Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Đánh giá hiện trạng thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn hữu lũng huyện hữu lũng tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 81 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------

LƯƠNG THỊ HÀ TRANG
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ QUẢN LÝ RÁC
THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN HỮU
LŨNG, HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Lớp

: K46 – ĐCMT N03

Khóa học


: 2014 - 2018

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------

LƯƠNG THỊ HÀ TRANG
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ QUẢN LÝ RÁC
THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN HỮU
LŨNG, HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Quản lý đất đai
Khoa
: Quản lý Tài nguyên
Lớp
: K46 – ĐCMT N03
Khóa học
: 2014 - 2018
Giảng viên hướng dẫn : Th.S. Dương Hồng Việt


Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những
sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác.
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Ban
Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa
Quản lý Tài nguyên cùng toàn thể quý thầy, cô đã cùng với tri thức và tâm
huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt
thời gian học tập tại trường.
Em cũng xin chân thành cám ơn thầy giáo ThS. Dương Hồng Việt đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, truyền thụ kiến thức và kinh nghiệm quý báu
giúp đỡ em trong suốt quá trình nghên cứu và hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn đến các anh chị cán bộ Phòng Tài nguyên &
Môi trường huyện Hữu Lũng đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian
thực tập tại cơ quan và cảm ơn các cán bộ Uỷ ban nhân dân Thị trấn Hữu
Lũng, Hợp tác xã Xây Dựng và Môi Trường cùng toàn thể các hộ gia đình đã
giúp đỡ em trong quá tình điều tra, phỏng vấn, thu thập số liệu trên địa bàn
Thị trấn Hữu Lũng.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân, bạn bè
đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
Trong quá trình nghiên cứu dù đã cố gắng hết sức nhưng do kinh
nghiệm còn thiếu và kiến thức còn hạn chế nên khóa luận không thể tránh
khỏi những thiếu sót và những hạn chế. Vì vậy em mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Lương Thị Hà Trang


ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


ii
BVMT

B

t

HTMT



r

UBND

o

ư


r




n

CTR

i

CTRSH

v

n

CTRĐ



g

m



i


ô

y

n

RTSH
CTNH
TNMT
BC

s

h

i
b

VSMT

t

a

h

GTSX

r


n

o

TDTT

ư

TNHH



n

n

h

g

â

C

n

h


t




H
i

d



â

n

n

t
h

t

Chất
thải
rắn

r

n
g
m

ô
i

t


i

C
h

r





t

n

t

đ

h

ô





ii
t
C
T
B
V
G


3

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần chất thải rắn ở Hà Nội..................................................10
Bảng 2.2. Phát sinh CTR đô thị và sinh hoạt ở một số nước Châu Á..............14
Bảng 2.3. Các phương pháp xử lý rác thải của một số nước ở Châu Á...........17
Bảng 2.4. Lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh qua các năm ở một số
địa phương ........................................................................................19
Bảng 2.5: Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam đầu năm
2016..........22
Bảng 4.1. Bảng tổng hợp dân số thị trấn Hữu Lũng ........................................36
Bảng 4.2: Thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt thị trấn Hữu Lũng .......41
Bảng 4.3. Khối lượng rác thải trung bình phát sinh từ hộ gia đình .................41
Bản 4.4. Lượng rác thải phát sinh của người dân ở các khu trên địa bàn
thị trấn Hữu Lũng .............................................................................42
Bảng 4.5. Lượng rác thải phát sinh từ các nguồn trên địa bàn thị trấn ............43
Bảng 4.6. Kết quả công tác thu gom chất thải của thị trấn Hữu Lũng và
các xã lân cận ....................................................................................45
Bảng 4.7. Lượng rác thải sinh hoạt và phương tiện vận chuyển trên địa

bàn thị trấn Hữu Lũng.......................................................................46
Bảng 4.8. Mức độ quan tâm của người dân về bảo vệ môi trường..................47
Bảng 4.9: Mức độ tái sử dụng một số loại rác thải của người dân ..................48
Bảng 4.10. Mức độ nhận thức của người dân về môi trường ..........................49


