ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ TRUNG HIẾN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA
HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC
BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NẬM PỒ
TỈNH ĐIỆN BIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ TRUNG HIẾN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA
HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC
BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NẬM PỒ
TỈNH ĐIỆN BIÊN
Ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ GIANG NAM
THÁI NGUYÊN - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường phổ
thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên” được
thực hiện từ tháng 12 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018. Luận văn sử dụng
những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin đã được ghi rõ nguồn
gốc, số liệu đã được phân tích, tổng hợp, xử lí và đưa vào luận văn đúng quy
định.
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn
toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Nếu phát hiện
có vấn đề sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn
Lê Trung Hiến
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn, với tình cảm chân thành tác giả xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo -Tiến sĩ Ngô Giang Nam - người trực tiếp tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Hội đồng khoa học, Ban giám hiệu Trường Đại
học Sư phạm Thái Nguyên, khoa Sau đại học, tập thể các thầy cô giáo giảng
dạy lớp Cao học Quản lý giáo dục K24B đã quan tâm, tận tình giảng dạy, tạo
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu.
Xin cảm ơn Ban giám hiệu, giáo viên, các em học sinh các trường Phổ
thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên cùng bạn
bè đồng nghiệp đã đóng góp ý kiến, động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình
học tập và thực hiện luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song trong quá trình nghiên cứu và thực
hiện luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế, sai sót; tác giả kính mong
nhận được sự quan tâm chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp
để kết
quả nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn
Lê Trung Hiến
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ...............................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chon đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................. 2
4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài .......................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3
8. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA
HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ THCS
.................................................................................................................. 5
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.................................................................. 5
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài .................................................................... 5
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước .................................................................... 6
1.2. Một số khái niệm cơ bản .............................................................................. 8
1.2.1. Tự học ........................................................................................................ 8
1.2.2. Hoạt động tự học của học sinh ở trường PTDT bán trú .......................... 10
1.2.3. Quản lý hoạt động tự học ........................................................................ 10
1.2.4. Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh ................................... 11
iii
1.3. Khái quát chung về hoạt động tự học của học sinh ở trường PTDTBT
THCS ................................................................................................................. 12
1.3.1. Đặc điểm học sinh trường PTDTBT THCS ............................................ 12
1.3.2. Ý nghĩa, vai trò của hoạt động tự học ..................................................... 14
1.3.3. Mục tiêu của hoạt động tự học ................................................................ 15
1.3.4. Động cơ tự học ........................................................................................ 16
1.3.5. Nội dung tự học ....................................................................................... 16
1.3.6. Phương pháp, phương tiện tự học ........................................................... 17
1.3.7. Hình thức hoạt động tự học ..................................................................... 18
1.3.8. Mối quan hệ giữa hoạt động tự học và hoạt động dạy học ..................... 21
1.3.9. Đánh giá kết quả hoạt động tự học .......................................................... 23
1.3.10. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học ......................................... 23
1.4. Những vấn đề về quản lý hoạt động tự học của học sinh ở trường
PTDTBT THCS ................................................................................................. 25
1.4.1. Quản lí việc bồi dưỡng nhận thức, động cơ và thái độ tự học của HS .........
25
1.4.2. Quản lí việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học .............................. 26
1.4.3. Quản lí nội dung tự học của HS .............................................................. 27
1.4.4. Quản lí phương pháp tự học của HS ....................................................... 27
1.4.5. Quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của HS ........................... 28
1.4.6. Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học............................. 28
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA
HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTBT THCS HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH
ĐIỆN BIÊN....................................................................................................... 30
2.1. Vài nét về các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên .........
30
2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng ................................................................ 32
2.2.1. Mục đính khảo sát.................................................................................... 32
2.2.2. Nội dung khảo sát .................................................................................... 32
2.2.3. Đối tượng khảo sát................................................................................... 32
2.2.4. Phương pháp khảo sát.............................................................................. 32
iv
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng về hoạt động tự học của học sinh ở các
trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên......... 32
2.3.1. Thực trạng nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của hoạt động
tự học ................................................................................................................. 32
2.3.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường về
vai trò, ý nghĩa của quản lý hoạt động tự học ................................................... 35
2.3.3. Thực trạng hoạt động tự học của học sinh ở các trường PTDT BT
THCS tại huyện Nậm Pồ ................................................................................... 37
2.4. Thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các
trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên................................... 44
2.4.1. Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động tự học hiện nay
của các trường PTDTBT THCS ........................................................................ 44
2.4.2. Thực trạng quản lý hướng dẫn học sinh thực hiện nội dung tự học........ 45
2.4.3. Thực trạng quản lí phương pháp tự học của học sinh ............................. 47
2.4.4. Thực trạng quản lí việc bồi dưỡng nhận thức, động cơ và thái độ tự
học của học sinh................................................................................................. 48
2.4.5. Thực trạng quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của học
sinh..................................................................................................................... 50
2.4.6. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, đảm bảo trang thiết bị phục vụ
cho hoạt động tự học.......................................................................................... 52
2.4.7. Đánh giá về kết quả quản lý hoạt động tự học ........................................ 53
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động tự học của học
sinh ở các trường ptdtbt thcs huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên ........................... 55
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA
HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTBT THCS HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH
ĐIỆN BIÊN....................................................................................................... 59
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp .............................................................. 59
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu, tính tư tưởng ................................... 59
3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển ......................................................... 59
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn ............................................................................ 60
v
3.1.4. Đảm bảo tính đồng bộ ............................................................................. 60
3.1.5. Đảm bảo tính khả thi và hiệu quả ............................................................ 60
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường
PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên .............................................. 60
3.2.1. Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng tự học, tự nghiên
cứu của học sinh người DTTS trong các trường PTDT bán trú THCS ................
61
3.2.2. Đổi mới công tác quản lí, ứng dụng các phần mềm hỗ trợ công tác
quản lý hoạt động tự học của học sinh .............................................................. 63
3.2.3. Bồi dưỡng cho giáo viên năng lực tổ chức hoạt động tự học cho học
sinh người dân tộc thiểu số trong các trường PTDT bán trú THCS.................. 66
3.2.4. Tăng cường quản lý các hoạt động tự học ngoài giờ chính khóa............ 67
3.2.5. Đổi mới quản lí kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học của học
sinh..................................................................................................................... 69
3.2.6. Hoàn thiện các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học của học
sinh người DTTS ở các trường PTDT Bán trú THCS....................................... 73
3.3. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp....................................................... 75
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp......... 77
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ............................................................................ 77
3.4.2. Các bước tiến hành .................................................................................. 77
3.4.3. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................... 78
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 87
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BGH
Ban giám hiệu
BQLNT
Ban quản lý nội trú
CBQL
Cán bộ quản lí
CBQLNT
Cán bộ quản lý nội trú
DTTS
Dân tộc thiểu số
GV
Giáo viên
GVCN
Giáo viên chủ nhiệm
HS
Học sinh
PPDH
Phương pháp dạy học
PTDTBT
Phổ thông dân tộc bán trú
TCN
Trước Công nguyên
THCS
Trung học cơ sở
TNCSHCM
Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.
Vai trò, ý nghĩa của hoạt động tự học của học sinh ...................... 33
Bảng 2.2.
Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường về vai
trò, ý nghĩa quản lý hoạt động tự học ............................................ 35
Bảng 2.3.
Thực trạng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự học của học
sinh ................................................................................................. 38
Bảng 2.4.
Thực trạng thời gian dành cho hoạt động tự học........................... 40
Bảng 2.5.
42
Thực trạng việc sử dụng các phương pháp tự học của học sinh .......
Bảng 2.6.
Nội dung hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học ............. 45
Bảng 2.7.
Đánh giá việc quản lý hướng dẫn học sinh thực hiện nội dung
tự học ............................................................................................. 46
Bảng 2.8.
Thực trạng việc quản lý bồi dưỡng phương pháp tự học cho
học sinh .......................................................................................... 47
Bảng 2.9.
