Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây bọ mẩy ( clerodendrum cyrtophyllum turcr ), họ cỏ roi ngựa ( verbenaceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.09 MB, 174 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ THANH HUYỀN

NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC
VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC
CỦA CÂY BỌ MẨY
(Clerodendrum cyrtophyllum Turcz.),
họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae)

LUẬN VĂN THẠC SỸ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ THANH HUYỀN

NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC
VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC


CỦA CÂY BỌ MẨY
(Clerodendrum cyrtophyllum Turcz.), họ Cỏ roi ngựa
(Verbenaceae)

LUẬN VĂN THẠC SỸ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LIỆU – DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 607310

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thái An

HÀ NỘI 2012


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
PGS.TS. Nguyễn Thái An đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Vũ Xuân Phương và
TS. Trần Thế Bách (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật) đã giúp tôi giám
định tên khoa học của mẫu nghiên cứu, TS. Hoàng Lê Tuấn Anh (Viện Hóa
học các hợp chất thiên nhiên) đã giúp tôi trong việc biện giải phổ, xác định
cấu trúc chất phân lập.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, cán bộ Bộ môn Dược
liệu Trường Đại học Dược Hà Nội; Bộ môn Dược lý Trường Đại học Y Hà
Nội; Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo cùng toàn thể thầy cô giáo trong Trường
Đại học Dược Hà Nội đã dạy cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt 2 năm
học tập và nghiên cứu.


Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện
cho tôi có thể hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2012

Trần Thị Thanh Huyền


MỤC LỤC
Trang
Đặt vấn đề.............................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN..................................................................... 3
1.1.
Vị trí phân loại, đặc điểm thực vật và phân bố........................ 3
1.1.1.
Vị trí phân loại của chi Clerodendrum L................................. 3
1.1.2.
Đặc điểm thực vật của họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae)............ 3
1.1.3.
Đặc điểm thực vật và phân bố của cây Bọ mẩy 4
(Clerodendrum cyrtophyllum Turcz.) .....................................
1.2.
Đặc điểm vi học....................................................................... 6
1.2.1.
Đặc điểm vi phẫu vỏ rễ.........................................................
6
1.2.2.
Đặc điểm bột vỏ rễ.................................................................. 6
1.3.
Thành phần hóa học của cây Bọ mẩy....................................... 6

1.4.
Tác dụng dược lý.................................................................... 11
1.5.
Công dụng..............................................................................
12
1.6.
Một số đơn thuốc..................................................................... 13
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.... 17
2.1.
Đối tượng nghiên cứu.............................................................. 17
2.2.
Phương tiện nghiên cứu........................................................... 17
2.2.1.
Động vật thí nghiệm............................................................
17
2.2.2.
Thuốc thử, dung môi, hóa chất..............................................
17
2.2.3.
Phương tiện và máy móc......................................................... 18
2.3.
Phương pháp nghiên cứu......................................................... 19
2.3.1.
Nghiên cứu về thực vật......................................................
19
2.3.2.
Nghiên cứu về thành phần hóa học........................................... 19
2.3.3.
Đánh giá độc tính cấp và nghiên cứu tác dụng sinh học.......... 21
Chương 3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM..........................................

24
3.1.
Nghiên cứu về thực vật............................................................ 24
3.1.1
Mô tả hình thái cây và kiểm định tên khoa học....................... 24
3.1.2.
Đặc điểm vi phẫu.................................................................... 27
3.1.3.
Đặc điểm bột.......................................................................
30
3.2.
Nghiên cứu về hóa học........................................................
31
3.2.1.
Đinh tính các nhóm chất trong lá và thân cây Bọ mẩy bằng 31
phản ứng hóa học................................................................
3.2.2.
Chiết xuất.............................................................................
33
3.2.3.
Định tính cắn toàn phần và cắn các phân đoạn của lá Bọ mẩy 34
3.2.4.
3.3.

Định tính cắn toàn phần và cắn các phân đoạn của thân Bọ 36
mẩy...........................................................................................
Phân lập................................................................................
39



3.3.1.
3.3.2.
3.3.3

Chiết xuất và phân lập các chất tinh khiết từ lá .......................
Chiết xuất và phân lập các chất tinh khiết từ thân...................
Kiểm tra độ tinh khiết của các chất phân lập
được.......................................................................................
3.4.
Nhận dạng các chất phân lập được..........................................
3.4.1.
Hợp chất TA01........................................................................
3.4.2.
Hợp chất TA02.........................................................................
3.4.3.
Hợp chất TA03.........................................................................
3.4.4.
Hợp chất TA51.......................................................................
3.4.5.
Hợp chất TA06.........................................................................
3.4.6.
Hợp chất TA08.........................................................................
3.4.7.
Hợp chất TA09.........................................................................
3.5.
Thử độc tính cấp và nghiên cứu về tác dụng sinh học.............
3.5.1.
Thăm dò tác dụng chống viêm mạn.........................................
3.5.2.
Thăm dò tác dụng giảm đau.....................................................

3.5.3.
Đánh giá độc tính cấp..........................................................
Chương 4. BÀN LUẬN.........................................................................
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................
5.1.
Kết luận...............................................................................
5.2.
Đề xuất................................................................................

