Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

chuyên đề: PHÂN BỐ DÂN CƯ. ĐÔ THỊ HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.46 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ……….
*********&**********

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Tên chuyên đề: PHÂN BỐ DÂN CƯ. ĐÔ THỊ HÓA

Tác giả chuyên đề: ………………….
Đơn vị: …………………..
Đối tượng học sinh: Lớp 10, ôn thi THPT Quốc Gia và ôn thi HSG.
Dự kiến số tiết dạy: 2 tiết

NĂM HỌC 2018 – 2019


Tên chuyên đề: PHÂN BỐ DÂN CƯ. ĐÔ THỊ HÓA
I. CƠ SỞ XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ

1. Nội dung trong chương trình hiện hành
- Nội dung chuyên đề nằm trong “Chương V. Địa lí dân cư – Bài 24 và 25” - Địa lí
10 – Ban cơ bản.
2. Lí do xây dựng chuyên đề.
- Ôn thi THPT Quốc Gia: Nội dung chuyên đề nằm trong phạm vi kiến thức thi
THPT Quốc Gia. Từ năm 2019, nội dung đề thi THPT Quốc Gia sẽ bao gồm cả kiến thức
lớp 10, lớp 11 và lớp 12.
- Ôn thi HSG: Nội dung chuyên đề phục vụ cho đối tượng học sinh thi HSG lớp 10,
lớp 11 và cả lớp 12.
II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

1. Nội dung 1: Phân bố dân cư
- Phân bố dân cư: khái niệm, đặc điểm


- Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư
- Liên hệ với Việt Nam
2. Nội dung 2: Đô thị hóa
- Khái niệm đô thị hóa
- Đặc điểm của đô thị hóa
- Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội
- Liên hệ với Việt Nam
III. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ

1. Mục tiêu
- Kiến thức:
+ Trình bày được khái niệm phân bố dân cư. Trình bày và giải thích được đặc
điểm phân bố dân cư trên thế giới theo không gian và thời gian.
+ Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư. Liên hệ với thực
tiễn Việt Nam.
+ Trình bày được khái niệm, đặc điểm của đô thị hoá và ảnh hưởng của đô thị hoá
tới sự phát triển kinh tế – xã hội. Liên hệ với thực tiễn Việt Nam
- Kĩ năng:
+ Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích biểu đồ, sơ đồ, lược đồ, bản đồ và bảng số
liệu về tình hình phân bố dân cư, các hình thái quần cư và dân cư thành thị.
- Thái độ (giá trị):
+ Có nhận thức đúng đắn về sự phân bố dân cư và ảnh hưởng của đô thị hóa, từ đó
có hành động để hạn chế những tác động tiêu cực của đô thị hóa.

2


+ Tích cực tham gia các nhiệm vụ học tập trên lớp, khẳng định giá trị bản thân
thông qua các hoạt động học tập.
- Định hướng các năng lực được hình thành:

+ Năng lực chung: Giải quyết vấn đề; hợp tác; sáng tạo, ứng dụng CNTT, tính toán.
+ Năng lực chuyên biệt thuộc bộ môn Địa lí: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh
thổ; sử dụng tranh ảnh, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học: thảo luận nhóm, sử dụng phương tiện dạy học trực quan,
đàm thoại, tình huống, động não, giảng giải, thuyết trình.
- Kĩ thuật dạy học: Các mảnh ghép, khăn trải bàn.
3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Chuẩn bị của giáo viên:
+ Kế hoạch dạy học, bài giảng trên Powerpoint.
+ Các phiếu học tập sử dụng trong chuyên đề.
+ Bản đồ phân bố dân cư
+ Hình ảnh về ảnh hưởng của đô thị hóa
+ Video về ảnh hưởng của đô thị hóa
+ Máy chiếu và các phương tiện khác.
- Chuẩn bị của học sinh:
+ Bút chỉ, tẩy, bút chì màu, bút sáp màu, sách, vở, nháp, Atlat Địa lí Việt Nam
+ Thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công và chuẩn bị báo cáo.
4. Thiết kế các hoạt động học tập
* Ổn định lớp
* Các hoạt động học tập
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
a) GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Nếu được lựa chọn nơi để sinh
sống, em sẽ chọn nơi như thế nào? Theo em, bức tranh phân bố dân cư thế giới sẽ ra sao?
b) HS thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị để báo cáo trước lớp.
c) GV gọi một vài học sinh báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm.
d) GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dắt dẫn vào
nội dung bài học
Hoạt động 2. Tìm hiểu phân bố dân cư
1. Mục tiêu

- Trình bày được khái niệm phân bố dân cư, phân tích được đặc điểm phân bố dân
cư theo không gian, thời gian.

