Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Nghiên cứu định lượng phyllanthin trong diệp hạ châu và các sản phẩm có chứa diệp hạ châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.49 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
---

---

NGUYỄN THỊ THU HÀ

NGHIÊN CỨU
ĐỊNH LƯỢNG PHYLLANTHIN
TRONG DIỆP HẠ CHÂU VÀ CÁC
SẢN PHẨM CÓ CHỨA DIỆP HẠ CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI- 2011

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
---

---



NGUYỄN THỊ THU HÀ

NGHIÊN CỨU
ĐỊNH LƯỢNG PHYLLANTHIN
TRONG DIỆP HẠ CHÂU VÀ CÁC
SẢN PHẨM CÓ CHỨA DIỆP HẠ CHÂU
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGHÀNH: KIỂM NGHIỆM THUỐC – ĐỘC CHẤT
MÃ SỐ: 607315
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Việt Hùng
HÀ NỘI- 2011
2


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với TS. Trần Việt Hùng,
người thầy đã luôn quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn chỉnh luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc Viện Kiểm nghiệm
thuốc Trung ương và tập thể cán bộ Khoa Vật lý đo lường, Khoa Dược lý và
Khoa Kiểm nghiệm Đông dược – Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương đã luôn
giúp đỡ và tạo điều kiện về thời gian cũng như trang thiết bị cho tôi trong quá
trình thực hiện luận văn. Đó là những sự giúp đỡ quý báu không thể thiếu trong
suốt thời gian tôi thực hiện luận văn cao học.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô, các cán bộ
phòng đào tạo sau đại học và các Bộ môn, phòng ban khác của trường Đại học
Dược Hà Nội.
Cuối cùng tôi vô cùng biết ơn gia đình, bạn bè đã luôn ở bên động viên,
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường và hoàn thành luận văn cao học

này.

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2011
Học viên
Nguyễn Thị Thu Hà

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACN

:

Acetonitril

ADN

:

Acid Deoxyribo Nucleic

AST

:

Aspartate Transaminase

ALT


:

Alanine Transaminase

CTCP

:

Công ty cổ phần

CTCPD

:

Công ty cổ phần dược

DAD

:

Diode Array Detector
(Detector mảng diod)

DĐVN

:

Dược điển Việt Nam

DHC


:

Diệp hạ châu

DL

:

Dược liệu

HD

:

Hạn dùng

HIV

:

Human immunodeficiency virus
(Virus suy giảm miễn dịch ở người)

HPLC

:

High Performance Liquid Chromatography
(Sắc ký lỏng hiệu năng cao)


LD50

:

Lethal Dose 50
(Liều lượng chất độc gây chết cho một nửa (50%) số cá
thể dùng trong nghiên cứu.)

LOD

:

Limit of detection (Giới hạn phát hiện)

LOQ

:

Limit of quantitation (Giới hạn định lượng)

MeOH

:

Methanol

NSX

:


Ngày sản xuất

PA

:

Purity Analysis (Tinh khiết phân tích)

PDA

:

Photo Diode Array

4


STB

:

Diện tích píc trung bình

STZ

:

Streptozotocin


TLC

:

Thin Layer Chromatography
(Sắc ký lớp mỏng)

THF

:

Tetrahydrofuran

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

5


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1: Cách pha các dung dịch chuẩn

29

Bảng 3.1: Cách pha chính xác các dung dịch chuẩn


34

Bảng 3.2: Kết quả xác định tính đặc hiệu

45

Bảng 3.3: Kết quả xác định giới hạn phát hiện

46

Bảng 3.4: Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính

48

Bảng 3.5: Kết quả xác định độ lặp lại của hệ thống

49

Bảng 3.6: Kết quả khảo sát độ lặp lại của phương pháp trên mẫu thử

49

dược liệu Diệp hạ châu
Bảng 3.7: Kết quả khảo sát độ lặp lại của phương pháp trên viên nang

49

Hamega (mẫu H1)
Bảng 3.8: Kết quả khảo sát độ lặp lại của phương pháp trên mẫu thử


50

Diệp hạ châu viên bao đường
Bảng 3.9: Kết quả xác định độ đúng (dược liệu)

50

Bảng 3.10: Kết quả xác định độ đúng (Diệp hạ châu viên bao đường)

51

Bảng 3.11: Kết quả xác định độ đúng (viên nang Hamega)

51

Bảng 3.12: Kết quả định lượng phyllanthin trên dược liệu Diệp hạ châu

53

đắng (Phyllanthus amarus Schum et thonn)
Bảng 3.13: Kết quả định lượng phyllanthin trong viên Diệp hạ châu

54

(CTCPD DANAPHA)
Bảng 3.14: Kết quả định lượng phyllanthin trong viên nang Hamega

55


lô 0021
Bảng 3.15: Kết quả định lượng phyllanthin trong viên nang Hamega
lô 0061

6

56


Trang

Bảng 3.16: Kết quả định lượng phyllanthin trong viên nang

56

Diệp hạ châu V
Bảng 3.17: Kết quả định lượng phyllanthin trong viên nang

57

Diệp hạ châu TW3
Bảng 3.18: Kết quả định lượng trên 2 mẫu Livsin-94

62

Bảng 4.1: Tỷ lệ phyllanthin có trong dược liệu (cao) dùng sản xuất viên

69

7



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 1.1: Diệp hạ châu ngọt (Phyllanthus urinaria L)

