sinh động tạo trạng thái tâm lý ham muốn
tập luyện.
Cá nhân hoá các bài tập khởi động và các bài tập hồi phục.
Tận dụng hiệu quả của hiệu ứng nghỉ ngơi tích cực và thư giãn.
Tuy nhiên mục đích và ý nghĩa của các phương pháp sư phạm hồi phục
sức khoẻ cho vận động viên lại chính là các bài tập các bài tập có tính chất thay
đổi đặc điểm và hình thức tập luyện tạo ra sự hưng phấn và thư giãn để tạo điều
kiện hồi phục tự nhiên tối ưu cho vận động viên.
+ Các phương pháp hồi phục tâm lý: Đây là nhóm phương pháp có ý nghĩa
rất quan trọng trong hoạt động TDTT nhằm loại bỏ căng thẳng về thần kinh và
tâm lý của vận động viên để đẩy nhanh quá trình hồi phục chức năng vận động

và các chức năng khác của cơ thể . Đây là nhóm phương pháp rất đa dạng bao
gồm từ việc tổ chức các hình thức nghỉ nghơi cho tới xây dựng bầu không khí
lành mạnh trong tập thể đảm bảo tính thích hợp về bố trí đội hình thi đấu cũng
như sắp xếp chỗ ăn ở tổ chức các cuộc trao đổi nói chuyện cá nhân hoặc theo
nhóm xây dựng tính tự chủ lòng dũng cảm và các tính cách cần thiết khác cho
vận động viên thực hiện các hình thức sinh hoạt văn hoá văn nghệ lành
mạnh...Trong những trường hợp cần thiết cũng có thể điều hoà trạng thái tâm lý
của vận động viên bằng các tác động đặc biệt như ám thị tự ám thị và các
phương pháp dược liệu khác. Phương pháp hồi phục tâm lý nhằm mục đích
điều hoà nhanh chóng các trạng thái tâm lý sau các bài tập tập luyện thi đấu và
thi đấu căng thẳng tạo điều kiện cho sự hồi phục các chức năng sinh lý và năng
lực vận động tạo ra trạng thái tâm lý tốt nâng cao khả năng huy động các
nguồn dự trữ của cơ thể đảm bảo cho hoạt động cơ.
14


Chuyên đề môn bóng ném
* Nhóm các phương pháp tâm lý - sư phạm bao gồm: Không khí quan hệ
tập thể giữa các vận động viên và giữa vận động viên với huấn luyện viên cán
bộ quản lý; phân trách nhiệm vị trí vận động viên trong đội dựa trên trình độ
mỗi vận động viên và phải chú ý đến loại hình thần kinh nguyện vọng của mỗi
vận động viên; điều kiện sinh hoạt tập luyện và thi đấu tiện nghi tạo điều kiện
thuận lợi cho vận động viên; các hình thức nghỉ ngơi thú vị thỏai mái.
* Nhóm các phương pháp tâm lý - vệ sinh bao gồm: Cải thiện chế độ sinh
hoạt hợp lý tăng thời gian ngủ nghỉ ảnh hưởng của ánh sáng âm nhạc một số
phương pháp thư giãn cơ sử dụng một số thuốc để cân bằng các quá trình thần
kinh . Để điều khiển trạng thái tâm lý và giảm bớt trạng thái căng thẳng thần
kinh tâm lý vận động viên các nhà khoa học đã đề nghị dùng các phương pháp
sau: Thôi miên đảm bảo ngủ- nghỉ ngơi hợp lý tập luyện điều hòa thần kinh tâm
lý các liệu pháp tâm lý sử dụng một số loại thuốc giãn cơ các bài tập thở điều

kiện sinh hoạt thuận lợi thoải mái một số hình thức giải trí.
+ Các phương pháp hồi phục y - sinh học có ý nghĩa và vai trò rất quan
trọng trong việc đảm bảo hồi phục hoàn toàn khả năng hoạt động thể lực của
vận động viên. Đây là các phương pháp được sử dụng để phục hồi dự trữ năng
lương của cơ thể đã bị tiêu hao trong hoạt động cân bằng thần kinh cũng như
trạng thái chức năng của các hệ cơ quan khác như tuần hoàn hô hấp trao đổi
chất tăng cường hoạt tính men khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể
trước những tác động bất lợi từ môi trường bên trong và bên ngoài.
Phương pháp hồi phục y - sinh học được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thể
thao là:
Dinh dưỡng hợp lý bao gồm sử dụng các vitamin các dược chất các chất tạo
thích nghi - adaptogen các chất ảnh hưởng lên các quá trình năng lượng
Các yếu tố vật lý (điện trị liệu thuỷ trị liệu ánh sáng trị liệu điều trị oxy áp
suất cao...)
15