4

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ thể hiện nguồn gốc phát sinh chất thải rắn ..............................7
Hình 2.2. Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải của Mỹ - Canada [5] ......................18
Hình 2.3. Tỷ lệ phát sinhCTR tại 6 vùng trong cả nước [15] ..........................21
Hình 4.1: Sơ đồ vị trí địa lý huyện Hữu Lũng [20] .........................................29
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm của người dân về vấn đề
BVMT ở địa phương ........................................................................48
Hình 4.3: Mức độ tái sử dụng rác thải của người dân trên địa bàn thị
trấn Hữu Lũng...................................................................................48


5

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................i
MỤC LỤC ..........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................Error! Bookmark not defined.
PHẦN : MỞ ĐẦU.............................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................2

1.2.1. Mục tiêu tổng quát ...................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài........................................................................................3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .....................................................................................3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ....................................4
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................4
2.1.1. Tổng quan về rác thải ...............................................................................4
2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài ............................................................................11
2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài ..........................................................................12
2.3.1. Tình hình quản lý, xử lý rác thải trên thế giới .......................................12
2.3.2. Tình hình quản lý, xử lý rác thải ở Việt Nam ........................................18
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.........27
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................27
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................27
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................27
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................................27


6

3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................27
3.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của thị trấn Hữu Lũng
............27
3.3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ...............................................................27
3.3.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế-xã hội ......................................................27
3.3.2. Đánh giá công tác thu gom và quản lý chất thải trên địa bàn thị
trấn Hữu Lũng ........................................................................................27
3.3.3. Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác thu gom, phân

loại, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Hữu Lũng.................27
3.3.4. Những khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc
quản lý rác thải trên địa bàn thị trấn Hữu Lũng.....................................27
3.4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................27
3.4.1. Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu thứ cấp ..................................28
3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn ...........................................................28
3.4.3. Phương pháp thu thập thông tin .............................................................28
3.4.4. Phương pháp khảo sát thực tế ................................................................28
3.4.5. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu ..................................................28
3.4.6. Phương pháp chuyên gia ........................................................................28
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...........................29
4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Hữu Lũng ................29
4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ..................................................................29
4.2. Đánh giá công tác thu gom và quản lý chất thải trên địa bàn thị trấn
Hữu Lũng ...............................................................................................39
4.2.1. Nguồn phát sinh chất thải trên địa bàn...................................................39
4.2.2. Đánh giá công tác thu gom và quản lý chất thải trên địa bàn thị
trấn Hữu Lũng ........................................................................................44
4.3. Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác thu gom, phân loại,
xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn ..........................................47


vii

4.4. Những hạn chế và một số giải pháp nhằm nâng cao việc quản lý rác
thải trên địa bàn thị trấn Hữu Lũng .......................................................51
4.4.1. Những hạn chế trong công tác quản lý rác thải .....................................51
4.4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý rác
thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Hữu Lũng ........................................52
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................57

5.1. Kết luận .....................................................................................................57
5.2. Kiến nghị ...................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................59


1


2

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt
báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là
vấn đề ô nhiễm rác thải ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm
trọng hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng
thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi
trường hiện nay. Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi
trường, bảo vệ nguồn nước,... nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô
nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Rác thải là một phần tất yếu của cuộc sống, không một hoạt động nào
trong sinh hoạt hằng ngày không sinh ra rác. Xã hội ngày càng phát triển thì
số lượng rác thải ra ngày càng nhiều và dần trở thành mối đe dọa thực sự với
đời sống con người. Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế với xu
thế phát triển kinh tế xã hội, đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra hết sức mạnh
mẽ với nhịp độ rất cao. Sự phát triển đó giúp tạo công ăn việc làm, cải thiện
mức sống chất lượng cuộc sống của người dân. Khi mức sống của người dân
càng cao thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm xã hội càng cao, điều này đồng
nghĩa với việc gia tăng lượng rác thải sinh hoạt. Rác thải sinh hoạt (RTSH)