4

Hình 1.2: Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus Schum et Thonn)

4

Hình 1.3: Công thức cấu tạo một số chất hóa học có trong cây DHC

7

Hình 3.1: Phổ 3D của dung dịch chuẩn phyllanthin 0,02 mg/ml

39

Hình 3.2: Kết quả chồng píc của dung dịch chuẩn phyllanthin

39

0,02 mg/ml ở 3 bước sóng 230 nm, 254 nm, 280 nm
Hình 3.3: Sắc ký đồ dung dịch chuẩn 0,02 mg/ml phân tích bằng pha

40


động ACN – đệm phosphate pH 2,8 (15:85)
Hình 3.4: Sắc ký đồ của dung dịch chuẩn 0,02 mg/ml với pha động

40

ACN – H2O (65:35)
Hình 3.5: Sắc ký đồ của dung dịch chuẩn 0,02 mg/ml với pha động

41

MeOH – H2O (65:35)
Hình 3.6: Sắc ký đồ dung dịch chuẩn 0,02mg/ml (MeOH:H2O = 72:28)

42

Hình 3.7: Sắc ký đồ dung dịch dược liệu DHC (MeOH:H2O = 72:28)

42

Hình 3.8: Sắc ký đồ mẫu thử Diệp hạ châu (CTCPD DANAPHA)

43

Hình 3.9: Sắc ký đồ dung dịch thử Hamega

44

Hình 3.10: Píc sắc ký của dung dịch chuẩn 0,33 µg/ml

46


(MeOH:H2O = 72:28)
Hình 3.11: Píc sắc ký của dung dịch chuẩn 0,17 µg/ml

47

(MeOH:H2O = 72:28)
Hình 3.12: Píc sắc ký của mẫu trắng (dung môi)

47

Hình 3.13: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tuyến tính giữa diện tích píc và

48

nồng độ phyllanthin
Hình 3.14: Sắc ký đồ của dung dịch thử Bobina

8

58


Trang

Hình 3.15: Sắc ký đồ dung dịch phyllanthin chuẩn 2,65 µg/ml

59

Hình 3.16: Sắc ký đồ của dung dịch thử Bình can ACP


60

Hình 3.17: Sắc ký đồ dung dịch phyllanthin chuẩn 1,325 µg/ml

60

Hình 3.18: Sắc ký đồ của dung dịch thử Livsin-94 lô 670810 (mẫu L2)

61

Hình 3.19: Sắc ký đồ của dung dịch thử Livbilnic lô 01 (mẫu LIV1)

62

9


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, trong nền Y học thế giới nói chung, xu hướng quay lại sử dụng các
các sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng có nguồn gốc thực vật để phòng và
trị bệnh đang trở lên thịnh hành. Hướng tân dược hóa thuốc đông dược đã và
đang phát triển mạnh ở nhiều nước có nền công nghiệp dược phẩm tiên tiến như
Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc…
Việt Nam là một trong những nước có nguồn thực vật rất phong phú và đa
dạng. Đặc biệt, hiện nay xu hướng sử dụng thuốc có nguồn gốc thảo dược trong
điều trị các bệnh mãn tính, thời gian sử dụng thuốc kéo dài như bệnh tim mạch,
tiểu đường, và đặc biệt là bệnh viêm gan … ngày càng trở lên phổ biến.
Trên thế giới hiện có khoảng 2 tỉ người mắc viêm gan B, trong đó có khoảng
350 triệu người chuyển sang giai đoạn mạn tính, nó gây ra khoảng 500.000 đến

1,2 triệu ca tử vong mỗi năm. Việt Nam là nước có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B
cao (từ 10-20%). Để điều trị viêm gan B, bên cạnh việc sử dụng các thuốc có
nguồn gốc tổng hợp hóa dược và công nghệ sinh học thì các thuốc có nguồn gốc
từ cây cỏ cũng rất được quan tâm. Nhiều loài cây đã được nghiên cứu và áp dụng
trong điều trị viêm gan B, trong đó có các cây thuộc chi Phyllanthus như:
Phyllanthus urinaria L. (Diệp hạ châu ngọt hay Chó đẻ răng cưa) và Phyllanthus
amarus Schum et Thonn (Diệp hạ châu đắng hay Chó đẻ đắng).
Các cây mang tên "Diệp hạ châu" thuộc chi Phyllanthus rất phổ biến ở Việt
Nam với số lượng phong phú. Dựa trên các nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm
sử dụng lâu đời trong dân gian, các cây "Diệp hạ châu" ngày càng được dùng
nhiều trong công nghiệp Dược. Các nghiên cứu cho thấy phyllanthin và
hypophyllanthin có mặt như những thành phần chính của cây [17],[43],[59],[67].
Phyllanthin trong Diệp hạ châu có tác dụng làm gia tăng lượng glutathion là chất
bảo vệ và phục hồi tế bào gan. Phyllanthin cũng nhanh chóng làm giảm men gan
do ức chế men ADN polymerase của virus viêm gan B. Vì vậy Diệp hạ châu có
10