39
40
44
52
52
54
56
59
61
63
65
67
67
68
70
73
78
78
79



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
AST
13
C-NMR
CC
dd
DEPT
EtOAc
HMBC
1
H-NMR
HSQC
MS
SKLM
STT
TLC
TP
TT
UV254nm, UV366nm
LD 50
TQ
TLTK
VN
MeOH
ESI

Chữ viết đầy đủ
Ánh sáng thường

Carbon (13) Nuclear Magnetic Resonance
Column Chromatography
Dung dịch
Distortionless Enhacement by Polarization Transfer
ethylacetat
Heteronuclear Multiple Bond Correlation
Proton Nuclear Magnetic Resonance
Heteronuclear Single Quantum Coherence
Mass spectrometry
Sắc ký lớp mỏng
Số thứ tự
Thin layer chromatography
Toàn phần
Thuốc thử
Ultra violet (bước sóng 254nm, 366nm)
Lethal dose 50%
Trung Quốc
Tài liệu tham khảo
Việt Nam
Methanol
Electrospray ionization


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1.
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.

Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.
Bảng 3.10.
Bảng 3.11.
Bảng 3.12.

Danh mục bảng
Một số hợp chất phân lập từ cây Bọ mẩy
Kết quả định tính các nhóm chất trong lá và thân Bọ mẩy
Dữ liệu phổ NMR của TA01
Dữ liệu phổ NMR của TA02
Dữ liệu phổ NMR của TA03
Dữ liệu phổ NMR của TA51
Dữ liệu phổ NMR của TA06
Dữ liệu phổ NMR của TA08
Dữ liệu phổ NMR của TA09
Tác dụng của các chế phẩm từ cây Bọ mẩy lên trọng
lượng u hạt
Ảnh hưởng của các chế phẩm từ cây Bọ mẩy lên số cơn
quặn đau của chuột nhắt trắng
Ảnh hưởng của các chế phẩm từ cây Bọ mẩy lên thời
gian phản ứng với nhiệt của chuột
Kết quả đánh giá độc tính cấp của lá Bọ mẩy

Trang
7
32

53
55
58
60
62
64
66
67
68
70
72


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 3.1.
Hình 3.2.
Hình 3.3.
Hình 3.4.
Hình 3.5.
Hình 3.6.
Hình 3.7.
Hình 3.8.
Hình 3.9.
Hình 3.10.
Hình 3.11.
Hình 3.12.
Hình 3.13.
Hình 3.14.
Hình 3.15.

Hình 3.16.
Hình 3.17.
Hình 3.18.
Hình 3.19.
Hình 3.20.
Hình 3.21.
Hình 3.22.
Hình 3.23.
Hình 3.24.
Hình 3.25.
Hình 3.26.
Hình 3.27.
Hình 3.28.
Hình 3.29.
Hình 3.30.
Hình 3.31.
Hình 3.32.

Danh mục hình
Hình ảnh cây Bọ mẩy
Hình ảnh cành Bọ mẩy
Hình ảnh cành và lá Bọ mẩy
Ảnh giải phẫu hoa, quả và hạt
Ảnh vi phẫu lá Bọ mẩy
Ảnh vi phẫu thân non
Ảnh vi phẫu thân cây Bọ mẩy
Ảnh vi phẫu rễ cây Bọ mẩy
Ảnh một số đặc điểm bột lá cây Bọ mẩy
Ảnh một số đặc điểm bột thân cây Bọ mẩy
Sơ đồ chiết xuất cắn các phân đoạn từ lá hoặc thân Bọ mẩy

Sắc ký đồ cắn toàn phần của lá với hệ dung môi III
Sắc ký đồ của cắn phân đoạn cloroform của lá với hệ dung
môi I
Sắc ký đồ của cắn phân đoạn ethyl acetat của lá với hệ
dung môi II
Sắc ký đồ của cắn toàn phần thân cây Bọ mẩy với hệ dung
môi IV
Sắc ký đồ của cắn cloroform thân cây với hệ dung môi III
Sắc ký đồ của cắn ethyl acetat thân cây với hệ dung môi III
Sơ đồ phân lập phân đoạn ethyl acetat của lá cây Bọ mẩy
Sơ đồ phân lập phân đoạn clororform của lá cây Bọ mẩy
Sơ đồ phân lập phân đoạn cloroform thân cây Bọ mẩy
Sơ đồ phân lập phân đoạn ethyl acetat thân cây Bọ mẩy
Sắc ký đồ TA01 với 3 hệ dung môi, quan sát dưới UV254nm
Sắc ký so sánh TA01 với cắn E1
Sắc ký đồ TA02 với 3 hệ dung môi, quan sát ở AST có
phun TT
Sắc ký so sánh TA02 với cắn C1
Sắc ký đồ TA03 với 3 hệ dung môi, quan sát dưới UV366nm
Sắc ký so sánh TA03 với cắn C1
Sắc ký đồ TA51 với 3 hệ dung môi, quan sát dưới UV254nm
Sắc ký so sánh TA51 với cắn C2
Sắc ký đồ TA06 với 3 hệ dung môi, quan sát dưới UV254nm
Sắc ký so sánh TA06 với cắn C2
Sắc ký đồ TA08 với 3 hệ dung môi, quan sát dưới AST,
phun TT

Trang
25
25

25
26
28
29
29
29
30
30
34
37
38
38
38
38
39
41
42
43
44
45
45
46
46
47
47
48
48
49
49
50



Hình 3.33.
Hình 3.34.
Hình 3.35.
Hình 3.36.
Hình 3.37.
Hình 3.38.
Hình 3.39.
Hình 3.40.
Hình 3.41.
Hình 3.42.
Hình 3.43.
Hình 3.44.