3


- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư. Liên hệ được với
sự phân bố dân cư ở Việt Nam.
- Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích biểu đồ, lược đồ và bảng số liệu
về tình hình phân bố dân cư.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề; sử dụng lược đồ, biểu đồ, sử dụng số liệu thống kê.
- Thảo luận cặp - nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn.
3. Tổ chức hoạt động
GV có thể tách ra thành 3 HĐ nhỏ ứng với 3 nội dung:
1.1. Tìm hiểu khái niệm phân bố dân cư
1.2. Tìm hiểu đặc điểm phân bố dân cư.
1.3. Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư. Liên hệ với phân bố
dân cư ở Việt Nam.
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung chính

1.1. Tìm hiểu khái niệm phân bố dân cư (5 phút)

I. Phân bố dân cư

a) GV giao nhiệm vụ cho HS

1. Khái niệm:


Đọc nội dung SGK trang 93 trả lời các câu hỏi sau:

- KN: Là sự sắp xếp dân số
một cách tự phát hoặc tự giác
- Nêu khái niệm phân bố dân cư.
- Bạn Lan hộ khẩu ở tỉnh Phú Thọ hiện nay đang đến trên một lãnh thổ nhất định,
học phổ thông tại tỉnh Vĩnh Phúc, bạn Lan thuộc loại phù hợp với điều kiện sống và
yêu cầu của xã hội.
sắp xếp dân cư tự phát hay tự giác?
- Tiêu chí đánh giá sự phân bố dân cư là gì? Thiết lập
cách tính tiêu chí đó.
Học sinh thực hiện theo cặp, thời gian 2 phút.
GV có thể giải thích và hướng dẫn thêm, nếu thấy cần
thiết.

MĐDS =

Số dân trên 1
lãnh thổ
DT lãnh thổ

2
b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo cặp và Đơn vị: người/km .
chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với cả lớp về kết quả
thực hiện.

Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh
nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận

chung cả lớp. Gọi một cặp đại diện báo cáo kết quả
thực hiện nhiệm vụ; các HS khác lắng nghe và bổ
sung, thảo luận thêm.
d) GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả thực
hiện của HS.

4


GV bổ sung: Mật độ dân số là đại lượng bình quân
thể hiện sự phân bố dân cư đồng đều trên một lãnh thổ
nhưng thực tế không phải như vậy. Việc tính toán mật
độ dân số trên một đơn vị lãnh thổ có diện tích nhỏ sẽ
thể hiện sự phân bố dân cư giống với thực tế hơn.
2. Đặc điểm phân bố dân cư

1.2. Tìm hiểu đặc điểm phân bố dân cư.

a. Phân bố dân cư không đều
GV khái quát về 2 đặc điểm cơ bản của phân bố dân
trong không gian.

+ Vùng đông dân: Tây Âu;
a) GV giao nhiệm vụ cho HS (Sử dụng kĩ thuật khăn
Caribê, ĐNA, Đông Á, Nam
trải bàn) (6 phút)
Á, Nam Âu
* 3 phút đầu: HS làm việc cá nhân thực hiện nhiệm vụ
+ Vùng thưa dân : Tây Phi,
sau:

Đông Phi, Trung Mĩ, Đông
Đặc điểm 1: Phân bố dân cư không đều trong không Âu, Bắc Âu…
gian: Đọc SGK bảng 24.1 - trang 93 và hình 25 –
+ Vùng rất thưa dân:
trang 98, trả lời các câu hỏi sau:
Ôxtrâylia, Bắc Á, Canada,
+ Có mấy cấp độ phân loại mật độ dân số?
rừng Amadon, hoang mạc
+ Tên gọi và giá trị định lượng của mỗi cấp độ phân châu Phi
loại mật độ dân số?
+ Nêu tên các khu vực phân bố dân cư theo mỗi cấp
độ phân loại mật độ dân số.