tác dụng rất tốt để hỗ trợ điều trị viêm gan, viêm gan B, gan nhiễm mỡ, xơ gan,
giải độc gan do uống bia, rượu, … Trên thị trường trong nước xuất hiện rất nhiều
dòng sản phẩm có nguồn gốc từ cây Diệp hạ châu. Các sản phẩm này hết sức đa
dạng về cả hình thức và chất lượng, chúng được bào chế chủ yếu dưới dạng trà
tan, viên nang cứng, viên nén bao phim, viên bao đường như: Diệp hạ châu, Bình
can ACP, Bobina, Hamega,… Thực tế cho thấy việc kiểm tra, kiểm soát các chế
phẩm này đòi hỏi phải được thực hiện chặt chẽ hơn, đặc biệt là việc kiểm tra chất
lượng vì đó là yếu tố chính quyết định hiệu quả điều trị của thuốc. Tuy nhiên,
tiêu chuẩn cơ sở của đa số các sản phẩm này mới chỉ được đánh giá trên các tiêu
chí về hình thức, đồng đều khối lượng, độ rã, định tính dược liệu,…mà hầu như
chưa có tiêu chuẩn về định tính, định lượng hoạt chất chính. Trong đó, định
lượng các thành phần, đặc biệt là phyllanthin có thể là một tiêu chí giúp cho việc

tiêu chuẩn hóa nguyên liệu, thành phẩm hay giúp cho việc nghiên cứu dược động
học của thuốc nhằm nâng cao chất lượng của các sản phẩm lưu hành.
Để góp phần vào công tác kiểm tra, giám sát chất lượng của các chế phẩm có
nguồn gốc từ dược liệu, chúng tôi đã thực hiện đề tài: "Nghiên cứu định lượng
phyllanthin trong Diệp hạ châu và các sản phẩm có chứa Diệp hạ châu" với
các mục tiêu sau:
1. Xây dựng được quy trình định lượng phyllanthin trong dược liệu Diệp hạ
châu và trong các sản phẩm có chứa Diệp hạ châu
2. Ứng dụng quy trình để định lượng phyllanthin trong dược liệu Diệp hạ
châu và một số sản phẩm có thành phần Diệp hạ châu đang lưu hành trên
thị trường

11


CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY DIỆP HẠ CHÂU
1.1.1. Đặc điểm thực vật [3],[4],[5],[20],[26],[27],[28],[31],[70]
Cho đến nay, người ta đã phát hiện chi Phyllanthus L. (Euphorbiaceae) có 700
loài. Ở Việt Nam có 44 loài, trong đó các loài đáng được chú ý nhiều hơn cả là
Phyllanthus urinaria L. (Chó đẻ răng cưa hay Diệp hạ châu ngọt) và Phyllanthus
amarus Schum et Thonn (Chó đẻ đắng hay Diệp hạ châu đắng).
Diệp hạ châu là tên chung của 2 loài cây thuộc chi Phyllanthus L.
(Euphorbiaceae)
1.1.1.1. Diệp hạ châu ngọt (Chó đẻ răng cưa)
Tên khoa học: Phyllanthus urinaria L.
Tên đồng nghĩa: Phyllanthus cantoniensis Hornem
Tên khác: Chó đẻ răng cưa, chó đẻ thân đỏ, diệp hòe thái, diệp hạ châu ngọt, lão
nha châu, cam kiềm, rút đất, khao ham (Tày) [5],[31].
Tên nước ngoài: prak phle (Campuchia), herbe du chagrin, petit tamarin rouge,

surette (Pháp) [27].
Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae)
Mô tả cây
Diệp hạ châu là một loại cây cỏ mọc hàng năm, cao chừng 30 cm, thân gần như
nhẵn, mọc thẳng đứng, mang cành, thường có màu đỏ. Lá mọc so le, phiến lá
thuôn, dài 5-15 mm, rộng 2-5 mm, đầu nhọn hay hơi tù, mép nguyên nhưng như
hơi có răng cưa rất nhỏ, mặt dưới màu lơ xanh, không cuống hay có cuống rất
ngắn. Hoa mọc ở kẽ lá, nhỏ, màu đỏ nâu, đơn tính,hoa đực, hoa cái cùng gốc, ở
đầu cành, cái ở dưới. Hoa không cuống hoặc có cuống rất ngắn.
Quả nang, hình cầu, hơi dẹt, mọc rủ xuống ở dưới lá, có khía mờ và có gai.

12


Đường kính quả có thể đạt tới 2
mm, treo lủng lẳng dưới lá, do đó có
tên: Diệp = lá, hạ = dưới, châu =
hạt; nghĩa là hạt dưới mặt lá.
Hạt ba cạnh, hình trứng, màu nâu
nhạt, có vân ngang. Mùa hoa quả
khoảng tháng 4 đến tháng 8.
Hình 1.1: Diệp hạ châu ngọt
(Phyllanthus urinaria L.)
1.1.1.2. Diệp hạ châu đắng (Chó đẻ đắng)
Tên khoa học: Phyllanthus amarus Schum et Thonn.
Tên khác: Chó đẻ đắng, chó đẻ thân xanh.
Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae)
Mô tả cây
Diệp hạ châu là cây thảo, ít phân
cành, cao 10-40 cm, màu lục. Lá

mọc so le, xếp hai dãy đều trên cành
trông như một lá kép lông chim, gốc
tròn, đầu tù hơi nhọn, hai mặt nhẵn,
mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới
mông mốc.
Hoa đơn tính, mọc ở kẽ lá, không có
cánh hoa, màu lục nhạt; hoa đực có
Hình 1.2: Diệp hạ châu đắng

cuống ngắn, xếp ở dưới hoa cái, hoa
cái có cuống dài.