phát sinh trong quá trình ăn, ở, tiêu dùng của con người, được thải vào môi
trường ngày càng nhiều, vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường dẫn
đến môi trường bị ô nhiễm. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa kết hợp với
gia tăng dân số ở mức cao đang tạo sức ép lên khả năng chịu tải của môi
trường.
Môi trường là đặc trưng cơ bản của thời hiện đại, là vấn đề mang tính
toàn cầu, ô nhiễm môi trường đang de dọa sự phát triển bền vững của mỗi
quốc gia. Chúng ta nhận thấy rằng, khi xã hội càng phát triển, đời sống vật


chất của cộng đồng càng được nâng cao thì sức ép về vấn đề môi trường, đặc
biệt là chất thải rắn ngày càng nhiều. Lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn ngày một gia tăng, thành phần chất thải rắn ngày một phức tạp.
Trong những năm gần đây, kinh tế huyện Hữu Lũng đã có những bước
phát triển mạnh mẽ đồng thời cơ cấu kinh tế đang dần chuyển dịch sang cơ
cấu công nghiệp dịch vụ, tốc độ đô thị hóa nông thôn ngày càng cao. Song
bên cạnh đó lượng chất thải rắn sinh hoạt sinh ra trên địa bàn cũng tăng khá
nhanh. Mặc dù ở huyện đã thành lập Hợp tác xã Xây Dựng và Môi Trường
hoặc tổ chức các đội thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Tuy nhiên, do
nguồn kinh phí hạn hẹp, trang thiết bị còn thiếu và thô sơ, nguồn nhân lực hầu
hết chưa được đào tạo cơ bản nên còn gặp rất nhiều khó khăn trong công tác
xử lý và quản lý chất thải rắn.
Xuất phát từ những vấn đề trên và nhận thức được tầm quan trọng của
bảo vệ môi trường, được sự đồng ý và giúp đỡ của Ban giám hiệu trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa quản lý tài nguyên và sự
hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo Th.s Dương Hồng Việt em tiến hành
nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng thu gom và quản lý rác
thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng
Sơn”.
1.2. Mục tiêu của đề tài

1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nắm bắt hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải trên
địa bàn thị trấn Hữu Lũng. Đề xuất các biện pháp để thu gom và xử lý rác thải
phù hợp với điều kiện của thị trấn để đạt hiệu quả cao hơn nhằm nâng cao
công tác quản lý môi trường một cách khoa học và bền vững, kết hợp với việc
bảo vệ môi trường góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến công tác
quản lý thu gom rác thải của thị trấn.


- Điều tra số lượng, thành phần của rác thải tại thị trấn Hữu Lũng.
- Điều tra thực trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
- Điều tra thực trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Tạo điều kiện cho Sinh viên ứng dụng kiến thức các môn học vào
thực tế.
- Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn, là cơ sở để
lựa chọn, áp dụng các biện pháp quản lý rác thải phù hợp mang lại hiệu quả
cao.
- Việc nghiên cứu đề tài sẽ là cầu nối giữa kiến thức học tập và thực tế,
nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra kinh nghiêm thực tế phục vụ cho công
tác sau này.
- Rèn luyện về ý thức tổ chức, kỷ luật, khả năng giải quyết vấn đề, kỹ
năng làm việc độc lập và theo nhóm.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được lượng rác thải phát sinh, tình hình thu gom, vận
chuyển, quản lý và xử lý rác thải của khu vực thị trấn Hữu Lũng.
- Đề xuất một số biện pháp khả thi để xử lý rác thải.

- Đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý rác thải
trong khu vực thị trấn.
- Kết quả của đề tài sẽ là một trong những căn cứ để tăng cường công
tác quản lý, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về môi
trường.


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Tổng quan về rác thải
2.1.1.1. Các khái niệm liên quan
a. Khái niệm về chất thải
- Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
sinh hoạt hoặc các hoạt động khác (Luật BVMT, 2014)[6]
- Tất cả những gì con người đã sử dụng, không còn dùng được nữa
(hoặc không muốn dùng nữa) nên vứt bỏ. Các chất thải khác trong sinh hoạt
và từ các ngành công nghiệp.
b. Khái niệm về chất thải rắn
- Theo điều 3 Nghị Định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của chính
phủ về quản lý chất thải rắn. [7]
- Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn được thải ra từ quá trình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
- Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh ra trong quá trình
sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng.
- Chất thải rắn công nghiệp là CTR phát sinh từ hoạt động sản xuất
công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc một số hoạt động khác.
- Phế liệu là sản phẩm, vật liệu trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng
được thu hồi để tái, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất sản
phẩm khác.

- Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và
lưu giữ tạm thời CTR tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.


- Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ CTR trong một khoảng thời gian
nhất định ở nơi cơ quan thẩm quyền chấp nhận trước khi chuyển đến cơ sở xử
lý.
- Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở CTR từ nơi phát
sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc
chôn lấp cuối cùng.
- Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ
thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích
trong CTR; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong CTR.
- Rác là thuật ngữ dung để chỉ chất thải rắn hình dạng tương đối cố
định bị vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn
sinh hoạt là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là các chất thải rắn được
phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người. (Trần Hữu Nhuệ
và cs, 2001) [9]
- Chất thải là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con
người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, dịch vụ, thương mại,
sinh hoạt gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra,
còn phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện giao
thông, chất thải là kim loại hóa chất và từ các vật liệu khác. (Nguyễn Xuân
Duyên, 2004) [3]
- Tái sử dụng chất thải được hiểu là có những sản phẩm hoặc nguyên
liệu có quãng đời sử dụng kéo dài, người ta có thể sử dụng được nhiều lần mà
không bị thay đổi hình dạng vật lý, tính chất hóa học. (Nguyễn Thế Chinh,
2003) [2]
c. Khái niệm về chất thải nguy hại

- Theo quy chế quản lý chất thải nguy hại năm 1999: “chất thải nguy
hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây
nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và


các đặc tính gây nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác gây nguy
hại tới môi trường và sức khỏe con người”.
- Theo luật BVMT 2014: “Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố
độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc
có đặc tính nguy hại khác”. [6]
Tuy có sự khác nhau về từ ngữ những cả hai định nghĩa đều có nội dung
như nhau, giống với định nghĩa của các nước và tổ chứ trên thế giới, đó là nêu
đặc tính nguy hại cho môi trường và sức khỏe cộng đồng của chất thải nguy
hại.
d. Khái niệm về rác thải sinh hoạt
- Là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống và sinh hoạt của con
người. Bất kỳ hoạt động sống nào từ ở nhà, nơi công sở, trên đường đi lại, nơi
công cộng… đều sinh ra một lượng rác nhất định. Thành phần chủ yếu của
chúng là các chất hữu cơ rất dễ gây ô nhiễm cho môi trường.
- Rác thải sinh hoạt là những chất thải có liên quan đến các hoạt động
của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan,
trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Rác thải sinh hoạt có thành
phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất
dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông
gà lông vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v…
- Ngoài ra rác thải còn được hiểu là thành phần tàn tích hữu cơ phục vụ
cho hoạt động sống của con người, chúng không còn được sử dụng và vứt ra
môi trường
2.1.1.2. Nguồn gốc phát sinh và phân loại rác thải
Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của CTR là cơ sở

quan trọng trong thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương
trình quản lý CTR thích hợp.
a. Các nguồn phát sinh chất thải


Hình 2.1: Sơ đồ thể hiện nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
- Từ sinh hoạt: Phát sinh từ hộ gia đình, các biệt thự và các căn hộ
chung cư. Thành phần chủ yếu bao gồm: thực phẩm dư thừa, bao bì hàng hoá
(bằng giấy, gỗ, cát tông, plastic, thiếc, nhôm, thuỷ tinh…), đồ dùng điện tử,
vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa…), chất thải độc hại như
chất tẩy rửa, bột giặt, chất tẩy trắng, thuốc diệt côn trùng…
- Từ khu thương mại: thương mại (nhà kho, quán ăn, chợ, văn phòng,
khách sạn, nhà in, trạm xăng dầu, gara…): giấy, cát tông, plastic, gỗ, thức ăn
thừa, thuỷ tinh, kim loại, các loại chất thải đặc biệt (dầu mỡ, lốp xe,…), các
chất thải độc hại khác…
- Từ khu công sở: Cơ quan (trường học, bệnh viện, các cơ quan hành
chính,…). Thành phần bao gồm: Giấy, cát tông, plastic, gỗ, thức ăn thừa, thuỷ
tinh, kim loại… Ngoài ra CTR y tế phát sinh từ bệnh viện phát sinh từ hoạt
động khám chữa bệnh, điều trị bệnh vì vậy chất thải y tế trở thành phức tạp nó
bao gồm các loại bệnh phẩm, kim tiêm, chai lọ chứa thuốc…
- Công nghiệp gồm: (xây dựng, chế tạo, công nghiệp nhẹ, công nghiệp
nặng, lọc dầu, nhà máy hóa chất, nhà máy điện…), chất thải từ quá trình công
nghiệp, xây dựng: gỗ vụn, kim loại, thủy tinh, tro, vữa, bê tông, nước thải, khí
thải và rất nhiều chất độc hại khác.


- Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi): rơm rạ, phế thải nông nghiệp,
phế thải chăn nuôi, các chất độc hại như chai lọ, bao bì có hóa chất.
b. Phân loại chất thải
- Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải sinh ra từ các hoạt động hàng
ngày của con người. Rác sinh hoạt thải ra ở mọi lúc, mọi nơi, từ các hộ gia
đình, chợ và các tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn, y tế, trường học, các
cơ quan nhà nước... Theo phương diện khoa học có thể phân biệt các loại
CTRSH như sau:
+ Chất thải thực phẩm bao gồm các loại thức ăn dư thừa, rau, quả…
được sinh ra trong khâu chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn từ các nhà hàng, hộ gia đình…
+ Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người
và phân của các loại động vật khác.
+ Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các vật chất còn lại
trong quá trình đốt củi, than, rơm ra, lá cây… ở các gia đình, công sở, nhà
hàng, nhà máy.
+ Các chất thải rắn từ đường phố như lá cây, củi, nilon, vỏ bao gói…
- Chất thải rắn công nghiệp
Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn được phát sinh từ các hoạt
động sản xuất công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp bao
gồm:
+ Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất.
+ Các phế thải trong quá trình công nghệ sản xuất.
+ Bao bì đóng gói sản phẩm.
- Chất thải xây dựng
Chất thải xây dựng là các phế thải như: đất, đá, gạch ngói, bê tông vỡ
do các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình... Chất thải xây dựng bao gồm:


+ Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng.
+ Đất đá do việc đào móng trong xây dựng.
+ Các vật liệu như: kim loại, chất dẻo
- Chất thải nông nghiệp bao gồm các vật chất loại bỏ từ các hoạt động
sản xuất nông nghiệp như: gốc rơm rạ, cây trồng, chăn nuôi, bao bì đựng phân

bón và hoá chất bảo vệ thực vật.
- Chất thải y tế
Chất thải y tế nguy hại là chất thải có chứa các chất có chứa một trong
các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy
hại tới môi trường và sức khoẻ con người.
Các nguồn phát sinh chất thải bệnh viện bao gồm:
+ Các loại bông, băng, gạc, nẹp, dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu
thuật.
+ Các loại kim tiêm, ống tiêm.
+ Các chi thể cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ.
+ Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân.
+ Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau đây: chì, thủy
ngân, cadimi, asen, …
+ Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện.
2.1.1.3. Thành phần chất thải
Thành phần lý, hoá học của chất thải rất khác nhau tuỳ thuộc vào từng
địa phương, vào các mùa khí hậu, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác.
Thông thường thành phần của chất thải đô thị bao gồm các hợp phần sau:
Chất thải thực phẩm, giấy, chất dẻo, cao su, vải vụn, sản phẩm vườn, gỗ, thuỷ
tinh, nhựa, kim loại, bụi, tro, gạch…


Bảng 2.1. Thành phần chất thải rắn ở Hà Nội
STT

Thành phần CTR

Tỷ lệ (%)

1


Chất hữu cơ

51,9

2

Chất vô cơ

16,2

2.1

Giấy

2,7

2.2

Nhựa

3,0

2.3

Da, cao su, gỗ

1,3

2.4


Vải sợi

1,6

2.5

Thủy tinh

0,5

2.6

Đá, đất sét, sành sứ

6,2

2.7

Kim loại

0,9

Các hạt <10mm

31,9

Cộng

100


3

(nguồn: Báo cáo Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2050, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, 2015)