- Phân bố dân cư có biến
Đặc điểm 2: Phân bố dân cư có biến động theo thời động theo thời gian
gian
+ 1650 – 1850: châu Âu tỉ
Đọc SGK bảng 24.2 - trang 94 trả lời các câu hỏi trọng tăng, châu Phi tỉ trọng
sau:
giảm.
+ Nêu sự thay đổi tỉ trọng phân bố dân cư của các + 1850 – 2005: châu Âu tỉ
châu lục theo bảng sau
trọng giảm, châu Mĩ và châu
Giai đoạn
1650-1750 1750-1850 1850-2005 Phi tỉ trọng tăng.
Châu Á
Châu Âu
=> Nhận xét chung:
Châu Mĩ
+ Đại bộ phận dân cư cư trú ở

Châu Phi
bán cầu Bắc, khu vực trù mật
C. Đại Dương
nhất là xung quanh chí tuyến
* 3 phút tiếp theo: HS làm việc theo nhóm: thống nhất
Bắc (trừ vùng sa mạc ở Tây Á
và viết kết quả chung.
và Bắc Phi) và xung quanh vĩ
b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân - tuyến 500B (ở Tây Âu).
nhóm và chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với cả lớp về
+ Đại bộ phận dân cư thế giới
kết quả thực hiện.
(86%) tập trung ở Cựu lục địa

5


Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh (Á – Âu – Phi) chỉ có 14%
nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS.
dân cư sinh sống ở Tân lục địa
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận (Mĩ – Ô-trây-lia).
chung cả lớp. Gọi một nhóm xung phong và 1 nhóm
ngẫu nhiên đại diện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm
vụ; các HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận
thêm.
d) GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả thực
hiện của HS.
GV phát vấn gợi mở đối với HS:
- Hãy nhận xét sự phân bố dân cư trên thế giới phân
chia theo bán cầu (bắc – nam) và phân chia theo lục

địa cũ (cựu lục địa: Á – Âu – Phi) – lục địa mới (tân
lục địa: Mĩ – Úc)?
3. Các nhân tố ảnh hưởng
đến phân bố dân cư.
- Giải thích sự biến động dân cư theo thời gian?
* Các nhân tố ảnh hưởng
1.3. Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố - Trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất
dân cư. Liên hệ với phân bố dân cư ở Việt Nam.
- Tính chất của nền kinh tế;
a) GV giao nhiệm vụ cho HS
Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm hoàn thành - Điều kiện tự nhiên;
một trong 2 nội dung sau:
- Lịch sử khai thác lãnh thổ,
Các nhóm lẻ: Đọc nội dung SGK trang 94 trả lời các chuyển cư...
câu hỏi sau:
- Liệt kê các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư.

* Giải thích sự phân bố dân
cư trên thế giới

- Căn cứ vào các nhân tố đã xác định được ở trên, Sự phân bố dân cư không đều
là do tác động của các nhân tố
giải thích sự phân bố dân cư trên thế giới.
Các nhóm chẵn: Đọc nội dung SGK trang 94 và Atlat tự nhiên và kinh tế-xã hội.
Địa lí Việt Nam trang 15 trả lời các câu hỏi sau:
- Liệt kê các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư.
- Xác định các vùng đông dân, thưa dân của nước ta.
- Căn cứ vào các nhân tố đã xác định được ở trên,
giải thích sự phân bố dân cư của các vùng ở nước ta.

HS thực hiện theo nhóm, thời gian 5 phút.
b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện thảo luận
nhóm. Sau thời gian 5 phút, một nửa nhóm chẵn ghép
với 1 nửa nhóm lẻ để trao đổi và giải thích kiến thức
cho nhau, mỗi lượt là 2 phút.