(Phyllanthus amarus Schum et Thonn.)

13


Quả nang, hình cầu, nhẵn, hơi dẹt, chia thành 3 mảnh vỏ, mỗi mảnh có 2 van
chứa 2 hạt. Hạt hình tam giác, đường kính 1 mm, có cạnh dọc và vằn ngang.
Mùa hoa: tháng 4-6, mùa quả: 7-9.
1.1.2. Phân bố
Ở Việt Nam, cây Diệp hạ châu mọc hoang ở khắp nơi trừ vùng núi cao lạnh,
thường thấy cây mọc tự nhiên ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước: Thái
Nguyên, Bắc Ninh, Nghệ An, Hà Giang...
Diệp hạ châu là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng khi còn nhỏ hoặc
mọc xen lẫn với các cây khác. Trong tự nhiên, cây thường mọc trên đất ẩm ở ven
đồi, trên nương rẫy, bãi hoang hay ven đường đi và quanh làng bản, ở cả miền
núi lẫn trung du và đồng bằng.
Để chủ động về nguồn nguyên liệu làm thuốc, ngay từ năm 2000, Trung tâm Bảo
tồn và phát triển Dược liệu Miền Trung đã nghiên cứu và hướng dẫn bà con nông

dân tỉnh Phú Yên trồng cây thuốc này trên đất pha cát và đất bạc màu gò đồi ở
vùng ven biển, góp phần mang lại một nguồn thu đáng kể cho bà con nông dân ở
đây [10].
Trên thế giới, cây có ở khắp các nước vùng nhiệt đới châu Á như: Ấn Độ, Trung
Quốc, Malaysia, Indonesia, Philippin, Thái Lan, Campuchia, Lào, Nam Trung
Quốc. Ngoài ra, còn thấy có ở: Cu Ba, Nigeria, Guam, Peru và một số nước Nam
Mỹ khác...
1.1.3. Thu hái và chế biến
Người ta dùng toàn cây thu hái về làm thuốc. Mùa thu hái quanh năm nhưng tốt
nhất là vào mùa hạ. Thường dùng cây tươi, cũng có khi phơi hoặc đem sấy khô.
Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus) được phơi 2-3 nắng hoặc đem sấy có
thể rũ lấy lá khô. Dược liệu khô là lá vẫn còn màu xanh và không lẫn tạp chất.
Về đóng gói [10], có thể dùng máy ép, ép từ 30-50 kg/khối, đóng trong bao
nilon, phủ bao tải bên ngoài để xuất khẩu hoặc cung cấp cho nhà máy dược
14


phẩm. Cũng có thể đóng gói dạng nhỏ, 250 g trong túi rút chân không để cung
cấp cho các cơ sở sử dụng bán lẻ. Ngoài ra, còn có thể đóng dạng bột chiết xuất
dạng túi 1 kg và đặt trong bao nhôm để cung cấp nguồn nguyên liệu chế tạo
thuốc cho các nhà máy dược phẩm.
1.1.4. Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của chi Phyllanthus rất đa dạng và phong phú [36]. Bao
gồm:
- Các triterpen như: Stigmasterol, daucosterol, sigmasterol-3-O-β-glucosid, βsitosterol, glucosid, lupeol acetat, β-amyrin, lup-20 (29)-en-3β-ol [5],[35],[67].
Chất β-sitosterol cũng được phân lập từ dịch chiết n-hexan của loài Phyllanthus
niruri L. ở tỉnh Bắc Ninh của nước ta [22].
- Các acid hữu cơ như: Acid succinic, acid ferulic, acid dotriancontanic, acid
hecxacosanoic, acid amariinic [24],[27],[36],[47],[63],[67]
- Các tanin: Acid elagic; acid 3, 3’, 4-tri-0-methylelagic; acid galic.

- Các flavonoid: Kaempferol, quercetin, rutin.
- Một số đại diện của lignan: [13],[17],[21],[42]
Phyllanthin C24H34O6; hypophyllanthin C24H30O7 (r-1-(3,4-dimethoxyphenyl) -6methoxy-t-2,c-3-bimethaxymethyl-7,8-methylene
naphthallene);

niranthin

C24H32O7

dioxy-1,2,3,4

tetra

hydro

((+)3,4,3′,4′,9,9′-hexamethoxy-8:8′-

butyrolignan); nirtetralin C24H30O7 và phylteralin C24H34O6 [5],[33].
Từ loài Phyllanthus urinaria L. đã phân lập được 4 lignan mới là 5demethoxyniranthin (C23H30O6), urinatetralin (C22H24O6), dextrobursehernin
(C21H22O6), urinaligran (C22H24O7), cùng với 9 lignan đã biết là: phyllanthin,
niranthin, phyltetralin, hypophyllanthin, nitetralin, lintetralin, isolintetralin,
heliobuphthalminlactone và virgatusin [37].