2.1.1.4. Ảnh hưởng của chất thải tới môi trường và sức khỏe của cộng đồng
a. Ảnh hưởng tới môi trường nước
Chất thải, đặc biệt là chất thải hữu cơ sẽ dễ dàng bị phân hủy trong môi
trường nước. Tại các bãi rác nước rác sẽ được tách ra kết hợp với các nguồn
nước khác như: nước mưa, nước ngầm, nước mặt hình thành nước rò rỉ. Nước
rò rỉ di chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong rác
cũng như trong quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm môi trường xung
quanh.
b. Ảnh hưởng tới môi trường không khí
Các loại rác thải dễ phân hủy trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích
hợp sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo ra mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiễm
khác có tác động xấu tới môi trường đô thị, sức khỏe và khả năng hoạt động
của con người
c. Ảnh hưởng tới môi trường đất
Với lượng rác lớn vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì môi
trường đất sẽ trở lên quá tải và bị ô nhiễm. Các chất ô nhiễm này cùng với


kim loại nặng, các chất độc hại và các vi trùng theo nước trong đất chảy
xuống tầng nước ngầm làm ô nhiễm các tầng nước.
2.1.1.5. Ảnh hưởng tới sức khỏe con người
Chất thải phát sinh từ các khu đô thị, nếu không được thu gom và xử lý
đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cộng đồng
dân cư và làm mất mỹ quan đô thị. Thành phần trong chất thải rắn sinh hoạt

rất phức tạp, trong đó chứa các mầm bệnh từ người và gia súc, các chất thải
hữu cơ, xác sinh vật chết… tạo điều kiện tốt cho ruồi, muỗi, chuột… sinh sản,
lây lan mầm bệnh cho người, nhiều lúc trở thành dịch. Một số vi khuẩn, siêu
vi khuẩn, kí sinh trùng… tồn tại trong rác thải có thể gây bệnh cho người như:
bệnh sốt rét, bệnh ngoài da, thương hàn, tiêu chảy, giun sán…
Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng quy định là nguy cơ gây
bệnh nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người bới rác, nhất là khi gặp phải
các chất thải từ bệnhh viện, công nghiệp…
Tại các bãi rác lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều
vấn đề nghiêm trọng cho bãi rác và cộng đồng dân cư trong khu vực như gây ô
nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất và là nơi nuôi
dưỡng các vật chủ trung gian truyền bệnh cho người. Rác thải nếu không được
thu gom tốt cũng sẽ là một trong những yếu tố gây cản trở dòng chảy, làm
giảm khả năng thoát nước của các sông rạch và hệ thống thoát nước đô thị.
2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài
- Căn cứ luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
- Nghi định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính Phủ về việc
quy định chi tiết về một số điều Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính Phủ quy
định về việc quản lí chất thải và phế liệu;
- Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính Phủ quy
định về việc xử lí vị phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;


- Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính Phủ về ưu
đãi, hỗ trợ hoạt động môi trường;
- Căn cứ thông tư số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2010
- Thông tư liên tịch: hướng dẫn việc quản lí kinh phí sự nghiệp môi
trường.
- Căn cứ văn bản số 2272/BXD-VP ngày 10/11/2008 về công bố định