6

- Nhân tố tự nhiên : Những
nơi có khí hậu phù hợp với
sức khỏe của con người, điều
kiện tự nhiên thuận lợi cho
các hoạt động sản xuất => dân
cư đông đúc (các vùng khí hậu
ôn hòa, ấm áp; châu thổ các
con sông; các vùng đồng bằng
địa hình bằng phẳng, đất đai
màu mở …). Những nơi có
khí hậu khắc nghiệt (nóng
lạnh hoặc mưa nhiều quá) các


Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh vùng núi cao =>dân cư thưa
nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS.
thớt.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận - Nhân tố kinh tế-xã hội:
chung cả lớp. Gọi 1 HS ngẫu nhiên báo cáo kết quả + Trình độ phát triển của lực
thực hiện nhiệm vụ.
lượng sản xuất => thay đổi
d) GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả thực phân bố dân cư .

hiện của HS.
+ Tính chất của nền kinh tế.
GV phát vấn gợi mở đối với HS:

Ví dụ: Hoạt động công nghiệp
- Tại sao cùng là đồng bằng mà ĐBSH có MĐ DS cao => dân cư đông đúc hơn nông
nghiệp.
hơn gấp gần 3 lần ĐBSCL?
(do ĐBSH có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời hơn + Lịch sử khai thác lãnh thổ:
(khoảng 2000 năm), còn ĐBSCL mới chỉ khai thác những khu vực khai thác lâu
đời có dân cư đông đúc hơn
khoảng 300 năm)
những khu vực mới khai thác.
Hoạt động 3: Tìm hiểu Đô thị hoá
1. Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm và các đặc điểm của đô thị hoá. Phân tích được những
tác động tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hoá.
- Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích lược đồ và bảng số liệu về đô thị hóa.
2. Phương thức
- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề; phân tích số liệu thống kê và lược đồ.
- Hình thức cá nhân hoặc nhóm.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung chính

Nội dung 1. Khái niệm và đặc điểm đô thị hóa

III- Đô thị hóa


a) GV giao nhiệm vụ cho HS

1. Khái niệm

Bước 1: GV đặt câu hỏi:

Là quá trình KT – XH mà biểu
hiện của nó là sự tăng nhanh về
Đọc SGK trang 95, cho biết đô thị hóa là gì?
số lượng và quy mô các điểm
HS thực hiện cá nhân.
dân cư đô thị, sự tập trung dân
Bước 2: Hoạt động nhóm tìm hiểu 3 đặc điểm của
cư trong các thành phố lớn và
đô thị hóa.
phổ biến rộng rãi lối sống thành
Nhóm 1: Dựa vào bảng 24.3 SGK. Hãy nhận xét sự thị.
thay đổi tỉ lệ dân nông thôn và dân thành thị trên
2. Đặc điểm đô thị hóa
thế giới trong thời kỳ 1900-2000. Liên hệ với Việt
- Dân cư thành thị có xu hướng
Nam.
tăng nhanh.
Nhóm 2: quan sát hình 24, kết hợp hiểu biết của

7


bản thân, cho biết:


- Dân cư thành thị ở các châu
- Những khu vực và quốc gia có tỉ lệ dân số thành lục có sự khác nhau, dân cư tập
trung vào các thành phố lớn và
thị cao nhất và thấp nhất. Liên hệ với Việt Nam.
Nhóm 3: Nêu ví dụ chứng tỏ lối sống thành thị phổ cực lớn.
- Phổ biến rộng rãi lối sống
biến rộng rãi
Gợi ý: Lối sống thành thị: kiến trúc, ngành kinh tế, thành thị.
thói quen sinh hoạt, giao thông ...
b) HS thực hiện và chuẩn bị báo cáo. Thời gian 3
phút
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả gọi đại diện
các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ
sung.
d) GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức.
3. Ảnh hưởng của đô thị hoá
Nội dung 2. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát đến phát triển kinh tế - xã hội
triển kinh tế xã hội.
* Tích cực:
a) GV giao nhiệm vụ cho HS:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
HS đọc SGK trang 96 và ghi nhớ những ảnh hưởng cơ cấu lao động.
của đô thị hóa đến phát triển KT – XH trong thời - Chất lượng cuộc sống và trình
gian 1 phút.
độ dân trí ngày càng tăng.
GV tổ chức trò chơi tiếp sức.

- Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn
GV lập nhóm ngẫu nhiên tạo thành 4 đội chơi: 2 thiện

đội làm về ảnh hưởng tích cực, 2 đội làm về ảnh - Thay đổi quá trình sinh tử,
hưởng tiêu cực.
hôn nhân ở đô thị …
Lần lượt từng thành viên lên lựa chọn hình ảnh GV * Tiêu cực:
đã chuẩn bị sẵn và dán vào phần kết quả của đội
Đô thị hóa nếu không xuất phát
mình. Thời gian là 2 phút.
từ công nghiệp hóa sẽ có ảnh
Khi hết thời gian, đại diện mỗi đội sẽ thuyết trình hưởng tiêu cực
về bức tranh đội mình tạo thành để làm rõ được
- Nông thôn mất đi nguồn nhân
ảnh hưởng của đô thị hóa.
lực.
b) HS thực hiện nhiệm vụ:
- Thành thị:
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả: Gọi đại
+ Ô nhiễm môi trường
diện mỗi đội thuyết trình về bức tranh đội mình tạo
thành để làm rõ được ảnh hưởng của đô thị hóa; + Thất nghiệp
các HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm. + Sức ép nhà ở, điều kiện sinh
d) GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả hoạt…
thực hiện của HS. Chú ý đánh giá quá trình để tạo + Tệ nạn xã hội tăng...
ra sản phẩm hoàn chỉnh.

8


GV phát vấn gợi mở đối với HS:
Đô thị hóa nếu không xuất phát từ công nghiệp
hóa, không phù hợp và cân đối với quá trình công

nghiệp hóa sẽ dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực
trong đời sống KT – XH cũng như môi trường.
- Nếu em là một nhà lãnh đạo, để hạn chế ảnh
hưởng tiêu cực của đô thị hóa thì em sẽ có hướng
giải quyết như thế nào?
Hoạt động 4. Luyện tập
1. Mục tiêu
Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành
thái độ sống tích cực và năng lực cho học sinh.
2. Phương thức: Hoạt động cá nhân – cặp
3. Tổ chức hoạt động
a) GV giao nhiệm vụ cho HS:
- Vẽ sơ đồ về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư.
- GV cung cấp bộ câu hỏi tự luận và trắc nghiệm cho HS luyện tập (với câu hỏi
trắc nghiệm HS làm việc cá nhân, câu hỏi tự luận HS có thể thảo luận theo cặp để hoàn
thành bài tập)
b) HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp. Trường hợp hết thời gian GV hướng dẫn HS học
ở nhà.
c) GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc
của HS trong quá trình thực hiện.
Hoạt động 5. Vận dụng
1. Mục tiêu: giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề cụ thể
của thực tiễn về phân bố dân cư hoặc đô thị hóa ở Việt Nam.
2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng.
Trường hợp HS không tìm được vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng, GV có thể yêu
cầu HS chọn 1 trong hai nhiệm vụ sau:
- Nhận xét và giải thích về phân bố dân cư ở địa phương.
- Tìm hiểu vấn đề đô thị hóa ở địa phương.
3. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.


9


IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
1. Bảng mô tả các mức độ nhận thức
Nội dung
1. Phân
bố dân


Nhận biết

Vận dụng

- Phân tích bảng
số liệu thống kê,
biểu đồ, bản đồ
dân số để thấy
- Phân tích được các đặc điểm
được
ảnh phân bố dân cư
hưởng
của - Sử dụng bản đồ
các nhân tố dân cư, để phân
đến phân bố tích đặc điểm
dân cư.
phân bố dân cư
của các vùng cụ
thể trên thế giới.


Vận dụng cao

- Trình bày được - Thiết lập
khái niệm phân bố được
cách
dân cư.
tính mật độ
- Nêu được đặc dân số.

- Giải thích được
sự phân bố dân cư
các khu vực trên
thế giới.

điểm phân bố dân
cư trên thế giới
theo không gian và
thời gian.

- Liên hệ được về
đặc điểm phân bố
dân cư ở Việt Nam.