15


Niranthin

Hình 1.3: Công thức cấu tạo một số chất hóa học có trong cây Diệp hạ châu
- Từ dịch chiết aceton của loài Phyllanthus urinaria L. các nhà khoa học của Đài

Loan đã tách được các hợp chất sau [5],[38],[54],[60],[67]: Phyllanthin,
phyltetralin, trimetyl-3,4-dehydrochebulate, metylgallat, rhamnocitrin, methyl
brevifolin carboxylat, β-sitosterol-3-O-β-d-glucopyranosid, quercitrin và rutin.
16


Trong đó cấu trúc của các hợp chất trimetyl-3,4-dehydrochebulate và methyl
brevifolin carboxylat đã được xác minh bằng phương pháp phổ khối lượng và
phổ cộng hưởng từ. Ngoài ra còn có geraniin; 1,3,4,6-tetra-O-galloyl-β-Dglucose;

4-O-brevifolincarbonyl-1-O-galloyl-3,6-O-hexahydroxydiphenoyl-D-

glucopyranose; methyl brevifolincarboxylate.
- Cây Phyllanthus amarus Schum et Thonn., lá chứa một chất đắng là
phyllanthin; không có quinin hoặc một alcaloid khác [48]. Lá khô chứa những
chất đắng hypophyllanthin (0,05%) và phyllanthin (0,5%) có độc với cá và ếch.
Trong cây có niranthin, nirtetralin và phylteralin. Ngoài ra, còn có lignan,
flavonoid, hợp chất phenolic, alcaloid kiểu securinin như: Niruroidin,
isobubialin, epibuealin, quercetin, quercitrin, isoquercitrin, astragalin, rutin; các
acid hữu cơ như: Acid oleanolic, acid ursolic, acid ascorbic, acid geraniinic B,
acid amariinic và repandusinic A [27],[41].
1.1.5. Tác dụng dược lý
- Tác dụng kháng ung thư [23]
- Tác dụng hạ glucose huyết [18],[25]
- Tác dụng trên đường tiết niệu: lợi tiểu, chữa sỏi mật, sỏi bàng quang và các rối
loạn về tiết niệu [44],[57],[61]
- Tác dụng giảm đau [49],[52]
- Tác dụng hạ huyết áp và tác dụng trên hệ thống tim mạch [44],[57]
- Tác dụng kháng HIV: Dịch chiết nước và cồn của Phyllanthus amarus có khả
năng ức chế đến 50% sự tái tạo HIV-1 ở tế bào Hela CD4(+) [46],[50]

- Tác dụng điều trị ung thư: Nhiều nghiên cứu trên động vật bị ung thư gan đã
thấy dịch chiết Diệp hạ châu đắng có tác dụng giảm sự cố của các khối u, ức chế
hoạt động chuyển hóa của các chất gây ung thư (carcinogen) cũng như ức chế
hoạt động điều hòa của tế bào ung thư và tác dụng nên sự sửa chữa DNA
[53],[55]
17


- Tác dụng kháng khuẩn [5]
Cây Diệp hạ châu có tác dụng kháng khuẩn đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ
xanh, trực khuẩn E. Coli, Shigella dysenteriae, S. Flexneri, S. Shigae, Moraxella
và kháng nấm đối với Aspergillus fumigatus [27].
- Tác dụng bảo vệ tế bào gan, điều trị viêm gan và chống virus viêm gan B
1.1.6. Công dụng và liều dùng
Y học dân tộc của nhiều nước đã sử dụng rộng rãi các loài cây thuộc chi
Phyllanthus (Euphorbiaceae) để chữa bệnh. Trong đó, được dùng làm thuốc
nhiều hơn cả là các loài: Phyllanthus urinaria L và Phyllanthus amarus Schum
et Thonm [22].
Diệp hạ châu là cây thuốc có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, mát, có tác dụng sát
khuẩn, tiêu viêm, giải độc, thông huyết, lợi tiểu.
Nhân dân rất hay dùng cây Diệp hạ châu (Phyllanthus urinaria L) làm thuốc
chữa viêm họng, đinh râu, mụn nhọt, viêm da, lở ngứa, sản hậu ứ huyết đau
bụng, trẻ em tưa lưỡi, chàm má, chữa bệnh gan, chữa sốt, đau mắt, rắn cắn.
Trong y học dân gian Ấn Độ, người ta dùng nước ép lá cây Chó đẻ răng cưa
(Phyllanthus urinaria L) cho vào sữa dừa dùng cho trẻ em để giúp trẻ ăn ngon
miệng. Ở Đông Nam Á, cây Chó đẻ răng cưa có tác dụng như Diệp hạ châu
đắng, nhưng Diệp hạ châu đắng thường được ưa dùng hơn.
Một số bài thuốc dùng cây Diệp hạ châu (Phyllanthus urinaria L) [5],[19],[27]:
- Nhân dân thường dùng toàn cây thu hái về làm thuốc, thường dùng tươi, cũng
có khi phơi khô, ngày uống 20-40 g cây tươi hoặc sao khô, sắc đặc, uống thay

nước.
- Chữa nhọt độc sưng đau: Cây Chó đẻ răng cưa 1 nắm với 1 ít muối giã nhỏ, chế
nước chín vào, vắt lấy nước cốt uống, bã đắp vào chỗ đau (bách gia trân tàng).