Quản lý xây dựng và bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh ...... 49
Bảng 2.10. Thực trạng quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động
tự học của học sinh ........................................................................ 50
Bảng 2.11. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, đảm bảo trang thiết bị phục
vụ cho hoạt động tự học................................................................. 52
Bảng 2.12. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về kết quả quản lí hoạt
động tự học .................................................................................... 53
Bảng 2.13. Đánh giá của học sinh về kết quả công tác quản lí hoạt động
tự học ............................................................................................. 55
Bảng 2.14. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý hoạt động tự học........ 56
Bảng 4.1.
Mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý ......... 78
v
MỞ ĐẦU
1. Lý do chon đề tài
Tự học có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng dạy học. Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XII chỉ rõ: “Tập trung sức lực
nâng cao chất lượng dạy và học, tạo ra năng lực tự học sáng tạo của học sinh”.
Do đó việc quản lý hoạt động tự học của học sinh cũng đang là vấn đề thu hút
được sự quan tâm của nhiều nhà giáo dục.Vấn đề đổi mới quá trình dạy học
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo thực chất là “Lấy người học làm
trung tâm”, “lấy tự học, tự đào tạo làm trọng tâm”, “lấy tự học làm cốt”.
Trong những năm qua loại hình trường PTDTBT THCS trên địa bàn
huyện Nậm Pồ đã được hình thành và phát triển, gắn liền với đó là việc nâng
cao chất lượng giáo dục đáp ứng các mục tiêu giáo dục và đào tạo. Các trường
PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ trong thời gian qua đã có nhiều cố gắng trong
việc quản lí hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của HS; công tác
quản lí chất lượng giáo dục đã và đang từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
giáo dục và đào tạo đúng với yêu cầu đổi mới giáo dục.Tuy nhiên, kết qủa học
tập của học sinh các trường PTDT bán trú THCS của huyện còn thấp, đặc biệt
hoạt động tự học của HS vẫn còn nhiều hạn chế. Để đảm bảo, nâng cao chất
lượng giáo dục, các nhà trường cần quan tâm đến vấn đề tự học của học sinh
nói chung và học sinh DTTS tại trường bán trú THCS nói riêng, bên cạnh đó
cũng cần phải có giải pháp quản lý cụ thể, sự phối hợp của các lực lượng trong
và ngoài trường, gia đình và nhà trường để đẩy mạnh hoạt động tự học của học
sinh tại các trường PTDTBT THCS.
Lứa tuổi THCS là nhóm tuổi đặc biệt, “không còn trẻ con nhưng lại chưa
phải là người lớn” chưa có động cơ mục đích học tập rõ ràng, chưa có ý thức tự
giác học tập cũng như chưa biết lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp,
sắp xếp thời gian cũng như hình thức tự học. Đặc biệt học sinh các trường bán
1
trú chủ yếu là học sinh người dân tộc thiểu số, sống xa gia đình, nên việc quản
lý việc học ngoài giờ trên lớp của gia đình ngoài gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh
đó nhà trường quan tâm nhiều đến việc truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng tới
việc giáo dục, rèn luyện phương pháp tự học cho HS, chưa chú ý đến việc phát
triển năng lực phù hợp với nhiều đối tượng HS DTTS, đòi hỏi học sinh phải tự
nghiên cứu, tìm tòi mới có thể hoàn thành được. Thêm vào đó một số trường
PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Nậm Pồ mới thành lập, chưa có nhiều kinh
nghiệm và biện pháp phù hợp trong công tác quản lí hoạt động dạy và học, đặc
biệt là quản lí hoạt động tự học của học sinh DTTS. Thực tế việc quản lí hoạt
động này mới chỉ tập trung vào quản lí thời gian học, sĩ số học sinh… chưa
quan tâm đúng mức đến công tác quản lí chất lượng tự học của học sinh. Với
lý do trình bày trên tôi lựa chọn đề tài:"Quản lí hoạt động tự học của học sinh
ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên" làm đề tài
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động tự học của học sinh
ở các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, từ đó Đề
xuất biện pháp quản lý hoạt động tự học góp phần nâng cao chất lượng dạy học
cho học sinh ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở trường PTDTBT THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lí hoạt động tự học của học sinh ở các trường PTDTBT
THCS huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên.