- Nêu được các
nhân tố ảnh hưởng
đến phân bố dân
cư.
2. Đô
thị hóa


Thông hiểu

- Trình bày được Phân
tích
khái niệm và đặc được
ảnh
điểm đô thị hóa.
hưởng của đô
- Trình bày được thị hóa đến
ảnh hưởng của đô sự phát triển
thị hóa đến sự phát KT – XH và
triển KT – XH và môi trường

- Ủng hộ, tuyên
truyền các chính
sách phân bố lại
dân cư của Nhà
nước.

- Phân tích số liệu - Liên hệ được về
thống kê, biểu đồ, vấn đề đô thị hóa ở
để thấy được đặc Việt Nam.
điểm đô thị hóa.
- Phân biệt được
đô thị và đô thị
hóa.

môi trường.
Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: hợp tác, giải quyết vấn đề, ứng dụng CNTT, sáng tạo, tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu
thống kê, sử dụng tranh ảnh.
2. Câu hỏi và bài tập
2.1 Câu hỏi tự luận
Nhận biết
Câu 1: Hãy nêu đặc điểm chung về phân bố dân cư trên thế giới và những nhân tố ảnh
hưởng đến sự phân bố đó.
Câu 2: Thế nào là đô thị hóa? Trình bày những đặc điểm chính của quá trình đô thị hóa.

10


Câu 3: Trình bày ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển KT – XH và môi trường.
Thông hiểu
Câu 1: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến phân bố dân cư.
Câu 2: Chứng minh rằng: Dân cư trên thế giới có sự phân bố không đều trong không
gian.
Câu 3: Nếu quá trình đô thị hóa không xuất phát từ công nghiệp hóa thì sẽ ảnh hưởng
như thế nào đến phát triển KT – XH và môi trường?
Vận dụng
Câu 1: Đô thị và đô thị hoá khác nhau như thế nào?
Hướng dẫn
- Đô thị là hệ thống các điểm dân cư, mà ở đó tập trung đông dân cư với hoạt động sản
xuất chủ yếu là phi nông nghiệp và có cơ sở hạ tầng đặc biệt để phục vụ cho sản xuất và
đời sống.
- Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự gia tăng nhanh về
số lượng và qui mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố,
nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
Câu 2: Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH, DÂN SỐ CỦA THẾ GIỚI VÀ CÁC CHÂU LỤC, NĂM 2013


Châu lục

Diện tích (nghìn km2)

Dân số (triệu người)

Châu Phi

30 555

1 100

Châu Mĩ

41 652

958

Châu Á

31 866

4 302

Châu Âu

23 125

740


9 500

38

137 250

7 138

Châu Đại Dương
Toàn thế giới

(Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2014)
a) Tính mật độ dân số thế giới và các châu lục năm 2013.
b) Nhận xét và giải thích về mật độ dân số của các châu lục trên thế giới năm 2013.
Hướng dẫn
a) Tính mật độ dân số (áp dụng công thức trong bài)
MẬT ĐỘ DÂN SỐ THẾ GIỚI VÀ CÁC CHÂU LỤC, NĂM 2013 (Đơn vị: người/km2)

Châu lục

Mật độ dân số

Châu Phi

36

Châu Mĩ

23


Châu Á

135

Châu Âu

32

11


Châu Đại Dương

4

Toàn thế giới

52

b) Nhận xét và giải thích về mật độ dân số của các châu lục trên thế giới năm 2013.
* Nhận xét
- Mật độ dân số thế giới có sự chênh lệch lớn giữa các châu lục: cao nhất là Châu Á (135
người/km2), thấp nhất là châu Đại Dương (4 người/km2)
- Ngoại từ châu Á ra thì các châu lục còn lại đều có mật độ dân số thấp hơn mức trung
bình của thế giới (nêu dẫn chứng).
* Giải thích (vận dụng cao)
- Châu Á có mật độ dân số cao nhất do lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, điều kiện tự
nhiên thuận lợi cho phân bố dân cư, gia tăng tự nhiên cao, ít chịu ảnh hưởng của các cuộc
chuyển cư liên lục địa…

