Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

BIỆN PHÁP HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG TRONG PHÒNG NGỪA TAI nạn điện CHO NGƯỜI NUÔI tôm TỈNH sóc TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.66 KB, 43 trang )

BIỆN PHÁP HUY
ĐỘNG CỘNG ĐỒNG
TRONG PHÒNG
NGỪA TAI NẠN ĐIỆN
CHO NGƯỜI NUÔI TÔM
TỈNH SÓC TRĂNG

1


- Các nguyên tắc đề xuất biện pháp phòng ngừa tai
nạn điện cho người nuôi tôm tỉnh Sóc Trăng
Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
“Khả thi” theo Từ điển Tiếng Việt có nghĩa là khả năng
thực hiện. Như vậy, một biện pháp tính khả thi là một biện
pháp có khả năng thực hiện trên thực tế hay nói một cách
khác là những biện pháp có khả năng đi vào cuộc sống mà
không chỉ dừng lại trên giấy. Việc bảo đảm tính khả thi của
các biện pháp phòng ngừa tai nạn điện cho người nuôi tôm
tỉnh Sóc Trăng là một yêu cầu rất quan trọng được đặt ra
trong suốt quá trình xây dựng các biện pháp. Để các biện
pháp thật sự đi vào cuộc sống, hành nghề của người nuôi tôm
tỉnh Sóc Trăng thì ngoài yêu cầu về chất lượng của nội dung
các biện pháp (là phải bảo đảm tính khả thi, phải phù hợp với
thực tiễn khách quan), cũng cần phải tiến hành tốt việc tổ
chức thực hiện các biện pháp. Vậy, nếu khi nói đến tính “khả
thi” của các biện pháp tức là chỉ nhằm tới “khả năng” thực
hiện, thì hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp một biện pháp
có tính khả thi nhưng không đi vào được cuộc sống do khâu
tổ chức thực hiện (không tổ chức thực hiện hoặc tổ chức thực


2


hiện không tốt). Do đó, tính khả thi của các biện pháp được
hiểu là khả năng thực hiện trên thực tế của biện pháp đó.
Tính khả thi là một trong những yêu cầu về nội dung, mang
lại chất lượng cao cho biện pháp phòng ngừa tai nạn điện cho
người nuôi tôm tỉnh Sóc Trăng khả năng thực hiện trên thực
tế và dễ đi vào cuộc sống thì cần những điều kiện cụ thể,
nhất định.
Việc đề xuất các biện pháp phòng ngừa tai nạn điện cho
người nuôi tôm tỉnh Sóc Trăng yêu cầu chúng ta phải đặt
chúng trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của thời đại, của đất
nước, của địa phương cũng như sự tác động của các yếu tố
khách quan, chủ quan. Áp dụng tốt nguyên tắc này sẽ giúp
chúng ta tránh được quan điểm quá tả hoặc quá hữu khi đưa ra
các biện pháp.
Tóm lại, các biện pháp phòng ngừa tai nạn điện cho
người nuôi tôm tỉnh Sóc Trăng phải có cơ sở lý luận, thực tiễn
rõ ràng, được xây dựng trên những luận cứ khoa học, đáp ứng
với những yêu cầu thực tế, đảm bảo tính khả thi cao.
Nguyên tắc đảm bảo tính cộng đồng

3


Thực chất của nguyên tắc này là tăng năng lực của cộng
đồng thông qua tăng nội lực và giúp cộng đồng tham gia vào
các biện pháp phòng ngừa tai nạn điện cho chính bản thân họ.
Các nguồn nội lực của cộng đồng cần được phát huy

gồm:
Nguồn nhân lực, gồm sức khoẻ, kiến thức, tay nghề,
kinh nghiệm của những lao động chính trên địa bàn có ý
nghĩa quyết định trong giải quyết tốt các vấn đề của cộng
đồng.
Tài nguyên thiên nhiên: Là nguồn lực phục vụ cho quá
trình phát triển cộng đồng. Đây là một trong những tiền đề để
phát triển bền vững thông qua việc sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên; chú ý đến việc trang bị kiến thức, kỹ thuật cho người
dân, tìm kiếm và sử dụng nguồn tài nguyên mới có thể vừa
phục vụ cho quá trình phát triển của cộng đồng vừa tạo ra tính
bền vững như việc tìm kiếm và sử dụng nguồn nguyên liệu sạch
từ: Gió, năng lượng mặt trời…
Cơ sở vật chất, kỹ thuật và cơ sở hạ tầng: gồm hệ thống
đường xá, cầu cống, các công trình…