mức, dự toán thu gom, vận chuyển và xử lí chôn lấp rác thải đô thị;
- Báo cáo số 152/BC-UBND ngày 16/4/2018 của UBND huyện Hữu
Lũng về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Hữu Lũng.
- Hàng năm đều tổ chức các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình
thức nhân các sự kiện về môi trường như: Ngày môi trường thế giới 5/6, Tuần
lễ Quốc gia về Nước sạch và vệ sinh môi trường (29/4 - 06/5), Chiến dịch làm
cho Thế giới sạch hơn (20/9), Ngày Đa dạng sinh học (22/5); Ngày nước thế
giới...
2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.3.1. Tình hình quản lý, xử lý rác thải trên thế giới
2.3.1.1. Tình hình phát sinh rác thải trên thế giới
Với lượng rác gom góp được trên toàn thế giới từ 2,5 đến 4 tỉ tấn một
năm, thế giới hiện có lượng rác ngang bằng với sản lượng ngũ cốc (đạt 2 tấn)
và sắt thép (1 tỉ tấn), khẳng định của Viện nguyên vật liệu Cyclope và Veolia
Propreté, công ty quản lý rác lớn thứ hai thế giới.
Theo các chuyên viên nghiên cứu của hai cơ quan trên, trong tổng số
rác trên thế giới, có 1,2 tỉ tấn rác tập trung ở vùng đô thị, từ 1,1 đến 1,8 tỉ tấn
rác công nghiêp không nguy hiểm và 150 triệu tấn rác nguy hiểm (mức tính
toán thực hiện tại 30 nước).
Mỹ và châu Âu là hai "nhà sản xuất" rác đô thị chủ yếu với hơn 200
triệu tấn rác cho mỗi khu vực, kế tiếp là Trung Quốc với hơn 170 triệu tấn.
Theo ước tính, tỉ lệ rác đô thị ở Mỹ ở mức 700 kg/người/năm. Và tỷ lệ này ở
Hàn Quốc gần 2000 kg. Brazil là 20 kg. Đối với rác công nghiệp, Mỹ chiếm
khoảng 275 triệu tấn. [17]


- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt trong dòng chất thải rắn đô thị rất khác
nhau giữa các nước.Theo ước tính, tỷ lệ chiếm tới 60-70% ở Trung Quốc
chiếm 78% ở Hồng Kông; 48% ở Philipin và 37% ở Nhật Bản, chiếm 80% ở
nước ta. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, nước có thu nhập cao

chỉ có khoảng 2535% chất thải sinh hoạt trong toàn bộ chất thải rắn của đô thị. (Trần Quang
Ninh,
2015) [8]
+ Ở Anh: số liệu thống kê tổng lượng chất thải ở Anh cho thấy hàng
năm Liên hiệp Anh tạo ra 307 triệu tấn chất thải, trong đó ước tính 46,6 triệu
tấn chất thải sinh học và chất thải dạng tương tự phát sinh ở Anh, trong đó 60%
chôn lấp,
34% được tái chế và 6% được thiêu đốt. Chỉ tính riêng rác thải thực phẩm, theo
dự án khảo sát được thực hiện từ tháng 10/2012-3/2014, chất thải thực phẩm từ
hộ gia đình nhiều hơn hàng tấn so với so với chất thải bao bì chiếm 19% chất
thải đô thị. Hàng năm hộ gia đình ở Anh phát sinh 6,7 triệu tấn chất thải thực
phẩm, ở England là 5,5 triệu tấn, trong đó 4,1 triệu tấn là thực phẩm có thể sử
dụng được. Trung bình mỗi hộ gia đình thải ra 276kg chất thải thục
phẩm/năm hay
5,3kg/tuần trong đó 3,2kg vẫn có thể sử dụng được. (Trần Quang Ninh, 2015)
[8]
+ Nhật Bản: theo số liệu thống kê của Bộ TN & MT Nhật Bản, hàng
năm nước này có khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó phần lớn là rác công
nghiệp (397 triệu tấn). Trong tổng số rác thải trên, có khoảng 5% rác thải phải
đưa tới bãi chôn lấp, trên 36% được đưa đến các nhà máy để tái chế. Số còn
lại được xử lý bằng cách đốt hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác. Với rác thải
sinh hoạt của các gia đình, khoảng 70% được tái chế thành phân bón hữu cơ,
góp phần giảm bớt nhu cầu sản xuất và nhập khẩu phân bón. (Trần Quang
Ninh, 2015) [8]
+ Ở Singapore: mỗi ngày Singapore thải ra khoảng 16.000 tấn rác. Rác
ở Singapore được phân loại tại nguồn (nghĩa là nhà dân, nhà máy, xí nghiệp...).
Nhờ vậy 56% số rác thải ra mỗi ngày (khoảng 9.000 tấn) quay lại các nhà máy
để tái chế. Khoảng 41% (7.000 tấn) được đưa vào bốn nhà máy thiêu rác để đốt



×