Sắc ký so sánh TA08 với cắn C2
Sắc ký đồ TA09 với 3 hệ dung môi, quan sát dưới UV254nm
Sắc ký so sánh TA09 với cắn E2
Các tương tác HMBC chủ yếu của TA01
Cấu trúc hóa học của hợp chất TA01
Cấu trúc hóa học của hợp chất TA02
Cấu trúc hóa học của hợp chất TA03
Cấu trúc hóa học của hợp chất TA51
Cấu trúc hóa học của hợp chất TA06
Cấu trúc hóa học của hợp chất TA08
Cấu trúc hóa học của hợp chất TA09
Đồ thị thể hiện mối liên quan tuyến tính giữa liều lượng
và tỷ lệ chuột chết

50

51
51
54
54
56
59
61
63
65
66
72


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế giới thực vật, một kho tàng bí ẩn kỳ diệu của thiên nhiên đang
ngày càng được khám phá, khai thác phục vụ con người. Cùng với sự phát
triển của tổng hợp hóa dược, ngày nay công tác nghiên cứu phát triển thuốc
và sản phẩm thiên nhiên mới có nguồn gốc từ cây cỏ cũng ngày càng được
quan tâm.
Với vị trí địa lý và điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Việt Nam là một nước
có thảm thực vật phong phú và đa dạng với nhiều cây dược liệu quý. Theo
những công bố gần đây, ở nước ta có hơn 3000 loài thực vật bậc cao cũng như
bậc thấp được sử dụng làm thuốc [12]. Tuy vậy, hiện mới có khoảng 300 loài
cây và vị thuốc được sử dụng ở mức độ tương đối phổ biến theo kinh nghiệm
dân gian hoặc theo y học cổ truyền mà chưa được nghiên cứu kỹ và đầy đủ
[29].
Bọ mẩy là một trong 30 loài thuộc chi Clerodendrum L. hiện có ở Việt
Nam, và là loài có diện tích phân bố rộng lớn nhất [13]. Cây thường thấy ở
hầu hết các tỉnh từ đồng bằng đến vùng núi thấp (dưới 1000m), nhất là các
tỉnh ở vùng trung du như: Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang,

Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình [13]. Bọ mẩy là cây ưa sáng và có khả năng
chịu được hạn. Cây thường mọc thành đám hay xen kẽ với các loại cây bụi
khác ở các vùng đồi, ven đường đi và nương rẫy bỏ hoang. Cây sinh trưởng
mạnh trong mùa mưa ẩm, ra hoa quả nhiều hàng năm và có thể ra hoa quả
ngay trong năm đầu tiên. Tất cả các bộ phận trên cây Bọ mẩy đều được nhân
dân ta sử dụng với các mục đích khác nhau. Lá non Bọ mẩy hấp cơm hoặc
luộc chín làm rau ăn, có tác dụng lợi tiêu hóa; hay lá Bọ mẩy tươi nấu nước
tắm trị ghẻ lở. Rễ Bọ mẩy chữa viêm ruột, lỵ, viêm họng, viêm amidan, viêm
tuyến nước bọt, cảm mạo phát sốt; ngoài ra còn được dùng để nấu nước cho

1


phụ nữ sau sinh uống để lọc máu và bồi bổ cơ thể. Toàn cây thường được
dùng để trị viêm ruột, lỵ trực trùng ra máu, viêm hầu họng, viêm amidan,
viêm tuyến nước bọt, cảm mạo phát sốt, răng lợi xuất huyết [25][29].
Nhận thấy, Bọ mẩy là một cây thuốc dân gian rất đáng được quan tâm,
tuy nhiên những nghiên cứu hiện nay về đặc điểm thực vật và thành phần hóa
học về loài cây này còn ít và chưa thực sự đầy đủ. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu
đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của
cây bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum Turcz.), họ Cỏ roi ngựa
(Verbenaceae)” được thực hiện với những mục tiêu sau:
1.

Mô tả đặc điểm và giám định tên khoa học của mẫu nghiên cứu.

2.

Định tính bằng các phản ứng hóa học, chiết xuất, phân lập và nhận


dạng một số hợp chất tinh khiết từ lá và thân mẫu nghiên cứu.
3.