4


Tài chính: Để cộng đồng phát triển, ngoài những nhân tố
quan trọng trên đây, việc tổ chức, huy động nguồn tài chính
đáng kể được lập lên từ chính người dân trong cộng đồng đó có
ý nghĩa hết sức quan trọng. Những thí dụ điển hình trong thực
tiễn được sử dụng khá hiệu quả là các nguồn tài chính vi mô
hay quỹ tín dụng của các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ, hội
cựu chiến binh, hội nông dân, đoàn thanh niên được huy động
và thành lập trên cơ sở vốn góp của các hội viên, hỗ trợ nhau
phát triển kinh tế đã mang lại hiệu quả thiết thực, giảm thiểu
tình trạng cho vay nặng lãi và các vấn đề tiêu cực nảy sinh.
Mối quan hệ xã hội, tức tính liên kết của cộng đồng gắn

bó hay lỏng lẻo đều có ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển
của cả cộng đồng. Việc chú ý phát huy mặt tích cực, hạn chế
tiêu cực trong mối quan hệ xã hội tại cộng đồng là cần thiết.
Khi các thành viên trong các nhóm quan tâm, giúp đỡ lẫn
nhau, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, nuôi dạy con cái, cùng
nhau xây dựng, sử dụng và bảo quản công trình cộng đồng…
thì các nguồn lực nêu trên ngày càng được củng cố, mối quan
hệ cộng đồng thêm chặt chẽ và bền vững hơn.
Tận dụng tốt các chính sách hiện hành của Chính phủ
trong hỗ trợ cộng đồng như: Chính sách đầu tư và phát triển
5


kinh tế địa phương; chính sách xóa đói giảm nghèo; chính sách
tăng cường dân chủ cơ sở…là nguồn lực vô cùng to lớn mà
cộng đồng có thể phát huy để tập trung cho mục tiêu phát triển.
Ngoài ra, để tăng năng lực của cộng đồng, việc mở các
lớp tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức, tổ chức các
buổi hội thảo tại thôn hay hội thảo đầu bờ… nhằm tăng cường
trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cũng như nâng cao kiến thức
làm ăn có ý nghĩa rất quan trọng, giúp nâng cao năng lực, kỹ
năng của người lãnh đạo cộng đồng và mỗi người dân trong
việc lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn để có
thể tự giải quyết các vấn đề còn tồn tại và phát sinh mới trong
mỗi cộng đồng.
Và để giúp cộng đồng tự lực phát triển thì lãnh đạo cộng
đồng (chính quyền xã, trưởng các thôn/bản) cần nhận thức rõ:
sự giúp đỡ từ bên ngoài, của các cá nhân hay mỗi tổ chức xã
hội chỉ là chất xúc tác, điều quan trọng là làm sao để bản thân
người dân tại cộng đồng phát huy được các nguồn nội lực nêu

trên. Nếu người dân không tự cố gắng mà chỉ trông chờ, ỷ lại
vào sự giúp đỡ của Nhà nước và của các cộng đồng khác thì
vấn đề tai nạn điện cho không thể được giải quyết một cách
triệt để và bền vững được.
6


Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Các biện pháp đề xuất có thể bổ trợ cho nhau và có mối
quan hệ đồng bộ. Phù hợp với khung lí luận và cơ sở thực
tiễn đã được trình bày ở chương 1 và chương 2. Tính đồng bộ
cho thấy các nội dung của các biện pháp phòng ngừa tai nạn
điện cho người nuôi tôm tỉnh Sóc Trăng có mối quan hệ biện
chứng. Mỗi biện pháp có vai trò của nó nhưng việc triển khai
phải có tính đồng bộ giữa các giải pháp được đề xuất.
Nguyên tắc phối hợp
Phối hợp là hoạt động cùng nhau của hai hay nhiều cá
nhân, tổ chức để hỗ trợ cho nhau thực hiện một công việc
chung.
Việc huy động cộng đồng trong phòng ngừa tai nạn điện
cho người nuôi tôm tỉnh Sóc Trăng là một quá trình lâu dài
liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan rất
nhiều đến các mối quan hệ xã hội. Vì thế, việc này luôn luôn
đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng xã
hội và nhất là đòi hỏi sự nhận thức, hình thành hành vi của
người nuôi tôm, các thành viên trong gia đình người nuôi tôm
và mọi người trong xã hội.

7



Phối hợp hay huy động cộng đồng tham gia trong phòng
ngừa tai nạn điện cho người nuôi tôm tỉnh Sóc Trăng và tổ
chức mọi thành viên trong cộng đồng tham gia vào việc
phòng ngừa tai nạn điện cho người nuôi tôm, từ việc xây dựng
cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc tuyên truyền
nâng cao nhận thức cho người nuôi tôm, kinh phí cho cán bộ
tuyên truyền, tạo môi trường thống nhất giữa quản lý–hộ nuôi
tôm– các lực lượng xã hội.... Nội dung của việc huy động
cộng đồng tham gia trong phòng ngừa tai nạn điện cho người
nuôi tôm tỉnh Sóc Trăng nằm trong việc tìm hiểu câu trả lời
của các câu hỏi: Huy động cộng đồng hướng vào những mục
đích nào? Huy động cộng đồng hướng vào những nguồn lực
nào? Huy động cộng đồng là huy động ai? Lực lượng nào?
Huy động cộng đồng như thế nào?
Trong lý luận cũng như trong thực tiễn giáo dục, sự
thống nhất trong tác động từ quản lý hộ nuôi tôm các lực
lượng xã hội được xem là vấn đề có tính nguyên tắc đảm bảo
cho mọi các biện pháp phòng ngừa có điều kiện đạt hiệu quả
tốt. Nếu không có sự tính toán chính xác và phối hợp ăn ý
giữa các bộ phận thì sẽ có thể gây thiệt hại đến những khu vực

8


xung quanh, làm tổn thất tài sản và gây nguy hiểm đến con
người.
Tương tự như vậy, các thành viên trong các nhóm xã hội
từ quản lý hộ nuôi tôm các lực lượng xã hội cũng phải biết
phối hợp với nhau khi làm việc. Đó là nguyên tắc phối hợp

trong phòng ngừa tai nạn điện cho người nuôi tôm tỉnh Sóc
Trăng.
Nguyên tắc phù hợp với tình hình địa phương
Nguyên tắc phù hợp với tình hình địa phương là một
nguyên tắc cần quán triệt trong triển khai, thực hiện các giải
pháp. Ngay trong các nhóm nhiệm vụ, giải pháp của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây
dựng, chỉnh đốn Đảng cũng yêu cầu các hoạt động cần phù
hợp từng đối tượng, từng cấp, từng ngành, từng địa phương.
Có thể hiểu nguyên tắc phù hợp với tình hình địa
phương là một quá trình đảm bảo có sự tham gia mà ở đó
người dân địa phương từ mọi ban ngành cùng nhau thúc đẩy
các hoạt động động phòng ngừa tai nạn điện cho người dân ở
địa phương nhằm hướng đến sự an toàn trong sử dụng điện
cho người nuôi tôm.