4. Giả thuyết khoa học
Trong thời gian qua, công tác quản lí hoạt động tự học của học sinh các
2
trường PTDT bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã và đang được
thực hiện, đem lại một số kết quả nhất định, song còn nhiều hạn chế, chưa đáp
ứng được yêu cầu đặt ra. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động tự
học của học sinh một cách đồng bộ, hiệu quả thì kết quả học tập của học sinh sẽ
được tiến bộ, ghóp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của các trường
PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, Điện Biên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
a. Nghiên cứu các vấn đề lý luận về quản lí hoạt động tự học của học sinh
ở trường PTDTBT THCS.
b. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động tự học của học sinh ở
các trường PTDTBT THCS, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
c. Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động tự học của học sinh ở các
trường
PTDTBT THCS, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu hoạt động tự học và chủ thể quản lí hoạt động tự học
của học sinh ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Sưu tầm sách, tư liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, những tư liệu về
giáo dục học, tâm lý học, lý luận về quản lý giáo dục; các văn bảnvềhoạt động
tự học và quản lý hoạt động tự học của học sinh phổ thông.
- Phân tích, tổng hợp các tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài;
nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài; lựa chọn những khái niệm, luận
điểm cơ bản làm cơ sở lý luận cho đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự
đoán những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu; tổng hợp các tài liệu để giúp
cho việc xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
3
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phát vấn
- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm trong quản lý hoạt động tự học.
7.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ khác
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. Sử dụng các công
thức toán thống kê để xử lý kết quả, khảo sát tỉ lệ trung bình, tỉ lệ %...
- Phương pháp khảo nghiệm nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về
tính cần thiết và khả thi của các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động
tự học của học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên.
8. Cấu trúc của luận văn
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lí hoạt động tự học của học sinh ở
trường
PTDTBT THCS.
Chương 2. Thực trạng quản lí hoạt động tự học của học sinh ở trường
PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
Chương 3: Một số biện pháp quản lí hoạt động tự học của sinh ở trường
PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC
SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ THCS
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Tự học và các kĩ năng tự học là một trong những vấn đề mang tính lịch
sử được nhiều nhà giáo dục trên thế giới quan tâm dưới nhiều góc độ khác
nhau ngay từ khi giáo dục chưa trở thành một khoa học.
Thời cổ đại, Khổng Tử (551 - 479 TCN), nhà giáo dục kiệt xuất của
Trung Hoa đã nói “Học phải kết hợp với suy nghĩ, học mà không suy nghĩ thì
dễ mắc lầm, chỉ nghĩ mà không học thì chỉ thêm ngu tối” [10]; Khổng Tử đã
cho thấy tầm quan trọng của việc tự học và phương pháp tự học.
Smit Hecbơc đã nhấn mạnh việc quan tâm giáo dục động cơ hoạt động
đúng đắn là điều kiện để học sinh tích cực chủ động trong học tập [18]
Rubakin (1862-1946) trong tác phẩm “Tự học như thế nào? [17] do
Nguyễn
Đình Khôi dịch đã đưa ra được vấn đề về các phương pháp tự học, sử dụng
sách...
Để giúp người học nâng cao tính tích cực nhận thức và đạt hiệu quả trong
hoạt động tự học các tác giả như A.M.Machiuskin, A.V.Petrovski, cũng đã đề ra
trong việc thiết kế các bài tập nhận thức, nhất là bài tập nêu vấn đề để SV thực
hiện trong thời gian tự học đó là trách nhiệm của người giáo viên.
Nhà sư phạm lỗi lạc Tiệp Khắc Jan Amos Komensky (1592 - 1670) Ông tổ của nền giáo dục cận đại, đã khẳng định: “Không có khát vọng học tập
thì không thể trở thành tài năng, cần phải làm thức tỉnh và duy trì khát vọng học
tập trong học sinh”. Năm 1657, ông đã hoàn thành tác phẩm “Khoa sư phạm vĩ
đại” trong đó nêu rõ: “Việc học hành, muốn trau dồi kiến thức vững chắc
không thể làm một lần mà phải ôn đi ôn lại, có bài tập thường xuyên phù hợp
với trình độ” [7, tr.40]. Trong giai đoạn hiện đại, các nhà giáo dục học đi sâu
nghiên cứu khoa học giáo dục và đã khẳng định vai trò to lớn của tự học.