18


- Chữa bị thương ứa máu: Lá cành cây Chó đẻ răng cưa và mần tưới mỗi thứ một
nắm giã nhỏ, chế đồng tiện (nước tiểu trẻ em trai) vào, vắt lấy nước uống, bã
đắp. Hoặc hòa thêm bột đại hoàng 8-12 g thì càng tốt (hoạt nhân toát yếu).
- Chữa suy gan (do sốt rét, sán lá, lỵ amip, ứ mật, nhiễm độc): Dùng cây Diệp hạ
châu sao khô 20 g, cam thảo đất sao khô 20 g. Sắc nước uống hàng ngày.
- Đối với bệnh ngoài da: Cây tươi, rửa sạch, giã nát, đắp vết thương, vết đứt chảy
máu hoặc nghiền nát, thêm nước và ít muối, gạn lấy nước uống, bã đắp chữa
đinh râu, nhọt độc, sưng đau.
- Chữa lở loét thối thịt không liền miệng: Lá cây Chó đẻ răng cưa, lá thồm lồm
bằng nhau, đinh hương 1 nụ, giã nhỏ đắp (bách gia trân tàng).
- Chữa bệnh chàm mãn tính: Cây Chó đẻ răng cưa, vò, xát nhiều lần, làm liên tục
hàng ngày sẽ khỏi.
- Chữa sốt rét (triệt ngược thang): Cây Chó đẻ răng cưa 8 g , thảo quả, dây hà thủ
ô, lá mãng cầu ta tươi, thường sơn, dây gắm, mỗi vị 10 g; đinh lang (hạt cau), ô
mai, dây cóc, mỗi vị 4 g. Sắc với 600 ml nước còn 200 ml chia uống 2 lần trước
khi lên cơn sốt rét theo giờ. Nếu không hết cơn, thêm sài hồ 10 g.
- Khi bị rắn cắn, lấy ngay cây Diệp hạ châu tươi nhai, nuốt lấy nước, dùng bã
đắp lên vết rắn cắn.
- Theo kinh nghiệm của Hội Y học Dân tộc Đà Nẵng, dùng khoảng 20 g (cả cây
Diệp hạ châu) băm nhỏ trộn với 100 g gan lợn, đem nấu nhiều lần, thu lấy nước
đặc, uống trong ngày để chữa viêm gan.
Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus Schum et Thonn) được dùng trong y
học cổ truyền Thái Lan làm thuốc trị bệnh vàng da. Ở Ấn Độ, Diệp hạ châu đắng

dùng để sát khuẩn, lợi tiểu, chữa vàng da, lỵ, phù, đái tháo đường. Ở Peru, nhân
dân sắc nước phần trên mặt đất uống làm thuốc lợi tiểu, trị sỏi mật, sỏi thận. Ở
một số nước Nam Mỹ, Diệp hạ châu đắng dùng trị sốt rét, sỏi niệu, sỏi bàng
quang, các bệnh về đường tiết niệu nói chung. Ở Haiti, người dân sắc lá làm
19


nước uống trị sốt. Từ đảo Hải nam đến Inđônesia, nhân dân dùng Diệp hạ châu
để sắc nước uống chữa bệnh về thận và gan, trị bệnh hoa liễu, đau bụng, long
đờm cho trẻ em, hạ sốt, điều kinh và trị tiêu chảy…Ở Papua Niugine, nước hãm
toàn cây để trị đau đầu, hoặc đau nửa đầu. Ở Tanzania, cao nước phần trên mặt
đất của Diệp hạ châu dùng trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin. Ở Tây
Ấn, Diệp hạ châu đắng dùng trị giun ở trẻ em, ở bờ biển Ngà người dân dùng
nước sắc lá uống trong trường hợp khó sinh, trị vàng da, nôn, đau họng…[27]
Một số bài thuốc dùng cây Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus Schum et
Thonn) [19]:
- Chữa viêm gan do virus: Diệp hạ châu đắng sao khô 20 g, sắc nước 3 lần. Trộn
chung các nước sắc. Thêm 50 g đường, đun sôi cho tan đường. Chia làm 4 lần
uống trong ngày. Khi kết quả xét nghiệm HbsAg(-) thì ngừng thuốc.
- Chữa xơ gan cổ chướng thể nặng: Diệp hạ châu đắng sao khô 100 g sắc nước 3
lần. Trộn chung nước sắc, thêm 150 g đường, đun sôi cho tan đường, chia nhiều
lần uống trong ngày (thuốc rất đắng), dùng trong 30-40 ngày. Khẩu phần ăn hàng
ngày phải hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ).
Ngoài ra, cây Phyllanthus niruri L. cùng họ còn được dùng làm thuốc thông tiểu
tiện hoặc làm thuốc thông sữa.
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không nên dùng.
1.2. TỔNG QUAN VỀ PHYLLANTHIN
1.2.1. Tính chất [51],[59],[66]
- Công thức phân tử: C24H34O6
- Khối lượng phân tử: 418,53