9


Thực hiện nguyên tắc này là căn cứ vào Thực trạng các
vấn đề về an tòan điện, những vấn đề, thách thức liên quan đặt
ra với các hộ nuôi tôm ở địa phương; Nhu cầu của các nhóm
hộ nuôi tôm trong xã, phường, thị trấn; Nghị quyết Đại hội
đảng bộ xã, phường,thị trấn; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của xã, phường, thị trấn; Định hướng lĩnh vực ưu tiên của
xã, phường, thị trấn, … để có thể triển khai thực hiện đạt hiệu
quả.
- Đề xuất một số biện biện pháp huy động cộng đồng
trong phòng ngừa tai nạn điện cho người nuôi tôm tỉnh
Sóc trăng

Biện pháp 1: Triển khai các văn bản pháp quy về việc
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Điện lực
Vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, xâm phạm
tới trật tự nhà nước, xã hội, sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể,
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật hành
chính bảo vệ, do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện với lỗi vô ý
hoặc cố ý và theo quy định của pháp luật phải bị áp dụng chế
tài hành chính.

10


Vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực là hành vi
trái pháp luật, xâm phạm trật tự quản lý nhà nước về điện lực
và hoạt động điện lực, do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện với
lỗi vô ý hoặc cố ý và theo quy định của pháp luật phải bị áp
dụng chế tài hành chính.
Xử phạt hành chính là hoạt động cưỡng chế nhà nước
nhằm áp dụng các biện pháp xử phạt đối với cá nhân, tổ chức
thực hiện hành vi vi phạm hành chính, do cơ quan nhà nước,
người có thẩm quyền tiến hành, thông qua việc áp dụng các
hình thức xử phạt hành chính phù hợp với tính chất, mức độ
nguy hiểm của hành vi vi phạm gây thiệt hại về vật chất cũng
như tinh thần cho cá nhân, tổ chức vi phạm.
Mục tiêu
Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực
những năm gần đây có xu hướng ngày càng tăng, diễn biến
ngày càng phức tạp, tinh vi. Đối tượng vi phạm bao gồm cả cá
nhân và tổ chức, cả tổ chức sử dụng điện và cả tổ chức hoạt
động điện lực. Để kịp thời ngăn chặn, hạn chế những thiệt hại

do vi phạm hành chính gây ra, nâng cao ý thức chấp hành
pháp luật cho các cá nhân, tổ chức, góp phần giữ vững ổn

11


định an ninh cung cấp điện đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật
về xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm
trong lĩnh vực điện lực nói riêng hoàn thiện, thống nhất và
đồng bộ.
Nội dung
Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực về các
nội dung sau:
Pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực điện lực
Hệ thống quy phạm pháp luật hiện hành về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực
Quy định pháp luật chung về xử lý vi phạm hành chính:
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (được
sửa đổi, bổ sung năm 2008).
Các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh.
Quy định pháp luật chuyên ngành về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực điện lực

12


Nghị định số 68/2010/NĐ-CP ngày 15/6/2010 của Chính
phủ quy định về xử phạt vi phạm phỏp luật trong lĩnh vực
điện lực.

Thông tư số 27/2011/TT-BTC ngày 19/7/2011 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương quy định trình tự, thủ tục điều tra, xử
lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực.
Các chế định cơ bản của quy định pháp luật về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
điện lực
+ Thứ nhất, nguyên tắc phân định thẩm quyền.
+ Thứ hai, nguyên tắc thời hiệu.
+ Thứ ba, nguyên tắc xử phạt.
Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực
+ Thứ nhất, nhóm hành vi vi phạm quy định về giấy
phép hoạt động điện lực.
+ Thứ hai, nhóm hành vi vi phạm quy định về xây dựng,
lắp đặt công trình điện.

13


+ Thứ ba, nhóm hành vi vi phạm quy định về hoạt động
phát điện.
+ Thứ tư, nhóm hành vi vi phạm quy định về hoạt động
truyền tải điện.
+ Thứ năm, nhóm hành vi vi phạm quy định về hoạt động
phân phối điện.
+ Thứ sáu, nhóm hành vi vi phạm quy định về hoạt động
bán buôn điện, bán lẻ điện.
+ Thứ bảy, nhóm hành vi vi phạm quy định về sử dụng
điện.
+ Thứ tám, nhóm hành vi vi phạm quy định về an toàn