5
Cuối thế kỷ XX, quan niệm về học tập suốt đời được coi là chìa khóa mở
cửa vào thế kỷ XXI. Theo khuyến cáo về “Giáo dục cho thế kỷ XXI”, UNESCO
đã nêu bốn trụ cột về giáo dục: “Học để biết, học để làm, học để cùng chung
sống, học để làm người”.
Như vậy, lịch sử đã cho thấy vấn đề tự học, tự nghiên cứu của học sinh,
sinh viên đã được nhiều nhà giáo dục, nhiều nhà sư phạm quan tâm nghiên cứu
ở những góc độ khác nhau. Các tác giả đã chỉ rõ vai trò, tầm quan trọng của
hoạt động tự học.
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Nghiên cứu về vấn đề tự học tại Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu
lâu dài cả về lí luận và thực tiễn, đã trải qua một giai đoạn phát triển.
Nghiên cứu về vấn đề tự học, trước tiên phải nói đến Chủ tịch Hồ Chí
Minh, một tấm gương sáng về tinh thần tự học. Người rất quan tâm đến vấn đề
giáo dục, vấn đề học tập, rèn luyện và đặc biệt Bác rất coi trọng của việc tự học.
Khi nói chuyện với các đảng viên hoạt động lâu năm ( Vào ngày 9 tháng 12 năm
1961), Hồ Chủ tịch đã tâm sự : “tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học...
Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau”.Ở tác
phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (1947), khi nói về công tác huấn luyện cán bộ,
Bác cũng nhắc nhở về cách học tập: "Lấy tự học làm cốt. Do thảo luận và chỉ
đạo góp vào” [12, Tr.57].Với Bác, nguyên lý và phương thức học được tóm gọn
trong mấy câu sau : “ Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học
dân” [12]
Tư tưởng của Người về tự học đã được vận dụng, quán triệt trong các
Nghị quyết của Đảng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ II - BCH TW Đảng khoá
VIII đã khẳng định: “Đổi mới phương pháp dạy học… nâng cao khả năng tự
học, tự nghiên cứu của người học”. [4]. Tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về
công tác huấn luyện và học tập khai mạc ngày 6 tháng 5 năm 1950, Bác đã
khuyên học viên: “Không phải có thầy thì học, thầy không đến thì đùa. Phải
biết tự động học tập”. Như vậy, theo Bác việc tự học giữ vai trò rất quan trọng,
có tác dụng quyết định cho kết quả học tập và việc tự học phải được xuất phát
từ động lực của chính bản thân người học.
6
Thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về tự học, có thể kế đến
các tác giả: Nguyễn Sỹ Thư, Thái Duy Tuyên, Nguyễn Cảnh Toàn…
Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn đã có nhiều cuốn sách, công trình nghiên cứu
về vấn đề tự học. Các công trình của ông đã ra đời để thuyết phục giáo viên ở
các cấp học, bậc học thay đổi cách dạy của mình nhằm phát triển khả năng tự
học cho học sinh ở mức độ tối đa. Ông phân tích sâu sắc bản chất tự học, xây
dựng khái niệm tự học chuẩn xác, đưa ra mô hình dạy - tự học tiến bộ với
những hướng dẫn chi tiết cho giáo viên khi thực hiện mô hình này.
Đi sâu hơn vào bản chất của vấn đề tự học trên cơ sở tâm lí học và giáo
dục học, đã có các tác giả Thái Duy Tuyên với “Bồi dưỡng năng lực tự học cho
học sinh”, tác giả Nguyễn Kỳ với việc nghiên cứu “Biến quá trình dạy học
thành quá trình tự học”,tác giả Đặng Vũ Hoạt với nghiên cứu “Một số nét về
thực trạng, phương pháp dạy học đại học”.
Tác giả Lê Khánh Bằng lại cho rằng: “Tự học là tự mình suy nghĩ, sử
dụng các năng lực trí tuệ và phẩm chất tâm lý để chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa
học nhất định”[1, Tr3].