20


- Công thức cấu tạo

- Tên khoa học theo hệ thống IUPAC: (+) 3,3' - 4,4' - 9,9' hexamethoxy lignan
- Tên gọi khác: Tetra-O-methylsecoisolariciresinol; (2R, 3R)-1,4-bis (3,4 –
dimethoxy phenyl)-2,3-bis (methoxy methyl) butane.
- Tính chất vật lý:
+ Phyllanthin là chất bột màu trắng.
+ Tan tốt trong methanol, ethylacetate, chloroform, acetone, ether, ít tan trong
ether dầu, gần như không tan trong nước.
+ Nóng chảy ở 96oC
+ [α]D = +12,42
1.2.2. Tác dụng sinh học của phyllanthin
- Phyllanthin, một lignan từng được phân lập từ các loài Phyllanthus, có tác dụng
bảo vệ gan và chống virus [43],[59].
- Phyllanthin đã được chứng minh là có hoạt tính bảo vệ gan trên mô hình gây
độc tế bào bằng CCl4 và D-GalN/TNF [7],[16],[22].
- Các nghiên cứu cho thấy phyllanthin trong Diệp hạ châu có tác dụng làm gia
tăng lượng glutathion là chất bảo vệ và phục hồi tế bào gan. Phyllanthin cũng
nhanh chóng làm giảm men gan do ức chế men ADN polymerase của virus viêm
gan B. Vì vậy Diệp hạ châu có tác dụng rất tốt để hỗ trợ điều trị viêm gan, viêm
gan B, gan nhiễm mỡ, xơ gan, giải độc gan do uống bia, rượu, …

21


1.3.


NHỮNG

NGHIÊN

CỨU

VỀ

CÂY

DIỆP

HẠ

CHÂU



PHYLLANTHIN TRONG CÂY DIỆP HẠ CHÂU
1.3.1. Ở nước ngoài
Đã có nhiều nghiên cứu của nước ngoài về mặt hóa học cũng như tác dụng chữa
bệnh gan của các loài Phyllanthus:
- Tác dụng chống virus: Trên các bệnh nhân mang virus viêm gan B, Phyllanthus
amarus đã làm giảm các kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B [62]. Dịch chiết
nước của cây có khả năng ức chế men tổng hợp DNA nội sinh của virus viêm
gan B và gắn vào bề mặt kháng nguyên của virus trong ống nghiệm [65]. Ở mức
độ tế bào, dịch chiết nước của Phyllanthus amarus có tác dụng ức chế HBsAg
trong 48 h trên các tế bào ung thư gan ở nồng độ 1 mg/ml [40].
- Tác dụng chống độc gan: Bột Phyllanthus amarus có khả năng khôi phục lại

bình thường các mức cholesterol, triglyceride và phospholipids ở các con chuột
bị gây ngộ độc gan bằng rượu. Các thông số men gan như AST, ALT cũng trở lại
bình thường. Nghiên cứu trên chuột bị gây độc bằng CCl4 cũng cho kết quả
tương tự [69]. Trên các tế bào gan chuột nuôi cấy bị gây độc bằng CCl4 hay
galactosamine, dịch chiết n-hexan của cây Phyllanthus niruri và các chất phân
lập được từ dịch chiết này là phyllanthin, hyphophyllanthin và triacontanal có tác
dụng bảo vệ tế bào rất tốt [59]
- Giúp cơ thể người dùng sản xuất ra kháng thể chống HbsAg [33], Diệp hạ châu
được ứng dụng để điều trị cho những người có kết quả xét nghiệm HbsAg (+)
Năm 1988 (Lancet Oct.1.1988) Blumberg và Thiogarajan công bố đã điều trị 37
bệnh nhân viêm gan siêu vi trùng B bằng Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus
amarus) với liều hàng ngày 200 mg cao toàn cây Diệp hạ châu đắng (loại bỏ rễ)
trong 30 ngày. Kết quả 22/37 (59%) bệnh nhân được điều trị đã mất kháng
nguyên bề mặt của viêm gan B khi làm xét nghiệm ở 15-20 ngày sau khi kết thúc
điều trị, so với tỷ lệ 1/23 (4%) bệnh nhân đối chứng dùng placebo có hiện tượng
22


này. Một số đối tượng được theo dõi 9 tháng, không có trường hợp nào kháng
nguyên bề mặt xuất hiện trở lại. Không thấy có hoặc chỉ có ít tác dụng độc. Tuy
vậy, hiệu quả của Diệp hạ châu đắng trong điều trị những người mang virus viêm
gan B không thật rõ ràng, có cả những trường hợp thành công và thất bại được
báo cáo [27]. Các tác giả còn chứng minh Phyllanthus amarus có chứa chất làm
ức chế lên men polymerase DNA của virus viêm gan siêu vi B [5].
- Các cây thuộc loài Phyllanthus có một vài lignan, flavonoid và tanin thủy phân
có tác dụng bảo vệ gan, có khả năng làm sạch phần lớn các kháng nguyên
HbsAg, ức chế mạnh HIV trancriptase ngược [13],[45]
Ngoài ra, đã có một số nghiên cứu của nước ngoài thực hiện định tính và định
lượng phyllanthin trong cây Diệp hạ châu:
- Định tính và định lượng phyllanthin bằng sắc ký lớp mỏng (TLC) với điều kiện

tiến hành như sau:
Điều kiện 1 [30],[34],[64],[69]
+ Bản mỏng Silicagel GF254
+ Dung môi khai triển là n-hexan : ethyl acetat (2:1)
+ Dung dịch đối chiếu là phyllanthin trong MeOH 0,5 mg/ml
+ Dung dịch thử tương ứng 5 g bột Diệp hạ châu trong 10 ml MeOH
+ Thể tích chấm 10 µl, hiện màu bằng H2SO4 10%.
Điều kiện 2 [56]:
+ Bản mỏng Silicagel GF254
+ Dung môi khai triển là n-hexan : acetone : 1,4 dioxane (9:1:0,5)
- Định tính và định lượng phyllanthin bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
với điều kiện tiến hành như sau:
Chương trình sắc ký 1 [69]:
+ Máy sắc ký Shimadzu, detector DAD
+ Cột E-Merck Nitrile (250 mm x 4 mm)
23