Thử độc tính cấp và một số tác dụng sinh học.
Để thực hiện mục tiêu đề ra, đề tài được tiến hành với các nội dung sau:

1. Mô tả đặc điểm và giám định tên khoa học của mẫu nghiên cứu: Mô tả đặc
điểm hình thái, đặc điểm vi phẫu lá, thân, rễ, đặc điểm bột lá, thân, rễ Bọ mẩy.
Giám định tên khoa học.
2. Định tính bằng các phản ứng hóa học, chiết xuất, phân lập và nhận dạng
một số hợp chất tinh khiết từ lá và thân mẫu nghiên cứu: Định tính các nhóm
chất bằng phản ứng hóa học, bằng sắc ký lớp mỏng đối với cắn toàn phần và
cắn các phân đoạn của các mẫu nghiên cứu. Chiết xuất, phân lập và nhận
dạng chất tinh khiết dựa trên các dữ liệu phổ.
3. Thử độc tính cấp và một số tác dụng sinh học: Tiến hành thử độc tính cấp,
tác dụng chống viêm mạn và tác dụng giảm đau của cao toàn phần mẫu
nghiên cứu.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 VỊ TRÍ PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ PHÂN BỐ.
1.1.1 Vị trí phân loại của chi Clerodendrum L.
Theo Phạm Hoàng Hộ [23], Nguyễn Tiến Bân [1], cây Bọ mẩy thuộc
chi Clerodendrum L., họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), bộ Hoa môi (Lamiales),
liên bộ Hoa môi (Lamianae), phân lớp Hoa môi (Lamiadae), lớp Ngọc lan
(Magnoliopsida), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Hệ thống phân loại được
tóm tắt như sau:

Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Hoa môi (Lamiadae)
Liên bộ Hoa môi (Lamianae)
Bộ Hoa môi (Lamiales)
Họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Chi Clerodendrum L.
1.1.2. Đặc điểm thực vật của họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae)
Cây gỗ, bụi hay cây cỏ, thân non thường có 4 cạnh, già thì tròn. Lá
thường mọc đối, đơn hay kép. Không có lá kèm.
Cụm hoa hình chùm hay xim. Hoa đối xứng 2 bên, mẫu 5. Đài 5, dính
nhau, còn lại trên quả. Tràng 4-5, dính nhau, thường chia 2 môi. Bộ nhị 4, 2
trội, nhị đính trên tràng. Bộ nhụy có 2 lá noãn, dính nhau tạo thành bầu trên
với 2 hoặc 4-5 ô, mỗi ô 1 noãn, vòi nhụy đính trên đỉnh bầu. Quả hạch hay
quả mọng. Hạt có phôi thẳng [7][9][13].
Công thức hoa:

↑K (5) C(5) A4 G (2)

Các đặc điểm của họ này dễ nhầm với họ Bạc hà, nhưng có điểm khác
quan trọng là họ Bạc hà có vòi nhụy đính ở gốc bầu.

3


Đa dạng và sử dụng: Phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới, đặc biệt ở vùng Địa Trung Hải. Tại Việt Nam, họ Cỏ roi ngựa có 26 chi,
trên 130 loài, chủ yếu mọc hoang, 1 số ít loài được trồng làm cảnh (Ngũ sắc,
Găng tu hú), lấy gỗ (Tếch). Có 16 loài thường dùng làm thuốc, trong đó có 3
loài dùng trong Công nghiệp Dược là Bạch đồng nữ, Mạn kinh, Ngũ sắc

[7][9].
Theo [35], họ Cỏ roi ngựa có 100 chi, 2600 loài, phân bố chủ yếu ở
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt có nhiều ở vùng Địa Trung Hải.
Theo Nguyễn Tiến Bân [1], họ Cỏ roi ngựa có 30 chi, ở Việt Nam có 26 chi
trong đó có chi Clerodendrum L.
Theo “Flora of China” [51], chi Clerodendrum L. là chi lớn nhất của họ
Cỏ roi ngựa, gồm tới 400 loài ở các vùng nhiệt đới và nóng, chủ yếu ở phía
đông bán cầu. Theo “Thực vật chí Đông Dương” [53] chi Clerodendrum L. có
41 loài. Ngoài ra, chi Clerodendrum L. được xác định là có 580 loài phân bố
rộng rãi ở châu Á, Australia, châu Phi và châu Mỹ [38][47].
1.1.3. Đặc điểm thực vật và phân bố của cây Bọ mẩy (Clerodendrum
cyrtophyllum Turcz.)
Tên khoa học: Clerodendrum cyrtophyllum Turcz., họ Cỏ roi ngựa
Verbenaceae [26][29].
Tên đồng nghĩa: Clerodendrum amplius Hance., Clerodendron
formosanum Maxim., Cordia venosa Hemsl [24][25][28].
Tên khác: Đại thanh, Nữ trinh, Bọ nẹt, Lẹo đực, Thanh thảo tâm, Đắng
cảy, Mạy kỳ cáy (Tày), Co khỉ cáy (Thái) [11][15][26].
Cây bụi hay cây nhỏ, cao khoảng 1m, thân tròn xanh [13][29]. Cành
non có lông, sau nhẵn, vỏ màu nâu [13][29]. Lá mọc đối, hình bầu dục hay
mũi mác, dài 5-13cm, rộng 3-7cm, gốc tròn, đầu thuôn nhọn, mặt trên màu