Một số công trình đã nghiên cứu về quản lí hoạt động tự học như luận
văn thạc sỹ: “ Biện pháp quản lí hoạt động tự học của học sinh trung học phổ
thông huyện Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi” của tác giả Phạm Văn Liên, năm
2012; “ Biện pháp quản lí hoạt động tự học của học viên trường sỹ quan lục
quân 2” của tác giả Trần Bá Khiêm, năm 2007; "Các biện pháp quản lý hoạt
động tự học của học sinh trường Văn hoá I - Bộ Công an” của tác giả Phạm
Quang Bảo, năm 2009; “Quản lý hoạt động tự học của sinh viên nội trú trường
Cao đẳng Hàng hải I” của tác giả Nguyễn Văn Nam, năm 2013; “Quản lý hoạt
động t ự học của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ
thông Miền Tây tỉnh Yên” của tác giả Phạm Hoài Minh, năm 2014. Bên cạnh
đó còn có các công trình đã được công bố: Tác giả Phan Quốc Lâm (2010) với
công trình “Tiếp cận vấn đề kĩ năng theo quan điểm tâm lí học hoạt động”, tạp
chí Giáo dục, số Đặc biệt, tháng 11; Tác giả Dương Thị Linh (2010), “Một số
vấn đề về hoạt động tự học của sinh viên
7
trong giai đoạn hiện nay”, tạp chí Giáo dục, số Đặc biệt, tháng 1. Các công
trình nghiên cứu về vấn đề tự học ở những góc độ khía cạnh khác nhau, đã chỉ
ra vai trò, vị trí, tầm quan trọng của tự học, các phương pháp tự học, các điều
kiện, phương tiện phục vụ tự học, các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả tự học và
các phương pháp nâng cao chất lượng tự học.
Tuy nhiên, về phương diện quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các
trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên thì hiện nay
chưa có tác giả nào đề cập đến. Do đó đề tài tập trung nghiên cứu sâu về cơ sở
lý luận của hoạt động tự học, thực trạng quản lý hoạt động tự học, trên cơ sở đó
đề xuất các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng tự học của học sinh ở các
trường PTDTBT THCS vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn, góp
phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập cho HS ở các trường
PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Tự học
Theo từ điển Việt Nam, khái niệm "Tự học" được hiểu là "Tự học lấy
một mình trong sách chứ không có thầy dạy" cũng có thể hiểu là "Tự đi tìm lấy
kiến thức có nghĩa là tự học". [15]
Có nhiều tác giả nghiên cứu về tự học, luận văn đưa ra một số quan điểm
của các nhà nghiên cứu về vấn đề này:
Theo tác giả Lê Khánh Bằng: "Tự học là tự mình suy nghĩ, sử dụng các
năng lực trí tuệ và phẩm chất tâm lý để chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa học nhất
định" [1]. Tác giả cho rằng tự học là việc học của chính bản thân người học,
chính họ phải huy động các năng lực trí tuệ, các phẩm chất tâm lý để chiếm lĩnh
những tri thức khoa học của loài người và biến những tri thức đó thành vốn
kinh nghiệm của bản thân.
Trong quyển "Tự học - một nhu cầu thời đại” của tác giả Nguyễn Hiến
Lê, ông lại cho rằng khái niệm "Tự học" được hiểu là "… không ai bắt buộc mà
mình tự tìm tòi, học hỏi để hiểu biết thêm và có thầy hay không, ta không cần
biết.
8
Người tự học hoàn toàn làm chủ mình, muốn học môn nào tuỳ ý, muốn học lúc
nào cũng được, đó mới là điều kiện quan trọng", ông cũng trích dẫn để làm rõ
hơn về khái niệm và tầm quan trọng của tự học "Mỗi người đều nhận hai thứ
giáo dục: Một thứ, do người khác truyền cho, một thứ quan trọng hơn nhiều, do
mình tự kiếm lấy". [9]
Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học - là tự mình động não, suy nghĩ, sử
dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp...) và khi cả cơ
bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ,
tình cảm, cá nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực, khách quan, có
chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học,
ý muốn thi đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi...) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu
biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”[22].