điện.
+ Thứ chín, nhóm hành vi vi phạm quy định về điều độ
hệ thống điện.
+ Thứ mười, nhóm hành vi vi phạm quy định về thị
trường điện.
Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
Cảnh cáo

14


Cảnh cáo mang tính cưỡng chế nhà nước nhưng mang
nặng ý nghĩa giáo dục, răn đe và chỉ áp dụng đối với tổ chức,
cá nhân có hành vi vi phạm nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ
hoặc đối với mọi vi phạm do người chưa thành niên từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.
Phạt tiền
Mức phạt tiền cụ thể đối với mỗi hành vi vi phạm được áp
dụng theo nguyên tắc: "Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành
vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực là mức trung bình
của khung phạt tiền đối với hành vi đó, nếu có tình tiết giảm
nhẹ thì mức phạt có thể giảm thấp hơn nhưng không giảm quá
mức tối thiểu của khung phạt tiền; nếu có tình tiết tăng nặng thì
mức phạt có thể tặng lên nhưng không được vượt quá mức tối
đa của khung tiền phạt".
Hình thức xử phạt bổ sung
Tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép hoạt động
điện lực
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng làm phương
tiện vi phạm.


15


Tịch thu toàn bộ số tiền thu được từ việc thực hiện hành
vi vi phạm.
Thu hồi giấy phép hoạt động điện lực. Các biện pháp khắc
phục hậu quả
Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do
hành vi vi phạm gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây
dựng trái phép.
Buộc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn.
Buộc nộp đủ phí, lệ phí theo quy định.
Buộc bồi thường toàn bộ số tiền tổn thất do hành vi vi
phạm gây ra.
-Buộc kiểm định lại thiết bị đo đếm điện hoặc thay thế
thiết bị đo đếm điện khác.
Buộc chia tách
Đơn vị phát điện có tổng công suất đặt các nhà máy điện
trên 25% tổng công suất đặt toàn hệ thống.
Buộc sử dụng các thiết bị đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ
thuật.

16


Buộc ký hợp đồng mua bán điện.
Kế hoạch thực hiện
+ Tuyên truyền hệ thống quy phạm pháp luật hiện hành
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực và quy

định pháp luật chuyên ngành về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực điện lực.
+ Tiến hành kiểm tra, ra quyết định xử phạt với những
trường hợp vi phạm:
Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập.
Khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng.
Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để
bán đấu giá.
Ngừng cung cấp điện đối với cá nhân, tổ chức sử dụng
điện.
Các biện pháp cưỡng chế khác để tịch thu tang vật,
phương tiện được sử dụng để vi phạm, buộc khôi phục lại tình
trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm gây ra hoặc
buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.

17


Chủ thể tham gia thực hiện
Do điện lực là một ngành kỹ thuật đặc thù, các lĩnh vực
hoạt động điện lực rất đa dạng, phong phú, trong đó có nhiều
lĩnh vực nếu không có kiến thức và kinh nghiệm thì không thể
phát hiện được vi phạm chứ chưa nới đến việc xử phạt đúng
đối tượng, đúng hành vi vi phạm. Vì vậy, trong lĩnh vực điện
lực, theo quy định hiện hành, chủ thể có thẩm quyền xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực bao gồm: Chủ tịch
ủy ban nhân dân các cấp, Thanh tra chuyên ngành điện lực
(Thanh tra viên chuyên ngành điện lực đang thi hành công vụ,
Chánh thanh tra Sở Công Thương, Chánh thanh tra Bộ Công
Thương); Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực; Cục trưởng Cục

Kỹ thật an toàn và Môi trường công nghiệp và các chủ thể
khác (Chiến sĩ Cảnh sát nhân dân, Thanh tra Xây dựng, Thanh
tra Môi trường).
Biện pháp 2: Phát tờ rơi hướng dẫn thực hiện các
biện pháp sử dụng điện an toàn khi nuôi tôm
Flyer còn được gọi là tờ gấp, chúng được thiết kế với
dạng thông thường với 2 mặt và kích thước tùy thuộc vào
từng mục đích sử dụng của mỗi đơn vị. Flyer được thiết kế