4


lục xỉn, mặt dưới nhạt, gân nổi rõ, mép nguyên, vò ra có mùi hôi [26][29].
Cuống lá dài 1-6cm [13][29].
Cụm hoa mọc ở đầu cành thành xim ngù, trục chính cụm hoa ngắn,
phân nhiều nhánh mang hoa màu trắng nằm trên một mặt phẳng [29]. Lá bắc
con hình dải, bé. Hoa thường màu trắng ít khi màu đỏ. Đài hoa hình phễu, có

lông, có tuyến mật ở ngoài, có 5 răng [13]. Tràng hình đinh [29][31], phủ lông
ở mặt ngoài, hơi loe rộng ra ở họng tràng, có 5 cánh hình trái xoan
[13][29][31]. Nhị 5 thò ra ngoài và dài gần gấp đôi ống tràng [12][13], bao
phấn thuôn [13][29]. Bầu thượng, nhẵn [13], vòi nhụy thường dài bằng nhị,
đầu nhụy xẻ đôi ngắn [13][25].
Quả hạch có đài phát triển bọc ở ngoài [13], khi chín màu xanh lam, có
đài tồn tại [29][31]. Mùa hoa quả tháng 6-8 [29].
Trong số các loài thuộc chi Clerodendrum L. có ở VN thì Bọ mẩy phân
bố rộng rãi nhất, có ở hầu hết các tỉnh từ đồng bằng đến các tỉnh vùng trung
du [31].
Bọ mẩy là cây ưa sáng, khả năng chịu hạn cao. Cây thường mọc thành
đám hay rải rác xen kẽ với các loài cây bụi khác ở các vùng đồi, bãi trống,
ven đường đi và nương rẫy bỏ hoang. Cây sinh trưởng mạnh vào mùa mưa
ẩm, ra hoa quả nhiều hàng năm và có hiện tượng rụng lá vào mùa đông, nhất
là khi gặp thời tiết sương muối kéo dài [12][29]. Hình thức tái sinh chủ yếu
trong tự nhiên của Bọ mẩy là cây con mọc từ hạt. Cây có thể ra hoa quả ngay
trong năm đầu tiên. Hiện cây trong tự nhiên còn nhiều nên không cần phải
trồng [29].
Bộ phận dùng: rễ và lá. Thường thu hái vào mùa hè, dùng tươi hay phơi
khô [25][29][31].

5


1.2. ĐẶC ĐIỂM VI HỌC
1.2.1. Đặc điểm vi phẫu vỏ rễ
Theo Nguyễn Viết Thân [27], cấu tạo giải phẫu vỏ rễ Bọ mẩy
(Clerodendrum cyrtophyllum Turcz.) có các đặc điểm sau:
Mặt cắt là một phần cung hình tròn. Từ ngoài vào trong có: Lớp bần
gồm nhiều hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn thành vòng tròn đồng tâm

và dãy xuyên tâm. Mô mềm vỏ gồm 4-5 lớp tế bào, các tế bào nhỏ thành
mỏng. Ở trong mô mềm vỏ có mô cứng thành dày hóa gỗ xếp thành vòng liên
tục. Trong các mô cứng có chứa nhiều tinh thể canxi oxalat hình khối. Các bó
libe cấp 2 rất phát triển. Tia ruột cấu tạo bởi 1-2 hàng tế bào chạy dài từ trong
ra, xen giữa libe, càng ra tới gần mô mềm càng loe rộng. Tầng phát sinh libegỗ gồm 1-2 hàng tế bào [27].
1.2.2. Đặc điểm bột vỏ rễ
Bột màu vàng nâu, vị nhạt, soi kính hiển vi thấy: Các mảnh bần, tinh
bột tập trung từng đám nằm trong mô mềm hay riêng lẻ. Hạt tinh bột tròn,
đường kính 0,01-0,02nm, đôi khi có các hạt tinh bột kép đôi, kép ba, kép tư.
Tế bào mô cứng thường đứng rời nhau, có khi tụ họp thành từng đám, thành
dày, hình dạng không nhất định, đa số hình chữ nhật. Nhiều tinh thể canxi
oxalat hình khối, các tinh thể này thường nằm trong các tế bào mô cứng [27].
1.3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY BỌ MẨY
Năm 1993, từ dịch chiết cloroform thân cây Bọ mẩy, các nhà khoa học
Xiao-drong, Zhi-da Min, Ning Xie và cộng sự đã phân lập được các hợp chất
cyrtophylon A, cyrtophylon B, teuvincenon F, uncinaton, sugiol, friedelin,
clerodolon, stigmasta-5,22,25-trien-3β-ol, và clerosterol [52].
Theo Nguyễn Duy Cương, trong lá Bọ mẩy có chứa flavonoid là
clerodendrin [15]. Cheng HH, Wang HK và cộng sự đã xác nhận sự có mặt
của một methyl ester và một hydroxypheophytin trong lá [33].

6


Năm 2006, từ dịch chiết ethyl acetat cành và lá cây Bọ mẩy, các nhà
khoa học Vũ Đình Hoàng, Bá Thị Châm và cộng sự đã phân lập và nhận dạng
được hai flavonoid là cirsilineol (C18H16O7) và cirsilineol-4’-O-β-Dglucopyranozid (C24H26O12) [21].
Cùng năm 2006, từ dịch chiết n-hexan của rễ cây Bọ mẩy, Vũ Đình
Hoàng và cộng sự đã phân lập và nhận dạng được 3 chất là friedelin,
uncinatone và 22-dehydroclerolsterol [22].