Theo tác giả Nguyễn Văn Đạo: "Tự học là công việc tự giác của mỗi
người do nhận thức được đúng đắn vai trò quyết định của nó đến sự tích lũy
kiến thức cho bản thân, cho chất lượng công việc mình đảm nhiệm, cho sự
tiến bộ xã hội".[6, tr.1]
Theo tác giả Võ Quang Phúc: “Tự học là một bộ phận của học, nó được
tạo thành bởi những thao tác, cử chỉ ngôn ngữ, hành động của người học trong
hệ thống tương tác của hoạt động dạy học. Tự học phản ánh rõ nhu cầu bức xúc
về học tập của người học, phản ánh tính tự giác và sự nỗ lực của người học,
phản ánh năng lực tổ chức và tự điều khiển của người học nhằm đạt kết quả
nhất định trong hoàn cảnh nhất định với nội dung học tập nhất định”[16, Tr37].
Những quan điểm trên về tự học tuy khác nhau, nhưng đều chung bản
chất đó là sự tự giác và kiên trì cao; sự tích cực, độc lập và sáng tạo của người
học trong học tập.
Từ những quan điểm nêu trên, ta có thể thấy: Tự học là một quá trình
hoạt động nhận thức của mỗi người, là sự nỗ lực, tự giác chiếm lĩnh tri
thức phù hợp với điều kiện, khả năng, mục tiêu đề ra để hình thành phát
triển nhân cách.
9
1.2.2. Hoạt động tự học của học sinh ở trường PTDT bán trú
Là hoạt động học tập tự giác, tích cực nhằm nâng cao hiệu quả học tập
của học sinh ở trường PTDT bán trú.
Hoạt động tự học của học sinh ở trường PTDT bán trú chủ yếu là học
sinh người DTTS chính là phát huy vai trò tích cực chủ động học tập của người
học, chủ động tự chiếm lĩnh tri thức bằng sự cố gắng nỗ lực của chính mình.
Hoạt động tự học của các em HS được thực hiện chủ yếu tại nhà trường,
có thể trên lớp trong giờ học chính khóa, cũng có thể tự học ngoài giờ chính
khóa khi không có sự hướng dẫn của thây cô giáo.
1.2.3. Quản lý hoạt động tự học
Quản lý hoạt động tự học được xem là một trong những nội dung cơ bản
của quản lý nhà trường. Quản lý hoạt động tự học là quản lý các hoạt động học
tập tích cực của người học và các điều kiện đảm bảo cho người học học tập tích
cực, nhằm nâng cao hiệu quả học tập của người học và hiệu quả đào tạo của cơ
sở giáo dục.
Đối với các nhà trường, công tác quản lí hoạt động tự học ở học sinh
chính là cụ thế hóa kế hoạch hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của nhà trường nhằm
điều khiển các tổ chức trong nhà trường thực hiện việc quản lí, kiểm tra, đôn
đốc hoạt động tự học của học sinh, phát huy vai trò tích cực chủ động học tập
của học sinh, giúp người học chủ động tự chiếm lĩnh tri thức bằng sự cố gắng
nỗ lực của chính mình. Quản lý hoạt động tự học của học sinh có liên quan chặt
chẽ với quá trình tổ chức dạy học của giáo viên.
Quản lý hoạt động tự học là bộ phận cấu thành nên hệ thống quản lý quá
trình giáo dục, đào tạo trong nhà trường. Quản lý hoạt động tự học của học sinh
bao gồm hai quá trình cơ bản là quản lý hoạt động tự học trong giờ lên lớp và
quản lý hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp, được tiến hành trên cả hai phương
diện ở trường và ở nhà.
Như vậy, quản lý hoạt động tự học là một hệ thống các tác động sư phạm
có mục đích, phương pháp, kế hoạch của các lực lượng giáo dục trong và ngoài
10
nhà trường đến toàn bộ quá trình tự học của học sinh nhằm thúc đẩy học sinh tự
giác, tích cực, chủ động tự chiếm lĩnh tri thức bằng sự cố gắng nỗ lực của chính
bản thân trong hoạt động học tập.