18


theo dạng như một Brochure hay một tờ rơi. Hoặc trong một
số trường hợp khác chúng có thể được tách thành những mẫu
nhỏ và được định kích thước để làm mẫu thử hay ghim vào
bao bì sản phẩm như một loại tem nhãn.
Mục tiêu
Giới thiệu, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các biện
pháp sử dụng điện an toàn khi nuôi tôm.
Cấu trúc
Khi sử dụng hình thức tuyên truyền này, các cán bộ tuyên
truyền cần chú ý lựa chọn các biểu tượng, hình tượng, hình ảnh,
biểu trưng, v.v. có tính cụ thể, dễ hiểu, gần gũi với đời sống của
cán bộ, hội viên, nông dân. Khi đó công tác tuyên truyền sẽ lôi
cuốn được đông đảo quần chúng và sẽ đạt hiệu quả cao.
Nội dung
Theo tinh thần nghị định 169/2003/NĐ-CP của chính phủ
về an toàn điện
An toàn trong sản xuất điện
An toàn trong truyền tải, phân phối điện


19


An toàn trong sử dụng điện
Kế hoạch thực hiện: (Phụ luc 02)
Chủ thể tham gia thực hiện
Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn.
Điện lực Sóc Trăng.
Giáo viên trường cao đẳng nghề Sóc Trăng.
Các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn.
Huy động cộng đồng cùng tham gia.
Biện pháp 3: Slide trình chiếu hướng dẫn thực hiện
các biện pháp sử dụng điện an toàn khi nuôi tôm
Mục tiêu
Ngày nay, thông qua sự sự phát triển của công nghệ
thông tin và mạng Internet, người dân không chỉ thụ động tiếp
nhận các thông tin, chính sách mà xu hướng tương tác cũng
dần mạnh hơn. Theo xu hướng đó, công tác phổ biến, hướng
dẫn thực hiện các biện pháp sử dụng điện an toàn khi nuôi
tôm cũng cần phải có những sự thay đổi nhằm lợi dụng sức

20


mạnh to lớn của công nghệ thông tin và mạng Internet để thực
hiện chức năng, mục đích của mình, tác động vào ý thức xã
hội để hình thành và củng cố một hệ thống tư tưởng chính trị,
pháp lý đối với xã hội phù hợp với các đường lối, chủ trương,
chính sách của mình.

Từ xưa đến nay, truyền thông chủ yếu là hoạt động cung
cấp kiến thức cho đối tượng tham dự. Do đó, trong kỷ nguyên
thông tin như hiện nay, việc vận dụng, ứng dụng công nghệ
thông tin và mạng Internet vào trong công tác tuyên truyền là
nhu cầu tất yếu.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin và mạng Internet
trong các biện pháp sử dụng điện an toàn khi nuôi tôm sẽ:
Tránh sự khô cứng và nhàm chán trong các bài giảng về
phổ biến, cung cấp kiến thức sử dụng điện an toàn.
Nâng cao khả năng đánh giá các học viên của người
thuyết trình. Thông qua những công cụ mới sẽ giúp người thực
hiện công tác phổ biến, giáo dục các biện pháp sử dụng điện an
toàn khi nuôi tôm đánh giá một cách chính xác hơn khả năng
nắm bắt các vấn đề của học viên. Các công cụ này hỗ trợ người

21


thuyết trình tương tác với học viên một cách thuận lợi và dễ
dàng hơn.
Từ khía cạnh người học, ứng dụng công nghệ thông tin
sẽ có những tác động tích cực cụ thể như sau:
Là phương tiên khám phá và áp dụng kiến thức hữu
hiệu:
+ Giúp người học chủ động với thông tin, cập nhật thông
tin một cách nhanh chóng và chính xác, xây dựng tinh thần
chủ động, tự giác áp dụng các kiến thức pháp lý được học vào
trong cuộc sống để phòng ngừa tai nạn điện.
+ Tiếp cận được với nguồn thông tin khổng lồ được lưu
trữ trên Internet.