Theo Đỗ Tất Lợi, Tào Duy Cần [11][25] sơ bộ trong cây thấy có
alcaloid. Các thành phần khác như cyrtophyllin [52], β-sitosterol, γ-sitosterol,
5-O-ethyl-cleroindicin D, cleroindicin (A, C, E và F), linalool, benzyl acetat,
benzyl benzoat, benzaldehyde và octen-3-ol cũng được xác định có trong cây
Bọ mẩy [47].
Theo các nhà khoa học Trung Quốc, từ Clerodendrum cyrtophyllum
phân lập được 7 chất tinh khiết là: p-hydroxyphenethyl-8-O-β-D-glucoside,
phenethyl-8-O-β-D-glucopyranoside, acid vanillic, acid gallic, manitol, acid
succinic và β-sitosterol [41].
Bảng 1.1. Một số hợp chất phân lập từ cây Bọ mẩy
S
TT
1

Tên hợp chất

Công thức

Cyrtophylon A

O

Phân
bố

TLTK

Bộ
phận
dùng

Thân

TQ

[29][52]

Thân

TQ

[29][52]

HO

OH
O
OCH3

2

OH

Cyrtophylon B

CH2 OH

HO

O


7


3

Teuvincenon F

O

Thân

TQ

[29][52]

Thân,
rễ

TQ

[22][29][
52]

Thân

TQ

[29][52]

Thân,

rễ

TQ

[22][29]
[52]

Thân

TQ

[29][52]

Thân

TQ

[29][52]

Thân

TQ

[29][52]

HO
O
OH
O


4

Uncinaton

O
HO

OH
O

5

Sugiol

OH

O

6

Friedelin

O

7

Clerodolon
O

HO

H

H
HO

8

H
C2H5

Stigmasta-5,22,25trien-3β-ol

H3C

CH3

CH3
CH2
CH3
H

H
H

HO

9

Clerosterol


8


10

Clerodendrin



VN

[14]

cành
và lá

VN

[21]

cành
và lá

VN

[21]

rễ

VN


[22]

toàn
cây

TQ

[41]

toàn
cây

TQ

[41]

toàn
cây

TQ

[41]

toàn
cây

TQ

[41]


O
CH3

O

OH

H3C

OAc
CH3

O

AcO
AcO

11

O

O

CH3

Cirsilineol

OCH3
OH

H3CO

O

H3CO
OH

12

O

Cirsilineol-4’-O-βD-glucopyranozid

HO
H
OCH3

OH
O

O
OH

H3CO

O

CH2OH

H3CO

OH

15

22dehydroclerolsterol

16

P-hydroxyphenethyl8-O-β-D-glucoside

O

OH

OH
O
O
HO
OH
HO

17

Phenethyl-8-O-β-Dglucopyranoside

OH

OH
O
O

HO
OH
HO

18

COOH

Acid vanillic

OCH3
OH

19

COOH

Acid gallic

HO

OH
OH

9


20

Manitol


CH2OH
OH
OH OH
CH2OH

toàn
cây

TQ

[41]

toàn
cây
toàn
cây

TQ

[41]

TQ,
Ấn
Độ

[41][47]

toàn
cây


Ấn
Độ

[47]

toàn
cây

Ấn
Độ

[47]

toàn
cây

Ấn
Độ

[47]

toàn
cây

Ấn
Độ

[47]


toàn
cây
toàn
cây

Ấn
Độ
Ấn
Độ

[47]

toàn
cây

Ấn
Độ

[47]

OH

21

Acid succinic

22

β-sitosterol


HOOC
COOH

H
H

H

HO

23

C2H5

γ-sitosterol

H3 C

CH3

CH3
CH3
CH3
H
HO

24

OH


Cyrtophyllin

OH

O

O

OH

O

OH

O

O
O

HO
O

25

5-O-ethylcleroindicin D

C2H5

O


OH

O

O

26

Cleroindicin (A, C,
E và F)

H

OH

O

OH

O
H

O

HO

(C)

H


(E)

OH

O

O

27

Linalool

28

Benzyl acetat

O
O

29

Benzyl benzoat

(F)

HO

CH3

O

O

10

[47]


30

O

Benzaldehyde

toàn
cây

Ấn
Độ

[47]

toàn
cây

Ấn
Độ

[47]