- Các châu lục còn lại có lịch sử khai thác muộn hơn (châu Mĩ, châu Đại Dương), gia
tăng tự nhiên thấp (châu Âu) và ảnh hưởng của các cuộc chuyển cư, tự nhiên khắc nghiệt
(châu Phi)....
Câu 3: Cho bảng số liệu:
Tỉ lệ dân số thành thị của thế giới, nhóm nước phát triển và nhóm nước
đang phát triển giai đoạn 1950-2010 (Đơn vị: %)
Năm

1950

1970

1990

2010

Toàn thế giới

29,2

37,7

43,0

50,0

Nhóm nước phát triển

54,9


66,7

73,7

75,0

Nhóm nước đang phát triển

17,8

25,4

34,7

44,0

Qua bảng số liệu rút ra nhận xét về tỉ lệ dân số thành thị của thế giới và các nhóm nước
giai đoạn 1950-2010
Hướng dẫn
- Từ 1950 - 2010 tỉ lệ dân số thành thị của thế giới, nhóm nước phát triển và nhóm nước
đang phát triển đều tăng liên tục (dẫn chứng).
- Tỉ lệ dân thành thị của nhóm nước đang phát triển tăng nhanh hơn nhóm nước phát triển
(dẫn chứng).
- Nhóm nước phát triển có tỉ lệ dân số thành thị cao hơn nhóm nước đang phát triển (dẫn
chứng).
Vận dụng cao
Câu 1: Tại sao các nước đang phát triển phải điều khiển quá trình đô thị hóa?
Hướng dẫn
Các nước đang phát triển phải điều khiển quá trình đô thị hóa vì:
- Các nước đang phát triển quá trình đô thị hóa diễn ra muộn, trình độ thấp, đô thị hóa tự

phát.

12


- Đô thị hóa tự phát gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và tài nguyên
môi trường (dẫn chứng).
- Điều khiển đô thị hóa phù hợp với công nghiệp hóa sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay đổi sự phân bố dân
cư và lao động, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở đô thị,…
Câu 2: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy nhận xét sự phân bố dân cư
nước ta.
Hướng dẫn
Dân cư nước ta phân bố không đều:
+ Không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi (dẫn chứng).
+ Không đều giữa các vùng đồng bằng với nhau (dẫn chứng).
+ Không đều giữa các vùng trung du, miền núi với nhau (dẫn chứng).
+ Không đều giữa nông thôn với thành thị (dẫn chứng).
Câu 3: So sánh sự khác nhau về quá trình đô thị hóa giữa hai nhóm nƣớc phát triển và
đang phát triển.
Hướng dẫn
- Nhóm nước phát triển: Quá trình đô thị hóa diễn ra sớm, tỉ lệ dân thành thị cao, xu
hứớng chuyển cư từ trung tâm ra vùng ngoại ô, ra các thành phố vệ tinh, nhịp độ đô thị
hóa đang chậm dần.
- Nhóm nước đang phát triển: Quá trình đô thị hóa diễn ra muộn hơn, tỉ lệ dân thành thị
thấp, xu hướng chuyển cư từ nông thôn vào thành phố, nhịp độ đô thị hóa đang diễn ra rất
nhanh.
Câu 4. Dựa vào biểu đồ sau, hãy:
a. Tính tỉ lệ dân số thành thị và tỉ lệ dân nông thôn của nước ta.
b. Nhận xét và giải thích xu hướng chuyển dịch của cơ cấu dân số nước phân theo thành

thị và nông thôn ở nước ta.

13


2.2. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Nhận định nào sau đây chưa chính xác về phân bố dân cư trên thế giới?
A. Là hoạt động mang tính bản năng không theo quy luật
B. Hoạt động có ý thức và có quy luật
C. Là một hoạt động xã hội có tính quy luật
D. Dân cư thường tập trung đông trong các thành phố lớn
Câu 2. Châu lục có số dân đông nhất thế giới là
A. Châu Mỹ
B. Châu Phi
C. Châu Á
D. Châu Âu và châu Đại Dương
Câu 3. Nguyên nhân khiến cho châu Á có số dân đông nhất thế giới không phải do
A. là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại
B. có tốc độ gia tăng tự nhiên cao
C. ít chịu ảnh hưởng của các cuộc chuyển cư lớn
D. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.
Câu 4. Dân cư châu Âu có sự giảm từ giữa thế kỉ XIX đến nay chủ yếu là do
A. Xuất cư sang châu Mỹ và châu Đại Dương
B. Mức gia tăng tự nhiên giảm
C. Số người già trong xã hội cao
D. Tỉ suất tử lớn
Câu 5. Dân số châu Phi giảm mạnh từ giữa thế kỉ XVII cho đến giữa thế kỉ XIX là do liên
quan tới
A. Các dòng xuất cư sang châu Mĩ
B. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm

C. Thiên nhiên khắc nghiệt
D. Tỉ suất tử vong rất cao
Câu 6. Mật độ dân số được tính bằng
A. Tương quan số lao động trên đơn vị diện tích ứng với số dân đó
B. Tương quan giữa giới nam so với giới nữ
C. Tương quan số dân trên đơn vị diện tích ứng với số dân đó
D. Số người cư trú trên phần đất nổi của Trái Đất so với diện tích TráI Đất
Câu 7. Khu vực có mật độ dân số cao nhất trong năm 2005 là
A. Caribê
B. Đông Á
C. Đông Nam Á
D. Tây Âu
Câu 8. Khu vực có không mức độ tập trung dân cư đông đúc trên thế giới là
A. Đồng bằng Châu Á gió mùa
B. Châu Âu (trừ Liên bang Nga)
C. Trung Mỹ và Caribê
D. Nam Mỹ, Tây Nam Á
Câu 9. Khu vực có cư dân phân bố thưa thớt nhất trên thế giới là:

14


A. Vùng rừng xích đạo ở Nam Mỹ và sa mạc Xahara ở châu Phi
B. Tây Nam Á
C. Nam Á
D. Châu Đại Dương
Câu 10. Nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới phân bố dân cư thế giới là
A. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất nền kinh tế
B. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và lịch sử khai thác lãnh thổ
C. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự chuyển cư

D. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, điều kiện khí hậu và đất đai thuận lợi
Câu 11. Hiện nay, đô thị hoá được hiểu là
A. Sự phát triển của các đô thị và nâng cao vai trò của nó trong đời sống đất nước.
B. Sự phát triển các đô thị, nâng cao vai trò của chúng, hình thành các cấu trúc
không gian mới.
C. Sự phát triển các đô thị, nâng cao vai trò của chúng, hình thành các cấu trúc
không gian mới, phổ biến rộng rãi lối sống đô thị.
D. Sự phát triển các đô thị, nâng cao vai trò của chúng, có cấu trúc không gian
mới, lối sống đô thị và ảnh hưởng nhiều đến môi trường sống.
Câu 12. Đô thị hoá gắn liền sự hình thành và phát triển :
A. Mạng lưới đô thị
B. Kiến trúc thành phố
C. Công nghiệp hoá
D. Cơ sở hạ tầng đô thị
Câu 13. Nhóm nước và vùng lãnh thổ có dân số sống hoàn toàn trong thành phố là:
A. Xingapo, Cô oét, Mônacô
B. Mônacô, Đài Loan, Xingapo
C. Xingapo, Cô - oét, Thuỵ Sĩ
D. Thuỵ Sĩ, Hồng Kông, Xingapo
Câu 14. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Dân số đô thị ở các nước đang phát triển cao hơn các nước phát triển
B. Dân số đô thị ở các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển
C. Đô thị hoá là người bạn đồng hành với quá trình dịch vụ hoá
D. Các nước có tỉ lệ dân số đô thị thấp nhất thế giới thuộc khu vực Trung Mĩ và Caribê
V. KẾT LUẬN
Trên đây là bước đầu những nghiên cứu của cá nhân tôi trong quá trình tham gia
giảng dạy địa lí 10, ôn thi THPT Quốc Gia và ôn thi HSG. Với chuyên đề này tôi mong
muốn sẽ đóng góp một số kinh nghiệm bước đầu để thực hiện soạn giảng theo hướng đổi
mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Mặc dù tác giả đã rất cố gắng trong quá
trình biên soạn, song không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, rất mong nhận được

sự góp ý của các thầy cô đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

15



×