+ Giúp chia sẽ và trích dẫn các nguồn thông tin một cách
thuận lợi, nhanh chóng.
+ Tạo môi trường học tập và nghiên cứu.
Là công cụ hỗ trợ việc xây dựng kiến thức:
+ Giúp người học phát huy khả năng phản biện, tư duy
sáng tạo.

22


+ Tạo phương thực giúp biểu thị các ý tưởng, suy nghĩ
và sự hiểu biết của người học.
Cấu trúc
Kĩ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật thông dụng
như: Máy chiếu đa năng; Máy scan; Máy ảnh kỹ thuật số…
Nắm cấu tạo cơ bản, các chức năng chính của máy chiếu
(Projector). Có khả năng chuẩn bị, thiết lập kết nối, máy chiếu
với máy tính.Biết các kiến thức về bảo trì, bảo quản sử dụng
như: khi máy đang sử dụng tuyệt đối không được di chuyển
máy; khi tắt nguồn, chờ để khi đèn báo nguy hiểm trở về màu
xanh mới được rút điện nguồn và di chuyển máy…
Nội dung
PowerPoint là một phương tiện trình diễn sinh động bài
giảng thông qua màu sắc của văn bản, sự phong phú của hình
ảnh, các dạng đồ thị và những đoạn âm thanh, video minh hoạ
...
Bài giảng sử dụng PowerPoint trình diễn là công cụ hữu
hiệu để đặt vấn đề cho bài giảng, phân tích những hiện tượng
diễn tả bằng lời, đưa ra những câu hỏi tình huống cho bài giảng,


23


những câu hỏi có kèm hình ảnh hay đồ thị giúp học sinh dễ nắm
bắt vấn đề, đưa thêm những thông tin mà giáo viên cần truyền
đạt để củng cố kiến thức cho học sinh, tổ chức các hình thức
học tập mới...
Kế hoạch thực hiện
+ Lập kế hoạch xây dựng giáo án điện tử
Thiết kế giáo án điện tử, nội dung bài cần theo tiến trình
của bài giảng, và đặc biệt chú ý tới phương pháp truyền tải
kiến thức an toàn điện.
+ Kỹ năng cơ bản về kỹ thuật PowerPoint
Đó là các thao tác chèn, copy, xoá, sắp xếp, liên kết, đặt
các hiệu ứng đơn giản ...trên các đối tượng do người thiết kế
lựa chọn.
+ Kỹ năng sử dụng các công cụ vẽ
Trong nhiều bài giảng, giáo viên cần đưa những hình
ảnh minh họa cho bài giảng như mô tả dụng cụ thí nghiệm,
mô tả hoạt động của một thiết bị, mô tả một quá trình tai nạn
điện, clip an toàn điện... cần có kỹ năng sử dụng các công cụ
vẽ trong PowerPoint. Đó là các thao tác chọn kiểu vẽ, nét vẽ,
24


màu vẽ, màu tô, kỹ thuật nhóm các đối tượng, sắp xếp, ... sao
cho hình ảnh trực quan và hình thức đẹp.
+ Kỹ năng khai thác thông tin trên Interrnet liên quan
đến các biện pháp an toàn điện cho người nuôi tôm
Hiện nay, nguồn tư liệu trên Interrnet ngày càng phong

phú. Những hiểu biết cần thiết của người giáo viên:
+ Biết cách khai thác thông tin từ một số website pháp lý
của Việt Nam, của nước ngoài. Biết cách khai thác thông tin
dưới dạng text, hình ảnh, ảnh flash, video, các file .ppt, .swf...
phục vụ cho giảng dạy thông qua các website tìm kiếm.
+ Biết cách sử dụng email để gửi đính kèm tư liệu tìm
được đến học sinh và đồng nghiệp.
+ Có kĩ năng tìm kiếm thông tin trên các website:
google.com, msn.com, yahoo.com bằng các lựa chọn kiểu và
từ khoá thích hợp và nắm được nội dung chính các website
cần thiết đối với người làm công tác phổ biến các biện pháp
phòng ngừa tai nạn cho người nuôi tôm, như website của các
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, điện lực…

25


×