Chuyên đề môn bóng ném
Chế độ sinh hoạt trong ngày hợp lý các yếu tố khí hậu môi trường tự nhiên .
III. TỐ CHẤT ĐẶC THÙ MÔN BÓNG NÉM :
Do đặc thù của môn bóng ném là một hoạt động tập thể mang tính đối
kháng trực tiếp nên ngoài việc phát triển toàn diện các khả năng vận động còn
tăng tính dũng cảm , tính kỹ luật , tính đoàn kết và quyết đoán trong các tình
huống trong thi đấu
Bóng ném là một môn thể thao mang tính tập thể và đối kháng, thời gian tập
luyện và thi đấu kéo dài đòi hỏi các vận động viên phải tập trung chú ý cao, có
khả năng thực hiện các hành động chuyên môn và khả năng duy trì thể lực trong
suốt thời gian tập luyện và thi đấu. Trong các nhân tố quyết định đến hiệu quả
thi đấu như: Tâm lý, kỹ - chiến thuật… thì thể lực có vai trò quan trọng, nếu VĐV
không được chuẩn bị tốt về mặt thể lực sẽ không thực hiện được các động

tác kỹ thuật bài tập. Trong các tố chất thể lực thì sức bền tốc độ có vai trò quan
trọng, nó là cơ sở để đánh giá trình độ thể lực của VĐV bóng ném, sức bền tốc độ
được thể hiện rất rõ ở các pha tranh đua tốc độ, tranh cướp bóng và di chuyển
không bóng.
 Tố chất sức bền tốc độ:
Sức bền tốc độ trong bóng ném là khả năng duy trì hoạt động trên sân của các
cầu thủ trong thời gian dài, tức là các cầu thủ thực hiện một hoạt động nào đó,
trong thời gian hoạt động mà khả năng duy trì tốc độ giảm không nhiều. Sức bền
tốc độ là cơ sở cho vận động viên nắm vững những kỹ thuật, kỹ xảo vận động nâng
cao thành tích thi đấu. Vì vậy nếu tố chất này không được đảm bảo sẽ làm hạn chế
khả năng thực hiện các ý đồ chiến thuật, thậm chí cả những pha
phối hợp đơn giản như: Khéo léo, mềm dẻo vốn là truyền thống của các cầu thủ .
Sức bền tốc độ trong bóng ném là năng lực duy trì hoạt động củaVĐV thực
hiện một hoạt động nào đó với cường độ lớn trong thời gian hoạt động mà khả năng
duy trì tốc độ giảm không nhiều. Sức bền tốc độ là tố chất đặc thù của bóng ném
bởi trong thi đấu VĐV luôn hoạt động với cường độ cao, kết hợp với di chuyển để
phối hợp tấn công phòng thủ. Do tính chất của trận thi đấu bóng ném là tranh cướp
quyết liệt, biến hoá rất phức tạp do đó hướng di chuyển của cầu thủ cũng rất đa
dạng, đồng thời cự ly di chuyển cũng không nhất định. Thành phần nổi trội trong
sức bền tốc độ của bóng ném là tốc độ tuyệt đối và khả năng chịu đựng của VĐV.
16


Chuyên đề môn bóng ném
Sức bền là khả năng thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước hay
là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể
chịu đựng được. Do thời gian hoạt động đó cuối cùng bị giới hạn bởi sự xuất
hiện của mệt mỏi, nên cũng có thể nói sức bền là năng lực của cơ thể chống lại
mệt mỏi trong một hoạt động nào đó.Sức bền là một trong những tố chất quan trọng
nhất của cầu thủ bóng đá, đồng thời còn là một trong những yếu tố để dẫn tới sự

thành công của cầu thủ trong tập luyện và thi đấu. Sức bền chia ra làm hai loại:
- Sức bền chung: Là sức bền trong các hoạt động kéo dài với cường độ
thấp,có sự tham gia của phần lớn hệ cơ.
- Sức bền chuyên môn: Là năng lực duy trì khả năng vận động cao trong những
loại hình bài tập nhất định. Bóng ném là môn thể thao vận động không ngừng,
không đứt quãng với khối lượng lớn các động tác kỹ thuật có cường độ cao.Do đó
muốn trở thành một cầu thủ thi đấu ổn định, phong độ tốt thì phải có một nền tảng
thể lực tốt, bởi thể lực là cơ sở để phát triển các năng lực khác như kỹ - chiến
thuật,đặc biệt là sức bền tốc độ [5]
Tài liệu tham khảo:
[1]: Giáo trình bóng ném trang 50/53/54.
[2] [3] [4]: website : viettelsports.vn: các đặc điểm sinh lý các môn thể thao.
[5]: website: text.xemtailieu.com: sức bền tốc độ cho VĐV nam môn bóng.

17


Chuyên đề môn bóng ném

18



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×