+ Pha động: đệm phosphate pH 2,8 - ACN (83:17)
+Tốc độ dòng: 1,9 ml/phút
+ Bước sóng phát hiện là 230 nm.
Chương trình sắc ký 2 [34]:
+ Máy sắc ký Shimadzu, detector DAD
+ Cột C18 (250 mm x 4,6 mm)
+ Pha động: MeOH : H2O (66:34)
+ Tốc độ dòng: 1,0 ml/phút
+ Bước sóng phát hiện là 254 nm.
- Trên thế giới, hàm lượng phyllanthin trong cây Phyllanthus amarus theo một
tài liệu của Ấn Độ là khoảng 0,5% [12],[69]
1.3.2. Ở Việt Nam

Từ năm 1961 đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về cây Diệp hạ châu
và phyllanthin trong cây Diệp hạ châu ở trong nước như sau:
- Năm 1961, Phòng Đông y - Viện vi trùng Việt Nam nghiên cứu tác dụng kháng
sinh của Chó đẻ răng cưa thấy kết quả kháng sinh như sau: Tụ cầu trùng (0,5),
Typhi (0,9), Flexneri (1,1), Sonnei (0), Shiga (1), Subtilis (0,4), Coli (0) cm [5].
- Năm 1977, một nhóm bác sỹ Việt Nam, thuộc khoa Tiêu hóa, Gan, Mật đã sử
dụng bài thuốc gia truyền của lương y Trần Xuân Thiện gồm 3 vị là Diệp hạ
châu đắng, Xuyên tâm liên, quả Dành dành để điều trị cho những người có kết
quả xét nghiệm HbsAg(+). Sau một thời gian điều trị, kết quả xét nghiệm âm
tính được coi là khỏi đạt tỷ lệ 26/98 bệnh nhân. Ngoài ra, thuốc còn giúp cơ thể
người dùng sản xuất kháng thể chống HbsAg (59/98 bệnh nhân). Một đợt điều trị
trung bình kéo dài 4-5 tháng [33].
- Những công trình nghiên cứu về thành phần hóa học của các loài Phyllanthus
đã phát hiện thấy thành phần của các cây này có một vài lignan, flavonoid và

24


tanin thủy phân có tác dụng bảo vệ gan, có khả năng làm sạch phần lớn các
kháng nguyên HbsAg, ức chế mạnh HIV trancriptase ngược [13],[19],[45]
- Các thí nghiệm in vitro của cây Diệp hạ châu với kháng nguyên HbsAg và với
tổn thương gan do cacbontetraclorid (CCl4) gây nên đã chứng minh cây Diệp hạ
châu có khả năng chống virus viêm gan B. Cây Diệp hạ châu có tác dụng kháng
khuẩn đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn E. Coli, Shigella
dysenteriae, S. Flexneri, S. Shigae, Moraxella và kháng nấm đối với Aspergillus
fumigatus [27].
- Viện dược liệu đã chiết xuất từ cây Phyllanthus amarus thuốc bột Dihacharin
để chế tạo ra viên nang Dihacharin và Bệnh viện Quân y 103 đã thử lâm sàng tác
dụng chữa bệnh viêm gan B mạn tính có kết quả tốt. Để có cơ sở về độ an toàn
của của bột Dihacharin, nhóm nghiên cứu gồm Nguyễn Kim Phượng, Đỗ Trung

Đàm, Đỗ Thị Phương, Nguyễn thượng Dong đã tiến hành nghiên cứu độc tính
cấp trên chuột nhắt trắng và ảnh hưởng của bột này trên trạng thái chung và chỉ
số huyết học ở thỏ. Kết quả của nghiên cứu đã được đăng trên Tạp chí Dược học
số 380 (2007) cho thấy: ở liều bột Dihacharin 70 g/kg (tính ra dược liệu khô là
1000 g/kg), cho uống một lần, chuột vẫn không chết, chứng tỏ thuốc có độc tính
cấp thấp. Thử trên thỏ với liều 0,7 g/kg (tính ra dược liệu khô là 10 g/kg),
Dihacharin không có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến thể trạng chung, cân
nặng và một số thông số huyết học như hồng cầu, bạch cầu, huyết sắc tố [14].
- Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Đậu và Trần Thị Thu Hà, Khoa
Hóa học - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội, đăng trên Tạp
chí Dược học năm 2007 đã trình bày nghiên cứu của các tác giả về hóa học thực
vật của cây Chó đẻ (Phyllanthus niruri L.) mọc ở Bắc Ninh theo định hướng
phân lập các hoạt chất có hoạt tính chống oxy hóa và bảo vệ gan. Từ phần dịch
chiết n-hexan đã phân lập được β-sitosterol, phyllanthin và hypophyllanthin; từ
phần dịch chiết ethylacetat đã thu được hai hợp chất là 2,4,6-cyclohepta-tri-en25


×