H


31

Octen-3-ol

OH

1.4. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ
Thử tác dụng của nước sắc Bọ mẩy trên hoạt tính của catalase trong
huyết thanh người bình thường in vitro, thấy ở nồng độ tương đương 0,1g
dược liệu trong 1ml hoặc nồng độ flavonoid Bọ mẩy tương đương 1mg/ml ức
chế được 17,9% enzym catalase [29].
Ở Ấn Độ, người ta đã thử có hệ thống các tác dụng kháng khuẩn, kháng
nấm, amip, trypanosoma, giun sán, virut, tác dụng trên đường huyết, hô hấp,
huyết áp, trên hoạt động tự nhiên, giảm đau và trên 1 số loại tế bào ung thư,
thấy cao khô Bọ mẩy chế bằng cách chiết bằng cồn 50% sau đó bốc hơi và cô
áp suất giảm đến khô có tác dụng sau:
- Tác dụng chống amip: thử in vitro thấy nồng độ cao khô 0,125mg/ml
có tác dụng diệt amip Entamoeba histolytica chủng STA. Tác dụng trên amip
đã xác định cả in vivo với liều 300mg/kg trên chuột nhắt trắng được 3 tuần
tuổi [29].
- Tác dụng hạ đường huyết: thử trên chuột cống trắng 100g có so sánh
với nhóm dùng Sulphonylure (250mg/kg). Kết quả: liều duy nhất 250mg/kg
làm đường huyết giảm trên 30% so với các nhóm chứng [29].
- Tác dụng giảm đau: có tác dụng giảm đau trên mô hình gây đau bằng
cách kẹp đuôi chuột. Đồng thời cũng có tác dụng giảm đau trên mô hình gây
đau bằng mâm nóng [29].
Hoạt tính chống oxy hóa của flavonoid tách từ lá Bọ mẩy được đánh
giá thông qua ảnh hưởng lên hoạt độ enzym oxy hóa-khử là peroxydase máu
người, bằng phản ứng oxy hóa indigocarmin với nồng độ mẫu thử flavonoid


11


tăng dần từ 6,5μg/ml đến 100μg/ml. Flavonoid toàn phần của lá Bọ mẩy có
khả năng kìm hãm phản ứng oxy hóa indigocarmin, làm giảm hoạt độ
peroxydase, và nồng độ có hiệu lực ức chế 50% tế bào là 9,7μg/ml. Hai
flavonoid của lá là cirsilineol và cirsilineol-4’-O-β-D-glucopyranozid đều có
khả năng ức chế hoạt động của enzym peroxydase máu người [21].
Khả năng gây độc tế bào với dòng tế bào S-180 nuôi cấy in vitro của
flavonoi toàn phần Bọ mẩy ở nồng độ 50μg/ml gây ra phần trăm tế bào chết
sau 24 giờ là 39,5%, và sau 48 giờ là 44,8%. Như vậy, flavonoid toàn phần
chiết xuất từ lá Bọ mẩy có hoạt tính gây độc tế bào nhưng không mạnh [19].
Thử tác dụng kháng khuẩn của flavonoid toàn phần chiết từ lá Bọ mẩy
trên 5 chủng vi khuẩn Gram (+) (Bacillus cereus, Bacillus subtilis, Bacillus
pumillus, Staphylococcus aureus, Sarcina lutea), 5 chủng vi khuẩn Gram (-)
(Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Shigella flexneri, Proteus
mirabilis, Salmonella typhy), 1 đại diện vi nấm (Candida albicans), thấy khả
năng kháng khuẩn với nhóm vi khuẩn Gram (+) mạnh hơn đối với nhóm vi
khuẩn Gram (-), mẫu thử có tác dụng trên vi nấm nhưng yếu hơn. Khi tách
flavonoid toàn phần thành các phân đoạn riêng biệt thì phổ kháng khuẩn bị
thu hẹp hẳn. Sự phối hợp flavonoid toàn phần của Bọ mẩy, Bạch đồng nữ và
Xích đồng nam theo tỷ lệ 1:1:1 làm tăng mạnh khả năng kháng khuẩn đối với
nhóm vi khuẩn Gram(+), đồng thời không làm giảm tác dụng kháng khuẩn
đối với nhóm vi khuẩn Gram (-) so với khi chỉ sử dụng flavonoid của Bọ mẩy
[20].
1.5. CÔNG DỤNG
Bọ mẩy có vị rất đắng, tính hàn; quy vào kinh tâm và vị; có tác dụng
thanh nhiệt, tả hỏa, lương huyết, giải độc, tán ứ, tiêu sưng, chỉ huyết, trừ cốt
chưng [11][29][31].


12


Lá non Bọ mẩy hấp cơm hoặc luộc chín làm rau ăn, có tác dụng lợi tiêu
hóa [11][29]; lá khi ăn có vị đắng nên còn gọi là Rau đắng. Ngoài ra còn dùng
lá Bọ mẩy tươi nấu nước tắm trị ghẻ lở [12].
Rễ chữa viêm ruột, lỵ trực khuẩn, viêm họng, viêm amidan, viêm tuyến
nước bọt, cảm mạo phát sốt, răng lợi xuất huyết [29][31]. Ngoài ra rễ còn
được dùng để nấu nước cho phụ nữ sinh đẻ uống để lọc máu và bồi bổ cơ thể
[9][11][12].
Cây thường được dùng để trị viêm ruột, lỵ trực trùng ra máu; viêm hầu
họng, viêm amidan, viêm tuyến nước bọt, cảm mạo phát sốt; răng lợi xuất
huyết [12]. Có thể dùng lá non nấu canh ăn hay chữa sốt phát ban, viêm
amydan, cổ họng sưng đau, lỵ trực khuẩn, phong thấp, nhức mỏi, tê bại [11].
Ở Trung Quốc, Bọ mẩy được dùng làm thuốc với nhiều công dụng:
chữa sốt phát ban, viêm amydan, cổ họng, lỵ trực trùng, dự phòng viêm não
tủy sống, viêm não truyền nhiễm B; cảm sốt, viêm phổi sau khi bị sởi; viêm
tuyến mang tai truyền nhiễm; nhiễm khuẩn gan; lỵ; tổn thương đường tiết
niệu [12][25][29].
Ở Ấn Độ, Bọ mẩy được dùng làm thuốc bổ đắng, thông mật, nhuận
tràng, tẩy giun [29].
Ở một số nước, Bọ mẩy dùng để điều trị sốt, sốt rét, nhiễm trùng, bệnh
thương hàn, vàng da, giang mai [47][52].
1.6. MỘT SỐ ĐƠN THUỐC
- Bài thuốc 1 [14]:

Lá tươi bọ mẩy

20-40g


Cách dùng: Giã vắt lấy nước uống
Chủ trị: băng huyết
- Bài thuốc 2 [14]:

Ngó sen

10-30g

Rễ bọ mẩy

10-20g

Cách dùng: sắc uống ngày 2-3 lần

13


Chủ trị: rong huyết
- Bài thuốc 3 [14]:
Đảng sâm

10g

Ích mẫu

12g

Huyết đằng


12g

Trần bì

4g

Hy thiêm

30g

Rau má

20g

Rễ bọ mẩy

10g

Ngải cứu

12g

Hương phụ (chế đồng tiện) 10g

Sinh địa

12g

Hoài sơn


12g

Mạch môn

12g

Sâm hành

10

Thổ phục linh

10g

Cam thảo đất

10g

Ngải xanh

10g

Sinh khương

3g

Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang
Chủ trị: kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng, đau lưng kéo dài
6 ngày, kinh nguyệt màu đen có cục, khí hư nhiều, mạch yếu do suy nhược
cơ thể.

- Bài thuốc 4 [18][31]:

Lá bọ mẩy

12-20g

Cách dùng: để tươi sắc nước, thêm ít đường uống.
Công dụng: Chữa sốt nóng mùa hè, sốt cao nhức đầu, khát nước.
- Bài thuốc 5 [18][31]:
Lá bọ mẩy

20g

Kim ngân hoa

20g

Thạch cao

20g

Huyền sâm

20g

Cách dùng: sắc uống.
Công dụng: Chữa sốt, bại liệt, sốt viêm não, sốt phát ban, quai bị, sốt
xuất huyết.
- Bài thuốc 6 [18][29][31]:
Rễ bọ mẩy


12g

Dành dành

12g

Chút chít

12g

Núc nác

12g

14


Cam thảo dây

Cam thảo đất

12g

12g

Cách dùng: sắc uống
Công dụng: Chữa nhọt độc, viêm họng, lở miệng, sởi mọc dày đỏ từng
mảng.
-Bài thuốc 7 [29][31]:


Rễ bọ mẩy

15g

Rễ phèn đen

15g

Cách dùng: sắc uống.
Công dụng: Chữa lỵ trực tràng.
- Bài thuốc 8 [18][31]:

Rễ bọ mẩy tươi

Cách dùng: giã nát, thêm ít nước, gạn lấy nước cốt thêm đường uống.
Công dụng: chữa ngộ độc thạch tín hoặc ba đậu. Uống càng nhiều càng
tốt.
- Bài thuốc 9 [25]:

Phần trên mặt đất cây bọ mẩy 10-15g

Cách dùng: sao vàng sắc uống.
Công dụng: Thường dùng cho phụ nữ sau khi sinh nở, cho ăn ngon
cơm, chóng lại sức.
- Bài thuốc 10 [29]:

Lá và rễ bọ mẩy

15-30g


Cách dùng: nấu nước uống, cách 4 giờ uống 1 lần.
Công dụng: chữa viêm não B truyền nhiễm.
- Bài thuốc 11 [10]:

Lá Bọ mẩy tươi

40g

Kim ngân hoa

40g

Thạch cao sống

40g

Cách dùng: Sắc uống.
Công dụng: Trị viêm màng não tủy, trị sốt cao, khát nước.
- Bài thuốc 12 [10]:
Lá bọ mẩy

20g

Bồ công anh

20g

Huyền sâm


16g

Cỏ chân vịt

16g

15


Cách dùng: Sắc uống.
Công dụng: Chữa bị lở miệng, viêm amydan, hạch lâm ba ở cổ sưng
tấy.
- Bài thuốc 13 [10]:

Rễ bọ mẩy

40g

Khương hoạt

12-20g

Cách dùng: Sắc uống.
Công dụng: Trị cảm mạo cấp, sốt cao
- Bài thuốc 14 [10]:
Rễ bọ mẩy

16g

Kim ngân hoa


12g

Đại hoàng

12g

Hoàng bá

12g

Cam thảo

6g

Cách dùng: Sắc uống.
Công dụng: Trị ban sởi, viêm yết hầu, miệng lưỡi lở loét, mụn nhọt.

16


×