Nội dung quản lý hoạt động tự học của học sinh bao gồm nhiều hoạt
động như: quản lý việc bồi dưỡng động cơ tự học; xây dựng và thực hiện kế
hoạch tự học; xây dựng nội dung tự học; bồi dưỡng phương pháp tự học; xây
dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả tự học; các điều kiện đảm bảo cho
hoạt động tự học.
1.2.4. Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh
Theo Từ điển tiếng Việt: Biện pháp là cách làm là cách thức tiến hành
giải quyết một vấn đề nào đó cụ thể.
Biện pháp quản lý là tổng hợp các phương pháp, hình thức tiến hành của
nhà quản lý, nhằm tác động đến đối tượng được quản lý để giải quyết những
vấn đề cụ thể nhằm đạt được mục tiêu của chủ thể quản lý đề ra.
Biện pháp quản lý hoạt động tự học là tổng hợp các phương pháp, cách
thức tiến hành tác động của các nhà quản lý, giáo viên, các lực lượng khác đến
việc tự học của học sinh nhằm mục đích khơi dậy tính tự giác học tập của học
sinh.
Biện pháp quản lý hoạt động tự học của HS không chỉ giới hạn trong
phạm vi giáo dục HS ở trên lớp, mà còn gồm cả việc HS tham gia các hoạt động
ngoài giờ lên lớp, tự học, thực hành, giao lưu,...
Để quản lý tốt hoạt động tự học của học sinh có thể sử dụng nhiều biện
pháp khác nhau, nhưng có thể chia thành ba nhóm biện pháp chính:
Biện pháp quản lý có tính chất hành chính, quy chế: Căn cứ Điều lệ
trường THCS, quy định quản lý việc dạy học trên lớp của giáo viên và việc học
tập của học sinh.
Biện pháp quản lý có tính chất đặc thù: Thông qua việc soạn bài trước khi
lên lớp, giáo viên thiết kế bài giảng có các tình huống để tạo hứng thú học tập,
11
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, thu hút học sinh vào
hoạt động tự học ngay trong các giờ lên lớp. Thông qua việc giao nội dung lý
thuyết, bài tập để học sinh tự học ngoài giờ lên lớp. Nâng cao nhận thức cho HS
về mục tiêu của tự học, kích thích niềm hứng thú, say mê tự học của HS; giúp
HS hình thành và sử dụng các phương pháp tự học một cách hiệu quả như:
chọn tài liệu nghiên cứu, cách đọc sách, tra cứu tài liệu; cách ghi chép, trích
dẫn; cách sử dụng tư liệu trong nghiên cứu. Nhà trường tổ chức các chuyên đề
về phương pháp tự học cho HS theo định kỳ, đảm bảo hiệu quả.
Biện pháp quản lý mang tính chất kích thích hoạt động của cá nhân: Tổ
chức các hoạt động thi đua giữa cá nhân, nhóm, tập thể lớp và trong toàn
trường. xây dựng bầu không khí học tập tích cực, tạo hứng thú học tập, phá
thuy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; Động viên, khen thưởng kịp
thời những cá nhân có thành tích cao trong học tập, những tập thể có phong trào
tự quản tốt trong học tập để kích thích hứng thú và hình thành ý thức tự học
trong học sinh.
1.3. Khái quát chung về hoạt động tự học của học sinh ở trường PTDTBT
THCS
1.3.1. Đặc điểm học sinh trường PTDTBT THCS
Trường PTDTBT THCS là trường năm trong hệ thống giáo dục quốc dân,
được thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc
định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm
góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này. Trường PTDTBT THCS
có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an
ninh, quốc phòng ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số; ý nghĩa thực tế đối với học
sinh dân tộc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
+ Đặc điểm về nhận thức của học sinh trường PTDT Bán trú THCS
Học sinh trường PTDTBT THCS xuất thân từ các xã có điều kiện kinh tế
- xã hội đặc biệt khó khăn của miền núi, chủ yếu là các xã thuộc vùng cao, vùng
sâu, vùng xa. Địa hình hiếm trở, phân bố dân cư không đồng đều, giao thông đi
lại hết sức khó khăn, nhiều hộ gia đình cách trung tâm xã hơn 15 km.
12
Học sinh THCS có lứa tuổi từ 11-15 tuổi, đây là lứa tuổi rất phức tạp về
13